Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

An toàn trong vận hành nhà máy điện, nhiệt điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.13 KB, 41 trang )

Quy trình kỹ thuật an toàn điện

MỤC LỤC MODULE
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN AN TOÀN
I. QUY TRÌNH CHUNG:
I.1. Thiết lập vùng làm việc:…………………………………………………………………………… 2
I.2. Các biện pháp an toàn chung: …………………………………………………………………. 4
2.1. Kế hoạch: …………………………………………………………………………………………… 9
2.2. Lệnh công tác: …………………………………………………………………………………… 9
2.3. Phiếu công tác: …………………………………………………………………………………… 13
2.5.. Nguyên tắc an toàn trong công việc: ……………………………………………… 13
2.6. Tạm dừng công việc, kết thúc công việc: ……………………………………….. 15
I.3. Quy phạm vận hành nhà máy điện và trạm biến áp: …………………………… 17
II. AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN: ……………………… 18
II.1. Làm việc khi đã cắt điện: ……………………………………………………………………… 18
II.2. Đảm bảo an toàn khi làm việc với đường dây có điện. ……………………… 19
II.3. Đảm bảo an toàn khi làm việc gần đường dây mang điện ………………… 21
II.4. Các biện pháp an toàn khi làm việc tại vị trí nguy hiểm do thiếu ôxy . 23
II.5. Xe chuyên dụng……………………………………………………………………………………… 25
II.6. Trạm thử nghiệm và phòng thí nghiệm………………………………………………. 26
II.7. Tổ chức thực hiện…………………………………………………………………………………… 29
II.8. Các khí cụ điện cao áp trong trạm điện và nhà máy điện. ………………… 33

Trang 1


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

PHẦN I. QUY TRÌNH CHUNG
I.1. THIẾT LẬP VÙNG LÀM VIỆC:
A. THIẾT LẬP VÙNG LÀM VIỆC:


A.1. ĐẶT RÀO CHẮN VÀ BIỂN BÁO, TÍN HIỆU:
- Cảnh báo:
Tại các khu vực nguy hiểm và khu vực lắp đặt thiết bị điện phải bố trí hệ
thống rào chắn, biển báo, tín hiệu phù hợp để cảnh báo nguy hiểm.
- Thiết bị lắp đặt ngoài trời:
Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt ngoài trời, người sử dụng lao động phải
thực hiện các biện pháp sau để những người không có nhiệm vụ không được vào
vùng đã giới hạn:
1. Rào chắn hoặc khoanh vùng .v.v…
2. Tín hiệu cảnh báo “cấm vào” được đặt ở lối vào, ra.
3. Khóa cửa hoặc sử dụng dụng cụ tương đương khác bố trí ở cửa vào, ra.
- Thiết bị lắp đặt trong nhà:
Đối với thiết bị điện cao áp lắp đặt trong nhà, người sử dụng lao động phải
thực hiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên đơn vị công tác và người trực
tiếp vận hành, những người khác không đi đến gần các thiết bị đó.
- Đặt rào chắn tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác:
Khi vùng làm việc của đơn vị công tác mà khoảng cách đến các phần mang
điện ở xung quanh không đạt được khoảng cách quy định ở bảng dưới đây thì phải
làm rào chắn để ngăn cách vùng làm việc của đơn vị công tác với phần mang điện.
Cấp điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Đến 15
0,7
Trên 15 đến 35
1,0
Trên 35 đến 110
1,5
220
2,5
500

4,5
Khoảng cách từ rào chắn đến phần mang điện được quy định ở bảng sau:
Cấp điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Đến 15
0,35
Trên 15 đến 35
0,6
Trên 35 đến 110
1,5
220
2,5
500
4,5
- Sắp xếp nơi làm việc: Trong quá trình làm việc, dụng cụ, vật liệu, thiết bị…
làm việc phải để gọn gàng và tránh gây thương tích cho mọi người.
- Chiếu sáng vị trí làm việc:
1. Người sử dụng lao động phải duy trì cường độ chiếu sáng tại vị trí
làm việc phù hợp với quy định.
2. Người sử dụng lao động phải đảm bảo việc chiếu sáng không gây chói
mắt hoặc gây tương phản giữa sáng và tối.
- Cảnh báo tại nơi làm việc: Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải đặt
các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện
công việc để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng.

Trang 2


Quy trình kỹ thuật an toàn điện


A.2. ĐẢM BẢO AN TOÀN NƠI CÔNG CỘNG:
- Đặt rào chắn:
Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp thích hợp như đặt rào chắn nếu
thấy cần thiết quanh vùng làm việc sao cho người không có nhiệm vụ không đi vào
đó gây tai nạn và tự gây thương tích. Đặc biệt trong trường hợp làm việc với đường
cáp điện ngầm, đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp nhằm tránh cho người
có thể bị rơi xuống hố.
Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ, tấm vật liệu cách điện ... rào chắn phải
khô và chắc chắn. Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến các phần có điện không
được nhỏ hơn khoảng cách nêu ở trên.
Trên rào chắn tạm thời phải treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểm chết
người”.
Ở thiết bị điện điện áp đến 15 kV, trong các trường hợp đặc biệt, tuỳ theo điều
kiện làm việc, rào chắn có thể chạm vào phần có điện. Rào chắn này (tấm chắn, mũ
chụp) phải đáp ứng các yêu cầu của quy phạm sử dụng và thử nghiệm các dụng cụ
kỹ thuật an toàn dùng ở thiết bị điện. Khi đặt rào chắn phải hết sức thận trọng, phải
đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và phải có
hai người. Nếu cần, phải dùng kìm hoặc sào cách điện, trước khi đặt phải dùng giẻ
khô lau sạch bụi của rào chắn.
Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của các ngăn
bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểm
chết người”. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới hoặc cửa cũng
như ở các lối đi người làm việc không cần đi qua, phải dùng rào chắn tạm thời ngăn
lại và treo biển nói trên. Tại nơi làm việc, sau khi đặt tiếp đất di động phải treo biển
“Làm việc tại đây!”.
Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm việc có thể
thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng.
Trong thời gian làm việc, cấm di chuyển hoặc cất các rào chắn tạm thời và
biển báo.
- Tín hiệu cảnh báo:

Đơn vị công tác phải đặt tín hiệu cảnh báo trước khi làm việc nhằm đảm bảo
an toàn cho cộng đồng.
Người tiến hành cắt điện phải treo biển báo: “Cấm đóng điện! có người đang
làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy ngắt, dao cách ly mà từ đó có thể
đóng điện đến nơi làm việc.
Với các dao cách ly một pha, biển báo treo ở từng pha, việc treo này do nhân
viên thao tác thực hiện. Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế
mới được tháo các biển báo này. Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly
đường dây treo biển “Cấm đóng điện! có người làm việc trên đường dây”.
- Làm việc tại đường giao thông:
1. Khi sử dụng đường giao thông cho các công việc như xây dựng và sửa
chữa, đơn vị công tác có thể hạn chế sự qua lại của phương tiện giao thông, người
đi bộ nhằm giữ an toàn cho cộng đồng.
2. Khi hạn chế các phương tiện tham gia giao thông, phải thực hiện đầy đủ
quy định của các cơ quan chức năng liên quan và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phải đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy
hiểm cho cộng đồng;
Trang 3


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

- Chiều rộng của đường để các phương tiện giao thông đi qua phải đảm
bảo quy định của cơ quan quản lý đường bộ.
3. Khi hạn chế đi lại của người đi bộ, để đảm bảo việc qua lại an toàn, phải
thực hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời... và có biển chỉ dẫn cụ thể.
4. Khi công việc được thực hiện ở gần đường sắt, đường bộ, đường thuỷ,
hoặc tại vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện với các đường giao thông nói trên,
đơn vị công tác phải liên hệ với cơ quan có liên quan và yêu cầu cơ quan này bố trí
người hỗ trợ trong khi làm việc để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham

gia giao thông, nếu thấy cần thiết.
I.2. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CHUNG:
A. Các biện pháp an toàn chung:
1. Giới thiệu:
“Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa và
xây dựng đường dây cao hạ thế, trạm biến thế” do Công ty điện lực 1 ban hành năm
1970 được sử dụng trong các đơn vị ngành điện -giúp cho cán bộ, công nhân viên
huấn luyện, sát hạch qui trình kỹ thuật an toàn cũng như làm cơ sở thực hiện các
biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong khi làm nhiệm vụ.
Từ đó đến nay, tổ chức và phạm vi hệ thống điện của ngành điện có nhiều thay
đổi, đã có các cấp điện áp 220 kV, 500 kV. Trước tình hình trên đòi hỏi phải bổ
sung, sửa đổi qui trình kỹ thuật an toàn phù hợp và sát với thực tế.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của tổ chức và quy mô phát triển ngành
điện, sửa đổi và bổ sung những quy định về kỹ thuật an toàn, Tổng công ty điện lực
Việt Nam ban hành quyển:
“Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa
chữa, xây dựng đường dây và trạm điện” Và Bộ công nghiệp ban hành quyển:
“Quy phạm vận hành nhà máy điện và trạm biến áp”.
Những sửa đổi, bổ sung trong qui trình đáp ứng các yêu cầu:
1- Phù hợp với mẫu phiếu công tác, phiếu thao tác do Tổng công ty ban hành
tháng 01/1998.
2- Sửa đổi những tên gọi, thuật ngữ không phù hợp và bổ sung những phần
còn thiếu, những qui định trong quyển “Qui phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí
điện các nhà máy điện và lưới điện” do Bộ Điện lực ban hành năm 1984.
3- Giữ lại những phần, chương, điều vẫn còn phù hợp để cán bộ công nhân
viên không phải học mới lại từ đầu.
Tuy nhiên, bố cục của quy trình có thay đổi một số chỗ để tạo sự mạch lạc cho
người đọc, bổ sung thêm phần kỹ thuật an toàn điện đối với việc quản lý, vận
hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện có cấp điện áp 220 kV, 500 kV.
- Quy trình này được áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân viên trực tiếp quản

lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và xây dựng đường dây, trạm điện của Tập đoàn
điện lực Việt Nam. Quy trình này cũng được áp dụng đối với nhân viên của các tổ
chức khác đến làm việc ở công trình và thiết bị điện do Tổng công ty điện lực Việt
Nam quản lý.
- Đối với các nhà máy điện của Tập đoàn, ngoài quy trình này, cán bộ, nhân
viên kỹ thuật phải nắm vững và sử dụng tập 1 “Quy phạm kỹ thuật an toàn khai
thác thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện”.Những quy định trong quy trình
này chủ yếu nhằm đảm bảo phòng tránh các tai nạn do điện gây ra đối với con
người.
Trang 4


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

+ Khi biên soạn các quy trình kỹ thuật an toàn cho từng loại công việc cụ thể
phải đưa vào biện pháp phòng tránh không chỉ tai nạn về điện, mà còn các yếu tố
nguy hiểm khác xảy ra lúc tiến hành công việc.
+ Tất cả những điều trong các quy trình kỹ thuật an toàn điện đã ban hành
trước đây trái với quy trình này đều không có giá trị thực hiện.
2. Các biện pháp an toàn chung:
• Đối với thiết bị điện:
a. Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm
khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
b. Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung
tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.
c. Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm
việc.
d. Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
e. Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống
điện.

Qua kinh nghiệm cho thấy, tât cả các trường hợp để xảy ra tai nạn điện
giật thì nguyên nhân chính không phải là do thiệt bị không hoàn chỉnh, cũng không
phải do phương tiện bảo vệ an toàn chưa đảm bảo mà chính là do vận hành sai quy
cách, trình độ vận hành kém, sức khỏe không đảm bảo. Để vận hành an toàn cần
phải thường xuyên kiểm tra sửa chữa, chọn cán bộ kỹ thuật mỡ các lớp huấn luyện
về chuyên môn, phân công trực đầy đủ vv...
Muốn thiết bị được an toàn đối với người làm việc và những người xung
quanh, cần tu sửa chúng theo kế hoạch đã định, khi sữa chữa phải theo đúng quy
trình vận hành. Ngoài các công việc làm theo chu kì cần có bộ phận trực tiếp với
nhiệm vụ thường xuyên xem xét, theo dõi. Các kết quả kiểm tra cần ghi vào sổ trực
và trên cơ sở đấy mà đặt ra kế hoạch tu sửa.
f. Thứ tự thao tác không đúng trong khi đóng cắt mạch điện là nguyên
nhân của sự cố nghiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. Để
tránh tình trạng trên cần vận hành thiết bị điện theo đúng quy trình với sơ đồ
nối dây điện của các đường dây bao gồm tình trang thực tế của các thiết bị điện
và những điểm có nối đất . Các thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ
các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tác rồi báo cáo sau.
g. Để phòng ngừa, hạn chế tác hại do điện, cần áp dụng các biện pháp kỹ
thuật an toàn điện sau đây:
* Các biện pháp chủ động đề phòng xuất hiện tình trạng nguy hiểm có thể
gây tai nạn:
- Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện (TBĐ).
- Đảm bảo khỏang cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện.
- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.
- Sử dụng tín hiệu, biển báo, khóa liên động.
* Các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tai nạn điện khi xuất hiện tình
trạng nguy hiểm:
- Thực hiện nối không bảo vệ.
- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế
- Sử dụng máy cắt điện an toàn

- Sử dụng các phương tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ
Trang 5


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

h. Nghiêm cấm việc chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người chưa được
học tập, sát hạch quy trình và chưa hiểu rõ những việc sẽ phải thừa hành.
i. Những mệnh lệnh trái với quy trình này thì có quyền không chấp hành.
Người thực hiện phải đưa ra những lý do không chấp hành được với người ra lệnh,
đồng thời báo cáo với cấp trên.
j. Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có hiện tượng đe
dọa đến tính mạng con người và thiết bị, phải lập tức ngăn chặn, đồng thời báo cáo
với cấp trên.
k. Đơn vị trưởng, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra và đề ra
các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình. Cán bộ an toàn của đơn vị
có trách nhiệm và quyền kiểm tra, lập biên bản hoặc ghi phiếu thông báo an toàn để
nhắc nhở. Trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn thì
đình chỉ công việc cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn mới
được tiếp tục tiến hành công việc.
l. Dụng cụ an toàn cần dùng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà
nước ban hành.
• Các biện pháp kỹ thuật:
a. Biện pháp an toàn đối với điện thông thường:
a .1 . Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp:
Bảo vệ bằng điện áp thấp hoặc rất thấp:
- Theo tiêu chuẩn quốc tế IEC 449 thì dùng điện áp 25V~ hoặc 60 V.
- Theo tiêu chuẩn Việt nam thì dùng điện áp 12V ~ , 24V ~ hay 36V~ dùng
cho những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện, chiếu sáng trên máy công cụ và hàn hồ
quang trong thùng bể kim loại .

a.2. Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp:
- Bao bọc bằng cách điện các phần mang điện:
Các phần mang điện phải được bao bọc cách điện chắc chắn. Cách điện phải
phù hợp với cấp điện áp mà thiết bị sử dụng và có độ bền cao chống sự phá hoại của
các yếu tố điện cơ, khí hậu.
Hàng năm phải kiểm tra cách điện bằng Mêgômét, với chỉ tiêu tối thiểu 1kΩ
cho 1V điện áp, chú ý kiểm tra thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, bụi, nhiệt độ cao, hoá chất
ăn mòn, và thiết bị điện di động.
- Bảo vệ bằng che chắn:
Các bộ phận mang điện phải được bao che hoặc đặt trong vỏ cách điện hay
vỏ bằng kim loại. Các vỏ bảo vệ phải có mức bảo vệ IP2X ( khi có lỗ thông gió thì
đường kính lỗ không quá 8 mm ), chỉ mở được bằng chìa khoá hay dụng riêng.
- Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm với:
Khi đứng hay ngồi làm việc có tiếp xúc với điện trên 1 sàn thao tác cách điện
thì tay không thể với tới các bộ phận có khả năng dẫn điện khác. Khoảng cách bên
ngoài tầm với theo phương ngang là 1,25m và phương thẳng đứng là 2,5m.
- Bảo vệ bằng hành lang an toàn:
Áp dụng nghị định chính phủ số 106/2005 /NĐ-CP ngày 17/8/2005 về an
toàn công trình lưới điện cao áp quy định hành lang an toàn lưới điện theo phương
đứng.
- Bảo vệ dòng máy cắt dòng rò:
Khi bảo vệ bằng máy cắt dòng rò, máy sẽ tác động để bảo vệ khi dòng rò
chạy qua thiết bị được bảo vệ vượt quá giá trị chỉnh định, vừa bảo vệ thiết bị điện
Trang 6


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

vừa ngăn ngừa hoả hoạn do rò điện, hoặc khi người hoặc súc vật chạm vào vật
mang điện, có dòng truyền qua người vượt quá trị số chỉnh định.

Dòng chỉnh định thường là 30, 50, 100, 300, 500mA. Ngày nay bộ phận cắt
dòng rò thường được bố trí trong áp-tô-mát ngoài chức năng đóng cắt, chóng ngắn
mạch và chống quá tải, nay có thêm chức năng chóng dòng rò và gián tiếp ngăn
ngừa hoả hoạn.
- Bảo vệ bằng biện pháp cân bằng điện thế:
Cách ly người với đất và với vật dẫn điện kế khác loại trừ dòng khép mạch.
Thực tế vẫn có dòng điện chạm vào điện 1-1,5Ys.
a. 3. Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:
- Bảo vệ bằng tăng cường cách điện:
Dùng thiết bị điện bảo vệ bằng cách điện cấp II. Bằng biện pháp này, con
người không có khả năng tiếp xúc với các bọ phận kim loại, do đó cho dù thiết bị
điện bị chạm vỏ, con người cũng không bị nguy hiểm.
- Bảo vệ bằng biện pháp cách ly:
Bằng tổ hợp động cơ máy phát hay máy biến áp cách ly có thể tạo ra 1mạng
điện cách ly. Máy biến áp phải có 2 cuộn dây cách biệt, cách biệt của từng cuộn với
lõi thép phải đạt tối thiểu 7MΩ, tỷ số biến áp 1 : 1 để sử dụng ở các phòng sữa chữa
hoặc thí nghiệm. Mỗi biến áp cách ly cung cấp điện 1 pha cho 1 dụng cụ điện , có
thể ghép 3 máy biến áp để cung cấp điện 3 pha cho máy dung điện 3 pha.
- Bảo vệ bằng nối đất:
Những nơi có yêu cầu cao như mỏ, hầm lò, trên tàu thuyền, áp dụng mạng
điện 3 pha có trung tính cách ly.
Khi dùng mạng điện 3 pha trung tính cách ly, phải áp dụng thiết bị kiểm tra
cách điện làm biện pháp bảo vệ chính. Để nâng cao mức độ an toàn cho người, vỏ
thiết bị điện còn được nối đất bảo vệ.
Nối đất bảo vệ là tạo ra mạch rẽ để giảm điện áp chạm đặt lên người khi có
chạm vỏ, đồng thời còn tạo ra chạm đất khi có chạm vỏ để thiết bị kiểm tra cách
điện tác động kịp thời cắt nguồn điện dẫn với chỗ chạm vỏ.
- Bảo vệ nối dây trung tính:
Theo TCVN 4756-89 còn gọi là “nối không”
Đây là biện pháp thông dụng và rẽ tiền nhất .Theo TCVN 4756- 89 tất cả các

bộ phận kim loại không mang điện mà ngưòi có thể chạm tới của các thiết bị điện
được cấp điện từ mạng điện 3 pha 4 dây, có trung tính nối đất trực tiếp, đều phải
được nối với dây trung tính.
Khi vỏ của thiết bị điện đã được nối với dây trung tính, nếu có chạm vỏ sẽ
hình thành ngắn mạch 1 pha. Dòng điện ngắn mạch sẽ gây tác động ở thiết bị bảo vệ
và cắt dòng điện dẫn tới chỗ chạm vỏ.
Biện pháp bảo vệ này phải có 2 yêu cầu đồng thời là:
+ Điện trở mạch vòng pha – dây không phải đủ nhỏ;
+ Giá trị chỉnh định của bộ phận tác động phải đúng .
Dòng điện ngắn mạch phải lớn hơn 3 lần dòng điện danh định của dây chảy ở
cầu chảy gần nhất.
* Lưu ý khi sử dụng biện pháp nối đất, nối không:
1. Không được nối đất thiết bị điện khi dây trung tính nối đất:
Mạng điện 380/220V; điện trở nối đất Rnd=4Ω; R2=1Ω; R2= 4Ω, điện
trở người là 1000Ω.
Trang 7


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

Khi 1 pha chạm vỏ thì điện áp vỏ thì điện áp vỏ là:
Nếu người chạm vỏ máy thì chịu điện áp 176V
Nếu chạm dây không thì phải chịu điện áp 44voI.
Trong trường hợp này chỉ được dùng nối đất khi thoả mãn điều kiện cắt:

I nm =

U pha
R0 + Rd


> KI ddbv

Trong đó;
In là dòng điện ngắn mạch khi có chạm vỏ.
Ro và Rđ là điện trở nối đất của nguồn điện và của thiết bị điện.
Iddbv là dòng điện danh định của thiết bị bảo vệ (cầu chì hay aptomat)
K là bội số của dòng điện ngắn mạch ( thường là 3).
Biện pháp này có thể áp dụng khi công suất thiết bị nhỏ, nối đất dễ thực hiện
hay đã có sẵn nối đất tự nhiên ( khung sắt của đê, đập, trạm bơm, đường ống của
móng cột vv...).
2. Không nối không khi trung tính nguồn cách ly:
Khi pha A chạm đất thì Upha A = 220vol giảm xuống bằng 0.
UphaB,C=220vol- tăng lên 380 vol.
Uo = 0 vol tăng lên 220vol.
Như vậy điện áp ra vỏ máy là 220volI rất nguy hiểm.
b. An toàn chống sét:
Sét là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa các đám mây mang điện
trái dấu hoặc giữa những đám mây mang điện với đất. Điều kiện xuất hiện sét là sự
hình thành các đám mây dông có tích điện. Cường đô điện trường đạt 20-30Kv/cm.
Sự phân bố của sét phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và địa hình từng vùng. Nước ta
ở vùng nhiệt đới ấm có nhiều dông sét phân bố khắp cả nước.
Tác hại của sét rất lớn. Bao gồm tác hại do sét đánh trực tiếp, cảm ứng tĩnh
điện, cảm ứng điện từ và sét truyền từ đường dây hoặc ống kim loại dẫn váo công
trình.
- Chống sét đánh trực tiếp:
Phương pháp chống sét đơn giản và có hiệu quả nhất là dùng cột thu sét bằng
kim loại. Lợi dụng tính chất dễ phóng điện của mũi nhọn ở vị trí cao hơn để dẫn
dóng điện sét xuống đất, cột kim loại được đặt trên vị trí cao và được nối đất cẩn
thận. Sét sẽ đánh váo các cột kim loại này, làm cho những đối tượng có chiều cao
thấp hơn cột thu sét được bảo vệ khỏi sét đánh.

Phạm vi bảo vệ của cột thu sét giống như một cái ô, đỉnh ô là đỉnh cột thu
sét, tất cả các công trình nằm dưới ô đều được bảo vệ. Hiện nay người ta còn sử
dụng kim hình trụ, hình cầu để tang khả năng bảo vệ của cột thu lôi.
• Những điều kiện được công tác trong nghành điện:
- Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, thí nghiệm, sửa
chữa, xây dựng điện phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận về thể lực của cơ
quan y tế.
- Hàng năm các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công nhân:
+ 1 lần đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa.
+ 2 lần đối với cán bộ, công nhân làm thí nghiệm, công nhân chuyên môn
làm việc trên đường dây.
Trang 8


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

+ Đối với những người làm việc ở đường dây cao trên 50m, trước khi làm
việc phải khám lại sức khoẻ.
- Khi phát hiện thấy công nhân có bệnh thuộc loại thần kinh, tim, mạch, thấp
khớp, lao phổi, thì tổ chức phải điều động công tác thích hợp.
- Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để
có trình độ kỹ thuật cần thiết, sau đó phải được sát hạch vấn đáp trực tiếp, đạt yêu
cầu mới được giao nhiệm vụ.
- Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được kiểm tra kiến
thức về quy trình kỹ thuật an toàn mỗi năm 1 lần. Giám đốc uỷ nhiệm cho đơn vị
trưởng tổ chức việc huấn luyện và sát hạch trong đơn vị mình.
- Kết quả các lần sát hạch phải có hồ sơ đầy đủ để quyết định công nhận được
phép làm việc với thiết bị và có xếp bậc an toàn.
- Các trưởng, phó đội sản xuất, chi nhánh điện (hoặc các cấp tương đương), kỹ
thuật viên, hai năm được sát hạch kiến thức quy trình kỹ thuật an toàn một lần do

hội đồng kiểm tra kiến thức của xí nghiệp tổ chức và có xếp bậc an toàn (tiêu chuẩn
xếp bậc an toàn xem ở phần Phụ lục 4).
- Trong khi làm việc với đồng đội hoặc khi không làm nhiệm vụ, nếu thấy
người bị tai nạn điện giật thì bất cứ người nào cũng phải tìm biện pháp để cấp cứu
nạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục cứu chữa theo những phương pháp trình bày
ở Phụ lục 1 qui trình này.
• Xử lý khi vi phạm quy trình:
- Đối với người vi phạm quy trình, tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà thi hành các
biện pháp sau:
1. Cắt, giảm thưởng vận hành an toàn hàng tháng.
2. Phê bình, khiển trách (có văn bản).
3. Hạ tầng công tác, hạ bậc lương.
4. Không cho làm công tác về điện, chuyển công tác khác.
Những người bị phê bình, khiển trách (có văn bản), hạ tầng công tác đều
phải học tập và sát hạch lại đạt yêu cầu mới được tiếp tục làm việc.
2.1. KẾ HOẠCH:
a. Lập kế hoạch: Kế hoạch công tác phải được người sử dụng lao động lập
phù hợp với nội dung và trình tự công việc, có sự phối hợp của các bộ phận liên
quan (giữa đơn vị quản lý thiết bị, đơn vị vận hành, đơn vị sửa chữa, các đơn vị liên
quan khác…)
b. Đăng ký công tác: Trường hợp làm việc có liên quan với thiết bị có điện
mà phải thực hiện các biện pháp an toàn điện thì đơn vị công tác phải đăng ký
trước với đơn vị quản lý vận hành theo quy định.
c.
Hủy bỏ hoặc lùi công việc do thời tiết xấu:
Trường hợp mưa to, gió mạnh, sấm chớp, sét hoặc sương mù dày đặc,
các công việc tiến hành với các thiết bị ngoài trời có thể hủy bỏ hoặc lùi lại tuỳ
thuộc vào tình hình cụ thể.
Trường hợp trời mưa hoặc sương mù nước chảy thành dòng, cấm thực
hiện công việc ngoài trời có sử dụng trang bị cách điện.

2.2. LỆNH CÔNG TÁC, PHIẾU CÔNG TÁC:
a. Phiếu công tác:
Là giấy cho phép làm việc với thiết bị điện.
Trang 9


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

Khi làm việc theo Phiếu công tác, mỗi đơn vị công tác phải được cấp một
Phiếu công tác cho một công việc.
Người chỉ huy trực tiếp chỉ được phân công nhân viên vào làm việc sau
khi đã nhận được sự cho phép của người cho phép và đã kiểm tra, thực hiện các
biện pháp an toàn cần thiết.
Một số định nghĩa cơ bản:
1. Người lãnh đạo công việc: Là người chỉ đạo chung khi công việc do
nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
2. Người Chỉ huy trực tiếp: Là người có trách nhiệm phân công công việc,
chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suất quá trình thực hiện công
việc.
3. Người cho phép: Là người thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác
vào làm việc khi hiện trường công tác đã đảm bảo an toàn về điện. (Thường là nhân
viên vận hành. Là người chịu trách nhiệm các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an
toàn cho đơn vị công tác như: chuẩn bị chỗ làm việc, bàn giao nơi làm việc cho đơn
vị công tác, tiếp nhận nơi làm việc lúc công tác xong để khôi phục, đưa thiết bị vào
vận hành).
4. Người giám sát an toàn điện: Là người có kiến thức về an toàn điện được
chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
5. Đơn vị công tác: Là đơn vị thực hiện việc sửa chữa, thí nghiệm, Xây
lắp… thường là một tổ hoặc một nhóm công nhân, tối thiểu phải có hai người.
6. Đơn vị quản lý vận hành: Là đơn trực tiếp thực hiện công việc quản lý,

vận hành các thiết bị, đường dây dẫn điện.
7. Nhân viên đơn vị công tác: Là người của đơn vị công tác trực tiếp thực
hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
8. Người cảnh giới: là người được chỉ định và thực hiện việc theo dõi và
cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.
9. Công việc làm có cắt điện hoàn toàn: Là công việc làm ở thiết bị điện
ngoài trời hoặc trong nhà đã được cắt điện từ mọi phía (kể cả đầu vào của đường
dây trên không và đường cáp) mà các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phần
phân phối ngoài trời đang có điện đã khoá cửa. Nếu cần vẫn còn nguồn điện áp đến
1000 V để tiến hành công việc sửa chữa.
10. Công việc làm có cắt điện một phần: Là công việc làm ở thiết bị điện
ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị
điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc
phần phân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa.
11. Công việc làm không cắt điện ở gần và tại phần có điện: Là công việc
làm ngay trên phần có điện với các dụng cụ an toàn; Là công việc làm ở gần nơi có
điện mà phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức để đề phòng người và
phương tiện, dụng cụ làm việc đến gần phần có điện với khoảng cách an toàn cho
phép. Khi tổ chức công việc ngay trên phần có điện (sửa chữa nóng), các Công ty,
đơn vị phải có qui trình cụ thể cho các công việc đó.
12. Công việc làm ở xa nơi có điện: Là công việc không phải áp dụng các
biện pháp kỹ thuật và tổ chức (đặt rào chắn, giám sát thường xuyên) để đề phòng
người và phương tiện, dụng cụ làm việc vì sơ ý mà đến gần phần có điện với
khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép.
Trang 10


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

13. Làm việc có điện: là công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng

các trang bị, dụng cụ chuyên dùng.
14. Làm việc không có điện là công việc làm ở thiết bị điện đã được cắt điện
từ mọi phía.
15. Phương tiện bảo vệ cá nhân là trang bị mà nhân viên đơn vị công tác
phải sử dụng để phòng ngừa tai nạn cho chính mình.
16. Thiết bị và vật liệu điện là máy móc, công cụ, đồ dùng điện; vật liệu dẫn
điện, cách điện; các kết cấu hỗ trợ sử dụng trong hoạt động điện lực và sử dụng
điện.
17. Xe chuyên dùng là loại xe được trang bị phương tiện để sử dụng cho mục
đích riêng biệt.
18. Cắt điện là cách ly phần đang mang điện khỏi nguồn điện.
19. Thiết bị điện hạ áp là thiết bị mang điện có điện áp dưới 1000V.
20. Thiết bị điện cao áp là thiết bị mang điện có điện áp từ 1000V trở lên.
b. Lệnh công tác:
Lệnh công tác là lệnh miệng hoặc viết ra giấy, được truyền đạt trực tiếp hoặc
qua điện thoại. Người nhận lệnh phải ghi vào sổ nhật ký. Trong sổ nhật ký phải ghi
rõ: Người ra lệnh, nơi làm việc, thời gian bắt đầu, họ tên của người chỉ huy trực tiếp
công việc và các nhân viên của đơn vị công tác. Trong sổ cũng dành một mục để
ghi việc kết thúc công việc.
c. Công việc thực hiện theo Lệnh công tác, Phiếu Công tác:
Các công việc khi tiến hành trên thiết bị và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan
đến thiết bị và vật liệu đang mang điện được thực hiện theo các quy định sau đây:
1. Theo Lệnh công tác khi công việc không cần phải thực hiện các biện pháp
kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc, làm việc ở xa nơi có điện, hoặc xử lý sự cố thiết bị
do nhân viên vận hành thực hiện trong ca trực hoặc những người sửa chữa dưới sự
giám sát của nhân viên trực vận hành (không cần thực hiện thủ tục cho phép vào
làm việc).
2. Theo Phiếu công tác khi:
a) Làm việc không có điện;
b) Làm việc có điện;

c) Làm việc ở gần phần có điện.
d. Nội dung của Phiếu công tác.
Phiếu công tác phải có đầy đủ các thông tin cơ bản sau đây:
1. Họ và tên của người cấp Phiếu công tác.
2. Họ và tên người lãnh đạo công việc (nếu có).
3. Họ và tên người giám sát an toàn điện (nếu có).
4. Họ và tên người cho phép.
5. Họ và tên người chỉ huy trực tiếp.
6. Danh sách nhân viên đơn vị công tác.
7. Nội dung công việc.
8. Địa điểm làm việc.
9. Thời gian làm việc (giờ, ngày, tháng và năm).
10. Điều kiện tiến hành công việc (cắt điện hay không, làm việc ở gần nơi có
điện).
11. Phạm vi làm việc.
12. Biện pháp an toàn được thực hiện tại nơi làm việc.
Trang 11


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

13. Chỉ dẫn hoặc cảnh báo của người cho phép đối với đơn vị công tác.
14. Các hạng mục cần thiết khác (nếu có).
15. Kết thúc công tác. Mẫu Phiếu công tác tại Phụ lục.
e. Chế độ phiếu thao tác và cách thi hành:
- Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp từ 1000 V trở lên đều phải chấp
hành phiếu thao tác theo mẫu thống nhất trong qui trình. Phiếu phải do cán bộ
phương thức, trưởng ca, cán bộ kỹ thuật, trưởng kíp hoặc trực chính viết. Phải được
người duyệt phiếu kiểm tra, ký duyệt mới có hiệu lực để thực hiện.
- Người ra lệnh đóng, cắt điện phải kiểm tra lại lần cuối cùng trình tự thao

tác, sơ đồ lưới điện và ký vào phiếu thao tác trước khi ra lệnh, giao phiếu cho người
đi thao tác, dặn dò những điều cần thiết. Chỉ khi người thực hiện báo cáo đã thao
tác xong mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ.
- Mọi thao tác đóng, cắt điện ở hệ thống phân phối điện cao áp đều phải có
hai người thực hiện. Hai người này phải hiểu rõ sơ đồ lưới điện, một người trực tiếp
thao tác và một người giám sát. Người thao tác phải có trình độ an toàn từ bậc III,
người giám sát phải có trình độ an toàn từ bậc IV trở lên. Trong mọi trường hợp, cả
hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về việc thao tác của mình.
- Trong điều kiện vận hành bình thường, người thao tác và người giám sát
phải tuân theo những quy định sau:
1. Khi nhận được phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao
tác theo sơ đồ. Nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh. Nếu nhận lệnh bằng điện
thoại thì phải ghi đầy đủ lệnh đó vào nhật ký vận hành. Người nhận lệnh phải nhắc
lại từng động tác trong điện thoại rồi viết tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ
truyền lệnh vào sổ nhật ký.
2. Người thao tác và người giám sát sau khi xem xét không còn vấn đề thắc
mắc, cùng ký vào phiếu rồi đem phiếu đến địa điểm thao tác.
3. Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có ở đó)
và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời
kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn vấn đề gì trở ngại không, sau đó mới
được phép thao tác.
4. Người giám sát đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu.
Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát ra lệnh “đóng” hoặc “cắt”... người
thao tác mới được làm động tác. Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sát
đều phải đánh dấu vào mục tương ứng trong phiếu.
5. Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì phải
ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.
6. Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay phiếu thao tác và báo
cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theo
một phiếu mới.

- Khi có người bị tai nạn hoặc sự cố, xét thấy có thể gây ra hư hại thiết bị,
người công nhân vận hành được phép cắt các máy ngắt hoặc cầu dao cách ly không
cần phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp
trên và người phụ trách đơn vị biết nội dung những công việc đã làm và phải ghi
vào sổ vận hành.
- Trường hợp vị trí thao tác ở xa khu dân cư, không có phương tiện thông tin
liên lạc thì tạm thời cho phép đóng, cắt điện theo giờ đã hẹn trước nhưng phải so và
chỉnh lại giờ cho thống nhất, lấy đồng hồ của người ra lệnh làm chuẩn, có quy ước
Trang 12


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

thử đèn trước khi thao tác (thử cả 3 pha). Nếu vì lý do nào đó mà sai hẹn thì cấm
thao tác.
- Cấm đóng, cắt điện, thay cầu chì đối với thiết bị ngoài trời trong lúc có mưa
to nước chảy thành dòng trên thiết bị và dụng cụ an toàn hoặc đang có dông sét. Chỉ
cho phép cắt cầu dao cách ly ở các nhánh rẽ mà đường dây đã được cắt điện. Cho
phép thay cầu chì vào lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt cầu dao cách ly cả phía
điện áp thấp và cao.
- Để tránh trường hợp đóng điện nhầm vào thiết bị có người đang làm việc,
các bộ phận truyền động của cầu dao cách ly trong trạm phải khoá lại và treo biển
báo an toàn, chìa khoá do người cắt điện hoặc người trực ca vận hành giữ.
- Đóng và cắt máy ngắt, cầu dao cách ly truyền động bằng tay đều phải mang
găng tay cách điện, đi ủng hoặc đứng trên ghế cách điện. Cho phép tiến hành đóng,
cắt trên cột với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất đến người thao tác
không nhỏ hơn 3 m.
- Tất cả những phiếu thao tác khi thực hiện xong phải trả lại đơn vị quản lý
lưới điện (phòng điều độ hoặc chi nhánh) để lưu lại ít nhất 3 tháng, sau đó mới được
huỷ bỏ. Những phiếu thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn lao động phải được

lưu giữ vào hồ sơ sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
2.3. KHẲNG ĐỊNH AN TOÀN:
- Khẳng định các biện pháp an toàn trước khi tiến hành công việc:
Trước khi bắt đầu công việc, người chỉ huy trực tiếp phải khẳng định các biện
pháp kỹ thuật an toàn ở nơi làm việc đã được chuẩn bị đúng và đầy đủ.
- Kiểm tra dụng cụ: Trước khi làm việc, nhân viên đơn vị công tác phải
kiểm tra các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động và các dụng cụ, máy móc như
bút thử điện .v.v...
2.4. NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG CÔNG VIỆC:
a. Làm việc với tải trọng:
Khi nâng hoặc hạ một tải trọng, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Nhân viên đơn vị công tác không được đứng và làm bất cứ công việc gì
trong vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
2. Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng.
3. Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải được khoá để tránh rơi.
b. Vận chuyển vật nặng: Khi vận chuyển vật nặng, phải sử dụng các biện
pháp phù hợp bảo đảm an toàn.
c. Ngăn ngừa mất khả năng làm việc do công cụ gây rung: Công cụ khi
làm việc gây rung, như cưa xích, đầm… phải áp dụng các biện pháp an toàn phù
hợp.
d. Kiểm tra trước khi trèo lên giá đỡ:
1. Trước khi trèo lên giá đỡ, cột, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra sơ
bộ:
a) Tình trạng của bệ đỡ, giá đỡ, cột;
b) Ví trí của giá đỡ và đường trèo lên an toàn, kết cấu hoặc dây dẫn trên cột;
c) Xác định các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động cần thiết.
2. Trường hợp cần trèo lên cột có độ vững không đủ, phải có biện pháp thích
hợp để cột không bị đổ và gây tai nạn.
3. Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh dừng công việc nếu phát hiện thấy có
dấu hiệu đe doạ đến an toàn đối với người và thiết bị.

Trang 13


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

e. Kiểm tra cắt điện và rò điện: Khi trèo lên cột điện, nhân viên đơn vị công
tác phải kiểm tra việc không còn điện và rò điện bằng bút thử điện.
f. Sử dụng các thiết bị leo trèo:
Khi làm việc ở vị trí có độ cao hoặc độ sâu trên 1,5m so với mặt đất, nhân
viên đơn vị công tác phải dùng các phương tiện lên xuống phù hợp.
g. Ngăn ngừa bị ngã:
Khi làm việc trên cao, nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng dây đeo an
toàn. Dây đeo an toàn phải neo vào vị trí cố định, chắc chắn.
h. Ngăn ngừa vật liệu, dụng cụ rơi từ trên cao:
Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ ở trên cao và khi đưa vật liệu dụng cụ lên
hoặc xuống, người thực hiện phải có biện pháp thích hợp để không làm rơi vật liệu,
dụng cụ đó.
i. Làm việc tại cột:
1. Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm
nghiêng hoặc đổ cột.
2. Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp
phù hợp để không xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp
của đường dây.
j. Làm việc với dây dẫn:
Khi thực hiện việc kéo cáp hoặc dỡ cáp điện, phải thực hiện các yêu cầu sau
đây:
1. Kiểm tra tình trạng của cơ cấu hỗ trợ và cáp dẫn bảo đảm hoạt động bình
thường, các biện pháp ngăn ngừa đổ sập phải được áp dụng với cáp dẫn tạm .v.v…
2. Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng như đặt các tín hiệu
cảnh báo nguy hiểm, căng dây hoặc hàng rào giới hạn khu vực nguy hiểm .v.v... và

bố trí người cảnh giới khi thấy cần thiết.
k. Làm việc với thiết bị điện:
Khi nâng, hạ hoặc tháo dỡ thiết bị điện (như máy biến áp, thiết bị đóng
ngắt, sứ cách điện .v.v...) phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh rơi, va
chạm hoặc xẩy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn giữa thiết bị với dây dẫn
điện hoặc thiết bị điện khác.
l. Công việc đào móng cột và hào cáp:
1. Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp
để tránh lở đất.
2. Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa người
rơi xuống hố như đặt rào chắn, đèn báo và bố trí người cảnh giới khi cần thiết.
3. Trước khi đào hố đơn vị công tác phải xác định các công trình ngầm ở dưới
hoặc gần nơi đào và có biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng
các công trình này. Nếu phát hiện công trình ngầm ngoài dự kiến hoặc công trình
ngầm bị hư hỏng, đơn vị công tác phải dừng công việc và báo cáo với người có
trách nhiệm. Trường hợp các công trình ngầm bị hư hỏng gây tai nạn thì đơn vị
công tác phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn tiếp diễn và báo
ngay cho các tổ chức liên quan.
4. Khi đào đất, các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc .v.v… phải cách
đường cáp điện ít nhất 1,0m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải
cách đường cáp ít nhất 5,0m.
Trang 14


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

5. Khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì đầu tiên phải đào thử đường cáp
để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của nhân viên vận hành. Khi
đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40m không được dùng xà beng, cuốc mà phải
dùng xẻng để tiếp tục đào.

2.5. TẠM DỪNG CÔNG VIỆC:
a. Yêu cầu khi tạm dừng công việc:
Khi tạm dừng công việc, các biện pháp an toàn đã được áp dụng như nối đất di
động, rào chắn, tín hiệu cảnh báo phải giữ nguyên trong thời gian công việc bị gián
đoạn.
Nếu không có người nào ở lại tại vị trí công việc vào ban đêm, đơn vị công tác
phải có các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa khả năng gây tai nạn. Khi bắt đầu lại
công việc phải kiểm tra lại toàn bộ các biện pháp an toàn bảo đảm đúng và đủ trước
khi làm việc.
b. Xử lý khi phát hiện các bất thường của thiết bị:
1. Khi phát hiện thấy hư hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểm cho người,
nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm sau khi đã
áp dụng các biện pháp khẩn cấp để không gây nguy hiểm cho người.
2. Khi nhận được báo cáo về hư hỏng ở thiết bị có khả năng gây nguy hiểm
cho người, người sử dụng lao động phải áp dụng ngay các biện pháp thích hợp.
3. Nếu có nguy cơ xảy ra chập điện hay điện giật như trong trường hợp chạm
phải dây có điện, thì cắt điện ngay. Trong trường hợp không thể cắt điện, phải áp
dụng các biện pháp thích hợp như bố trí người gác để không xảy ra tai nạn cho
người.
c. Khi tai nạn đã xảy ra:
Nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố, người chỉ huy trực tiếp và nhân viên đơn vị
công tác phải ngừng ngay công việc và tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai hoạ khác và
không được đến gần với thiết bị hư hỏng nếu thấy có nguy hiểm.
2. Phải sơ cấp cứu người bị nạn và liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất.
3. Phải thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trường hợp tai nạn.
d. Sơ cấp cứu: Nhân viên đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp sơ cứu
sau cho nạn nhân:
1. Hô hấp nhân tạo, cầm máu .v.v...
2. Gọi cấp cứu (gọi bác sỹ, gọi xe cấp cứu .v.v...)

e. Dừng và tạm dừng công việc do thời tiết:
Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh cho nhân viên đơn vị công tác dừng hoặc
tạm dừng công việc nếu thấy cần thiết khi điều kiện thời tiết trở nên xấu.
2.6. KẾT THÚC CÔNG VIỆC:
a. Trước khi bàn giao:
Người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện theo trình tự:
1. Trực tiếp kiểm tra lại các công việc đã hoàn thành, việc thu dọn dụng cụ, vệ
sinh chỗ làm việc.
- Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc và người
lãnh đạo công việc phải xem xét lại. Sau khi rút hết người ra khỏi nơi làm việc, tháo
hết tiếp đất và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm mới được khoá
phiếu công tác.
Trang 15


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

- Nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy có thiếu sót cần chữa
lại ngay thì người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy định “Thủ tục cho
phép vào làm việc” như đối với một công việc mới. Việc làm bổ sung này không
cần phát thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu công tác thời gian bắt
đầu, kết thúc việc làm thêm.
2. Ra lệnh cho nhân viên đơn vị công tác rút khỏi vị trí công tác, trừ người
thực hiện việc dỡ bỏ các biện pháp an toàn.
3. Ra lệnh tháo dỡ các biện pháp an toàn do đơn vị công tác đã thực hiện trước
khi làm việc.
4. Kiểm tra số lượng người, dụng cụ, vật liệu, trang thiết bị an toàn bảo đảm
đã đầy đủ.
5. Cấm nhân viên đơn vị công tác quay lại vị trí làm việc.
b. Bàn giao nơi làm việc:

Sau khi đã thực hiện các bước trước khi bàn giao, người chỉ huy trực tiếp ghi
và ký vào mục kết thúc công việc của Phiếu công tác và bàn giao nơi làm việc cho
người cho phép.
I.3. QUY PHẠM VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP:
I. TỔ CHỨC VẬN HÀNH:
I.1. NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
- Nhiệm vụ cơ bản của cán bộ, nhân viên các nhà máy điện, Sở điện lực, Sở
truyền tải, các xí nghiệp sửa chữa các thiết bị năng lượng và các Công ty điện lực
là:
1. Đảm bảo cung cấp năng lượng liên tục cho khách hàng, thiết bị vận hành tin
cậy các công trình nhà cửa và phương tiện giao thông liên lạc ở tình trạng tốt nhất.
2. Duy trì chất lượng định mức của năng lượng sản xuất ra : tần số và điện áp
của dòng điện, áp suất và nhiệt độ của hơi.
3. Hoàn thành biểu đồ điều độ: Phụ tải điện của từng nhà máy và của hệ thống
năng lượng nói chung: truyền tải và phân phối năng lượng cho khách hàng và các
trào lưu điện năng giữa các hệ thống năng lượng.
4. Đảm bảo hệ thống năng lượng vận hành kinh tế nhất (bằng cách sử dụng
hợp lý nhiên liệu và các nguồn thuỷ năng) và đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất,
truyền tải và phân phối năng lượng.
5. Bảo vệ con người, môi trường xung quanh và tránh khỏi ô nhiễm do sản
xuất năng lượng gây nên.
- Mỗi cán bộ nhân viên ngành điện phải hiểu biết sâu đặc điểm của sản xuất
năng lượng và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân và đời sống của nhân dân,
phải nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, quy trình công nghệ
thực hiện quy phạm kỹ thuật vận hành các nhà máy điện và lưới điện này, quy phạm
về kỹ thuật an toàn, các quy định của ngành, các chỉ thị của các cấp lãnh đạo, các
nội quy xí nghiệp.
- Các công ty Điện lực và Xí nghiệp năng lượng phải đảm bảo:
- Soạn thảo và thực hiện các biện pháp nhằm tiếp tục phát triển hệ thống
năng lượng để thoả mãn nhu cầu năng lượng của nền kinh tế quốc dân, đời sống của

nhân dân với phương phát triển năng lượng đi trước một bước.
1. Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất, truyền tải và phân phối điện
năng, nâng cao tính sẵn sàng của thiết bị.
Trang 16


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

2. Ứng dụng và nắm vững kỹ thuật mới, tổ chức sản xuất và lao động khoa
học.
3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên, phổ biến những phương
pháp sản suất tiên tiến và kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, phát huy những sáng kiến
và sáng chế, tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa, phổ biến các hình thức và phương
pháp thi đua tiên tiến.
- Hệ thống năng lượng gồm các nhà máy điện, các lưới điện liên hệ chặt chẽ
với nhau trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, một cách liên
tục dưới sự chỉ huy thống nhất về chế độ vận hành.
1. Hệ thống năng lượng liên kết bao gồm một vài hệ thống năng lượng được
nối nhau về chế độ vận hành chung và đặt dưới sự chỉ huy điều độ chung
2. Hệ thống năng lượng thống nhất gồm các hệ thống năng lượng liên kết
nhau bằng những đường liên lạc giữa các hệ thống, bao quát phần lớn lãnh thổ cả
nước có chung chế đô vận hành và trung tâm chỉ huy điều độ.
- Công ty điện lực lãnh đạo về mặt quản trị kinh doanh và chỉ đạo kỹ thuật
các hệ thống năng lượng:
Ngoài các nhà máy điện, các Sở điện lực, các Sở truyền tải trong cơ cấu tổ
chức của hệ thống năng lượng có thể có các xí nghiệp sửa chữa, hiệu chỉnh, các
trung tâm thí nghiệm, bộ phận kinh doanh bán điện, các phòng thiết kế, các xí
nghiệp và tổ chức khác .
- Ngoài việc lãnh đạo trực tiếp các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc, các Công ty
Điện lực còn phải thực hiện:

1. Chỉ huy điều độ các nhà máy điện và các trạm chuyển tiếp không trực thuộc
về mặt hành chính với Công ty nhưng có liên quan đến hệ thống năng lượng.
2. Giám sát việc sử dụng hợp lý điện năng, việc sử dụng thiết bị điện của các
hộ tiêu thụ phù hợp với “Quy phạm thiết trí thiết bị điện “
3. Giám sát kỹ thuật khâu vận hành các nhà máy điện, lưới điện.
- Ở các Công ty Điện lực, các nhà máy điện, các Sở điện lực và các sở
Truyền tải phải quy định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng và các mối quan hệ giữa các
phòng, ban, phân xưởng sản xuất và các đơn vị khác theo các sơ tổ chức và quy chế
mẫu được phê duyệt theo các thể thức đã quy định.
- Ở mỗi nhà máy điện, Sở điện lực và Sở truyền tải cần phải tiến hành phân
chia ranh giới trách nhiệm đối với toàn bộ thiết bị đã lắp đặt, nhà cửa công trình và
đường xá giữa các phân xưởng sản xuất, các chi nhánh, các chi đội và các phòng thí
nghiệm, trách nhiệm giữa các tổ đội và các bộ nhân viên.
Việc phân định trách nhiệm trong quản lý thiết bị, nhà cửa công trình và
đường xá có nêu rõ chức năng của các phân xưởng, phòng thí nghiệm và các đội do
Giám đốc xí nghiệp năng lượng phê duyệt.
- Ranh giới quản lý của các sở điện lực và các chi nhánh được quy định xuất
phát từ khối lượng các lưới điện (chiều dài ĐDK, cáp lực, số lượng các trạm ) các
điều kiện vận hành đồng thời có xem xét lãnh thổ - hành chính. Các Sở điện lực, Sở
Truyền tải chịu trách nhiệm quản lý các đường dây tải, các trạm biến áp có các cấp
điện áp theo quy định của bộ.
- Phương thức bảo dưỡng và sửa chữa ở các Sở và các chi nhánh do các
Công ty quy định phù hợp với các thực tế của các cơ sở

Trang 17


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

PHẦN II

AN TOÀN KHI LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
II.1. Làm việc khi đã cắt điện:
1. Công việc làm có cắt điện hoàn toàn: Là công việc làm ở thiết bị điện
ngoài trời hoặc trong nhà đã được cắt điện từ mọi phía (kể cả đầu vào của đường
dây trên không và đường cáp) mà các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phần
phân phối ngoài trời đang có điện đã khoá cửa. Nếu cần vẫn còn nguồn điện áp đến
1000 V để tiến hành công việc sửa chữa.
2. Công việc làm có cắt điện một phần: Là công việc làm ở thiết bị điện
ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị
điện được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc
phần phân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa.
a. Trình tự thực hiện công việc:
Khi thực hiện công việc tại nơi đã được cắt điện, đơn vị công tác phải thực
hiện trình tự sau:
1. Kiểm tra, xác định nơi làm việc đã hết điện.
2. Đặt nối đất di động sao cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng
bảo vệ của nối đất.
3. Phải đặt nối đất di động trên phần thiết bị đã cắt điện về mọi phía có thể đưa
điện đến nơi làm việc.
b. Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động:
1. Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của
người chỉ huy trực tiếp.
2. Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp
đến nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập.
3. Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của
đơn vị công tác chỉ được thực hiện theo lệnh của người chỉ huy trực tiếp và phải
được thực hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó
4. Khi đặt và tháo nối đất di động nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và
găng cách điện.
5. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu

được tác dụng điện động và nhiệt học
6. Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trước, đầu nối với vật dẫn
điện sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngược lại.
c. Cho phép bắt đầu công việc: Người chỉ huy trực tiếp chỉ được cho đơn vị
công tác vào làm việc khi các biện pháp an toàn đã được thực hiện đầy đủ.
d. Đánh số thiết bị: Nếu như có nhiều máy cắt, dao cách ly, đầu cáp… thì sự
phân biệt của chúng bằng tên của lộ đường dây, số hiệu máy cắt và số hiệu thiết bị
phải được chỉ dẫn rõ ràng để ngăn ngừa việc thao tác sai.
e. Đóng, cắt thiết bị:
1. Việc đóng, cắt các đường dây, thiết bị điện phải sử dụng máy cắt hoặc cầu
dao phụ tải có khả năng đóng cắt thích hợp.
2. Cấm sử dụng dao cách ly để đóng, cắt dòng điện phụ tải.
3. Khi thao tác dao cách ly phải khẳng định chắc chắn đường dây đã hết tải.
f. Mạch liên động:
Sau khi thực hiện cắt các thiết bị đóng cắt, người thao tác phải:
Trang 18


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

1. Khoá bộ truyền động và mạch điều khiển, mạch liên động của thiết bị đóng
cắt.
2.Treo biển báo an toàn.
3. Bố trí người cảnh giới, nếu cần thiết.
g. Phóng điện tích dư:
1. Đơn vị công tác phải thực hiện việc phóng điện tích dư và đặt nối đất lưu
động trước khi làm việc.
2. Khi phóng điện tích dư, phải tiến hành ở trạng thái như đang vận hành và sử
dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động.
h. Kiểm tra điện áp:

1. Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm
việc đã hết điện.
2. Khi làm việc trên đường dây đã được cắt điện nhưng đi chung cột với
đường dây đang mang điện khác, đơn vị công tác phải kiểm tra rò điện trước khi
tiến hành công việc.
3. Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với
mạch điện cao áp phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi
phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người chỉ
huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp đối phó, các chỉ dẫn
thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc và
không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp đối phó được thực hiện.
- Sau khi cắt điện, nhân viên thao tác phải tiến hành xác minh không còn điện
ở các thiết bị đã được cắt điện.
- Kiểm tra còn điện hay không phải dùng bút thử điện phù hợp với điện áp
cần thử, phải thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị.
- Không được căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác minh thiết bị còn
điện hay không, nhưng nếu đồng hồ, rơ le v.v... báo tín hiệu có điện thì coi như thiết
bị vẫn còn điện.
- Khi thử phải kiểm tra trước bút thử điện ở nơi có điện rồi mới thử ở nơi cần
bàn giao, nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở nơi khác trước
lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi chuyên chở.
- Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây xem
còn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác.
i. Chống điện áp ngược:
1. Phải đặt nối đất di động để chống điện áp ngược đến nơi làm việc từ phía
thứ cấp của máy biến áp hoặc các nguồn điện hạ áp khác.
2. Khi cắt điện đường dây có điện áp đến 1000V, phải có biện pháp chống
điện cấp ngược lên đường dây từ các máy phát điện độc lập của khách hàng.
3. Khi tháo nối đất di động, tháo dây nối với dây pha trước sau đó mới tháo
dây nối với dây trung tính.

j. Bàn giao nơi làm việc cho đơn vị quản lý vận hành:
Đơn vị công tác chỉ được bàn giao hiện trường công tác cho đơn vị quản lý
thiết bị, quản lý vận hành khi công việc đã kết thúc và nối đất di động do đơn vị
công tác đặt đã được tháo dỡ.
II.2. Đảm bảo an toàn khi làm việc với đường dây có điện:
1. Công việc làm có cắt điện một phần: Là công việc làm ở thiết bị điện ngoài
trời hoặc trong nhà chỉ có một phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết bị điện
Trang 19


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phần
phân phối ngoài trời có điện vẫn mở cửa.
2. Công việc làm không cắt điện ở gần và tại phần có điện: Là công việc làm
ngay trên phần có điện với các dụng cụ an toàn; Là công việc làm ở gần nơi có điện
mà phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức để đề phòng người và phương
tiện, dụng cụ làm việc đến gần phần có điện với khoảng cách an toàn cho phép. Khi
tổ chức công việc ngay trên phần có điện (sửa chữa nóng), các Công ty, đơn vị phải
có qui trình cụ thể cho các công việc đó.
a. An toàn khi làm việc:
1. Khi làm việc với đường dây đang có điện, phải sử dụng trang thiết bị bảo vệ
thích hợp.
2. Phải kiểm tra rò điện các kết cấu kim loại có liên quan đến đường dây đang
mang điện.
3. Khi làm việc trên hoặc gần đường dây đang mang điện, nhân viên đơn vị
công tác không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
4. Khi làm việc có điện, tại vị trí làm việc nhân viên đơn vị công tác phải nhìn
rõ phần mang điện gần nhất.
b. Điều kiện khi làm việc có điện:

1. Danh sách các thiết bị được phép không cắt điện trong khi làm việc và
những công việc làm việc có điện phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện
phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
c. Các biện pháp với công việc có điện áp dưới 1000V
1. Nếu có nguy cơ bị điện giật đối với nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng lao
động phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác thực hiện một trong các biện pháp sau đây:
a) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác sử dụng trang thiết bị bảo vệ thích hợp;
b) Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần tích điện của thiết bị
điện bằng các thiết bị bảo vệ để loại bỏ nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và thiết bị bảo vệ
khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.
d. Các biện pháp với công việc có điện áp từ 1000V trở lên:
1. Khi làm việc với mạch điện có điện áp từ 1000V trở lên như kiểm tra, sửa
chữa và vệ sinh phần đang mang điện hoặc sứ cách điện mà có nguy cơ bị điện giật
cho nhân viên đơn vị công tác, người sử dụng lao động phải yêu cầu nhân viên đơn
vị công tác sử dụng các trang bị, dụng cụ cho làm việc có điện, trong trường hợp
này khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với thân thể của nhân viên đơn vị công tác
phải bảo đảm tương ứng theo cấp điện áp công tác của mạch điện quy định ở bảng
sau:
Cấp điện áp đường dây (kV)
Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m)
Đến 35
0,6
Trên 35 đến 110
1,0
220
2,0
500
4,0

2. Nhân viên đơn vị công tác không được thực hiện công việc có điện một
mình. Trong trường hợp khẩn cấp, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với
người có trách nhiệm và chờ lệnh của người chỉ huy trực tiếp.
Trang 20


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

3. Khi chuyển các dụng cụ hoặc chi tiết bằng kim loại lên cột phải bảo đảm cho
chúng không đến gần dây dẫn với khoảng quy định ở khoản 1 Điều này.
e. Sử dụng tấm che:
Trên đường dây điện áp đến 35kV, khi khoảng cách giữa dây dẫn và tâm cột
gỗ hoặc thân cột sắt, cột bê tông nhỏ hơn 1,5m nhưng không dưới 1m, cho phép tiến
hành các công việc ở trên thân cột nhưng phải dùng các tấm che bằng vật liệu cách
điện để đề phòng người tiếp xúc với dây dẫn hoặc sứ.
f. Gia cố trước khi làm việc có điện:
Việc sửa chữa đường dây không cắt điện chỉ được phép tiến hành khi hoàn
toàn tin tưởng là dây dẫn và cột điện bền chắc. Nếu các chi tiết kết cấu cột không đủ
sức bền thì trước khi thay chúng phải gia cố cột cho chắc chắn.
g. Thay sứ:
Khi thay sứ chuỗi ở đường dây điện áp từ 110kV trở lên, cho phép chạm vào
bát thứ nhất và thứ hai kể từ xà còn ở đường dây 35kV thì chỉ cho phép chạm vào
đầu bát thứ nhất khi chuỗi sứ có hai bát và cho phép chạm vào bát thứ nhất và đầu
bát thứ hai khi chuỗi sứ có ba hoặc bốn bát.
h. Vệ sinh cách điện:
Vệ sinh cách điện phải có ít nhất hai người thực hiện và phải sử dụng các dụng
cụ, trang thiết bị an toàn phù hợp
i. Làm việc đẳng thế:
1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào
đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn. Khi tháo lắp

các chi tiết có điện áp khác nhau của pha được sửa chữa phải mang găng cách điện.
2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho
nhau bất cứ vật gì.
3. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với
dây dẫn. Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi
nhân viên đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong
bảng và sau khi đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.
Cấp điện áp (kV)

Khoảng cách nhỏ nhất (m)

Đến 110

0,5

220

1,0

500

2,5

II.3. Đảm bảo an toàn khi làm việc gần đường dây mang điện:
Công việc làm không cắt điện ở gần và tại phần có điện: Là công việc làm
ngay trên phần có điện với các dụng cụ an toàn; Là công việc làm ở gần nơi có điện
mà phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật hoặc tổ chức để đề phòng người và phương
tiện, dụng cụ làm việc đến gần phần có điện với khoảng cách an toàn cho phép. Khi
tổ chức công việc ngay trên phần có điện (sửa chữa nóng), các Công ty, đơn vị phải
có qui trình cụ thể cho các công việc đó.

a. Làm việc gần đường dây có điện áp từ 1000V trở lên:
1. Nhân viên đơn vị công tác phải được trang bị và sử dụng các trang bị an toàn
bảo hộ lao động phù hợp.
Trang 21


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

2. Nhân viên đơn vị công tác phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường
dây mang điện. Khoảng cách an toàn theo cấp điện áp được quy định như sau:
Điện áp đường dây (kV)
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 35
0,6
Trên 35 đến 66
0,8
Trên 66 đến 110
1,0
Trên 110 đến 220
2,0
Trên 220 đến 500
4,0
3. Nếu không thể bảo đảm khoảng cách nhỏ nhất cho phép được quy định ở
khoản 2 Điều này người sử dụng lao động không được cho nhân viên đơn vị công
tác làm việc ở gần đường dây mang điện. Trong trường hợp như vậy, phải cắt điện
mới được thực hiện công việc.
b. Làm việc gần đường dây có điện áp dưới 1000V:
1. Nếu có nguy cơ điện giật cho nhân viên làm việc ở khoảng cách gần với
đường dây đang mang điện với điện áp dưới 1000V, người chỉ huy trực tiếp phải
yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần có điện của thiết bị điện bằng

các thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.
2. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và dụng cụ bảo vệ
thích hợp khi thực hiện che phần mang điện.
c. Thay dây, căng dây:
1. Đối với các công việc khi thực hiện có thể làm rơi hoặc làm chùng dây dẫn
(ví dụ việc tháo hoặc nối dây ở đầu chuỗi sứ) trong khoảng cột giao chéo với các
đường dây khác có điện áp trên 1000V thì chỉ cho phép không cắt điện các đường
dây này nếu dây dẫn của đường dây cần sửa chữa nằm dưới các đường dây đang có
điện.
2. Khi thay dây dẫn ở chỗ giao chéo, đơn vị công tác phải có biện pháp để dây
dẫn cần thay không văng lên đường dây đang có điện đi ở bên trên.
d. Làm việc với dây chống sét:
Khi làm việc với dây chống sét ở trên cột nằm trong vùng ảnh hưởng của các
đường dây có điện phải đặt đoạn dây nối tắt giữa dây chống sét với thân cột sắt
hoặc với dây xuống đất của cột bê tông, cột gỗ ở ngay cột định tiến hành công việc
để khử điện áp cảm ứng. Khi làm việc với dây dẫn, để chống điện cảm ứng gây
nguy hiểm cho nhân viên đơn vị công tác phải đặt nối đất di động dây dẫn với xà
của cột sắt hoặc dây nối đất của cột gỗ, cột bê tông tại nơi làm việc.
e. Sử dụng dây cáp thép:
1. Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kéo) và dây
chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện được quy định như sau:
Điện áp làm việc (kV)
Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)
Đến 35

2,5

Trên 35 đến 110

3,0


Trên 110 đến 220

4,0

Trên 220 đến 500
6,0
2. Nếu dây chằng có thể dịch lại gần dây dẫn đang có điện ở khoảng cách nhỏ
hơn khoảng cách được quy định tại khoản 1 Điều này thì phải dùng dây néo để kéo
Trang 22


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

dây chằng đủ cách xa dây dẫn. Dây cáp thép (cáp kéo) phải bố trí sao cho khi bị đứt
cũng không thể văng về phía dây dẫn đang có điện.
f. Làm việc trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây
đang mang điện:
1. Những công việc có trèo lên cột trên một mạch đã cắt điện của đường dây
hai mạch khi mạch kia vẫn có điện chỉ được phép tiến hành với điều kiện khoảng
cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn khoảng cách được quy
định như sau:
Điện áp làm việc (kV)
Khoảng cách không nhỏ hơn (m)
Đến 35

3,0

66


3,5

110

4,0

220
6,0
2. Đối với đường dây 35kV khi khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai
mạch nhỏ hơn 3,0m nhưng không nhỏ hơn 2,0m, cho phép tiến hành công việc có trèo
lên cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện (trừ việc kéo dây chống sét)
nhưng phải dùng các tấm ngăn cách điện giữa hai mạch.
3. Cấm làm việc trên dây dẫn hai mạch khi một mạch vẫn còn điện trong lúc
có gió to có thể làm đung đưa dây buộc giữ, dây cáp và gây khó khăn cho công việc
của người làm việc ở trên cột.
II.4. Các biện pháp an toàn khi làm việc tại vị trí nguy hiểm do thiếu ôxy:
a. Chuẩn bị trước khi tiến hành công việc:
1. Lắp đặt hàng rào bảo vệ:
Các biện pháp thích hợp như là đặt hàng rào bảo vệ phải được thực hiện để
ngăn ngừa người không có phận sự đi vào nơi làm việc. Biển báo nguy hiểm phải
được đặt tại nơi dễ quan sát.
2. Bố trí dụng cụ cứu hộ:
Đơn vị công tác phải có các dụng cụ cứu hộ như là thiết bị hô hấp tự nén khí
và mặt nạ bảo vệ nối với ống phun. Nhân viên phải đặt các dụng cụ cứu hộ tại nơi
thuận tiện cho việc sử dụng khẩn cấp khi cần thiết. Số lượng thiết bị hô hấp tự nén
khí phải nhiều hơn số lượng thành viên của đơn vị công tác.
3. Đo nồng độ Oxy và khí độc hại:
a) Công nhân phải đo nồng độ khí Oxy và khí độc hại để đảm bảo rằng nồng
độ phải nằm trong giới hạn cho phép được qui định trong bảng sau, kết quả đo phải
được ghi lại;

Loại khí
Nồng độ yêu cầu để đảm bảo an toàn
Oxy
Cacbon monoxyt
Khí dễ cháy

Lớn hơn hoặc bằng 18%
Nhỏ hơn hoặc bằng 0,005% (50ppm)
Nhỏ hơn 30% giới hạn dưới gây nổ

Hydrô Sunfua
Nhỏ hơn hoặc bằng 10ppm
b) Khi nhân viên đơn vị công tác phát hiện thấy nồng độ khí dễ cháy không
nằm trong giới hạn cho phép được quy định tại điểm a khoản này, người chỉ huy
trực tiếp phải ra lệnh cho công nhân rời khỏi nơi làm việc đến nơi an toàn, không sử
Trang 23


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

dụng lửa hoặc các sản phẩm có thể gây cháy và áp dụng ngay lập tức các biện pháp
thích hợp như là thông gió nơi làm việc;
c) Khi nồng độ khí Oxy và khí Hydro sunfua không nằm trong giới hạn cho
phép quy định tại điểm a khoản này, nhân viên phải thông gió nơi làm việc để cho
nồng độ khí Oxy đạt được giá trị lớn hơn hoặc bằng 18% và nồng độ khí Hydro
sunfua nhỏ hơn hoặc bằng 10ppm.
4. Sử dụng thông gió:
Không được sử dụng khí Oxy nguyên chất để thông gió.
b. Biện pháp khi tiến hành công việc:
1. Thông gió:Nơi làm việc phải được thông gió đầy đủ và liên tục bằng các

thiết bị thông gió để cho nồng độ của khí Oxy có thể giữ ổn định trong giới hạn cho
phép trong suốt quá trình tiến hành công việc.
2. Sử dụng các sản phẩm có thể gây cháy:Việc sử dụng lửa và các sản phẩm
có thể gây cháy phải bị ngăm cấm, trừ trường hợp cần thiết cho công việc. Khi cần
phải dùng lửa và các sản phẩm có thể gây cháy trong công việc, nhân viên đơn vị
công tác phải sử dụng tối đa trên mặt đất.
3. Bố trí người cảnh giới:Người chỉ huy trực tiếp phải bố trí người cảnh giới
trong suốt quá trình tiến hành công việc để liên lạc với nhân viên đơn vị công tác
đang làm việc bên trong như trong hầm, hố.
c. Biện pháp khi xảy ra tai nạn:
1. Sơ tán:
Khi nhân viên đơn vị công tác nhận thấy nguy cơ dẫn đến tai nạn như là cháy
nổ hay thiếu khí Oxy tại nơi làm việc, cần phải báo ngay cho người chỉ huy trực
tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đánh giá tình hình và nếu cần thiết, ra lệnh cho
nhân viên đơn vị công tác dừng công việc và sơ tán khỏi nơi làm việc đến địa điểm
an toàn. Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa
nguy cơ xảy ra tai nạn.
2. Kiểm tra y tế và điều trị:
Người sử dụng lao động phải xem xét tình trạng sức khoẻ của công nhân bị
ảnh hưởng do thiếu oxy, nhiễm khí độc để tiến hành kiểm tra y tế và có bác sỹ điều
trị thích hợp.
II.5. Xe chuyên dụng:
1. Vận hành:
- Chỉ những người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên
quan theo quy định của pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
- Người vận hành phải kiểm tra xe chuyên dùng trước khi xuất phát.
2. Quy định vận tốc di chuyển:
Khi di chuyển trong khu vực trạm điện, vận tốc di chuyển của các loại xe
không được quá 5km/giờ.
3. Khoảng cách tối thiểu:

Khi di chuyển trong khu vực trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận
nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn quy định ở bảng sau:
Điện áp (kV)
Khoảng cách (m)
Đến 35
1,0
Trên 35 đến 110
1,5
220
2,5
500
4,5
Trang 24


Quy trình kỹ thuật an toàn điện

4. Nối đất xe:
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc không cắt điện ở gần nơi có điện, bệ
xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
5. Xử lý sự cố xe:
- Khi có hiện tượng phóng điện vào xe, cấm người chạm vào xe, rời khỏi xe
hoặc bước lên xe trước khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
- Nếu xe bị cháy khi chưa kịp cắt điện, người lái xe phải nhảy ra khỏi xe. Khi
nhảy phải nhảy cả hai chân và đứng yên tại chỗ, nếu cần chạy ra xa phải nhảy cả
hai chân một lúc.
6. Kiểm tra định kỳ: Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ.
7. Cấm vận hành: Cấm vận hành xe cần cẩu, xe thang và xe nâng... trong
trường hợp có gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
8. Lập phương án vận hành:

- Khi sử dụng xe chuyên dùng, người sử dụng lao động phải lập quy trình
vận hành phù hợp với không gian và mặt bằng nơi diễn ra công việc, chủng loại và
khả năng của xe, loại và hình dáng của hàng hoá được chuyên chở và phải có đủ
nhân viên vận hành theo đúng kế hoạch đã được lập ra.
- Phương án vận hành phải mô tả chi tiết lộ trình vận hành và phương pháp
vận hành của xe chuyên dùng liên quan.
- Người sử dụng lao động phải phổ biến phương án vận hành xe chuyên dùng
cho các nhân viên đơn vị công tác có liên quan.
9. Ngăn ngừa đổ xe:
- Khi có nhân viên vận hành làm việc với xe chuyên dùng, người chỉ huy
trực tiếp phải thực hiện các biện pháp an toàn như đảm bảo độ rộng cần thiết cho lộ
trình của xe, tránh làm cho đất gồ ghề, thực hiện các biện pháp tránh làm phá hỏng
đường .v.v... để tránh nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với nhân viên đơn vị công tác do
đổ xe .v.v....
- Khi vận hành xe bên vệ đường, địa hình nghiêng dốc .v.v… nếu thấy có
nguy cơ nhân viên đơn vị công tác có thể gặp rủi ro do đổ xe, người chỉ huy trực
tiếp phải bố trí một hoặc một số người dẫn đường, chỉ dẫn cho xe.
- Người lái xe nêu trên phải tuân theo chỉ dẫn của người dẫn đường.
10. Ngăn ngừa va chạm:
Khi làm việc có sử dụng xe chuyên dùng, người chỉ huy trực tiếp không được
phép cho nhân viên đơn vị công tác đi vào vùng nguy hiểm của xe chuyên dùng.
11. Cầu trục:
Việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định cầu trục phải thực hiện theo
quy định về thiết bị nâng hiện hành.
12. Dây đeo an toàn:
Khi làm việc trên cao bằng xe chuyên dùng, người chỉ huy trực tiếp phải lệnh
cho nhân viên đơn vị công tác phải đứng đúng nơi quy định và đeo dây an toàn.
II.6. TRẠM THỬ NGHIỆM VÀ PHÒNG THÍ NGHIỆM:
1. Rào chắn, khoảng cách an toàn và nối đất:
- Nơi có điện áp từ 1000V trở lên trong trạm thử nghiệm hoặc phòng thí

nghiệm phải được cách ly bằng rào chắn.
- Khoảng cách từ phần dẫn điện của thiết bị thử nghiệm đến rào chắn cố định
có nối đất không được nhỏ hơn khoảng cách được quy định dưới đây:
a) Đối với điện áp xung (trị số biên độ)
Trang 25


×