Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

báo cáo bồi dưỡng thường xuyên giáo dục thường xuyên modul 13,15,21, 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.7 KB, 18 trang )

TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: VĂN HOÁ

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2015- 2016
THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Vũ Thị Thảo

Giới tính: Nữ

2. Ngày tháng năm sinh: 17/ 03/ 1982
3. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn
4. Tổ : Văn hoá
5. Chức vụ: Giáo viên.
6. Nhiệm vụ được giao:
Giảng dạy: + Ngữ văn 11A, 11B
+ Giáo dục công dân: 12A, 12B, 11A,11B, 10A
NỘI DUNG BÁO CÁO
A. Nội dung bồi dưỡng:
1. Nội dung bồi dưỡng 1: Mã mô đun GDTX 13: Xác định mục tiêu dạy học
2. Nội dung bồi dưỡng 2: Mã mô đun GDTX 15: Khai thác, xử lí thông tin
phục vụ bài giảng
3. Nội dung bồi dưỡng 3: Mã mô đun GDTX 21: Thiết kế giáo án điện tử và sử
dụng phần mềm dạy học
4. Nội dung bồi dưỡng 4: Mã mô đun GDTX 34: Tự học, tự bồi dưỡng đối với
giáo viên giáo dục thường xuyên
B. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 đến ngày 10 tháng 5
năm 2016
C. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng, học tập nghị quyết của Đảng do cấp


trên triển khai.
D. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu
được những kiến thức sau:

1


I. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1: GDTX 13: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Nội dung:
Xác định mục tiêu dạy học
2. Kết quả đạt được
a. Khái niệm mục tiêu dạy học, ý nghĩa của mục tiêu dạy học
* Khái niệm mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học là dự kiến kết quả phải đạt được của quá trình dạy học.
Nó là những chỉ tiêu, tiêu chí, những yêu cầu cụ thể đối với từng cấp học, môn
học, từng chương, từng bài học cụ thể trong từng thời điểm mà quá trình dạy học
phải đạt được.
* Cách xác định mục tiêu dạy học
Đề cập tới ba lĩnh vực học tập chính là kiến thức, kỹ năng, thái độ.
* Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu dạy học:
- Mục tiêu dạy học là căn cứ để tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên và
học viên.
- Mục tiêu dạy học là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dạy học.
- Mục tiêu dạy học chi phối các thành tố khác của quá trình dạy học. Từ mục
tiêu dạy học để thiết kế nội dung, chương trình, lựa chọn phương pháp, phương
tiện và các hình thức dạy học.
b. Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học.
Căn cứ để xác định mục tiêu dạy học đối với một bài cụ thể là cần dựa vào:
- Mục tiêu của chương trình môn học theo từng lớp: Là những yêu cầu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ mà học viên cần đạt được sau khi học xong chương trình

môn học của lớp đó.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng bài học cụ thể được quy định
trong chương trình.
- Sách giáo khoa.
- Trình độ nhận thức của học viên ở các trung tâm GDTX.
- Các điều kiện đảm bảo để thực hiện bài học như cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học…ở các trung tâm GDTX.
2


c. Cách xác định mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể của
một bài học/chuyên đề
* Cách xác định mục tiêu dạy học một bài học/chuyên đề
- Người học phải nắm được gì sau khi học xong bài học/chuyên đề này?
- Người học phải có khả năng làm được gì sau khi học xong bài học/chuyên đề này?
- Người học có thể xử lí, ứng dụng được những kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống, lao động sản xuất hay không?
* Ba loại lĩnh vực chính về mục tiêu học tập
- Kiến thức là hệ thông những khái niệm, phạm trù, những quy tắc, lí thuyết…
của từng bài học/chuyên đề mà học viên cần nắm vững.
- Kĩ năng là khả năng thực hiện được các công việc cụ thể sau khi người học đã
hoàn thành một môn học, một nội dung kiến thức.
- Thái độ là biểu hiện ý thức của học viên đối với việc học tập,ứng dụng kiến
thức đã học vào thực tế cuộc sống, lao động sản xuất.
* Mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ
+ Kiến thức: Có 6 mức độ cần đạt được về kiến thức
+ Kĩ năng: Có 5 mức độ để hình thành kĩ năng
+ Thái độ: Có 5 mức độ đánh giá thái độ
* Xác định đúng mục tiêu của bài học/chuyên đề
- Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung

của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác
định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục
tiêu của bài.
- Cuối mỗi bài học thường có hệ thống câu hỏi và bài tập. Giáo viên cũng có thể
dựa vào đó để xác định mục tiêu bài học.
* Một số động từ thường được sử dụng để biểu đạt các yêu cầu về kiến thức,
kĩ năng, thái độ
3. Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại Trung tâm GDTX Phù Cừ
- Bản thân đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục với tất cả các tiết
dạy trong năm học
3


4. Những khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm
giải quyết những nội dung khó này
- Đối với nội dung này khi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tôi
không thấy khó khăn về cách thức tổ chức bồi dưỡng
5. Tự đánh giá
Sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác
được 95% so với yêu cầu và kế hoạch
6. Kết quả đánh giá
Họ và tên

Vũ Thị Thảo

KQ đánh giá

Kết quả tự đánh giá của cá nhân
KQ đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của Trung tâm


Mô đun1:
Điểm Ghi
GDTX 13
TB chú
Kiến Vận
thức dụng
5
4
9

II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2: GDTX 15: KHAI THÁC, XỬ LÍ THÔNG
TIN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG
1. Nội dung:
Khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng
4


2. Kết quả đạt được
a. Tìm hiểu một số vấn đề chung về công tác khai thác, xử lí thông tin phục
vụ bài giảng đối với Trung tâm GDTX
b. Một số nội dung cơ bản, cần thiết trong công tác khai thác, xử lý thông
tin phục vụ bài giảng đối với Trung tâm GDTX
- Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố như; mục tiêu, nội dung, phương
pháp dạy học, phương tiện dạy học, thời gian, địa điểm, kiểm tra, đánh giá... có
thể khai thác từ mạng Internet rất nhiều nội dung trên. Tuy nhiên, điều quan
trọng là phải đánh giá được độ tin cậy và độ giá trị của thông tin thu được từ
mạng Internet.
- Ví dụ, nội dung của môn học có thể khai thác các bài giảng, bài kiểm tra, các
tư liệu hình ảnh, video, mô phỏng... phục vụ bài giảng.

- Quá trình dạy học được tổ chức ở trung tâm GDTX có những đặc thù riêng
như học viên vừa làm vừa học, hay học ngoài giờ làm việc, học viên lớn tuổi
ngại tiếp xúc với công nghệ thông tin...
c. Các biện pháp tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng
* Tìm kiến thông tin trên Google
- Tìm kiếm tư liệu văn bản
+ Kích đúp biểu tượng Internet Explorer trên desktop để mở trang Internet, gõ
địa chỉ vào ô Addresss à Enter.
+ Giao diện của Google xuất hiện. Gõ cụm từ chìa khoá (trong dấu kép) cần tìm
kiếm vào, ví dụ: “Văn minh Sông Hồng”, “Gandhi”,…à Enter.
Để lưu lại nội dung bài viết trên trang web này thì dùng chuột bôi đen nội
dung cần lưu à kích chuột phải à copy rồi mở trang word để dán vào (paste)
vào hoặc chọn File à Save as…à chọn đường dẫn (Save in) để lưu vào máy
tính hay USB à gõ tên tài liệu vào ô file name (gõ không dấu)à Save.
- Tìm kiếm tư liệu tranh, ảnh, bản đồ…
+ Sau khi vào trang tìm kiếm Google, thay vì chọn Web để tìm các bài viết thì
chọn Hình ảnh để tìm hình ảnh rồi nhập từ chìa khoá cần tìm à Enter.

5


+ Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá với các kích
cỡ khác nhau, nên chọn cỡ Trung bình hoặc Lớn trong khung Hiển thị (với các
cỡ ảnh từ 50Kb trở lên mới có thể sử dụng tốt trong dạy học).
+ Kích chuột phải vào hình lớn à kích vào Save Picture As (hay kích vào biểu
tượng Save ở góc trên, trái của hình) à chọn đường dẫn đến nơi lưu trên máy
tính hay USB (Save in), đặt lại tên trong ô File name (nếu cần) à Save.
* Tải dữ liệu từ web
- Lưu cả nội dung của trang hiện thời
+ Vào menu File, chọn Save As...

+ Khi xuất hiện hộp thoại Save Web Page, lưu lại file vào thiết bị (file ngầm
định ở dạng *.htm, *html).
- Lưu một đoạn văn bản
Chọn (bôi đen) đoạn văn bản cần lưu trữ, sau đó vào menu Edit, chọn Copy
(hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+C) rồi chuyển sang một chương trình xử lí văn bản
như Word, vào menu Edit của Word chọn Paste (hoặc nhấn tổ hợp phím
Ctrl+V). Các văn bản trên trang web tiếng Việt cho đến thời điểm hiện tại đều
sử dụng font Unicode theo chuẩn quổc tế (Times New Roman, Verdana,...), vì
vậy sau khi copy và dán vào một chương trình xử lí văn bản, nếu muốn sửa
chữa, cần phải sử dụng bộ gõ Tiếng Việt đặt ở chế độ Unicode.
- Lưu lại hình ảnh
Nhấp chuột phải vào ảnh trên trang web, chọn Save Picture As. Khi xuất hiện hộp
thoại Save Picture As, đặt tên file (nếu cần) và lưu trữ như lưu trữ cả trang web.
- Download File
+ Muốn tải file từ

siêu

liên kết, kích chuột vào vị trí liên kết, thông thường là

Download
+ Khi xuất hiện bảng thông báo File Dmvnload, chọn Save. Khi xuất hiện hộp
thoại Save As, chọn ổ đĩa, thư mục lưu trữ File và nhấn chọn Save để tải file
về máy tính.
* Tìm kiến, tải vi deo từ youtube
- Bước 1:
+ Vào trang www.youtube. com.
6



+ Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm, sau đó nhấn nút Search
- Bước 2:
+ Nhấn đúp chuột vào hình video để xem hoặc tải về máy tính
+ Nhấn chuột vào ô URL (khi đó toàn bộ nội dung text trong ô sẽ được bôi đen)
+ Nhấn chuột phải và chọn Copy
- Bước 3:
+ Khởi động trình duyệt, mở trang http: / /keepvid.com.
+ Nhấn chuột vào ô URL, sau đó nhấn chuột phải, chọn Paste để dán nội dung
vừa copy trước đó vào ô URL sau đó nhấn nút Download ở bên cạnh.
+ Nhấn chuột phải vào link có chữ Download thứ nhất (get - video.fLv-Low
Quality) trong phần Download Links và chọn Save Target As...
+ Nhấn nút save để bắt đầu
+ Nhấn Save để chuẩn bị tải về máy tính. Đặt tên cho file, sau đó nhấn Save để
bắt đầu quá trình tải movie về máy tính.
- Bước 4: Xem Video
+ Để xem được các movie ở định dạng FLV cần phải có phần mềm hỗ trợ xem
định dạng này.
+ Có thể tải các phần mềm đọc file FLV miến phí từ:
http: / / www.flvsoft.com/flv_player
http: /,''www.applian.com/flvplayer
http: / /www.videolan.oigd. Phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học có ứng
dụng khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng phù hợp với từng đối tựợng,
điều kiện học tập trong Trung tâm GDTX
d. Phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học có ứng dụng khai thác, xử lí
thông tin phục vụ bài giảng phù hợp với từng đối tựợng, điều kiện học tập
trong Trung tâm GDTX
- Đối với trung tâm GDTX giáo viên cần nắm chắc khả năng nhận thức của học
sinh. Từ đó xây dựng chương trình và nội dung học cho phù hợp.
- Với đối tượng học sinh GDTX học sinh nhận thức chậm. vì vậy khi xây dựng
các bài giảng cho đối tượng này giáo viên cần chọn lọc nội dung kiến thức đơn

giản, cơ bản để học sinh nắm được nội dung bài.
7


- Khi thiết kế các bài giảng điện tử giáo viên không nên đưa các nội dung phức tạp,
bên cạnh nội dung của bài giáo viên kết hợp các kiến thức thực tế mà giáo viên
khai thác được trên mạng internet giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài dễ hơn.
e. Phương pháp đánh giá và sử dụng kết quả của công tác khai thác, xử lí
thông tin phục vụ bài giảng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện đối với học viên Trung tâm GDTX
- Qua các bài giảng có khai thác lí thông tin phục vụ bài giảng giáo viên cần có
phương pháp kiểm tra đánh giá các nội dung đã học từ đó đánh giá được khả
năng nhận thức của học viên từ đó điều chỉnh các nội dung kiến thức mà giáo
viên cần cung cấp cho học viên trong các nội dung tiếp theo.
3. Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại Trung tâm GDTX Phù Cừ
- Với nhận thức trên, tôi đã lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng theo các bước trên.
- Bản thân đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục trong cả năm học
4. Những khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm
giải quyết những nội dung khó này
* Những khó khăn
- Thông tin mạng Internet rất nhiều, đa dạng vì vậy độ tin cậy và độ giá trị của
thông tin thu được từ mạng Internet chưa cao.
- Quá trình dạy học được tổ chức ở trung tâm GDTX có những đặc thù riêng
như học viên vừa làm vừa học, hay học ngoài giờ làm việc, học viên lớn tuổi
ngại tiếp xúc với công nghệ thông tin...
* Những đề xuất
- Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố như; mục tiêu, nội dung, phương pháp
dạy học, phương tiện dạy học, thời gian, địa điểm, kiểm tra, đánh giá... có thể khai
thác từ mạng Internet rất nhiều nội dung trên. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải
đánh giá được độ tin cậy và độ giá trị của thông tin thu được từ mạng Internet. Vì

vậy, người GV chủ yếu làm nhiệm vụ hướng dẫn người học biết cách khai thác, xử
lí, lưu trữ thông tin, từ đó đưa ra những quyết định chính xác.
- Gv khai thác các bài giảng, bài kiểm tra, các tư liệu hình ảnh, video, mô
phỏng... phục vụ bài giảng, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp HS thấy
được vai trò của mạng Internet trong học tập.
8


5. Tự nhận xét và đánh giá
Sau khi học tập, bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực
tiễn công tác đạt 90% so với yêu cầu và kế hoạch
6. Kết quả đánh giá
Họ và tên

Vũ Thị Thảo

KQ đánh giá

Kết quả tự đánh giá của cá nhân
KQ đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của Trung tâm

Mô đun 2:
GDTX 15
Kiến Vận
thức dụng
5
4

Điểm

TB

Ghi
chú

9

III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 3: GDTX 21: THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN
TỬ VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC
1. Nội dung:
Thiết kế bài giảng điện tử, giáo án điện tử, phần mềm dạy học
2. Kết quả đạt được
a. Khái niệm bài giảng điện tử, giáo án điện tử, phần mềm dạy học
9


* Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển
thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
* Giáo án điện tử là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được GV chuẩn
bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mổi quan hệ sư phạm tương tác giữa
GV và học viên, học viên và học viên
* Phần mềm dạy học (hay phần mềm giáo dục)
Phần mềm giáo dục là phần mềm máy tính có nhiệm vụ chính là hỗ trợ
dạy học hoặc tự học
b. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục thường xuyên
hiện nay
GV cũng thường sử dụng CNTT để thu hút học viên học tập. với mục
đích này GV thường sử dụng các bài trình chiếu được thiết kế hấp dẫn hoặc sử
dụng những đoạn video, những clíp, những phần mềm mô phỏng có nội dung

liên quan trực tiếp đến bài học để thu hút học viên.
c. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Bước 2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
Bước 3. Multimedia hoá kiến thức
Bước 4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Bước 5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
Bước 6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
d. Một số phần mềm dạy học đang phổ biến
* Phần mềm PowerPoint
Để thiết kế một bài giáo án điện tử trên Microsoft PowerPoint, cần tiến
hành theo các bước:
Bước 1. Khởi động chương trình PowerPoint, định dạng và tạo File mới
Khởi động PowerPoint: Chọn Start\Program\Microsoft PowerPoint, hoặc có
thể vào nhấp vào biểu tượng trên thanh Office bar hoặc trên màn hình Windows.
10


Lưu file mới: Chọn File\Save (Ctrl + S) hoặc vào biểu tượng Save trên
thanh công cụ.
Bước 2. Nhập nội dung văn bản, đồ hoạ cho từng Slide
Hiệu chỉnh định dạng ký tự: vào Format\Font, xuất hiện hộp thoại Font.
Trong hộp thoại Font, có các mục chọn sau: Font (chọn các loại Font chữ), Font
Style (dạng chữ), Size (cỡ chữ), Color (màu chữ), Under line (gạch dưới),
Shadow (tạo bóng mờ), Emboss (chữ nổi), SuperScript (chữ ở chỉ số trên),
SubScript (chữ ở chỉ số dưới). Những định dạng chữ ở trên có thể dùng phím
nóng hoặc dùng biểu tượng trên thanh công cụ Formatting.
Tạo Bullets & Numbering (định dạng đầu dòng): chọn Format\Bullets and

Numbering, hộp thoại Bullets and Numbering xuất hiện, chọn dạng cần thiết
trong các ô mẫu, chọn màu trong khung Color, chọn kích cỡ trong khung Size.
Để chọn các Bullets, kích vào Customize hoặc Picture.
Sử dụng thanh công cụ Drawing để thực hiện đồ hoạ. Nếu thanh Drawing
chưa xuất hiện, vào trình đơn View\Toolbar\Drawing để làm xuất hiện công cụ
đồ hoạ. Cũng có thể sử dụng các hình mẫu trong AutoShapes.
Bước 3. Chọn dạng màu nền phần trình diễn
Chọn mẫu Template (mẫu màu nền): Chọn Format\Slide Designs, xuất
hiện hộp thoại Apply a Designs Template, chọn các mẫu màu nền thích hợp.
Chọn màu nền cho Template: Vào Format\Background, xuất hiện hộp thoại
Background, trong hộp thoại này có hai lựa chọn More Colors và Fill Effeets.
Bước 4. Chèn hình ảnh, đồ họa, âm thanh, video clip vào Slide
Chèn ảnh ClipArt: Chọn Insert\Picture\ClipArt, xuất hiện cửa sổ ClipArt,
chọn hình ảnh muốn chèn.
Chèn tập tin ảnh: Chọn Insert\Picture\From File, xuất hiện cửa sổ From
File, trong cửa sổ này muốn chèn hình ảnh ở thư mục nào thì mở thư mục đó ra,
chọn các File ảnh thích hợp (có dạng *.bmp, *.jpg, *.tif, *.emf, *.wmf).
Chèn phim ảnh và âm thanh: Chọn Insert\Movie and Sound\... trong trình
đơn này có các mục sau:
- Movie from Gallery: chèn phim từ thư viện của chương trình Microsoft Office.
Drag chuột vào phim muốn chèn từ thư viện phim vào slide cần chèn.
11


- Movie from File: chèn tập tin dạng *.avi tự chọn.
Bước 5. Sử dụng các hiệu ứng trong PowerPoint để hoàn thiện nội dung và hình
thức của một bài giảng
Xác lập hiệu ứng động cho đối tượng: chọn đối tượng cần thiết lập hiệu
ứng, sau đó chọn Slide Show\Custom Animation (right tại đối tượng và chọn
Custom Animation). Trong cửa sổ Custom Animation, chọn trong hộp Add

Effects một Effects nào đó thích hợp, sau đó chọn cách biểu thị kỹ xảo, chọn
cách biểu thị từng chữ hay từng câu trong phần Introduce text.
Bước 6. Thực hiện liên kết giữa các Slide, các File, chương trình
Để thực hiện liên kết, ta chèn các nút điều khiển bằng cách: chọn Slide
Show\Action Buttons (hoặc có thể vào AutoShapes\Action Buttons), sau đó
chọn loại button, và drag trên màn hình để tạo button. Sau khi tạo button xong,
xuất hiện cửa sổ Action Setting để thiết lập công dụng cho button.
Trong Action Setting, có hai bảng lựa chọn để thiết lập biến cố.
Mouse (biến cố chuột): nhấn chuột trên đối tượng thì lệnh sẽ được thực hiện.
Object Action (tùy chọn các loại đối tượng nào mà sẽ có các lệnh khác nhau).
Play Sound (âm thanh): mở khung để chọn loại âm thanh.
Bước 7. Chạy thử chương trình và sửa chữa
Sau khi hoàn tất việc thiết kế, chọn nút Slide Show nằm ở phía trái trên
thanh công cụ, phía trên màn hình để trình diễn tài liệu đã thiết kế. Kiểm tra lại
hình ảnh, việc liên kết giữa các Slide,...
* Phần mềm Violet
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để
tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công
thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...),
sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng
chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng...
3. Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại Trung tâm GDTX Phù Cừ
- Với nhận thức trên, tôi đã lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng theo các bước trên.

12


- Bản thân đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục trong cả năm học cụ
thể sử dụng Phần mềm PowerPoint soạn bài giảng điện tử trong 10 tiết dạy,
đăng ký soạn bài bằng giáo án điện tử

4. Những khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm
giải quyết những nội dung khó này
* Những khó khăn
- Còn hạn chế về mặt kĩ năng CNTT
- Đầu tư bài giảng điện tử mất nhiều thời gian
- Cơ sở vật chất phục vụ cho các tiết dạy trình chiếu chưa đảm bảo
* Những đề xuất
- Luôn chủ động, tích cực ứng dụng CNTT vào trong giờ dạy học
- BGĐ tạo mọi điều kiện để GV giảng dạy các tiết bài giảng có chất lượng.
5. Tự nhận xét và đánh giá
Sau khi học tập, bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực
tiễn công tác đạt 95% so với yêu cầu và kế hoạch ..
6. Kết quả đánh giá

Họ và tên

Vũ Thị Thảo

KQ đánh giá
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
KQ đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của Trung tâm

Mô đun 3:
Điểm
GDTX 21
TB
Kiến Vận
thức dụng
5


4

Ghi
chú

9

IV. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 4: GDTX 34: TỰ HỌC, TỰ BỒI DƯỠNG
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN GDTX
1. Nội dung:
Tự học, tự bồi dưỡng
2. Kết quả đạt được
a. Một số vấn đề lí luận về tự học, tự bồi dưỡng
* Khái niệm tự học
13


Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm
lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong khoa học cũng như trong cuộc sống
bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.
* Các hình thức tự học
- Hình thức 1: cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có
sách và sự hướng dẫn của giáo viên
- Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có giáo viên bên cạnh.
- Hình thức 3: Tự học có sách, có thầy giáp mặt một sổ tiết trong ngày, sau đó
người học về nhà tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên
* Ý nghĩa của tự học
Nhờ có tự học và chỉ bằng con đường tự học, người học mới có thể nắm
vững tri thức, thông hiểu tri thức, bổ sung và hoàn thiện tri thức cũng như hình

thành những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.
b. Thực trạng của công tác tự học, tự bồi dưỡng ở các cơ sở GDTX
Việc tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ GV trung tâm GDTX hiện nay khó
thực hiện vì số lượng GV ở các trung tâm rất ít và thiếu nên GV phải dạy nhiều
giờ và nhiều công tác khác nữa; Hiện chưa có chính sách hỗ trợ cho GV tham
gia tự học, tự bồi dưỡng; không có tài liệu để tự học.
c. Các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tự học, tự bồi
dưỡng đối với giáo viên GDTX.
* Thứ nhất: kĩ

năng kế hoạch hóa việc tự học:

Kĩ năng này cần tuân thủ các nguyên

tắc sau : Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học;
xen kẽ hợp lí giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giữa
nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập,
biết tự kiểm tra.
* Thứ hai: kĩ năng nghe và bài trên lớp: Quy trình nghe giảng gồm các khâu
như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới.
Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của giảng viên, liên hệ kiến
thức đang nghe với kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước, cần lưu
ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi nhanh (tốc kí), ghi một cách chọn lọc, sủ
14


dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình để
sau đó có dịp xem lại.
* Thứ ba: kĩ năng ôn tập: Kĩ năng này được chia làm hai nhóm là kĩ năng ôn,
kĩ năng tập luyện.

Kĩ năng ôn bài là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối
quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu
được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài.
Kĩ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kĩ năng tương ứng
với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của GV đến việc người học tự
thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến
bài tập hệ thống hoá bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến
thức vào cuộc sống.
* Thứ tư:. kĩ năng đọc sách: Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách
đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài
đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá.
Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ, khi đọc phải ghi chép.
3. Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại Trung tâm GDTX Phù Cừ
- Với nhận thức trên, tôi đã lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng theo các bước trên.
- Bản thân đã vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục trong cả năm học .
4. Những khó khăn và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm
giải quyết những nội dung khó này
* Những khó khăn
Trong thực tế, việc tự học, tự bồi dưỡng của GV còn nhiều bất cập.
- Chưa tạo những điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí hỗ trợ về việc động
viên khen thưởng cho những GV tham gia BDTX đạt kết quả tốt.
- Bản thân GV cũng chưa có ý thức tích cực tham gia BDTX, nên chưa chủ động
khắc phục khó khăn tham gia, thậm chí có những GV được cử đi bồi dưỡng còn
bỏ học nửa chừng để đi làm việc khác. Điều đó chứng tỏ cần phải đẩy mạnh
công tác này mới mong đạt được hiệu quả và chất lượng trong công tác BDTX
* Những đề xuất
15


Như vậy, để có thể nâng cao hiệu quả của công tác tự học, tự bồi dưỡng đối với

giáo viên ở các trung tâm GDTX:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chung trong chương
trình kế hoạch công tác hàng năm của trung tâm; kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng
của tổ chuyên môn, tổ công tác; kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cán bộ,
GV hàng năm, hàng học kì, hàng quý.
Thứ hai, ban giám đốc cần sắp xếp bố trí hợp lí giờ dạy, công việc cho
mỗi cán bộ, GV, dành cho họ một quỹ thời gian nhất định để họ có thời gian tự
học, tự bồi dưỡng.
Thứ ba, ban giám đốc trung tâm cần cân đối tài chính hoạt động sao cho
dành một khoản kinh phí nhất định để hỗ trợ cán bộ, GV mua tài liệu, đi công
tác tập huấn học tập...
5. Tự nhận xét và đánh giá
Sau khi học tập, bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực
tiễn công tác đạt 90% so với yêu cầu và kế hoạch ..
6. Kết quả đánh giá
Họ và tên

KQ đánh giá

Vũ Thị Thảo

Kết quả tự đánh giá của cá nhân
KQ đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của Trung tâm

Mô đun 4:
GDTX 34
Kiến Vận
thức dụng
5

4

Điểm Ghi
TB chú
9

Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX:
CẢ NĂM

KQ ĐÁNH GIÁ
ND1

ND2

ND3

Kết quả tự đánh giá
của cá nhân
Kết quả đánh giá
của Tổ chuyên môn
16

ND4

TỔNG ĐTB

XL


Kết quả xếp loại

của Trung tâm
Phù Cừ ngày 15 tháng 5 năm 2016
Người báo cáo

Vũ Thị Thảo

TRUNG TÂM GDTX PHÙ CỪ

TỔ TRƯỞNG CM

Phù Cừ ngày 15 tháng 5 năm 2016
Người báo cáo

17


Vũ Thị Thảo

18



×