Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đề tài khảo sát tình trạng loét tì đè khoa nội, ngoại thần kinh năm 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.27 KB, 40 trang )

SỞ Y TẾ CÀ MAU
BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU

KHẢO SÁT LOÉT TÌ ĐÈ TẠI KHOA NỘI, NGOẠI THẦN
KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU NĂM 2013-2014

CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỀU DƯỠNG

Chủ đề tài:
HUỲNH MINH DƯƠNG
LIÊU THỊ NGỌC ÁNH
TRẦN CẨM PHỤNG

Cà Mau, năm 2014


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến:
-

Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau.

-

Phòng Điều dưỡng.

-

Phòng Quản lý chất lượng


-

Khoa Nội Thần Kinh.

-

Khoa Ngoại Thần Kinh.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và luôn ghi nhớ, không bao giờ
quên sự hướng dẫn, bạn bè và đồng nghiệp.

Huỳnh Minh Dương
Liêu Thị Ngọc Ánh
Trần Cẩm Phụng

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
2


- CTSN ( Chấn Thương Sọ Não )
- CTCS ( Chấn Thương cột sống )
- TBMMN ( Tai Biến Mạch Máu Não )
- NPUAP (National Pressure Ulcer Advisory Panel)
- HSTC-CĐ ( Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc )

- PHCN TW ( Phục Hồi Chức Năng Trung Ương )

3



MỤC LỤC
1.1Bệnh sinh..........................................................................................10
Tổn thương thực thể của loét tì đè nhận biết đôi khi rất khó khăn do dấu hiệu lâm sàng tưởng
chừng sự hoại tử chỉ mới bắt đầu ở lớp ngoài da nhưng các lớp sâu hơn như: mỡ, lớp cân cơ,…
cũng đã bị hoại tử đôi khi rất rộng và có nhiều ngóc ngách. ..........................................10

1.2 Nguyên nhân..........................................................................13
1.3 Triệu chứng....................................................................................14
1.4. Phân loại .......................................................................................15
1.5. Phòng loét..................................................................................15
Tỷ lệ loét tỳ của khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ 6
tháng cuối năm 2010 là 5,49%[6]. ..................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................18

2.3.Phương pháp nghiên cứu.................................................................19
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu: ..................................................................................................19
2.3.2.Mẫu nghiên cứu.........................................................................................................19
2.3.3. Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu................................................................19
2.3.4. Các biến số chính trong nghiên cứu...........................................................................20
2.3.5. Quy trình thực hiện nghiên cứu.................................................................................21
2.3.6. Xử lý số liệu...............................................................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................22

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

......................22

3.2 Tỉ lệ loét..........................................................................................24
3.3Mức độ loét......................................................................................24
3.4. Vị trí loét........................................................................................25

3.5.. Thời gian xuất hiện loét.................................................................26
3.6. . Bệnh thuộc nhóm chính................................................................27
3.7 . Mối liên quan của loét tì đè với các yếu tố đặc tính bệnh lý........27
3.7.1. Mối liên quan của loét tì đè với mức độ hôn mê.........................27
3.7.2. Mối liên quan của loét tì đè với thời gian nằm viện...................................................28
4


3.7.3. Mối liên quan của loét tì đè với chấn thương phối hợp............................................28
3.7.4. Mối liên quan của loét tì đè với mức độ liệt..............................................................28
3.7.5 Mối liên quan của loét tì với tần số lăn trở.................................................................29
3.7.6. Mối liên quan của loét tì với tình trạng vệ sinh .........................................................29
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...........................................................................................................30

4.1. Các tỉ lệ loét do tì đè.......................................................................30
4.2. Mối liên quan của loét tì đè với các yếu tố đặc tính bệnh lý.........31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN............................................................................................................32

5.1. Các tỉ lệ loét tì đè............................................................................32
5.2. Mối liên quan của loét tì đè với các yếu tố đặc tính bệnh lý........32
CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ...........................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................34
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU.......................................................................................................36
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU................................................................39

5


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................. 22
Bảng 2; Tỉ lệ loét................................ Error: Reference source not found
Bảng 3: Mức độ loét........................... Error: Reference source not found
Bảng 4: Vị trí loét............................... Error: Reference source not found
Bảng 5: Thời gian xuất hiện loét........Error: Reference source not found
Bảng 6: Bệnh thuộc nhóm chính...........................................................27
Bảng 7.1: Mối liên quan của loét tì đè với mức độ hôn mê..................27
Bảng 7.2: Mối liên quan của loét tì đè với thời gian nằm viện.............28
Bảng 7.3: Mối liên quan của loét tì đè với chấn thương phối hợp........29
Bảng 7.4: Mối liên quan của loét tì đè với mức độ liệt.........................29
Bảng 7.5: Mối liên quan của loét tì với tần số lăn trở...........................30
Bảng 7.6: Mối liên quan của loét tì với tình trạng vệ sinh..................30

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỉ lệ tuổi của người bệnh loét tì đè........................................24
Biểu đồ 2: Tỉ lệ loét.................................................................................24
Biểu đồ 3: Mức độ loét trên bệnh nhân loét tì đè....................................25
Biểu đồ 4: Vị trí loét...............................................................................26

7


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay với sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội và sự gia tăng
các phương tiện giao thông trong giai đoạn hiện nay thì chấn thương sọ não,

chấn thương cột sống có liệt tủy, tai biến mạch máu não ngày càng nhiều, chiếm
phần lớn số người vào bệnh viện điều trị.
CTSN nặng, CTCS có liệt tủy, TBMMN có tỷ lệ tử vong cao và nếu qua
khỏi thường để lại di chứng nặng nề. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chẩn
đoán và điều trị nhưng chấn thương sọ não nặng, chấn thương cột sống có liệt
tủy, tai biến mạch máu nảo luôn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những
trường hợp này thường nằm điều trị kéo dài do vậy loét là một trong những biến
chứng thường gặp.
Khi loét đã xuất hiện, việc điều trị và chăm sóc loét tiêu tốn khá nhiều
thời gian và chi phí do phải sử dụng một số phương tiện, vật tư y tế, thuốc men,

Tại Pháp mỗi năm có khoảng 400.000 người bị loét tì chiếm 8-20% người
bệnh nội trú,chi phí điều trị ước tính 15.000 đến 60.000 euro/người

[4]

.Theo

nghiên cứu của United States 1999,chi phí điều trị loét từ 2.2 đến 3.6 tỉ
USD/năm[9]
Điều trị loét tốt nhất là phòng loét. Việc phòng loét có hiệu quả thì điều
quan trọng là phải phát hiện sớm các biểu hiện của loét để can thiệp kịp thời.
Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, chấn thương cột sống có liệt tủy, tai
biến mạch máu não không tự xoay trở thường xuyên như các bệnh nhân bình
thường khác, luôn nằm trên giường với một tư thế nên việc chăm sóc bệnh nhân
gặp nhiều khó khăn, tình trạng loét thường xuyên xảy ra. Xuất phát từ thực tế
trên, chúng tôi tiến hành’’ Khảo sát loét tì đè tại khoa Nội Ngoại thần kinh
Bệnh viện đa khoa Cà Mau từ năm 2013-2014 với mục tiêu:
1. Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát loét tì đè tại khoa Nội, Ngoại thần kinh Bệnh viện đa khoa Cà

Mau từ tháng 05 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014.
8


2. Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ loét tì ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, chấn
thương cột sống có liệt tủy, tai biến mạch máu não
2. Đánh giá mối liên quan của loét tì đè với các yếu tố đặc tính bệnh lý:
• Mức độ hôn mê
• Thời gian nằm viện
• Chấn thương phối hợp
• Mức độ liệt
• Tần số lăn trở
• Tình trạng vệ sinh

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1

Bệnh sinh

Loét khởi đầu khi có áp lực đủ lớn tì đè vào vùng da sát xương, áp lực
này lớn hơn áp lực mao động mạch bình thường (32 mmHg) gây rối loạn chuyển
hóa , viêm nhiễm và hoại từ tế bào. Quá trình này lúc đầu có thể tự bù trừ bằng
sự giãn mạch chủ động tăng cường tưới máu tại chổ. Tổn thương mất bù xảy đến
khi lực tì đè lên đến 70mmHg và kéo dài hơn 2 giờ.
Loét tì, đôi khi được gọi là loét tư thế nằm, gây ra khi lưu lượng máu

mao mạch đến da và mô dưới da bị trở ngại. Những vết loét này ban đầu là do
áp lực phân phối không bằng nhau trên những vùng bị đè. Do lưu lượng máu
giảm, việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho da và các mô bên dưới bị suy
yếu.

Các

tế

bào

bị

chết,

phân

hủy



hình

thành

vết

loét.

Vết loét có thể ở trên bề mặt, ở lớp biểu bì hay lớp bì, có thể sâu ở các lớp mô

dưới da; chúng được phân loại dựa theo các giai đoạn phát triển.
Loét tì thường phát triển phổ biến nhất trên các vùng da bị đè, nơi mà trọng
lượng cơ thể được phân phối trên một vùng nhỏ chêm lót không đầy đủ. Tuỳ
theo tư thế của người bệnh khi nằm hay ngồi mà có vị trí đè khác nhau. Khi nằm
ngửa, điểm tì lớn nhất là phía sau của xương sọ, khuỷu tay, xương cùng, xương
cụt, và gót chân. Khi ngồi, điểm tì lớn nhất là ụ ngồi, và xương cùng. Loét tì
phát triển nhiều nhất là ở vùng xương cùng, cụt.
Tổn thương thực thể của loét tì đè nhận biết đôi khi rất khó khăn do dấu hiệu
lâm sàng tưởng chừng sự hoại tử chỉ mới bắt đầu ở lớp ngoài da nhưng
các lớp sâu hơn như: mỡ, lớp cân cơ,…cũng đã bị hoại tử đôi khi rất rộng
và có nhiều ngóc ngách.
Sự tạo thành loét tì thường do áp lực đè tăng và sự chịu đựng giảm:

10


− Tình trạng khả năng vận động bị giảm, hoạt động bị giảm, cảm giác bị giảm
làm tăng tình trạng loét tì.
− Các yếu tố ngoại lai làm giảm sức chịu đựng của mô và làm tăng sự phát triển
loét tì: sự ẩm ướt, sự cọ xát, và lực đè ép.
− Các yếu tố góp phần khác là tình trạng tuổi tác, áp lực ở các tiểu động mạch
thấp.
Các yếu tố nguy cơ làm phát triển tình trạng loét tì
Áp lực
Khi được phân bố không đều, áp lực có thể trở nên lớn hơn áp lực bình
thường ở mao mạch (32 mmHg). áp lực càng lớn, và thời gian càng lâu thì tình
trạng loét tì sẽ càng tiến triển. Bất kì vật cứng (như giường, ghế) đều tạo áp lực
lên da. Khi người bệnh nằm hay ngồi, trọng lực tăng lên trên các vùng xương
nhô ra.
Bình thường, một người dịch chuyển trọng lượng cơ thể một cách vô ý

thức để ngăn ngừa sự tắc nghẽn của mao mạch do áp lực bị tăng. Mọi người đều
bị tê hay cảm giác bị châm chích ở một vùng mà lưu lượng máu đến bị ngăn
cản do tì.
Tuy nhiên, những người mà không có cảm giác, sự đè nén bị tăng, hay
không thể tự xoay trở (người bệnh liệt nửa người hay hôn mê) có nguy cơ cao
dẫn đến loét tì.
Tình trạng tri giác
Khi người bệnh bị lơ mơ, hôn mê, hay sử dụng các loại thuốc làm thay
đổi quá trình nhận thức bình thường, họ không thể tự xoay trở. Do vậy, cần phải
được phòng ngừa loét. Những thay đổi về tình trạng tri giác cũng có thể góp
phần làm tiêu tiểu không tự chủ, và thiếu khả năng tự chăm sóc, điều này càng
làm tăng nguy cơ hình thành loét.
11


Sự ẩm ướt
Sự ẩm ướt có thể làm cho da dễ bị tổn thương. Da sẽ trở nên mềm khi
được tắm rửa liên tục, làm tăng tính nhạy cảm của da với tổn thương và sự
nhiễm trùng. Da tiếp xúc liên tục với sự ẩm ướt sẽ dễ bị tổn thương. Sự tiêu,
tiểu không tự chủ có thể làm người bệnh nằm trên nước tiểu hay phân. Sự toát
mồ hôi hay thiếu sự khô ráo sau khi vệ sinh, đặc biệt trong các nếp gấp da, có
thể tăng sự ẩm ướt và làm tăng sự phát triển của vi nấm.
Sự cọ xát, trầy xước
Sự cọ xát, trầy xước xảy ra khi hai bề mặt cọ vào nhau. Khi da cọ xát vào
một bề mặt cứng, như một cái giường nhăn nheo, có thể gây một vết trầy xước
nhỏ, làm tăng khả năng hình thành loét. Sự bôi trơn da và sự chăm sóc đầy đủ
khi nâng đỡ, di chuyển và giữ khô ráo da cho người bệnh có thể làm giới hạn
tác nhân gây cọ xát.
Một số hình ảnh loét tì đè


12


1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân chính là do tì đè, thường gặp ở bệnh nhân bị liệt 2 chi dưới,
liệt tứ chi, tổn thương cột sống, những người không có khả năng xoay trở thay
đổi tư thế.
Bị tì đè: Các nguyên nhân gây tì đè kéo tổ chức phần mềm bị chèn ép một
thời gian dài giữa hai bình diện: Xương sát da và bề ngoài tiếp xúc: giường, ghế,
xe lăn.

13


Các vị trí hay gặp của loét do đè ép
Sự đè ép kéo dài tác động lên da và tổ chức dưới da làm cho mạch máu co
thắt lại gây nên thiếu máu tổ chức, nếu kéo dài sẽ xuất hiện hoại tử và nhiễm
trùng. Hậu quả là sinh mủ và thoát dịch làm da bị phá huỷ tạo thành vết loét.
Sự đè ép có thể theo phương thẳng đứng, cũng có khi theo phương ngang hoặc
chéo tạo nên lực trượt, chính lực trượt có nguy cơ tạo loét hơn lực thẳng.
Vị trí hay gặp: Loét hay ở chỗ bị tỳ đè: xương cùng cụt, mấu chuyển lớn,
mắt cá, gót, xương chẩm, sau đầu.
1.3 Triệu chứng
Tại những vị trí dễ bị mảng mục, trước hết người bệnh có cảm giác đau
+ Có một vùng đỏ dần lên do sung huyết.
+ Có nốt phỏng, nốt phỏng này thường vỡ sớm ( trừ trường hợp ở gót
chân do biểu bì quá dày).
+ Có vết trợt biểu bì, dưới vết trợt này da có màu đỏ bầm hoặc xanh nhạt
sau đó đen lại.
+ Cảm giác của bệnh nhân tại vùng mảng mục giảm hẳn sờ vào thấy

lạnh.
+ Cuối cùng để lại một vết loét sâu, to, bở nham nhở màu đen rất khó
điều trị.
+ Có thể bị bội nhiễm
14


1.4. Phân loại
Tại Mỹ năm 1989, hội đồng tư vấn quốc gia về loét (National Pressure
Ulcer Advisory Panel – NPUAP) đã đưa ra phân loại như sau: [12]
Độ I: Vùng da bị tì đè nổi lên vết sộp màu hồng (dấu hiệu báo trước của
tỳ đè)

Độ II: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày của lớp da, bao gồm
thượng bì và lớp đáy (Loét nông nhìn như vết trầy hay phồng dộp)

Độ III: Tổn thương hoàn toàn bề dày chiều dày của lớp da, tổ chức dưới
da đã bị tổn thương nhưng chỉ mới khu trú ngoài lớp cân.

Độ IV: Hoại tử toàn bộ lớp da có khi lan rộng tới cả vùng cơ, xương,
khớp…đôi khi tạo nên nhiều ngóc ngách.[8]

1.5. Phòng loét
Phòng loét được cho là công việc quan trọng nhất trong chăm sóc điều
dưỡng. Loét có thể được hình thành rất nhanh chóng trong vòng 2-4h ở vùng bị
đè ép liên tục. Những vấn đề chính trong công tác chăm sóc là: làm giảm hoặc
loại bỏ lực đè ép, kích thích tuần hoàn, giữ cho da luôn sạch sẽ.
15



1.5.1 Giảm sự đè ép
Bệnh nhân phải được lăn trở thường xuyên 2h/lần để tránh đè ép quá lâu
làm cản trở sự lưu thông máu nuôi dưỡng da. Loại bỏ trọng lực giúp tái lập tuần
hoàn cho các mô phục hồi tốt hơn, bệnh nhân nên được đặt nằm ở cả bốn tư thế
(nghiêng hai phía, sấp, ngửa) trừ khi có chống chỉ định. Phải kiểm tra vùng bị đè
ép sau mỗi lần thay đổi tư thế.
Một cách khác để tránh lực đè ép là sử dụng các thiết bị cơ học được thiết
kế trợ giúp cho vùng cơ thể đặc biệt tránh hình thành loét. Một đệm hơi cao su
có độ dầy khoảng 2,5cm (1 inch) có áp lực hơi thay đổi liên tục là điều kiện tốt
nhất cho bệnh nhân bị liệt. Sự thay đổi áp lực không khí tạo ra sự co bóp làm lưu
thông các mạch máu nông ở da do đó tránh được loét do đè ép và tăng cường
lưu thông máu.
Những vùng có xương nhô lên ta có thể bảo vệ bằng cách chèn vào tấm
đệm hoặc một tấm bọt cao su. Không nên đặt bệnh nhân trên những tấm đệm bí
hơi bọc vỏ nhựa hoặc các chất liệu thẩm thấu kém. Việc dùng đệm gel hay đệm
nước để phòng chống loét đã được nhiều nhà lâm sàng ủng hộ. Khi bệnh nhân
nằm đè lên đệm chứa khối dịch, diện tích tiếp xúc tăng lên làm cho trọng lượng
cơ thể trải dàn lên trên một diện tích rộng (theo định luật pascal khi cơ thể nằm
bồng bềnh trong một khối dịch thì trọng lưọng cơ thể được phân phối đều trên
lên bề mặt chịu lực) do vậy trọng lượng cơ thể trở nên nhẹ hơn và lực đè ép lên
các phần cơ thể trở nên nhẹ đi.
Khi bệnh nhân ngồi lâu trên xe lăn hướng dẫn bệnh nhân ngồi dồn trong lực
lên toàn bộ mông và hai đùi, không nên để hai chân cao khi ngồi vì trọng lực của
toàn bộ cơ thể dồn lên hai ụ ngồi và bệnh nhân sẽ rất dễ bị loét. Nhắc nhở bệnh
nhân tự mình nâng người lên 20-30 phút một lần. Sử dụng đệm khi ngồi trên xe
lăn hoặc trên ghế.

16



Không để các vật sắc nhọn gần nơi ở của bệnh nhân vì nó có thể đâm vào
người mà bệnh nhân không biết, bệnh nhân cũng cần cảnh giác với các vật nóng
vì có thể gây ra bỏng cho.
1.5.2 Kích thích tuần hoàn
Là để giảm tình trạng thiếu máu của các mô. Việc này phải được thực hiện
trước khi xẩy ra loét, khuyến khích bệnh nhân tự làm. Tập vận động chủ động và
thụ động để tăng cương trương lực cơ da và mạch máu. Bệnh nhân nên tập di
chuyển bất cứ lúc nào có thể vì mức độ di chuyển là một tiêu chí quan trọng
trong tiên lượng và điều trị, các hoạt động thể lực và vui chơi giải trí cũng kích
thích các quá trình chuyển hóa và có tác dụng cải thiện yếu tố tinh thần bệnh
nhân. Mát xa da thường xuyên với dung dịch thuốc rửa có tác dụng rất tốt vì vừa
làm sạch da vừa có tác dụng kích thích tuần hoàn da, có thể mát xa các vùng có
xương nhô lên và những vùng dễ bị tổn thương khác, nếu có vùng da bị trầy
xước thì xoa bóp xung quanh tránh xoa bóp vào vùng tổn thương.

1.5.3 Chăm sóc và vệ sinh da
Không nên để da bị ướt liên tục, thường xuyên vệ sinh da cẩn thận, nên rửa
da bằng xà phòng trung tính và lau khô bằng khăn mềm, sau đó làm dịu da bằng
thuốc làm mềm da hoặc bôi lên da một lớp silicon mỏng gữ cho da mềm và dẻo.
Tốt hơn hết là cần có sự phối hợp của cả bệnh nhân và điều dưỡng trong vấn đề
chăm sóc da. Khuyến khích bệnh nhân thường xuyên kiểm tra da của mình xem
có dấu hiệu loét không. Bệnh nhân được hướng dẫn dùng gương để kiểm tra các
vùng da ở phía sau.
Bệnh nhân nên tự mình xoa bóp hoặc day nhẹ nhàng lên xung quanh những
vùng có xương nhô lên để kích thích tái lập tuần hoàn giảm phù nề và tăng
cường trương lực mạch máu. Các tấm lót đệm phải thẳng tránh các nếp gấp, việc

17



nuôi dưỡng bệnh nhân phải đầy đủ và cần phải duy trì chế độ ăn cân bằng nhiều
đạm.
Đối với những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng thì càng dễ bị loét và khi bị loét
thì rất lâu liền, cần cho chế độ ăn nhiều protein để cung cấp protein cho bệnh
nhân, tạo điều kiện cho vết loét nhanh liền.

Loét là một biến chứng thường gặp. Theo thống kê của khoa phẩu thuật
thần kinh Việt Đức năm 1997 tỷ lệ loét là 23,8%[5].
Tỷ lệ loét tỳ của khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa
Trung Ương Cần Thơ 6 tháng cuối năm 2010 là 5,49%[6].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại
khoa nội, ngoại thần kinh BV Đa khoa Cà Mau, từ tháng 05/ 2013 05/ 2014

18


2.2.Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
CTSN nặng, CTCS có liệt tủy, TBMMN nặng, không phân biệt tuổi tác, giới
tính, tại khoa nội, ngoại thần kinh BV Đa khoa Cà Mau
2.2.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là chấn thương sọ não nặng,
chấn thương cột sống có liệt tủy, tai biến mạch máu não bị nặng (glasgow
<=12đ) không phân biệt tuổi tác, giới tính, tại khoa nội, ngoại thần kinh BV Đa
khoa Cà Mau, từ tháng 05/ 2013 05/ 2014
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có glasgow > 12đ

- Những bệnh nhân tai biến mạch máu não (xuất huyết não, nhồi máu não)
có glasgow> 12đ
- Tử vong trước 3 ngày.
- Bệnh nhân bỏ viện.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu:
Tiền cứu mô tả cắt ngang
2.3.2.Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu tính theo công thức:
n=

Z12− a /2 p (1 − p )
d2

Trong đó:
a=5% (mức ý nghĩa thống kê)
Z1-a/2 = 1,96 (hệ số tin cậy 95%)
p = 5,49% theo nghiên cứu trước
d = 0.05 (sai số cho phép 5%)
Chọn được n = 69 mẫu.
2.3.3. Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu
- Dự liệu sẽ được thu thập thông qua đánh giá khách quan trên lâm sàng từ
khi bệnh nhân vào viện và sau khi bệnh nhân ra viện.
- Phương pháp : Thu thập số liệu sẽ được thực hiện thông qua đánh giá trực
tiếp trên lâm sàng dựa vào bảng mẫu thu thập số liệu.

19


2.3.4. Các biến số chính trong nghiên cứu

2.3.4.1.Tiêu chuẩn xác định loét tỳ đè:
Vùng da nơi bị tì đè từ bình thường chuyển sang đỏ, không mất đi sau 15
phút thay đổi tư thế, biểu bì không tổn thương (tương đương loét tì độ 1)
2.3.4.2. Đặc điểm chung
- Tuổi:
- Giới:
- Nghề nghiệp:
- Kinh tế gia đình:
- Tình trạng hôn nhân
2.3.4.3. Đặc điểm loét
- Xác định mức độ loét ở 4 độ:
- Thời gian xuất hiện loét: là thời gian từ lúc bệnh nhân vào viện đến khi
các biểu hiện loét xuất hiện.
- Loét có trước khi nhập viện.
2.3.4.4.Vị trí loét
-

Chẩm
Bả vai, lưng
Khuỷu tay
Xương cùng
Mào chậu
Mấu chuyển

2.3.4.5. Một số yếu tố đặc tính bệnh lý liên quan đến loét tì đè
-

Mức độ hôn mê: Glasgow <8đ, 9-12đ
Thời gian nằm viện:
Tần số lăn trở: là tần số thay đổi tư thế trong một ngày theo giờ.

Chấn thương phối hợp: Chấn thương bụng, chấn thương mắt,

gãy xương,…
- Dấu hiệu liệt tứ chi, nửa người,…
- Tình trạng vệ sinh:

20


2.3.5. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Bênh nhân được chẩn đoán định là chấn thương sọ não nặng, chấn thương
cột sống có liệt tủy, tai biến mạch máu nảo bị loét tì đè, không phân biệt tuổi tác,
giới tính, tại khoa nội, ngoại thần kinh BV Đa khoa Cà Mau .
2.3.6. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Epidata để nhập số liệu, số liệu được mã hóa, nhập
vào máy vi tính và được xử lí bằng phần mềm Epidata 12.0

21


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 05/ 2013 05/ 2014, khảo sát
trên tổng số 69 bệnh nhân đang điều trị tại hai khoa nội, ngoại thần
kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, chúng tôi thu được kết quả như
sau:

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Đặc tính
Nam

Giới tính
Nữ

< 50
Tuổi
50-70

>70

Không
loét

Có loét

Tổng

22

9

31

(31.89%)

(13.04%)

(44.93%)

29


9

38

(42.03%)

(13.04%)

(55.07%)

3

4

7

(4.35%)

(5.79%)

(10.14%)

31

11

42

(44.93%)


( 15.74%)

(60.87%)

17

3

20

(19.64%)

(4.35%)

(28.99%)

22


Nghề
nghiệp

Cán bộ viên
chức
Khác
Nghèo

Kinh tế gia
đình


Cận nghèo
Khá, giàu

Tình trạng
hôn nhân

Độc thân

Có gia đình

7

1

8

(10.14%)

(1.45%)

(11.59%)

44

17

61

(63.77%)


(24.64%)

(88.41%)

10

5

15

(14.49%)

(7.25%)

(21.74%)

4

2

6

(5.79%)

(2.91%)

(8.7%)

37


11

48

(53.62%)

(15.95%)

(69.57%)

0

0

0

51

18

69

(73.91%)

(26.09%)

(100%)

Nhận xét:
• Nam và nữ có tỉ lệ loét ngang bằng nhau.

• Độ tuổi bị loét cao nhất là 50-70 tuổi (chiếm 61,11%)
• Phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu thuộc nhóm nghề nghiệp
khác. Tỉ lệ loét trên bệnh nhân là cán bộ viên chức chiếm tỉ lệ thấp
(5.56%), bằng 1/17 lần so với nhóm nghề nghiệp khác.
• Bệnh nhân loét có kinh tế gia đình khá, giàu cao gấp 1.57 lần so với
nhóm bệnh nhân có kinh tế nghèo, cận nghèo.
• Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều có gia đình, không có ai
còn độc thân.

23


Biểu đồ 1: Tỉ lệ tuổi của người bệnh loét tì đè

3.2 Tỉ lệ loét
Bảng 2: Tỉ lệ loét
Tần số

Tỉ lệ (%)

Không loét

51

73.91

Loét

18


26.09

Tổng

69

100

Nhận xét: Tỉ lệ loét do tì đè ở bệnh nhân khá cao chiếm hơn ¼ đối tượng tham
gia nghiên cứu (26.09%)
Biểu đồ 2: Tỉ lệ loét

3.3Mức độ loét
Bảng 3: Mức độ loét
24


Mức độ loét
Độ I
Độ II
Độ III
Độ IV
Tổng

Tần số
9
3
1
5
18


Tỷ lệ %
50
16.67
5.56
27.78
100

Nhận xét: Loét độ I chiếm tỉ lệ cao nhất (50% số bệnh nhân có loét), tiếp đó là
loét độ IV (27.78%). Loét độ III chiếm tỉ lệ thấp nhất (chỉ có 5.56%)

Biểu đồ 3: Mức độ loét trên bệnh nhân loét tì đè

3.4. Vị trí loét
Bảng 4: Vị trí loét
Vị trí loét
Xương cùng cụt
Mào chậu
Bả vai, lưng

Tần số
15
1
1

Tỷ lệ %
83.32
5.56
5.56
25



×