Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Khai thác giá trị các lễ hội truyền thống huyện kiến thụy góp phần phát triển hoạt động du lịch nhân văn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 112 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho em xin phép được gửi lời cám ơn chân thành tới quý thầy
cô khoa Du Lịch trường Đại học Hải Phòng đã cung cấp cho em những nền
tảng kiến thức quý báu để em có thể hoàn thành bài khóa luận một cách tốt
nhất. Đặc biệt là cho phép em xin được gửi lời cám ơn tới:
Giáo viên hướng dẫn Th.s Bùi Thị Hồng Thoa, người đã trực tiếp chỉ
bảo, hướng dẫn em tận tình trong thời gian em làm bài khóa luận này.
Các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dẫn huyện Kiến Thụy, đặc biệt là
các anh chị, cô chú trong ban quản lý văn hóa huyện Kiến Thụy đã giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình thu thập tài liệu và tiếp cận với thực tế.
Và em xin cám ơn gia đình của em, một mái ấm tình thương đã luôn bên
em, tạo điều kiện, giúp đỡ em trong mọi hoàn cảnh cả về vật chất, thời gian
và tiền bạc để em có thể vững tin thực hiện bài khóa luận của mình một cách
hiệu quả.
Do một số hạn chế bởi kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm chưa có nên
trong bài khóa luận này sẽ không thể tránh khỏi phần thiếu sót, em rất mong
sẽ nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để bài khóa
luận có thể trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Người viết
Hoàng Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Em là Hoàng Thị Thu Hà, sinh viên của lớp Văn Hóa Du Lịch K13, khoa
Du Lịch, trường Đại học Hải Phòng. Em lựa chọn đề tài “Khai thác giá trị
các lễ hội truyền thống huyện Kiến Thụy góp phần phát triển hoạt động du
lịch nhân văn thành phố Hải Phòng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình. Em xin cam đoan bài khóa luận này là công trình nghiên cứu sáng tạo
của riêng em, không sao chép từ bất kỳ công trình nghiên cứu của người khác.
Hải Phòng, tháng 6 năm 2016




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2014 ngành du lịch đã thu hút gần
8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa. Việt Nam dự kiến đến
năm 2020 số lượng khách du lịch trong nước và ngoài nước sẽ tăng nhanh
đồng thời doanh thu từ ngành du lịch sẽ mang lại cho đất nước khoảng 18-19
tỷ USD. [32]
Như vậy, kết quả đạt trên là do ngành du lịch Việt Nam đã biết kết hợp
nhiều yếu tố khác nhau trong đó phải kể đến việc khai thác nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Nhắc đến nguồn tài nguyên du lịch nhân văn chúng ta không thể không
nhắc đến việc ngành du lịch Việt Nam khai thác các lễ hội truyền thống. Khai
thác lễ hội truyền thống góp phần làm phong phú thêm loại hình du lịch của
Việt Nam, cũng như quảng bá và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Việt.
Nằm trong xu hướng phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam, du
lịch Hải Phòng đang từng ngày khởi sắc. Du khách biết đến Hải Phòng bởi
Hải Phòng có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà và đây
cũng là những địa điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, Hải Phòng còn có nhiều nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch nhân
văn như hệ thống các công trình kiến trúc, làng nghề và đặc biệt là hệ thống
các lễ hội truyền thống, trong đó có các lễ hội truyền thống tại huyện Kiến
Thụy.
Kiến Thụy là vùng đất có lịch sử lâu đời, nơi đây đã từng tồn tại và hiện
còn lưu giữ nhiều dấu tích của Vương triều nhà Mạc. Không những vậy,
huyện còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc. Trong những
năm vừa qua, các địa phương trên địa bàn huyện Kiến Thụy đã có nhiều chính
sách trong việc bảo tồn và phục dựng lại các lễ hội dân gian truyền thống. Các

lễ hội dân gian truyền thống tại huyện Kiến Thụy bao quát nhiều giá trị văn
1


hóa, giá trị lịch sử, giá trị du lịch. Tuy nhiên, những giá trị trên lại chưa được
địa phương khai thác cho phát triển hoạt động du lịch. Chính vì vậy, việc khai
thác các lễ hội dân gian truyền thống tại huyện Kiến Thụy đối với ngành du
lịch là cơ sở giúp địa phương tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, phát
triển các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bên
cạnh đó góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Kiến
Thụy có nhiều lễ hội nói chung và lễ hội dân gian truyền thống nói riêng. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu của khóa luận người Viết đi vào
tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu tại huyện kiến Thụy như: lễ hội Vật cầu Kim
Sơn, lễ hội Rước lợn ông Bồ và Chạy đá Kỳ Sơn, lễ hội Minh Thề, lễ hội đền
Mõ, lễ hội đình, chùa Văn Hòa. Thông qua các lễ hội trên người viết đi vào
phân tích các giá trị, hiện trạng của việc khai thác giá trị các lễ hội trên gắn
với hoạt động du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các
lễ hội trên. Trên đây là lý do để người Viết lựa chọn đề tài “Khai thác giá trị
các lễ hội truyền thống huyện Kiến Thụy góp phần phát triển hoạt động du
lịch nhân văn thành phố Hải Phòng” làm nội dung nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, có nhiều tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu về huyện
Kiến Thụy tiêu biểu như:
Đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch du khảo đồng
quê tại Kiến Thụy - Hải Phòng”, [7] của sinh viên Lê Thị Hòa, lớp Quản trị
Du lịch, trường Đại học Hải Phòng. Trong đề tài này, tác giả đề cập đến loại
hình du lịch du khảo đồng quê. Tác giả đi vào phân tích những tiềm năng,
hiện trạng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả loại hình du lịch du khảo đồng
quê tại huyện Kiến Thụy.
Đề tài “Tiềm năng và biện pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Kiến

Thụy - Hải Phòng”, [18] của sinh viên Đỗ Thị Trang, lớp Văn hóa Du lịch,
trường Đại học Hải Phòng. Nội dung đề tài đi vào khai thác tiềm năng, hiện
trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kiến Thụy. Bên cạnh đó tác giả
2


đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả loại hình du lịch sinh thái tại
huyện Kiến Thụy.
Các công trình, tài liệu đã nghiên cứu về các lễ hội huyện Kiến Thụy:
Công trình “Lễ hội văn hóa và du lịch Việt Nam” [17] của tác giả Đoàn
Huyền Trang, NXB Lao Động, nội dung cung cấp cho người đọc có cái nhìn
tổng quát về các lễ hội trên khắp đất nước Việt Nam, trong đó có giới thiệu về
hội vật cầu Kim Sơn – Hải Phòng.
Công trình “Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng” [5] của tác giả
Trịnh Minh Hiền, NXB Hải Phòng, tác giả đi vào giới thiệu một số lễ hội
truyền thống ở Hải Phòng. Trong đó có giới thiệu khái quát các lễ hội truyền
thống của huyện Kiến Thụy.
Đề tài “Tìm hiểu và khai thác lễ hội vật cầu Kim Sơn phục vụ phát triển
du lịch huyện Kiến Thụy”, [15] của sinh viên Ngô Thị Thùy, lớp VH1101,
trường Đại học Dân Lập Hải Phòng. Đề tài chủ yếu tìm hiểu lễ hội vật cầu
Kim Sơn, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác lễ hội vật cầu
Kim Sơn đối với hoạt động du lịch huyện Kiến Thụy.
Đề tài “Nghiên cứu di tích nhà Mạc - Kiến Thụy - Hải Phòng góp phần
phát triển du lịch”, [4] của sinh viên Võ Thị Hải, lớp Văn hóa Du lịch, trường
Đại học Hải Phòng. Tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích tiềm năng, thực
trạng khai thác hoạt động du lịch tại khu di tích nhà Mạc. Bên cạnh đó, tác giả
đi vào giới thiệu, đề xuất khai thác một số lễ hội nằm trong khu di tích nhà
Mạc như lễ hội Rước lợn ông Bồ, chạy đá Kỳ Sơn, hội vật Kim Sơn nhưng
không tìm hiểu sâu về những lễ hội này.
Như vậy, đã có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu khai thác các giá

trị văn hóa, lịch sử, giá trị tự nhiên của huyện Kiến Thụy gắn với phát triển
hoạt động du lịch. Trong những công trình trên, có những công trình đề cập
đến một số lễ hội tại huyện Kiến Thụy cũng như khai thác nó cho phát triển
du lịch. Song thực tế, huyện Kiến Thụy còn có nhiều lễ hội truyền thống khác,
đặc biệt là việc khai thác hệ thống các lễ hội truyền thống đó vào phát triển
hoạt động du lịch vẫn chưa được các tác giả nghiên cứu. Chính vì vậy, nội
3


dung mà người viết lựa chọn nghiên cứu là vấn đề mới cần được đi vào tìm
hiểu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu giá trị các lễ hội truyền thống tại huyện Kiến Thụy gắn với
phát triển hoạt động du lịch nhân văn thành phố Hải Phòng.
Phạm vi nghiên cứu
Kiến Thụy có nhiều lễ hội khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội
dung khóa luận tác giả đi vào nghiên cứu các lễ hội truyền thống: Lễ hội Vật
cầu Kim Sơn, lễ hội Rước lợn ông Bồ, chạy đá Kỳ Sơn, lễ hội đền Mõ, lễ hội
đình và chùa Văn Hòa, lễ hội Minh Thề.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá những giá trị của các lễ hội truyền thống tại huyện Kiến Thụy
trên cơ sở đó góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Khai thác giá trị các lễ hội truyền thống tại Kiến Thụy góp phần phát
triển hoạt động du lịch nhân văn của huyện Kiến Thụy nói riêng và của thành
phố Hải Phòng nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích giá trị các lễ hội truyền thống tại huyện Kiến Thụy.
Đánh giá thực trạng việc khai thác các lễ hội truyền thống tại huyện Kiến

Thụy gắn với hoạt động du lịch của địa phương.
Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các lễ hội truyền thống huyện
Kiến Thụy gắn với phát triển hoạt động du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử nhiều phương pháp khác nhau, trên cơ sở đó
giúp tác giả đưa ra nhiều luận điểm mang tính khoa học tránh sự chủ quan của
cá nhân, bao gồm:
Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa.
4


Phương pháp xã hội học trong đó có phương pháp quan sát và phương
pháp phỏng vấn sâu.
Phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu thu thập được từ địa
phương, các tạp chí, sách báo có liên quan đến Kiến Thụy và các lễ hội tại
huyện Kiến Thụy.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu viết về lễ hội truyền thống
Hải Phòng, đặc biệt là lễ hội truyền thống huyện Kiến Thụy.
Nội dung nghiên cứu trong đề tài giúp người đọc hiểu hơn về những giá
trị văn hóa, lịch sử, giá trị du lịch, cũng như việc bảo tồn, phát huy nét đẹp
văn hóa của các lễ hội truyền thống tại huyện Kiến Thụy.
Ý nghĩa thực tiễn
Đối với cơ quan địa phương
Đề tài là một công trình nghiên cứu với những dữ liệu phong phú, thông
tin xác thực, là cơ sở giúp cho cơ quan địa phương hiểu hơn về những giá trị
văn hóa lễ hội truyền thống của địa phương, đồng thời đưa ra các giải pháp
quản lý, bảo tồn phù hợp.
Đối với người dân

Đề tài sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của người dân
trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử các lễ hội truyền
thống của địa phương.
Việc khai thác những giá trị lễ hội truyền thống sẽ góp phần quảng bá về
những giá trị văn hóa độc đáo của địa phương, thu hút khách du lịch đến với
lễ hội, làm cho hoạt động du lịch được phát triển góp phần nâng cao đời sống
nhân dân cũng như thúc đẩy việc giao thoa văn hóa vùng miền.
Đối với các công ty du lịch
Đề tài là cơ sở giúp cho doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành phố
Hải Phòng và những doanh nghiệp ngoài thành phố Hải Phòng nhìn nhận,
5


khai thác những giá trị của hệ thống lễ hội truyền thống tại huyện Kiến Thụy,
góp phần phát triển hoạt động du lịch nhân văn của địa phương.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
thì đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát các lễ hội truyền thống tại huyện Kiến Thụy –
Hải Phòng.
Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị các lễ hội truyền thống huyện
Kiến Thụy cho phát triển hoạt động du lịch nhân văn Hải Phòng.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm khai thác giá trị các lễ hội truyền
thống huyện Kiến Thụy cho phát triển hoạt động du lịch nhân văn thành
phố Hải Phòng.

6


Chương 1

KHÁI QUÁT CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN
KIẾN THỤY- HẢI PHÒNG
1.1. Các lễ hội truyền thống huyện Kiến Thụy
1.1.1. Lễ hội Vật Cầu Kim Sơn
Trong dân gian Vật cầu là một trò chơi dân dã, lưu truyền sâu rộng và
được nâng lên theo những nghi lễ riêng biệt của từng vùng. Hội vật cầu Kim
Sơn cũng đã mô phỏng các trò chơi cướp cầu của các vùng khác thuộc vùng
đồng bằng Bắc Bộ nhưng khác là ba năm mới tổ chức một lần và cầu được
làm từ củ chuối hột.
Lễ hội vật cầu Kim Sơn gắn liền với quá trình tồn tại của vùng đất bãi
bồi ven sông Văn Úc và công cuộc khai khẩn đất đai tìm ra vùng đất mới. Có
nhiều cách lý giải cho việc hình thành lễ hội vật cầu Kim Sơn:
Có ý kiến cho rằng đó là hiện tượng sinh hoạt văn hóa dân gian cầu
mùa, nước để làm đồng, cầu cho cây trái tốt tươi.
Tương truyền vật cầu là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ Lão (đời
Trần) đặt ra sau chiến thắng quân Nguyên năm 1288 trở về. Ông đã cùng
quân sĩ dùng củ chuối hột làm quả cầu và chơi trò vật cầu để rèn luyện sức
khỏe, thể hiện sự nhanh nhẹn, dẻo dai. Từ đó, dân làng lấy trò chơi này đưa
vào trò chơi đầu năm, đón Xuân mới. Lâu ngày trở thành lễ hội vật cầu truyền
thống của Kim Sơn và thường tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm
“Phong đăng hoa cốc", tức ba năm tổ chức một lần. Lễ hội được diễn ra ở
đình làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng và được chuẩn
bị rất chu đáo ngay từ tháng 11 của năm trước. Các cụ già cùng các chức sắc
trong làng họp bàn chuẩn bị công tác tổ chức lễ hội. Sáng ngày 30 Tết, nhân
dân trong làng nô nức chuẩn bị làm cổng chào, cùng với đó là quá trình làm
quả cầu tế được dân làng chuẩn bị cẩn thận. Quả cầu được tạo ra từ củ chuối
hột già và lâu năm, cỡ bằng cái thúng khảo (đường kính 30 - 40cm), nặng
khoảng 20 kg do trưởng làng đào mang về, đảm bảo tươi, nhẵn và trơn. Quả
cầu được bọc bằng giấy hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui,
7



Phượng đặt trên mâm bồng trong kiệu. Những người già ở xã kể lại, hội vật
truyền thống của xã đã có lịch sử lâu đời, và được khôi phục những năm gần
đây. Hội vật này khác hẳn với hội vật ở làng quê khác, bởi người dân tổ chức
hội vật như một hình thức giải trí đơn thuần sau những ngày tết. Theo quy
định, các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kỳ
khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Ngoài giải Cạn dành cho chức
vô địch, xã còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô
tham gia hội vật. Có thể do điều kiện dự hội khá đơn giản, cứ đến trước ngày
mở hội vật, trai tráng khắp nơi theo nhau về xã. Qua tìm hiểu thực tế được
biết năm nay có gần 100 đô vật tham gia, trong đó có nhiều đô vật từng thi
đấu các giải chuyên nghiệp, nhiều đô vật đến từ các huyện khác như: Tiên
Lãng, An Dương, tạo nên sức hấp dẫn của hội vật xã Tân Trào.
Hội vật về cơ bản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân
tộc, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3
đối thủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với
đòn đánh làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" (nghĩa là một phần hoặc
cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Nếu vượt
qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các
đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa mới lọt được vào vòng chung kết.
Nghi lễ
Tối 30 Tết, cả làng ra đình làng để tế Thành Hoàng làng. Chiều mùng 5
Tết, người dân tổ chức tế Thành Hoàng và tế quả cầu. Buổi tối tổ chức các
hoạt động văn nghệ, sáng ngày 6 tết, từ 7 giờ sáng, các già làng tổ chức làm lễ
rước cầu từ trong đình ra ngoài sân đình và ban rượu lộc cho các giai vật cầu.
Sau khi làm lễ ban rượu xong thì đoàn rước cầu ra sân vật. Đoàn được cầu
gồm: kiệu rước ảnh Bác Hồ đoàn cơ hội, bát âm, bát biểu, quả cầu biểu tượng,
quả cầu vật đoàn tế nam, tế nữ, tổ múa cờ, múa rồng, tổ trọng tài, cuối cùng là
đoàn giai vật cầu.

Phần hội
8


Đúng 9 giờ quả cầu biểu tượng được mở ra và hội được bắt đầu. Vật cầu
có 3 hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Sau mỗi hiệp vật cầu là thời gian nghỉ giải lao,
trong giờ giải lao có múa cờ, múa rồng xen kẽ. Khi giáp nào thắng cuộc (đưa
được nhiều số lần quả cầu về sân mình nhất), tiếng hò reo lại vang dậy như
sấm. Thể lệ vật cầu như sau: Đội nào mang được quả cầu từ hố cầu cái về hố
cầu quân ở giáp mình thì đội đó chiến thắng.
Trong làng có 24 dòng họ, chia thành ba giáp, mỗi giáp là 8 dòng họ:
Giáp Đượng, giáp Nam và giáp Bắc. Mỗi giáp phải chọn cho mình 6 người
trong đó có một người làm tổng cờ, chỉ huy 5 đô vật hay còn gọi là các giai
cầu. Đô vật là những thanh niên chưa vợ, khỏe mạnh. Tổng cờ mặc võ phục
đầu chít khăn, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ đuôi nheo chỉ huy giành giật cầu.
Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn. Lỗ cầu cái đào ở giữa sân chính
rốn con nhạn. Quả cầu được đặt vào lỗ cái. Sau tiếng trống vang lên cuộc vật
bắt đầu. Vào cuộc, giai cầu nhảy xuống lỗ cầu cái tung lên, quả cầu tròn nhẵn
lại rắn, nặng khó bấu khiến các đội tranh giành rất hào hứng. Kết hội, quả cầu
được ném xuống hồ bán nguyệt trước cửa đình. Người dân tranh nhau tìm
cách vớt cầu vì họ tin rằng nhà nào vớt được quả cầu đem về cho lợn ăn thì
lợn sẽ chóng lớn và tránh được các dịch bệnh.
Lễ hội Vật Cầu Kim Sơn là lễ hội tiêu biểu của cư dân nông nghiệp, nó
tái hiện cuộc sống lao động vất vả và những ước muốn của người dân nông
nghiệp về mùa màng bội thu, chăn nuôi thuận lợi.
1.1.2. Lễ hội Rước lợn ông Bồ và chạy đá Kỳ Sơn
Lễ hội Rước lợn ông Bồ và chạy đá Kỳ Sơn được diễn ra vào ngày mồng 910 tháng Giêng (Âm lịch) tại đình làng Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy.
 Lễ hội Rước lợn ông Bồ
Ngoài đặc điểm chung là "lễ hội của nông dân", lễ hội Rước lợn ông Bồ
(tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch) còn mang sắc thái địa phương với

nguyện ước mong sao cuộc sống thanh bình, mùa màng tốt tươi, cây trồng vật
nuôi sinh sôi, nảy nở.

9


Theo các bậc cao niên trong làng thì ông “Bồ” không phải là tên một cá
nhân mà có nghĩa là "to". Người ta vẫn viết hoa chữ "Bồ", bởi đó là một thành
tố tạo nên tên riêng của một lễ hội vốn có từ lâu đời ở Kỳ Sơn. Về dự lễ hội ai
cũng thấy cách giải thích trên là có lý, bởi con lợn trong lễ rước rất to, cho dù
đã được mổ thịt và làm sạch sẽ.
Nhiều cụ cao tuổi của địa phương cho biết, ở Kỳ Sơn từ những năm xa
xưa, các giáp trong làng rất khuyến khích việc nuôi lợn giỏi, nhất là chuẩn bị
lợn cho lễ tế đám. Dịp ấy, làng quy định gia đình nào sinh con trai phải gánh
tế đám thì người ấy có nhiệm vụ nuôi một con lợn to (do trong giáp đóng tiền
ra mua giống và quy định về trọng lượng lợn mà người nuôi phải đạt tới).
Lợn nuôi nhiều hay ít là do các giáp quyết và đều có treo giải (bằng cái
thủ lợn) tùy theo trọng lượng lợn. Sau khi được nuôi trong chuồng sạch sẽ,
đến mùng 9 tháng Giêng thì chủ lợn mở cửa chuồng để bà con biết. Lợn mổ
thịt xong mới cân để ghi điểm, ai là người có lợn nuôi nặng cân nhất sẽ được
thủ lợn mang về... Lợn đem vào tế đám tính theo trọng lượng móc hàm. Trong
khi mổ lợn, các giáp cũng giã bánh dày.Vì thế, vào lễ rước, làng Kỳ Sơn có
đủ lợn to, bánh dày, ai cũng hoan hỉ vì có công sức mình trong đó. So với
trước đây, làng không còn nuôi lợn treo giải, nhưng vẫn cơ bản bảo đảm các
quy trình như chọn gia đình nuôi lợn giống tốt để khi vào lễ đúng là lợn "ông
Bồ" nặng cân, nhiều thịt, đẹp mắt. Và không thể thiếu bánh dày, ngũ quả.
Phần tế trong hội được tiến hành dưới sự huớng dẫn của cụ Phạm Văn Mão và
một số cụ đại diện trong làng. Đội tế của người lớn (bồi tế) chủ yếu là thành
viên họ Vũ. Bên cạnh đó có 5 em nam thiếu niên học giỏi, khỏe mạnh tham
gia. Lễ hội Rước lợn ông Bồ ở Kỳ Sơn được khôi phục lại vào năm 1997 và

cứ 3 năm tổ chức một lần.
Nghi lễ
Theo các bậc cao niên trong làng, lợn sau khi được nuôi trong chuồng
sạch sẽ 1 năm, đến ngày mùng 9 tháng Giêng, chủ lợn mở cửa chuồng để bà
con biết. Lợn được mổ thịt, làm sạch sẽ, đặt trên mâm cho xoãi cả bốn chân,
10


có giấy hồng điều trang trí. Mâm bánh dày được xếp đẹp mắt, cùng mâm ngũ
quả nhiều màu sắc hấp dẫn. Tất cả được đặt lên kiệu rước trong tiếng trống
hội làng và đội âm nhạc. Kỳ Sơn không rước lợn được làm chín vàng cả con
và mâm xôi đầy như thường thấy trong các mâm lễ vật của nhiều lễ hội khác.
Lợn rước nặng cân được mổ thịt và để tươi sống. Những con lợn to, mâm
bánh dày trắng ngần thơm dẻo thể hiện mong ước sự phồn thịnh, năm này,
tháng này được mùa cả trồng trọt lẫn chăn nuôi.
Sau khi rước xong, bánh dày, lộc quả chia cho dân làng thụ hưởng. Còn
“Ông Bồ” được xẻ và chia phần cho mọi thành viên trong giáp họ, thể hiện sự
công bằng.
Phần hội
Ngoài những nghi lễ trên, lễ hội còn quy tụ nhiều trò chơi dân gian đặc
sắc như kéo co, bắt vịt và các màn biểu diễn nghệ thuật dân gian như hát đúm,
chèo, quan họ, ca múa. Những trò chơi tưởng đã mai một theo thời gian vẫn
có sức hấp dẫn mạnh mẽ, tạo sự vui tươi, phấn khởi, hứa hẹn một năm mới
mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm. Người dân làng Kỳ Sơn lại mong chờ đến
lễ hội 3 năm sau.
Người dân Kỳ Sơn luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy những lễ hội văn
hóa địa phương, dù có đi xa làm ăn, sinh sống, mỗi ngày hội đến họ trở về
quê hương và tham gia lễ hội truyền thống đặc sắc của làng.
 Lễ hội chạy đá Kỳ Sơn
Trước đây lễ hội chạy đá thường mở hội vào ngày mồng 5 tháng Giêng,

gần đây lễ hội đã được tổ chức ghép với lễ hội Rước lợn ông Bồ. Theo Thần
phả của làng, Kỳ Sơn vốn là dải đất ven biển miền Duyên hải Bắc Bộ có từ
thời Tiền Lý (544-602). Đình Kỳ Sơn thờ vị Thành Hoàng là võ tướng thời
Tiền Lý, tên thật là Đào Hạo có công đánh giặc ngoại xâm, dẹp loạn, được
vua ban thực ấp, trấn giữ phủ Kinh Môn. Lúc thiếu thời, tướng Đào Hạo
thông minh, tinh nghịch, khi đi học, ngài thường bày trò giấu đá xuống ao, hồ
rồi cùng đồng môn xuống mò tìm, ai nhanh nhẹn đưa được đá lên bờ thì
11


người ấy thắng. Sau này, khi trở thành tướng giỏi của triều Lý, ngài thường
dùng cách này để luyện quân, tạo cho quân tướng có sức khỏe, khả năng chịu
đựng gian khổ trong mùa đông giá rét, ai mưu mẹo, sức dẻo dai mới giành
chiến thắng. Khi ngài mất, đình làng Kỳ Sơn vẫn thờ một viên “đá thần” cho
tới ngày nay để tưởng nhớ tới ông. Lễ hội chạy đá cũng bắt nguồn từ đó gồm
có hai phần:
Nghi lễ
Phần lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm, ngày lễ hội, một cụ
cao niên trong làng còn khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, mặc quần áo tế, đội
mũ tế trịnh trọng trang nghiêm vào đình cúng khấn xin được rước Đá ra
ngoài. Đi đầu là đội trống rước và bốn thanh niên khiêng kiệu rước, một
người cầm cây nêu đi theo. Sau khi tế lễ ở đình làng, Đá được rước từ đình ra
bến Đầm, rồi người cao tuổi trong làng đưa hòn đá thiêng nặng khoảng 10kg,
hình bầu dục, nhẵn, trơn, giấu dưới hồ nước cách đình làng, nơi tổ chức hội
chừng 10 mét. Những thanh niên tham gia chạy đá làm lễ tại đình và được
chủ tế ban cho mỗi người một chén rượu và một miếng trầu ăn cho ấm bụng
rồi tham gia chạy đá.
Phần hội
Phần hội được bắt đầu: Các đội đua của làng gồm những thanh niên trẻ
khỏe chia thành 4 giáp, mỗi giáp từ 3 đến 5 người, diễn các trò “ra ràng”,

quay cuồng ba lần làm nóng trước cái rét cắt da cắt thịt đầu xuân, rồi lao vào
tranh mò tìm đá. Khi vào cuộc chơi chạy ba lần theo tiếng trống để mò tìm đá.
Cuộc thi mò đá diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp khoảng 15 phút. Bên nào tìm
được đá phải khéo léo chuyền nhau đưa đá về đình. Đường về đình xa, đá lại
nặng và trời rét nên rất khó trở thành người thắng cuộc. Mặc dù vậy, nhưng
không ai nản chí vì càng chạy đá, họ càng hăng hái. Lễ hội chạy đá được dân
làng Kỳ Sơn khôi phục lại năm 2006. Từ đó đến nay, cách 3 năm, dân làng tổ
chức lễ hội 1 lần. Giáp nào có người giành được và mang đá chạy về đình là
giáp ấy thắng cuộc. Năm lễ hội nào cũng vậy, đến chiều mồng 9 tháng Giêng,
12


khu vực bến Đầm, gần đình làng, dân làng tụ hội rất đông để hò reo, cổ vũ
cho các đội tham gia thi đấu.
Phần kết hội là lễ hoàn đá vào đình và người mò được đá nhận giải
thưởng của làng. Người xưa quan niệm ai mò được đá thì năm ấy gia đình và
dòng họ làm ăn phát tài, phát lộc.
Chạy đá có ý nghĩa rèn luyện tinh thần, khí chất của con người trước sự
khắc nghiệt của thiên nhiên. Phiến đá to nặng, nhẵn, trơn, đòi hỏi người tham
gia có sức khoẻ, sự mưu trí, nên “chạy đá” mang đậm tinh thần thượng võ.
1.1.3 Lễ hội Minh Thề
Lễ hội Minh Thề đươc diễn ra và kéo dài trong ba ngày 14, 15, 16
tháng Giêng hàng năm, nhưng nghi thức “Minh thề” được tổ chức ngay buổi
khai hội. Lễ hội được tổ chức tại chùa Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến
Thuỵ. Lễ hội là sự kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách.
Theo sách cũ, chùa Hòa Liễu được xây dựng từ thế kỷ XIII tại làng Lan
Niểu (nay là thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên). Đến thế kỷ XVI, lễ hội Minh
Thề xuất phát từ năm 1561 khi Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ
Thái thượng hoàng Mặc Đăng Dung) đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa
Liễu), vận động dân làng mở rộng diện tích chùa, làm mới tượng phật. Bà đã

xuất tiền mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước. Sau đó, những người dân trong
làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến cả ruộng
vườn vào chùa. Một thời gian sau mùa màng bội thu, lương thực dư thừa
nhiều, tích trữ được hàng năm khoảng 3 tấn thóc, do người có chức sắc trong
làng giữ. Diện tích chùa và đất canh tác lên tới 47 mẫu, 8 sào, 2 thước. Từ
ngày ấy, với gần 50 mẫu ruộng được chia cho nhiều thành phần: Ngoài các cụ
cao niên trong làng và những gia đình binh lính, những gia đình được cấp đất
sản xuất phải chia lợi nhuận để lo hương đăng trong chùa, sửa chữa đường sá,
lập quỹ nghĩa thương... Vì vậy, bà Thái hoàng Thái hậu cùng với dân làng bàn
cách giữ gìn của công bằng tín ngưỡng dân gian - lễ hội Minh Thề ra đời.
Hịch văn Minh Thề quy định lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của
13


công. Đây là lễ hội độc đáo, đề cao sự liêm khiết được lưu giữ đã gần 500
năm. Theo đó, vào ngày 14 tháng giêng, làng lập Đài thề tại miếu thờ Thành
Hoàng ngay khuôn viên khu chùa Hòa Liễu hiện nay. Những người phải thề
gồm chánh tổng, lý trưởng, các chức sắc và người dân trong làng được cấp
ruộng.
Nghi lễ
Nghi lễ gồm các nghi thức lễ nghi được tiến hành trang trọng, chủ lễ và
các vị bồi lễ đọc chúc văn lai lịch công đức của Thánh vương, sau đó làm lễ
dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong tiếng nhạc bát âm réo rắt. Sau 3 hồi
trống to dõng dạc như mở lòng trời đất, các vị chức sắc, trưởng lễ trong
những bộ lễ phục truyền thống cung kính tiến vào lễ đài trong tiếng trống
vang, cờ mở.
Đi sau đoàn tiến lễ là các vị phụ lễ, tùy tùng với gươm đao, giáo mác, cờ
quạt, uy nghi và trọng thị. Đoàn phục lễ tiến hành nghi thức cúng đường. Các
nghi lễ được tiến hành trang trọng, chủ lễ và các vị bồi lễ đọc chúc văn lai lịch
công đức của Thánh vương.

Sau đó làm lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong tiếng nhạc bát âm.
Sau khi Tế thần, các bô lão, quan khách và dân làng, chức dịch, quần áo chỉnh
tề tập trung quanh sân miếu theo thứ bậc.
Chủ tế dùng động tác “chỉ trời vạch đất” mô phỏng theo phép biến trong
Kinh dịch rồi vẽ một vòng tròn đường kính 2m ở giữa sân miếu gọi là Đài thề.
Trước Đài thề đặt một bàn thờ hướng về cửa miếu thâm nghiêm. Đứng
trước lễ đường, vị trưởng lễ nhận dao theo phong tục, rồi xoay người một
vòng, cắm mạnh dao xuống đất, thể hiện ý chí cao ngất trời.
Tế thần xong các bô lão, quan khách, dân làng và chức dịch mặc quần áo
chỉnh tề tập trung quanh sân miếu theo thứ bậc. Ba vị đại diện cho hàng ngũ
chức dịch, hội tư văn và bô lão trong làng do ban tổ chức lễ hội và hội đồng
bô lão tuyển chọn bước lên Đài thề làm lễ thắp hương khấn vái trời đất bách
thần. Đại diện tư văn dõng dạc đọc Minh Thề có Hịch văn. Hịch văn rằng:
14


“Chúng tôi gồm những người làm việc công của làng, họp trước đền theo tục
lệ uống máu ăn thề, xin thề các điều sau: Nếu lấy của công làm việc công thì
được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của
tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”, “Trên từ cụ già
đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược, buồng cau trái chuối, ngoài
đồng lúa mạ hoa màu, mọi người đều công minh chính trực, không tham lam
vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y
như lời thề…”; “Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin trời tru diệt”… Sau
mỗi đoạn của Hịch văn Minh thề, các vị trong đoàn bồi lễ giơ tay biểu lộ
quyết tâm “Xin thề, xin thề!”
Sau khi mọi người cùng hô vang câu “y như lời thề” hoặc “y như miệng
thề”, vị chủ tế cầm dao bầu cắm mạnh xuống trong vòng tròn Đài thề để biểu
thị sự quyết tâm.
Tiếp đến là nghi lễ cắt tiết gà để uống máu ăn thề diễn ra rất cầu kì theo

một quy định truyền thống từ ngàn đời. Máu gà trống được hòa vào bình rượu
lớn để sẵn. Người bồi lễ dâng rượu để chủ lễ và các chức sắc trong làng uống,
biểu hiện sự đoàn kết, nhất trí. Sau đó, rượu được dâng cho các bô lão và
người dân trong làng uống, mọi người truyền tay nhau uống một ngụm khẳng
định sự đoàn kết thực hiện đúng lời thề. Sau lễ hội Minh Thề trang nghiêm,
dân làng Hoà Liễu như được tiếp thêm sức mạnh, rũ bỏ mọi ưu phiền của một
năm qua để tiếp tục bước vào năm mới, với niềm tin tưởng những điều tốt đẹp
đang chờ ở phía trước.
Phần hội
Sau phần lễ là phần hội với việc tổ chức chiếu chèo, hát quan họ sân
chùa, các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ tướng, cờ người, kéo co,… trò
chơi sau phần nghi lễ vô cùng sôi động. Mỗi một trò chơi được tổ chức trong
một diện tích nhất định trong khuôn viên chùa. Đặc biệt là trò đấu vật và trò
cờ người thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách. Tất cả những trò chơi
dân gian này đều được tuân theo quy tắc vốn có như những nơi khác mà ta
15


thường thấy. Các trò chơi được tổ chức liên tiếp 2 ngày còn lại của lễ hội,
mang đến những cảm xúc hào hứng, vui nhộn cho du khách.
1.1.4. Lễ hội đền Mõ
Lễ hội đền Mõ được diễn ra từ 12 đến 14/2 âm lịch hàng năm tại đền
Mõ, thôn Du Lễ, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy.
Tương truyền vào thời Trần (1226 – 1400), công chúa Quỳnh Trân – con
gái vua Trần Thánh Tông trước khi quy Tam Bảo đã chọn mảnh đất làng Nghi
Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là thôn Du Lễ, xã Ngũ
Phúc, huyện Kiến Thụy) lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho
kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống. Công
chúa Quỳnh Trân đã cho lập một mạng lưới truyền tin dân dã, được quy định
bằng tiếng mõ. Tiếng mõ là hiệu lệnh xác định giờ giấc sinh hoạt, sản xuất

đồng áng, là khẩu lệnh tác chiến khi giặc dã, hỏa hoạn, trộm cướp,…nên mọi
người gọi công chúa là “Bà chúa Mõ”, rồi tụ tập trai tráng mở vật cầu trời cho
mưa thuận gió hòa, có nước cho nhà nông cấy trồng, mùa màng tươi tốt. Cũng
theo truyền thuyết, một dịp trời hạn hán, có bọn mục đồng vào chùa xin nước,
bà nói: “Các cháu thử cùng nhau thi vật xem được thua thế nào, ta sẽ cho
nước uống…”. Bọn trẻ vâng lời, vờn tay đấu vật, bà cả mừng ban phép,
nghiệm thay trời đô mưa mát mẻ chan hoà khắp vùng, nhân đó đổi tên chùa là
Đồng Mục. Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa viên tịch. Thi hài được đưa
về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông đã sắc
phong cho Bà là Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa,
ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập
đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay, bốn mùa hương hoa.
Từ đó, lễ hội đền Mõ được dân làng tổ chức và lưu giữ để tưởng nhớ về công
đức của Bà đối với dân làng.
Nghi lễ
Rạng sáng ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, bà con trong xã cũng như
ngoài xã lại có dịp đổ về tham dự lễ tế tại đền Mõ, dân chúng lại khiêng long
16


đình bát biểu và bài vị của thần thánh, từ trong đền ra trường đảo phơi giữa
thanh thiên bạch nhật. Có người cho rằng, đây cũng chính là tâm nguyện của
bà trước khi về cõi Phật, để thần thánh thấu hiểu được nỗi khổ của dân chúng,
mà xót lòng đoái thương chăng? Lệ tục cầu đảo năm nào cũng bắt đầu vào
ngày đầu tiên của lễ hội đền Mõ, tức ngày 12-2 âm lịch, sau khi rước bài vị
“thánh bà” ra, các cháu trai “đồng tử” tuổi không quá 14, đóng khố để trần,
diễn lại tích “mục đồng xin nước” ngày xưa. Ngoài các lễ chính là rước bách
linh, Thành Hoàng của các làng về chầu đền, diễn lại tục mục đồng vật cầu
đảo, lễ hội còn nhiều hoạt động văn hóa dân gian khác được tổ chức.
Điểm độc đáo trong những ngày diễn ra lễ hội đền Mõ là lễ rước Thành

Hoàng làng với việc người dân địa phương khênh long đình bát biểu và bài vị
của vị phúc thần được thờ trong đền ra trường đảo (đàn cầu mưa) mà dầm
mưa dãi nắng. Mục đích chính là để các ngài thấu hiểu nỗi khổ của người
nông dân mà ban mưa thuận gió hòa. Thật lạ, năm nào cũng vậy, nhanh thì
vài giờ, chậm thì vài ba ngày kể từ khi cầu đảo là trời mưa.
Phần hội
Cùng với các hoạt động tế lễ truyền thống, lễ hội đền Mõ còn hấp dẫn
người dân và du khách với các trò chơi dân gian truyền thống như: hội vật
Cầu Đảo, thi đấu cờ tướng, chọi gà truyền thống, thú vị nhất là màn thi đấu cờ
người, tổ tôm điếm,... Người dân trong xã, trong huyện và khách thập phương
nô nức tới dự hội. Và cả màn “vật cầu đảo” (cầu mưa) do các em thanh thiếu
niên trong xã biểu diễn vô cùng đặc sắc, độc đáo.
1.1.5. Lễ hội đình, chùa Văn Hòa
Đình và chùa Văn Hoà tọa lạc tại thôn Văn Hòa, xã Hữu Bằng, huyện
Kiến Thụy, tên chữ là Phả Chiếu tự. Cho tới nay, ngôi chùa vẫn giữ một nét
đẹp truyền thống văn hóa của một làng quê. Phía trước chùa là ngôi đình
thiêng liêng với khoảng sân đình rộng, khuôn viên thoáng mát, không khí
trong lành.

17


Trước kia, đình làng thờ 2 vị Thành Hoàng là Tây Bình và Thái Thượng,
người có công đánh giặc ngoại xâm, sau còn giúp dân làng khai phá đất đai,
lập lên trang ấp đầu tiên, sau được các triều đại phong kiến ban sắc phong, mỹ
tự là Tây Bình quốc vương và làm Thành Hoàng làng để giúp đỡ dân làng.
Phía sau khuôn viên đình là ngôi chùa Phả Chiếu được xây dựng vào cuối thế
kỷ XVI. Chùa Phả Chiếu làng Văn Hòa được Nhà nước công nhận là di tích
lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996. Cách đây hơn 5 thế kỷ vào thời Lê
Vĩnh Thịnh chùa Phả Chiếu làng Văn hòa được xây dựng, đây là một công

trình tiêu biểu của làng xã vùng Duyên hải. Trải qua bao đời ông cha ta tu đạo
và gìn giữ từ năm 1578. Thời Lê Hoàng Đinh năm 1600 - 1619 đặc biệt còn
khắc chữ hán vào cây Thạch Trụ đại hiệu Lê Vĩnh Thạnh. Từ năm 1705 –
1729, trong khoảng thời gian này, đình làng được dân làng huy động mọi
người đóng góp công sức, tiền của xây dựng. Ngôi đình được tọa lạc ở khu
đất Tây Nam của làng cũng nằm trong khuôn viên của chùa, diện tích là 18
sào Bắc Bộ. Từ khi có đình, chùa Phả Chiếu, dân làng theo tục lệ hàng năm
có hai kỳ cúng tế Thần Hoàng làng và tục lễ đó được lưu giữ cho tới thời nay.
Nghi lễ
Tiết lệ cúng tế đình làng hàng năm có hai kỳ, ngày 14 tháng 9 cúng cơm
mới, ngày 10 tháng 2 chính kỵ ngài Thành Hoàng. Theo lệ cứ ngày 10 tháng 2
cúng Ngài dân làng mở hội cúng tế 3 ngày (8-9-10 tháng 2). Ngày mồng 8
dân làng từng bừng rước Ngài từ đình Văn Hòa sang đình làng Phương Đôi
cúng lễ. Ngày mồng 9 dân làng lại rước đón Ngài từ đình làng Phương Đôi về
đình làng Văn Hòa để cúng tế (Theo như ý tâm linh dân làng truyền lại Ông
sang đón Bà về). Ngày mồng 10 cúng lễ linh đình có rất nhiều quan khách
chức sắc thập phương về dự.
Phần hội
Ngoài phần lễ dân làng còn mở hội vô cùng đặc sắc như chiếu chèo sân
đình, hát tuồng, hát đúm, sới cờ, sới vật, chọi gà... làm cho lễ hội náo nhiệt
âm vang sống động, nhân dân trong làng vô cùng phấn khởi
18


Trong chùa hiện còn lưu giữ được nhiều di vật cổ là các pho tượng Phật
như tượng Adiđà, Đức ông, Ngọc hoàng thượng đế, tượng Quan âm cùng các
tấm bia ký mang phong cách nghệ thuật thời Mạc, thời Lê cũng như thời
Nguyễn sau này. Năm 1996, chùa Văn Hòa, xã Hữu Bằng đã được Bộ Văn
hoá - Thông tin xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia.
1.2. Giá trị các lễ hội truyền thống huyện Kiến Thụy

1.2.1. Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa
Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phổ
biến và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Lễ
hội truyền thống không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc mà
còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa của địa phương,
của dân tộc Việt Nam.
Lễ hội cổ truyền có giá trị bảo lưu văn hóa truyền thống một cách sâu
đậm và mạnh mẽ. Lễ hội nuôi dưỡng tâm lý hướng về cội nguồn của người
dân, tình cảm làng xóm, dấu ấn lịch sử được ghi lại sâu sắc trong lễ hội truyền
thống. “Những thuần phong mỹ tục của cha ông để lại phản ánh trong lễ hội,
nhưng chính lễ hội góp phần gìn giữ và bảo lưu chúng một cách hiệu quả
nhất. Thông qua lễ hội, những truyền thống tốt đẹp được kế thừa và phát triển
cho phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử.” [10, Tr.86]
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những giá trị mà lễ hội truyền thống
mang lại sẽ được người dân nhớ tới và tái hiện về một giai đoạn phát triển
trong lịch sử, văn hóa cũng như sinh hoạt đời thường của ông cha ta. Như
vậy, lễ hội truyền thống là một phần nhỏ bé cho việc sản sinh văn hóa truyền
thống của dân tộc, đặc biệt trong cảnh đất nước bị xâm lược và đồng hóa.
Những mái đình, ngôi đền làng cùng với lễ hội truyền thống đã trở thành tâm
điểm văn hóa Việt Nam: “Không có làng xã Việt Nam thì không có văn hóa
Việt Nam”.
Lễ hội mang trong mình nhiều giá trị trong đó có giá trị bảo tồn và phát
huy truyền thống văn hóa dân tộc, có thể nói tới các lễ hội truyền thống huyện
19


Kiến Thụy. Thông qua những chương trình du lịch lễ hội mà địa phương có
thể giới thiệu với du khách một cách sinh động về mảnh đất, con người Kiến
Thụy trong quá khứ và hiện tại, giới thiệu những nét đặc trưng, những giá trị
văn hoá tín ngưỡng được thể hiện trong lễ hội. Các lễ hội truyền thống ở Kiến

Thụy đều gắn liền với các di tích, nên việc tổ chức các lễ hội còn gắn liền với
việc bảo tồn và tôn tạo các di tích mà các lễ hội đó diễn ra. Muốn duy trì các
lễ hội như lễ hội vật cầu Kim Sơn, lễ hội Rước lợn ông Bồ và chạy đá Kỳ
Sơn, lễ hội đình chùa Văn Hòa,… thì cần có địa điểm mang tính chất truyền
thống, đã gắn bó với lễ hội từ ngàn xưa, nơi khởi nguồn lễ hội thì lễ hội mới
được diễn ra và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nói cách khác, ví dụ như
lễ hội vật cầu Kim Sơn mà không được tổ chức ở đình làng Kim Sơn, thì sẽ
không có lễ hội vật cầu Kim Sơn,… Do đó, khi con người trùng tu, lưu giữ
các ngôi đình làng, mái chùa địa phương thì chắc chắn những lễ hội gắn bó
nơi đây sẽ mãi tồn tại cùng thời gian. Duy trì, phát huy giá trị các lễ hội chính
là bảo tồn các cụm, điểm di tích, nơi diễn ra lễ hội, đó là chân lý. Đối với lễ
hội Rước lợn ông Bồ, chạy đá Kỳ Sơn, điều quan trọng hơn cả là bảo tồn
được khu di tích, trùng tu xây dựng công trình hỗ trợ để có thể phát huy giá trị
lễ hội truyền thống. Không chỉ lễ hội truyền thống huyện Kiến Thụy nói
riêng, các lễ hội dân gian Việt Nam nói chung đều có sự gắn kết chặt chẽ đối
với việc bảo tồn, tôn tạo di tích, nơi diễn ra lễ hội. Vì chính những điểm di
tích đền, đình, miếu, chùa,… đó là nơi duy trì lễ hội được tổ chức, đề cao
được giá trị của lễ hội truyền thống, không có đình làng, đền làng thì không
có hội làng.
Lễ hội truyền thống là nơi tái hiện lại những sự kiện lịch sử trọng đại của
địa phương, nơi lưu giữ những nếp sống văn hóa tốt đẹp, đồng thời là môi
trường giáo dục những thế hệ trẻ, qua đó góp phần vào bảo tồn và phát huy
những truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương. Lễ hội vật cầu Kim Sơn là
lễ hội độc đáo của cư dân nông nghiệp, thông qua lễ hội người dân càng hiểu
hơn về truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương mình. Trước hết là câu
20


chuyện về tướng Phạm Ngũ Lão đã cùng quân sĩ rèn luyện thể lực và ý chí
chiến đấu như thế nào. Nhớ về quá khứ hào hùng, nhớ những ngày gian khổ,

đồng lòng đấu tranh chống quân xâm lược, và đặc biệt tưởng nhớ tới những
người anh hùng có công với đất nước, những người đã ngã xuống để bảo vệ
nền độc lập, chủ quyền dân tộc. Lễ hội Vật cầu Kim Sơn còn là dịp để những
thế hệ trẻ hiểu hơn về công việc lao động của những người nông dân xưa,
đồng cảm về một quãng thời gian lao động vất vả của họ, trên cơ sở đó giúp
thế hệ trẻ trân trọng những thành quả trong lao động của những lớp người đi
trước. Đặc biệt còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân làng Kim
Sơn nói riêng và đất nước nói chung. Đến với lễ hội chạy đá Kỳ Sơn, du
khách sẽ được nghe câu chuyện về vị Thành Hoàng làng Kỳ Sơn là võ tướng
thời Lý (544-602), tên là Đào Hạo có công đánh giặc ngoại xâm, được vua
ban thực ấp, trấn giữ phủ Kinh Môn. Ngày thiếu thời, Ngài thường bày trò
giấu đá xuống ao, hồ và cùng các bạn học khác cùng xuống mò tìm, ai nhanh
nhẹn đưa được đá lên bờ thì người ấy thắng. Sau này khi Ngài trở thành tướng
giỏi, Ngài thường dùng trò chơi này để rèn luyện quân binh. Khi Ngài mất,
đình làng Kỳ Sơn vẫn thờ một viên “đá thần” cho tới ngày nay. Lễ hội chạy
đá Kỳ Sơn bắt nguồn từ đó. Nhờ có lễ hội, các thế hệ hiện tại và tương lai có
thể hiểu rõ về cội nguồn, sự kiện lịch sử quan trọng hình thành nên ngôi làng
truyền thống Kỳ Sơn.
Lễ hội ở Kiến Thụy được xem là không gian thể hiện đạo lý “uống nước
nhớ nguồn” của người dân địa phương. Bởi lẽ trong lễ hội, hoạt động không
thể thiếu là việc ôn lại quá khứ địa phương, cộng đồng, nhắc nhở con cháu
không được quên công lao của thánh thần, các bậc tiền nhân. Trong lễ hội
truyền thống nó được thể hiện ở những tục hèm, trò diễn nhằm tái hiện lại quá
khứ của các vị thần. [10, Tr.85]
Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lễ hội đền Mõ, lễ hội
đình, chùa Văn Hòa là không gian thể hiện đặc sắc và hấp dẫn. Lễ hội đền Mõ
và lễ hội đình, chùa Văn Hòa, cả hai lễ hội đều toát lên vẻ đẹp văn hóa uống
21



nước nhớ nguồn của người dân Kiến Thụy. Thông qua lễ hội, những nét văn
hóa ấy được nuôi dưỡng, giúp người dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ tới
Quỳnh Trân công chúa, người đã có công lập điền trang, thái ấp, cấp lương
thực, tiền bạc cho kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm
ăn, sinh sống, từ đó có làng Du Lễ, xã Ngũ Phúc ngày nay. Đối với hai vị
Thành hoàng là Tây Bình và Thái Thượng, người có công đánh giặc ngoại
xâm, sau đó giúp dân làng khai phá đất đai, lập lên trang ấp đầu tiên đã được
người dân nơi đây tôn thành Thành Hoàng làng để thờ tự. Thông qua nghi
thức tế lễ trong lễ hội, sự kính trọng, biết ơn đối với người có công với đất
nước, có công với nhân dân được thể hiện sâu sắc. Với bề dày lịch sử văn hóa
địa phương, trong cuộc sống thực tại, nền văn hóa ấy tiếp tục theo bước cùng
nhịp sống của các thế hệ sau này và mãi mãi, nếu các lễ hội truyền thống
được duy trì và phát triển.
Lễ hội dân gian tái hiện cảnh sinh hoạt văn hóa, lao động của người dân
trong quá khứ, là lịch sử phát triển của dân làng, từ đó giáo dục thế hệ trẻ cần
phải trân trọng thành quả lao động. Lễ hội Rước lợn ông Bồ, chạy đá Kỳ Sơn
là lễ hội của cư dân nông nghiệp được hình thành từ lâu, lễ hội diễn ra với
mong muốn người dân địa phương được ấm no, phồn thịnh, được mùa cả về
trồng trọt và chăn nuôi. Một nét văn hóa thuần nông, thể hiện rõ được nguyện
ước của ông cha từ thuở khai sinh. Thông qua lễ hội Rước lợn ông Bồ, chạy
đá Kỳ Sơn, hiện thực cuộc sống và những ước vọng của người dân được phản
ánh một cách chân thực và là giá trị lớn nhất của hội làng cổ truyền mang lại.
Lễ hội đã tái hiện lại sâu sắc về nếp sinh hoạt, lao động của dân làng trong
quá khứ. Tổ tiên người dân làng Kỳ Sơn đã tham gia sản xuất nông nghiệp lấy
việc nuôi lợn là nguồn kinh tế chính trong gia đình. Có thể nói, nghề nuôi lợn
chính là cái gốc hình thành nên nền văn hóa nông nghiệp của địa phương.
Trong nghi thức tế lễ, hình ảnh mâm bánh dày, lộc quả đều là những sản
phẩm từ nông nghiệp. Hình ảnh tái hiện trong lễ hội, ít nhiều khiến du khách
suy nghĩ về cuộc sống lam lũ, nghèo khó của thế hệ người đi trước. Nếu có
22



thiên tai, hạn hán, những sản phẩm nông nghiệp này sẽ bị thất thu, người dân
lâm vào cảnh nghèo đói. Người dân đã làm đàn tế lễ để cầu mong mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội thu, mong được ăn no, mặc ấm. Như vậy, lễ hội nơi
đây có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân làng Kỳ Sơn nói riêng và
người Việt Nam nói chung. Lễ hội gắn kết quá khứ với hiện tại, tái hiện sinh
hoạt văn hóa của tổ tiên từ đó những thế hệ mai sau sẽ đồng cảm với sự vất vả
của ông cha. Và từ đó giáo dục cho thế hệ trẻ cần biết yêu lao động, hiểu
được ý nghĩa của lao động, luôn sáng tạo trong lao động để đưa địa phương
có những bước phát triển mới.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong lễ hội còn thể hiện
thông qua việc lưu giữ những nét đẹp về lối sống, tinh thần của con người.
Thể hiện lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người dân Việt Nam nói chung
và mảnh đất Kiến Thụy nói riêng. Không thể không nói tới một lễ hội vô cùng
độc đáo và thú vị, lễ hội Minh Thề. Lễ hội đã được gìn giữ và lưu truyền từ
bao đời nay, mang trong mình những nét đẹp về sự thanh liêm, trung trực của
các trưởng tộc, già làng, quan cấp và người dân nơi đây. Nhờ có lễ hội mà
những ý chí, lòng quyết tâm, sự kiên cường của những con người nơi đây
được tiếp nối. Thật may mắn khi lễ hội từng năm được tổ chức trong không
khí tưng bừng với nhiều tình cảm và nhiệt huyết của người dân nơi đây. Đúng
như đã nói, chỉ có trong môi trường lễ hội truyền thống thì những nét đẹp văn
hóa ấy mới có thể tồn tại và phát triển, ngày càng đi sâu vào tiềm thức, tinh
thần của những người con quê hương. Lễ hội đã bảo tồn những lối sống tốt
đẹp không chỉ có ở Hòa Liễu, mà các địa phương khác huyện Kiến Thụy cũng
vậy. Lễ hội chạy đá Kỳ Sơn, lễ hội vật cầu Kim Sơn là những lễ hội thể hiện
tinh thần đoàn kết rõ ràng nhất. Chỉ có tình đồng đội xen lẫn ý chí quyết tâm
của từng thành viên mới có thể đem về chiến thắng trong cuộc thi. Ngoài ra,
trong lễ hội cổ truyền khác như Rước lợn ông Bồ, lễ hội đền Mõ, đình chùa
Văn Hòa du khách có thể cảm nhận rõ về tình làng nghĩa xóm. Người có tiền,

góp tiền, người có sức góp sức, người có trách nhiệm phân chia công việc,…
tất cả đều chung sức phục vụ, cung cấp, bố trí, sắp xếp, mua sắm, nấu nướng,
23


×