Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sự giống nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu và nghiệp vụ cho vay cầm cố thế chấp các giấy tờ có giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.18 KB, 4 trang )

Áp dụng quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 03/11/2003 và quyết định
898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/08/2003
Sự giống nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu và nghiệp vụ cho vay cầm cố thế chấp các giấy tờ có giá:
-mục đích: Đều là hình thức tái cấp vốn của NHTW cho NHTM.
-đối tượng áp dụng: là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng
gồm: NHTM, NHPT,NHDT,NHCS,NH hợp tác,Nh lien doanh,chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
các loại hình ngân hàng khác được thành lập và hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng.
-Lãi suất do NHNN công bố phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ.
-Giấy tờ có giá bao gồm: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các loại giấy
tờ khác được thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ.( theo điều 5 nghị định 898/2003/QĐNHNN và điều 1452/2003/QĐ-NHNN).
-mức cho vay tối đa không vượt quá tổng số tiền thanh toán của giấy tờ có giá khi đến hạn.
-trả nợ gốc và lãi: khi hết thời hạn, NH xin vay phải thanh toán các giấy tờ có giá.
-xử lý thu hồi nợ bắt buộc: nếu đến hạn mà NH xin vay không trả được nợ thì NHNN trích tài
khoản tiền gửi của NH xin vay tại NHNN, Nếu trong tài khoản không đủ tiền thì NHNN sẽ chuyển
số tiền thiếu của NH sang nợ quá hạn và khoản nợ này sẽ chịu lãi suất quá hạn.
-trách nhiệm của các đơn vị có liên quan thuộc NHNN:
+vụ chính sách tiền tệ: xác định hạn mức và lãi suất cho vay trong từng thời kỳ.
+vụ tín dụng: thông báo về hạn mức cho vay và báo cáo Thống đốc NHNN tình hình sử dụng
hạn mức
+sở giao dich NHNN: thông báo công khai lãi suất tại sở giao dịch NHNN, tiếp nhận và kiểm
tra hồ sơ đề nghị cho vay vốn, tiếp nhận lưu trữ bảo quản giấy tờ có giá và hạch toán kế toán
theo quy định, hàng tháng thực hiện việc tổng hợp các thong tin, số liệu
+vụ kế toán – tài chính: hướng dẫn hạch toán.
+chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc TW: thực hiện nghiệp vụ đối với các NH theo
phạm vi đã được ủy quyền, định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện nghiệp vụ trên địa bàn
về sở giao dich NHNN.


Sự khác nhau:

Điều kiện đối với ngân hàng:


Cho vay cầm cố: (điều 5):
-NH không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt
-NH không có dư nợ quá hạn tại NHNN
-NH thực hiện về bảo đảm tiền vay theo quy chế này
Chiết khấu:không cần điều kiện

Điều kiện đối với các giấy tờ có giá:
Cho vay cầm cố (điều 9):
-NH xin vay là người thụ hưởng đối với các giấy tờ có giá ghi danh và là người nắm giữ hượp
pháp đối với giấy tờ có giá vô danh.
-giấy tờ được cầm cố với tư cách là người thứ 3 theo quy định của pháp luật và cam kết của người
thụ hưởng,
-thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá tối đa là 2 năm.
Chiết khấu:
-trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: thời hạn còn lại tối đa của giấy
tờ có giá là 91 ngày
-trường hợp chiết khấu có thời hạn: thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn
NHNN chiết khấu.
-các giấy tờ có giá đượ phát hành bằng đồng VND và có thể chuyển nhượng được.

Xác định thời hạn cho vay, kì hạn trả nợ:
Cho vay cầm cố (điều 12): NHNNVN và Nh xin vay thỏa thuận về thời gian cho vay và xác định
kì hạn trả nợ trên mục đích của khoản vay và thời hạn thanh toán còn lại của giấy tờ có giá được
chấp nhận cầm cố nhwung thời hạn cho vay không quá 1 năm.
Chiết khấu: +chiết khấu có kỳ hạn: tối đa là 91 ngày (khoản 2 điều 4).

Hạn mức cho vay:
Cho vay cầm cố (điều 11):



-NHNNVN căn cứ nhu cầu vay vốn của NH, hạn mức cho vay cầm cố còn được sử dụng để quyết
mức cho vay cầm cố trên bảng kê giấy tờ có giá được chấp nhận cầm cố để cho vay vốn tại
NHNN.
Chiết khấu:
-căn cứ tổng hạn mức chiết khấu,NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng như sau:
H=V*S*k
Trong đó: V: vốn tự có của NH
S: tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng bằng VND so với tổng tài sản có.
K:hệ số chiết khấu.

Phương thức giao dịch:
Cho vay cầm cố(điều 13): chỉ bằng phương thức trực tiếp nghĩa là các NH giao dich trực
tiếp với NHNN.
Chiết khấu (điều 8): bằng 2 phương thức:
-phương thức trực tiếp: Nh giao dịc trực tiếp với NHNN
-phương thức gián tiếp: Nh giao dịch thong qua hệ thống nối mạng vi tính với NHNN hoặc qua
FAX.

Trình tự, thủ tục thực hiện nghiệp vụ:
Cho vay cầm cố (điều 13):
-sau khi nhận được thông báo của NHNN về chấp nhận cho vay cầm cố, NH xin vay lập khế ước
cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá (4 bản chính) theo mẫu số 05/CC gửi NHNN.
-NHNN và Nh xin vay căn cứ Bảng kê giấy tờ có giá được chấp nhận cầm cố để vay vốn tại
NHNN, thông báo về việc NHNN chấp nhận cho vay cầm cố để làm thủ tục khế ước có bảo đảm
bằng cầm cố giấy tờ có giá (4 bản chính), mỗi bên giữ 2 bản làm căn cứ hạch toán và chuyển tiền
cho vay.
-số tiền cho vay cầm cố được chuyển vào tài khoản tiền gửi của NH xin vay tại NHNN.
Chiết khấu:
-các NH (trụ sở chính) có nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá gửi giấy tờ đề nghị chiết khấu (theo
mẫu số 01) cho NHNN (sở giao dịch NHNN hoặc các chi nhánh NHNN được ủy quyền) vào trước

15 giờ các ngày giao dịch.


-căn cứ các giấy đề nghị chiết khấu và hạn mức chưa được sử dụng của NH,NHNN xem xét quyết
định và thông báo chấp nhận (theo mẫu số 02) hoặc thông báo không chấp nhận (theo mẫu số 03)
ngay sau khi nhận được giấy đề nghị chiết khấu của NH.
-trường hợp tại thời điểm thông báo hạn mức chiết khấu, số dư chiết khấu của NH tại NHNN lớn
hơn hạn mức chiết khấu được thông báo, các khoản chiết khấu có kỳ hạn đã được thực hiện trước
đó vẫn được thực hiện theo cam kết, NHNN chỉ tiếp tục thực hiện việc chiết khấu cho NH khi số
dư chiết khấu nhỏ hơn hạn mức chiết khấu được thông báo của NH.



×