Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án: Từ ấy Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.12 KB, 6 trang )

Tiết 97,98
TỪ ẤY
-Tố HữuGiáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Quyên
Giáo sinh thực tập

: Lưu Thị Thu Thảo

Ngày soạn

: 5/3/2015

Ngày duyệt

:7/3/2015

Ngày giảng

:10/3/2015

Giảng tại lớp

:11A14

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm vui lớn, tình cảm lớn, lẽ sống lớn của Tố Hữu trong
buổi đầu bắt gặp lí tưởng cộng sản.
- Thấy được sự vận động của tứ thơ và những đặc sắc trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp
điệu… mà tác giả sử dụng.
2. Kĩ năng
-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm bài thơ


-Rèn luyện cho học sinh kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ
- Giúp học sinh có lí tưởng sống cao đẹp và niềm tin vào sự dẫn dắt của Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
-Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi tìm, đọc diễn
cảm…
2. Phương tiện
- Giáo viên: SGK; SGV; giáo án…


- Học sinh: SGK; vở ghi; vở soạn…
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Vào bài mới
Trong văn học Việt Nam, Tố Hữu được xem như là lá cờ đầu của thơ ca cách
mạng . Từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu trở thành
một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ Từ ấy là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của
tâm hồn và lí tưởng cách mạng. Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa như một tuyên ngôn về lẽ sống
của người chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn của một nhà thơ. Để hiểu thêm về điều này,
chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài thơ Từ ấy.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
-Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK và
những hiểu biết của mình, em hãy trình
bày đôi nét về tác giả Tố Hữu?
+Tên thật? năm sinh, năm mất?
+Quê quán?
+Bản thân?


Nội dung cần đạt
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a, Cuộc đời
-Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là
Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở
làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên-Huế. Tốt nghiệp trường Thành Chung
(cũ)
-Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho
nghèo. Từ năm sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học
và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong
thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người
lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế.
Những bài thơ đầu tiên của Tố Hữu được sáng
tác từ những năm 1937-1938. Tháng 4-1939,
ông bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà
lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 31942, Tố Hữu vượt ngục Đắc-Lay, tiếp tục
hoạt động cách mạng bí mật đến năm 1945.
Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong
Trung ương và Chính phủ.
-Em hãy kể tên các sáng tác chính của b, Sự nghiệp sáng tác
Tố Hữu?
-Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy;Việt Bắc; Gió
lộng; Ra trận; Máu và hoa; Một tiếng đờn;
Ta với ta…
-Khái quát những đặc điểm chính về mặt -Đặc điểm sáng tác:
nội dung và nghệ thuật trong sáng tác +Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình



của Tố Hữu?

-Xuất xứ của bài thơ “Từ ấy”? Bài thơ
“Từ ấy” có vị trí như thế nào đối với
nhà thơ Tố Hữu?
-Cho học sinh đọc bài thơ. Yêu cầu đọc
với giọng phấn khởi, vui tươi, hồ hởi.
Nhấn mạnh cách từ bừng, chói, đậm
hương, rộn, buộc, trang trải, để, với,..

-Sau khi đọc bài thơ, một bạn hãy xác
định giúp cô giáo bài thơ được viết theo
thể thơ nào và bố cục của bài thơ?

-Nhà thơ lấy nhan đề của bài thơ là “Từ
ấy” vậy em hiểu nhan đề này như thế
nào?
-Từ ấy- năm 1938, Tố Hữu 18 tuổi. Tuổi
trẻ giàu ước mơ, khát khao lí tưởng đang
“băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” thì được
giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp
vào Đảng. Đây là sự gặp gỡ của hai mùa
xuân: mùa xuân của tuổi trẻ và mùa
xuân của lí tưởng, của tương lai.
Trao đổi thảo luận nhóm.( Phát phiếu
học tập)
Đại diện nhóm lên trình bày. GV chuẩn
xác kiến thức.
*Nhóm 1: Tìm hiểu khổ thơ thứ nhất.


chính trị. Thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm
của người công dân, người chiến sĩ cách mạng
với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân, với Bác
Hồ…
+ Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu nghiêng về tính
dân tộc, truyền thống…
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ
Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu viết vào tháng
7/1938. Nằm trong phần Máu lửa của tập thơ
Từ ấy.
b, Vị trí bài thơ
Bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường
cách mạng,con đường thi ca của Tố Hữu,là
tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ
cách mạng,cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của
một nhà thơ
c, Đọc
d, Thể thơ và bố cục
-Thể thơ: thất ngôn (bảy chữ)
-Gồm 3 phần:
+ Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp
lí tưởng của Đảng.
+ Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
+ Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của
nhà thơ.
e, Nhan đề
Từ ấy là trạng từ chỉ thời gian , đánh dấu một
thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

cuộc đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu- khi
ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

II. Đọc –hiểu văn bản
1.Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt
gặp lí tưởng của Đảng.
a, Hai câu đầu
- Nhà thơ đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ :


+Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào
để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui
sướng, say mê khi gặp lí tưởng? Trình
bày cách hiểu của em với những hình
ảnh này?
+Các biện pháp tu từ được nhà thơ sử
dụng trong khổ thơ thứ nhất ? tác dụng
của nó?

 Ý nghĩa của khổ thơ đầu

*Nhóm 2: Tìm hiểu khổ 2.
+ Lẽ sống mới của Tố Hữu đã được thể
hiện qua những từ ngữ nào? Phân tích
để chỉ ra cái hay của việc sử dụng
những từ ngữ ấy?
+ Các biện pháp nghệ thuật đã được sử
dụng? tác dụng của các biện pháp này?
Khi được ánh sáng của lí tưởng soi
rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới

về lẽ sống như thế nào?

nắng hạ, mặt trời chân lí.
+ Nắng hạ: là thứ ánh nắng chói chang, rực
rỡ, mạnh mẽ nhấn mạnh niềm vui sướng
trào dâng trong khoảnh khắc của nhà thơ được
đón nhận lí tưởng cộng sản.
+Mặt trời chân lí : là hình ảnh ẩn dụ mới lạ
hấp dẫn. Đây là chân lí của Đảng, của cách
mạng, của chủ nghĩa Mác-Lê nin soi chiếu, nó
ấm áp , cần thiết như mặt trời, đúng đắn như
chân lí.
-Sử dụng các động từ mạnh :
+bừng :ánh sáng phát ra một cách đột ngột.
+chói :ánh sáng chiếu thẳng, chiếu mạnh.
Khẳng định lí tưởng cộng sản như một
nguồn sáng làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm
hồn nhà thơ.
b, Hai câu sau
- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ và so sánh :
+hồn tôi- vườn hoa lá
+ đậm hương – rộn tiếng chim.
Hình ảnh so sánh gợi tả một thế giớ tràn
đầy sức sống( có hoa lá, có âm thanh…). Tố
Hữu đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón
nhận ánh sáng mặt trời :
+Cỏ cây xanh tươi nhờ ánh nắng mặt trời
+Nhà thơ thêm yêu đời và thấy cuộc đời có ý
nghĩa hơn nhờ ánh sáng của lí tưởng Đảng
 Bút pháp trữ tình lãng mạn kết hợp với

hình ảnh so sánh, ẩn dụ đã diễn tả cụ thể
niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong
buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.
2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
-Lẽ sống mới của Tố Hữu được thể hiện qua
những từ ngữ đặc sắc, có tác dụng gắn kết:
buộc, trang trải, trăm nơi, gần gũi, khối đời.
+ Buộc: buộc chặt, gắn bó với mọi người  Ý
thức tự nguyện, quyết tâm cao độ muốn thoát
khỏi giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng
vào cộng đồng.
+ Trang trải: Tâm hồn trải rộng với cuộc đời,
tạo sự đồng cảm sâu sắc.
+ Trăm nơi: Hoán dụ – chỉ mọi người sống ở
khắp nơi.


*Nhóm 3: Tìm hiểu khổ 3.
+ Sự chuyển biến trong tình cảm của
nhà thơ được thể hiện qua cấu trúc thơ
nào?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào đã
được tác giả sử dụng trong khổ thơ này?
nêu tác dụng của nó?

+ Gần gũi: Gần nhau về quan hệ tinh thần,
tình cảm, đó là sự gắn bó ruột thịt.
+ Khối đời: Ẩn dụ – Khối người đông đảo
cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết chặt chẽ, cùng
phấn đấu vì mục tiêu chung.

-Nghệ thuật :điệp từ
+điệp từ để:tạo nhịp thơ dồn dập, thôi thúc,
hăm hở.
+điệp từ với: tạo mối liên kết chặt chẽ với
nhân dân.
 lẽ sống mới được đặt ra ở đây là “cái tôi”
hoà vào “cái ta” , mối quan hệ hài hoà giữa
riêng-chung, cá nhân-cộng đồng. Đó là mối
quan hệ đoàn kết gắn bó ,tạo ra sức mạnh
trong cuộc đấu tranh cách mạng.
3. Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà
thơ.
-Sử dụng cấu trúc: “Tôi đã là…” Cấu trúc
khẳng định rõ ràng nhận thức của tác giả về vị
thế của mình trong gia đình lớn , khẳng định ý
thức tự giác, chắc chắn, vững vàng của tác
giả.
-Sử dung các biện pháp nghệ thuật như :
+Điệp từ: là, của, vạn…
+Đại từ nhân xưng: Con, em, anh
+Số từ ước lệ: vạn.
+Sử dụng các từ ngữ biểu cảm : Kiếp phôi
pha, cù bất cù bơ
 Nhấn mạnh và khẳng định một tình cảm
gia đình đầm ấm, thân thiết, gắn bó ruột thịt.
Sự cảm nhận sâu sắc mình là thành viên của
đại gia đình quần chúng lao khổ.
 Sự biểu hiện xúc động, chân thành khi nói
tới những kiếp người bất hạnh, dãi dầu sương
gió.

 Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của
một chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách
mạng.

-Khái quát giá trị nội dung và nghệ III. Tổng kết
thuật của bài thơ?
1.Nội dung
Bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm vui sướng
của nhà thơ khi được đón nhận lí tưởng cộng


sản, những nhận thức mới về lẽ sống cũng
như những chuyển biến trong nhận thức và
hành động của Tố Hữu
2. Nghệ thuật
- Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng
trưng, ngôn ngữ gợi cảm , giàu nhạc điệu,
nhịp thơ nhanh , mạnh, linh hoạt…
-Cách dùng từ . dùng các hình ảnh ẩn dụ đầy
sáng tạo, cách nói trực tiếp, khẳng định
.
4. Củng cố
5. Dặn dò
-Học thuộc lòng bài thơ, nắm được các ý chính của bài thơ.
-Chuẩn bị bài mới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×