MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Cơ sở lí luận:
- Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có rất nhiều ưu thế trong việc giáo dục
thế hệ trẻ. Hầu như các tiết dạy Lịch sử chương trình Lịch sử ở trường THPT
đều liên quan và đề cập đến các nhân vật lịch sử nếu chúng ta biết liên kết nó
với các lĩnh vực khác thì chắc chắn vấn đề này sẽ có tác dụng không nhỏ trong
việc giáo dục thế hệ trẻ hôm nay.Vì vậy mà Luật giáo dục đã khẳng định “Mục
tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri
thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng
lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” .Với yêu cầu xã
hội đặt ra như vậy công tác giáo dục hiện nay nói chung, dạy học Lịch sử nói
riêng chúng ta phải làm gì để đáp ứng yêu cầu của xã hội đang đặt ra bức thiết.
- Vấn đề nhân vật là lịch sử một vấn đề ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm
của các em học sinh. Tuy nhiên trong dạy học lịch sử vẫn chưa được chú ý đúng
mức, điều này phản ánh một số mặt sau:
Thứ 1: Sách giáo khoa ít nhiều đề cập đến vấn đề này nhưng phần
lớn chỉ giới thiệu chung chung. Học sinh muốn biết nhiều-hiểu rõ phải tìm tòi
nhiều tư liệu khác (thực ra rất khó tìm).
Thứ 2: Việc đánh giá nhân vật lịch sử như thế nào cho đúng với chủ
quan, khách quan thời đại vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau không thống nhất.
Thứ 3: Trong việc dạy học lịch sử giáo viên còn bỏ qua nhân vật
lịch sử, thực tế giáo viên chỉ quan tâm đến nội dung cốt lõi bài học thôi.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống hiện nay, rất tiếc việc nhận thức của học
sinh về các nhân vật lịch sử hầu như chưa nhiều, đó là chưa kể việc nhận thức
sai lệch đây quả là một vấn đề đặt ra bức thiết. Dẫn ra một minh chứng để minh
họa: Đối với các anh hùng dân tộc khi được hỏi về nhân vật Hai Bà Trưng là ai?
Học sinh trả lời Trưng Trắc và Bà Triệu hay Lý Thường Kiệt là ai học sinh trả
lời đó là một nhân vật lịch sử bên Trung Quốc...Đây là những nhân vật gần gũi
với chúng ta mà học sinh còn nhận thức như vậy thì đối với các nhân vật lịch sử
thế giới thì các em sẽ nhớ gì, nhận thức ra sao trong khi đó chưa kể nó cách quá
xa và với những cái tên mà theo các em là quá dài, khó nhớ.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn như vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
nh m khắc họa các nhân vật lịch sử trong chương trình lịch sử THPT”
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Nhìn tổng quát từ trước đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu viết, tìm
hiểu về các vĩ nhân, các nhân vật lịch sử. Các công trình đó cung cấp nhiều
thông tin bổ ích đi sâu về nhiều khía cạnh cuộc đời, sự nghiệp các nhân vật lịch
sử nhưng người đọc vẫn cảm thấy thiếu vắng một công trình để giáo viên và học
sinh căn cứ vào đó để hiểu đúng về nhân vật lịch sử.
1
- Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử ” từ năm 1990 đến nay do
giáo sư Phan Ngọc Liên, giáo sư Trần Văn Trí chủ biên.
- “Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng cho học sinh”
của TS Đặng Vũ Hồ (ĐHSP Huế).
- Ngoài ra rải rác các sách hướng dẫn giảng dạy Lịch sử ở phổ thông, gây
hứng thú học tập Lịch sử, rèn luyện kĩ năng sư phạm...
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
3.1 Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu tôi đi sâu vào nội dung chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu lí luận và thực tiễn để khẳng định sự cần thiết phải giảng dạy
các nhân vật lịch sử ở trường THPT.
Đưa ra những giải pháp, biện pháp cụ thể để tiến hành giảng dạy các nhân vật
lịch sử trong chương trình THPT hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
3.2 Minh họa vào bài giảng cụ thể “PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ
CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914)”
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thứ 1: Nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm Hồ Chí
Minh về vấn đề nhân vật lịch sử, từ đó rút ra tư tưởng, lập trường trong việc
nghiên cứu.
Thứ 2: Thu thập, hệ thống khái quát hóa những vấn đề cơ bản của các tư
liệu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học các vấn đề liên quan đến nhân vật
Lịch sử .
Thứ 3: Tham khảo ý kiến đánh giá, dựa vào thực tiễn để đưa ra một cách
nhìn cận cảnh về vấn đề này.
2
NỘI DUNG VÀ KẾT
U
I. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.
1. uan niệm về nhân vật lịch sử.
Những nhân vật lịch sử lỗi lạc, những nhà thông thái trên mọi lĩnh vực
văn hóa, tinh thần đều là sản phẩm của những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử
nhất định. Song mỗi khi xuất hiện họ trở thành những ngôi sao tỏa sáng trên bầu
trời thời đại và nhờ có những nhãn quan và tài năng vượt trội, họ đã góp phần to
lớn vào việc khai sáng lịch sử, khai sáng nhân loại, rèn luyện đạo lí làm người
góp phần thúc đẩy lịch sử tiến lên.“ Con người làm nên lịch sử của mình b ng
chính năng lực, hiểu biết và hành động hướng tới nhận thức chân lí” như vậy để
có những bước tiến khổng lồ trong quá trình cải tạo tự nhiên biến đổi xã hội, lịch
sử đòi hỏi phải có những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng về trí tuệ,
sức mạnh, tinh thần và về năng lực sáng tạo, một khi cuộc sống xã hội có yêu
cầu chắc chắn r ng sớm hay muộn lịch sử sẽ tạo ra những điều kiện để đáp ứng
yêu cầu đó, mà cụ thể ở đây đã hun đúc rèn luyện và bồi dưỡng nên những con
người như vậy. Tuy vậy trở lại mặt trái của vấn đề, lẽ dĩ nhiên lịch sử sản sinh ra
những anh hùng những con người khổng lồ chắc chắn r ng bên cạnh đó ta sẽ
gặp những con người nhỏ bé những con người luôn đi ngược lại với qui luật lịch
sử, phản động, cố sống cố chết bám lấy những tư tưởng của mình mà theo như
người ta thường nói nó đã quá cũ kĩ, lỗi thời theo sự đi lên của lịch sử theo sự
phát triển của hệ tư tưởng.
Sử học Macxit đã làm sáng tỏ quan điểm con người là chủ thể lịch sử là
mục tiêu phát triển của xã hội. Lịch sử là do quần chúng nhân dân tạo nên .Tuy
vậy sử học Macxit cũng đã khẳng định “ Mỗi thời đại xã hội đều có những con
người vĩ đại của nó và nếu không có những con người như thế thì thời đại sáng
tạo ra những con người như thế”
Tựu chung lại sự xuất hiện của một anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch
sử tuy có nhiều yếu tố ngẫu nhiên nhưng xét đến cùng là một hiện tượng hợp
quy luật nh m đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ lịch sử đặt ra. Mối quan hệ
giữa cá nhân và quần chúng được thể hiện khá rõ. Cá nhân có thể thúc đẩy góp
phần thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, trong những trường hợp nhất định có thể
ngăn trở, thậm chí kéo lùi bước tiến của lịch sử. Như vậy ở mỗi giai đoạn nhất
định của thời đại, lịch sử nhất định sẽ cho ta những nhân vật lịch sử (chính diện
và phản diện). Do đó khi đánh giá nhân vật lịch sử chúng ta cần đứng trên quan
điểm lập trường, cần trở về với thời đại nhân vật đó đang sống xem nhân vật đó
làm được gì và chưa làm được gì.
2. Nội dung các nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT:
Trong chương trình lịch sử THPT nhìn chung Lịch sử Việt Nam và Lịch
sử thế giới đã ít nhiều đề cập đến nhân vật lịch sử (cả chính diện và phản diện).
3
Căn cứ vào thực tiễn chúng ta thấy rõ sách giáo khoa đã nêu lên một số quan
điểm sau:
- Sách giáo khoa đã đề cập đến các nhân vật lịch sử nhưng hầu như chỉ
giới thiệu sơ lược, nhất là trong cuộc cách mạng tên tuổi các nhân vật, nhân vật
đó hoạt động như thế nào.
- Sách giáo khoa cũng đã đề cập đến ảnh hưởng nhân vật lịch sử đối với
các sự kiện đó và đối với thời đại tuy chưa được quan tâm nhiều.
- Sách giáo khoa đã giới thiệu về các nhân vật trong mối quan hệ với quần
chúng nhân dân, trong mối quan hệ với các nhân vật khác và đời sống xã hội.
Như vậy, vấn đề về nội dung các nhân vật lịch sử được sách đề cập rất
muôn hình, muôn vẻ nhưng dù thế nào đi nữa thì nó vẫn n m trong mối quan hệ
thời gian- không gian-sự kiện và kết quả các nhân vật xuất hiện là phù hợp yêu
cầu của xã hội lúc đó, thực tế hiện nay sách giáo khoa ở THPT dường như sách
chỉ đề cập đến các nhân vật tên tuổi, có ảnh hưởng lớn còn các nhân vật ít tên
tuổi thì dường như sách còn bỏ qua.
3. Vai trò, ý nghĩa của việc giảng dạy các nhân vật lịch sử trong
trường THPT.
Như ở phần đầu chúng ta đã đề cập bộ môn lịch sử ở trường THPT có rất
nhiều ưu thế trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh, đặc biệt các nhân vật
lịch sử, đây là vấn đề mà nếu giáo viên biết dạy kết hợp sẽ đưa lại kết quả cao.
Về nhận thức: Giảng dạy các nhân vật lịch sử đúng về nội dung và
phương pháp sẽ giúp các em nhận thức được cốt lõi bài học, đánh giá đúng đắn
các nhân vật lịch sử. Chẳng hạn biểu hiện của các nhân vật trong cuộc cách
mạng qua đó các em có thể nhận thức được r ng tại sao nhân vật này lại được
mọi người quý trọng, tôn vinh còn nhân vật kia lại bị người ta xem là tàn bạo
độc ác. Từ đó các em sẽ phân biệt được giữa cái thiện và cái ác, chính và tà,
hành động nào các em cần nên học, hành động nào không nên làm. Mỗi nhân vật
lịch sử đại diện cho một giai cấp một tầng lớp nhất định, nhiều đặc điểm cá
nhân tiêu biểu là đặc trưng cho giai cấp mà cá nhân phục vụ hoạt động , cho nên
trong học tập lịch sử làm cho học sinh thấy r ng mỗi nhân vật lịch sử nhất là
nhân vật đại diện cho quyền lợi dân tộc đều phản ánh một mức nhất định lịch sử
của đông đảo quần chúng nhân dân.
Về giáo dục: Dạy học các nhân vật lịch sử đúng về nội dung và phương
pháp sẽ giúp học sinh tránh được sai lầm của bệnh “ hiện đại hóa lịch sử” những
nhận định chủ quan phiến diện và những đánh giá nhận định tình hình thiếu cơ
sở khoa học.
Những biểu hiện chân thật sinh động về các nhân vật lịch sử sẽ giáo dục các
em về đạo đức, tình cảm các em không chỉ biết tri giác (nghe, nhìn, biết) mà còn
có những tình cảm yêu ghét thậm chí đối với các em giàu tình cảm có thể “rưng
rưng nhỏ lệ” sự biểu hiện tâm lí này nó biểu hiện sự “nhập tâm vào lịch sử, sự
hóa thân vào lịch sử” biểu hiện thái độ tâm tư tình cảm của học sinh đối với
những gì mà các em nhận thức được.
4
Qua các biểu hiện lịch sử, những hành động của những anh hùng những
người quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc vì hòa bình hạnh phúc nhân
dân, nó có sức lôi cuốn hùng hồn, sôi nổi đối với các học sinh gây cho các em
cảm xúc lịch sử sâu đậm từ đó hình thành các em sự kính phục, lòng tự hào.
Trong những hoàn cảnh nhất định các nhân vật lịch sử nó thổi bùng ngọn lửa
cách mạng vào tuổi trẻ hình thành nên ở các em luồng sinh khí mới, một cảm
nhận mới.
Bên cạnh đó sự xuất hiện các nhân vật phản diện, tất yếu sẽ gây nên sự
phản ứng ngược lại từ phía học sinh nó khơi gợi các em lòng căm thù hành vi
độc ác của các nhân vật. Từ đó hình thành các em lòng yêu cái thiện, bài trừ cái
độc ác xấu xa.
Về mặt phát triển: Nhìn chung các nhân vật lịch sử, tạo biểu tượng về
các nhân vật lịch sử là một trong những phương tiện quan trọng cho hoạt động
trí tuệ của học sinh không ngừng phát triển bởi vì trong “khi lĩnh hội những kiến
thức khoa học hình thành nhiệm vụ nhận thức đồng thời học sinh cũng phát triển
nhận thức của mình”
Tư duy học sinh phải có một thời gian hoàn thành, phát triển mới dần dần
hoàn thiện. Từ các chi tiết vụn vặt, từ các nhân vật lịch sử qua quá trình giảng
dạy, tìm hiểu sẽ giúp học sinh nhìn nhận tổng quát lại đem lại cách nhìn mới về
nhân vật, tức là từ quan điểm, cách nhìn nhận có thể là sai lầm lệch lạc không
đầy đủ tiến tới xây dựng những nhân vật, hình tượng rõ ràng mạch lạc. Có thể
phân biệt đúng sai, hạn chế, ưu điểm. Vì vậy các nhân vật lịch sử góp phần
không nhỏ vào việc phát triển tư duy học sinh.
Tuy vậy, học tập lịch sử là một quá trình lao động trí tuệ . Để có hình ảnh về
nhân vật lịch sử giáo viên phải tác động vào trí óc học sinh làm nảy nở nhu cầu
nhận thức của các em, tiếp đó giáo viên tổ chức các em nghiên cứu các nguồn tư
liệu, sử dụng đồ dùng trực quan từng bước làm cho các em nhận thức, hình
thành được các hình ảnh biểu tượng nhân vật lịch sử.
5
CHƯƠNG II:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KH C HỌA CÁC NHÂN VẬT LỊCH
SỬ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT.
1. Những yêu cầu cần chú ý:
Khi giảng dạy các nhân vật lịch sử giáo viên cần chú ý một số yêu cầu sau:
Thứ 1: Giảng dạy các nhân vật lịch sử cần phải tuân thủ lý luận nhận thức
theo quan điểm chủ nghĩa Mac- Lênin. Dạy học nhân vật lịch sử cần đảm bảo
nguyên tắc “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn”. Muốn vậy phải đảm bảo tính khoa học điều này thể hiện:
-Trên cơ sở các sự kiện nhân vật lịch sử từ đó rút ra những kết luận liên
quan phản ánh đúng bản chất sự kiện – nhân vật.
-Các sự kiện đưa ra phải chính xác, có lựa chọn theo từng mô típ khác
nhau. Theo yêu cầu này nó sẽ phục vụ đắc lực trong việc đánh giá nhân vật lịch
sử đây là điều quan trọng khi dạy học nhân vật lịch sử từ đó tránh lối “ hiện đại
hoá” lịch sử. Đánh giá nhân vật cần tuân thủ sự thật lịch sử phải đặt họ vào thời
đại họ sống xem họ làm được gì, chưa làm được gì?
Thứ 2: Dạy học các nhân vật lịch sử phải đặt trong mối quan hệ với quần
chúng nhân dân, với các nhân vật khác và với sự kiện lịch sử bởi vì chúng ta biết
lịch sử là lịch sử quần chúng nhân dân một khi cá nhân đựơc nhân dân ủng hộ
thì chắc chắn dành thắng lợi và nếu ngược lại họ thất bại. Bên cạnh đó hoạt động
của nhân vật lịch sử sẽ tác động đến các sự kiện khác, có thể hành động của cá
nhân sẽ làm thay đổi cục diện lịch sử lúc bấy giờ.
Thứ 3: Phải chú ý đến mục đích giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển
nhân cách học sinh.
Thứ 4: Trong dạy học các nhân vật lịch sử cần phát huy tính tích cực của
học sinh, phương pháp thầy đọc trò chép đã cũ. Hiện nay học sinh phải ở vị trí
trung tâm, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên mạnh dạn phát biểu ý kiến
đưa ra nhận xét. Giáo viên kết luận, chốt ý.
Như vậy trong giảng dạy nhân vật lịch sử giáo viên phải đảm bảo yêu cầu
nêu trên nhưng vấn đề đặt ra là giải pháp này khi đi vào thực tiễn kiểm nghiệm
nó có khả thi không. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi mạnh dạn đưa
ra những biện pháp sư phạm nh m giảng dạy tốt về vấn đề này.
2. Một số biện pháp sư phạm cụ thể
2.1 Để khắc sâu hình ảnh nhân vật,giúp học sinh có những biểu tượng cụ thể
về nhân vật thì trước hết học sinh phải biết “mặt mũi nhân vật đó như thế nào, kết
hợp với những lời kể, mô tả học sinh mới dễ dàng hình dung về nhân vật “Từ trực
quan đến tư duy”. Tuy nhiên với kênh hình hiện nay trong SGK (sách giáo khoa)
không phải nhân vật nào cũng có hình ảnh minh họa, vậy giáo viên phải ứng dụng
công nghệ vi tính vào quá trình giảng dạy. Nhất là đối với những bài học mà nội
dung gắn liền với nhân vật lịch sử nhưng SGK lại không có hình ảnh thì giáo viên
có thể dùng máy chiếu để học sinh thấy hình ảnh nhân vật đó.
Chẳng hạn khi dạy bài 7 (lớp 10-cơ bản), mục 3- Vương triều Mô gôn, nội
dung gắn liền với vua -cơ-ba, vị vua đưa ra chính sách cai trị tiến bộ, tích cực,
6
đưa n Độ phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiến. Tuy vậy SGK lại
không có hình ảnh của ông học sinh rất khó tưởng tượng. Cho nên giáo viên sử
dụng máy chiếu để học sinh có hình ảnh trực quan về -cơ-ba.
Hoặc khi dạy mục d của mục 2 bài 16 (lớp 10-cơ bản) Ngô Quyền và
chiến thắng Bạch Đ ng năm 938. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử lớn, kết
thúc ách thống trị 1000 năm của phong kiến phương Bắc. Mở ra thời đại độc lập,
tự chủ lâu dài của dân tộc do Ngô Quyền lãnh đạo. Nếu giáo viên chỉ nói mà
không cho học sinh xem về hình ảnh của Ngô Quyền, không có biểu tượng về
Ngô Quyền thì học sinh rất khó nhớ về những đóng góp của ông trong lịch sử
dân tộc. Tuy nhiên SGK lại không có hình ảnh minh họa, vậy giáo viên có thể
tìm kiếm tranh vẽ Ngô Quyền hoặc dùng máy chiếu cho học sinh thấy, biết về
Ngô Quyền.
Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh xem các đoạn phim tư liệu, tuy
nhiên vì tiết học chỉ 45 phút nhưng kiến thức mà giáo viên chuyển tải, học sinh
phải tiếp nhận lại rất nhiều vì vậy giáo viên chỉ nên chọn những đoạn phim chứa
nội dung cô đọng, phục vụ thiết thực cho bài học.
Ví dụ khi dạy mục V “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập”,
giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên
ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội).
Hoặc khi dạy chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 194 và chiến dịch Biên
gới thu-đông năm 1950, giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu Đại
tướng Võ Nguyên Giáp tập 2, phần 2 của đài truyền hình Thanh Hóa. Sau khi
xem học không chỉ nhớ những đóng góp quan trọng của Võ Nguyên Giáp trong
chỉ đạo chiến dịch, mà qua đó học sinh nhớ nhanh nội dung bài học.
Hay khi dạy mục
của bài 23 “Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành
toàn v n lãnh thổ Tổ Quốc”, giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu: Lời
tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh- Tổng thống chính quyền Sài Gòn do
Trung tá Bùi Văn Tùng viết, Dương Văn Minh đọc vào ngày 30-4-1975.
2.2 Trong việc giảng dạy các nhân vật lịch sử cần phải kết hợp lời nói
sinh động truyền cảm của giáo viên với các loại đồ dùng trực quan để hình thành
cho các em biểu tượng về nhân vật lịch sử.
Điều này xuất phát từ đặc điểm riêng của đề tài là giảng dạy các nhân vật
lịch sử , theo tôi đây là cái giáo viên quan tâm hàng đầu. Có thể khẳng định lời
nói truyền cảm và giàu hình ảnh của giáo viên đóng vai trò rất lớn trong giáo
dục các em nói chung và trong việc giảng dạy các nhân vật lịch sử nói riêng, với
lời nói dịu dàng trong trẻo đầy cảm xúc khi trình bày các nhân vật có ảnh hưởng
quan trọng trong sự kiện lịch sử, lời nói sinh động để mô tả, kể chuyện, tường
thuật về nhân vật lịch sử nh m cung cấp thêm tư liệu sinh động phưong pháp tạo
hình ảnh khách quan đa dạng cho học sinh. Tuy vậy lời nói giáo viên cần chú ý
là cái hồn của những lời nói, giáo viên phải nhập cuộc nếu không những lời nói
ấy sẽ không gây cảm xúc cho học sinh.
Dẫn ra một ví dụ dẫn chứng: Khi giảng dạy nhân vật Crôm Oen(Trong
bài Cách mạng tư sản nh-lớp 10 cơ bản) sau khi giáo viên cho học sinh
7
quan sát chân dung của Crôm en (hình 52 sgk) giáo viên có thể diễn đạt
một đoạn như sau: “Ôlivơ Crôm Oen (1599-1658) là một địa chủ hạng trung
thuộc tầng lớp quí tộc mới ,ông là người tầm thước vạm vỡ và rắn chắc, mái
tóc màu hạt dẻ , đôi mắt xám màu thép nhìn xuyên suốt, các mũi hơi to so
với các các đường nét khác trên khuôn mặt, tiếng nói vang vang, đanh thép.
Khi muốn người ta hiểu mình ông nói mạnh mẽ và có sức thuyết phục,
nhưng không hoa văn ...ăn mặc giản dị thường mặc chiếc áo dạ, cổ áo b ng
vải thô trắng, đầu đội chiếc mũ tồi tàn, luôn đeo kiếm bên mình” .Tôi tin
chắc r ng với lối diễn đạt như vậy kết hợp với hình ảnh trên máy chiếu học
sinh sẽ có một cách nhìn mới, sẽ hình dung được nhân vật Crôm en –một
con người có tài của giai cấp tư sản.
Trong việc sử dụng đồ dùng trực quan cần đáp ứng những yêu cầu của bài
đảm bảo tính chính xác tính thẩm mĩ, khoa học phù hợp đối tượng học sinh.
Tuy nhiên trong việc sử dụng đồ dùng trực quan cần chú ý:
- Cần khai thác tốt hình ảnh có trong SGK
Dẫn ra một ví dụ: Khi giảng bài 19 (lớp 11-cơ bản), mục 1nhỏ của
để
khắc họa cho học sinh về nhân vật Trương Định- tượng trưng cho tinh thần
chống Pháp của nhân dân Nam Kì, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác hình
51. Trương Định nhận phong soái. Sau khi cho học sinh xem hình 51 rồi nhận
xét hành động của Trương Định giáo viên kết luận: Trương Định (1 20-1 4)
quê ở Sơn Tịnh-Quảng Ngãi. Ông là người cao lớn, nước da trắng, dáng người
thanh tú. Ngay sau khi Pháp chiếm thành Gia Định (17/2/1859) ông đã đưa quân
đến đóng tại Thuận Kiều, phối hợp với quân đội chính quy của triều đình xung
phong đánh giặc.
Hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân Trương Định làm cho giặc Pháp
và triều đình lo sợ. Triều đình đã hạ lệnh bắt ông phải bãi binh, hai lần điều
ông đi nhận chức Lãnh binh ở n Giang và Phú ên. Khi nghe tin có sắc
phong của triều đình, những nghĩa quân trung thành cùng quần chúng nhân
dân đã tập hợp xung quanh Trương Định suy tôn Trương Định làm chủ soái
để giết giặc, cứu nước, cứu dân. Buổi lễ Trương Định nhận phong soái diễn
ra giản dị nhưng trang nghiêm tại một vùng nông thôn Nam Kì, dưới sự
chứng kiến của đông đảo nhân dân. Họ làm một lễ đài b ng gỗ, trên đặt
hương án, phía sau có bức trướng ghi dòng chữ Hán “ Bình Tây Đại
Nguyên soái” (Vị nguyên soái đánh d p quân Pháp). Trong buổi lễ, Trương
Định giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín, đại diện cho
nhân dân trao tặng và suy tôn ông làm Bình Tây Đại Nguyên soái.
Việc Trương Định kiên quyết không nhận sắc phong của triều đình và
đứng về phía nhân dân chông Pháp đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần
chúng và làm cho đại diện của triều đình phải kinh ngạc.
Nhìn vào bức tranh ta thấy bên phải của bức tranh nhân dân tham dự rất
đông, phấn khởi hào hùng, mang theo cờ, các nghĩa binh với vũ khí thô
sơ Cảnh tượng này đối lập với cảnh quan quân triều đình (phía trái bức tranh),
viên quan ngơ ngác hoảng sợ, Ngựa quay đầu lại chuẩn bị lên đường, quân lính
8
nhớn nhác. (Trương Định nhận phong soái SGK) Như vậy qua bức tranh học
sinh không chỉ thấy được tinh thần dũng cảm, kiên quyết đánh giặc đến cùng của
Trương Định mà còn thấy được khí thế đấu tranh của nhân dân Nam Kì, thấy
được tinh thần bạc nhược, muốn cầu hòa của triều đình.
- Cần xây dựng hệ thống đồ dùng trực quan phù hợp nội dung bài dạy.
Ví dụ khi dạy bài 17 (lớp 12-cơ bản), mục 2 nhỏ của mục “ Giải quyết
nạn đói” có thể thiết kế sơ đồ sau để làm rõ hình ảnh Hồ Chí Minh gương mẫu
thực hiện chủ trương diệt giặc đói.
Ngoài ra để học sinh thấy được Bác cũng là một trong những người tích
cực thực hiện biện pháp lâu dài –tăng gia sản xuất, giáo viên cho học sinh xem
hình ảnh Bác đang xới đất trồng rau. (Hình ảnh trên máy chiếu năm 1952)
- Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với tường thuật, mô tả để tạo biểu
tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh.
Tóm lại giữa giọng nói truyền cảm cần kết hợp sáng tạo đồ dùng trực quan
sẽ có tác dụng nhất định trong việc giáo dục , tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử
cho các em. Trong mối quan hệ này Kharlanop từng nhận xét “ Lời nói sinh động
của giáo viên kết hợp tính trực quan có hiệu quả to lớn trong dạy học”.
2.3 Thông qua việc để học sinh tìm hiểu về chân dung nhân vật. Từ đó tổ
chức cho học sinh tự trình bày hiểu biết của mình về các nhân vật cuối cùng giáo
viên đưa ra nhận xét kết luận
Căn cứ vào thực tiễn hiện nay thì đây là một trong những biện pháp khó
bởi vì một giờ học phổ thông chỉ có 45 phút trong khi đó sách và tài liệu lại
không được đầy đủ. Tuy vậy căn cứ vào thực tại và đặc điểm nhận thức của học
sinh tôi mạnh dạn đề ra phương pháp này. Để thực hiện phương pháp này một
cách có hiệu quả trong khâu chuẩn bị giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm
hiểu những vấn đề gì?
- Ở mức độ đầu tiên cần tiếp nhận của học sinh là ngày, tháng, năm sinh,
năm mất, đôi nét về hoàn cảnh xuất thân, nội dung về thời đại lịch sử mà nhân
vật đó sống và hành động.
- Ở mức độ cao hơn học sinh cần tìm hiểu đó là nhân vật đó bắt đầu hoạt
động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa ...từ khi nào? Thái độ, lập
trường, quan điểm chính trị, tư tưởng của nhân vật, những giai đoạn hoạt động
của nhân vật, thành công hay thất bại, ảnh hưởng của nhân vật đó vào thời đại
mà nhân vật sống.
Theo trình tự đó căn cứ vào đối tượng học sinh cho các em trình bày
khoảng 3-5 phút, cho cả lớp nhận xét đánh giá từ đó giáo viên kết luận vấn đề
một cách hoàn chỉnh.
Dẫn ra một minh chứng: Khi dạy bài “Chiến tranh giành độc lập của
13 thuộc địa nh ở Bắc Mĩ ” (tiết 3 -lớp 10 cơ bản) giáo viên có thể đưa ra
hướng dẫn hoặc một số tư liệu về nhân vật G . asinhton cho các em học
sinh tìm hiểu ở nhà trước khi dạy đến bài này cho các em trình bày đôi nét
hiểu biết của các em về nhân vật này, cả lớp nhận xét đánh giá từ đó giáo
viên kết luận một cách hoàn chỉnh: G.Oasinhton (1732-1799) sinh trưởng
9
trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viêc-gi-ni-a 1 tuổi ông bắt đầu
làm kĩ sư đồng thời nhận danh hiệu sĩ quan (thiếu tá) quân đội. Trước chiến
tranh giành độc lập, ông đã từng là chỉ huy quân đội Viêc-gi-ni-a, ông còn là
thành viên của hội đồng dân biểu Viếc-gi-ni-a, tích cực đấu tranh chống
chính sách của nh hạn chế sự phát triển công thương nghiệp ở thuộc địa.
Năm 1 4 G. a sinhtơn dự Đại hội lục địa lần thứ nhất, năm 1 5 dự Đại
hội lục địa lần thứ hai. Đại hội đã bầu a sinhtơn làm tông chỉ huy các lực
lương vũ trang của nghĩa quân (1775). Ở chức vụ này, a sinhtơn đã thể
hiện những phẩm chất đạo đưc cao cả, lòng dũng cảm tính kiên nghị, tài chỉ
huy quân sự và tổ chức. a sinhtơn rất có uy tín trong quần chúng-những
người thúc đẩy thăng lợi của cách mạng. Năm 1
, hiến pháp Mĩ được thảo
dưới sự chủ trì của ông. Hiến pháp cùng với một số điều bổ sung còn có
hiệu lực đến ngày nay. Năm 1 9 a sinhtơn được bầu làm tổng thống đầu
tiên của nước Mĩ. Như vậy sau khi các em tự tìm hiểu và sau đó nghe bạn
trình bày, giáo viên bổ sung chắc chắn các em sẽ nhớ và hiểu những đóng
góp của a sinhtơn cho nước Mĩ, đồng thời hiểu vì sao nghĩa quân Bắc Mĩ
chiến thắng quân nh.(Hình ảnh a sinhtơn trên máy chiếu)
2.4 Giáo viên cần xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập, áp dụng vào
tiết học kích thích tính chủ động, tích cực của học sinh để các em tiếp nhận kiến
thức hình thành biểu tượng về nhân vật lịch sử.
- Trước khi lên lớp giáo viên cần xây dựng cho mình một hệ thống
câu hỏi. Các bài tập nhận thức, câu hỏi trắc nghiệm nh m phát triển tư
duy kích thích tinh thần học tập của học sinh. Tuy vậy trong biện pháp
này cần phải chú ý nguyên tắc vừa sức đối với từng đối tượng học sinh.
Một trong những yêu cầu của phương pháp này là giáo viên phải liên tục
tạo ra các tình huống có vấn đề, từ đó tổ chức cho các em giải quyết vấn
đề “ phải làm cho giờ học luôn luôn là một chuỗi liên tục của tình huống
có vấn đề, rồi vấn đề được giải quyết tức là được nhận thức và tình huống
mới lại xuất hiện ”.
Chẳng hạn khi dạy về buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn i Quốc
(1911-1918). Sau khi cho học sinh trình bày những hiểu biết của mình về
Nguyễn i Quốc, giáo viên có thể hỏi: Nguyễn i Quốc đã đi đâu để tìm đường
cứu nước? Vì sao Nguyễn i Quốc đi sang phương Tây mà không đi sang Trung
Quốc hay Nhật Bản như các vị tiền bối trước? Tiếp đó trong bài giảng của mình
giáo viên tùy từng trường hợp mà đặt ra các tình huống để học sinh giải quyết
sau đó kết luận.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi áp dụng vào tiết học để kích thích tính chủ
động, tích cực của học sinh.
Ví dụ khi dạy mục của bài 20 “Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân
1953-1954” có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để vừa kiểm tra kiến thức cũ
,vừa củng cố kiến thức bài mới về các nhân vật.
10
Hãy xác định mối quan hệ giữa hai nhóm sự kiện và B cho phù hợp:
A
B
1.Sử dụng bộc phá tiêu diệt lô cốt địch. a.Phan Đình Giót.
2.Lấy thân mình chèn pháo
b.Bế Văn Đàn.
3.Sáng chế được các vũ khí để giêt c.La Văn Cầu.
giặc(súng không giật,súng ba dô ca).
4.Lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
d.Tô Vĩnh Diện.
5.Lấy thân làm giá súng.
e.Trần Đại Nghĩa.
Đáp án: 1-c ,2-d ,3-e ,4-a ,5-b .
Sau khi cho học sinh làm bài tập xong giáo viên đặt thêm câu hỏi : Hành
động của Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện có ý nghĩa như thế nào?
Học tập tấm gương của Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện các em có
quyết tâm gì trong học tập, rèn luyện, trong sự nghiệp xây dựng đất nước đi lên
chủ nghĩa xã hội trong tình hình hiện nay?
Như vậy sau khi học học sinh không chỉ biết về sự hi sinh anh dũng của
các anh hùng dân tộc vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà còn hiểu để xứng đáng
với sự hi sinh đó mình phải hành động như thế nào trong cuộc sống hiện tại .
Hay khi dạy bài 23 (lớp 10-cơ bản), mục “Các cuộc kháng chiến ở cuối
thế kỉ XV
có thể đưa ra câu hỏi nhận thức và hướng dẫn trả lời như sau:
Hãy đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống
Xiêm và chống Thanh? ý nghĩa của việc đánh bại quân Xiêm, Thanh ?
Trả lời: Là người lãnh đạo cả hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và
chống Thanh, vai trò của ông thể hiện:
- Đoàn kết được toàn dân, huy động được sức mạnh của toàn dân tộc
đứng lên đánh giặc.
- Có tầm nhìn chiến lược, xây dựng kế hoạch đánh địch đúng đắn: chọn
thời điểm tấn công bất ngờ, hành quân thần tốc, sáng tạo, quyết liệt, dũng cảm
trong chiến đấu.
Việc Nguyễn Huệ lãnh đạo quân và dân ta đánh bại quân xâm lược Xiêm,
Thanh đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập tổ quốc.
Bên cạnh các câu hỏi trên lớp, các bài tập nhận thức, bài tập thực hành
giáo viên còn có thể tự xây dựng cho mình một số khuôn mẫu qua đó nhận xét,
đánh giá học sinh.
2.5 Việc giảng dạy các nhân vật lịch sử phải gắn liền công tác ngoại khóa
thông qua đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh
Tùy theo điều kiện của nhà trường và giáo viên mà trong các tiết học
ngoại khóa giáo viên sẽ củng cố thêm kiến thức- hình thành cách nhìn nhận về
nhân vật lịch sử .
Đối với bộ môn lịch sử Việt Nam đây là một ưu thế,áp dụng trong chương
trình lịch sử THPT, giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm các tranh ảnh về nhân
vật lịch sử , cho học sinh đi tham quan các viện bảo tàng, các di tích lịch sử hoặc
gặp gỡ nhân chứng lịch sử để các em hiểu rõ hơn về nhân vật lịch sử .
11
Công tác ngoại khóa hiện nay đang bị giáo viên và nhà trường THPT sao
nhãng. Tìm hiểu, sưu tầm, tranh luận, đọc tài liệu về các nhân vật lịch sử nó sẽ
bổ sung rất lớn cho nội dung học chính khóa cho học sinh. Tuy vậy, giáo viên
cần chú ý “điều cốt yếu của việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh ở nội
khóa cũng như ngoại khóa là đừng làm cho học sinh thụ động tiếp thu kiến thức
mà phải phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của các em”.
2.6 Để học sinh hứng thú hơn, dễ nhớ, nhớ lâu về các nhân vật lịch sử
cũng như vai trò và đóng góp của các nhân vật lịch sử thì giáo viên còn phải vận
dụng nguyên tắc kiến thức liên môn nhất là tài liệu văn học (có thể là ca dao, các
câu thơ, đoạn thơ, tác phẩm văn học ) làm cho việc học và nhớ các nhân vât
lịch sử cũng trở nên nh nhàng hơn bởi qua các năm giảng dạy tôi thấy nhiều lúc
hỏi các em ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến nào đó thì các em không nhớ
nhưng khi tôi gợi ý ông là tác giả của bài thơ, bài văn nào đó thì các em lại nhớ.
Chẳng hạn khi tôi hỏi ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thời Lí
?Các em còn phải suy nghĩ thậm chí không nhớ nhưng khi tôi gợi ý đó là tác giả
bài thơ Nam quốc sơn hà thì cá em nhớ ngay là Lí Thường Kiệt.
Hay khi dạy về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giáo viên có thể đọc
một đoạn thơ trích trong bài Đại Nam Quốc sử diễn ca:
r n uê
h u h n ,
i nn
i th m
th ch n ch n uên.
h m n n m t i n uy n,
h t c n n t th y uy n t n u n.
Qua đoạn thơ trên học sinh không chỉ nhớ Hai Bà Trưng quê ở Châu Phong
(Mê Linh-Vĩnh Phúc) mà còn nhớ được nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa.
-Khi dạy mục V của bài 21 Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” giáo viên khắc họa cho học sinh hình tượng về Nguyễn Văn Trỗi
qua bài thơ “ Hãy nhớ lấy lời tôi ” của Tố Hữu
“ ó nhữn phút m nên ch s
ó cái chết h á th nh t t
ó nhữn
i h n mọi i c
óc nn
i từ ch n ý sinh r .”
****
“ hải chiến đ u nh m t n
i c n sản
rái tim n khôn sợ ì sún đ n!”
****
“Anh đã chết, Anh ch n còn th y nữ
L kêu
, iữ mi n N m rực
Nh trái tim Anh, ôi
n
ằn
hút cuối c n , chói ọi khối s
ăn ...”
2.7 Giáo viên khắc sâu hình ảnh nhân vật b ng chính câu nói của nhân
vật. Sau nhiều năm giảng dạy tôi thấy đây cũng là một cách rất hiệu quả, học
sinh vừa dễ nhớ, vừa rất hứng thú.
12
Chẳng hạn khi dạy mục của bài 19 (lớp 10-cơ bản) các cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên ở thế kỉ X . Giáo viên có thể khắc
họa nhân vật Trần Quốc Tuấn b ng chính câu trả lời của ông với Thượng hoàng
Thánh Tông “ Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng ”. Hay Trần Bình Trọng khi bị
giặc bắt, chúng dụ dỗ mua chuộc ông, ông đã mắng lại chúng “ Ta thà làm ma
nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc ”. B ng những câu nói đó học
sinh không chỉ nhớ các vị tướng nhà Trần mà còn thấy được hào khí, quyết tâm
đánh giặc đến cùng của quân dân thời Trần.
Hay khi dạy mục 3 nhỏ của , bài 19 (lớp 11-cơ bản) giáo viên có thể
khắc họa nhân vật Nguyễn Trung Trực b ng câu nói của ông “ Bao giờ người
Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Hoặc khi dạy mục của bài 22 (lớp 12-cơ bản) “ Mĩ tiến hành chiến tranh
b ng không quân và hải quân phá hoại Miền Bắc ”, giáo viên có thể khắc họa
hình ảnh Nguyễn Viết Xuân b ng lời hô đĩnh đạc tỏ rõ khí phách của anh “
nh m thẳng quân thù, bắn ”, giữa làn bom đạn, tiếng hô dõng dạc của anh vang
lên trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến,
quyết thắng của toàn đơn vị và trên khắp các chiến trường đánh Mĩ.
3. Áp dụng vào một tiết học cụ thể
Tiết 31 “PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT
NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914)(Lớp 11-ban cơ bản)
Mọi vấn đề tôi nêu trên đây xuất phát trên cơ sở lý luận và thực tiễn để
chứng minh hiệu quả của nó tôi mạnh dạn áp dụng vào một tiết học cụ thể để thấy
được những biện pháp sư phạm đã đề ra nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Giáo viên có thể mở bài theo cách sau:
+ Giáo viên đặt câu hỏi để HS nêu những hiểu biết cơ bản nhất về các
nhân vật lịch sử Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh... từ đó giáo viên đặt vấn đề
cho hoc sinh thấy cần tìm hiểu sâu hơn về các nhân vật này và các phong trào
cách mạng mà họ khởi xướng đầu TK XX.
Ngoài những sự kiện lịch sử cơ bản trong Sách giáo khoa , dạy học theo
chuẩn kiến thức chuẩn kĩ năng thì giáo viên cần trình bày được những nét chính
về nhân vật Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
NỘ DUNG CƠ BẢN
HĐ CỦ G
V ÊN VÀ HỌC S NH
1.Phan Bội Châu (PBC) và *Trình bày những nét chính về PBC và phong
trào Đông Du.
xu hướng bạo động:
GV hỏi: Những hiểu biết của em về nhân vật
PBC?
-Lãnh đạo phong trào Đông - GV cho HS tìm hiểu trước về nhân vật PBC lúc
Du là Phan Bội Châu.
này sẽ cho các em trình bày cho cả lớp nghe và
cho các em khác bổ sung góp ý.
-HS trả lời .
- Giáo viên có thể dừng lại điểm qua đôi nét
13
- Phan Bội Châu chủ trương
dùng bạo động vũ trang đánh
đuổi thực dân Pháp giành
độc lập. Ông tích cực tổ chức
lực lượng ở trong nước và
tranh thủ sự viện trợ từ bên
ngoài.
-5/1904 PBC lập hội Duy
Tân.
- 1905-190 tổ chức phong
trào Đông Du đưa thanh
thiếu niên Việt Nam sang
Nhật học tập.
- Tháng /190 theo thỏa
thuận với Pháp, chính phủ
Nhật trục xuất những người
Việt Nam yêu nước ra khỏi
Nhật, phong trào Đông Du
tan rã.
- Dưới ảnh hưởng cách mạng
Tân Hợi /1912 tại quảng
Châu, PBC thành lập Việt
Nam quang phục hội, nh m
đánh đuổi thực dân Pháp
khôi phục Việt Nam ,thành
lập Cộng hòa dân quốc Việt
Nam.
- 24/12/1913 PBC bị bắt
-Phong trào yêu nước
khuynh hướng Tư Sản do
về nhân vật PBC kết hợp minh họa bức tranh
trong sách giáo khoa : PBC (1867-1940) ở thôn
Sa Nam, xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, Tỉnh
Nghệ n hiệu Sào Nam, tự Hải Thụ. Sinh trưởng
trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống
yêu nước, quê hương lại là nơi có phong trào
chống xâm lược mạnh mẽ, ngay từ hồi trẻ PBC
đã sục sôi nhiệt tình cứu nước. Năm 1 tuổi khi
Pháp đánh Bắc Kì lần 2 (1 2) nửa đêm ông viết
“ Bình tây thu bắc” đem dán cây to bên đường cổ
vũ nhân dân chống pháp. Năm 19 tuổi hưởng
ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi ông đã tổ
chức đội quân học trò ( thiếu sinh quân ) hơn 0
người nhưng chưa kịp hành động thì Pháp kéo
tới càn quét, đội thiếu sinh quân giải tán . Tiếp
đến là 10 năm dạy học, tuyên truyền yêu nước,
giáo dục lớp thanh niên ưu tú, sẵn sàng xã thân
vì tổ quốc.
Năm 1900 Phan đỗ đầu khoa thi hương (giải
nguyên) cũng năm đó thân sinh ông qua đời
Phan rảnh việc nhà mới chuyên tâm lo việc cứu
nước.
Như vậy HS bước đầu nắm được tiểu sử
nhân vật PBC.
-GV có thể nói ngắn gọn PBC cùng quê Bác Hồ
để các em nhớ lâu hơn.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tim hiểu thêm các
bài thơ,bài văn của PBC như: Hải ngoại huyết
thư,
tế á ca để thấy ông là một người tràn
đầy nhiệt huyết cứu nước, cứu dân và lòng căm
thù giặc cao độ.
-Đến đây Giáo viên có thể đặt ra tình huống có
vấn đề: Tại sao PBC lại dựa vào Nhật Bản?
- Cho HS thảo luận trả lời, nhận xét. Sau đó
Giáo viên kết luận: PBC cho r ng Nhật Bản
cùng da màu cùng văn hóa hán học (đồng văn,
đồng chủng) lại đi theo con đường tư bản Châu
Âu, giàu mạnh và đánh thắng đế quốc Nga
(1905) nên có thể nhờ cậy được. Đường lối cứu
nước PBC chẳng khác nào “đuổi Hổ cửa trước,
rước Beo cửa sau”
-Giáo viên hỏi: Bài học rút ra từ thực tế phong
trào là gì?
14
PBC lãnh đạo thất bại.
-Cho học sinh thảo luận trả lời rồi giáo viên kết
luận lại.
-Giáo viên kết luận.
Chủ trương bạo động là đúng nhưng cần phải
có sự chuẩn bị chu đáo.
Chủ trương cầu viện bên ngoài cũng đúng
nhưng cầu viện Nhật Bản lại là sai bởi dù da
trắng hay da vàng thì bản chất của Chủ nghĩa đế
quốc là như nhau.
Cần xây dựng thực lực trong nước trên cơ sở
đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính
+Tuy nhiên, đây là hạn chế mang tính lịch sử vì
ở thời điểm đó chưa có phong trào cách mạng
nào trên thế giới mở ra hướng đi cho các dân tộc
thuộc địa noi theo ngoại trừ gương Nhật Bản da
vàng đánh bại đế quốc Nga da trắng, cho nên
PBC đã đến Nhật, dựa Nhật cũng là điều dễ hiểu.
Như vậy đến đây Giáo viên có thể đặt ra tình
huống có vấn đề: Các em có nhận xét gì con
đường cứu nước của PBC ? Để các em đánh giá
đúng vai trò của PBC đối với lịch sử dân tộc.
-Học sinh có thể suy luận trả lời vấn đề.
-GV kết luận: tư tưởng cứu nước của PBC vào
đầu TK XX mặc dù có những hạn chế về đường
lối nhưng bản thân ông cũng như tất cả người
dân yêu nước lúc bấy giờ đều mong muốn, khát
khao tìm được một con đường để giải phóng dân
tộc. Những việc làm của ông đã chứng tỏ ông là
một người yêu nước mong muốn giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Đó là con đường cứu nước mà PBC đã lực chọn
trong nhưng năm đầu thế kỉ XX. Duy Tân hội
trong suốt 1904-1911 thực sự đóng vai trò như
một đảng chính trị, đóng góp to lớn nhất của Duy
Tân hội và PBC là đã phát động mạnh mẽ phong
trào yêu nước rầm rộ trong toàn quốc, tập hợp
được một lực lượng kháng Pháp khá hùng hậu,
chuẩn bị đầy đủ về mặt tinh thần cho cuộc đấu
tranh sắp tới.
* Trình bày được chủ trương và những hoạt động
của nhân vật PCT.
-GV có thể cho học sinh trình bày những hiểu
15
2. Phan Châu Trinh
(PCT)và xu hướng cải
cách:
- Trong khi PBC chủ trương
bạo động thì PCT chủ trương
cứu nước b ng biện pháp cải
cách như nâng cao dân
trí,dân quyền, dựa vào Pháp
để đánh đổ ngôi vua và bọn
phong kiến hủ bại, xem đó là
điều kiện tiên quyết để giành
độc lập.
- Năm 190 PCT, Huỳnh
Thúc Kháng mở cuộc vận
động Duy Tân ở Trung Kì.
-Hình thức hoạt động:
Về kinh tế: chấn hưng thực
nghiệp, lập hội kinh doanh,
phát triển nghề làm vườn
+Về văn hóa: Mở trường
dạy học theo lối mới, diễn
thuyết các vấn đề VH-XH,
cổ vũ theo cái mới, vận động
cải cách trang phục và lối
sống (cắt tóc ngắn, mặc áo
ngắn...)
- Cuộc vận động chuyển
thành phong trào chống thuế
190 ở Trung kì. TD Pháp
đàn áp, dập tắt phong trào.
biết về nhân vật PCT?
-Sau đó GV giớí thiệu PCT kết hợp minh họa
tranh ảnh chân dung PCT trong SGK: PCT hiệu
Tây Hồ, biệt hiệu Huy Mã sinh năm 1 2 ở làng
Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ tỉnh
Quảng Nam.Cha là Phan Văn Bình một chức
quan nhỏ, sau 1 5 theo phong trào Cần Vương,
m là Lê Thị Chung, cũng thông hiểu chữ nghĩa.
Sau khi kinh thành Huế thất thủ (1885), cha ông
bị sát hại (1887) năm đó ông 1 tuổi.
1900 PCT đỗ cử nhân, sau 1901 đỗ phó bảng rồi
vào học trường Hậu bổ, rồi ra làm quan chức
Thừa biện bộ lễ. Tại triều đình ông chứng kiến
cảnh mục nát hủ bại của quan trường nên rất
chán nản. /1904 PCT gặp PBC, hai người trở
thành đôi bạn tâm phúc. Cuối năm đó lấy cớ phải
chăm lo thờ cúng tổ tiên ông cáo quan về quê.
Từ đó dốc lòng vào công cuộc cứu nước
- Ở trong mục này giáo viên có thể cho học sinh
trao đổi nhận xét về hoạt động của PCT sau đó
kết luận chốt lại vấn đề.
- Phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu
nước có nội dung chủ yếu là cải cách về VH-XH,
gắn liền với việc giáo dục lòng yêu nước, đấu
tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của
ngoại xâm. Tư tưởng Duy tân là hết sức tiến bộ,
vì yêu nước thương dân nên PCT muốn cứu dân
trước. Dựa vào Pháp để thực hiện cải cách kinh
tế ,văn hóa, xã hội. Đưa đất nước thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu rồi mới đánh đổ giặc ngoại
xâm giải phóng dân tộc (cứu dân trước ,cứu nước
sau ). Nhưng PCT chủ trương dựa vào Pháp để
đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem
đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập, điều
này thể hiện tầm nhìn hạn h p của một sĩ phu
yêu nước như ông khác nào “xin giặc rủ lòng
thương”. Ông chưa nhìn thấy bản chất của Chủ
Nghĩa Thực dân nói chung, bản chất của kẻ thùThực dân Pháp nói riêng.
Như vậy với hai xu hướng bạo động và cải
cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở
Việt Nam đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu và Phan
16
PCT cùng nhiều đồng chí Châu Trinh đã tiếp thu ánh sáng văn minh của
khác của ông bị bắt .
thời đại, cũng như tìm những lực lương có thể hỗ
trợ cho cuộc đấu tranh yêu nước Việt Nam. Bước
đầu tạo được mối liên kết quốc tế cho cách mạng
dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Hai nhà chí sĩ PBC, PCT có vai trò hết sức lớn,
là linh hồn của phong trào yêu nước Việt Nam
trong những năm đầu thế kỉ XX.
Mặc dù cả PBC và PCT đều còn những hạn chế
trong chủ trương, đường lối cứu nước của mình
nhưng đó là hạn chế của lịch sử, của thời đại.
* Cuối bài này để ôn tập, củng cố cho học sinh, giáo viên có thể cho học
sinh làm bài tập để các em nhớ kĩ bài đặc biệt là các nhân vật lịch sử.
Ví dụ :Hãy nối tên nhân vật ở ô bên trái với sự kiện lịch sử ở ô bên phải
cho phù hợp.
Nhân vật lịch sử
Sự kiện lịch sử
Phan Bội Châu
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Hoàng Hoa Thám
Phong trào Duy Tân
Phan Châu Trinh
Phong trào Đông Du
Phan Đình Phùng
Khởi nghĩa ên Thế
Nguyễn Thiện Thuật
Khởi nghĩa Hương Khê
Hoặc Giáo viên cho Học sinh về nhà làm bài tập :
* Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải
cách đầu TK XX ( chủ trương và phương pháp ) để HS nắm rõ hơn về nhân vật
PBC và PCT.
17
II. KẾT U TH C HIỆN:
- Khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào quá trình giảng dạy tôi thấy
học sinh học hứng thú hơn, nhớ lâu hơn, nhận thức đúng về các nhân vật lịch sử
cũng như vai trò và những đóng góp của các nhân vật lịch sử vào tiến trình phát
triển lịch sử.
- Học sinh không thấy e ngại với những câu hỏi, bài tập về các nhân vật
lịch sử.
- Kết quả trước và sau khi áp dụng như sau:
Thực trạng trước khi sử dụng
Kết quả sau khi sử dụng
Lớp
Tỉ lệ ( trên trung bình )
Lớp
Tỉ lệ ( trên trung bình )
10 A1
10 A5
10 A7
11 C1
11 C2
12 B1
12B11
45 %
46 %
35,5 %
40,5 %
45,2 %
42%
47,5%
10 A1
10 A5
10 A7
11 C1
11C2
12 B1
12 B11
50%
55,3 %
47,5 %
61 %
65 %
57%
60,5%
18
KẾT LUẬN:
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu trên của đề tài, Tôi có một số ý kiến.
1. Qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy việc đưa bài giảng các nội dung
phong phú về các nhân vật lịch sử kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh
nó không chỉ giúp các em biết sử, hiểu sử mà con biết vận dụng vào cuộc sống đây
là nội dung khá mới mẻ trong phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
2. Dạy học các nhân vật lich sử hay tạo biểu tượng nhân vật Lịch sử có
tác dụng rất lớn trong việc phát triển nhận thức, hình thành nên những tư tưởng
tình cảm tốt đ p trong các em, trau dồi cho các em đức tính, phẩm chất, đạo đức
cần phải có của người công dân.
3. Phần lớn sách giáo khoa hiện nay về vấn đề nhân vật lịch sử còn ít
được đề cập hoặc đề cập sơ sài đó là chưa kể các nhân vật bị bỏ qua. Hi vọng
trong thời gian tới việc đổi mới sách giáo khoa sẽ được các nhà biên soạn quan
tâm đến nhân vật lịch sử - đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh
4. Tuy nhiên mọi phương pháp đề ra phải luôn xuất phát từ thực tiễn giáo
dục hiện nay. Để dạy tốt nội dung này giáo viên cần phải có một giải pháp sư
phạm cần thiết giúp các em tiếp cận tri thức.
Trong quá trình nghiên cứu và viết, chắc chắn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này còn có những hạn chế, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của
đồng nghiệp, bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
X C NHẬN CỦ
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 thán 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
N
i viết
Nguyễn Ngọc Thanh
19
TÀI LIỆU THAM KH O
1. Phương pháp dạy học lịch sử .chủ biên GS Phan Ngọc Liên-Nhà xuất
bản giáo dục
2. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới-tập 2.chủ biên Đặng Đức n-Nhà
xuất bản giáo dục
3. Chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. Đồng chủ biên GS Phan Ngọc
Liên,PGS Trịnh Đình Tùng,PGS Nguyễn Thị Côi ,TS Trần Vĩnh Tường .
4. Đại cương LỊCH SỬ V ỆT N M –TẬP 1-2-3.Chủ biên Trương Hữu
Quýnh,Đinh Xuân Lâm,Lê Mậu Hán-Nhà xuất bản giáo dục.
5. Sách giáo khoa LỊCH SỬ lớp 10,11,12-ban cơ bản-Nhà xuất bản giáo
dục
6. Thiết kế bài giảng lịch sử 10,11 cơ bản-Nhà xuất bản Hà Nội
.Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng cho học sinh.
TS Đặng Vũ Hồ. ĐH sư phạm Huế.
20
MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1/ Lí do chọn đề tài.
2/ Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
3/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4/ Phương pháp nghiên cứu.
2
3
3
3
NỘI DUNG VÀ KẾT
4
U
NỘ DUNG
Chương : Một số vấn đề về nhân vật lịch sử trong
dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông(THPT)
1.1: Quan niệm về nhân vật lịch sử.
1.2: Nội dung các nhân vật lịch sử trong dạy học
lịch sử ở trường THPT.
1.3 : Vai trò , ý nghĩa của việc dạy học các nhân vật
lịch sử trong trường THPT.
Chương : Một số biện pháp sư phạm nh m nâng cao hiệu
quả giảng dạy nhân vật lịch sử trong chương trình lịch sử THPT.
2.1: Những yêu cầu cần chú ý.
2.2 : Một số biện pháp sư phạm cụ thể.
2.3 : p dụng một tiết học cụ thể.
KÊT U TH C HIỆN
KẾT LUẬN
TƯ LIỆU THAM KH O.
MỤC LỤC
4
4
4
5
5
6
7
7
9
14
18
19
20
21
21