THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT PCCC
Công trình: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG EXIMBANK – QUẬN 3
MỤC LỤC
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TRANG 3
HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, HÚT KHÓI VÀ TẠO ÁP CẦU THANG TRANG 9
HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ BÁO CHÁY TRANG 13
THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
HẠNG MỤC: HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
1. CƠ SỞ THIẾT KẾ :
1. Thiết kế kiến trúc:
Thiết kế kiến trúc do Công ty ATA lập 12/2011
2. Tiêu chuẩn áp dụng:
Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy công trình Văn phòng ngân hàng
Eximbank–, 21 Kỳ Đồng, Q.3, TP. Hồ Chí Minh dựa trên các quy định trong Quy
chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam và tham khảo một số tiêu chuẩn quốc tế
phù hợp với Việt Nam như sau:
QCVN 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà &
công trình
QCVN 08: 2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia-công trình ngầm đô thị
TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết
kế.
TCVN 6160 : 1996 Phòng cháy, chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng.
TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy-Hệ thống Sprinkler tự động-Yêu cầu
thiết kế và lắp đặt.
TCVN 3890: 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình-
Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5739 : 1993 Thiết bị chữa cháy. Đầu nối.
TCVN 5740 : 1993 Thiết bị chữa cháy. Vòi chữa cháy tổng hợp tráng cao su.
TCVN 5738 : 2001 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật. Soát xét lần 1.
TCXD VN 323:2004 Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế.
Handbook of utilities and services for buildings: Sổ tay thiết kế lắp đặt hệ thống
kỹ thuật phục vụ công trình
Uniform plumbing code: Quy chuẩn của hiệp hội quốc tế Cấp thoát nước và Cơ
khí Mỹ (IAPMO)
3. Yêu cầu của hệ thống chữa cháy
• Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo lượng nước đủ để cung cấp cho hệ thống
trong suốt thời gian chữa cháy quy định
• Đảm bảo áp lực tạo ra cột nước dày đặc 0.6kg/cm² tại điểm cao nhất, xa nhất
đối với hệ thống chữa cháy vách tường, và áp lực tối thiểu tại các đầu phun
sprinkler là 0.6kg/cm²
• Hệ thống chữa cháy bao gồm:
• Hệ thống chữa cháy tự động
• Hệ thống chữa cháy vách tường
• Bình chữa cháy bằng tay (khí CO2, bột ACB)
• Bơm chữa cháy chuyên dùng
• Bể dự trữ nước chữa cháy
• Trung tâm xử lý báo cháy
4. Tiêu chuẩn cấp nước dùng cho chữa cháy.
Theo tiêu chuẩn TCVN 2622: 1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công
trình- yêu cầu thiết kế.
Số họng chữa cháy đến một điểm bên trong công trình 02 (áp dụng cho tầng
hầm), lưu lượng chữa cháy 2.5L/s/họng, thời gian chữa cháy 60 phút (công trình
cách trụ chữa cháy bên ngoài 15m)
Công trình cách trụ cấp nước chữa cháy của thành phố 15m nên không cần tính
toán lượng nước chữa cháy bên ngoài
Theo tiêu chuẩn TCVN 7336: 2003 Phòng cháy chữa cháy-Hệ thống sprinkler tự
động-yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Công trình được tính toán tương ứng với nguy cơ cháy trung bình. Số đầu phun
chữa cháy tự động hoạt động đồng thời bảo đảm chữa cháy cho diện tích
240m2, cường độ phun 0.12(l/s/m
2
), thời gian chữa cháy 60phút
5. Tính toán lượng nước chữa cháy
• Lượng nước chữa cháy vách tường cho 2 họng (2,5L/s/họng)
trong 60 phút:
Q
1
=2 x 2,5(l/s) x 3600 = 18,0 (m
3
)
• Lượng nước chữa cháy tự động phục vụ cho khu vực 240m2
trong thời gian 60phút theo mật độ phun thiết kế nhỏ nhất 0.12
l/m2/s
Q
2
= 0.24(l/m2/s) x 240 (m2) x 60 phút ≈ 207,4(m3)
Nước dùng để dự trữ chữa cháy bên trong công trình:
Qcc= Q
1
+
Q
2
= 18,0 + 207,4 + 225,4 (m
3
)
Nước cần dự trữ để chữa cháy cho toàn công trình : 230,0 (m
3
)
6. Xác định lưu lượng máy bơm
Lưu lượng bơm chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu chữa cháy là (không tính
lưu lượng chữa cháy ngoài nhà)
Q
YC
= 2 x 2,5(l/s) + 0,24(l/s/m
2
) x 240m
2
= 62,6 (l/s)
Chọn bơm có lưu lượng 65 (l/s)
7. Tính toán áp lực yêu cầu của máy bơm:
Ap lực yêu cầu của hệ thống chữa cháy được xác
định theo trường hợp bất lợi nhất về áp lực trong hệ
thống tức ở vị trí cao nhất, xa nhất của công trình so
với áp lực nguồn.
T
ổn thất áp lực trên hệ thống chữa cháy Sprinkler tự
động là lớn nhất nên áp lực của máy bơm tính toán
dự trên tính toán của hệ thống chữa cháy tự động cho
đầu phun cao nhất và xa nhất:
Trong đó:
H
hh
-chiều cao công trình
H
v
–áp lực tự do ở đầu vòi phun
Σh- tổn thất áp lực trong đường ống cấp nước
h
cb
-tổn thất áp lực cục bộ
h
b
-tổn thất áp lực qua thiết bị báo hiệu mở nước được xác định theo công
thức:
h
b
= S
b
* q
b
2
(m)
q
b
- lưu lượng qua thiết bị báo hiệu mở nước l/s
S
b
-sức kháng của thiết bị báo hiệu mở nước lấy theo bảng sau
Loại thiết bị Nhãn hiệu ĐK lưỡi
gà
S
b
Báo hiệu kiểm tra bằng nước BC-100 100 0,00302
Báo hiệu kiểm tra bằng nước BC-150 150 0,00087
Báo hiệu kiểm tra bằng không khí+nước BC-100 100 0,00726
Báo hiệu kiểm tra bằng không khí+nước BC-150 150 0,00208
-Ap lực tổn thất qua thiết bị của hệ thống chữa cháy sprinkler tự động(88l/s)
h
b
= S
b
.q
b
2
= 0,00302 * 28.8
2
= 2,50 (m)
-Tổn thất áp lực trong đường ống được xác định như sau:
Trong đó
Q- lưu lượng (gpm)
D - đường tính (in)
f- tổn thất áp lực (psi/ft)
Tương đương công thức:
Trong đó:
L- chiều dài ống (m)
Q-lưu lượng (m
3
/s)
D-đường kính ống cấp nước (m)
Tính tổn thất áp lực trên đường ống cấp nước
Lưu lượng trên đường ống chính nằm ngang từ bơm đến đường ống đứng
Q
= 0.065 (m
3
/s)
Chiều dài đường ống L
ng
=5,0m
Đường kính ống D150mm= 0.150m
Lưu lượng trên ống đứng của hệ thống chữa cháy tự động
Q = 0.0576(m
3
/s)
Chiều dài ống đứng L
đ
=45m
Đường kính ống D100mm= 0.10m
Kết quả tính toán tổn thất trên đường ống được xác định như sau
Đường kính DN(m) Lưu lượng q (m
3
/s) Chiều dài (m) Tổn thất (m)
0,150 0,065 5,0 0,42
0,100 0,0288 45,0 6,05
0,065 0,0096 12,0 1,72
0.050 0.0096 6,0 3,09
0.040 0.0072 6,0 3,68
0.032 0.0048 3,0 3,77
0.025 0.0024 6.0 6,96
Tổng tổn thất trên đường ống 81,1 25,70
Tổng tổn thất áp lực trên đường ống: h=25,70m
Tổn thất áp lực cục bộ lấy bằng 10% tổn thất áp
lực dọc đường ống.
h
cb
=0,1 x Σh = 0,1 x 25,7 = 2,57 m
Áp lực yêu cầu của hệ thống câp nước chữa cháy tự
động.
H
YC
= 45,00 + 6,00 + 25,70 + 2,57 + 2,50 =81,77 m
Chọn bơm chữa cháy có cột áp Hb=85m
Bơm duy trì áp có cột áp Hdt=90m
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
• Nước từ bể nước dự trữ được bơm lên hệ thống chữa cháy bằng bơm chữa
cháy chuyên dùng theo đường ống chính nằm ngang DN150 đến ống đứng
DN100 lên các tầng của công trình cung cấp cho hệ thống chữa cháy tự động
sprinkler, và hệ thống chữa cháy vách tường khi có cháy xảy ra.
• Bơm chữa cháy gồm 02 bơm Q=65,0(l/s), H=85(m), N=75kW ( 01 hoạt động 01
dự phòng), 01duy trì áp Q=3,0(l/s), H=90m, N=3.5kW
• Các họng chữa cháy trong công trình được bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ
buồng cầu thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng.
• Tâm của họng chữa cháy được đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Đường kính
ống, chiều dài cuộn ống vải gai, đường kính lăng phải sử dụng cùng loại, cùng
kích thước.
• Mỗi đầu phun chữa cháy tự động sprinkler được thiết kế đảm bảo bao phủ diện
tích bảo vệ 9-12m
2
• Giữa các đầu phun sprinkler cách nhau từ 3 đến 4m.
Chú ý: Tất cả các vòi phun chữa cháy và các thiết bị chữa cháy trong một công
trình điều có cùng kích thước và chủng loại để tiện lợi cho việc sử dụng và vận
hành hệ thống khi có cháy xảy ra.
THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
HẠNG MỤC: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, HÚT KHÓI, TẠO ÁP CẦU THANG
1. KHÁI QUÁT
1. Giới thiệu
• Chi nhánh ngân hàng Eximbank gồm có tầng hầm để xe, khu ngân hàng, khu
văn phòng và khu căn hộ.
• Để có sự an toàn khi xẩy ra hỏa hoạn. Hệ thống thông gió, hút khói hành lang &
tạo áp cầu thang được xem xét và trang bị cho công trình.
• Dựa vào kiến trúc của tòa nhà và kết hợp với các dịch vụ kỹ thuật khác cũng
như tính chất sử dụng của từng khu vực mà hệ thống thông gió, hút khói và tạo
áp được tính toán phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.
• Hệ thống thông gió, hút khói và tạo áp cầu thang của tòa nhà sẽ được thể hiện ở
thuyết minh viết ra dưới đây cùng với các bản vẽ của hệ thống.
1.2. Thuyết minh:
- Thuyết minh thể hiện các quy tắc, tiêu chuẩn thiết kế, đồng thời cũng là tiêu
chuẩn quy tắc để lựa chọn thiết bị, vật tư gia công lặp đặt cho công trình này.
- Thuyết minh thể hiện các điều kiện tính toán thiết kế, đây cũng là điều kiện để
lựa chọn thiết bị, vật tư đưa vào công trình.
2. ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ
1. Các tiêu chuẩn được áp dụng
• Căn cứ vào các bản vẽ kiến trúc và các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thông gió,
hút khói và tạo áp cầu thang chúng tôi tiến hành thiết kế theo các điều kiện sau:
• Tiêu chuẩn thiết kế: điều hoà không khí, thông gió và sưởi ấm TCVN 5687:
2010.
• Tiêu chuẩn thiết kế: phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình TCVN 2622:
1995.
• Tiêu chuẩn thiết kế: phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng TCVN 6160: 1996.
• Tiêu chuẩn thiết kế: hệ thống ống phân phối gió: SMACNA: 1985.
• Tiêu chuẩn: NFPA.
• Tiêu chuẩn: BS 5588.
• Tiêu chuẩn: AS 1668.
• Tiêu chuẩn: CP13.
2. Tính toán thiết kế
2.2.1. Hệ thống thông gió
• Hệ thống hút gió thải khu vực để xe, phòng rác: Theo tiêu chuẩn BS 5588 và tiêu
chuẩn CP13 giá trị tính toán cụ thể theo bảng sau:
Bảng tính lưu lượng thông gió khu vực tầng hầm để xe:
Vị trí
Diện tích
(m
2
)
Chiều cao
(m)
Số lần trao đổi
(lần/h)
Lưu lượng
(L/s)
Bình
thường
Có cháy
Tầng hầm 2 271 2.6 6 9 1175/1763
Tầng hầm 1 190 2.6 6 9 823/1235
• Lưu lượng gió tươi cấp cho tầng hầm 2: Q
T
=(1175/1763)x80%= 940/1410L/s,
tầng hầm 1 lượng gió tươi tràng vào theo ram dốc xe lên xuống.
• Căn cứ vào bảng tính ở trên ta chọn:01 quạt hướng trục, điện áp 380V/3P/50Hz,
hai cấp tốc độ với công suất 1175/1763 L/s @ 250/500 Pa, thông gió cho tầng
hầm 2 và 01 quạt hướng trục, điện áp 380V/3P/50Hz, hai cấp tốc độ với công
suất 825/1235 L/s @ 250/500 Pa thông gió cho tầng hầm 1. (chi tiết xem bản vẽ
M-001). Để thông gió, kiểm soát nồng độ khí độc hại CO và khống chế khói khi
có cháy. Hệ thống thông gió tầng hầm hoạt động như sau:
• Gió tươi tràng vào tầng hầm bằng quạt đẩy cưỡng bức( đối với tầng hầm 2),
theo đường ram dốc xe lên xuống nhờ sự chênh áp bên ngoài và bên trong tầng
hầm tạo bởi quạt hút (đối với tầng hầm 1). Trong tầng hầm sẽ lắp đặt mạng đầu
do cảm biến khí CO, các đầu do sẽ đo nồng độ khí độc CO trong tầng hầm. Khi
nồng độ khí CO đo được nhỏ hơn 9ppm quạt hút và cấp sẽ không hoạt động, khi
nồng độ khí CO nằm trong khoảng 9ppm đến 20ppm quạt hút và cấp hoạt động
ở tốc độ thấp, khi nồng độ khí CO lớn hơn 20ppm thì quạt hút và cấp hoạt động
ở tốc độ cao, khi có tín hiệu báo cháy thì quạt cấp gió sẽ ngừng hoạt động đồng
thời quạt hút haot5 động ở cấp độ cao. Đầu hút và cấp ống gió bọc cách âm bên
trong để giảm ồn, nguồn điện cấp cho quạt hút và cấp là nguồn ưu tiên và dây
cấp nguồn là dây cáp chống cháy ít nhất trong 2 giờ.
2.2.2. Hệ thống hút khói, tạo áp cầu thang bộ
a. Hệ thống tạo áp cầu thang bộ
• Hệ thống tạo áp cầu thang bộ được thiết kế để bảo vệ lối thoát hiểm khi xẩy ra
hỏa hoạn, mức chênh áp suất ΔP bên trong và bên ngoài hành lang nằm trong
khoảng 20-50Pa trong trường hợp tất cả các cửa thoát hiểm điều đóng. Khi một
trong các cửa được mỡ thì vận tốc gió đi qua cửa đạt 1m/s.
- Tính toán quạt tạo áp cầu thang bộ điển hình (cầu thang bộ khối B):
1) Vật tốc gió qua cửa khi cửa mở: v = 1m/s
2) Số cửa mỡ đồng thời: m = 03 cửa
3) Tổng số cửa: n = 20 cửa (từ tẩng hầm 2 đến tầng 12)
4) Diện tích cửa: s = cao x rộng = 2*0.8 = 1.6m
2
5) Tổng lưu lượng gió đi qua khi 03 cửa mỡ đồng thời:
Q1 = c x s x v = 3 x 1.6 x 1 = 4.8m
3
/s = 4800L/s
6) Tổng số cửa đóng: d = n – m = 14 – 3 = 11 cửa
7) Tổng lưu lượng gió xì qua khe cửa của các cửa đóng:
Lưu lượng gió xì qua khe một cửa đóng
Q
f
= 0.83 x A
E
x (ΔP)
1/2
A
E
: diện tích khe hở A
E
= 0.01 m
2
(tra bảng 3&4 tiêu chuẩn BS5588 part
4: 1978)
Q
f
= 0.83 x 0.01 x (50)
1/2
= 0.059m
3
/s = 59 L/s
Tổng lưu lượng gió xì của các cửa đóng
Q
2
= d x Q
x
= 11 x 59 = 649 L/s
8) Tổng lưu lượng gió thiết kế:
Q = Q
1
+ Q
2
+ k
K: hệ số an toàn, k = 25% x (Q
1
+ Q
2
) = 25% x (4800 + 649) = 1362 L/s
Q = 4800 + 649 + 1362 = 6811 L/s
Chọn 02 quạt hướng trục nối ống gió, điện áp 380V/3P/50Hz, công suất
6800 L/s @ 300Pa.
b. Hệ thống hút khói hành lang:
• Hệ thống hút khói hành lang được thiết kế để hút khói khu hành lang của tòa nhà
khi có hỏa hoạn xẩy ra, tầng suất trao đổi gió ở hành lang khi có cháy là 10 lần/h
và số tầng cháy đồng thời là 3 tầng kề nhau.
- Tính toán quạt hút khói hành lang điển hình:
Q
k
= V x n x 10 lần/h, m
3
/h.
V: Thể tích hành lang thoát hiểm, m
3
.
n: Số tầng cháy đồng thời.
Q
k
= (16 x 3.4) x 3 x 10 = 1632 m
3
/h = 453 L/s.
Chọn quạt hướng trục nối ống gió, điện áp 380V/3P/50Hz, công suất
450 L/s @ 300Pa.
2.2.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống tạo áp cầu thang và hút khói hành
lang
- Khi có hảo hoạn xẩy ra, trung tâm báo cháy sẽ gởi tín hiệu đến tủ điều khiển của
quạt tạo áp và quạt hút khói. Các quạt này sẽ tự động hoạt động.
- Quạt tạo áp cầu thang bộ có nhiệm vụ cấp gió vào buồn thang thoát hiểm nhằm
tạo ra áp suất bên trong cầu thang cao hơn áp suất bên ngoài hành lang, ngăn
không cho khói tràng vào cầu thang thoát hiểm.
- Áp suất bên trong cầu thang có thể điều chỉnh để đóng mở cửa một cách dễ dàng
với mức chênh áp suất vào khoảng 20-50Pa nhờ bộ xả quá áp hoạt động bằng cơ
PRD.
- Quạt hút khói hành lang sẽ hút toàn bộ lượng khói sinh ra ở hành lang lúc có cháy
thải ra bên ngoài đảm bảo cho thoát nạn.
- Hệ thống tạo áp và hút khói hành lang phải bảo đảm hoạt động hoàn toàn tự động
với mức độ tin cậy cao, hệ thống phải được cấp nguồn điện liên tục 24/24h và
nguồn điện cấp cho hệ thống là nguồn ưu tiên, dây cáp cấp nguồn phải là dây chống
cháy ít nhất 2h.
3. YÊU CẦU KỸ THUẬT HỆ THỐNG THÔNG GIÓ, HÚT KHÓI VÀ TẠO ÁP CẦU
THANG BỘ
3.1. Yêu cầu chung
• Phần yêu cầu kỹ thuật này nhằm giải quyết về các vấn đề vật tư, thiết bị và
cách thức lắp đặt, sử dụng cho việc cung cấp và lắp đặt các thiết bị thông gió,
hút khói và tạo áp cầu thang.
• Các thiết bị phải đạt được công suất và các yêu cầu riêng được liệt kê trong
phụ lục thiết bị. Khi nhà sản xuất đưa ra dải công suất cho các thiết bị của họ
thì giá trị thấp nhất phải bằng hoặc cao hơn đòi hỏi của yêu cầu kỹ thuật.
• Nhà thầu phải bảo đảm công tác lắp đặt phù hợp với các đề nghị của nhà sản
xuất, bao gồm các hạng mục như vận chuyển, kiểm tra trước khi khởi động,
thiết bị khởi động các động cơ điện, các kiểm tra đặc tính trong thời kỳ hoạt
động ban đầu.
• Hệ thống điều khiển phải kết hợp chặt chẽ với thiết bị để đáp ứng “ Sự tự bảo
vệ “ vv…, dưới ảnh hưởng của các tác động ngoại vi, thiết bị phải ngừng hay
bảo vệ tránh hư hỏng.
• Nhà thầu phải bảo đảm phương pháp khởi động thiết bị được đề xuất là đã
được thừa nhận bởi các quy định hiện hành và Nhà tư vấn.
• Các thiết bị phải được lắp đặt sao cho có thể loại trừ các hậu quả xấu do rung
động và tiếng ồn.
• Thiết bị được lắp đặt bên trong hay khu vực bên trong toà nhà phải đảm bảo
đồng bộ cũng như kiểu dáng, và kích thước để không phá vỡ mỹ quan bên
trong toà nhà.
• Mã hiệu hay số hiệu của thiết bị được xem như một tiêu chuẩn của kiểu thiết
bị đó, liên quan đến loạt sản phẩm thời gian hiện hành và các tài liệu giới
thiệu để đảm bảo đúng mã hiệu hay số hiệu ngay tại thời điểm tổ chức thầu.
THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
HẠNG MỤC: HỆ THỐNG ĐIỆN
1. KHÁI QUÁT
1. Qui mô công trình
Công trình có các tầng và phân khu chức năng như sau:
TT Tầng Diện tích sàn (m²)
1 Hầm 2 388
2 Hầm 1 336
3 Tầng 1 249
4 Tầng 2 267
5 Tầng 3 267
6 Tầng 4 267
7 Tầng 5 280
8 Tầng 6 280
9 Tầng 7 280
10 Tầng 8 280
11 Tầng 9( kỹ thuật) 280
12 Tầng 10 247
13 Tầng 11 247
14 Tầng 12 207
Các hạng mục hệ thống kỹ thuật điện trong công trình, bao gồm:
a. Hệ thống điện:
- Hệ thống cáp ngầm trung thế vô /ra
- Tủ trung thế MVSG bảo vệ máy biến thế 15(22)kV/0.4kV
- Máy biến thế
- Máy phát dự phòng, tủ điều khiển máy phát và tự động đóng/ cắt nguồn dự
phòng
- Tủ điện hạ thế LVSG, LDB, MSSB… và hệ thống cáp xuất hạ thế
- Hệ thống chống sét, nối đất bảo vệ
b. Hệ thống báo cháy :
2. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Hệ Thống Điện
a. Các tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng thiết kế hệ thống cung cấp điện:
11TCN 19-84 Đường dây điện – Bộ Điện Lực VN
11TCN 21-84 Thiết bị phn phối v trạm biến thế – Bộ Điện Lực VN
11TCN 20-84 Bảo vệ v tự động – Bộ Điện Lực VN
TCVN 2622: 1995 PCCC cho nhà và công trình
TCVN 6160: 1996 PCCC cho nhà cao tầng
TCXD 25: 1991 Lắp đặt dây điện trong nhà
TCXD 27: 1991 Lắp đặt thiết bị điện trong nhà
TCXD 46: 2007 Chống sét cho cc cộng trình xy dựng
NF C 17-102 Tiêu chuẩn Pháp về chống sét
AS3000 Tiêu chuẩn Úc về lắp đặt hệ thống điện cho các công trình xây dựng
IEC 60439 Tiêu chuẩn về lựa chọn các lọai cáp
CIBSE Hướng dẫn thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình, Anh Quốc
b. Các tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng thiết kế hệ thống PCCC
- TCVN 5040: 1980 Thiết bị PCCC
- TCVN 5760: 1993 Hệ thống chữa cháy, yêu cầu thiết kế lắp đặt và sử dụng
- TCVN 2622: 1995 PCCC cho nhà và công trình
- TCVN 6160: 1996 PCCC cho nhà cao tầng
- TCVN 5738 : 2001 Hệ thống báo cháy tự động-yêu cầu kỹ thuật
- AS 1670.1,2,3: 1997 Hệ thống bo cháy, cảnh báo và liên lạc
2. HỆ THỐNG ĐIỆN
2.1. Phụ tải điện.
Phụ tải tiêu thụ điện trong công trình như sau:
Tổng công suất sử dụng điện : 495 kVA
2.2. Lựa chọn công suất thiết bị
1. Máy biến thế 15(22)kV/0.4kV: 560 kVA
2. Máy phát điện dự phòng 380V-50Hz: 500 kVA
2.3. Trạm biến thế 15(22)kV/0.4kV
Phương án thiết kế
Nguồn điện
Nguồn điện cung cấp điện cho trạm biến thế lấy từ điện lưới quốc gia:
Cấp điện thế hiện nay/tương lai: 15kV / 22Kv
Phương n đấu nối
Trạm biến thế được đấu nối vào đường dây 15(22)kV quốc gia qua tủ
đóng ngắt trung thế (TT) lọai hợp bộ 25kA/s. Tủ TT bao gồm:
- Tủ cáp TT vo/ra: Sử dụng bộ dao cách ly 24kV-630A cch điện SF6.
- Tủ dao cắt có tải với cầu chì HRC bảo vệ máy biến thế.
Tuyến cáp trung thế vo/ra trạm biến thế lọai 24 KV XLPE/PVC/SWA/PVC
240mm
2
x02 tuyến chôn ngầm trong mương cáp/ ống uPVC.
Tuyến cáp hạ thế ra tủ điện chính dùng cáp P: 2(1C-240mm
2
,XLPE/PVC)
+ N: 2(1C-240mm
2
,PVC)
1. Máy biến thế (MBA)
Máy biến thế loại khô 15(22)kV/0.4kV 400kVA x01.
Các thông số của máy biến thế tuân theo tiêu chuẩn của ngành Điện.
2. Kiến trúc trạm biến thế
Vị trí : Tầng 9
Loại trạm trong nhà, Kích thước trạm 1550Lx915Wx1600mmH
Trạm có kết cấu cột, sàn mái bê tông, tường gạch. Được thông gió trực
tiếp ra bên ngoài.
Máy biến thế, tủ trung thế và cáp vào/ra trung thế được nối đất nhờ hệ
thống tiếp địa, có điện trở nối đất không quá 4 Ohm trong mọi thời điểm
trong năm.
2.4. Máy phát điện (MFD) dự phòng
Máy phát dự phòng có công suất 500 KVA x01, chạy dầu diesel. Tự động
khởi động khi có sự cố mất nguồn điện lưới và có khả năng cung cấp
điện cho phụ tải trong vòng 10 giây nhờ bộ tự động chuyển nguồn ATS.
Tất cả các phụ tải được cung cấp từ MFD khi nguồn điện quốc gia bị mất.
Khi có sự cố cháy, chỉ có phụ tải chữa cháy mới được cung cấp điện từ
máy phát điện.
Bồn dự trữ dầu đủ sử dụng trong 1 ngày với tải cực đại.
Phương án lắp đặt
- Vị trí : Tầng 9
- Diện tích máy: 3160Lx1340Wx1810mmH
- Đấu nối vào tủ điện chính: Bằng cáp P: 2(1C-240mm
2
,XLPE/PVC) +
N:2(1C-240mm
2
,PVC)
- Giải nhiệt MFD: Bằng gió trực tiếp
- Cách âm: Sử dụng cách âm phòng. Độ ồn tốI đa cho phép đo bên ngòai
cách phòng máy 1m là 55dbA.
- Giảm chấn: Sử dụng lò xo giản chấn và đế cao su.
2.5. Tủ điện chính, cáp xuất hạ thế
• Tủ điện lắp đặt trong phòng riêng, tại tầng 9.
• Tủ điện chứa các thiết bị điều khiển và bảo vệ thiết bị điện, dây cáp điện. Các
thiết bị bảo vệ được thiết kế phối hợp bảo vệ nhiều cấp, có chọn lọc và có dự
phòng.Trong trường hợp có ngắn mạch, chạm đất hay xuất hiện dòng rò quá
300mA, thiết bị bảo vệ sẽ cơ lập tất cả các thiết bị bị sự cố ra khỏi nguồn điện
trong thời gian từ 0.1 giây đến 4 giây tùy thuộc cấp bảo vệ. Do đó cũng ngắt
nguồn năng lượng có khả năng ra gây cháy.
• MCCB hạ thế 36kA @ 600V, có bảo vệ chống chạm đất và chống quá dòng,
được sử dụng cho các lộ vào máy phát, máy biến thế. Bộ tư động chuyển đổi
ATS cho phép tự động đóng máy phát vào tải sau khi cắt nguồn máy biến thế và
cung cấp cho tất cả phụ tải trong tòa nhà. Hệ thống cũng cho phép tự động tái
lập trạng thái ban đầu ngay khi nguồn cung cấp chính được khôi phục.
• Các phụ tải quan trọng như bơm nước CC, quạt tạo áp cầu thang, thang máy
thóat hiểm là các phụ tải duy nhất được duy trì cung cấp từ MBA hay MFD ngay
trong trường hợp xảy ra hỏa họan. Cáp điện cung cấp cho các phụ tải này là loại
không cháy MIMS hay tương đương.
• Tủ điện có thanh nối đất để nối đất vỏ tủ điện và vỏ ccá thiết bị sử dụng điện
khác trong khu vực. Điện trở nối đất đo tại các thanh nối đất trong tủ điện không
quá 04 Ohm trong bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Cáp xuất hạ thế từ MBA và tủ đện chính :
• Tại các vị trí hệ thống cáp điện xuyên tường/ tầng mà không gian không được
ngăn cách bằng các vật liệu chịu lửa như trên, sẽ có chèn túi ngăn lửa bằng sợi
khóang tại các lỗ xuyên sàn.
• Nguồn điện cung cấp điện chính cho dự án lấy từ điện lưới quốc gia qua máy
biến thế dầu trong đặt phòng. Vị trị trạm biến thế tại tầng 9.
2.6. Hệ thống đèn chiếu sáng
• Các hệ thống chiếu sáng bao gồm các hệ thống sau:
• Hệ thống chiếu sáng bình thường: mục đích đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo
mục đích sử dụng về độ sáng, độ chói, màu sắc và độ đồng đều.
• Hệ thống chiếu sáng tự động cho khu vực công cộng: mục đích duy trì độ sáng
tối thiểu để đi lại, bảo vệ khi tối trời. Hệ thống cũng có thể lập trình để giảm bớt
hay tắt hòan tòan vào thời gian không cần thiết trong ngày/tuần và tự động mở
khi có người đi vào khu vực.
• Hệ thống chiếu sáng sự cố và thóat hiểm: duy trì độ sáng tối thiểu để đi lại khi
mất điện nguồn và chỉ hướng thóat hiểm.
Loại đèn và yêu cầu chiếu sáng theo công năng phòng như sau:
TT Phòng / khu vực Đèn chiếu sng Chỉ tiêu chiếu sáng
Lo ạ i Treo cao Độ rọi Emin/
Emax
Nhiệt độ
sắc đn
M lux % oK
1 Văn phòng Huỳnh quang 2.8->3.5 500 0.5 3800
2 Phòng tủ điện Huỳnh quang 3.5 200 0.5 3800
3 Điều khiển, tổng đi Huỳnh quang 2.8->3.5 500 0.5 3800
4 Sảnh Compact 2.8->3.5 200 0.5 2700
5 Hành lang Compact 2.8 150 0.5 2700
6 Kho Huỳnh quang 2.8->3.5 100 0.5 3800
7 P. kỹ thuật Huỳnh quang 2.8->3.5 150 0.5 2700
2.7. Hệ thống ổ cắm điện sử dụng chung và cung cấp cho cc thiết bị điện
cơ
• Trong khu vực dịch vụ cung cấp các ổ cắm âm tường 1P-220V. Bán kính phục
vụ mỗi ổ cắm này không quá 8m, thích hợp cung cấp điện cho các dụng cụ cầm
tay.
• Trong khu vực văn phòng sử dụng hệ thống máng cáp trên trần, cáp điện cung
cấp đến các hộp nối dây chờ sẵn trên trần. Công tắc cung cấp điện đến điểm sử
dụng sau cùng sẽ do người sử dụng thực hiện trong giai đoạn bố trí nội thất văn
phòng. Hệ thống này rất linh động phù hợp với các khu văn phòng loại mở rộng
lớn.
• Các thiết bị cơ điện khác như máy lạnh, quạt hút / cấp gió tươi, thang máy, bơm
nước sinh họat và nước thải sẽ được cung cấp điện từ các tủ điện chuyên dụng
cho thiết bị cơ MSSB để thuận tiện trong cơng tc quản lý vận hành bảo trì sử
chữa.
2.8. Hệ thống chống sét
• Kim thu sét tia tiên đạo, bán kính phục vụ tối thiểu 51m – cấp III.
• Cáp dẫn sét lọai cáp bọc cách điện 200KV, chống nhiễu cho các đường dây /
thiết bị thông tin.
• Hệ thống tiếp địa có điện trở tiếp đất không quá 10 Ohm, đo trong mùa khô nhất
trong năm.
• Các mối nối cáp và cọc tiếp địa sử dụng hàn hóa nhiệt CADWELD để bảo đảm
tiếp xúc tại các mối hàn bền vững theo thời gian.
• Chống sét lan truyền cho tất cả đường vào điện, điện thoại, Internet (cáp đồng).
• Chống sét lan truyền và lọc sét cho các thiết bị điện tử quan trọng tổng đi, server,
trung tâm báo cháy, hệ thống camera,
3. HỆ THỐNG BÁO CHÁY
3.1. Phương án thiết kế
Hệ thống báo cháy tự động bao gồm các thiết bị chính như sau:
• Tủ báo cháy trung tâm: 01 tủ, lọai địa chỉ xác định, 01 loop báo cháy v 01 loop
giám sát/ điều khiển hệ thống chữa cháy. Mỗi loop cho phép lắp đặt tối đa 198
môđun v à đầu báo địa chỉ. Giao diện đồ họa trên nền Window. Tủ báo cháy
trung tâm cho phép kết nối truyền vànhận dữ liệu với nhau và từ hệ thống điều
khiển tòa nhà BMS, hệ thống điện thọai kỹ thuật số và hệ thống thông báo công
cộng. (nếu có),
• Bảng báo cháy lọai đèn LED đặt tại phòng bảo vệ toàn nhà.
• Đầu báo cháy địa chỉ lọai khói v nhiệt sử dụng trong tầng hầm, phòng tủ điện,
thiết bị thơng tin điện tử, thiết bị cơ điện như bơm, quạt hút, …
• Nút báo khẩn lọai địa chỉ, chuông báo động có đèn báo và môđun điều khiển cho
chuông gắn tại cửa cầu thang thĩat hiểm.
• Môđun giám sát để kiểm tra công tắc dòng chảy từng tầng của hệ thống chữa
cháy tự động và truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy.
• Bộ cách ly tách các đọan trong vòng bị sự cố, bảo đảm cho các phần khác trong
vòng họat động bình thường.
3.2. Hoạt động của hệ thống:
• Khi nhận được tín hiệu báo động từ các đầu báo cháy hay môđun giám sát ngọai
vi, tủ báo cháy trung tâm sẽ phát tín hiệu cảnh báo lên mạng, tới mán hình máy
tính điều khiển và các bảng báo cháy.
Sau một khoảng thời gian có thể định trước, tín hiệu báo động từ các thiết bị ngọai vi
vẫn tồn tại, tủ báo cháy trung tâm sẽ phát tín hiệu báo động đến các thiết bị và hệ
thống sau:
• Hệ thống BMS (nếu có).
• Hệ thống thông báo công cộng (nếu có).
• Thiết bị báo động: chuông và đèn báo cháy.