Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích phân công lao động xã hội CN Mac lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.84 KB, 3 trang )

Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lenin.
Câu hỏi: Tại sao phân công lao động là cơ sở của thị trường? Ý nghĩa khi nghiên cứu vấn
đề này ở Việt Nam hiện nay?
Trước hết: Phân công lao động là gì?
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xh một cách tự phát thành các ngành nghề
khác nhau. Phân công lao động xh tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên
môn hóa sản xuất.
ta cần hiểu rõ định nghĩa phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong
xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn,
đèn, điện ...mỗi chi tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới
lắp ráp thành chiếc xe máy. Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người
sản xuất mà nó được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này
sản phẩm đó được gọi là hàng hóa.
Tiếp đến: Thị trường là gì?
Còn thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn
nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ
đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng
thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả
năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Để làm rõ “Phân công lao động là cơ sở của thị trường” thì chúng ta cần làm rõ mối quan hệ
của phân công lao động và sản xuất hàng hóa
Phân công lao động xã hội là biểu hiện của sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội
C.Mac nói "trình độ phát triển lực lượng sản xuất của một dân tộc bộc lộ rõ ràng nhất ở trình độ
phát triển của sự phân công lao động", và cho rằng "phân công là hình thức cơ bản của nền sản
xuất xã hội", đồng thời cũng là một hình thức cơ bản của nền sản xuất xã hội. Phân công lao
động có tác dụng mạnh mẽ đối với sản xuất, thúc đẩy kỹ thuật sản xuất phát triển, trước hết là
thúc đẩy sự cải tiến của công cụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động Mác nói: "…sức sản xuất
của lao động nhất thiết phụ thuộc chủ yếu vào…sự phân công lao động". Phân công lao động xã
hội gắn liền chặt chẽ với công cụ sản xuất. Khi nền sản xuất mới xuất hiện thì phân công lao
động xã hội cũng phải đạt được trình độ tương ứng với nền sản xuất ấy. Lực lượng sản xuất phát
triển làm cho năng suất lao động tăng và thời gian hao phí lao động giảm xuống.




Quá trình phân công lao động và xã hội hóa sản xuất là hai mặt không tách rời nhau, tác
động qua lại lẫn nhau một cáhc biện chứng. Phân công lao động là cơ sở tiền đề xuất phát của
sức sản xuất, được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của sức sản xuất
quyết định và làm thay đổi tính xã hội hoá của sản xuất cho phù hợp với nó. Tất cả các mặt của
xã hội hoá sản xuất đều tạo điều kiện cho phân công lao động phát triển. Điều đó có nghĩa là nó
tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do
đó sức sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Xã hội hoá sản xuất quy định mục
đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân
công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và do tác động đến sự phát
triển của sức sản xuất. Tổ chức phân công lao động xã hội phù hợp với xã hội hoá sản xuất là
động lực thúc đẩy mở đường cho sức sản xuất phát triển.
Phân công lao động xh là cơ sở là tiền đề của sản xuất hàng hóa Cac mác chỉ rõ “sự phân
công lao động xh là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa”. Phân công lao động xh càng
phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng và đa dạng hơn. Dẫn đến thị trường dc
phát triển và mở rộng.
Phân công lao động XH góp phần tạo ra thị trường. Do có sự phân công lao động XH,
mỗi cá thể chỉ sản xuất một hoặc một vài hàng hóa trong khi họ có như cầu sử dụng nhiều loại
hàng hóa khác nhau. Chính vì vậy, sinh ra việc trao đổi buôn bán và dẫn đến hình thành thị
trường.
Mặt khác, thị trường cũng làm cho phân công lao động XH ngày càng sâu sắc hơn. Thị trường
thúc đẩy sản xuất một số mặt hàng và hạn chế sản xuất một số mặt hàng khác tùy theo không
gian và thời gian. Từ đó có thể kết luận phân công lao động là cơ sở của thị trường thông qua
hàng hóa.
Ý nghĩa khi nghiên cứu vần đề ở Việt Nam hiện nay:
_Khi nghiên cứu vấn đề phân công lao động xã hội là cơ sở tiền đề của thị trường sẽ thấy được
sự khác biệt nhờ có phân công lao động xã hội chắc chắn sẽ là bước ngoặt trong lịch sử phát triển
ở nước ta giúp phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
_ Ưu thế của nó là sẽ giúp ta thấy được sức mạnh sự phân công lao động xã hội trên cơ sở phát

huy từng thế mạnh của từng cá nhân,từng đơn vị,từng khu vực trong việc tạo nên giá trị thặng dư
phát triển xã hội


_Giúp cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam phát triển phù hợp lực lượng sản
xuất xã hội,cũng có nghĩa là sản phẩm xã hội sẽ ngày càng phong phú,đáp ứng với nhu cầu đa
dạng của mỗi người.
Ý nghĩa này đã được vận dụng tốt vào nền kinh tế ở nước ta từ sau Đổi mới đến nay.
Hiện tại.
Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế phát triển các vùng thâm canh, chuyên môn hóa... (đưa
số liệu thống kê về lao động ngành nghề)

So sánh với bao cấp
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp có những đặc trưng chủ yếu
Nhà nước quản lý kinh tế bằng vận mệnh hành chính là chủ yếu, điều đó thể
lệnh từ một trung tâm.
Các cơ quan hành chính - kinh tế can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh
chất đối với các quyết định của mình.
Bỏ qua quan hệ hàng hoá tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế
đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình
qua cấp phát vốn của ngân sách, mà không ràng buộc vật chất đối với người được cấp
phát vốn. ( số liệu về thời bao cấp)



×