LỜI MỞ ĐẦU
Rất nhiều giám đốc và người quản lý gặp phải khó khăn và cho rằng nhân viên của
mình thiếu trung thành. Và khi được hỏi, một số người sẽ có những khái niệm rất khác
nhau về thế nào được gọi là trung thành hoặc không trung thành.
Đối với một số người, nếu bị một nhân viên hỏi về việc mình đang làm gì thì sẽ cho
rằng câu hỏi đó là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự thiếu trung thành. Đối với một số
người khác, nếu bị nhân viên nói ra sự thật không mấy tốt đẹp về mình cũng coi đây là
bằng chứng không trung thành. Ở một số trường hợp, nếu người quản lý yêu cầu nhân
viên nói dối, thì những người không sẵn sàng nói dối sẽ không được coi là một người
làm việc nhóm hiệu quả. Một số người quản lý thì sử dụng cách đe doạ để làm cho đội
ngũ trung thành hơn. Một số trường hợp khác thì lo lắng nhân viên không trung thành
mặc dù đã được nâng lương và thăng chức. Một số người quản lý thì cho rằng nhân
viên của họ hợp tác với các cá nhân hoặc phòng ban khác trong công ty cho thấy sự
thiếu trung thành với cấp trên của mình.
Rõ ràng, yêu cầu nhân viên chứng tỏ lòng trung thành bằng các hành động không thích
hợp sẽ không gây dựng nên lòng trung thành. Thay vào đó, nó thường làm xói mòn mối
quan hệ giữa cấp trên và nhân viên.
Mặt khác, trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu về
nguồn nhân lực mạnh ngày càng tăng. Các nhân viên giỏi, người tài luôn được săn đón
gắt gao. Việc thu hút, tuyển dụng nhân viên giỏi đã khó như thế, thì việc tạo dựng ở họ
lòng trung thành hoặc giữ chân họ lại càng khó hơn.
1
I. KHÁI NIỆM:
Về cơ bản lòng trung thành thuộc về phạm trù cảm xúc. Người trung thành là người
luôn kề vai sát cánh ngay cả những lúc khó khăn tuyệt đối không phải những kẻ phớt lờ
hay bỏ chạy khi lâm nạn.
Lòng trung thành là nguồn gốc của đạo lý và phi đạo lý. Nó giúp gây dựng niềm tin giữa
người với người và là một yếu tố cần thiết tạo nên các giá trị của cuộc sống. Tuy nhiên
quá trung thành hay trung thành với những kẻ không có đạo đức sẽ dẫn đến nhiều rắc
rối.
Lòng trung thành trong kinh doanh có nghĩa là gì? Về cơ bản, đó là mối quan hệ giữa
sếp và nhân viên – một ý niệm trừu tượng, thường đó là một sự thoả thuận không
thành văn bản mà trong đó sếp đồng ý cấp những tài liệu và các nguồn lực để nhân
viên có thể hoàn thành tốt một công việc, và nhân viên thì làm việc ở mức độ tối ưu
nhất để đạt được mục tiêu cho công ty.
Lòng trung thành thực sự là chất keo gắn kết nhân viên với công việc mà sự gắn kết
này, chủ doanh nghiệp cần cố gắng phát triển nó cho nhân viên của mình.
Công ty thường hy vọng nhân viên trung thành của mình luôn làm việc với tất cả niềm
đam mê, ít nhất cũng là thỉnh thoảng trong một số công việc của công ty và nhà quản
lý. Điều đáng mừng là lòng trung thành đối với công ty dựa trên sự tự hào về sản phẩm
và chất lượng công việc.
Lòng trung thành khẳng định trình độ của công ty bởi công ty chỉ đạt được thành công
khi có được lòng trung thành của nhân viên. Lòng trung thành giúp công ty giảm thiểu
chi phí bằng cách tiết kiệm thời gian để quảng cáo tuyển dụng mới, sau đó phỏng vấn,
đào tạo và chờ cho đến khi họ đủ độ chín và kỹ năng cần thiết cho công việc. Các nhân
viên trung thành cũng luôn thoả mãn và làm việc có năng suất.
Sự kết hợp giữa lòng trung thành và niềm tự hào sẽ giúp nhân viên có động lực mạnh
mẽ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Họ thậm chí còn có động lực hoàn thành vượt
mức chỉ tiêu đề ra, xúc tiến đạt được mục tiêu của công ty. Lòng trung thành của mỗi
cá nhân không chỉ đơn giản là vấn đề của cá nhân mà đó là mỗi mắt xích trong chuỗi
2
làm việc tận tâm cống hiến nhằm đạt được mục tiêu công ty đề ra bao gồm việc cung
cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN:
- Khả năng của nhà quản lý : các kỹ năng và khả năng từ việc tổ chức công việc cho tới
quản lý nhân viên. Điều này chứng tỏ năng lực làm việc của nhà quản lý , nếu không,
sẽ không được nhân viên tôn trọng và nể phục. Đây là bước đệm tiên quyết để xây
dựng lòng trung thành cho nhân viên.
- Sự phù hợp mục tiêu : Nếu nhân viên cảm thấy năng lực của bản thân phù hợp với
mục tiêu tổ chức và Mục tiêu phát triển của bản thân tương đồng với mục tiêu của tổ
chức . Đồng thời hiểu rõ giá trị và mục tiêu của tổ chức triết lý kinh doanh của tổ chức
thì khả năng dốc sức làm việc hết mình cho công ty là khá cao. Lòng trung thành được
nâng cao.
- Chế độ tiền lương : Hiện nay vấn đề “Nhảy việc theo tiền lương” đang là vấn đề bức
bối cho các doanh nghiệp, công ty….Cho nên yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến
lòng trung thành của nhân viên. Doanh nghiệp cần có một chế độ tiền lương thoả đáng
với công việc của nhân viên thì khả năng nhân viên đó ròi bỏ công ty mới giảm bớt.
- Sự thừa nhận và vị thế: Ví dụ một nhân viên bán được nhiều sản phẩm hơn các đồng
nghiệp và được giám đốc khen thưởng công khai thì người được nhận thưởng còn cảm
thấy tự hào về thành quả của mình. Được thừa nhận và chứng tỏ được vị thế làm cho
lòng trung thành của nhân viên càng vững chắc hơn.
-Sự công bằng : Nhân viên trong tổ chức luôn muốn được đối xử công bằng. Họ có xu
hướng so sánh những đóng góp cống hiến của mình với những đãi ngộ và phần
thưởng mà họ nhận được. Thêm nữa, họ còn so sánh đóng góp, cống hiến, đãi ngộ và
phần thưởng với những nhân viên khác. Do đó nếu nhân viên thấy không có sự công
bằng đó thì họ sẽ làm việc không hết khả năng và thậm chí sẽ bỏ việc. Còn nếu họ
3
nhận thấy họ được đối xử đúng, phần thưởng và đãi ngộ là tương xứng với công sức
mà họ bỏ ra thì họ sẽ trung thành hơn với tổ chức, công ty.
- Kỹ năng của nhân viên trong việc theo kịp với đòi hỏi của công việc : Nếu công việc
giao cho nhân viên đòi hỏi ở họ quá nhiều kỹ năng, hoặc vượt quá kỹ năng vốn có của
họ. Sau nhiều lần như vậy thì những nhân viên đó sẽ có xu hướng chán nản bới vì họ
có thể không hoàn thành tốt công việc, hoặc stress do công việc quá sức nặng nhọc,
quá khả năng. Dẫn đến khả năng rời bỏ tổ chức, công ty là rất cao.
- Cơ hội thăng tiến : Nhân viên muốn phát triển thăng tiến, vì thế doanh nghiệp cần tạo
cho họ một hướng phát triển. Có như thế nhân viên mới gắn bó lâu dài với công ty.
- Sự trao quyền của doanh nghiệp đối với nhân viên: Đây thực ra là một hình thức tín
nhiệm nhân viên, thừa nhận năng lực của nhân viên trong quá trình làm việc. Không có
một doanh nghiệp nào lại mạo hiểm giao những công việc quan trọng, những vị trí chủ
chốt trong công ty cho một người kém năng lực cả. Do đó điều này sẽ tạo ra được lòng
tin của nhân viên đối với cấp trên, đối với doanh nghiệp. Một khi được giao đảm nhận
một vị trí quan trọng hơn, được thăng chức thì nhân viên sẽ cảm thấy mình được trọng
dụng, tài năng của mình được cấp trên thừa nhận và lúc đó nhân viên sẽ có suy nghĩ
rằng : Đây là một môi trường làm việc tốt mà mình có thể thăng tiến hơn nữa trong
tương lai.... Vì thế. sự trao quyền cho nhân viên cũng chính là một yếu tố làm gia tăng
sự trung thành của nhân viên.
- Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị trong tổ chức : Luôn lắng nghe ý kiến của cấp
dưới ; Tôn trọng và quan tâm cấp dưới ; luôn thực hiện đúng lời hứa ; hết sức quan
tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ; đến với nhân viên bằng cả trái tim….Một nhà quản trị
như thế luôn giúp nhân viên đạt được những thứ tốt nhất và nhân viên sẽ luôn tin
tưởng nhà quản trị. Nhờ đó lòng trung thành của nhân viên cũng tăng lên đáng kể.
Trái ngược lại là kiểu lãnh đạo độc đoán, lãnh chúa… chỉ khiến cho các nhân viên thêm
e ngại mỗi khi tiếp xúc, chán nghét, thậm chí là rời bỏ công ty.
4
- Môi trường làm việc trong công ty : Môi trường làm việc là một yếu tố quyết định
không nhỏ đến việc cộng tác lâu dài hay ra đi tìm môi trường mới của nhân viên trong
một công ty.
Một môi trường làm việc luôn tràn đầy niềm vui, tình thân ái giữa các nhân viên với
nhau, nơi mọi thành quả luôn được cấp lãnh đạo ghi nhận và khuyến khích phát triển…
sẽ tạo ra trong lòng những người nhân viên sự thích thú, sảng khoái, giúp họ đạt hiệu
suất cao trong công việc và hơn nữa lòng trung thành của họ càng mạnh hơn.
Một môi trường làm việc, nơi mà các nhân viên được tự ý thiết kế bàn làm việc của
mình, điều này sẽ giúp họ sáng tạo hơn trong suy nghĩ, trong cách làm việc. Mọi nhân
viên luôn thích như vậy.
Một môi trường làm việc có sự ngắt quãng cho giải trí và các trò chơi, làm Các nhân
viên cảm thấy thoả mãn và làm việc hiệu suất hơn, còn công ty được tận hưởng doanh
thu gia tăng, giảm các chi phí liên quan tới stress và nhân viên xin nghỉ phép.
Trái lại một môi trường làm việc gò bó, quy định đủ điều luật lệ nhiều lúc sẽ khiên nhân
viên ức chế, stress… điều đó khiến họ không chú tâm làm việc đạt năng suất cao, xin
nghỉ phép nhiều để giảm stress….
- Mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với tổ chức, với các nhà
lãnh đạo hay giữa các nhà lãnh đạo với các nhà lãnh đạo : Nếu có mối quan hệ tốt với
đồng nghiệp và nhà lành đạo, thì có thể trong công việc người nhân viên đó sẽ gặp
được sự giúp đỡ chân thành từ đồng nghiệp và từ nhà quản trị. Và sinh hoạt trong công
ty cũng thế, đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ nhau, nhà quản lý ân cần chỉ bảo. Những
điều này góp phần làm tăng lòng trung thành của nhân viên đối với công ty, tổ chức.
- Phương tiện làm việc, an toàn trong công việc : Nếu các phương tiện làm việc trong
công ty, tổ chức đã cũ, lạc hau.. sẽ làm cho nhân viên khi thực hiện công việc, nhiệm
vụ gặp nhiều khó khăn và bị cản trở. Điêu` này khiến họ không thể hoàn thành nhiệm
vụ trong hết khả năng của mình. Dẫn tới làm giảm đi sự say mê đối với công việc, thậm
chí có thể nộp đơn thôi việc.
5
An toàn trong khi làm việc cũng là vấn đề được các nhân viên quan tâm hàng đầu hiện
nay. Cho nên cũng phần nào ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên.
- Ngoài ra, những nhân tố ảnh hưởng đến độ trung thành của người lao động đối với
một tổ chức còn phải tuỳ thuộc vào thái độ và cách làm việc của chính người lao động
đó. Mỗi một người lao động là một cá thể riêng và không ai giống ai. Cho nên để làm
vừa lòng tất cả người lao động trong một tổ chức là một điều rất khó và ít tổ chức nào
làm được điều đó. Có thể cách quản trị này phù hợp với người này nhưng lại không
phù hợp với người khác. Cho nên một nhà quản trị tài ba, biết cách quản lý nhân viên
tốt, làm cho sự hài lòng của họ tăng lên thì chắc chắn lòng trung thành của những nhân
viên này cũng sẽ tăng lên rất nhiều.
III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI :
1. Nhân viên giỏi – Nguồn nhân lực mạnh:
- Nhân viên giỏi giống như điểm tựa của đòn bẩy.
Mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp tập trung vào việc làm cách nào để tăng
doanh số bán hàng, nhưng thực tế, những doanh nghiệp thành công đều bắt đầu từ
những nhân viên giỏi, những người có thể thu hút được khách hàng đến với công ty.
Nhân viên giống như điểm tựa của đòn bẩy - họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh
số bán hàng và khả năng sinh lợi nhuận, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Một nhân viên
giỏi có thể thu hút được 100 khách hàng. Ngược lại, một nhân viên tồi có thể khiến 100
khách hàng bỏ đi. Nếu điều đó xảy ra, có thể thay thế bằng 10 nhân viên giỏi hoặc tìm
lại những khách hàng đã mất.
Để minh hoạ, có thể hình dung sau khi bạn nhận được sự phục vụ khủng khiếp từ một
người bán hàng. Không chỉ bản thân sẽ không quay trở lại cửa hàng đó mà bạn còn kể
lại cho những người khác về câu chuyện tồi tệ đó và họ có thể cũng không mua gì của
người bán hàng đó nữa. Đó là một ví dụ về việc một nhân viên tồi có thể làm mất khách
hàng như thế nào.
6