Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thuyết minh thiết kế kỹ thuật trồng rừng sản xuất huyện Bá Thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.45 KB, 15 trang )

Phần I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
Thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng rừng sản xuất năm 2015 - huyện Bá Thước
2. Xuất xứ hình thành dự án:
Dự án trồng rừng sản xuất năm 2015 - huyện Bá Thước do Ban QLDA
147 – Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước làm chủ đầu tư là một phần của Đề án
trồng rừng thay thế theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23/04/2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT được UBND tỉnh Thanh Hóa giao vốn
theo Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 17/03/2015.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án:
a. Mục tiêu:
- Trồng rừng thay thế do các dự án gây mất rừng nộp tiền ủy thác về Quỹ
Bảo vệ và Phát triển rừng để trồng lại rừng ở những nơi chưa có rừng.
- Hạn chế xói mòn đất, giữ nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời
tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần phát triển kinh tế cho người dân vùng dự án.
b. Nhiệm vụ dự án: Trồng mới rừng sản xuất với khối lượng là 200 ha.
4. Địa điểm đầu tư:
- Xã Ban Công
: 10,00 ha;
- Xã Cổ Lũng
: 4,50 ha;
- Xã Điền Hạ
: 17,30 ha;
- Xã Điền Lư
: 2,30 ha;
- Xã Điền Quang
: 14,90 ha;
- Xã Điền Thượng : 22,60 ha;
- Xã Điền Trung
: 4,30 ha;


- Xã Kỳ Tân
: 6,50 ha;
- Xã Lâm Xa
: 23,20 ha;
- Xã Lũng Cao
: 15,80 ha;
- Xã Lũng Niêm
: 6,18 ha;
- Xã Lương Nội
: 16,80 ha;
- Xã Lương Ngoại : 13,30 ha;
- Xã Lương Trung : 17,43 ha;
- Xã Thành Lâm
: 1,60 ha;
- Xã Thiết Kế
: 16,40 ha;
- Xã Thiết Ống
: 6,89 ha;
5. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Thanh Hóa.
6. Chủ quản đầu tư: UBND huyện Bá Thước.
7. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án 147 - Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước.
8. Chủ quản lý sử dụng đất: Hộ gia đình, nhân dân 17 xã: Xã Ban
Công, Xã Cổ Lũng, Xã Điền Hạ, Xã Điền Lư, Xã Điền Quang, Xã Điền
Thượng, Xã Điền Trung, Xã Kỳ Tân, Xã Lâm Xa, Xã Lũng Cao, Xã Lũng
1


Niêm, Xã Lương Nội, Xã Lương Ngoại, Xã Lương Trung, Xã Thành Lâm, Xã
Thiết Kế, Xã Thiết Ống.
9. Cơ sở pháp lý lập dự án.

- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính Phủ về thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về về Ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Quyết định 147/2007/QĐ-CP ngày 10/09/2009 của Chính phủ về việc một
số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;
- Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây
dựng công trình lâm sinh;
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06/7/2005 của Bộ NN&PTNT Về
việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
rừng và bảo vệ rừng;
- Quyết định số 516/QĐ-BNN-KHCN, ngày 18/02/2002 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Về việc ban hành về quy trình thiết kế trồng rừng;
- Quyết định số 4361/QĐ/BNN-PTLN ngày 17/10/2002 về việc ban hành
qui trình, trình tự nội dung lập thiết kế dự toán các công trình lâm sinh thuộc dự án
661 và các dự án sử dụng vốn ngân sách;
- Quyết định 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT Phê duyệt "Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử
dụng rừng sang mục đích khác;
- Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa phê duyêt Quy hoạch Bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoan
2011-2020; Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa
được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4365/QĐ-UBND ngày
28/12/2011;
- Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 về việc phê duyệt mức hỗ
trợ đầu tư phát triển rừng và bảo vệ rừng giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá;
- Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 15/03/2013 về việc phê duyệt điều

chỉnh mục II điều 1 Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2011
của chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt mức hỗ trợ đầu tư phát triển rừng và
bảo vệ rừng giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;
- Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 17/3/2015 của Chủ tịch UBND về
việc phê duyệt duyệt phân bổ kế hoạch vốn ủy thác trồng rừng thay thế cho các
địa phương, đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đợt 1 - năm 2015;
- Công văn số 225/NN&PTNT-LN ngày 26/2/2009 của Sở Nông nghiệp
và PTNT về việc hướng dẫn thiết kế trồng rừng;
- Công văn số 700/STC-QLCSG ngày 26/03/2012 của Sở Tài Chính
thông báo về đơn giá cây giống lâm nghiệp;

2


- Công văn số 28/QBVPTR-BMĐH 27/3/2015 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai công tác trồng rừng thay thế theo Quyết
định số 878/QĐ-UBND ngày 17/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Kết quả khảo sát thiết kế trồng rừng sản xuất của Trung tâm tư vấn khoa
học công nghệ lâm nghiệp năm 2015;
10. Điều kiện tự nhiên khu vực dự án:
10.1. Vị trí địa lý:
Khu vực thiết kế trồng rừng sản xuất tại 17 xã: Xã Ban Công, Xã Cổ
Lũng, Xã Điền Hạ, Xã Điền Lư, Xã Điền Quang, Xã Điền Thượng, Xã Điền
Trung, Xã Kỳ Tân, Xã Lâm Xa, Xã Lũng Cao, Xã Lũng Niêm, Xã Lương Nội,
Xã Lương Ngoại, Xã Lương Trung, Xã Thành Lâm, Xã Thiết Kế, Xã Thiết Ống.
Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc tỉnh Hòa Bình;
+ Phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc và Lang Chánh;
+ Phía Đông giáp huyện Cẩm Thủy;
+ Phía Tây giáp huyện Quan Sơn và Quan Hóa;

10.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, thực bì:
a. Địa hình, địa thế:
- Huyện Bá Thước có địa hình đồi núi chia cắt tương đối phức tạp. Nhìn
tổng thể địa hình nghiêng, dốc và kéo dài theo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam; xong xen kẽ những dãy núi đã tạo nên nhiều khu vực thung
lũng có dộ dốc thấp tập trung ở khu trung tâm và phía đông rất thuận lợi cho
việc phát triển trồng trọt, nông lâm nghiệp.
- Độ cao trung bình từ 400m – 600m (Có con sông Mã chạy qua, chia
huyện Bá Thước thành 2 vùng, vùng tả sông Mã có 11 xã, vùng hữu sông Mã có
thị trấn Cành Nàng và 11 xã. Nên phân vùng địa hình có thể chia làm 2 vùng:
Vùng đồi cao và vùng đồi núi thấp.
- Khu vực thiết kế có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các dông và
khe suối, độ cao tuyệt đối từ 70-160 m, độ cao tương đối từ 30-120m, độ dốc từ
100-200.
b. Đất đai: Đất feralit mầu xám vàng và vàng nhạt phát triển trên đá mẹ
phiến thạch và phiến thạch sét. Thành phần cơ giới thị nhẹ đến trung bình. Độ
dầy tầng đất mặt từ 40-70cm. độ PH từ 5,5-6,5.
c. Thực bì: Là trảng cỏ, trảng cây bụi, loài cây chủ yếu là: Trinh nữ, cỏ
xước, cỏ tranh... độ che phủ từ 5 - 10%. Chiều cao trung bình 0,5 - 1,0m. Xếp
loại định mức thực bì nhóm 1: 200,0 ha.
d. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn:
* Khí hậu, thời tiết:
Do sự tác động của các nhân tố vị trí địa lý nên Bá Thước là một vùng có
khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa có sương giá, sương muối,
mùa hè nóng, mưa nhiều, có gió Tây khô nóng..
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,3oC, cao nhất 41oC, thấp nhất
5oC. Lượng mưa trung bình năm 1943mm, mùa mưa kéo dài 5-7 tháng tập trung
chủ yếu vào tháng 7,8,9.
* Thủy văn:
3



Bá Thước có mạng lưới sông suối khá dày đặc với tổng chiều dài gần
200km. Có sông lớn là Sông Mã đoạn chảy qua huyện Bá Thước dài hơn 20km,
lòng sông rộng, sâu, mùa lũ nước dâng lên dữ dội. Phần lớn các sông trên địa
phận Bá Thước đều ngắn, dốc, lòng hẹp, nước chảy xiết, lắm ghềnh, thác. Ngoài
ra còn có 5 nhân tạo: hồ Thạch Minh, Hồ Đèn; Bai Cọc; Hồ Tráng; Mọ Vèn và
nhiều hồ đập nhỏ khác, không có hồ tự nhiên.
11. Điều kiện kinh tế, xã hội vùng dự án:
11.1. Tình hình chung về dân sinh:
Theo số liệu báo cáo thống kê năm 2011 huyện Bá Thước có 96.360 khẩu,
trong đó thành phần dân tộc Mường chiếm 50,6%, dân tộc Thái chiếm 32,7%,
dân tộc Kinh chiếm 16,4%, các dân tộc khác chiếm 1,2%.
Mật độ dân số trung bình 128 người/km 2. Dân số đô thị là 2.728 người,
chiếm 2,7% dân số toàn huyện.
11.2. Tình hình kinh tế-xã hội
Bá Thước là một huyện vùng cao, nền kinh tế hàng hóa phát triển chậm
và chưa đồng đều, sản xuất lâm nghiệp là chủ yếu, nhiều địa phương sản xuất
còn lạc hậu, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo năm
2015 còn 20%, trình độ sản xuất chủ yếu là thủ công, phương thức sản xuất còn
lạc hậu, nhỏ lẻ, kỷ thuật canh tác còn nghèo nàn, chưa đi sâu vào áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất và sản lượng không cao. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế GDP bình quân hành năm đạt 12,5 – 13,0%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
năm 2015 đạt 40%. Đời sống các đồng bào dân tộc nói chung vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn.
11.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
a. Về Giao thông
- Giao thông ở các xã vùng dự án còn gặp rất nhiều khó khăn như Cổ
Lũng, Lũng Cao…., các tuyến đường liên xã, liên thôn nối từ trung tâm hành
chính xã tới các thôn hoặc xã khác hầu hết là đường đất, đa số độ dốc cao,

đường quanh co, gồ ghề mùa mưa bão đi lại rất lầy lội, khó khăn và nguy hiểm.
b. Về văn hóa-Xã hội
Văn hóa xã hội trên địa bàn vẫn còn khá lạc hậu, đặc biệt là người dân tộc
Mường, Thái do ở trên vùng cao, xa nơi trung tâm và nền kinh tế còn khó khăn
ít được tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng vì thế ý thức trồng rừng và
bảo vệ rừng chưa cao.
c. Về Giáo dục và y tế:
- Công tác giáo dục:
Công tác giáo dục, đào tạo của Huyện có nhiều chuyển biến tích cực,
ngày càng được tiếp thêm nguồn sinh lực mới trong tất cả các lĩnh vực ở tất cả
các cấp học và dạy nghề. Phổ cập ở các cấp học và xây dựng trường chuẩn quốc
gia đạt trên 50%, có nhiều đơn vị trường học, cơ sở giáo dục và các cá nhân
được công nhận nhiều danh hiệu, được sự quan tâm của cả cộng đồng. Ngày nay
giáo dục Bá Thước đã và đang được phát huy, thực hiện sự nghiệp đổi mới giáo
dục đào tạo.
- Công tác Y tế:
4


Ngành y tế Bá Thước đã có đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, y sĩ đạt chuẩn tương
ứng với quy mô của một bệnh viên đa khoa cấp huyện. Đội ngũ y tế cấp xã có
13 bác sĩ, tất cả thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động. Bệnh viện Đa khoa
huyện đã khám bệnh cho hơn 70.000 lượt người, điều trị nội trú cho hơn 10.000
lượt người. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai đến các xã vùng
dự án và thực hiện tốt như: công tác phòng chống dịch, vệ sinh môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng định kỳ. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước về y dược trên địa bàn.
Phần II
NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Đối tượng thiết kế trồng rừng: Là đất trống, đồi núi trọc không có

khả năng phục hồi thành rừng đã được quy hoạch để trồng rừng sản xuất.
2. Địa điểm, diện tích, loài cây trồng và số hộ tham gia
Diện
K
Số
Địa điểm
TK

tích
Loài cây trồng
h
hộ
(ha)
Tổng huyện
200,00
120
Xã Ban Công
Tổng xã
10,00
1
Thôn La Hán
Tổng thôn
10,00
1
286
1
L1; L1a 10,00 Keo TT
1
4,5
Xã Cổ Lũng

Tổng xã
4,50
0
Thôn Lác
Tổng thôn
4,50
1
262
6
L2
4,50 Luồng + Lát hoa
1
Xã Điền Hạ
Tổng xã
17,30
11
Thôn Bứng
Tổng thôn
4,40
1
311
3
L3
4,40 Luồng
1
Thôn Né
Tổng thôn
4,50
5
311

2
L4-L5;L7-L8
3,10 Keo TT
4
4
L6
1,40 Keo TT
1
Thôn Duồng
Tổng thôn
3,00
1
311
4
L9
3,00 Keo TT
1
Thôn Xăm
Tổng thôn
3,30
2
311
2
L10
1,10 Keo TT
1
306
7
L11
1,20 Keo TT

1
Thôn Nan
Tổng thôn
2,30
1
311
3
L12
2,30 Keo TT
1
Thôn Xèo
Tổng thôn
0,80
1
306
7
L13
0,80 Keo TT
1
5


Xã Điền Lư

Tổng xã
Tổng thôn
1
Thôn Điền Giang 298
Xã Điền Quang
Thôn Un


Thôn Mười

Tổng xã
Tổng thôn
301
2
1
Tổng thôn

L14
L15

L16-L18
L19
L20
L21
L22
L23

Thôn Xê

Tổng thôn
L24

Thôn Tam Liêu

Tổng thôn
L25


Thôn Luồng

Tổng thôn
306
1


Điền
Tổng xã
Thượng
Thôn Chiềng
Tổng thôn
Mưng
4
309
Thôn Chiềng Má

6
Tổng thôn
309
5
313
5
3

L 26

L27;L30;L35L40
L29;L32-L34
L28;L31

L44
L41
L42-L43;L45L46

2,30
2,30
0,50
1,80
14,90
4,30
3,60
0,70
5,60
1,00
1,60
1,50
1,50
2,00
2,00
2,00
2,00
1,00
1,00

Keo TT
Xoan ta + Lát hoa

Luồng
Luồng
Luồng

Lát hoa
Xoan ta
Keo TT
Keo TT
Keo TT
Luồng

2
2
1
1
11
4
3
1
4
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

22,60

20


12,30

14

6,00 Luồng
4,50
1,80
10,30
1,50
2,80

Keo TT
Luồng

8

Keo TT
Keo TT

4
2
6
1
1

6,00 Keo TT

4


Xã Điền Trung

Tổng xã

4,30

4

Thôn Rầm Tám

Tổng thôn
298
2

4,30
1,50
1,30
1,50
6,50
2,70
2,70

4
2
1
1
4
1
1


L47;L50
L48
L49

Xã Kỳ Tân
Tổng xã
Thôn Bo Thượng Tổng thôn
300
1

L51
6

Luồng
Xoan ta
Keo TT

Luồng


Thôn
Thôn Khà
Xã Lâm Xa
Thôn Tráng
Thôn Sán
Thôn Nú
Thôn Mốt
Thôn Đắm
Xã Lũng Cao
Thôn Trình


Thôn Cao

Thôn Hin

Tổng thôn
300
5
Tổng thôn
300
3
Tổng xã
Tổng thôn
287
3
Tổng thôn
287
2
Tổng thôn
287
2
Tổng thôn
287
4
Tổng thôn
287
4
Tổng xã
Tổng thôn
257


L52
L53-L54

L56
L57-L58
L59
L60-L61
L62-L68

L69
L70
L71

4

Tổng thôn
261
5
Tổng thôn
4
257
3
259
2

L72
L73
L74
L75-L76

L77

Tổng thôn
Thôn Nủa
Xã Lũng Niêm
Thôn Đòn
Thôn Ươi
Xã Lương Nội
Thôn Ấm

257

L78
L79

4

Tổng xã
Tổng thôn
266
2
Tổng thôn
263
6
Tổng xã
Tổng thôn
276
4

L80-L84

L85

L86-L88
7

2,00
2,00
1,80
1,80
23,20
1,90
1,90
5,50
5,50
5,30
5,30
2,70
2,70
7,80
7,80
15,80
5,80
2,50
1,30
2,00
0,80
0,80
5,80
1,20
1,30

21,0
1,20
3,40
1,40
2,00
6,18
5,08
5,08
1,10
1,10
16,80
11,40
11,40

Keo TT
Keo TT

Keo TT
Keo TT
Keo TT
Keo TT
Keo TT

Luồng
Xoan ta
Keo TT
Xoan ta
Keo TT
Xoan ta
Keo TT

Keo TT
Lát hoa
Keo TT

Luồng
Luồng

Keo TT

1
1
2
2
14
1
1
2
2
1
1
2
2
8
8
11
3
1
1
1
1

1
5
1
1
2
1
2
1
1
6
5
5
1
1
6
3
3


Thôn Đầm

Tổng thôn
276
1
Xã Lương Ngoại Tổng xã
Thôn Cốc Cáo

Thôn Dần Long

Thôn Măng

Thôn Ngọc Sinh
Thôn Dầu Cả

Tổng thôn
283
2
Tổng thôn
283

5

L100
L101
L102

L103
L104-L108

L109-L110

L112
L111;L113L115

Tổng xã
Tổng thôn
303
2
Tổng thôn
312


Thôn Suội

L96
L97
L98
L99

Tổng thôn
283
4
Tổng thôn
283
3
Tổng thôn
283
3

293

Thôn Trệch

L92-L95

4


Lương
Tổng xã
Trung
Thôn Trung Sơn Tổng thôn

3
299
1
Tổng thôn
Thôn Trung
Thành
299
1
Xã Thành Lâm Tổng xã
Thôn Chu
Tổng thôn
296
5
Xã Thiết Kế
Tổng xã
Thôn Khung
Tồng thôn

Xã Thiết Ống
Thôn Cốc

L89-L91

L116
L117
L118

2

Tổng thôn

8

5,40
5,40 Keo TT
13,30
5,60
5,60
4,70
1,00
1,00
1,20
1,50
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00

Luồng
Luồng
Xoan ta
Keo TT + Luồng
Xoan ta + Lát hoa
Xoan ta
Lát hoa
Xoan ta

3
3

11
4
4
4
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

17,43

7

15,23
2,96
12,27
2,20
2,20
1,60
1,60
1,60
16,40
16,40
3,30


6
1
5
1
1
2
2
2
5
5
1

Keo TT
Keo TT
Keo TT

Luồng

Xoan ta + Lát hoa

13,10 Xoan ta

4

6,89
1,20
1,20 Luồng
2,19
1,27 Keo TT

0,92 Xoan ta
1,00

7
1
1
2
1
1
1


Thôn Đồng Tâm
2
Thôn Đô

296
3
Tổng thôn
304
1
Tổng thôn
304
3

L119
L120
L121-L122

1,00 Luồng

0,80
0,80 Xoan ta
1,70
1,70 Luồng

3. Phương thức, mật độ và cự ly trồng
3.1. Trồng Keo tai tượng Úc thuần loài
- Mật độ trồng: 1.660 cây/ha.
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài trên toàn diện tích thiết kế.
- Cự ly trồng: Cây cách cây 2,0 m, hàng cách hàng 3,0 m.
3.2. Trồng Keo tai tượng Úc + Xoan ta.
- Mật độ trồng: 1.660 cây/ha (830 cây Xoan ta , 830 cây Keo tai tượng).
- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao theo hàng (01 hàng Xoan ta xen 01
hàng Keo tai tượng) trên toàn diện tích thiết kế.
- Cự ly trồng: Cây cách cây 2,0 m hàng cách hàng 3,0 m.
3.3. Trồng Keo tai tượng Úc + Lát hoa.
- Mật độ trồng: 1.500 cây/ha (500 cây Lát, 1.000 cây Keo tai tượng).
- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao theo giải, băng (03 hàng Keo tai
tượng xen 02 hàng Lát hoa) trên toàn diện tích thiết kế.
- Cự ly trồng:

+ Keo: Cây cách cây 2,0 m hàng cách hàng 3,0 m.
+ Lát: Cây cách cây 4,0m hàng cách hàng 5,0 m.

3.4. Trồng Keo tai tượng Úc + Luồng.
- Mật độ trồng: 600 cây/ha (Luồng 200 bụi + Keo tai tượng 400 cây).
- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao theo hàng (Luồng 2 hàng luồng có 2
hàng Keo tai tượng) trên toàn diện tích thiết kế.
- Cự ly trồng:


+ Luồng: Cây cách cây 5,0 m, hàng cách hàng 10,0 m.
+ Keo: Cây cách cây 3,0 m, hàng cách hàng 8,0 m.

3.5. Trồng Xoan ta thuần loài.
- Mật độ trồng: 1.660 cây/ha.
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài trên toàn diện tích thiết kế.
- Cự ly trồng: Cây cách cây 2,0 m, hàng cách hàng 3,0 m.
9

1
1
1
2
2


3.6. Trồng Xoan ta + Lát hoa.
- Mật độ trồng: 1.500 cây/ha (500 cây Lát hoa, 1.000 cây Xoan ta).
- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao theo giải, băng (03 hàng Xoan ta xen
02 hàng Lát hoa) trên toàn diện tích thiết kế.
Cự ly trồng : + Xoan ta : cây cách cây 2,0 m hàng cách hàng 3,0 m
+ Lát hoa : Cây cách cây 4,0 m hàng cách hàng 5,0 m
3.7. Trồng Lát hoa + Luồng.
- Mật độ trồng: 350 cây/ha (Luồng 150 bụi + Lát hoa 200 cây).
- Phương thức trồng: Trồng hỗn giao theo hàng (Luồng: 2 hàng luồng có
2 hàng Lát ta) trên toàn diện tích thiết kế.
- Cự ly trồng: + Luồng: Cây cách cây 5,0 m, hàng cách hàng 10,0 m.
+ Lát hoa: Cây cách cây 5,0 m, hàng cách hàng 8,0 m.
3.8. Trồng Luồng thuần loài.
- Mật độ trồng: 250 cây/ha.

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài trên toàn diện tích thiết kế.
- Cự ly trồng: Cây cách cây 5,0 m, hàng cách hàng 8,0 m.
4. Tiêu chuẩn cây giống
Cây con giống đem trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Cây Keo tai tượng Bá thước: Cây con được gieo ươm trong bầu có kích
thước (8 x 12)cm, thời gian gieo ươm trong vườn từ 4 - 6 tháng, chiều cao 25cm
- 50cm, đường kính cổ rễ 0,4 cm - 0,5cm. Sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu
bệnh, gãy ngọn.
- Lát hoa: Cây con được gieo ươm trong bầu có kích thước (8 x 12)cm,
thời gian gieo ươm trong vườn từ 4 - 6 tháng, chiều cao 25cm - 50cm, đường
kính cổ rễ 0,4 cm - 0,5cm. Sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu bệnh, gãy
ngọn.
- Xoan ta: Cây con được gieo ươm trong bầu có kích thước (8 x 12)cm,
thời gian gieo ươm trong vườn từ 4 - 6 tháng, chiều cao 25cm - 50cm, đường
kính cổ rễ 0,8 cm - 1,0cm. Sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu bệnh, gãy
ngọn.
- Luồng: Cây được bó trong búi bầu kích thước (12 x 16)cm, thời gian ươm từ 1416 tháng tuổi, có măng thế hệ 2 tỏa lá xanh tốt. Sinh trưởng tốt, không cong queo, sâu
bệnh.
5. Xử lý thực bì và làm đất trồng rừng:
a. Xử lý thực bì:
10


Phương thức xử lý thực bì: Xử lý toàn diện trên diện tích trước khi trồng
30 ngày. Thực bì được phát sát gốc (gốc phát không được cao hơn 10cm), băm
dập thành đoạn ngắn và xếp luống theo đường đồng mức, tạo điều kiện cho việc
phân hủy và thuận lợi trong việc đào hố trồng cây.
Trường hợp phải đốt để giảm vật liệu cháy thì thực hiện theo công văn số
1914/NN&PTNT ngày 06/12/2007 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thanh Hoá, và phải thực hiện đúng quy trình sau:

. Vun thực bì thành từng đám hoặc luống nhỏ cách nhau 3-5 m, phần tiếp
giáp với các lô khác phải dọn sạch tạo thành các băng trắng rộng từ 8-12 m
. Báo cáo và đăng ký lịch đốt với Trưởng thôn, Kiểm lâm viên địa bàn và
UBND xã trước khi đốt.
. Khi đốt phải bố trí lực lượng người canh, cứ 10-15 m phải có 01 người
canh chống cháy lan, trong những ngày nắng nóng có dự báo cấp cháy rừng từ
cấp III (cấp nguy hiểm) không được đốt.
. Chỉ đốt trong những ngày râm mát, ít gió, đốt vào sáng sớm hoặc cuối
buổi chiều, và đốt ngược từ trên đỉnh đồi xuống và từ cuối gió lùi dần về đầu
gió.
. Trước khi về phải kiểm tra, dập tắt hết tàn lửa mới được về.
b. Làm đất trồng rừng:
Làm đất cục bộ theo phương pháp đào hố và lấp hố thủ công.
- Đào hố trước khi trồng 30 ngày.
+ Kích thước hố đào: 30 cm x 30 cm x 30 cm đối với các loài Keo tai tượng
và Xoan ta; 40 cm x 40 cm x 40cm đối với Lát hoa; 50 cm x 50 cm x 50cm đối với
Luồng.
+ Bố trí hố đào theo hình nanh sấu, hàng bố trí song song với đường đồng
mức, cự ly và cách bố trí hố đào theo sơ đồ biểu thiết kế kỹ thuật (biểu số 1).
c. Lấp hố
- Lấp 2/3 hố bằng lớp đất mặt.
- Sau đó tiếp tục thêm đất vào để lấp đầy hố và vun theo hình mu rùa cao
hơn mặt đất 2-3cm. Đất lấp hố phải đập tơi nhỏ, dẫy sạch cỏ dại và đá cục. Lấp
đất để giữ ẩm, tăng độ xốp cho đất.
- Công việc này cần được thực hiện xong 15-20 ngày trước khi tiến hành
trồng cây.
6. Thời vụ và thời tiết trồng:
- Thời vụ trồng: Vụ xuân (từ tháng 3 tháng 4)
- Thời tiết trồng: Để cây trồng đạt tỷ lệ sống cao nên trồng vào những
ngày râm mát có mưa nhỏ kéo dài, độ ẩm cao.

7. Kỹ thuật trồng:
11


- Bứng bầu đúng kỹ thuật, nếu rễ cọc đâm vượt quá bầu xuống đất phải
đảo bầu hoặc xén rễ trước khi mang đi trồng 5-10 ngày.
- Kiểm tra loại bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn.
- Vận chuyển cây con không được làm vỡ bầu, xây xát thân cành và gãy
ngọn. Nếu chưa thể trồng ngay thì phải để cây nơi râm mát và tưới nước cho đất
trong bầu luôn ẩm.
- Cách trồng: Dùng dao sắt rạch vỏ bầu và gỡ nhẹ để tránh vỡ bầu, ảnh
hưởng đến bộ rễ. Dùng cuốc hoặc bay moi lỗ sâu khoảng 15cm ở giữa hố đã lấp.
Đặt cây con đã được tháo vỏ bầu ngay ngắn vào giữa hố sao cho cổ rễ nằm hơi
thấp hơn mặt đất tự nhiên (khoảng 2 cm). Từ từ lấp lại bằng đất mặt cho đến khi
đầy hố. Dùng hai tay ấn chặt đất xung quanh cây (cách bầu khoảng 5- 10cm).
Chú ý: Khi trồng phải tiến hành trồng từ trên cao xuống thấp để giảm đi lại
hạn chế đất đá lăn làm gãy cây trồng.
8. Chăm sóc:
Thời gian chăm sóc liên tục trong vòng 4 năm (một năm trồng và 3 năm
chăm sóc) mỗi năm chăm sóc 2 lần, lần 1 vào tháng 5 - 6, lần 2 vào tháng 10 - 11.
Riêng năm thứ 4 chăm sóc 01 lần.
a) Trồng dặm:
Tiến hành vào vụ thu năm trồng rừng, kiểm tra tỉ lệ cây sống, tỉ lệ cây chết
để trồng dặm. Nếu tỉ lệ cây sống đạt > 95%, số cây chết đó phân bố đều trong lô thì
không phải trồng dặm. Nếu cây chết tập trung thành từng đám thì phải trồng dặm.
Trồng dặm cần được tiến hành vào kỳ chăm sóc của năm thứ 2. Khi trồng
phải chọn cùng một loài cây, cùng một kích thước, cùng một tuổi với rừng đã trồng
theo mật độ và cự ly đã được phê duyệt.
Số lượng cây giống trồng dặm được Dự án đầu tư = 10% mật độ thiết kế
trồng rừng năm đầu.

b) Nội dung chăm sóc:
Phát dọn thực bì toàn diện 2lần/năm: Phát sát gốc cây bụi, dây leo, cỏ dại
xâm lấn, băm thành đoạn ngắn rải đều trên diện tích lô để tạo điều kiện cho việc
phân hủy thực bì bổ sung lượng mùn tăng độ xốp cho đất.
Xới đất, vun gốc 1 lần/năm (áp dụng cho 3 năm đầu) sau khi phát thực bì
lần thứ nhất, làm sạch cỏ quanh gốc cây, xới đất vun gốc cho cây, đường kính
xới quanh gốc rộng 0,6m; Xới sâu hơn hệ rễ cỏ dại, không được làm tổn thương
đến hệ rễ cây trồng vun gốc cao 10cm.
Xới xáo và vun gốc có tác dụng làm cho đất thêm tơi xốp, cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây, đồng thời hấp thụ được nhiều không khí và nước mưa tạo
điều kiện cho cây trồng phát triển.
9. Sản xuất nông lâm kết hợp:
Trên diện tích trồng rừng có thể thực hiện mô hình sản xuất giữa cây lâm
nghiệp với cây nông nghiệp ngắn ngày như: Ngô, sắn, lúa nương, vừng, đậu ….
để tăng thu nhập cho người lao động. Việc làm này sẽ kết hợp chăm sóc cây
nông nghiệp với chăm sóc cây lâm nghiệp.
Thời gian thực hiện mô hình sản xuất nông lâm kết hợp từ 1 đến 2 năm
đầu sau khi trồng rừng.
12


Chú ý: Khi trồng các cây nông nghiệp phải trồng cách gốc cây lâm nghiệp ít
nhất là 1,0m để không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lâm nghiệp.
10. Bảo vệ rừng trồng và phòng chống cháy rừng:
a, Bảo vệ rừng:
- Thực hiện hợp đồng giao khoán đến từng hộ trồng rừng, gắn lợi ích kinh
tế với việc bảo vệ rừng để các hộ có trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
lâu dài.
- Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng, để
mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.

- Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh hại có biện pháp phòng trừ.
- Nghiêm cấm chăn thả gia súc vào các lô trồng rừng.
- Tăng cường tuần tra canh gác, phát hiện và xử lý các hành vi phá hại
rừng của người và gia súc.
b, Phòng chống cháy rừng:
- Không được đốt thực bì khi phát chăm sóc trong lô trồng rừng.
- Phát dọn thực bì xung quanh lô trồng rừng để phòng cháy rừng và thuận
tiện cho việc tuần tra bảo vệ.
- Thường xuyên tuần tra canh gác phát hiện lửa rừng để xử lý kịp thời.
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh. Cần
phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm sở tại để xây
dựng phương án phòng chống cháy rừng, đồng thời chuẩn bị trang thiết bị, dụng
cụ chữa cháy cần thiết để đối phó kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
11. Chu kỳ trồng rừng
- Đối với cây keo tai tượng Bá Thước và xoan ta: cây sinh trưởng nhanh
có chu kỳ kinh doanh ngắn, nếu được chăm sóc tốt thì sau 7-8 năm là có thể khai
thác được, khai thác xong sau đó là phải trồng lại rừng.
- Đối với cây Lát: Là cây có chu kỳ kinh doanh trên 10 năm tuổi, thường nếu
chăm sóc tốt thì sau 12 -15 năm là có thể khai thác được và sau khi khai thác phải
trồng lại rừng.
Việc khai thác rừng trồng phải tuân thủ theo đúng qui chế sử dụng rừng và
phải có ý kiến của các cấp có thẩm quyền và hướng dẫn của kỹ thuật dự án.
12. Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ trồng rừng (chủ rừng).
Thực hiện theo khoản 1;2 điều 16 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày
10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo, chủ rừng có quyền:
- Quyền lợi: Được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác
sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn,
giảm thế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Nghĩa vụ: Khi khai thác sản phẩm rừng trồng chủ rừng phải nộp cho
ngân sách xã số tiền tương đương 80 kg thóc/ha/chu kỳ trồng rừng, để xây dựng
13


quỹ phát triển lâm nghiệp của xã và quỹ phát triển rừng của thôn (bản), trong đó
trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ
chức trồng lại rừng theo quy định hiện hành.
Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của nhà nước để trồng rừng, nếu sau 4 năm
mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để
trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền đã nhận hỗ
trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.
Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả
hoạn, sâu bệnh được xác định đúng quy định của Bộ NN & PTNT thì người
trồng rừng không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.
13. Thời gian thực hiện dự án: Thời gian thực hiện từ 2015 đến khi
thành rừng
14. Nhu cầu vốn đầu tư:
Căn cứ Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 17/3/2015 của Chủ tịch
UBND về việc phê duyệt duyệt phân bổ kế hoạch vốn ủy thác trồng rừng
thay thế cho các địa phương, đơn vị thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
đợt 1 - năm 2015.
a. Nguồn vốn đầu tư: Từ nguồn ủy thác trồng rừng thay thế do các dự
án gây mật rừng nộp về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa.
b. Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 1.506.000.000 đồng. Trong
đó:
- Chi phí trực tiếp (nhân công, vật tư): 1.325.000.000 đồng;
- Chi phí phục vụ: 75.000.000 đồng;
- Chi phí quản lý dự án: 106.000.000 đồng.

Cụ thể:
TT
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3

Khoản mục chi phí
Tổng cộng
Chi phí trực tiếp( nhân công, vật tư)
Chi phí cây giống
Chi phí nhân công
Chi phí phục vụ
Chi phí khảo sát, thiết kế
Chi phí khuyến lâm
Chi phí quản lý dự án

Mức hỗ trợ kinh phí
(đồng)
1.506.000.000
1.325.000.000
302.174.000
1.022.826.000
75.000.000
15.000.000
60.000.000
106.000.000


(Một tỷ, năm trăm linh sáu triệu đồng chẵn).
15. Tổ chức thực hiện: Thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt
15.1. Tổ chức thực hiện
- Khi có Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Ban quản lý Dự án
căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước. Tổ chức thực hiện

14


trồng rừng và kiểm tra, nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện đối với các hộ
tham gia dự án trồng rừng và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan
quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
15.2. Nhân lực thực hiện
Đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch của dự án giao nhiệm vụ cho các
Ban quản lý Dự án tổ chức triển khai thực hiện hợp đồng giao đến các hộ gia
đình tham gia dự án trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả...;
Các hộ tham gia dự án phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chủ
đầu tư và được hưởng lợi theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Hồ sơ khảo sát thiết kế trồng rừng sản xuất đã đánh giá được thực trạng
đất lâm nghiệp hiện có, xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trồng mới
rừng sản xuất nhằm bảo vệ phát triển rừng ngày càng đạt hiệu quả cao.
Quá trình khảo sát thiết kế kỹ thuật và lập dự toán đã bám sát các Quyết
định, các Văn bản của Nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương.Dự toán đã
được tính đúng và có tính khả thi cao, đề nghị các cấp thẩm quyền phê duyệt để
triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo vệ và sử

dụng tài nguyên rừng của tỉnh ngày càng có hiệu quả và bền vững...
2. Kiến nghị:
- Bố trí tổ chức các lớp khuyến lâm cho người dân, cán bộ lâm nghiệp xã,
chủ trang trại; chú trọng các hoạt động đào tạo và khuyến lâm cho người nghèo,
đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ, để họ có đủ năng lực thực
hiện đa dạng hóa cây trồng tạo thu nhập ổn định từ rừng.
TRUNG TÂM TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN KHCN LÂM NGHIỆP
GIÁM ĐỐC

Lê Thị Liễu

15



×