Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SQR3 đểlàm bài đọc HIỂU TIẾNG ANH có HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.5 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

CHUYÊN ĐỀ:

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SQR3 ĐỂ LÀM BÀI ĐỌC HIỂU
TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ
MÃ: A04B

Năm học: 2014-2015

 

1
 


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống của nhiều quốc gia và là phương tiện giao tiếp
chủ yếu trong nhiều lĩnh vực. Với vai trò quan trọng đó, việc nâng cao chất lượng giảng
dạy tiếng Anh trong nhà trường đáp ứng nhu cầu thực tế là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Làm thế nào để học sinh có thể lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách
thành thạo đang là vấn đề mà giáo viên chúng ta quan tâm.
Chúng ta đều biết mốn sử dụng thành thạo một ngôn ngữ thì người học phải rèn
luyện bốn kỹ năng cơ bản : -Nghe, - Nói , -Đọc, -Viết. Trong khi kỹ năng giao tiếp như
nghe, nói rất cần thiết trong các công việc hàng ngày, thì đọc giữ vai trò quan trọng trong
hầu hết mọi hoạt động giao tiếp. Ngay từ khi bắt đầu học tiếng Anh, học sinh đã được
làm quen với bài đọc ngắn dễ hiểu. Nhưng những bài đọc ở chương trình cấp III, đặc biệt
dành cho học sinh ôn thi đại học hay học sinh giỏi thường dài hơn và nhiều từ mới nên
đòi hỏi học sinh phải có chiến lược cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của dạng bài tập đọc


hiểu ở trình độ này.
Tuy nhiên không phải tất cả học sinh đều có khả năng tự học, tự nghiên cứu để tìm
ra những chiến lược học đọc hiệu quả, phù hợp cho bản thân. Vì vậy, giáo viên phải là
người hỗ trợ, giúp đỡ học sinh khắc phục nhược điểm để cải thiện kỹ năng đọc hiểu đáp
ứng cả yêu cầu thực tiễn trong cuộc sống cũng như trong làm các dạng bài tập đọc hiểu
tiếng Anh ở các trình độ khác nhau.
II-Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1 – Dạy kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh ở trường THPT
Mặc dù ở nhiều trường việc dạy giảng dạy tiếng Anh đã được tách thành các nhóm
kỹ năng riêng biệt: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, việc dạy đọc đôi khi không được chú
trọng đầy đủ và thường mang tính hình thức. Do đặc điểm kỹ năng đọc cho phép học sinh
được xem lại tài liệu khi làm bài, khiến một số học sinh chủ quan không rèn luyện kỹ
năng. Hơn nữa, kỹ năng này đòi hỏi học sinh áp dụng kỹ năng đã được rèn luyện linh
hoạt dưới một áp lực về khung thời gian. Điều mà không phải tất cả học sinh đều chú ý
tới. Vì vậy, trong nhiều giờ học Tiếng Anh học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải
đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày đặc từ mới. Mặt khác, học sinh chỉ quan tâm

 

2
 


đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc. Kết quả là các em không
thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc, dẫn tới việc lảng tránh luyện kỹ năng này vì
thấy quá khó không thể làm được.
Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại, kỹ năng đọc được rèn luyện riêng
rẽ, việc đổi mới phương pháp trong dạy học càng cao, nhiều đề tài mới lạ được đề cập
đến, số lượng từ vựng cũng nhiều lên. Hơn nữa, để chuẩn bị cho các kỳ thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia hay các kỳ thi học sinh giỏi, các em học sinh cần được trang bị các kỹ

năng, chiến thuật đọc hiểu để có thể đáp ứng được yêu cầu của từng dạng bài đọc hiểu.
Chính vì vậy giáo viên cần rèn kỹ năng cho học sinh để cải thiện khả năng đọc hiểu của
các em.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhận thấy tính hiệu quả của kỹ năng đọc Tiếng Anh của học sinh trường THPT là
một vấn đề, là một thực trạng cần thiết để bổ sung thêm vào các phương pháp dạy học
Tiếng Anh ở trường THPT nên tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp cho
chuyên đề của mình đó là: " ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SQR3 ĐỂ LÀM BÀI ĐỌC
HIỂU TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ"
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu những khó khăn học
sinh gặp phải khi làm các bài đọc hiểu Tiếng Anh. Từ thực trạng đó, giúp đỡ học sinh áp
dụng phương pháp SQR3 để làm bài đọc hiểu hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp cải thiện kỹ năng đọc hiểu của các đối tượng học sinh trường THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề này tôi đã phải nghiên cứu trong một thời gian khá dài và đã lựa
chọn ra một số phương pháp sau:
- Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu liên quan.
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề.
- Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 

3
 


I -Giải pháp thực hiện

Bài tập đọc hiểu của học sinh THPT nhìn chung có lượng từ mới nhiều, bài đọc
dài. Đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng ghi nhớ tốt để có thể phân tích tổng hợp được
thông tin. Tuy nhiên, thật không phải dễ dàng để nhớ tất cả mọi thứ mà các em đã đọc để
làm bài tập.
SQ3R sẽ giúp chúng ta hướng dẫn học sinh làm điều này. Nó giúp các em phân
tích tài liệu, nghiên cứu nó với 1 mức độ chi tiết thích hợp, và ghi nhớ thông tin tốt. Do
đó, phương pháp này sẽ giúp học sinh đọc có hiệu quả hơn.
Vì vậy, tôi sẽ xem xét cách sử dụng SQ3R, và hướng dẫn cách để học sinh sử dụng
nó như 1 thói quen hằng ngày để cải thiện kỹ năng đọc hiểu nói chung và kỹ năng đọc
hiểu tiếng Anh nói riêng.
Sơ lược về phương pháp SQR3: Phương pháp này được Francis Pleasant
Robinson phát triển, và công bố trong cuốn sách “ Effective Study” năm 1946 của ông.
Ông đã tạo ra kỹ thuật này cho sinh viên đại học, thế nhưng bây giờ nó phù hợp không
những trong việc học tập mà còn trong tất cả tình huống, kể cả tại nơi làm việc.
Các chữ cái của SQ3R thay cho 5 bước. Đó là:
1.S - Survey : Điều tra
2.Q - Question : Câu hỏi
3.R - Reading : Đọc
4.R- Recite/ Recall : Nhớ lại.
5.R - Review : Đánh giá
II.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Trong các giờ dạy đọc hiểu, giáo viên nên tập cho học sinh áp dụng năm bước dưới đây:
Bước 1: Khảo sát
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài tập đọc hiểu để có được một cái nhìn
tổng quan về chủ đề này bằng cách đọc nhanh tiêu đề, câu chủ đề, kết luận, hướng dẫn
để có sự hiểu về toàn bài.
Việc đọc nội dung tài liệu để hiểu được kết cấu, độ dài, độ khó, độ mới mẻ của nó
để người học có sự chuẩn bị về tâm lý, rồi chọn phương pháp đọc thích đáng, hiệu quả
nhất. Bên cạnh đó, giáo viên nên hướng học sinh chú ý quan sát hình ảnh, bản đồ, biểu
đồ, biểu đồ đính kèm trong văn bản để có được gợi ý về bài đọc.


 

4
 


Bước 2: Câu hỏi
Sau khi đã xem qua bài đọc, giáo viên yêu cầu học sinh ghi lại bất kỳ câu hỏi mà
các em có thể có về chủ đề đang đọc. Câu hỏi nhỏ mà cụ thể, sẽ chỉ dẫn cho học sinh
những sự thực và chi tiết cụ thể khi đọc; câu hỏi nêu lên càng rộng thì lượng đọc của học
sinh sẽ rộng hơn, những điều học sinh nắm được cũng sẽ nhiều. Cách nêu câu hỏi của số
đông học sinh đều không ngoài hai loại hình này.

Phương thức nêu câu hỏi như sau:

a. Từ tiêu đề lớn nhỏ của bài mà nêu câu hỏi
b. Từ câu chủ đề trong mỗi đoạn của bài ma nêu câu hỏi
c. Một số nghi vấn xuất hiện trong quá trình khảo sát bài đọc.
Bước 3: Đọc
Ở bước này, dành cho học sinh một khoảng thời gian để tự đọc bài tập. Ghi nhớ
những điều không hiểu – ghi chú lại, để sau này có thể khám phá những tài liệu có liên
quan về lĩnh vực đó. Học sinh có thể thấy rằng áp dụng các bước học đọc này mất nhiều
thời gian hơn so với việc đọc thông thường, đặc biệt là nếu các thông tin đa dạng và
phức tạp.


Mẹo:
Trong khi học sinh làm bài đọc, giáo viên có thể lưu ý học sinh sử dụng chương


trình Mind Maps hay Cornell Note Taking để ghi chép về các khái niệm quan trọng, và để
ghi lại những gì các em có được từ bài đọc. Ngoài ra, chúng ta có thể gợi ý học sinh nhấn
mạnh những đoạn quan trọng hoặc bằng cách sử dụng một cây bút highlight để tô đậm
các điểm chính.
Bước 4: Nhớ lại
Một khi học sinh đã đọc các phần thích hợp của tài liệu, đọc lại nhiều lần. Xác
định những điểm quan trọng, và chỉ tìm nhiểu những thông tin về nó.
Sau đó, quay trở lại với những câu hỏi của các em ở bước 2, và cố gắng trả lời
chúng theo trí nhớ. Chỉ quay trở lại văn bản nếu bạn không thể trả lời câu hỏi bằng cách
này.
Bước 5: Đánh giá
Đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại những gì mà các em đã ghi chú. Điều
này hết sức quan trọng khi các em cảm thấy không tự tin rằng mình đã hiểu rõ hết các
thông tin.

 

5
 


Sau bước này yêu cầu học sinh thảo luận các ghi chú với bạn cùng nhóm, đây là
cách cực hiệu quả để xem xét lại thông tin. Giải thích những gì các em đã đọc được một
cách hoàn diện nhất có thể, cũng như cố gắng hết sức mình để chuyển tải thông tin thành
dạng văn bản giàu ý nghĩa cho các bạn trong nhóm.
Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh thực hành phương pháp SQ3R như một thói
quen. Lúc đầu, phương pháp SQ3R có thể cảm thấy tốn thời gian. Tuy nhiên, khi các em
bắt đầu sử dụng thành thạo, các em sẽ ít phải suy nghĩ về việc sử dụng quá trình này như
thế nào và nó giúp ích cho các em rất nhiều không chỉ trong việc làm các bài tập đọc hiểu
thông thường mà còn rất hiệu quả khi đọc hiểu các loại tài liệu đọc hiểu khác nhau.

C - KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian băn khoăn trăn trở với phương pháp mình đã chọn, liệu học sinh
có hiểu bài tốt không. Bằng việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tôi đã thu được
kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng trước khi áp dụng phương pháp mới.
Tôi đã lấy thí điểm hai lớp đối chứng và so sánh. Kết quả thu được cụ thể như sau:
Lớp

Trước khi áp dụng SQR3

Sau khi áp dụng SQR3

12 Toán

30% học sinh đạt trên 7 điểm.

70% học sinh đạt trên 7 điểm.

12 Lý

27% học sinh đạt trên 7 điểm

72% học sinh đạt trên 7 điểm.

Ngoài kết quả về điểm số như đã nêu trên, tôi thấy thái độ của học sinh đối với việc
làm bài tập đọc hiểu đã tích cực hơn trước rất nhiều. Trước đây, các em thường sợ và
lảng tránh các bài đọc hiểu dài nhiều chữ. Do không có kỹ thuật làm bài phù hợp học sinh
thường nhanh nản với các câu hỏi khó. Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp SQR3
học sinh chủ động mạnh dạn hơn trong việc làm bài đọc hiểu. Một số em còn tỏ ra khá
thích thú vì áp dụng được phương pháp này vào việc đọc hiểu các tài liệu khác. Ngoài

việc cải thiện thái độ đối với dạng bài tập này, vốn từ vựng của các em cũng cải thiện
đáng kể nhờ thường xuyên luyện tập kỹ năng này.
Có thể thấy việc áp dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc SQR3 như đã từng áp dụng
vào thực tế giảng dạy thì kết qủa đạt cao hơn nhiều so với lúc tôi chưa cải tiến phương


 

6
 


pháp dạy dều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn nữa
cùng với việc áp dụng phương pháp này vào các tiết dạy cụ thể.
Nói tóm lại để thành công trong giờ dạy Tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng đọc
nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà, khéo léo giữa các bước lên
lớp với với các kỹ thuật dạy học phù hợp.
Tôi cố gắng duy trì phương pháp đã nêu trên và không ngừng học hỏi trao đổi với
đồng nghiệp để đưa giờ dạy hiệu quả lên cao hơn. Trong đề tài này tôi đã cố gắng khai
thác và tìm hiểu phương pháp dạy kỹ năng đọc ở trường THPT từ đó đi sâu vào phân tích
nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp dạy đọc để từ đó đưa ra các phương
pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh. Vì thời gian và sách tài liệu tham khảo có hạn,
nên trong đề tài này còn có nhiều hạn chế mà tôi chưa phân tích hết.
2 Kiến nghị đề xuất :
- Qua chuyên đề này tôi có một số đề xuất và kiến nghị như sau:
Giáo viên cần chú ý hơn tới từng đối tượng học sinh và phân loại đối tượng học
sinh cho phù hợp.
Phương pháp này ban đầu áp dụng sẽ có nhiều khó khăn vì mất thời gian hơn so
với các phương pháp dạy đọc hiểu cơ bản khác nhưng giáo viên nên kiên trì áp dụng. Sau
khi học sinh áp dụng thành thạo phương pháp này, việc học đọc sẽ hiệu quả hơn.



 

7
 



×