Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

ĐỀ tài HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH HS lê THỊ THƯƠNG, lớp 9a, THCS THỌ THANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.35 KB, 15 trang )

-

Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa
Phịng Giáo dục và đào tạo huyện Thường Xuân
Trường THCS Thọ Thanh
Địa chỉ : Thôn 3, xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Email :
Thơng tin về thí sinh :
Họ và tên : Lê Thị Thương
Ngày sinh : 26/02/2001, Lớp 9A

1


1. Tên tình huống :
Vận dụng kiến thức liên mơn giữa các mơn Hóa học, Địa lý, Tốn học, Sinh học,
Lịch sử, Ngữ Văn và ứng dụng Công nghệ thông tin để giải thích về: “Nguyên nhân
của sự gia tăng các chất khí nhà kính trong khí quyển do con người”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống :
Vận dụng kiến thức liên mơn giữa các mơn: Địa lí, Hóa học, Sinh học, Toán học,
Lịch sử, Ngữ Văn và ứng dụng Cơng nghệ thơng tin để giải thích về: “Ngun nhân
của sự gia tăng các chất khí nhà kính trong khí quyển do con người”. Đồng thời
hiểu được về khái niệm biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Qua
đó có thể thực hiện các hành động cá nhân để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí
hậu; góp phần xây dựng kế hoạch thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho gia
đình, cộng đồng, trường học. Đồng thời nâng cao khả năng quan sát, phân tích, tổng
hợp và đánh giá về tác động của khí hậu, các kĩ năng thuyết trình, lắng nghe...Qua đó
giúp con người hình thành ý thức và thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi
trường, xây dựng lối sống xanh - ít phát thải cacbon...
3. Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống :
Hiệu ứng nhà kính là gì ? Hiệu ứng nhà kính có hồn tồn gây hại cho con


người ?
Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa năng lượng Trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như trồng cây trong nhà kính và được gọi là
Hiệu ứng nhà kính.
Năng lượng Mặt trời chiếu xuống Trái đất dưới dạng các tia bức xạ có bước sóng
ngắn, các tia này đi thẳng vào Trái đất mà khơng bị giữ lại bởi lớp khí quyển. Trái
đất nhận năng lượng, sau đó sẽ phát xạ ra khoảng khơng vũ trụ một phần năng lượng
dưới dạng các tia có bước sóng dài. Tuy nhiên, các tia có bước sóng dài này lại bị
lưu giữ lại tại tầng đối lưu và phát xạ trở lại Trái đất làm cho nhiệt độ của khí quyển
tầng thấp và bề mặt Trái đất tăng dần lên.
Hiện tượng giữ nhiệt (các tia bức xạ có bước sóng dài) này xảy ra do một số khí
được gọi là khí nhà kính.
Hiện tượng đó là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu.
Chúng ta đều biết rằng biến đổi khí hậu là một trong số những thách thức lớn đối với
nhân loại trong thế kỉ 21. Biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra với quy mơ tồn
cầu và chủ yếu do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức các khí nhà
kính vào khí quyển gây ra. Biến đổi khí hậu có tác động sâu sắc tới tự nhiên; tới đời
sống, sức khỏe con người và sinh vật; tới mọi mặt hoạt động của con người.
Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu. Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn
của biến đổi khí hậu đối với đất nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương
2


trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (theo Quyết định số 158/2008
QĐ-TT ngày 02/12/2008)
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng
Bộ GD và ĐT đã cơng bố quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó với biến đổi khí
hậu của nghành giáo dục giai đoạn 2011- 2015, trong đó xác định mục tiêu chung là :

nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giáo dục trong
từng giai đoạn cụ thể; trang bị kiến thức, kĩ năng, hành vi cho các đối tượng trong
ngành giáo dục và cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực vào
việc thực hiện chương trình tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong bài viết này, để giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về “Nguyên nhân của sự gia
tăng các chất khí nhà kính trong khí quyển do con người”, người viết đã áp dụng
kiến thức của nhiều mơn học khác nhau :
- Kiến thức Địa lí được vận dụng để giải thích các hiện tượng, khái niệm : biến đổi
khí hậu, hiệu ứng nhà kính, chu trình thủy văn, hồn lưu khí quyển...
- Kiến thức Hóa học được dùng để giúp người đọc hiểu về các chất khí nhà kính do
con người thải vào khí quyển như : CO2, CH4, N2O,...và việc đốt các nhiên liệu hóa
thạch.
- Sử dụng kiến thức Tốn học để phân tích, so sánh số liệu thống kê.
- Liên hệ với trước và sau cuộc cách mạng Công nghiệp trong môn Lịch sử.
- Sử dụng kiến thức Sinh học để giải thích sự phân hủy của các chất hữu cơ, quá
trình quang hợp, trồng rừng và vai trò của rừng trong việc thay đổi độ phản xạ của
mặt đất.
- Sử dụng kiến thức mơn Ngữ Văn để giải thích, thuyết minh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin được thể hiện qua việc sử dụng nguồn tài liệu trên
các trang Web với các thuật ngữ khó hiểu như : Biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính
và đặc biệt là các hình ảnh về gia tăng chất thải nhà kính...
4. Biện pháp giải quyết :
- Cập nhật cơng nghệ thơng tin để tìm hiểu về nguyên nhân của sự gia tăng các chất
khí nhà kính trong khí quyển do con người.
- Vận dụng kiến thức liên mơn giữa mơn: Địa lí, Hóa học, Sinh học, Tốn học, Lịch
sử, Ngữ Văn để giải thích về : “Nguyên nhân của sự gia tăng các chất khí nhà
kính trong khí quyển do con người”.
Để giải quyết tình huống trên, có nhiều giải pháp. Riêng bản thân em xin được đề
nghị một số giải pháp sau :
* Trong gia đình :

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và trong nhà dùng các bóng đèn tiết kiệm
điện
- Nếu nhà bạn dùng nóng lạnh thì chỉ bật vừa đủ nhiệt độ (khoảng 65-70 độ). Bình
nóng lạnh tiêu thụ rất nhiều năng lượng, nếu có thể gia đình hãy sử dụng bình nóng
lạnh bằng năng lượng Mặt trời
- Nếu sử dụng điều hòa nên để ở mức 26 độ hoặc hơn nhé, vì điều hịa là thiết bị tiêu
tốn nhiều điện năng

3


- Hạn chế rác thải vì rác thải phân hủy sẽ tạo ra khí CH 4. Sử dụng những vật dụng có
thể tái sử dụng
* Ngồi đường phố :
- Đi bộ hoặc đi xe đạp đến các địa điểm gần. Việc này sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu và
giảm ô nhiễm khơng khí
- Sử dụng phương tiện cơng cộng
- Với xe máy, tắt máy khi dừng đèn đỏ nếu bạn thấy đèn đỏ quá 30 giây
* Tại trường học hoặc nơi làm việc :
- Giảm lượng giấy sử dụng, đặc biệt là học sinh ở nhiều trường học hiện tượng xé
giấy xả rác bừa bãi còn rất nhiều. Hoặc ở văn các văn phòng, giấy chiếm tới 70% rác
thải.
- Đưa ra những lời nhắc nhở, những biển báo để nhắc nhở mọi người tiết kiệm nước
và điện trong nhà ở, phòng vệ sinh, phòng học và nơi làm việc với khẩu hiệu như :
“Nhớ tắt điện khi ra khỏi phòng”
* Khi mua sắm :
- Thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải bằng cách
giặt phơi khô để dùng lại
- Không sử dụng túi ni lơng khi khơng cần thiết
5. Thuyết minh q trình giải quyết tình huống :

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hàng
trăm năm và lâu hơn.
Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu kể từ năm 1850 đến nay là sự gia tăng nồng
độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển. Ta hãy cùng tìm hiểu về khí nhà kính và
hiệu ứng nhà kính.
- Nếu bạn đã từng bước vào một chiếc xe ơ tơ khơng bật điều hịa trong một ngày
nắng nóng, hẳn bạn cịn nhớ cảm giác một luồng khơng khí nóng hầm hập phả vào
người khi vừa mở cửa bước lên xe.
- Hay trong những ngày giá rét, các bác nông dân thường dùng những tấm ni lông để
giữ ấm cho mạ.
Trong những trường hợp trên, ánh nắng mặt trời đã đi qua kính ơ tơ / tấm ni lơng,
làm cho khơng khí bên trong và các bề mặt nóng lên và khiến chúng tỏa nhiệt. Tuy
nhiên, lượng nhiệt tỏa ra này chỉ thốt ra ngồi được một phần, một phần bị giữ lại
bởi khí ơ tơ / tấm ni lơng. Chính điều này khiến cho chúng ta có thể cảm nhận được
nhiệt độ ở bên trong cao hơn bên ngồi.
Cũng tương tự như vậy, bầu khí quyển Trái Đất chứa một số loại khí đặc biệt có khả
năng giữ lại nhiệt như tấm kính ơ tơ và tấm ni lơng trong các ví dụ trên. Các khí này
được gọi là khí nhà kính.
Những khí này giống như một chiếc chăn ấm có độ dày vừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái
Đất ở trong nhiệt độ thích hợp, khiến cho sự sống có thể phát triển và sinh sơi nảy
nở. Nếu khơng có những khí này, nhiệt từ Mặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt
Trái Đất sẽ trở nên lạnh hơn rất nhiều.

4


Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng
mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở
lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm tồn bộ

khơng gian bên trong chứ khơng phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngồi ra hiệu
ứng nhà kính cịn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng Mặt trời một cách
thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm ở nhà.
Vậy khí nhà kính là gì ? Khí nhà kính là chất khí có tác dụng giữ nhiệt cho Trái Đất
giống như những nhà kính để trồng cây.
- Trước cách mạng Cơng nghiệp, khí hậu trái đất đã trải qua thời kì ổn định kéo dài
hàng nghìn năm. Hoạt động của con người khơng tạo ra nhiều khí thải vào khí
quyển.
- Năm 1850, Cách mạng Công nghiệp lan rộng trên thế giới với nhiều phát minh
vượt bậc làm thay đổi cuộc sống của con người : khai thác mỏ, công nghiệp, giao
thông vận tải... Từ đó, con người bắt đầu thay đổi mơi trường : đốt nhiên liệu hóa
thạch như dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên để vận hành máy móc, đáp ứng nhu cầu
vận tải, phát điện và các nhu cầu về năng lượng khác; giảm diện tích rừng...
- Lượng khí thải nhà kính thải vào bầu khí quyển tăng lên, làm đầy “lớp chăn” của
Trái Đất. Kết quả là, trong vịng hơn 150 năm qua, khí hậu Trái Đất bắt đầu thay đổi
nhanh hơn theo chiều hướng ấm dần lên
Đặc điểm chung của khí nhà kính : là chúng tồn tại khá lâu trong khí quyển, từ vài
tháng đến vài trăm năm. Từ các nguồn phát thải, bất kì từ nguồn nào và bất kì ở đâu,
nhờ hồn lưu khí quyển các chất nhà kính được nhanh chóng xáo trộn đều trong
khơng khí, làm thay đổi thành phần các chất khí trong tồn bộ bầu khí quyển. Vì thế
sự biến đổi khí hậu khơng phải mang tính cục bộ, riêng rẽ mà biến đổi khí hậu mang
tính tồn cầu.
* Các chất khí nhà kính do con người phát thải vào khí quyển :
Có nhiều chất khí nhà kính do con người phát thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội,
trong đó có sáu chất khí nhà kính được kiểm sốt bởi Nghị định thư Kyoto bao
gồm : Cacbon đioxit (CO2); Mêtan (CH4); Đinitơ oxit (N2O); Hydrofluorocarbons
(HFCs); Perfluorocarbons (PFCs) và sulphur hexafluorit (SF 6). Các khí nhà kính có
thể phát sinh trong tự nhiên và từ hoạt động của con người.
- Khí Cacbon đioxit (CO2)

Lượng khí CO2 gia tăng chủ yếu do con người sử dụng nhiên liệu hóa thạch phục vụ
hoạt động cơng nghiệp. Các nhà máy sản xuất điện dùng nhiên liệu hóa thạch (than
đá, khí đốt và dầu mỏ) để cung cấp điện cho hầu hết các thành phố trên thế giới. Quá
trình này “giải phóng” hàng triệu triệu tấn khí CO2 mỗi ngày

5


Ơ nhiễm khơng khí từ việc đốt cháy than đá gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe con người và đó
cũng là lí do mà có một số nhà khoa học đã ví than là kẻ thù của lồi người

Khơng chỉ gây hại tới thiên nhiên mà chính con người chúng ta cũng trở thành nạn
nhân của việc khai thác than quá mức. Bụi than và các hóa chất độc hại nhiễm vào
nguồn nước, đất canh tác, khơng khí khiến cuộc sống của những người dân xung
quanh các mỏ than hết sức nghèo khổ, đói kém. Hàm lượng CO2 trong khí quyển
6


cũng tăng lên do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trực tiếp hay gián tiếp trong giao
thông vận tải : các phương tiện vận tải như máy bay, tàu bè, ô tô... đều chạy bằng
xăng, dầu. Xăng, dầu được sản xuất từ dầu mỏ, là một loại nhiên liệu hóa thạch. Nó
được tạo thành từ các khu rừng bị chơn vùi cách đây hàng trăm triệu năm dưới lịng
đất. Giống như cây rừng, nhiên liệu hóa thạch cũng chứa hàm lượng cacbon cao, nên
khi bị đốt cháy chúng sẽ thải CO2 vào khơng khí.

Máy bay là một trong những phương tiện di chuyển nhanh nhất và bay ở độ cao hàng
chục kilomet so với mặt đất. Chúng tiêu thụ một lượng nhiên liệu rất lớn và do đó
cũng thải ra nhiều khí CO2.

7



Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp như khai hoang đất rừng cho các hoạt
động nông nghiệp và phá rừng; các hoạt động dân sinh khác. Lượng rác thải có ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng CO2 trong khơng khí. Dân số tăng dẫn đến lượng rác thải
tăng. Rác thường được chôn xuống đất, sau một thời gian sẽ bị phân hủy tạo ra khí
CO2 và khí CH4. Càng thải ra nhiều rác, con người càng phát thải nhiều khí nhà kính.

Hình ảnh vụ cháy rừng tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An)
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động công nghiệp không phải con
đường duy nhất làm gia tăng lượng CO 2 trong khí quyển. Mà sự thay đổi lượng CO 2
trong khí quyển còn phụ thuộc vào hiện trạng lớp phủ rừng cũng như sự phá hủy sinh
khối và các vật chất hữu cơ.
Phá rừng có một số tác động tiềm tàng đến khí hậu : Thơng qua các chu trình cacbon
và nitơ rừng thay đổi nồng độ CO 2 trong khí quyển, ngồi ra rừng có vai trị thay đổi
độ phản xạ của mặt đất, tác động của nó lên chu trình của thủy văn (mưa, bốc hơi và
dòng chảy), và độ gồ ghề của thảm thực vật rừng có ảnh hưởng lớn đến hồn lưu khí
quyển..

8


Ngồi ra cũng có một lượng khí nhà kính phát sinh từ sự thối rữa của sinh khối. Khi
các vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ sẽ giải phóng ra một lượng khí cacbon.
Hàm lượng CO 2 giảm đi trong khí quyển do các hoạt động trồng rừng, cải tạo đất
và các hoạt động khác.
CO2 là chất khí nhà kính chủ yếu do con người sinh ra, ảnh hưởng đến nhiệt độ Trái
Đất. Vì vậy CO2 là chất khí tham chiến để tính “tiềm năng nóng lên tồn cầu” của
các khí nhà kính khác.
- Khí Metan (CH4)

Mê tan (CH4) là một trong những loại khí mà các cây cỏ thải ra trong quá
trình héo úa và mục thối. Nhưng cịn nhiều yếu tố nữa trong q trình mục rữa
mà các nhà khoa học chỉ mới vừa khám phá ra.
Các nhà khoa học tìm hiểu cây cỏ đã thải khí gì ra khi đẩy các lá héo mục để thay
thế bằng những mầm non mới nhú. Sau đó thực hiện cuộc khảo sát với những cây
bắp đang trổ và những mảng cỏ xanh, các nhà kha học đã khám phá ra rằng “cây
sống” thải khí Meetan ra từ 10 đến 100 lần nhiều hơn các “cây chết”. Những cây cỏ
nào được hưởng nhiều tia nắng Mặt trời sẽ thải khí Meetan nhiều hơn nữa.
Nhưng làm thế nào mà cỏ cây có thể sản xuất được khí Meetan, cho đến nay vẫn là
một điều mà các nhà khoa học chưa thể giải thích được. Chỉ có thể đốn rằng, sự
hình thành khí Meetan của thực vật là do một chuỗi phản ứng nào đó chưa từng biết
tới và có thể sẽ mở ra một lĩnh vực nghiên cứu cho các nhà khoa học về Hóa học
Thực vật và Sinh học Thực vật

9


Khí Mê tan được sinh ra do hoạt động sản xuất của con người

Phân thải của một số động vật nhai lại phát thải một lượng lớn khí Meetan gây hiệu ứng nhà kính

CH4 là loại khí nhà kính quan trọng thứ hai sau CO 2 gây nên hiệu ứng nhà kính,
trong số sáu chất khí nhà kính được kiểm sốt bởi Nghị định thư Kyoto. Nó tồn tại
với hàm lượng ít hơn nhiều so với CO2. Khả năng hấp thụ bức sóng dài của CH4 gấp
10


20-30 lần của CO2 và thời gian tồn tại trong khí quyển tương đối ngắn, khoảng 10
năm. CH4 là sản phẩm do vi khuẩn trong mơi trường yếm khí tạo ra. Đầm lầy cũng
như các vùng đất ẩm là nguồn gốc thiên nhiên quan trọng tạo ra CH 4. Than đá, dầu

mỏ và khí đồng hành cũng là nguồn gốc sản sinh ra CH 4. Metan cũng hình thành từ
sự phân hủy yếm khí của các chất hữu cơ từ chất thải; trong các bãi rác; khi trồng
lúa, ruộng ngập nước là nguồn phát thải khí metan khá lớn vào khí quyển. Theo các
nhà khoa học, cần thay đổi phương thức tưới tiêu và thoát nước ở đồng lúa để giảm
thiểu lượng phát thải này; với gia súc, ngoài việc tạo khí CO 2 khi hít thở, những lồi
động vật ăn cỏ như trâu, bị cịn tạo ra khí CH 4 qua chất thải và ợ hơi. Nhu cầu của
con người càng tăng thì các trang trại gia súc càng phát triển, vừa tăng khí CH 4 và
làm chuyển đổi đất trồng sang rừng chăn thả. Đây là một nguồn phát thải khí nhà
kính vơ cùng lớn. Vì vậy nồng độ Metan tăng liên tục trong vài thế kỉ qua, đi đôi với
sự tăng dân số và phát triển kinh tế thế giới. Nồng độ metan trong khí quyển hiện
nay ở mức 1,27 phần triệu thể tích (ppm), cao gấp khoảng 2,48 lần so với thời kì
trước cách mạng cơng nghiệp, và tăng ở mức 0,015ppm (0,9 % một năm).

- Khí Đinitơ oxit (N2O)
N2O chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong thành phần khí quyển. Sự gia tăng của N2O
đầu tiên phụ thuộc vào kết quả của hoạt động nông nghiệp. Trong sản xuất nông
nghiệp con người sử dụng phân đạm ngày càng nhiều để tăng năng suất cây trồng,
khi đó một phần nitơ dư thừa thâm nhập vào khí quyển dưới dạng N2O. N2O cũng là
sản phẩm do chế tạo phân bón, các q trình đốt nhiên liệu với nhiệt độ rất cao, sản
xuất các hóa chất. Mặc dù hằng năm lượng N2O thải vào khơng khí khơng nhiều
11


nhưng thời gian tồn tại của các phân tử Đinitơ oxit kéo dài xấp xỉ 114 năm. Hoạt
động của con người, sử dụng phân hóa học đã làm cho nồng độ N2O tăng lên
khoảng 8% trong khoảng 100 năm gần đây và làm tăng 15% lượng N2O trong khí
quyển. Trong trường hợp sử dụng phân bón nhiều hơn và đốt nhiên liệu với nhiệt
cao, Đinitơ oxit sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính bằng một nửa mêtan.
- Khí Hydrofluorocarbons (HFCs)
HFCs nằm trong sáu chất khí nhà kính được kiểm sốt trong nghị định thư Kyoto.

Chúng được sản xuất có tính thương mại được dùng trong máy làm lạnh và chất xốp
cách nhiệt. Mức độ ảnh hưởng của HFCs được đánh giá bằng 2000 đến 12000 lần so
với CO2 (tùy thuộc vào loại khí HFCs cụ thể).
- Khí Perfluorocarbons (PFCs)
PFCs phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất nhôm, sản xuất các vật liệu chống
cháy, sản xuất các thiết bị điện tử... Mức ảnh hưởng của PFCs được đánh giá bằng
6.770 lần so với CO2
- Khí Sulphur hexafluorit (SF6)
SF6 phát sinh từ ngành công nghiệp điện tử, trong các máy phân lập phục vụ truyền
tải điện...Mức độ ảnh hưởng của khí SF6 được đánh giá bằng 23.900 lần so với CO 2.
Thời gian tồn tại của các phân tử Sulphur hexafluorit trong khơng khí khoảng
32000 năm.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống :

12


13


Nhà máy điện hạt nhân là “khắc tinh” của hiểm họa biến đổi khí hậu tồn cầu
(Nguồn

ảnh : www.ecofriend.org)

14


Khí thải cơng nghiệp đang khiến mức độ khí nhà kính tăng nhanh lên mức báo động


Việc kết hợp kiến thức liên môn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nguyên
nhân gây tăng khí thải nhà kính do con người. Đồng thời giúp chúng ta thêm ý thức
bảo vệ mơi trường sống, có những hành động thiết thực nhằm giảm lượng khí thải và
cùng kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường - bảo vệ chính cuộc sống
của chúng ta. Hãy sống mình vì mọi người “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Tố Hữu)

15



×