Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tìm hiểu về công tác quản trị sản xuất của công ty cổ phần bia hà nội – hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.35 KB, 27 trang )

1

tìm hiểu về công tác quản trị sản xuất của công ty cổ phần bia hà nội – hải phòng.
Bài tập lớn môn quản trị sản xuất


2

LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị
trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Mỗi doanh nghiệp

một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc
bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi
doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện những
chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa
quyết
định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Quản lý hệ
thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng
doanh nghiệp. Hình thành, phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản
xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và
phát triển trên thị trường. Những vấn đề này đều chịu tác động trực tiếp và to
lớn của quản trị sản xuất. Hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có tính chất mở
luôn có mối quan hệ gắn bó trực tiếp với môi trường bên ngoài. Nhiệm vụ cơ
bản của quản trị sản xuất là tạo ra khả năng sản xuất linh hoạt đáp ứng được
sự
thay đổi của nhu cầu khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường
trong nước và quốc tế. Vì vậy, quản trị sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng
trong quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ


thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra và cung cấp
đầu ra phục vụ cho nhu cầu thị trường .
Nhận rõ được vị trí và vai trò của Công tác quản trị sản xuất, nên em đã chọn
đề tài “ Tìm hiểu về công tác Quản trị sản xuất của Công ty “.
Nội dung của bài tập lớn ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng.


3

Chương 2 : Thực trạng sản xuất của Công ty cổ phần bia Hà Nôi – Hải
Phòng.
Chương 3: Đánh giá về thực trạng sản xuất của Công ty cổ phần bia Hà
Nội – Hải Phòng.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI
PHÒNG
1.1.Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải
Phòng
1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải phòng (BHP)
Trụ sở chính : 16 Lạch Tray, Ngô Quyền ,Hải Phòng
Điện thoại: 84-031-3847 004 (031).680.681
Fax: 84-031-3845 157 0313.680.681
Website: www.haiphongbeer.com.vn
Email :
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203001024 do sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hải phòng cấp ngày 20/09/2004, đăng ký và thay đổi lần thứ
ba ngày 10/07/2009
Vốn điều lệ : 91.792.900.000 VND
• Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:

Sản xuất nước uống có cồn và không cồn: bia các loại, rượu, nước ngọt
Khai thác, xử lý và cung cấp nước
Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Khách sạn
Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
1.1.2. Quá trình phát triển công ty
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Nước đá
Việt Hoa được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1960 theo quyết định số 150/


4

QĐUB của UBHC Thành phố Hải Phòng theo hình thức Công ty hợp doanh.
- Năm 1978 Xí nghiệp Nước đá Việt Hoa được đổi tên thành Xí nghiệp
Nước ngọt Hải Phòng.
- Năm 1990 Xí nghiệp Nước ngọt Hải Phòng được đổi tên thành Nhà máy
bia nước ngọt Hải Phòng.
- Năm 1993 UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định đổi tên nhà máy
bia nước ngọt Hải Phòng thành Nhà máy bia Hải Phòng (Quyết định số
81/QĐTCCQ ngày 14/1/1993).
- Năm 1995 thực hiện chủ trương về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước,UBND
thành phố Hải Phòng đã có quyết định đổi tên Nhà máy bia Hải Phòng thành
Công ty bia Hải Phòng (Quyết định số 1655 QĐ/ĐMDN ngày 4/10/1995).
- Ngày 23/9/2004 UBND Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 2519/QĐUB
chuyển đổi Công ty bia Hải Phòng là Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty
Cổ phần bia Hải Phòng. Công ty cổ phần bia Hải Phòng được thành lập với số
vốn điều lệ là 25.500.200.000 VNĐ, với tỷ lệ vốn của cổ đông nhà nước là 65 %,
vốn của các cổ đông trong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ đông ngoài
doanh nghiệp là 5,5%. Công ty cổ phần Bia Hải Phòng chính

thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0203001024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng
cấp ngày 20/09/2004.
- Tháng 10 năm 2005, UBND Thành Phố Hải Phòng đồng ý chuyển nhượng
phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần bia Hải Phòng cho Tổng Công ty Bia –
Rươụ – Nước giải khát Hà Nội (theo thông báo số 4510/UBND-KHTH, ngày
24/8/2005) và Hội đồng Quản trị Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà
Nội đồng ý nhận chuyển nhượng phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần bia
Hải Phòng (số 45/QĐ-TCKT ngày 06/09/2005). Công ty cổ phần bia
Hải Phòng gia nhập Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội hoạt
động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.


5

- Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty cổ phần Bia
Hải Phòng họp ngày 23/10/2005: Công ty cổ phần Bia Hải Phòng được đổi tên
thành Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng, với số vốn điều lệ là
25.500.200.000 VNĐ, trong đó tỷ lệ vốn của cổ đông nhà nước do Tổng Công ty
Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội nắm giữ là 65 %, vốn của các cổ đông
trong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ đông ngoài doanh nghiệp là
5,5%.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
• Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng
gồm:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG

- Đại hội đồng cổ đông.



6

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ
phần Bia Hà Nội-Hải Phòng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua
định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh;
quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại,
giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty
- Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Bia
Hà Nội-Hải Phòng do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị
và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản
trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội
đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số
thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của
Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của
Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ
quy định.
- Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng bao
gồm 04 (bốn) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban
kiểm soát là 05 (năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số
nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm
bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với
HĐQT và Ban Giám đốc.

- Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám đốc và 02


7

Phó Giám đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc
Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các
nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được
Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Phòng tiêu thụ sản phẩm:
Chịu trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá tình tình thị trường, xây
dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu cho Giám đốc về giá bán sản
phẩm, chính sách quảng cáo, phương thức bán hàng, hỗ trợ khách hàng, lập các
hợp đồng đại lý. Tư vấn cho khách hàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật
bán hàng, thông tin quảng cáo. Theo dõi và quản lý tài sản, thiết bị, công cụ,
dụng cụ bán hàng: keg chứa bia hơi, tủ bảo quản, vỏ bình CO2, vỏ chai, két
nhựa trong lưu thông, biển quảng cáo của Công ty trên thị trường .v.v. Kết hợp
với phòng Kế toán Tài chính quản lý công nợ các đại lý và khách hàng tiêu thụ
sản phẩm; Quản lý hóa đơn và viết hóa đơn, thu tiền bán hàng.
- Phòng Tổng hợp:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm; Mua sắm, làm thủ tục nhập, xuất vật
tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ cho sản xuất; Tham mưu và làm các
thủ tục pháp lý trong việc ký kết, giám sát thực hiện, thanh quyết toán các hợp
đồng kinh tế với các nhà cung cấp. Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch
giá thành sản phẩm của Công ty; Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh và các báo cáo thống kê theo quy định và yêu cầu

quản trị của Công ty.
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ cấu
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ; Lập kế hoạch đào tạo và
tuyển dụng lao động, xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng
năm; tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng quy chế trả lương, thưởng. Thực


8

hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo luật định và quy chế của
Công ty; Theo dõi, giám sát việc chấp hành nội quy lao động, nội quy, quy chế
của Công ty và thực hiện công tác kỷ luật. Thực hiện các nhiệm vụ của công tác
hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý xe ôtô con, vệ sinh môi trường, ngoại cảnh,
công tác bảo vệ 2 nhà máy. Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các kế
hoạch bảo vệ, an ninh, quốc phòng, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt
hàng năm.
- Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản
lý các quy trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ
thuật, kỹ thuật an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện các chương
trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ
tiên tiến trong sản xuất; Xây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa đầu ra,
chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Quản lý hồ sơ lý lịch hệ
thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu bảo dưỡng máy
móc thiết bị; Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội dung
chương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm.
Chỉ đạo thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
và hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP. Chịu trách nhiệm về công tác
đầu tư, xây dựng cơ bản và công tác môi trường. Theo dõi và thực hiện công tác

thi đua khen thưởng.
- Phòng Tài chính Kế toán:
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế
toán. Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
hàng năm; Tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy
định và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty; Thực hiện thu tiền bán
hàng, quản lý kho quỹ; Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập
hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán; hướng dẫn, tổng


9

hợp báo cáo thống kê.
- Đội kho:
Quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công cụ
dụng cụ phục vụ sản xuất, bán hàng; Thực hiện công tác xuất, nhập vật tư,
nguyên liệu, theo dõi, đối chiếu, lập các bảng kê bán hàng, báo cáo nhập xuất
tồn hàng ngày, tuần, tháng gửi các phòng Nghiệp vụ của công ty và Tổng Công
ty theo quy định.
- Phân xưởng Bia số 1 – 16 Lạch Tray:
Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi các loại. Thực hiện các công đoạn
sản xuất theo đúng quy trình công nghệ từ khâu nghiền nguyên liệu đến nấu bia,
bảo quản và xử lý men giống, lên men bia, lọc trong bia và chiết rót phục vụ bán
hàng tại 16 Lạch Tray. Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản
xuất hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ phận quản lý của Công ty theo quy định.
- Phân xưởng bia số 2 – Quán Trữ:
Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi, bia chai các loại. Chiết rót bia
hơi thành phẩm nhập kho và giao cho khách hàng. Thực hiện các công đoạn
trong sản xuất bia chai, chiết rót, hoàn thiện sản phẩm bia chai và nhập kho
theo đúng quy trình công nghệ; Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo

số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ phận quản lý của Công ty và
Tổng Công ty theo quy định.
1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty.
1.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải
Phòng.
Bảng 1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013-2014.
Đơn vị
STT
1
2

Chỉ tiêu
Số lượng bia hơi
Doanh thu cua công

tính
1000 lít
Tr.đồng

So sánh năm 2013
Năm 2013
47.35
329.157.505.538

Năm2014
48.98
343.362.084.976

Chênh lệch
1.63

14.204.579.438


10

ty
Lợi nhuận trước
3
4
5

thuế
Lợi nhuận sau thuế
Lao động
Thu nhập bình quân

Tr.đồng
Tr.đồng
Người

27.255.931.758
20.436.302.047
268

24.056.998.504
17.880.526.656
300

6


người lao động
Nộp ngân sách nhà

Tr.đồng

5.800.000

6.500.000

7
8

nước
Tỷ suất lợi nhuận

Tr.đồng
%

6.819.627.711
0.09

6.176.471.848
0.07

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công
ty năm 2014 có tăng nhưng không đều . Sản lượng của Công ty năm 2014 so với
năm 2013 tăng 1.63 triệu lít, tương ứng với tỷ lệ 3%. Doanh thu của Công ty
năm 2014 tăng 14.204.579.438 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 4%.
Kết quả đó có được là nhờ công ty mở rộng quy mô và phát triển nguồn vốn,
mua thêm các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất,nâng cao

trình độ tay nghề của người lao động, từ đó giúp làm giảm được các khoản chi
phí phát sinh khác. Lợi nhuận của Công ty năm 2014 so với năm 2013 có sự
giảm sút đáng kể. Cụ thể là: Lợi nhuận trước thuế Công ty năm 2014 giảm
3.198.933.254 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 12% và lợi nhuận sau
thuế giảm 2.555.775.391 đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 1ệ 13%. Do
lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí kinh doanh mà Chi phí sản xuất
kinh doanh của Công ty có sự thay đổi đáng kể do Công ty bỏ chi phí để đầu tư
xây dựng công trình hệ thống nước thải ở phân xưởng bia số 2- Quán trữ, bên
cạnh đó năm 2014, doanh thu của Công ty chỉ tăng nhẹ. Mặc dù, lợi nhuận của
Công ty giảm nhưng nó không hề ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập cho
người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2014 tăng 700.000
đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ 12%. Nhờ cung cấp làm ăn có hiệu
quả cao nên hàng năm Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ nghĩa vụ
đối với ngân sách Nhà nước cho dù việc nộp ngân sách Nhà nước năm 2014 có

(3.198.933.254)
(2.555.775.391)
32
700.000

(643.155.863)


11

giảm so với năm 2013.
1.3.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất-kỹ thuật của Công ty cổ phần bia Hà Nội –Hải
Phòng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Công ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Hải Phòng bao
gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các công trình kiến trúc hầu hết mới được

xây dựng và trang bị máy móc thiết bị hiện đại của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn
Quốc, Nhật Bản…
Máy móc thiết bị của Công ty mới, hiện đại và đồng bộ nên sản phấm sản xuấtra
đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo
điềukiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành
sảnphẩm.
1.3.3. Lực lượng lao động của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng.
Trong nhiều năm gần đây, Công ty liên tục tuyển dụng thêm nhiều nhân
viên mới nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh .Năm 2014 , tổng số lao động
của Công ty là 300 người bao gồm cả lao động gián tiếp và lao động trực tiếp .
Bảng 2. Trình độ lao động của Công ty cổ phẩn bia Hà Nội – Hải Phòng
STT Chức
năng

Tổn
g
số

Lao

Trình độ nhân viên
B ậc
Sau

Tru

đại

Đ ại


Cao

ng



học

h ọc

đẳng

cấp

cấp

50

động
gián
I

tiếp
Ban

3

1

2


giám
1
2

đốc
Phòng

4

7

2

2

Trình độ công nhân
B ậc B ậc B ậc B ậc B ậc
6

5

4

3

2


12


tiêu thụ
sản
phẩm
Phòng

4

2

2

4

2

1

4

2

2

tổng
3

hợp
Phòng


1

kỹ
thuật
4

KCS
Phòng
tài
chính

5
6

kế toán
Quản
10

2

3

5

đốc
Tổ

2

5


6

7

trưởng

8

Tạp vụ
Lao

13
8
250

8
16

20

25

30

động
trực
II

tiếp

Nhận xét: Qua bảng cơ cấu nhân lực trên ta có thể thấy trình độ cán bộ
công nhân viên ngày càng được nâng cao, đó là kết quả của công tác đào tạo
cũng như công tác tuyển dụng trong công ty. Đội ngũ lực lượng lao động của
Công ty ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thể hiện qua số người
có trình độ sau đại học và sau đại học tương đối nhiều, trình độ tay nghề của
người công nhân cao.Bên cạnh số lao động trên, Công ty còn sử dụng lao động
mùa vụ để thực hiện các công việc đơn giản như xếp chai bia vào hộp, dọn

35

44


13

dẹp…Tuy là lao động mùa vụ nhưng công ty cũng thực hiện đầy đủ các điều
kiện về an toàn và khen thưởng. Điều này do yêu cầu của hoạt động sản xuất
kinh doanh được trang bị các thiết bị hiện đại, do vậy đòi hỏi đội ngũ lao động
phải có tay nghề và phải được qua đào tạo.
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN BIA
HÀ NỘI - HẢI PHÒNG
2.1. Tìm hiểu về sản phẩm của Công ty cổ phần bia Hà Nội-Hải Phòng
2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng.
Công ty cổ phần Bia Hà Nội- Hải Phòng là doanh nghiệp có trên 40 năm
sản xuất đồ uống. Thương hiệu sản phẩm chính của Công ty hiện nay là bia hơi
Hải Phòng, bia hơi Hải Hà, bia chai Kaiser và bia chai 999.
Bia hơi Hải Phòng và bia hơi Hải Hà :Đây là loại bia tươi mát nhưng có
đặc điểm phải tiêu dùng ngay sau khi xuất xưởng vì có thời gian bảo quản ngắn
chỉ trong vòng 24 giờ và mang đặc tính phụ thuộc vào thời tiết. Do đó loại bia
này rất khó vận chuyển đi xa, chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường Hải phòng và

một số tỉnh lân cận. Sau khi lọc, bia hơi được đóng vào thùng nhôm cách nhiệt
để tăng khả năng bảo quản và thuận tiện cho việc tiệu thụ.Do luôn đảm bảo chất
lượng tốt cùng với giá cả hợp lý nên bia hơi của Công ty cũng đang được người
tiêu dùng rất ưa chuộng nhất là vào mùa hè.
Bia chai Hải Phòng và bia chai 999: Bia chai của Công ty có thời gian
bảo quản tương đối lâu (hạn sử dụng : 6 tháng kể từ ngày sản xuất).Bia được
chiết vào chai thủy tinh màu nâu, có dung tích 450ml và cũng được dán giấy bảo
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chai bia được đóng vào các két nhựa
(20chai/két), rất thuận tiện cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Sản phẩm bia chai
Hải Phòng và bia chai 999 là loại sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và
phù hợp với phần lớn người tiêu dùng trên thị trường rất ưa chuộng.
Bia là một loại đồ uống được sản xuất là một loại hạt nảy mầm gọi là Malt
và hoa houblon ( hoa tạo hương bia). Những nguyên liệu này chủ yếu là nhập
khẩu. Vào những năm 60 của thế kỷ XX khi bia được bán trên thị trường miền


14

bắc, bia vẫn còn là một đồ uống xa lạ với mọi người, người tiêu dùng vẫn chưa
quen với hương vị đắng của bia nên sản lượng tiêu dùng của bia khá ít.Dần dần, nhận ra
tác dụng của loại đồ uống này thì nó trở lên thông dụng hơn và đến nay
thì nó đã khá phổ biến ở mọi nơi. Ng oài ra không chỉ uống vào những ngày
nóng mà còn vào những tháng mùa đông hanh khô. Đặc biệt trong các dịp lễ
tết, hội nghị, bia trở thành nhu cầu không thể thiếu. Và trong tương lai nó vẫn
còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh .
Bia là loại nước uống có ga với vị đắng dễ chịu và có hàm lượng cồn
không cao được chế biến từ các nguyên liệu chính là malt đại mạch, hoa
houblon và nước với một số quy trình công nghệ đặc biệt. Và để hạ giá thành
sản phẩm, cải tiến mùi vị bia.Trong công nghệ sản xuất bia người ta thường
dùng một số nguyên liệu để thay thế cho malt đại mạch. Các nguyên liệu thay

thế được chia thành 2 nhóm: nhóm dạng hạt và nhóm dạng đường. Nhóm dạng
hạt là các loại ngũ cốc dùng thay thế Malt đại mạch chủ yếu là tiểu mạch, gạo tẻ, ngô.
Các loại này được dùng ở trạng thái chưa ươm mầm và đưa vào chế biến dưới dạng bột
nghiền mịn, phối trộn cùng bột Malt. Trong công nghiệp sản xuất bia còn sử dụng một
số nguyên liệu thay thế dạng đường hoặc bán thành phẩm chế biến từ đường. Các loại
nguyên liệu này được bổ sung trực tiếp vào dịch đường trong quá trình nấu hoa
houblon. Một số loại đường thường dùng là: đường mía và đường củ cải ( lượng thay
thế không vượt quá 20% so với lượng chất khô đã được chiết từ Malt vào dịch đường ),
đường thủy phân Glucozo ( lượng thay thế là 10 – 15%), đường Invertara dùng trong
sản xuất bia
Đen làm tăng cường độ màu và xiro tinh bột ( lượng thay thế khoảng 10 – 15
% ). Ngoài những nguyên liệu trên trong quá trình sản xuất bia còn phải sử sụng
thêm các nguyên liệu phù trợ. Những nguyên liệu này sử dụng dưới dạng
nguyên liệu phụ nhằm khắc phục những yêu cầu kỹ thuật cần thiết mà trong quá
trình sản xuất chưa đạt được. Nguyên liệu phụ này bao gồm các nhóm chất sau :
- Nhóm chất để xử lý nước cứng như: Than hoạt tính, các muối Na2SO4,NaSO3,NaCl,
Al2(SO3). Nhóm các ionit vô cơ như silicat tự nhiên – zeolit, permutit.Nhóm các ionit


15

hữu cơ như: simpho cacbon, vofatit…
- Nhóm các chất sát trùng nước và điều chỉnh độ PH gồm các dung dịch: HCl ,H2SO4
và H3PO4.
- Nhóm sát trùng vệ sinh thiết bị, máy móc như: axit ,bazo.
- Nhóm các chất dùng trong thu hồi CO2 như: NaOH, KMnO4, than hoạt tính
- Nhóm các chất chống oxi hóa bia như : axit Ascorbic…
- Nhóm các chế phẩm enzim dùng trong quá trình hồ hóa, đường hóa để thủy
phân tinh bột
- Nhóm các chất trợ lọc dùng trong quá trình lọc bia như: Polyclar, Bencogur

bảo quản.
2.1.2. Quy trình sản xuất bia của Công ty bia Hà Nội – Hải Phòng
-Quy trình công nghệ sản xuất bia của Công ty là một quy trình liên tục và khép
kín .Quy trình này được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1 : Quy trình sản xuất bia của Công ty cổ phần Hà Nội – Hải Phòng

Malt

Gạo

Nghiền

Nghiền
Đường Hoá

Hồ Hoá

Lọc Bã

Bã Malt

Nấu Hoa
Lắng Trong
Làm lạnh nhanh
Men
Giống

Thu Hồi
Lên Men
Tàng Trữ


CO2


16

Lọc Bia
Hoàn Thiện Sản
Phẩm

- Quy trình công nghệ sản xuất bia có thể được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn nấu :
Nguyên liệu của quá trình nấu bao gồm gạo, malt, hoa Houblon và đường
được đưa vào nấu theo một tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào mục đích sản xuất
từng loại bia chai hay bia hơi.
Quá trình nấu được thực hiện theo các bước: Gạo sau khi xay nhỏ mịn và
trộn với nước được tăng nhiệt qua giai đoạn hồ hóa đến 65, sau đó đun sôi
tới 120 trong khoảng một giờ. Malt được ngâm nước ở nhiệt độ thường,
sau đó nhiệt độ được nâng dần lên 75. Malt sẽ dịch hóa các tinh bột của
gạo, sau một thời gian thu được dung dịch mạch nha, lấy dung dịch với độ
đường 10 cho bia hơi và 10, 5 cho bia chai. Tiếp theo nấu sôi dung
dịch mạch nha với hoa houblon nhằm hòa tan các chất tamin và để kết tủa
albumin của nước mạch nha giúp cho nước mạch nha trong đồng thời tạo hương
vị đặc trưng của bia .Giai đoạn nấu có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình
sản xuất bia vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như hương vị của
sản phẩm .
Giai đoạn lên men :
Lên men là một quá trình vi sinh thực hiện ở nhiệt độ từ 10 đến 12
được gọi là quá trình lên men lạnh nhằm làm chín bia.Vì là quá trình vi
sinh vật nên để bia có chất lượng cao phải đặc biệt chú trọng đến chất lượng của

men giống và nhiệt độ của quá trình nên men .Quá trình lên men được tiến hành
khi dung dịch mạch nha sau khi đun sôi với hoa houblon được làm nguội hạ
nhiệt độ xuống 12, quá trình này được chia làm hai bước là lên men chính


17

và lên men phụ.
• Lên men chính: Cho men vào dung dịch đường để con men sử dụng dung dịch
đường làm tăng khối lượng men đồng thời tạo cho bia có một độ cồn nhất định,
trong quá trình này CO2 và nhiệt độ của dung dịch đường sẽ tăng lên . Thời gian
lên men chính khoảng 6 đến 9 ngày tùy thuộc vào từng loại bia .Kết thúc quá
trình lên men chính dịch đường được đưa sang để tiến hành tiếp quá trình lên
men phụ .
• Lên men phụ : Quá trình này được tiến hành ở nhiệt độ từ 3 đến 5
nhằm mục đích làm bão hòa CO2 tạo sự ổn định cho các thành phần hóa học của
bia. Thời gian lên men phụ tùy thuộc vào từng loại bia, đối với bia hơi là 15
ngày và bia chai là 20 ngày.
Giai đoạn lọc bia:
Sau khi kết thúc quá trình lên men phụ bia được chuyển sang giai đoạn
lọc để loại bỏ các tạp chất hữu cơ và lượng men thừa có trong bia để bia được
trong đồng thời làm tăng thời gian bảo quản cho sản phẩm .Kết thúc quá trình
lọc thu được bia thành phẩm có độ bão hòa CO2 và độ cồn theo đúng tiêu chuẩn
đối với từng loại bia .
Giai đoạn chiết bia:
Đối với bia chai, sau khi lọc xong bia được chiết ngay vào chai và được
đưa qua máy thanh trùng ở nhiệt độ 62 đến 68 để tiêu diệt vi sinh vật
giúp bia được bảo quản lâu hơn. Sau đó đưa qua máy soi kiểm tra để đảm bảo
đúng dung tích của sản phẩm, được dán nhãn ghi ngày sản xuất và thời hạn sử
dụng …Đối với bia hơi sau khi lọc được chiết thẳng vào thùng mà không qua

thanh trùng nên có thời gian bảo quản ngắn hơn rất nhiều so với bia chai.Theo
tiêu chuẩn của Công ty thời gian bảo quản đối với mỗi loại bia là :
• Bia hơi: Có thời gian bảo quản tốt nhất là trong khoảng 24 giờ
• Bia chai : Có thể bảo quản 6 tháng kể từ ngày sản xuất
2.2. Tìm hiểu về công suất sản xuất sản phẩm và kế hoạch sản xuất của
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng.


18

2.2.1. Công suất của Công ty cổ phần bia Hà Nôi – Hải Phòng.
Công suất (khả năng sản xuất của máy móc thiết bị và dây chuyền công
nghệ ) luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là nội dung quan trọng cho
phép doanh nghiệp :
- Xác định quy mô của sản xuất
- Xác định công xuất của dây truyền sản xuất.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, Công ty mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị công
nghệ hiện đại, lắp đặt dây chuyền sản xuất có công suất 1 triệu lít bia/ năm
thay thế cho những dây chuyền sản xuất “ mini” với công suất thấp và dây
chuyền chiết chai công suất 15000 chai/ giờ của tập đoàn KHS- Đức, hệ thống
lọc bia của Filtrox - Thụy Sĩ, hệ thống các tank lên men, tank chứa bia thành
phẩm, thiết bị nhà nấu, hệ thống lạnh, lò hơi, khí nén cùng nhiều máy móc thiết
bị hiện đại khác. Hiện nay, Công ty đang triển khai dự án xây dựng Nhà máy
sản xuất bia chai Hà Nội tại Hải Phòng với công suất ban đầu là 25 triệu lít, giai
đoạn 2 nâng lên 50 triệu lít nhằm đảm bảo cung cấp ổn định cho thị trường Hải
Phòng và các tỉnh miền duyên hải khoảng 25 triệu lít bia chai và 50 triệu lít bia
hơi các loại. Ngoài dây chuyền sản xuất bia tại số 16 phố Lạch Tray – Hải
Phòng, năm 1995 Công ty đưa vào hoạt động nhà máy số 2 tại Quán trữ, sản

xuất bia hơi và bia chai chất lượng cao theo công nghệ và dây chuyền thiết bị
hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức. Nhờ đó sản lượng bia liên tục tăng cao
năm 2014 đạt 48.8 triệu lít với nhiều dòng sản phẩm như bia hơi Hải Hà, bia
chai Hải Phòng và bia chai 999. Trong đó, bia hơi các loại tiêu thụ hơn 35 triệu
lít bao gồm bia hơi Hải Phòng 1, bia hơi Hải Phòng 2, bia vàng, bia hơi Hải Hà.
Trong tổng số hơn 13 triệu lít bia chai, có hơn 12 triệu lít bia chai mang nhãn
hiệu bia Hà Nội do Tổng công ty bia - rượu- nước giải khát bao tiêu sản phẩm,
còn lại một số loại bia chai do công ty sản xuất cũng có mức tiêu thụ khá như
bia chai 999 đạt hơn 1 triệu lít, bia chai Hải Phòng đạt hơn 353.000 lít…


19

2.2.2. Kế hoạch sản xuất của Công ty năm 2015
Khi nền kinh tế nước ta có xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới, thì thị trường ngày càng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty có thể tiêu thụ nhiều sản phẩm mở rộng quy mô kinh doanh .Nhưng nền
kinh tế thị trường cũng đòi hỏi ban Giám đốc công ty cùng tất cả các bộ nhân
viên phải nỗ lực hết mình, chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất với năng lực
và hoàn cảnh của mình , thích ứng nhanh nhất với sự cạnh tranh khốc liệt hiện
nay , vượt qua được những khó khăn và trở thành một công ty lớn mạnh .
Muốn đạt được những thành công để có thể tiếp tục phát triển lâu dài
Công ty đã đề ra kế hoạch sản xuất cụ thể trong năm 2015 là:
Xây dựng công ty cổ phần bia Hà Nội –Hải Phòng trở thành doanh nghiệp
mạnh, sản xuất kinh doanh đa ngành
Tốc độ tăng trưởng trung bình : 2014 – 2025 là 15%, trong giai đoạn 2014
-2017: 10%/ năm, giai đoạn 2015 – 2020: 15% / năm, giai đoạn 2020 – 2025:
20% / năm
Tiếp tục đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất. Giữ vững và phát triển thị
trường trong nước, công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở

rộng quan hệ giao dịch với khách hang mới ở các thị trường khác nhau.
Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quan hệ kinh doanh, đào tạo phát triển
nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế.
Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và quản lý hệ thống
theo tiêu chuẩn ISO 9002 và trach nhiệm xã hội SA 8000, đạo đức trong kinh
doanh theo tiêu chuẩn WRAP.
Tiến hành các biện pháp chống nạn làm giả, làm nhái hàng công ty
+ Kế hoạch phát triển công ty trong năm 2015:
Hoàn thành việc ký kết các hợp đồng nguyên liệu vào phục vụ quá trình
sản xuất .Ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác chiến lược.Hoàn
thành công tác đào tạo nhân lực vận hành và bảo dưỡng nhà máy .Triển khai ác
hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm mới trên thị trường mục tiêu và khách


20

hàng tiềm năng.
+ Kế hoạch phát triển công ty từ năm 2015 – 2017:
Từ năm 2015 trở đi: duy trì ổn định sản xuất và tiêu thụ 50 triệu
lit/năm Chủ động về tài chính, cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn cổ đông, vốn
vay, đảm bảo tỷ lệ tự đầu tư trong Công ty ở mức 30%.Tỷ suất lợi nhuận/Vốn
chủ sở hữu hàng năm liên tục tăng và sau năm 2017 không thấp hơn 30%
+ Kế hoạch phát triển công ty từ năm 2015 - 2025
Kết thúc giai đoạn 2015 - 2017, Công ty là một doanh nghiệp mạnh hàng
đầu trong lĩnh vực bia sở hữu các cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản lớn, làm chủ
công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế và thị
trường rộng mở . Trong những năm tới ( 2015- 2025 ), Công ty tiếp tục định
hướng phát triển: Duy trì vị thế các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được trong giai đoạn
2015-2017 . Mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu
thụ.

2.3. Tìm hiểu về cách bố trí sản xuất của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải
Phòng .
2.3.1. Tầm quan trọng của bố trí mặt bằng sản xuất
Sau khi xác định được công suất và địa điểm thích hợp thì công việc tiếp
theo là bố trí mặt bằng sản xuất. Căn cứ vào diện tích mặt bằng, quy mô sản xuất
để thiết kế các phương án bố trí : nhà xưởng, dây truyền công nghệ, mãy móc
thiết bị.
Bố trí mặt bàng là sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất
của công nhân, hu vực chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc…
Thông qua mặt bằng người ta tiến hành sắp xếp các quy trình ở trong và
xung quanh doanh nghiệp, không gian cần thiết cho sự vận hành các qui trình
này và công việc phụ trợ khác .
Việc bố trí mặt bằng nên kết hợp chặt chẽ với chiến lược tác nghiệp nhằm
đảm bảo ưu tiên cạnh tranh. Vì vậy cần chú ý đến các yếu tố như hạ giá thành
sản phẩm, phân phối nhanh chóng và kịp thời, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao


21

và linh hoạt về loại sản phẩm, sản lượng.
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá
trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể:
Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất
nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất
nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn
đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.

Hoạt động bố trí sản xuất đòi hỏi sự nỗ lực, đầu tư rất lớn về sức lực và
tài chính.
Đây là một vấn đề dài hạn nếu sai lầm sẽ khó khắc phục hoặc rất tốn
kém.
Bồn bia thành phẩm
Nhà máy chiết chai và kho bia thành phẩm
Khu xử lí nguyên liệu
Kho NL
Cổng xuất nhập hàng
Cổng vào nhà máy
Khu phụ trợ nấu
Nhà nấu bia
Bồn bia lên men
2.3.2. Các dạng bố trí mặt bằng sản xuất cơ bản
- Bố trí theo sản phẩm
- Bố trí theo quá trình
- Bố trí theo vị trí cố định
- Bố trí hỗn hợp


22

• Mô hình bố trí sản xuất:
Như vậy , ta thấy doanh nghiệp đã sử dụng loại hình bố trí sản xuất theo
sản phẩm .Ở đây , sơ đồ dây chuyền bố trí sản xuất được bố trí theo hình chữ U
theo hướng dịch chuyển của nguyên liệu .
Theo sơ đồ ta thấy : ban đầu nguyên liệu được nhập vào và dự trữ tại kho
nguyên liệu , sau đó được đưa vào khu xử lí, nguyên liệu sau khi được xử lí
được đưa vào bồn lên men , khi quá trình lên men hoàn tất , nguyên liệu đã lên
men được chuyển qua nhà nấu bia , bia được nấu xong chuyển sang bồn bia

thành phẩm , từ bồn này , bia thành phẩm tiếp tục được đưa qua nhà máy chiết
chai , bia sau khi được chiết chai và bao gói sẽ chuyển vào kho thành phẩm . Khi
đó , quá trình sản xuất bia hoàn thành .
Loại hình bố trí này giúp doanh nghiệp có tốc độ sản xuất sản phẩm
nhanh , chuyên môn hóa cao , giảm chi phí và thời gian đào tạo đồng thời tăng
năng suất lao động.
Nhược điểm của loại hình bố trí này là sự không linh hoạt với những thay
đổi về khối lượng , chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình sản xuất
. Tuy nhiên , bia là sản phẩm đồ uống đặc biệt rất ít khi có sự thay đổi về số
lượng , chủng loại sản phẩm không nhiều , thiết kế của sản phẩm thường ít có
những thay đổi rõ rệt , do đó , những nhược điểm trên đều khắc phục được .
Như vậy, doanh nghiệp đã lựa chọn được loại hình bố trí sản xuất tương
đối hợp lý.
2.4. Vị trí của Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng.
2.4.1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm
Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh
doanh tathường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao cho hợp lý,
kinh tế. Địa điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, các kho hàng,
đại lý…
Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích
của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh


23

vùng.Xác định địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng
doanh thu và lợi nhuận.
Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn

lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn
những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai
thác các lợi thế của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên
trong.
Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một loại quyết định có tính
chiến lược.Nó ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng
như các hoạt động, giao dịch khác của doanh nghiệp. Xác định địa điểm doanh
nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết định xác định
địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là
chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
Vì vậy khi chọn địa điểm của doanh nghiệp ta cần tiến hành cẩn thận, có
tầm nhìn xa, xem xét một cách toàn diện có kể đến khả năng phát triển, mở rộng
doanh nghiệp trong tương lai. Cần nêu lên ít nhất hai phương án để tính toán so
sánh về mặt kinh tế, kỹ thuật…
Trong mọi trường hợp, địa điểm được chọn cần có sự nhất trí của các cơ
quan quy hoạch và chính quyền địa phương.
2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn về vị trí hiện tại của Công ty.
a. Thuận lợi :
+ Quy mô doanh nghiệp lớn : thu hút các nhà đầu tư giúp tăng nguồn
vốn cho Công ty.
+ Vị trí gần với nguồn lao động : thuận lợi cho việc tuyển dụng nhân công
nhằm giảm các chi phí có liên quan.
+ Vị trí giao thông :thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu được
dễ dàng và nhanh chóng đồng thời giảm bớt được thời gian và chi phí vận tải .


24

+ Vị trí gần với thị trường tiêu thụ : giúp Công ty đáp ứng được nhu cầu
thị trường một cách nhanh nhất , dễ nắm bắt được thị hiếu khách hàng ; các phản

hồi của khách hàng nhanh , chính xác tin cậy hơn từ đó giúp Công ty có những
chiến lược , giải pháp marketing phù hợp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong
giao hàng , giảm tối đa thời gian giao hàng và phát triển các điều kiện thuận lợi
trong dịch vụ sau khi bán hàng.
b. Khó khăn :
+ Xa nguồn nguyên vật liệu : Công ty không chủ động được đầu vào , tốn
kém chi phí .
+ Khó khăn trong việc xây dựng khu xử lý chất thải do gần khu dân cư :
Nhu cầu xử lý chất thải là vấn đề lo ngại khi mà có đông dân cư, hiện bộ phận
này vẫn đang nâng cấp và sửa chữa.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG
I. Thành tựu,hạn chế và nguyên nhân hạn chế của Công ty cổ phần bia Hà
Nội-Hải Phòng
1. Thành tựu
Đến thời điểm này, Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng cơ bản hoàn
thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012, nhiều chỉ tiêu đạt khá cao. Đây
là một kết quả xứng đáng đối với sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ công nhân viên
công ty trong cả năm qua.
2. Hạn chế.
Bên cạnh những mặt đã đạt được , hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty vẫn còn một số hạn chế .
Doanh thu của Công ty chưa cao , Công ty chưa tận dụng hết lượng khách
hàng tiềm năng hơn nữa địa bàn kinh doanh của Công ty còn nhỏ chủ yếu tập
trung ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận .
Thị phần của Công ty trên thị trường tự do còn quá nhỏ so với khả năng
sản xuất của Công ty .Người tiêu dùng mới chỉ tiếp xúc với một số ít chủng loại


25


sản phẩm của Công ty và cũng chỉ có khách hàng ở khu vực Hải Phòng và một
số tỉnh lân cận biết đến sản phẩm của Công ty , còn hầu hết khách hàng vẫn còn
xa lạ với sản phẩm của Công ty.
Công ty vẫn chưa có được một mô hình cụ thể trong xây dựng các kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như chiến lược Marketing do đó làm ảnh
hưởng đến việc thiết kế kênh phân phối , ảnh hưởng đến việc thiết kế các công
nghệ bán hàng , việc quản trị kênh phân phối cũng như là quyết định về sức
bán , hậu cần bán hàng .
Công ty chưa thật sự quan tâm tới việc quảng bá sản phẩm của mình tới
người tiêu dùng .
Việc quản lý chi phí trong Công ty chưa được tốt làm giảm lợi nhuận của
Công ty.
3. Nguyên nhân của hạn chế
Năm 2014, tình hình kinh tế trong nước và thế giới suy thoái đã ảnh
hưởng lớn tới tiêu dùng, trong khi đó, các sản phẩm bia liên tục phải chịu sự
cạnh tranh của các thương hiệu bia nổi tiếng trong nước và nước ngoài đã tác
động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Tuy đầu ra cho sản phẩm của Công ty không đến nỗi quá bế tắc như một
vài sản phẩm công nghiệp khác, nhưng năm nay cũng là một trong những năm
khó khăn nhất của Công ty. Do ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế,
thu nhập của đại đa số người dân giảm sút làm cho sức mua hàng hóa nói chung
đều giảm trong khi sản phẩm bia không phải là mặt hàng thiết yếu trong đời
sống hàng ngày nên việc tiêu thụ càng gặp nhiều khó khăn. Giá vật tư, nguyên,
nhiên liệu, xăng dầu, than, điện, nước tiếp tục tăng cao, làm đội giá thành sản
phẩm, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, nhất là chỉ
tiêu lợi nhuận. Sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt giữa các loại sản phẩm của công
ty với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố làm
cho thị phần của Công ty bị san sẻ. Thói quen tiêu dùng của người dân nội thành
Hải Phòng đang dần có sự thay đổi. Một bộ phận khách hàng chuyển sang uống



×