Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH hương hải hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.87 KB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động
kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động nhất định như là tiền đề bắt buộc.
Vốn lưu động có vai trò, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cũng
như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở với xu
hướng quốc tế hóa ngày càng cao và sự kinh doanh trên thị trường càng mạnh mẽ. Do
vậy nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh nhất là nhu cầu vốn dài hạn của
các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Trong khi nhu cầu về vốn lớn
như vậy thì khẳ năng tạo lập và huy động vốn của doanh nghiệp lại bị hạn chế. Vì thế
nhu cầu đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả
nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-Hệ thống các lý luận về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH
Hương Hải Hạ Long.
- Phân tích thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Hương
Hải Hạ Long.
- Trên cơ sở kết quả phân tích được, đề ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị
vốn lưu động tại công ty TNHH Hương Hải Hạ Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: vốn lưu động tại công ty TNHH Hương Hải Hạ Long.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu tại công ty TNHH Hương
Hải Hạ Long số 22, lô C, khu biệt thự sân vườn, Cái Dăm, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng
Ninh, Việt Nam.
+ Thời gian nghiên cứu: các số liệu được thu thập trong giai đoạn 2013-2015
1



4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thống kê các thông tin, số liệu cấn sử dụng
trong đề tài như quá trình thành lập và phát triển của công ty, báo cáo kết quả kinh
doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013-2015 của

-

công ty TNHH Hương Hải Hạ Long để tiến hành phân tích.
Phương pháp xử lý số liệu: trên cơ sở số liệu đã được thu thập, tiến hành đánh giá thực
trạng công tác quản tri vốn lưu động tại công ty. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn

thiện công tác quản trị vốn lưu động tại công tyTNHH Hương Hải Hạ Long.
5. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Hương Hải Hạ Long.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Hương
Hải Hạ Long.
Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH
Hương Hải Hạ Long.
Do thời gian có hạn, tài liệu nghiên cứu không thật đầy đủ nên đề tài không tránh
khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận được sự nhận xét và ý kiến đóng góp để đề tài có ý
nghĩa thực tiễn cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô Hoàng Hải Yến,
cùng sự giúp đỡ tạo điều kiện của ban lãnh đạo công ty TNHH Hương Hải Hạ Long,
các anh chị nhân viên phòng kế toán, phòng kinh doanh,…đã giúp em hoàn thành đề
tài này.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HƯƠNG HẢI HẠ LONG
1.1 Chức năng, nhiệm vụ
Tên công ty viết bằng tiếng Việt : CÔNG TY TNHH HƯƠNG HẢI HẠ LONG


2


Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : HUONG HAI HA LONG COMPANY
LIMITED
Tên công ty viết tắt: HUONG HAI HA LONG CO.,LTD
Giám đốc công ty: BÙI ĐỨC LONG
Trụ sở chính: Tổ 2, khu 2, Vườn Đào, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long , T. Quảng
Ninh, Việt Nam.
Văn phòng đại diện: Số 22, lô C, khu biệt thự sân vườn, Cái Dăm, p. Bãi Cháy, tp.
Hạ Long , Quảng Ninh, Việt Nam.
ĐT: +84 33 3511 168
Fax: +84 4 39716103
website:
Email:
Hình thức pháp lý: công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Mã số thuế: 5701552618-001
Quyết định thành lập: công ty TNHH Hương Hải Hạ Long được thành lập theo
QĐ số

của

Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Chức năng:
+ Mua bán các mặt hàng phục vụ cho việc xây dựng cơ sở vật chất như: máy móc,
thiết bị, vật liệu.....
+ Xây dựng cơ sở vật chất: tàu du lịch, thuyền, xuồng thể thao, nhà hàng, đường
sắt, đường bộ,......
+ Kinh doanh dịch vụ: dịch vụ vui chơi, giải trí, kinh doanh các gian hàng đồ ăn,

đồ lưu niệm,......
- Nhiệm vụ
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển, đầu tư tạo nguồn vốn đầu tư phát
triển công ty mua hàng hóa, tiêu thụ hàng hóa và các sản phẩm Công ty mua vào
3


+ Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tạo uy tín, đối với người tiêu dùng. Thực
hiện đầy đủ trách nhiệm với khách hàng và đối tác. Hương Hải Hạ Long cam kết chất
lượng sản phẩm và dịch vụ luôn luôn tốt nhất. Việc kiểm tra đặt phòng phải được thực
hiện kịp thời và liên tục.
+ Tổ chức tốt công tác cán bộ, đào tạo một đội ngũ bán hàng có trình độ chuyên
môn cao. Tạo điều kiện làm việc thân thiện và hiệu quả cho nhân viên. Chế độ lương
thưởng được quan tâm đúng mức và đầy đủ.
+ Hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường và các tổ chức từ thiện địa phương.
Khuyến khích những đóng góp vào lĩnh vực y tế, giáo dục, tái đầu tư vào các cộng
đồng địa phương nhằm trở thành một phần có trách nhiệm trong sự phát triển của
ngành du lịch Việt Nam.
+ Quản lý và sử dụng tối đa hiệu quả vốn, bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng
nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Và hội nhập trên thị
trường nước ngoài.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính là bộ máy quản lý theo cơ cấu trực
tuyến:
- Theo kiểu quản lý này người thực hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của
người phụ trách cấp trên trực tiếp như: chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám
đốc, chỉ nhận mệnh lệnh của cấp lãnh đạo công ty.
- Người phụ trách chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dưới
quyền mình. Theo cơ chế này là thể hiện chế độ một thủ trưởng.
- Kiểu tổ chức này giản đơn, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng đòi hỏi người cán

bộ quản lý phải có năng lực toàn diện.
- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được áp dụng theo nguyên tắc tập
chung dân chủ thống nhất từ trên xuống dưới.

4


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRI

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN THỐNG KÊ

BỘ PHẬN KẾ HOẠCH

(Nguồn: www.huonghaihalong.com)

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long
+ Chủ tịch hội đồng quản trị : là người có quyền hành cao nhất trong công ty,
cũng là người có số cổ phần cao nhất, có quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh
của công ty theo đúng kế hoạch đề ra, theo đúng điều lệ của công ty, đúng chính sách
pháp luật của nhà nước có trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.
+ Giám đốc :là người có quyền hạn cao thứ 2 trong công ty đứng ra xây dựng triển
khai các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh; kiểm soát việc thực hiện quyết định
lương phụ cấp với người lao động trong công ty, kiểm soát viêc thưc hiện kế hoạch
kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng

mua bán, hợp đồng kinh tế dao dịch trực tiếp kí kết phải thực hiện bằng văn bản có giá
trị .
+ Phó giám đốc : do giám đốc bổ nhiệm và là người thay thế giám đốc thực hịên
chức năng quản lý công ty khi giám đốc đi công tác. Giúp giám đốc bàn bạc những

5


chiến lược và những kế hoạch quan trọng nhằm đảm bảo công ty hoạt động có hiệu
quả.
+ Bộ phân kinh doanh: là nơi tham mưu cho giám đốc về chỉ tiêu kế hoạch, chiến
lược của cômg ty, chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số kế hoạch của phòng do công
ty đề ra. Lập kế hoạch phương án chỉ tiêu thực hiện theo quý, năm về doanh số cho
công ty. Có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng kế hoạch với các phòng ban ....
+ Bộ phận kế toán: có nhiệm vụ quản lý công tác tài chính kế toán của công ty
theo đúng chế độ quy định. Thực hiện ghi chép đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính của công ty tham mưu cho
giám đốc trong lĩnh vực tài chính của công ty ....
+ Bộ phận thống kê: có nhiệm vụ lập kế hoạch kiểm tra tổ chức thực hiện kế
hoạch và điều hành quá trình nhập xuất hàng hóa .
+ Bộ phân kế hoạch: chịu trách nhiệm về việc thực hiện và báo giá cho từng đơn
đặt hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản báo giá, tổ chức thực hiện đơn đặt
hàng, theo dõi tiến độ xử lý các sự cố phát sinh....

6


1.3 Quy mô
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sx kinh doanh Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long
S


So sánh

Năm

Năm

Năm

2013

2014

2015

2014/2013
(+/-)
(%)

2015/2014
(+/-)
(%)

T

Chỉ tiêu

T
1


Số khách (người)

5.870

8.976

10.25

3.106

52,9

1.281

14,27

2

Tổng vốn (tỷ đ)

38,267

53,639

7
57,28

15,372

40,17


3,643

6,79

3

Tổng lao động (người)

37

46

2
48

9

24,3

2

4,3

4

Doanh thu (tỷ đ)

34,357


30,772

8,533

3,585

10,4

22,239

72,3

5

Lợi nhuận (tỷ đ)

6,262

8,432

2,322

2,17

34,7

6,11

72,5


6

Thu nhập bình quân 1

2,221

2,834

3,473

0,613

27,7

0,639

22,6

7

người (triệu đ/tháng)
Nộp ngân sách NN (ngđ)
0
0
0
(Nguồn: Kết quả hđsxkd Công ty Hương Hải)

0

0


0

0

Nhận xét:
- Lượng khách du lịch tăng liên tục từ năm 2013 đến 2015: năm 2013 lượng khách
du lịch là 5.870 người, đến năm 2014 tăng thêm 3.156 khách, tăng 52,9%; năm 2015
lượng khách lại tiếp tục tăng thêm 1.281 người, tăng 14,27%.
- Tổng số vốn cũng tăng qua 3 năm: vốn tăng mạnh nhất là từ năm 2013 đến 2014,
2013 vốn chỉ có 38,267 tỷ nhưng đến năm 2014 tăng thêm 15,372 tỷ, tăng 40,17 %.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dần qua mỗi năm: 2014 là 30,772
tỷ, giảm 3,585 tỷ so với 2013, tương ứng mức giảm 10,4 %; 2015 so với 2014, doanh
thu giảm khá nhiều 22,239 tỷ, giảm 72,3%.
- lợi nhuận năm 2014 tăng 2,17, tăng 34,7 % so với năm 2013. Nhưng đến năm
2015 lợi nhuận giảm 6,11 tỷ tương ứng 72,5%.
- Thu nhập bình quân 1 lao động năm 2013 chỉ có 2,221 triệu đ, nhưng đến năm

7


2014 đã là 2,834 triệu đ, tăng 27,7%; 2015 thu nhập là 3,473 triệu đ, tăng 22,6% so với
2014.
1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty
1.4.1. Đặc điểm dịch vụ
- Đặc điểm dịch vụ: Công ty TNHH Hương Hải là Doanh nghiệp kinh doanh các
ngành nghề chính sau:
+ Dịch vụ tàu nghỉ đêm cao cấp trên vịnh Hạ Long: Những chuyến du lịch nghỉ
dưỡng tại Vịnh Hạ Long luôn đem đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc với
những trải nghiệm đầy thú vị. Dịch vụ nghỉ đêm trên tàu cao cấp là lựa chọn hàng đầu

cho du khách. Đặc biệt bộ mặt của Hương Hải còn được nâng tầm nhờ sự xuất hiện
của Hương Hải Junk và Hương Hải Sealife cruise, là 2 đoàn tàu lọt tốp 29 du thuyền
hiện đại nhất Hạ Long. Dịch vụ này chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2013 là 46,78%,
Năm 2014 là 46,00%, năm 2015 là 55,86%
+ Khai thác và chế biến khoáng sản: Hương Hải đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp
khai thác khoáng sản, tập trung khai thác vôi và chế biến thành một số sản phẩm phục
vụ công nghiệp luyện kim, hóa chất, xây dựng, bảo vệ môi trường…ngành này có quan
hệ mật thiết và hỗ trợ rất nhiều cho các ngành dịch vụ của công ty. Hương Hải đã đầu
tư cho ngành này các máy xúc, xe cẩu nhỏ, thuyền cỡ lớn chuyên chở khoáng sản, rất
nhiều máy móc thiết bị hỗ trợ, phân xưởng, dây truyền sản xuất. Ngành này mang tính
chất hỗ trợ các ngành khác nên chiếm tỷ trọng thấp nhất: năm 2013 là 21,19% năm
2014 là 19,86%, năm 2015 là 11,58%.
+ Dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp: đáp ứng nhu cầu ăn
uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, Hương Hải đã mở rộng liên doanh liên kết với các
nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khu mua sắm trên địa bàn để có được một chuyến du lịch
trọn vẹn nhất cho du khách. Dịch vụ này cũng tương đối quan trọng: năm 2013 chiếm
tỷ trọng 32,03%, 2014 chiếm 34,14%, 2015 chiếm 32,56%.

8


Bảng 1.2 Tỷ trọng ngành kinh doanh của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long
Năm 2013
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ (tỷ đ)
Tàu nghỉ đêm
Ngành khoáng sản
Khách sạn, nhà hàng


15,998
7,246
10,954

Năm 2014
Tỷ
trọng
(%)
46,78
21,9
32,03

Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ (tỷ đ)
13,897
6,000
10,310

Tỷ
trọng
(%)
46
19,86
34,14

Năm 2015
Doanh thu
bán
hàng và

cung cấp Tỷ
dịch vụ (tỷ trọng
đ)
(%)
4,767
55,86
0,987
11,58
2,779
32,56

(Nguồn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Hương Hải Hạ Long)

1.4.2. Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ
Công ty TNHH Hương Hải là công ty kinh doanh dịch vụ. Sau đây là quy trình
hoạt động kinh doanh của 1 tour du lịch:

9


Nhận yêu cầu

Phân tích và tư vấn

Lập kế hoạch và báo giá

Ký hợp đồng

Chuẩn bị tour


Tổ chức hoạt động, dịch vụ

Kết thúc tour

(Nguồn: huonghaihalong.com)

Sơ đồ 1.2 Quy trình hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty Hương Hải
-Nhận yêu cầu: Nhân viên tư vấn nhận yêu cầu của khách hàng để biết nhu cầu
khách hàng về chất lượng, hình thức tour, loại phương tiện, dịch vụ, những yêu cầu
riêng của khách hàng,… nhân viên cũng phải xác định được số người du lịch, ngày giờ
chuyến đi.
-Phân tích và tư vấn: Dựa trên những yêu cầu của khách hàng, nhân viên tư vấn sẽ
tổng hợp lại để đưa ra tour du lịch thích hợp nhất. Bên cạnh đó, nhân viên cũng cần

10


đưa ra gợi ý về một số tour đang được khuyến mãi hay một số sự kiện sắp tổ chức để
khách hàng nắm rõ hơn về công ty.
-Lập kế hoạch, báo giá: Cung cấp cho khách hàng thông tin cụ thể về ngày giờ, lộ
trình, các hoạt động khách được tham gia,….để khách hàng có thời gian chuẩn bị.
- Ký hợp đồng: sau khi xác nhận đầy đủ thông tin, khách hàng có nhu cầu sử dụng
dịch vụ, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng.
Thủ tục ký hợp đồng cần phải tiến hành nhanh gọn, chính xác, đảm bảo quyền lợi
của khách hàng cũng như của công ty.
-Chuẩn bị tour: khâu này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận, bộ phận kế
hoạch lên kế hoạch tổ chức làm hài lòng mong muốn của khách, tạo sự mới mẻ cho
tour du lịch; bộ phận kinh doanh lên kế hoạch và có những biện pháp cụ thể để mang
lại doanh thu từ hoạt động bán hàng; bộ phận kĩ thuật đảm bảo tàu thuyền, phương tiện
đường bộ, các cơ sở vật chất,…không bị hỏng hóc.

-Tổ chức hoạt động, dịch vụ: khâu quan trọng nhất để quảng cáo hình ảnh công ty.
Bộ phận kế hoạch cần có những chiến lược mới, sáng tạo để hấp dẫn du khách, bên
cạnh đó cũng cần sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ công nhân công ty.
-Kết thúc tour: xin ý kiến đánh giá, đề xuất của khách hàng để công ty có thể hoàn
thiện hơn. Tạo ấn tượng tốt đẹp, gửi lời chào. Hứa hẹn những đổi mới hấp dẫn cho
chuyến du lịch lần sau.
1.4.3. Tình hình lao động, tiền lương
Tình hình lao động:
- Nhân viên công ty đều được tuyển chọn kỹ lưỡng đảm bảo có trình độ năng lực
cao, có kĩ năng kĩ thuật tốt, khả năng giao tiếp, ngoại hình ưa nhìn, năng động linh
hoạt, có sức khỏe, nhiệt huyết với công việc.
- Nhân viên cũng thường xuyên được tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ do
công ty tổ chức.

11


- Thời gian làm việc là 8h/ ngày, làm việc luân phiên, làm theo ca để đảm bảo
phục vụ khách hàng 24/24.

12


Bảng 1.3 Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long
Năm 2013
Giới tính

Năm 2014

Trình độ

Dưới

Nam Nữ

ĐH

Giới tính
Trên

ĐH

Trình độ
Dưới

Nam Nữ

ĐH

Năm 2015

ĐH

Giới tính
Trên

ĐH

ĐH

Trình độ

Dưới

Nam Nữ

ĐH

Tr

ĐH

Đ

Cán bộ quản lý

1

1

0

0

2

2

0

0


0

2

1

0

0

0

1

NV kế hoạch

1

3

0

2

2

2

2


0

1

3

1

2

0

1

2

NV kinh doanh

2

1

0

3

0

2


3

0

1

4

2

2

0

1

3

NV sản xuất

2

3

0

5

0


3

4

0

2

5

2

3

0

2

3

NV kĩ thuật

3

0

0

1


2

1

2

0

2

1

2

1

0

2

1

Kế toán

0

2

0


1

1

0

2

0

1

1

1

1

0

1

1

NV phục vụ

4

8


12

0

0

6

9

15

0

0

5

15

20

0

0

Bảo vệ

6


0

6

0

0

8

0

8

0

0

10

0

10

0

0

Tổng


19

18

18

12

7

24

22

23

7

16

24

24

30

7

11


Tỷ lệ (%)

51

49

49

32

19

52

48

50

15

35

50

50

63

15


22

(Nguồn: www.huonghaihalong.com)

13


Nhận xét:
- Nhìn chung từ năm 2013 đến năm 2015, cơ cấu lao động theo giới tính của
Công ty có tỷ lệ lao động nam và nữ là ngang nhau, cụ thể tỷ lệ nam - nữ lần lượt
như sau: 2013 là 51% - 49%, 2014 là 52% - 48%,2015 là 50% - 50%. Và lượng lao
động nam nữ cũng được phân bố tương đối đồng đều ở mỗi bộ phận và nhiệm vụ
khác nhau. Nhân viên công ty có trình độ khác nhau phù hợp với từng vị trí. Trong
đó 100% cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kĩ thuật, nhân viên kế
hoạch, kế toán có trình độ trên Đại học.
- Tuy không biến động nhiều, nhưng từ 2013 đến 2015 Công ty vẫn có sự thay
đổi về lượng lao động.
+ Tổng số lao động tăng dần qua mỗi năm: Năm 2013 là 37 lao động, đến 2014
là 46 lao động, tăng 9 lao động, năm 2015 tăng 2 lao động, nâng tổng số lao động
của Công ty lên thành 48 lao động.
+ Từ năm 2013 đến 2014, cán bộ quản lý, nhân viên kế hoạch, nhân viên kĩ
thuật, kế toán không thay đổi, nhân viên kinh doanh và nhân viên sản xuất đều tăng
2 lao động thành 5 nhân viên kinh doanh và 7 nhân viên sản xuất: từ năm 2014 đến
2015 nhân viên kĩ thuật và kế toán không đổi, cán bộ quản lý, nhân viên kế hoạch
và nhân viên kinh doanh giảm 1, nhân viên sản xuất giảm 2, hiện tại chỉ còn 1 nhân
viên quản lý, 3 nhân viên kế hoạch, 4 nhân viên kinh doanh và 5 nhân viên sản xuất.
+ Nhân viên phục vụ và bảo vệ đều tăng dần số lượng qua các năm: năm 2014
bổ sung thêm 2 nhân viên phục vụ và 2 nhân viên bảo vệ so với 2013: năm 2015 có
20 phục vụ và 10 bảo vệ, tăng 5 phục vụ và 2 bảo vệ so với 2014.
=>Như vậy cơ cấu lao động thay đổi nhưng vẫn đảm bảo cân bằng giới tính do

đặc thù ngành du lịch cần cả nam và nữ. Năm 2014 do đầu tư tàu du lịch Hương Hải
Sealife nên thu hút thêm khách du lịch, việc tăng nhân viên kd và tăng nhân viên sx
là hợp lý. Năm 2015, nhận thấy các ngành nghề của công ty có thể kết hợp tốt cho
nhau để có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất nên cần một người
có trình độ cao có thể bao quát tất cả các khâu, nên công ty quyết định chỉ giữ lại
một cán bộ quản lý. Nhu cầu cuộc sống càng cao, khách du lịch tăng, lượng phục vụ

14


và bảo vệ cũng tăng theo để đảm bảo cung ứng kịp thời các dịch vụ cho khách hàng.
Đây cũng là một quyết định đúng đắn của Công ty.
Tình hình tiền lương:
+ Trả lương theo hệ số % doanh số bán ra và kinh doanh có hiệu quả, có bảo
toàn vốn. Tỷ lệ nợ của khách hàng không được vượt quá mức quy định.
+ Công ty trả lương cơ bản theo hệ số đối với từng trường hợp cụ thể như bảo
vệ và phục vụ.
+ Trả lương khoán theo sản phẩm và dịch vụ làm ra có chất lượng cao. Mức
lương trung bình: năm 2013 là 2,221 triệu đ/ người, năm 2014 là 2,834 triệu đ/
ngườ, năm 2015 là 3,473 triệu đ/ người.
1.4.4. Tình hình vật tư, tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty gồm có nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải,
máy móc trang thiết bị, và nhiều vật dụng kỹ thuật khác...Các phòng ban của Công
ty được trang bị máy tính, Fax, điện thoại, tổng đài và các thiết bị chuyên dùng khác
phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức quản lý..
Bảng 1.4 Bảng giá trị tài sản cố định (đv: tỷ đồng)
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
GT hao mòn luỹ kế

Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn luỹ kế
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Năm 2013
17,987
15,333
15,333
0
0
0
0
4.947

Năm 2014
10,965
40,174
40,175
(1.091)
2,500
2,500
0
0

Năm 2015
13,024
40,108
40,111
(3.055)

4,150
4,150
0
0

(Nguồn: bảng cân đối kế toán)

Nhận xét:
- Tài sản cố định tăng từ 2013 – 2014, sang 2015 giảm xuống nhưng không
dáng kể: năm 2014 tăng 20,439 tỷ đ, năm 2015 giảm so với 2014 là 1,482 tỷ đ.
- Trong đó loại tài sản cố định mỗi năm có những thay đổi cụ thể như sau:
+ Năm 2013, tài sản cố định hữu hình có giá trị hơn 15 tỷ và chi phí xây dựng
cơ bản dở dang gần 5 tỷ đ.

15


+ Năm 2014, tài sản cố định hữu hình có giá trị 40,174 tỷ đ, giá trị hao mòn là
1.091 tỷ đ; tài sản cố định vô hình có nguyên giá là 2,500 tỷ đ, không có hao mòn.
+ Năm 2015, tài sản cố định hữu hình có giá trị là 40,108 tỷ đ trong đó nguyên
giá là 40,111 tỷ đ, hao mòn luỹ kế khá lớn là 3,055 tỷ đ; tài sản cố định vô hình có
giá trị 4,150 tỷ, tăng gần 2 tỷ đ so với 2014, không có hao mòn.
Nhìn chung cơ sở vật chất của Công ty TNHH Hương Hải Hạ Long tương
đối hiện đại, kỹ thuật tiên tiến phù hợp với sự tăng trưởng cả về mặt lượng và chất
của Công ty.
1.4.5 Tình hình tài chính
Nguồn vốn của công ty được huy động từ hai ngồn chính là vốn vay và vốn chủ
sở hữu.
+ Vốn vay có được từ; vay nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền
trước, phải trả người lao động, phải trả nội bộ, phải trả nộp khác, vay nợ dài hạn.

+ Vốn chủ sở hữu có được từ: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối.
- Các khoản mục của công ty gồm: đầu tư ngắn hạn và dài hạn
+ Đầu tư ngắn hạn gồm: đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư ngắn
hạn.
+ Đầu tư dài hạn gồm: bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư
vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn khác và dự phòng giảm giá đầu tư.

16


Bảng 1.5 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty ( Đơn vị: tỷ đ)
Năm 2013

Tài sản
I.Tài sản ngắn hạn
II.Tài sản dài hạn
Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
II.Vốn chủ sở hữu

Năm 2014
Số
Tỷ

Năm 2015
Số
Tỷ


tiền

trọng

tiền

trọng

(tỷ đ)
53,63

(%)

(tỷ đ)
57,28

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(tỷ đ)

(%)

58,267

100


17,987

30,86

40,280

69,13

51,993

100

10,726

20,63

3,231
7,495

28,9
71,1

5
6,346
8,319

30,541

79,8


38.94

9
10,96
5
42,67
4
53,63
9
14,66

100
20,4
79,6
100
27,3
43,3
56,7
72,7

2
13,02
4
44,25
8
57,28
2
12,04
7

6,827
5,219
45,23
5

100
22,7
77,3
100
21,0
56,7
43,3
79,0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Nhận xét:
- Từ năm 2013 đến 2015, tài sản và nguồn vốn công ty đều có xu hướng tăng
lên:
+ Tài sản: năm 2013 là 58,267 tỷ đồng, đến 2014 là 53,639 tỷ đồng, giảm 4,
628 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 7,94%, năm 2015 tăng 3,643 tỷ đồng, tăng
6,79%.
+ Nguồn vốn: Năm 2013 là 51,993 tỷ đồng đến 2014 là 53,639 tỷ đồng,
tăng1,646 tỷ đồng, tăng 3,17%, năm 2015 là 57,282 tỷ đồng, tăng 3,643 tỷ đồng,
tăng 6,79%.
- Tỷ trọng từng loại tài sản và nguồn vốn qua từng năm như sau:
+Tài sản có ngắn hạn và dài hạn
Năm 2013, tài sản ngắn hạn chiêm 30,86, tài sản dài hạn chiếm 69,13%

17



Năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm 20,4%, tài sản dài hạn chiếm 79,6%
Năm 2015, tài sản ngắn hạn chiếm 22,7%, tài sản dài hạn chiếm 77,3%
=> Như vậy tài sản ngắn hạn và dài hạn mỗi năm đều có sự thay đổi, nhưng có
thể thấy tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong công ty. Công ty đã chú trọng
tới việc đầu tư cho những tài sản sử dụng lâu dài, không phải thay mới thường
xuyên, sử dụng được nhiều năm.
+ Nguồn vốn gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu
Năm 2013, vốn vay chiếm 20,2%, vốn chủ sỡ hữu chiếm 79,8%.
Năm 2014, vốn vay chiếm 27,3%, vốn chủ sỡ hữu chiếm 72,7%.
Năm 2015, vốn vay chiếm 21,0%, vốn chủ sỡ hữu chiếm 79,0%.
=> Nguồn vốn vay của công ty qua các năm đều chỉ hơn 20%, nhưng vốn chủ
sở hữu lại rất cao, trên 70%. Điều này cho thấy công ty rất chủ động về vốn,có thể
tự huy động vốn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào việc đi vay, nên công ty có
thể đứng vững trước những biến đổi bất thường.

18


CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH HƯƠNG HẢI HẠ LONG
2.1. Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động trong các doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về đối tượng lao động và
tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo,
thành phẩm, hàng hóa và tiền tệ hoặc là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sản
xuất và tài sản lưu thông ứng ra bằng số vốn lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị
toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản

xuất
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất
kinh doanh. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động
của vật tư. Trong doanh nghiệp, sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vất
tư. Vốn lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng vật tư hàng hóa dự trữ ở các khâu
nhiều hay ít. Mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số
lượng vật tư sử dụng có tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu
thông có hợp lý hay không. Vì thế, thông qua tình hình luân chuyển vốn luu động
còn có thể kiểm tra một cách toàn diện việc cung cấp, sàn xuất và tiêu thụ của
doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia. Tại doanh
nghiệp, tổng số vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hện chặt chẽ với
những chỉ tiêu công tác cơ bản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đảm bảo đầy dủ.
kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, ra sức tiết kiệm vốn, phân bố vốn hợp lý trên các
giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thì với số vốn ít nhất có
thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm là điều kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách, trả nợ vay, thúc đẩy việc
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

19


2.1.2. Ý nghĩa, vai trò của vốn lưu động
2.1.2.1. Ý nghĩa của vốn lưu động
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có
ba yếu tố đó là vốn, lao động và kỹ thuật – công nghệ. Cả ba yếu tố này đều đóng
vai trò quan trọng song vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Bởi vì hiện nay,
đang có một nguồn lao động dồi dào, việc thiếu lao động chỉ xảy ra ở các ngành
nghề cần đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng vấn đề này có thể khắc phục được trong
một thời gian ngắn nếu chúng ta có tiền đề để đào tạo lại. Vấn đề là công nghệ cũng

không gặp khó khăn phức tạp vì chúng ta có thể nhập chúng cùng kinh nghiệm quản
lý tiên tiến trên thế giới, nếu chúng ta có khả năng về vốn, ngoại tệ. Như vậy yếu tố
cơ bản của doanh nghiệp nước ta hiện nay là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu
quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh
tranh. Đáp ứng yêu cầu công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu
mă sản phẩm… doanh nghiệp phải có vốn trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có
hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu
tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng
cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động…vì
khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy
mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người
lao động ngày càng cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động ngày càng được
nâng cao, tạo sự phát triển của doanh nghiệp và các ngành khác có liên quan. Đồng
thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho nhà nước.
Thông thường các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định bằng
cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh
thu, lợi nhuận… với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt được kết quả đó. Hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh cao nhất khi bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được kết
quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm biện pháp làm cho chi

20


phí về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà đem lại kết quả cuối cùng
cao nhất.
2.1.2.2. Vai trò của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhà
xưởng… Doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền mặt nhất định để mua sắm hàng

hóa, nguyên vật liệu… cho quá trình sản xuất.
- Vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để công ty đi vào hoạt động hay nói cách
khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được tiến hành
thường xuyên liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình
mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của công ty.
- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định quy mô hoạt động của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, công ty hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên
khi muốn mở rộng quy mô của công ty phải huy động phải huy động một lượng vốn
nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp
công ty chớp được thời cơ kinh doanh bà tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.
- Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Gía trị hàng hóa bán ra
được tính trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận.
=> Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa
bán ra.
2.1.3. Phân loại vốn lưu động.
2.1.3.1. Phân loại theo vai trò của từng loại vốn:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: giá trị nguyên vật liệu chính – phụ,
công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Gía trị sản phẩm dở dang bán thành phẩm,
các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn trong khâu lưu thông: Gía trị tiền mặt, các khoản trong tiền, các khoản

21


đầu tư ngắn hạn, cho vay ngắn hạn.


 Ý nghĩa: Cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá
trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp
lý, hiệu quả sử dụng cao nhất.
2.1.3.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện
- Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành
phẩm.
- Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

 Ý nghĩa: Giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả nằn
thanh toán của doanh nghiệp.
2.1.3.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
- Vốn chủ sở hữu: Là vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
- Vốn vay: Vay ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính khác, vay thông
qua phát hành trái phiếu.

 Ý nghĩa:
- Giúp đánh giá cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay.
+ Vốn chủ sở hữu: Đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính
+ Vốn vay: Chi phí tăng > Thuế TNDN phải nộp sẽ ít hơn.
- Đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp.
2.1.3.4. Phân loại theo nguồn hình thành
- Vốn điều lệ
- Vốn tự bổ sung
- Vốn hình thành từ liên doanh liên kết
- Vốn đi vay
- Vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

 Ý nghĩa : Cho thấy cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh
doanh. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó.

Doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí

22


sử dụng vốn.
2.1.4. Nội dung công tác quản trị vốn lưu động
2.1.4.1. Quản trị vốn bằng tiền

- Tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng
khoán ngắn hạn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên vốn bằng tiền của doanh
nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự
trữ vốn tiền mặt ở quy mô nhất định.

- Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các doanh nghiệp thường là để đáp ứng các nhu
cầu thương ngày trong giao dịch như: mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các
khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phí với
những bất thường chưa dự đoán được và động lực trong việc dự trữ tiền mặt trong
các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao.

- Việc duy trì một mức dữ trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo cho doanh nghiệp có điều kiện
thu được chiết khấu trên hàng hóa mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số thanh toán
nhanh của doanh nghiệp.

-

Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các
thời kỳ trước, song việc quản trị vốn bằng tiền mặt không phải là một công việc thụ
động.


 Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ là đảm bảo cho doanh nghiệp
có đủ lượng vốn tiền mặt dữ trữ cần thiết để đáp ứng được các nhu cầu thanh toán
mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số tiền hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất
hoặc tỷ giá hối đoái và tối đa hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời.
2.1.4.2. Quản trị hàng tồn kho dự trữ

 Tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ:
- Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ đẻ sản
xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường ở 3
dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang, các thành
phẩm chờ tiêu thụ. Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự
trữ trên có khác nhau.

23


- Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không
phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỷ lệ đáng kể trong
tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
+ Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu. nhiên liệu thường phụ thuộc vào:
quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp,
khả năng sẵn sang cung ứng của thị trường, chu kỳ giao hàng, thời gian vận chuyển
và giá cả các loại nguyên vật liệu.
+ Đối với tồn kho dự trữ bán thành phẩm, sản phẩm dở dang phụ thuộc vào:
đặc điểm và các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm,
độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm, trình độ tổ chức quá trình sản xuất của
doanh nghiệp.
+ Đối với tồn kho dự trữ sản phẩm thành phẩm, thương chịu ảnh hưởng bởi các
nhân tố như: sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…


 Các phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ:
Phương pháp tổng chi phí tối thiểu:

- Mục tiêu của quản trị vốn tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hóa các chi phí dự trữ tài
sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
được hoạt động bình thường.

- Việc lưu giữ một lương hàng tồn kho làm phát sinh các chi phí. Tồn kho càng lớn,
vốn tồn kho càng lớn thì không thể sử dụng cho các mục đích khác và làm tăng chi
phí cơ hội của số vốn này.
Phương pháp tồn kho bằng không

- Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí tồn kho
dự trữ đến mức tối thiểu với điều iện các nhà cung cấp phải cung ứng đầy đủ các
loại vật tư, hàng hóa khi cần thiết. Do đó có thể giảm được các chi phí lưu kho cũng
như các chi phí thực hiện hợp đồng.
2.1.4.3. Quản trị các khoản phải thu và phải trả

 Quản trị các khoản phải thu:
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua doanh
24


nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có thể
làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của khách
hàng: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro… Đổi lại doanh
nghiệp cũng có thể tăng thêm được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu
thụ.

- Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố:

+ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng.
+Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với các doanh nghiệp sản xuất có
tính thời vụ, trong những thời kỳ doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn cần khuyến
khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
+ Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp: đối với các
doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử
dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản
phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản.

 Quản trị các khoản phải trả:
- Là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo hợp đồng
cung cấp, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho
người lao động.

- Việc quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên
duy trì một lượng tiền mặt để thanh toán cho các nhà cung ứng mà còn là khoản tiền
để doanh nghiệp dự trữ dùng cho các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
2.1.5. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị vốn lưu động
2.1.5.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốn
lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
- Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động quay
được trong một thời kỳ nhất định. thường là một năm.

25


×