Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD TRONG BÀI TOÁN VỠ ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG MỎ TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 12 trang )

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD
TRONG BÀI TOÁN VỠ ĐẬP
HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG MỎ TỈNH VĨNH PHÚC
ThS. Trần Thị Thanh Hà*, Đinh Ngọc Hà**
*
Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Tư vấn 11
Tóm tắt: Các hồ chứa nước thường được xây dựng với nhiều mục đích khác
nhau như: Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, sinh hoạt, phát điện, phòng lũ…
Các hồ được xây dựng đã đem lại lợi tích cho các ngành kinh tế - xã hội. Tuy nhiên
những hồ này thường được xây dựng bằng cách ngăn sông bằng đập dâng nước làm
cho sự chênh lệch cột nước thượng lưu và hạ lưu lớn gây tiềm ẩn nguy cơ mất an
toàn trong vận hành và gây nên những thảm họa khi sự cố vỡ đập xảy ra. Nó đe dọa
trực tiếp đến an ninh kinh tế và xã hội vùng hạ du đập. Chính vì vậy khi các hồ được
xây dựng việc nghiên cứu ảnh hưởng của sự cố vỡ đập đối với hạ du hồ là vấn đề
quan trọng phải được xem xét. Hồ chứa nước Đồng Mỏ được xây dựng trên thượng
nguồn suối Thác Lác nơi có địa hình dốc và cao. Ngay sau tuyến đập là khu vực dân
cư sống tập trung dọc theo hai bên suối chịu ảnh hưởng lớn khi sự cố vỡ đập xảy ra.
Kết quả nghiên cứu trong báo cáo giúp xác định được mức độ ngập lụt hạ du, về độ
sâu, diện ngập, lưu lượng lũ khi vỡ đập, tốc độ dòng chảy, thời gian xuất hiện và
thời gian ngập tại các vị trí mô phỏng. Đây là những thông tin quan trọng giúp đánh
giá ảnh hưởng của các kịch bản vỡ đập đến hạ du và giúp các nhà quản lý có những
phương án phòng chống và kế hoạch ứng phó khi các tình huống xảy ra. Trong báo
cáo này tập trung mô phỏng ngập lụt hạ du trong tình huống vỡ đập chính hồ Đồng Mỏ
ứng với các kịch bản vỡ đập trong các thời kỳ.
I. MỞ ĐẦU
Các hồ chứa thủy lợi thường được xây dựng phục vụ đa mục tiêu như: cấp nước cho
nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, hoặc phục vụ các ngành kinh tế khác như giao
thông, du lịch, chăn nuôi và phát điện. Tuy nhiên các hồ, đập thủy lợi luôn là những công
trình dễ bị tổn thương nhất là khi có mưa lũ lớn. Các hồ chứa ở thủy lợi nhỏ thường được
xây dựng chủ yếu bằng vật liệu địa phương, công tác quản lý vận hành thường được địa
phương đảm nhận nên chất lượng hồ đập bị xuống cấp nhanh chóng gây mất an toàn của


công trình khi tích nước. Ngoài ra trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, tình hình thời tiết diễn ra bất thường: Mưa to, bão lớn, hiện tượng sạt lở đất thượng
nguồn làm gia tăng nguy cơ mất an toàn của đập.
Ở nước ta gần đây nhiều sự cố vỡ đập đã xảy ra, như vỡ đập Khe Mơ- Hà Tĩnh (2010)
do mưa lớn kéo dài làm lượng nước hồ và sông tăng vượt mức an toàn gâp vỡ đập. Hay sự
cố Vỡ đập hồ Cồn Đẻn (2013) ở Nghệ An do tràn đập.
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại của sự cố vỡ đập có thể xảy ra, ngoài việc đánh giá
an toàn hồ đập định kỳ, cũng cần có các biện pháp dự báo ngập lụt kết hợp với
phương án để sơ tán người dân đến khu an toàn trước khi xảy ra sự cố. Một trong
những công việc cần làm để xây dựng phương án di tản là tính toán mô phỏng ngập


lụt để xây dựng các bản đồ ngập lụt, tránh trường hợp người dân có thể di chuyển vào
những vùng ngập sâu hơn. Các bản đồ ngập lụt còn góp phần quan trọng trong công
tác quy hoạch vùng sử dụng đất.
Hiện nay phương pháp mô hình số phát triển mạnh mẽ nhờ nhiều thành tựu
trong nghiên cứu khoa học và công nghệ máy tính. Trên thế giới đã nghiên cứu phát
triển rất nhiều bộ phần mềm có khả năng mô phỏng bài toán vỡ đập, có thể kể đến
MIKE (DHI), TELEMAC ( Pháp) và FLDWAV (Hoa Kỳ). Tuy nhiên bài báo này sẽ
chủ yếu đề cập tới việc ứng dụng mô hình thủy văn dòng chảy NAM và mô hình thủy
lực MIKEFLOOD của DHI Đan Mạch cho bài toán vỡ đập hồ Đồng Mỏ . Kết quả đạt
được từ mô hình MIKEFLOOD sẽ được sử dụng để xây dựng các bản đồ ngập lụt. Dựa
vào các bản đồ ngập này, các đơn vị quản lý đưa các phương án di rời và cảnh báo khi
có sự cố vỡ đập xảy ra, bảo đảm giảm thiều tối đa các ảnh hưởng của sự cố đối hoạt
động sản xuất cũng như đảm bảo tính mạng của người dân ở vùng hạ du.
II. ĐẶC TRƯNG VÙNG NGHIÊN CỨU
Hồ chứa nước Đồng Mỏ nằm ở xã Đạo Trù – phía bắc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc, có diện tích lưu vực Flv = 17,5km. Lưu lượng lũ thiết kế Q1% = 435,0m3/s và
tổng lượng lũ thiết kế là 5,4 x 106 m3.
Khu vực hạ du hồ Đồng mỏ gồm có 10 xã, phần lớn là đồi núi thấp và trung du,

diện tích đất trồng ít chủ yếu nằm dọc hai bên bờ sông. Hồ chứa nước Đồng Mỏ thuộc
khu vực Đông Bắc Việt Nam, ở đây chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới gió mùa, mùa
đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ. Trong năm có hai mùa rõ
rệt. Mùa đông từ tháng X đến tháng III, nhiệt độ các tháng này thường thấp, thấp nhất đo
được là 16,60C. Mùa hè từ tháng IV đến tháng IX, tuy là mùa hè nhưng ở đây luôn duy trì
nền nhiệt độ tương đối thấp, thời tiết mát mẻ, nhiệt độ cao nhất ở đây đo được 290C.
III. MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY GIA NHẬP Ở HẠ LƯU
Mục tiêu của nghiên cứu là dự báo ngập lụt hạ du hồ Đồng Mỏ khi sự cố vỡ đập xảy
ra ứng với tổ hợp lũ bất lợi trên toàn lưu vực. Vì lưu vực nhỏ không có các trạm đo đầy
đủ nên trong quá trình mô phỏng dòng chảy các nhập lưu được tính từ mưa cho vùng hạ
du bằng mô hình NAM. Dựa theo đặc trưng mạng lưới các sông suối, địa hình, vùng
nghiên cứu được chia làm 10 tiểu lưu vực bộ phận gia nhập vào suối Thác Lác và sông
Phó Đáy (hình 1).


B¶n ®å l−u vùc nhËp l−u

TV.Quang Cu

NL_1

NL_2
LV_3

LV_2

LV_1
LV_Thac Lac

NL_4

c
Suèi Th¸

NL_3

L¸c

Hå ®ång má

LV4


ng

Ph
ã

§¸
y

NL4

Hình 1: Bản đồ phân chia tiểu lưu vực và nhập lưu khu giữa vung nghiên cứu
Thông số mô hình NAM được hiệu chỉnh và kiểm định theo trạm Ngọc Thanh trên
lưu vực sông Thanh Lộc. Trạm có chuỗi tài liệu đo lưu lượng 15 năm, từ năm 19671981. Trong chuỗi thực đo trên chọn 2 năm có lũ lớn điển hình trên lưu vực là năm 1971
và năm 1978 để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình kết quả như sau:

Hình 2: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM
Việc hiệu chỉnh mô hình cho kết quả tương đối tốt, với chỉ số NASH = 0.71 với trận
lũ năm 1971, đã chọn được bộ thông số mô hình đưa vào kiểm định cho mô hình với trận

lũ năm 1978 kết quả cho chỉ số NASH = 0.78. Từ đó kết luận bộ thông số mô hình có thể


áp dụng cho các lưu vực tương tự trong vùng nghiên cứu. Khi áp dụng hiệu chỉnh một số
thông số cơ bản để phù hợp từng đặc trưng thay đổi của các lưu vực.
IV. MÔ HÌNH THỦY LỰC MÔ PHỎNG VỠ ĐẬP
Dòng chảy hạ du trong bài toán vỡ đập là dòng chảy tràn 2 chiều theo phương ngang,
vừa có dòng chảy tập trung trong các mạng lưới sông suối vừa có dòng chảy tràn trên bề
mặt, do mô hình 2 chiều khi mô phỏng khu vực lòng sông nơi có địa hình nhỏ, biến đổi
lớn cần mức độ chi tiết ô lưới cao nên khối lượng tính toán lớn, hơn nữa dòng chảy trong
sông chủ yếu chảy một chiều nên khi mô phỏng theo bài toán 1 chiều trong lòng sông kết
quả không ảnh hưởng lớn đến tổng thể bài toán. Vì thế để giảm thời gian và khối lượng
tính toán có thể kết hợp các ưu điểm của cả mô hình 1 và 2 chiều bằng cách liên kết 2 mô
hình này bằng mô hình MIKEFLOOD. Mô hình MIKE FLOOD kết hợp giải phương
trình Saint Vernant cho bài toán một chiều trong sông. Khi dòng chảy bắt đầu tràn bờ,
những khu vực tràn bờ sẽ được giải theo phương trình cho dòng chảy 2 chiều. Quá trình
trao đổi nước được thực hiện qua 4 dạng kết nối bao gồm:
a) Kết nối tiêu chuẩn: sử dụng khi một nhánh sông một chiều đổ trực tiếp vào vùng
ngập 2 chiều;
b) Kết nối bên: sử dụng khi một nhánh sông nằm kề vùng ngập, và khi mực nước
trong sông cao hơn cao trình bờ thì sẽ kết nối với ô lưới tương ứng của mô hình 2 chiều;
c) Kết nối công trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua công trình;
d) Kết nối khô (zero flow link): là kết nối không cho dòng chảy tràn qua [3,4].
Trong nghiên cứu này sử dụng kết nối bên, trong đó dòng chảy trong các sông chính
hạ du hồ Lòng Sông sẽ được mô hình hóa bằng mô hình 1 chiều, còn dòng chảy tràn trên
bãi sẽ được mô phỏng bằng mô hình 2 chiều.
1. Thiết lập mô hình
- Phạm vi nghiên cứu
Xem xét, đánh giá tác động của việc vỡ đập hồ Đồng Mỏ đến hạ du, bao gồm toàn bộ
phần hạ lưu từ đập chính của hồ đến ngã ba Việt Trì có xét đến ảnh hưởng của các nhánh

sông Lô, Sông Gâm, Sông Đà, Sông Hồng.
- Biên trên:
+ Tại hồ Đồng Mỏ
+ Tại Trạm thủy văn Quảng Cư trên sông phó đáy
+ Tại trạm thủy văn Vụ Quang trên sông Lô
+ Tại các nhánh nhập lưu LV_1, LV_2, LV_3, LV_4
- Biên gia nhập khu giữa: Bao gồm các biên gia nhập khu giữa:
+ Biên khu giữa trên sông Phó Đáy và suối Thác Lác
- Biên dưới:
+ Đến trạm thủy văn Việt Trì
- Xây dựng mạng lưới thuỷ lực một chiều
Mạng lưới thủy văn khu vực nghiên cứu được mô tả bằng sơ đồ thủy lực bao gồm


sông chính là sông Phó Đáy với chiều dài 50 km, 16 mặt cắt, biên trên là trạm thủy văn
Quảng Cư, biên dưới là ngã ba sông Lô. Suối Thác Lác với chiều dài 7.8 km với 8 mặt
cắt, biên trên lấy tại vị trí đuôi hồ trên nhánh suối Thác Lác. Ngoài ra, mạng thủy lực còn
bao gồm một số nhánh sông phụ lưu suối Thác Lác (hình 3).

Hình 3: Sơ đồ thủy lực MIKE11
- Xây dựng mạng thủy lực hai chiều
Giới hạn vùng ngập ở hạ lưu được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình kết hợp với
một số tài liệu khảo sát các trận lũ lịch sử nhằm đảm bảo bao trùm toàn bộ vùng ngập lụt
tối đa. Bản đồ 1:2500 khu vực nghiên cứu được sử dụng làm nền địa hình cho mô hình
MIKE 21. Nền địa hình này đã có kết hợp với các tài liệu mạng lưới đường giao thông,
đê kè, trong khu vực. Khu vực mô phỏng được rời rạc hóa theo lưới phần tử hữu hạn đa
tuyến với diện tích ô lưới lớn nhất của phần tử là 20.000 m2 khu vực địa hình ít biến đổi,
không tập trung dân cư và 8.000 m2 với khu vực dân cư và ngay sau hạ lưu đập (hình 4).



Hình 4: Lưới đa giác trong mô phỏng 2 chiều
- Kết nối trong MIKEFLOOD
Sau khi xây dựng mạng lưới thủy lực trong MIKE11 và MIKE 21 tiến hành kết nối 2
mô hình trong MIKEFLOOD các lựa chọn hình thức kết nối được thể hiện trong (bảng 1).
Bảng 1: Các liên kết trong MIKEFLOOD
TT

Dạng KN

Sông

Vị trí đầu Vị trí Cuối Kết nối bên Số điểm Loại CT

1

Lateral

PHO DAY

2000

52800

Left

73

Weir 1

2


Lateral

PHO DAY

2000

52800

Right

73

Weir 1

3

Lateral

SThacLac

2296

7600

Left

32

Weir 1


4

Lateral

SThacLac

2296

7600

Right

32

Weir 1

5

Lateral

Nhanh1

100

1200

Left

6


Weir 1

6

Lateral

Nhanh1

100

1200

Right

6

Weir 1

7

Lateral

Nhanh2

100

2350

Left


15

Weir 1

8

Lateral

Nhanh2

100

2350

Right

15

Weir 1

9

Lateral

Nhanh3

100

2100


Left

11

Weir 1

10

Lateral

Nhanh3

100

2100

Right

11

Weir 1

11

Lateral

Nhanh4

100


4300

Left

26

Weir 1

12

Lateral

Nhanh4

100

4300

Right

26

Weir 1

2. Hiệu chỉnh kiểm định mô hình.
Sau khi xây dựng được sơ đồ mạng lưới tính toán, việc hiệu chỉnh các thông số chính
đặc trưng như hệ số nhám, thời gian và bước thời gian tính toán được thực hiện bằng
phương pháp thử dần.Trong đó hệ số nhám Manning (n): được phân ra nhiều đoạn sông
khác, khu vực lòng bãi, khu vực dân cư và đất canh tác khác nhau, n được xây dựng trên

bản đồ sử dụng đất cho khu vực. Do trong khu vực nghiên cứu không có trạm đo lưu


lượng và mực nước phái hạ lưu nên sử dụng các tài liệu thu thập, điều tra vết lũ tại các
điểm khống chế để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình.
Chọn trận lũ tháng 8/1971 để hiệu chỉnh mô hình và trận lũ tháng 8/2002 để kiểm
định mô hình. Kết quả cho thấy mực nước tại các điểm khống chế là khá phù hợp. Chênh
lệch giữa kết quả mô hình và thực đo tại các điểm đều nằm trong khoảng từ 10 đến 30
cm, và càng về hạ lưu sự chênh lệch càng giảm ( bảng 2).
Bảng 2: Kết quả hiệu chỉnh kiểm định mô hình
Mô Phỏng

Vị trí

Tạo độ
X

Tọa độ
Y

Mực nước
Chênh lệch
Mực nước
tính toán
(m)
điều tra (m)
(m)

Triệu Đề


549911.80 2355329.2

17.75

17.86

0.11

Hiệu chỉnh Tiên Lữ
Trận lũ
Tử Du
8/1971
Thái Hòa

552606.54 2360337.3

18.60

18.52

0.08

554469.82 2371340.0

20.2

20.42

0.22


553880.45 2374825.7

21.2

21.04

0.16

Đạo Trù

555026.62 2376818.6

22.25

22.1

0.15

Triệu Đề

549911.80 2355329.2

17.30

17.42

0.12

Kiểm định Tiên Lữ
trận lũ

Tử Du
8/2002
Thái Hòa

552606.54 2360337.3

18.20

18.31

0.11

554469.82 2371340.0

19.90

19.73

0.17

553880.45 2374825.7

21.00

21.30

0.30

Đạo Trù


555026.62 2376818.6

21.90

22.10

0.20

Như vậy có thể kết luận được rằng cơ sở dữ liệu đầu vào mô hình thủy lực MIKE
FLOOD đã xây dựng đủ tin cậy để áp dụng vào tính toán mô phỏng các yếu tố thủy lực trên
mạng sông mô phỏng, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu Lập bản đồ ngập lụt.
V. TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ
1. Các thông số vỡ đập và quá trình vỡ
Tính toán quá trình lưu lượng chảy qua đập khi vỡ là rất quan trọng trong bài toán vỡ
đập. Nó có thể được xác định bằng thực nghiệm và mô hình toán. Tuy nhiên mô hình thực
nghiệm không phải lúc nào cũng được lựa chọn bởi do chi phí lớn, nên trong tính toán thông
số vết vỡ hay sử dụng phương pháp mô hình toán mà cụ thể ở đây sử dụng phương pháp
công thức kinh nhiệm.
Phương pháp sử dụng công thức kinh nhiệm dựa trên các nghiên cứu kết quả mô phỏng
mô hình vật lý và các sự cố đã xả ra trong thực tế, có rất nhiều công thức đã được đưa ra tùy
theo mức độ phức tạp của các công trình được mô phỏng để chọn lựa công thức tính.
Công thức tính kích thước vết vỡ hay được sử dụng nhất là của Froehlich và MacDonald
đây là hai công thức được cho là áp dụng tốt nhất cho đập đất. Cơ chế vỡ đập được mô
phỏng bởi các thông số: Chiều rộng vết vỡ B, Chiều cao vết vỡ h, thời gian vỡ T và hình
dạng vết vỡ ( hình thang, tam giác, chữ nhật…)[2]. Trong đó sự hình thành lỗ vỡ hình thang
theo cơ chế hình thành tuyến tính được đánh giá là nguy hiểm nhất. Trong báo cáo chọn cơ


chế vết vỡ phát triển theo hình thang:


Hình 4: Lỗ vỡ dạng hình thang
Nghiên cứu cho thấy phương trình vết vỡ được tính theo công thức Froehlich và
MacDonald là phương trình thích hợp nhất để tính các thông số vết vỡ cho bài toán. Các
thông số được xác định như sau:
Bảng 3: Thông số kích thước vết vỡ
Kịch
bản

Cao Cao trình Vết vỡ ban đầu Giới hạn vết vỡ Mái Thời Hình
trượt gian thức
mực
trình
vỡ
nước vỡ
mực
vỡ
nước ban đập
(Giờ)
Z đầu B đầu
Z
B cuối
đầu
(m)
(m) Cuối(m) (m)

Mùa
mưa

68.7


71.2

71.2

1

55

75

1

1

Mùa khô

68.7

68.7

68.7

1

55

54

1


0.87

Tràn
đỉnh
xói
ngầm

2. Tính toán vỡ đập
Vỡ đập chính hồ chứa Đồng Mỏ được mô phỏng theo 2 trường hợp thủy văn:
Trường hợp 1: Sự cố vỡ đập do lũ vượt quá tần suất thiết kế, hay sự cố không vận
hành được các cửa van xả lũ kịp thời, dẫn đến mực nước trong hồ lớn hơn cao trình đỉnh
đập gây hiện tượng tràn bề mặt đập làm đập bị vỡ. Kiểu vỡ dao tràn đỉnh.
Trường hợp 2: Kịch bản vỡ đập mùa khô do nguyên nhân xói ngầm thân hoặc nền đập
hoặc xói mòn bởi dòng chảy qua các vết nứt co ngót theo chiều ngang ở phần lớp đắp.
3. Kết quả mô phỏng
Kết quả tính toán trường hợp vỡ đập chính ứng với lũ kiểm tra khi hồ có sự cố dẫn
đến tràn đỉnh trường hợp 1, được cho ở bảng sau:


Bảng 4: Kết quả tính vỡ đập trường hợp 1
TT

Vị Trí

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12

Tuyến đập
STHACLAC
STHACLAC
STHACLAC
STHACLAC
PHO DAY
PHO DAY
PHO DAY
PHO DAY
PHO DAY
PHO DAY
PHO DAY

Khoảng Cách
m
0
1938
4948
7149
9073
10034
10317
15448

26114
36764
46764
56326

Qmax
m3/s
2396
2645
3077
3057
3084
3951
1686
3581
3329
3265
3748
579

Thời gian
18-8-1971 13:00:00
18-8-1971 13:00:00
18-8-1971 13:00:00
18-8-1971 13:10:00
18-8-1971 13:10:00
18-8-1971 13:19:59
18-8-1971 14:10:00
18-8-1971 16:00:00
18-8-1971 17:00:00

18-8-1971 17:30:00
18-8-1971 17:39:59
18-8-1971 18:00:00

Hmax
Vỡ đập Tự nhiên
54.26
51.11
26.94
25.10
25.55
24.45
23.74
22.90
23.10
22.33
22.20
21.89
20.77
20.65
18.94
18.94
18.86
18.86
18.85
18.85
18.83
18.83
18.81
18.81


Hình 5: Đường quá trình lưu lượng qua vết vỡ và mực nước hồ trường hợp 1


Hình 6: Diễn biến mực nước dọc sông phương án trường hợp 2

Hình 7: Thời gian ngập tại hạ lưu đập vùng ảnh hưởng lớn nhất


Hình 8: Kết quả mô phỏng vỡ đập phương án trường hợp 1
Thời gian từ khi vỡ đập chính hồ Đồng Mỏ đến khi xuất hiện lưu lượng đỉnh lũ sau
hồ Đồng Mỏ là 1 giờ QMax = 2396 m3 /s và giá trị mực nước lớn nhất với HMax = 54.26 m
sau 30 phút so với thời gian xuất hiện đỉnh lũ, tốc độ lớn nhất đạt 11.2 m/s nguy hiểm cho
khu vực hạ lưu đập nó sẽ cuốn trôi toàn bộ những gì mà dòng chảy đi qua khu vực của
các xã Đạo Trù, Hợp Lý, Bắc Bình, và vùng ngập sẽ mở rộng dần về phía khu vực sau
ngã ba nhập lưu với sông Phó Đáy.
Kết quả mô phỏng ngập lụt cho thấy sau 2 giờ thì độ sâu ngập vùng hạ du là lớn nhất,
phạm vi ảnh hưởng do vỡ đập chủ yếu từ xã Tứ Du cách đập Đồng Mỏ 11km đến hạ lưu
đập. Mực nước ngập gia tăng do vỡ đập ngay tại hạ lưu đập là 3.15m và giảm dần về phía
hạ lưu đến ngã ba trước khi nhập lưu với sông Phó Đáy cách đập 4km chỉ còn 0.77m. Sau
khi nhập lưu với sông Phó Đáy do khả năng tải nước lớn của sông nên ảnh hưởng của vỡ
đập giảm nhanh chóng mực nước chênh lệch chỉ từ 0.1m-0.3m và không còn ảnh hưởng
khi đến địa phận xã Tứ Du cách đập khoảng 10 km. Do phía hạ lưu sông Phó Đáy có hệ
thống đê ngăn lũ lên diện tích ngập giảm đáng kể dòng chảy chỉ còn chảy trong lòng sông
và bãi bồi giữa hai đê. Tại các xã Yên Lập, Cao Phong, Sơn Đông, Triệu Đề, Kim Xá, địa
hình thấp là ảnh hưởng của diện tích ngập chủ yếu do lũ trên sông Lô và lũ trên sông Phó
Đáy không chịu ảnh hưởng của vỡ đập Đồng Mỏ. Như vậy các xã chịu ảnh hưởng của vỡ
đập Đồng Mỏ bao gồm 7 xã: Đạo Trù, Hợp Lý, Bắc Bình, Thái Hòa, Liên Sơn, Tử Du và
xã Bàn Giản.
Dựa vào kết quả mô phỏng thủy lực xác định được các vùng nguy hiểm, vùng bị

ngập sâu, chịu ảnh hưởng lớn do vỡ đập giúp chúng ta có biện pháp khắc phục, biết trước
được tình huống và diễn biến của lũ, thời gian tập trung lũ rất nhanh vì vậy việc chuẩn bị


ứng phó trước và trong khi xảy ra sự cố là rất quan trọng. Khi có tình huống xấu xảy ra
với đập hồ Đồng Mỏ. Từ những kết quả trên giúp chủ đập và các đơn vị quản lý có
những phương án di rời dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có sự cố xảy ra.
VI. KẾT LUẬN
Từ kết quả tính toán cho vùng nghiên cứu, đã xác định được phạm vi ảnh hưởng khi
xảy ra sự cố vỡ đập chính hồ Đồng Mỏ. Dựa vào mức độ bị ảnh hưởng của từng vùng để
đánh giá thiệt hại, để có những biện pháp khắc phục và phòng tránh khác nhau nhằm
giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Như lập kế hoạch di dời người dân vùng ngập sâu có
thể di dời đến vùng cao, dựa vào diễn biến ngập lụt phải ưu tiên những vùng có nguy cơ
bị ngập trước và khu vực dân cư nằm trong phạm vi của dòng phá hoại khi có báo động
nguy cơ xảy ra sự cố vỡ đập. Việc ứng dụng mô hình MIKE FLOOD mô phỏng tình
huống vỡ đập có thể ứng dụng tốt cho bài toán vỡ đập, ưu điểm nổi bật của nó là xác định
được vùng phá hoại của dòng lũ. Từ nghiên cứu này việc tính toán xác định phạm vi ảnh
hưởng khi có những sự cố với đập là rất quan trọng khi xây dựng các hồ chứa, đặc biệt
đối với những nơi có nhiều hồ chứa và phía hạ du tập trung đông dân cư thì cần phải có
những nghiên cứu về an toàn đập trước khi cấp phép xây dựng công trình.



×