Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: Phương pháp dạy kĩ năng Nói trong Tiếng Anh cho
học sinh tiểu học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh- học sinh Tiểu học
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2013 đến năm 2015
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Hồng
Năm sinh: 1980
Nơi thường trú: Yên Cường- ý Yên- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Yên Cường A
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Yên Cường A- ý Yên- Nam Định
Điện thoại: 01692555230
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Yên Cường A
Địa chỉ: Trường Tiểu học Yên Cường A- Yên Cường - ý YênNam Định
Điện thoại: 03503603054
Phương pháp dạy kĩ năng nói trong tiếng anh
cho học sinh tiểu học
1
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Ngày nay tiếng Anh đã và đang trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất
trên thế giới, nó là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng trong mọi
lĩnh vực của đời sống quốc tế: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, giáo
dục,…. Có thể nói chúng ta đang sống trong một thời đại mà ở đó sự
hội nhập, giao lưu giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu là xu
thế chung- xu thế tất yếu. Để có thể hội nhập và phát triển cùng nhân
loại thì việc hiểu, nắm vững và sử dụng tiếng Anh là điều hết sức quan
trọng và cần thiết.
Trong tiếng Anh, việc học nội dung kiến thức ngôn ngữ và việc rèn
các kĩ năng ngôn ngữ cơ bản cho học sinh luôn gắn liền với nhau.Qua
việc tiếp nhận nội dung kiến thức để rèn kĩ năng và thông qua việc rèn
kĩ năng để thực hành, sử dụng các nội dung kiến thức ngôn ngữ, từ đó
học sinh có thể sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo trong các tình
huống giao tiếp hàng ngày.
Trong 4 kĩ năng tiếng Anh cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết, thì “ Nói”
là một kĩ năng rất quan trọng, rất cần thiết trong giao tiếp và do đó
cũng rất quan trọng trong việc dạy và học ở các cấp lớp. Qua hoạt
động này học sinh được luyện tập sử dụng từ vựng, các cấu trúc ngữ
pháp để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề, tình huống
có liên quan đến bài học. Từ đó có thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
trong cuộc sống hàng ngày.
II. Thực trạng
Qua thực tế dạy- học tiếng Anh ở bậc tiểu học, tôi thấy có một số
thuận lợi và khó khăn.
1. Thuận lợi
Do tính thông dụng và thời đại của tiếng Anh, học sinh rất quan tâm
và có hứng thú thực sự đến việc học thứ ngôn ngữ này.Trên thực tế,
2
môn học này không còn xa lạ nhưng do điều kiện của địa phương,
môn học này mới được đưa vào giảng dạy ở bậc Tiểu học một vài năm
gần đây, do đó các em rất chú ý đến môn học mới này, có nhu cầu tìm
hiểu và nắm bắt.
Nhu cầu nói của học sinh tiểu học cũng rất đa dạng nhưng chưa tới
mức phức tạp. Hoạt động nói của học sinh thường do chương trình và
sách giáo khoa xác định, xây dựng, cho nên các em có cơ sở, có nội
dung sẵn có, nói có định hướng và dĩ nhiên hoạt động nói được tiến
hành dễ dàng hơn. Mặt khác, sách giáo khoa thường được thiết kế theo
nội dung chủ điểm, những chủ điểm này rất phong phú, đa dạng, gần
gũi với học sinh nên các em rất có hứng thú và có nhu cầu nói thực sự.
2. Khó khăn
Theo tôi, một khó khăn trong việc dạy kĩ năng nói là xuất phát từ tính
không chủ động của học sinh. Khó khăn này là do một phần của việc
rèn luyện theo chủ diểm. Nhu cầu nói của học sinh rất đa dạng, học
sinh này hứng thú chủ đề này, học sinh khác lại quan tâm đến chủ đề
khác. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ trong quá trình rèn
kĩ năng ngôn ngữ, nhất là kĩ năng nói.
Một khó khăn nữa là vốn sống, vốn tri thức, đặc biệt là ngữ liệu mà
các em có được chưa nhiều trong khi nhu cầu giao tiếp là lớn, các em
thường sợ sai khi nói do đó hạn chế nói, ngại nói. Giáo viên và những
học sinh khác không thể sửa sai, không thể rút kinh nghiệm để rèn
ngôn ngữ và kĩ năng có hiệu quả hơn.
Mặt khác, hoạt động nói cần được tiến hành thường xuyên, ở bất cứ
đâu, thời gian nào có thể. Nhưng trong điều kiện của trường, địa
phương và gia đình học sinh, các em rất ít có cơ hội thực hành, không
thể tiến hành các hoạt động nói tiếng Anh như thế. Do đó khả năng
giao tiếp qua kĩ năng nói bị hạn chế rất nhiều.
3
Với tầm quan trọng của kĩ năng nói và thực tế giảng dạy, rèn kĩ năng
nói ở bậc tiểu học, trong phạm vi bài viết này, tôi xin đưa ra một vài
suy nghĩ và ý kiến chủ quan của mình về phương pháp dạy kĩ năng
Nói cho học sinh Tiểu học.
III. Các giải pháp trọng tâm
Để khắc phục và hạn chế những khó khăn nêu trên, để nâng cao hiệu
quả rèn luyện kĩ năng nói, giúp các em đạt được mục tiêu ngôn ngữ
và kĩ năng cao nhất, theo tôi cần chú ý các điểm sau:
- Rèn luyện nói thường xuyên cho học sinh
- Tạo môi trường giao tiếp, không khí thoải mái cho các em
- Tổ chức, sắp xếp, phân loại các hoạt động nói trong lớp.
- Tổ chức, tiến hành tốt các giai đoạn thực hành nói.
1. Rèn luyện nói thường xuyên cho học sinh
Để luyện nói có hiệu quả, học sinh phải được rèn luyện và thực hành
nói nhiều từ đơn giản đến phức tạp. Càng nói nhiều thì các em càng có
kinh nghiệm nhận ra âm thanh, hiểu được ý nghĩa của thông tin thể hiện
qua cách phát âm, tiết tấu, ngữ điệu của tiếng Anh. Hơn nữa càng nói
nhiều thì chính bản thân các em cũng rèn luyện và thực hành, nâng cao
kiến thức ngôn ngữ cũng như các kĩ năng cơ bản khác. Trong thực hành
giao tiếp, các em còn có thể đoán nghĩa của những thông tin nghe được
qua những yếu tố phi ngôn ngữ như sự thay đổi giọng nói, nét mặt, cử
chỉ, thái độ của người nói,…
Với thời lượng của một tiết học không nhiều, các em cần được rèn
luyện kết hợp kĩ năng nói và các kĩ năng ngôn ngữ khác. Giáo viên không
nên chỉ chú ý luyện nói cho các em ở các tiết nói mà có thể kết hợp luyện
nói cho các em ở các tiết luyện các kĩ năng nghe, đọc, viết trong các giai
đoạn Pre- listening, reading, writing hoặc Post- listening, reading,
writing. Việc rèn nói cho học sinh ở những giai đoạn này không những
4
giúp cho các em hiểu, làm tốt các bài luyện tập về các kĩ năng đó mà còn
giúp các em củng cố, nâng cao, phát triển năng lực ngôn ngữ của mình.
*Ví dụ: Phần 3- Read and complete- trang 45- sách giáo khoa
Tiếng Anh 4, tập một
- Kết hợp kĩ năng Nói với Post- reading: Giáo viên có thể nêu tình huống
để học sinh nói về trường học của bản thân với những thông tin tương tự
trong bài như tên trường, địa chỉ và các phòng của trường. Đối với những
học sinh khá giỏi có thể khuyến khích các em nói thêm những thông tin
khác về trường học của bản thân.
Như vậy một mặt các em được củng cố một cách chắc chắn về bài đọc,
mặt khác các em có thể liên hệ nói về trường học của mình, củng cố, phát
triển năng lực sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên với tâm lý thoải mái,
hào hứng.
2. Tạo môi trường giao tiếp, không khí thoải mái cho các em
- Việc tạo môi trường giao tiếp, không khí thoải mái cho các em là hết
sức cần thiết, là yếu tố rất quan trọng giúp cho hoạt động giao tiếp được
tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Học sinh Tiểu học còn nhỏ, khả
năng giao tiếp còn hạn chế, các em thường e ngại, rụt rè. Mặt khác với
tiếng Anh, vốn kiến thức còn ít, các kĩ năng ngôn ngữ còn hạn chế nên
các em càng không tự tin khi nói, các em sợ sai, sợ bị các bạn chê cười
dẫn đến việc các em lười nói, không chủ động nói.
- Theo tôi, giáo viên cần tạo môi trường ngoại ngữ cho các em bằng cách
khuyến khích dùng những lời chào hỏi, những câu đối thoại đơn giản, câu
lệnh không chỉ trong tiết học tiéng Anh mà còn ở những thời điểm khác,
ở những nơi khác. Việc làm này giúp các em tự tạo thói quen nói và môi
trường nói thật tự nhiên. Và khi vào các tiết học tiếng Anh các em mới
cảm thấy bình thường, thoải mái và tự tin hơn.
- Ngoài ra, trong khi luyện nói giáo viên cần tạo không khí thật thoải
mái, vui vẻ, không nặng nề, luôn động viên, khuyến khích các em. Tôi
5
thiết nghĩ giáo viên nên kiên trì, không quá kì vọng vào việc các em có
thể nói tốt như mong muốn. Các em cần có quá trình rèn luyện, tích luỹ
kiến thức, củng cố và phát triển kĩ năng, dần dần các em mới có thể nói
tốt như mong muốn.
3. Tổ chức, sắp xếp, phân loại các hoạt động nói trong lớp.
Các bài tập rèn luyện nói thường được sắp xếp theo nhiều mức độ: từ
những bài tập được kiểm soát chặt chẽ đến những bài tập ít được kiểm
soát hơn và đến giai đoạn tập nói tự do.
Các hoạt động nói trong lớp nên được tổ chức và sắp xếp như sau:
- Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp.
- Hành động lời nói.
- Tham gia.
- Quan sát.
3.1. Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp.
Mặc dù các kĩ thuật rèn luyện nói qua các cấu trúc ngữ pháp như “ lặp
lại”, “thay thế ” hay bị phê phán là máy móc, thiếu tính giao tiếp, nhưng
theo tôi chúng ta không thể phủ nhận những giá trị thực tế do các kĩ thuạt
này đem lại trong việc giúp học sinh nói chính xác và trôi chảy các cấu
trúc ngữ pháp được rèn luyện.
Để giúp học sinh rèn luyện có hiệu quả, giáo viên không nên xem các kĩ
thuật rèn luyện lặp lại hay thay thế là phần chính của bài tập nói. Tôi cho
rằng việc cho học sinh thực tập lặp lại hay thay thế chỉ được xem như
hoạt động ban đầu nhằm cung cấp ngữ liệu đầu vào giúp học sinh có dữ
kiện ngôn ngữ chuẩn xác để có thể tiếp đó tiến hành các hoạt động mang
tính giao tiếp. Việc rèn luyện nói phải được đưa vào tình huống có ý
nghĩa thực sự và thú vị, có thể đáp ứng một số yêu cầu của phương pháp
giao tiếp.
6
- Bài tập “ Structured interview” là một ví dụ của sự điều chỉnh vừa nêu.
Trong bài tập này học sinh phỏng vấn lẫn nhau, sử dụng các cấu trúc ngữ
pháp đã học, nhưng các em trả lời với những thông tin có thật mà đồng
thời vẫn lặp lại và thay thế các dữ kiện để củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa
học.
* Ví dụ: với chủ đề bài học là “ Food and drink”, ngữ liệu cần rèn luyện
là mẫu “ Do you want + N ? ” ( chương trình Let’s go 1B ), học sinh
ngoài việc thực hành theo tranh trong sách giáo khoa còn có thể phỏng
vấn nhau về thức ăn hay đồ uống mình muốn.
A: Do you want cake, B?
B: Yes, I do. What about you, C?
C: No, I do not. I want milk.
D, Do you want chicken?
D: Yes, I do.
………………………..
- Một vài trò chơi về ngôn ngữ cũng có thể góp phần tạo nên các bài tập
có kiểm soát. Trong khi hướng dẫn chơi các trò chơi ngôn ngữ giáo viên
cũng nên nói để làm mẫu cho học sinh lặp lại hoặc viết mẫu câu lên bảng.
Tôi lấy một vài ví dụ về trò chơi ngôn ngữ.
+ Trò chơi ghép tranh với lời nói.
*Ví dụ: để rèn mẫu câu miêu tả người (Let’s go 1A), giáo viên chuẩn
bị tranh và học sinh viết những câu miêu tả người sau đó lên ghép với
tranh phù hợp. Một học sinh nói và một học sinh khác ghép. Trò chơi này
có thể kết hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
ở trình độ cao hơn, nội dung các bức tranh có thể có nhiều điểm giống
nhau hơn để học sinh phải suy luận nhiều hơn khi ghép tranh và lời.
+ Guessing game.
7
*Ví dụ: khi rèn mẫu câu về các hành động đang diễn ra (Let’s go 2B),
học sinh sẽ đặt các câu hỏi Yes/ No để đoán người trong tranh đang làm
gì.
A: Is he fishing?
B: No.
A: Is he running?
B: No.
A: Is he coloring?
B: Yes. He is coloring.
………………………
Một vài trò chơi ngôn ngữ khác có thể dùng để luyện nói như : Beanbag
circle, Find your partner, Walk and talk……
3.2. Hành động lời nói
Trong các hoạt động thể hiện hành động lời nói, học sinh có chuẩn bị
trước và chuyển thông tin đến người khác. Giáo viên và học sinh cả lớp
sẽ có hình thức phản hồi bằng cách hỏi- đáp hoặc đánh giá. Theo tôi việc
đánh giá của các bạn cùng lớp có tác dụng tốt, vì:
- Học sinh trong lớp có thái độ tham gia và đóng góp tích cực qua
việc đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá hoạt động nói đã thực hện
chứ không chỉ thụ động ngồi nghe.
- Việc đánh giá giúp học sinh tự tin hơn về khả năng đánh giá ngôn
ngữ do người khác sử dụng.
- Bản thân việc đánh giá là một cơ hội giúp cho việc giao tiếp bằng
lời nói trong lớp trở nên chân thực hơn, cập nhật hơn và có tầm
quan trọng đáng kể đối với người đưa ra nhận xét.
Một trong những kĩ thuật giúp học sinh đánh giá việc nói trước lớp của
bạn là giáo viên có thể chỉ định trước học sinh chịu trách nhiệm về việc
đánh giá . Học sinh sẽ nêu nhận xét để thể hiện khả năng nghe, nói của
8
họ, thậm chí cả sự tập trung của họ. Những học sinh khác sẽ được đưa ra
ý kiến của mình sau đó.
Ngoài ra giáo viên cũng có thể thay đổi kĩ thuật giúp học sinh luyện nói
bằng cách cho nhiều học sinh cùng chịu trách nhiệm nói trước lớp. Việc
này tạo điều kiện cho những học sinh đó thảo luận, bàn bạc, chia sẻ thông
tin trong nhóm và hỗ trợ nhau khi cần thiết.
Việc trình bày tập thể cũng giúp học sinh bớt căng thẳng vì sức ép của
trách nhiệm được chia sẻ đều trong nhóm.
Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động đóng vai, diễn kịch. Các hoạt
động này thích hợp cho các bài dạy hội thoại có các hoạt động xây dựng
theo những chức năng ngôn ngữ như chào hỏi, cảm ơn, khen ngợi, đồng
ý…
Đối với học sinh Tiểu học, giáo viên cần phải có sự hướng dẫn chu đáo
để học sinh thực hành theo các lời thoại trong sách. Hoạt động đọc lời
thoại trong sách chỉ được xem là sự bổ sung cho các hoạt động rèn luyện
trong những tình huống mang ý nghĩa giao tiếp.
3.3. Tham gia
Các hoạt động này thể hiện sự tham gia của học sinh trong những khung
cảnh hoàn toàn tự nhiên. Học sinh được nói, hỏi hoặc trả lời trong tình
huống giao tiếp có ý nghĩa.
Giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật đánh giá đã nêu ở phần Hành
động lời nói để vừa đánh giá được kết quả công việc của học sinh vừa tạo
cơ hội cho học sinh rèn nói.
3.4. Quan sát
Trong các hoạt động này, học sinh quan sát hay ghi lại các câu nói hoặc
cử chỉ trong khi giữa hai hay nhiều người nói. Loại bài tập này rất có ích
trong việc xây dựng cho học sinh sự quan tâm và thưởng thức ngôn ngữ.
Ngoài ra, do không tham gia trực tiếp vào hoạt động hội thoại, học sinh sẽ
có cơ hội tập trung vào bài nói mà không lo sợ mình sẽ nói sai- là một
9
trong những trở ngại cho học sinh tiểu học vì kĩ năng nói chưa được phát
triển tốt.
4. Tổ chức, tiến hành tốt các giai đoạn thực hành nói.
Trong thực hành giảng dạy có thể chia việc dạy nói trong lớp thành các
giai đoạn sau:
- Thiết lập tình huống có ý nghĩa
- Giới thiệu ngữ liệu
- Thực hành
- Củng cố và nâng cao
4.1. Thiết lập tình huống có ý nghĩa
Trong bước này, giáo viên giới thiệu đề tài và tổ chức cho học sinh
tham gia vào hoạt động, gợi ý bằng tranh ảnh hoặc hình vẽ. Đối với học
sinh tiểu học, giáo viên có thể giới thiệu tình huống bằng tiếng Việt vì
vốn kiến thức của các em chưa nhiều. Tuy nhiên cũng cần tận dụng
những câu nói tiếng Anh đơn giản, kết hợp với điệu bộ cử chỉ để làm cho
không khí học tiếng Anh sôi động hơn.
*Ví dụ : Khi dạy chủ đề về các hoạt động hàng ngày, giáo viên có thể
dùng tranh về một chuỗi các hoạt động hàng ngày của một người. Hỏi
học sinh về nội dung tranh và hướng các em đến chủ điểm sẽ được nói
đến.
4.2. Giới thiệu ngữ liệu
Giai đoạn này ôn lại phần kiến thức nếu cần thiết cho việc thực tập rèn
luyện, giới thiệu từ, cấu trúc ngữ pháp mới để chuẩn bị cho học sinh đi
vào thực hành rèn luyện kĩ năng nói trong môi trường mang ý nghĩa giao
tiếp.
Ví dụ khi nói về các hoạt động hàng ngày (Let’s go 2B), giáo viên giới
thiệu:
- Vocabulary:
get up
10
brush my teeth
wash my face
comb my hair
get dressed
eat breakfast ( lunch, dinner)
- Patterns:
-+ What do you do in the morning? ( afternoon, evening)
I get up
( brush my teeth, wash my face….)
- Như vậy các em có được ngữ liệu( từ vựng và mẫu câu) để phục vụ cho
việc nói về các hoạt động hàng ngày.
4.3. Thực hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập có kiểm soát với
mức độ thay đổi từ kiểm soát hoàn toàn đến ít kiểm soát hơn- bài tập có
hướng dẫn.
*Ví dụ : khi nói về các hoạt động hàng ngày diễn ra vào thời gian nàophần 2- Look and say- trang 10, sách giáo khoa tiếng Anh 4, tập hai
- Giáo viên dùng tranh về các hoạt động hàng ngày, hỏi học sinh về từng
tranh
* What time do you get up?
Học sinh : I get up at six thirteen.
…tương tự với các tranh khác
- Học sinh sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi của giáo viên
? Yêu cầu học sinh hỏi và đáp theo nội dung tranh theo cặp.
- Practice speaking: Gv yêu cầu Hs nói về hoạt động hàng ngày diễn ra
vào thời điểm nào theo tranh
* I get up at six thirteen. I have breakfast at six thirty. I go to school at
seven. …..
- Further practice:
11
- Gioá viên yêu cầu học sinh hỏi- trả lời theo cặp về hoạt động hàng ngày
của bạn mình rồi nói về các hoạt động hàng ngày cho bạn nghe. Học sinh
có thể chuẩn bị phần nói của mình trước khi nói.
Trong giai đoạn này giáo viên nên để học sinh nói với bạn/ nhóm bạn của
mình trước khi nói trước tập thể lớp. Như vậy học sinh được chuẩn bị kĩ
hơn không chỉ về kiến thức mà còn về mặt tâm lý. Các em sẽ tự tin hơn
khi trình bày phần nói của mình và nói sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
4.4. Hoạt động củng cố và nâng cao
- Giai đoạn cuối cùng này nhằm rèn cho các em kĩ năng nói thành thục về
các đề tài do các em yêu thích chọn lựa( có liên quan đến kiến thức, nội
dung chính trong bài học).
- Hoạt động củng cố, nâng cao có thể được tiến hành dưới dạng bài tập
viết, chuẩn bị giàn ý, sau đó học sinh sẽ trình bày trước lớp.
- Ví dụ: nói về các hoạt động hàng ngày (Let’s go 2B).
+ Học sinh thực hành kể về các hoạt động hàng ngày của mình qua kĩ
năng viết, xây dựng giàn ý một đoạn văn về các hoạt động hàng ngày của
mình.
+ Học sinh thực hành nói trước lớp
+ Học sinh trong lớp tham gia đánh giá hoạt động nói của bạn mình.
IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Trong quá trình dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, tôi thấy các em
gặp rất nhiều khó khăn trong thực hành nói; vốn ngữ liệu ít, sợ sai khi nói
nên hạn chế nói và do đó kĩ năng nói chưa tốt.. Sau khi tôi áp dụng các
biện pháp dạy kĩ năng nói nêu trên, tôi thấy kết quả thực sự khả quan:
- Học sinh rất hứng thú trong việc học ngoại ngữ nói chung và rèn kĩ
năng nói nói riêng. Các em rất tích cực tham gia các hoạt động học tập
12
trên lớp. Việc tổ chức đa dạng các hoạt động học tập đã khuyến khích
mọi đối tượng học sinh tham gia.
- Trước khi tiến hành phương pháp dạy kĩ năng nói như đã trình bày thì
kết quả qua các bài tập rèn nói của các lớp là chưa cao, tỉ lệ đạt trung bình
và khá, giỏi chỉ khoảng 60%.
- Từ năm học 2013- 2014 đến nay, sau khi hướng dẫn, tổ chức và thực
hiện các biện pháp nêu trên, kết quả đã chuyển biến tích cực rõ rệt:
+ 30 % học sinh đạt điểm giỏi
+ 65 % học sinh đạt điểm khá, trung bình
+ 5 % học sinh đạt dưới trung bình
- Đặc biệt môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh đã trở nên quen thuộc,
gần gũi và thực sự làm cho các em có hứng thú, khả năng nói của học
sinh được cải thiện rõ rệt. Năm học 2013- 2014 và năm học 2014- 2015
Sở GD- ĐT Nam Định tổ chức Hội thi Hùng biện tiếng Anh, trường Tiểu
học A Yên Cường đã tổ chức thường xuyên các buổi giao lưu và chọn ra
những học sinh có năng lực tiếng Anh, đặc biệt là nghe- nói tốt nhất để
tham gia giao lưu các cấp và các em đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ:
* Năm học 2013- 2014: đạt 2 giải hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh
- em Nguyễn Khánh Ly: giải Ba
- em Nguyễn Minh Tiến: giải Ba
* Năm học 2014- 2015: đạt 2 giải hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh
- em Nguyễn Thị Mai Anh: giải Nhì
- em Ngô Diệu Minh: giải Ba
Từ kết quả trên cho thấy việc áp dụng các biện pháp nêu trên đã đã có
hiệu quả tốt trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. Các em hứng
thú hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi nói, nói thành thục, trôi chảy hơn
và bước đầu có thể nói theo nhu cầu cá nhân.
13
Có thể nói, kĩ năng nói là một trong bốn kĩ năng ngôn ngữ tiếng Anh rất
cơ bản và quan trọng, nhờ nó học sinh được thực hành một cách cơ bản
các nội dung ngôn ngữ , diễn đạt các chức năng ngôn ngữ, từ đó có thể
mở rộng ra thành những ứng dụng giao tiếp thực sự trong cuộc sống.
Việc dạy kĩ năng nói có thể được tiến hành theo nhiều hoạt động,
phương pháp khác nhau, nhưng tuỳ thuộc vào nhu cầu nói của học sinh,
kiểu bài nói, đối tượng học sinh, bài học, và điều kiện thực tế để lựa chọn
phương pháp phù hợp để việc dạy- học kĩ năng nói đạt hiệu quả cao nhất.
V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết với hội đồng khoa học các cấp: Không sao chép, không
vi phạm bản quyền.
* Đề xuất, kiến nghị
Để việc rèn kĩ năng Nói được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao,
tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Đề nghị nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc
dạy kĩ năng Nói nói riêng và môn tiếng Anh nói chung.
- Đề nghị tổ chuyên môn cấp trên cung cấp thêm nguồn tài liệu
phục vụ cho việc dạy- học tiếng Anh như băng đĩa, tranh ảnh, đồ
vật, mô hình,…
- Đề nghị tổ chuyên môn các cấp tiếp tục tổ chức các cuộc giao lưu
tiếng Anh để các em có thể tham gia giao lưu, học hỏi và nâng
cao năng lực ngôn ngữ tiếng Anh.
Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi về một số phương pháp dạy
kĩ năng Nói cho học sinh Tiểu học. Tôi rất mong có sự tham gia, đóng
góp của các đồng nghiệp và hội đồng khoa học để tôi có thể điều chỉnh và
hoàn thiện hơn nữa phương pháp dạy của mình nhằm giảng dạy có hiệu
quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
14
Yên Cường, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Phương Hồng
Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến
( xác nhận, đánh giá, xếp loại)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
15
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…….
16