MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................4
I. Cơ sở lí luận của phương pháp chỉ số....................................................4
1. Phương pháp chỉ số...............................................................................4
1.1. Khái niệm .....................................................................................4
1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số................................................4
1.3. Tác dụng của phương pháp chỉ số................................................5
1.4. Phân loại.......................................................................................6
2. Các loại chỉ số.......................................................................................6
2.1. Chỉ số phát triển...........................................................................6
2.2. Chỉ số không gian.......................................................................10
2.3. Chỉ số kế hoạch...........................................................................11
3. Hệ thống chỉ số ...................................................................................15
3.1. Khái niệm....................................................................................15
3.2. Tác dụng của hệ thống chỉ số......................................................15
3.3. Hệ thống chỉ số...........................................................................15
II. Vận dụng phương pháp chỉ số,phân tích hiệu quả hoạt động của
ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam...............................................21
1. Bảng chi tiêu kết quả phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam.................................................................21
2. Các mô hình phân tích doanh thu của ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam.................................................................................................21
3. Các mô hình phân tích lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đầu tư và
phát triển..................................................................................................26
KẾT LUẬN .......................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................31
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi Việt Nam gia nhập vào WTO, cùng với sự phát triển của các
ngành khác thì doanh nghiệp kinh doanh cũng thay đổi một cách mạnh mẽ.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động kinh doanh đều vì
mục tiêu lợi nhuận.Nó không những là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
cuối cùng của doanh nghiệp mà nó còn phản ánh khả năng tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.Ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư và phát
triển nói riêng cũng được coi như là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên
vấn đề lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu.Bất cứ với doanh nghiệp kinh
doanh nào thì vấn đề lợi nhuận và rủi ro luôn luôn đi đôi với nhau.Lợi nhuận
càng cao thỉ rủi ro càng lớn,và ngược lại.Bất cứ mỗi sự biến động nền kinh tế
xã hội thế giới đều có tác động tới nền kinh tế của Việt Nam và từ đó ảnh
hưởng tới các ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển nói
riêng.Hiện nay ở Việt Nam, thống kê đã và đang thể hiện rõ tầm quan trọng
của mình.Thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng,có vai trò cung cấp các thông tin trung thực,chính xác, khách quan,đầy
đủ và kịp thời cho các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá,dự báo tình
hình,hoạch định chiến lược,chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội ngắn hạn và dài hạn.Môn học lý thuyết thống kê đã trở thnahf môn học
hết sức quan trọng, cung cấp cho sinh viên những phương pháp để phân tích
biến động của các hiện tượng kinh tế-xã hội như: phương pháp điều tra thống
kê, tổng hợp thống kê,kiểm định,hồi quy tương quan,chỉ số…Trong tất cả các
phương pháp đó,phương pháp chỉ số đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc phân tích biến động của hiện tượng kinh tế xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê thì việc xem xét phân tích
và đánh giá,từ đó rút ra các kết luận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngân hàng là một việc làm hết sức cần thiết.Trong khuôn khổ của
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
đề án môn học em lựa chọn phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng để các nhà lãnh đạo của ngân hàng có cơ sở để đưa ra các biện pháp tăng
lợi nhuận kinh doanh,giảm chi phí,nâng cao kết quả của hoạt động kinh
doanh.Vi thế đề tài của em có tên: "Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích
kết quả hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.”
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của phương pháp chỉ số
1. Phương pháp chỉ số
1.1. Khái niệm
Chỉ số trong thống kê là chỉ số tương đối biểu hiện quan hệ mối so sánh
giữa 2 mức độ nào đó của hiện tượng kinh tế theo không gian và thời gian.
Chỉ số thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa
hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm
nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt qua không gian đối với
hiện tượng nghiên cứu.
Trong thực tế đối tượng nghiên cứu là hiện tượng phức tạp bao gồm
nhiều đơn vị,nhiều phần tử có tính chất khác nhau.
1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Vận dụng tính toán trong thực tế đối với các chỉ số đơn (chẳng hạn như
chỉ số giá của từng mặt hàng,chỉ số khối lượng hàng tiêu thụ của từng loại
hàng hóa trên thị trường…) sau khi đã tổng hợp được nguồn dữ liệu,có thể dễ
dàng thiết lập mối quan hệ so sánh để phân tích cho từng đơn vị của phần tử
trong tổng thể.Tuy nhiên, các chỉ số thống kê phổ biến trong kinh tế và kinh
doanh lại là những chỉ số tổng hợp phản ánh cho các hiện tượng phức tạp như
chỉ số giá tiêu dùng CPI,chỉ số giá nhập khẩu,…Khi tính các chỉ số này cần
tổng hợp theo chỉ tiêu nghiên cứu cho một nhóm đơn vị được lựa chọn hoặc
toàn bộ tổng thể và trên cơ sở đó thiết lập mối quan hệ so sánh.Trong các chỉ
số nêu trên giá và khối lượng sản phẩm của các mặt hàng khác nhau là các đại
lượng không thể tổng hợp một cách có ý nghĩa bằng phép cộng đơn giản.Như
vậy, có thể thấy rằng chỉ số là phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu sự
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp,bao gồm nhiều phần tử mà
các đại lượng biểu hiện không thể cộng trực tiếp được với nhau.
Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp khi
thiết lập chỉ số, phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản sau:
+Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về
lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng
được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với nhân
tố khác.Như vậy phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau
thành dạng giông nhau để có thể so sánh được.
+Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào tính chỉ số, phải giả định có
một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi.Việc giả định này
để loại trừ khả năng ảnh hưởng của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả
so sánh
1.3. Tác dụng của phương pháp chỉ số
-Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian
được gọi là chỉ số phát triển.
-Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động củ hiện tượng qua không gian
được gọi là chỉ số không gian.
-Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế
hoạch được gọi là chỉ số kế hoạch.
-Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với
sự biến động của hiện tượng nghiên cứu.
Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của
hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố.Thực chất đây
cũng là phân tích mối liên hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5
biến động của hiện tượng phức tạp và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của
mỗi nguyên nhân này.
Qua các tác dụng nói trên cho thấy chỉ số là phương pháp không những
có khả năng nêu lên sự biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp, mà còn
có thể phân tích sự biến động này.
1.4. Phân loại
Trong nghiên cứu chỉ số người ta căn cứ vào nội dung, phạm vi tính toán
và tính chất của chỉ tiêu để phân chia thành các loại chỉ số cơ bản:
*Theo nội dung chỉ số bao gồm:
Chỉ số kế hoạch
Chỉ số không gian
Chỉ số phat triển
*Theo phạm vi tính toán chỉ số bao gồm
Chỉ số đơn
Chỉ số tổng hợp
*Theo tính chất chỉ số bao gồm:
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng
2. Các loại chỉ số
2.1. Chỉ số phát triển
a. Chỉ số đơn
Chỉ số đơn là tỉ lệ giữa trị số của hiện tượng kì nghiên cứu với kì gốc nào
đó.
*Chỉ số đơn giá cả
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6
i=
0
1
p
p
Chỉ số đơn về giá phản ánh biến động giá bán của từng mặt hàng ở kì
nghiên cứu so với kì gốc.
*Chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ
i=
0
1
q
q
Chỉ số đơn về lượng hàng tiêu thụ phản ánh biến động khối lượng tiêu
thụ của từng mặt hàng ở kì nghiên cứu so với kì gốc.
Trong đó p: Giá hàng hóa
q: lượng hàng hóa tiêu thụ
0: kì gốc
1: kì nghiên cứu
i: chỉ số đơn
b. Chỉ số tổng hợp
*Chỉ số tổng hợp về giá cả
Chỉ số tổng hợp về giá biểu hiện quan hệ so sánh giữa giá bán của một
nhóm hay toàn bộ mặt hàng ở kì nghiên cứu với kì gốc qua đó phản ánh biến
động chung giá bán của các mặt hàng.
Như đã nói ở trên khi xây dựng chỉ số tổng hợp giá không thể tổng hợp
đơn thuần, nghĩa là cộng giá đơn vị các mặt hàng ở kì nghiên cứu và kì
gốc.Bản thân việc cộng giá các đơn vị là không có ý nghĩa và đồng thời bỏ
qua tình hình tiêu thụ thực tế của mỗi mặt hàng có tầm quan trọng khác
nhau.Để đưa về đại lượng có thể tổng hợp được khi xây dựng chỉ số tổng hợp
giá phải nhân giá mỗi mặt hàng với lượng tiêu thụ tương ứng trên cơ sở đó
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7
thiết lập mối quan hệ so sánh.Bằng cách thiết lập như vậy, chỉ số giá tổng hợp
được biểu hiện qua công thức:
I=
∑
∑
00
11
qp
qp
Trong chỉ số 1 cả hai nhân tố là giá và lượng đều biến động.Do đó, để
nghiên cứu sự biến động của giá cả thì phải cố định lượng hàng hóa tiêu thụ ở
một kì nhất định và việc cố định đó được gọi là quyền số của chỉ số tổng hợp
giá cả.Do việc cố định thời kì quyền số mà ta có các công thức tính chỉ số
tổng hợp giá cả như sau:
+Nếu chọn quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kì gốc (q
0
) ta có chỉ
số tổng hợp giá cả của Laspeyres:
p
I
L
=
∑
∑
00
01
qp
qp
(2)
+Nếu chọn quyền số là lượng hàng hóa ở kì nghiên cứu (q
1
) ta có chỉ số
tổng hợp giá cả của Passche:
I
P
P
=
∑
∑
10
11
qp
qp
(3)
Kết quả tính chỉ số tổng hợp giá theo công thức (2), (3) thuờng có sự
chênh lệch.Nguyên nhân cơ bản là do sự khác biệt về thời kỳ quyền số.Hơn
nữa, bản chất chỉ số Laspeyres và Passche đều có thể xác định từ các chỉ số
đơn giá nhưng theo công thức bình quân khác nhau.Mặt khác, chỉ số tổng hợp
Laspeyres và Paache có bất lợi là không có tính nghịch đảo và tính liên hoàn
nên ta có chỉ số tổng hợp của Fisher.
+Nếu chọn quyền số là lượng hàng tiêu thụ ở kỳ gốc (q
0
) và lượng hàng
tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu (q
1
) ta có chỉ số tổng hợp Fisher:
I
F
P
=
∑
∑
∑
∑
10
11
00
01
qp
qp
x
qp
qp
(4)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
8
*Chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiêu thụ
Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ biểu hiện quan hệ so sánh giữa khối
lượng tiêu thụ của nhóm hay toàn bộ mặt hàng thuộc phạm vi nghiên cứu giữa
hai thời gian hoặc qua đó phản ánh biến động chung về khối lượng tiêu thụ
của các mặt hàng.
Cần phải cố định giá cả tại một thời kì nhất định được gọi là quyền số
của chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiệu thụ
+Nếu chọn quyền số là giá cả hàng hóa kì gốc (p
0
),ta chọn chỉ số tổng
hợp Laspeyres:
I
L
Q
=
∑
∑
00
01
pq
pq
(5)
+Nếu chọn hàng hóa là giá cả hàng hóa kì nghiên cứu (p
1
), ta chọn chỉ
số tổng hợp Passche:
I
P
Q
=
∑
∑
10
11
pq
pq
(6)
+Nếu chọn quyền số là giá của các mặt hàng kì gốc và kỳ nghiên cứu, ta
chọn chỉ số tổng hàng tiêu thụ Fisher:
I
F
Q
=
∑
∑
∑
∑
10
11
00
01
pq
pq
x
pq
pq
(7)
c. Quyền số của chỉ số phát triển
Quyền số của chỉ số là những đại lượng được giữ cố định trong công
thức chỉ số tổng hợp.Nó có tác dụng:
-Làm cho các phân tử với đại lượng biểu hiện không thể cộng trực tiếp
được với nhau được chuyển về cùng một đại lượng đồng nhất và có thể tổng
hợp được
Website: Email : Tel : 0918.775.368
9
-Biểu hiện vai trò và tầm quan trọng của mỗi phần tử hay bộ phận trong
toàn bộ tổng thể
2.2. Chỉ số không gian
a. Chỉ số đơn
* Chỉ số đơn về giá: phản ánh sự biến động về giá cả của từng mặt hàng
ở thị trường này so với thị trường kia.
I
BAP )/(
=
P
P
B
A
*Chỉ số đơn về lượng hàng hóa tiêu thụ: phản ánh sự biến động về lượng
hàng hóa tiêu thụ của từng mặt hàng ở thị trường này so với thị trường kia
I
BAQ )/(
=
Q
Q
B
A
b. Chỉ số tổng hợp
*Chỉ số tổng hợp về giá cả: phản ánh sự biến động về giá cả của một số
mặt hàng ở thị trường này với thị trường kia.Quyền số thường được sử dụng
là lượng hàng hóa tiêu thụ chung của hai thị trường tính riêng cho từng mặt
hàng
Q=
qq
BA
+
I
BAP )/(
=
∑
∑
Q
Q
P
P
B
A
.
.
*Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ (Quyền số là giá cả)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
10
Quyền số của chỉ số tổng hợp lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường
có thể là giá cố định do Nhà Nước ban hành hoặc giá trung bình của từng mặt
hàng ở hai thị trường.
+Nếu sử dụng quyền số là giá cố định, công thức tính chỉ số tổng hợp
lượng tiêu thụ so sánh giữa hai thị trường thể hiện như sau:
I
)/( BAq
=
∑
∑
nB
n
pq
pq
A
Trong đó: p
n
là giá cố định từng mặt hàng
+Nếu căn cứ vào dữ liệu giá bán ở cả hai thị trường để xác định giá bán
bình quân của từng mặt hàng thì chỉ số tổng hợp lưọng tiêu thụ so sánh giữa
hai thị trưòng được thể hiện như sau:
I
)/( BAq
=
∑
∑
pq
pq
B
A
Trong đó: Giá trung bình của từng mặt hàng đựoc tính theo công thức
trung bình cộng gia quyền với quyền số là lượng hàng tiêu thụ ở mỗi thị
trường:
p
=
BA
BBAA
qq
qpqp
+
+
2.3. Chỉ số kế hoạch
Chỉ số kế hoạch biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế
hoạch đối với từng chỉ tiêu.
Khi thiết lập và tính toán các chỉ số tổng hợp phân tích kế hoạch đối với
các chỉ tiêu nghiên cứu, việc lựa chọn quyền số cũng căn cứ vào đặc điểm dữ
liệu và mục đích nghiên cứu.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
11
Trường hợp phân tích kế hoạch giá thành các sản phẩm của một doanh
nghiệp, quyền số có thể là sản lượng thực tế hoặc sản lượng kế hoạch
+Nếu căn cứ vào dữ liệu về sản lượng thực tế của doanh nghiệp ở các
kỳ, có thể thiết lập các chỉ số sau
Website: Email : Tel : 0918.775.368
12