Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giải bài toán hóa học bằng phương pháp sơ đồ đường chéo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.4 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ
MÃ SKKN
34.55.02

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ

; TỈNH:

Tên sáng kiến kinh nghiệm

GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG
PHÁP SƠ ĐỒ ĐƯỜNG CHÉO
Môn/nhóm môn: Hóa Học
Tổ bộ môn: Sinh- Hóa- CN- TD- Tin
Mã môn: 55
Người thực hiện: Triệu Thị Hằng
Điện thoại: 0912 037 426
Email:

Vĩnh Phúc, năm 2015

1


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài


………………………………………...

1

2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………..

1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….

2

4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………….

2

5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu……………………………..

2

6. Phương pháp nghiên cứu………………………………

2

7. Cấu trúc SKKN

3

PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I:Tổng quan

I. Nguyên tắc……………………………………………………..

4

II. Tổng quan về các dạng bài tập sử dụng phương pháp sơ đồ
đường chéo……………………………………………………..

5

Chương II: Thực trạng vấn đề
1. Thuận lợi……………………………………………………..

7

2. Khó khăn……………………………………………………...

7

Chương III: Giải quyết vấn đề
1. Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp……………

8

2. Kết quả và bài học thực nghiệm..……………………………

18

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20


2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hóa học là môn khoa học tự nhiên được đưa vào giảng dạy từ khá sớm
trong giáo dục phổ thông (lớp 8 bậc THCS). Việc giảng dạy Hóa học trong
trường phổ thông phải thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nhiệm vụ trí dục: Cung cấp một nền học vấn Hóa học phổ thông nhất,
hiện đại và là cơ sở để tìm hiểu về nền sản xuất hiện đại, hiểu được vai trò của
Hóa học đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
- Nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức: Từ những kiến thức và kỹ
năng trong bộ môn Hóa học mà học sinh có phương pháp nhận thức Hóa học và
phát triển trí tuệ, biết kết hợp tư duy cụ thể và trừu tượng, các lập luận chặt chẽ
và logic hơn.
- Nhiệm vụ đạo đức: Hình thành thế giới quan khoa học, thái độ đúng
đắn với thiên nhiên và con người; với kinh tế, xã hội và môi trường.
Hiện nay, khi hình thức thi chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm, thì các
phương pháp giải toán nhanh được quan tâm và chú trọng rất nhiều. Việc dạy
các phương pháp giải toán có một ý nghĩa rất quan trọng với học sinh. Mỗi bài
tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau, nhưng cần lựa chọn phương
pháp hợp lý, tối ưu nhất để giải quyết.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, phương pháp đường chéo là một phương
pháp khá hay, đơn giản và hữu ích, có thể dùng để giải nhanh một số dạng bài
tập trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, học sinh vẫn còn lúng túng, gặp
khó khăn và tâm lý ngại sử dụng, thường làm theo cách truyền thống. Điều này
có thể do học sinh chưa nắm vững và hiểu đúng về phương pháp cũng như chưa
biết vận dụng một cách linh hoạt vào từng bài tập, từng trường hợp cụ thể. Đó
là lý do để tôi viết đề tài “ giải bài toán hóa học bằng phương pháp sơ đồ
đường chéo” nhằm giúp học sinh một phần nào giải quyết tốt các bài toán hóa

một cách nhanh chóng đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp giải bài
tập với các đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đối với giáo viên: Nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và
nâng cao chất lượng cho học sinh.

3


- Đối với học sinh: Có khả năng tiếp thu bài nhanh, hứng thú với giờ học,
tích cực, chủ động đóng góp ý kiến của mình, dần dần hình thành cho bản thân
thói quen tư duy khoa học, trình bày vấn đề trước tập thể và có trách nhiệm hơn
khi làm việc. Giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra phương pháp giải bài toán Hóa một cách nhanh chóng.
Thử nghiệm trên các lớp: 10A1 trường THPT Nguyễn Duy Thì, lớp 12A1
trường THPT Triệu Thái.
Giáo viên đưa ra các dạng bài tập để giải nhanh nhất bằng phương pháp
sơ đồ đường chéo.
4. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng : Học sinh lớp 10A1 trường THPT Nguyễn Duy Thì- Bình
Xuyên- Vĩnh Phúc và 12A1trường THPT Triệu Thái- Lập Thạch- Vĩnh phúc.
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Hóa học 10,11,12 cơ bản.
Thời gian: Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 4 năm 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Đọc các tài liệu làm cơ sở xây dựng lí thuyết của chuyên đề: tài liệu lí
luận dạy học (chủ yếu là phương pháp giải bài tập Hóa học THPT); sách giáo
khoa, sách bài tập hóa học 10,11 phần cơ bản và nâng cao; phương pháp giải bài

tập hóa vô cơ, hữu cơ; 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc
nghiệm môn Hóa học; một số đề thi học sinh giỏi, đề thi đại học, cao đẳng...
6.2. Phương pháp sư phạm
a. Phương pháp chuyên gia
Vận dụng phương pháp bài tập để hướng dẫn học sinh giải quyết bài toán.
Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên
giỏi về nội dung sáng kiến.
b. Tìm hiểu chất lượng học sinh ở những lớp mình điều tra.
c. Chọn lớp thử nghiệm và đối chứng kết quả.
4


7. Cấu trúc của SKKN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

………………………………………...

2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………..
3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….
4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………….
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu……………………………..
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………
7. Cấu trúc của SKKN
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I:Tổng quan
I. Nguyên tắc
II. Tổng quan về các dạng bài tập sử dụng phương pháp sơ đồ
đường chéo
Chương II: Thực trạng vấn đề

1. Thuận lợi
2. Khó khăn
Chương III: Giải quyết vấn đề
1. Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp
2. Kết quả và bài học thực nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5


PHẨN II: NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN
I. Nguyên tắc
1. Nguyên tắc: Trộn lẫn hai dung dịch.
Dung dịch 1: có khối lượng m 1, thể tích V1, nồng độ C1 (C% hoặc CM),
khối lượng riêng d1.
Dung dịch 2: có khối lượng m2, thể tích V2, nồng độ C2 (C2>C1), khối lượng
riêng d2.
Dung dịch thu được có m = m 1 + m2, V = V1 + V2, nồng độ C (C1khối lượng riêng d.
Sơ đồ đường chéo và công thức tương ứng với mỗi trường hợp là:
a. Đối với nồng độ % về khối lượng:
m1

C1

|C2 – C|
C

m2


C2

m1 C 2 -C
=
m 2 C1 -C

(1)

V1 C 2 -C
=
V2 C1 -C

(2)

V1 d 2 -d
=
V2 d1 -d

(3)

|C1 – C|

b. Đối với nồng độ mol/lít:
V1

C1

|C2 – C|
C


V2

C2

|C1 – C|

c. Đối với khối lượng riêng:
m1

d1

|d2 – d|
C

m2

d2

|d1 – d|

* Chú ý:
• Chất rắn coi như dung dịch có C = 100%
6


• Dung môi coi như dung dịch có C = 0%
• Khối lượng riêng của H2O là d = 1 g/ml
2. Tổng quan về các dạng bài tập sử dụng phương pháp sơ đồ đường chéo.
Dạng 1 : Tính toán hàm lượng các đồng vị

- Đồng vị (cùng vị trí) là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về
số khối (do khác nhau số nơtron) nên cùng thuộc một nguyên tố hoá học và có
cùng vị trí trong tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Khác với số khối của đồng vị, khối lượng nguyên tử trung bình là giá trị trung
bình các số khối của các đồng vị tạo nên nguyên tố đó. Trong trường hợp
nguyên tố được tạo nên bởi 2 đồng vị chủ yếu, ta có thể dễ dàng tính được hàm
lượng chất mỗi đồng vị bằng phương pháp đường chéo.
Dạng 2 : Tính tỉ lệ thành phần của hỗn hợp khí qua tỷ khối
- Hỗn hợp khí, nhất là hỗn hợp 2 khí là một dữ kiện dễ dàng bắt gặp trong nhiều
bài toán hoá học mà thông thường ta sẽ phải tính số mol hoặc tỷ lệ số mol hoặc
thể tích hoặc tỉ lệ thể tích để tìm ra được giá trị cuối cùng của bài toán.
Dạng 3 : Tính toán trong pha chế các dung dịch có cùng chất tan
- Trong trường hợp bài toán có sự thay đổi về nồng độ của dung dịch do bị pha
loãng hoặc do bị trộn lẫn với một dung dịch có nồng độ khác, ta có thể áp dụng
đường chéo để tìm ra tỉ lệ giữa các dung dịch này
Dạng 4 : Tính thành phần hỗn hợp muối trong phản ứng giữa đơn bazơ với
đa axit
- Tỉ lệ : phương trình - số mol
Dạng 5 : Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất hữu cơ
- Bài toán hỗn hợp 2 chất hữu cơ, đặc biệt, 2 chất đồng đẳng kế tiếp là một dữ
kiện rất hay gặp trong bài toán hóa hữu cơ phổ thông. Trong những bài toán này,
nếu có yêu cầu tính tỷ lệ % của 2 chất trong hỗn hợp ban đầu (về khối lượng
hoặc thể tích hoặc số mol) ta nên áp dụng phương pháp đường chéo.
- Chú ý là dữ kiện đồng đẳng liên tiếp chỉ phục vụ việc biện luận giá trị rời rạc,
không liên quan đến việc sử dụng đường chéo để tính tỷ lệ, do đó, trong trường
hợp đã biết giá trị của đại lượng đặc trưng của 2 chất (XA và XB trong bài toán
tổng quát) thì ta vẫn hoàn toàn có thể tính được tỉ lệ này, dù hai chất đó không
phải là đồng đẳng liên tiếp, thậm chí không phải là đồng đẳng.
7



- Đại lượng trung bình dùng làm căn cứ để tính toán trên đường chéo
trong trường hợp này thường là: Số nguyên tử C trung bình, khối lượng phân
tử trung bình, số nguyên tử H trung bình, số liên kết pi trung bình, số nhóm chức
trung bình… và tỷ lệ thu được là tỷ lệ số mol 2 chất.
Dạng 6 : Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất vô cơ
- Bài toán 2 chất vô cơ cũng khá thường gặp trong số các bài toán hóa học.
Thông thường đó là hỗn hợp 2 kim loại, 2 muối,… mà khả năng phản ứng và
hóa trị của chúng trong các phản ứng hóa học là tương đương nhau, trong trường
hợp này, ta thường dùng giá trị khối lượng phân tử trung bình là cơ sở để tính
toán trên đường chéo.
- Trong một số trường hợp khác, hóa trị và khả năng phản ứng của các chất
trong hỗn hợp không tương đương nhau thì ta dùng hóa trị trung bình làm cơ sở
để áp dụng phương pháp đường chéo.
Dạng 7: Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp nhiều hơn 2 chất.
- Về nguyên tắc, phương pháp đường chéo chỉ áp dụng cho hỗn hợp 2 thành
phần, điều này không thể thay đổi. Tuy nhiên khái niệm “2 thành phần” không
có nghĩa là “2 chất”, đó có thể là hai hỗn hợp, hoặc hỗn hợp với 1 chất,… miễn
sao ta có thể chỉ ra ở đó một đại lượng đặc trưng có thể giúp chia tất cả các chất
ban đầu thành 2 nhóm, “2 thành phần” là có thể áp dụng đường chéo.
- Ngoài ra, có thể những hỗn hợp có nhiều hơn 2 thành phần, nhưng ta đã biết
tỷ lệ của một vài thành phần so với các thành phần còn lại trong hỗn hợp thì vẫn
hoàn toàn có thể giải bằng phương pháp đường chéo.

8


Chương II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng

và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của cấp học. Giáo viên trong nhà trường luôn có
trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương học sinh. Ngay
từ đầu năm học, ban giám hiệu và tổ bộ môn đã có triển khai các kế hoạch, chỉ
thị năm học; kiểm tra khảo sát theo bộ môn để phân loại đối tượng học sinh, từ
đó có biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
Có một số học sinh khá, giỏi đã có kĩ năng giải bài tập này theo phương
pháp thông thường (đặt ẩn, lập hệ phương trình).
2. Khó khăn
Trường THPT Triệu Thái và trường THPT Nguyễn Duy Thì là hai trường
chuyển từ mô hình Bán công sang mô hình Công lập trong 6 năm trở lại đây nên
phần đông học sinh có học lực yếu kém. Ngoài ra phần đông là con em nông
thôn nên không có nhiều điều kiện về cả kinh tế và thời gian dành cho việc học
tập.
Rất nhiều học sinh khi vào lớp 10 rồi nhưng vẫn chưa giải được phương
trình bậc nhất một ẩn và hệ phương trình nên rất khó khăn để giải bài toán theo
cách giải thông thường.
Chưa biết cách áp dụng phương pháp sơ đồ đường chéo vào giải quyết
một số bài tập khó.
Mỗi dạng bài tập có nhiều phương pháp làm, nhưng có 1 phương pháp
hiệu quả nhất để giải quyết mà học sinh chưa tìm ra được.
Thói quen của học sinh về giải toán hoá bao giờ cũng là viết phương trình
hoá học, đặt ẩn, lập hệ phương trình. Phương pháp này chỉ phù hợp với những
bài toán đơn giản, khi số ẩn và số phương trình đại số lập được bằng nhau. Mặt
khác, với một câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đề thi Đại học với thời gian
trung bình 1,8 phút/1 câu hỏi thì việc giải nhanh bài toán này là vấn đề khá nan
giải.

9



Chương III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Phương pháp giải một số dạng bài tập thường gặp
Dạng 1 : Tính toán hàm lượng các đồng vị
Đây là dạng toán gặp ở lớp 10 chương “cấu tạo nguyên tử”
Ví dụ 1: (Bài 5 - SGK Hóa 10 – trang 14):
65
63
Đồng có hai đồng vị bền 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của
đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị.

Giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có
65
Cu )
( 29

65

0,54

→ 27

1,46

→ 73

63,54

63
Cu )

( 29

Vậy

63

65
63
Cu = 27% và % 29
Cu = 73%
% 29

Ví dụ 2 : Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Hỏi mỗi khi có 94
nguyên tử

10
5

B thì có bao nhiêu nguyên tử

A. l88

B. 406

11
5

B?

C. 812


D. 94

Giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có
( 10 B )

10

0,188

→ 94

10,812

( 11B )

11

0,812

→ 406 Đáp án : B

10


81
79
Ví dụ 3: Trong tự nhiện Br có hai đồng vị bền Br và Br . Nguyên tử khối
81

trung bình của brom là 79,91. Thành phần phần trăm khối lượng của Br trong
HBr là

A. 54,5%.

B. 45,5%

C. 45,50%.

D. 54,56%.

Giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo, ta có
( 79 Br )

79

→ 54,5%

1,09

79,91

( 81Br )

81

0,91

Xét trong 1 mol HBr, ta có: → % m81 Br =


→ 45,5%

45,5.0,81
.100% = 45,50%
1 + 79,91
Đáp án C

Dạng 2: Tính tỉ lệ thành phần của hỗn hợp khí qua tỉ khối.
Ví dụ 1 : Một hỗn hợp gồm O2,O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi với hiđro
là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là
A. 15%.

B. 25%.

C. 35% .

D. 45%.

Giải:
Áp dụng sơ đồ đường chéo, ta có:
( O2 )

32

12

→ 75%

4


→ 25%

18.2

( O3 )

48

Đáp án B
11


Ví dụ 2 : Cho hỗn hợp SO3 và O2 có tỉ khối với H2 là 32. % thể tích O2 trong
hỗn hợp là:
A. 6,67%
B. 66,67%
C. 33.33%
D. 3,33%
Giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo, ta có:
( SO3 )

80

32

→ 66,67%

16


→ 33,33% Đáp án C

32.2
( O2 )

32

Dạng 3 : Tính toán trong pha chế các dung dịch có cùng chất tan
Ví dụ 1: Để thu được dung dịch HNO3 20% cần lấy a gam dung dịch HNO3
40% pha với b gam dung dịch HNO3 15%. Tỉ lệ của a/b là:
A. 1/4

B. 1/3

C. 3/1

D. 4/1

Giải
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có
a gam HNO3 40%

40

5
20

b gam HNO3 15%
Vậy ta có :


15

a 15 - 20 1
=
=
b 40 - 20 4

20


Đáp án

A
* Ví dụ 2: Trộn V1 ml dung dịch NaOH (d = 1,26 g/ml) với V 2 ml dung dịch
NaOH (d = 1,06 g/ml) thu được 1 lít dung dịch NaOH (d = 1,16 g/ml). Giá trị
của V1 và V2 lần lượt là:
A. V1 = V2 = 500

B. V1 = 400, V2 = 600

C. V1 = 600, V2 = 400

D. V1 = 700, V2 = 300

Giải
V1

1,26


0,1
12




1,16
V2

1,06

V1 0,1
=
=1 → V1 =V2 → V1 = V2 = 50ml
V2 0,1

0,1
Đáp án A

Ví dụ 3: Cần cho số gam H2O vào 100 gam dung dịch H2SO4 90% để được
dung dịch H2SO4 50% là:
A. 90 g

B. 80 g

C. 60 g

D. 7g

Giải

Gọi khối lượng nước cần dùng là m gam, ta có
m

0

40
m 40
= → m = 80(gam)
100 50

50
100

90

→ Đáp án B

50

Ví dụ 4: Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO 4.5H2O và bao nhiêu gam dung
dịch CuSO4 8% để pha thành 400 gam dung dịch CuSO4 16%.
A. 180 gam và 220 gam.

B. 330 gam và 70 gam.

C. 300 gam và 100 gam.

D. 80 gam và 320 gam

Giải

Ta coi CuSO4.5H2O như là dung dịch CuSO4 có:
C% =

160x100
= 64 (%)
250

Gọi m là khối lượng của CuSO4.5H2O thì khối lượng của CuSO4 8% là 400 - m
Ta có:
m

64

8
m
8
1
=
=
400 − m 48 6

16
400-m

8

48
13



Vậy : m = 80 (gam)
Khối lượng của CuSO4 8% là: 400 − 80 = 320 (gam)
→ Đáp án là D.
Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 40 gam dung dịch
NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 40%. Giá trị của m là:
A. 11,3.

B. 12,58.

C. 31,8.

D. 127.

Giải
Phản ứng hòa tan: Na2O + H2O → 2NaOH
Ta coi Na2O nguyên chất như dung dịch NaOH có C =
m

Na2O 129

80.100
= 129%
62

28

40
40 NaOH

12


89
Vậy m =

40.28
= 12,58 gam
89
→ Đáp án B

Dạng 4 : Tính thành phần hỗn hợp muối trong phản ứng giữa đơn bazơ với
đa axit.
Ví dụ 1: (Bài 6 - SGK Hóa 11 – trang 75): Nung 52,65 gam CaCO3 ở 10000C
và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH
1,800M. Hỏi thu được những muối nào? Khối lượng là bao nhiêu? Biết rằng
hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 95%.
Giải
52,05

x95% = 0,5
0,9
nCO2 =
→n=
= 1,8
100

0,5
nNaOH = 0,9
14



Vậy sản phẩm tạo ra hai loại muối NaHCO3 và Na2CO3
NaHCO3 (n1 = 1)

0,2

→1

0,4

→4

1,8

Na2CO3 (n2 = 2)

Mà: nNaHCO3 + nNa2CO3 = nCO2 = 0,5
Vậy: nNaHCO3 = 0,1 → mNaHCO3 = 0,1.69 = 6,9 (g)
nNa2CO3 = 0,4 → mNa2CO3 = 0,4.91 = 36,4 (g)
Ví dụ 2 (TSĐH khối A – 2009):Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 10
ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH) 2 0,12M, thu được m gam
kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,182

B. 3,940

C. 1,970

D. 2,364

Giải

nCO2 = 0,02
0,03
→n=
= 1,5 → tạo ra hai loại muối.

n
=
0,03
0,02

 OH
HCO3- (n1 = 1)

0,5
→ nCO2− = nHCO− =

1,5
CO32- (n2 = 2)

3

3

0,02
= 0,01
2

0,5

Ba 2+ +CO32- → BaCO3

mBaCO3 = 0,01.197 = 1,97( g )

Đáp án C

Ví dụ 3: Thêm 250ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch H 3PO4 1,5M.
Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là:
A. 14,2 gam Na2HPO4; 32,8 gam Na3PO4.
15


B. 28,4 gam Na2HPO4; 16,4 gam Na3PO4.
C. 12 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4.
D. 24 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4.
Giải:
nNaOH = 0,5
0,5 5
→n=
= → Tạo ra hỗn hợp 2 muối NaH2PO4 Và Na2HPO4

0,3 3
nH3 PO4 = 0,3
NaH2PO4 (n1 = 1)

1/3
5/3

Na2HPO4 (n2 = 2)
2/3
Vậy → mNaH 2 PO4 = 0,1.120 = 12 gam
→ mNa2 H PO4 = 0,2.142 = 28,4 gam

Đáp án C
Dạng 5 : Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất hữu cơ
Ví dụ 1:(TSĐH khối A – năm 2009): Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N
có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 g và
thể tích 6,72 l (đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là:
A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2

B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2

C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4

D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4

Giải
nX = 0,3 → M X =

12,4
= 41,33
0,3

Vậy, anken là C3H6 (42) và ankin là C3H4 (40).
C3H6

42

1,33

→2
nC3 H 6 = 0,2
→

→ đáp án D
nC3 H 4 = 0,1

41,33
C3H4

40

0,07

→1
16


Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp,
thu được 0,9 mol CO 2 và 1,4 mol H2O. Thành phần % về thể tích của mỗi chất
trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 25% và 75%
C. 40% và 60%

B. 20% và 80%
D. 15% và 85%

Giải:
Ta thấy nH 2 O > nCO2 → hai hiđrocacbon đã cho là ankan có CTC là :
Cn H 2 n + 2 . Từ gỉa thiết ta có
nH 2 O
nCO2

=


CH4

1 + n 1,4
=
→ n = 1,8 → Công thức phân tử của 2 ankan là: CH4 Và C2H6
0,9
n

(C=1)

0,2

→ 2 0%

1,8
C2H6

(C=2)

Đáp án B
0,8

→ 80%

Dạng 6 : Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất vô cơ
* Ví dụ 1 (Bài 4 -SGK Hóa 11 – trang 86): Cho 5,94 gam hỗn hợp K2CO3 và
Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74 gam hỗn hợp các muối
khan K2SO4 và Na2SO4. Thành phần của hỗn hợp ban đầu là:
A. 3,18 g Na2CO3 và 2,76 g K2CO3


B. 3,02 g Na2CO3 và 2,25 g K2CO3

C. 3,81 g Na2CO3 và 2,67 g K2CO3

D. 4,27 g Na2CO3 và 3,82 g K2CO3

Giải
Cứ 1 mol hỗn hợp phản ứng thì m tăng: 96 – 60 = 36 gam
0,05 mol

m tăng: 7,74 – 5,94 = 1,8 gam
M=

K2CO3

5,94
= 118,8
0,05

138

12,8

→2

118,8
17



Na2CO3

106

19,2

→3

Vậy: nK2CO3 = 0,02 → mK2CO3 = 2,76 → Đáp án A
Ví dụ 2: Hoà tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch
HCl dư thu được 448ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong
hỗn hợp là
A. 50%.
B. 55%
C. 60%.
D. 65%.
Giải
0,448
3,164
nCO2 =
= 0,02 → M muối cacbonat=
= 158,2
n muối cacbonat =
22,4
0,02
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có

BaCO3

197


58,2

→3

38,8

→2

158,2

CaCO3

100

Vậy % BaCO3 là 60% và % CaCO3 là 40% → Đáp án C
Dạng 7: Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp nhiều hơn 2 chất.
Ví dụ : Cho hỗn hợp gồm H2, N2 và NH3 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8 đi qua
dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lạt một nửa. Thành phần % thể tích
của mỗi khí lần lượt trong hỗn hợp lần lượt là
A. 25%, 25%, 50%

B. 20%, 30%, 50%.

C. 50%, 25%, 25%

D. 15%, 35%, 50%

Giải
Khi bị giữ lại do phản ứng với dung dịch H2SO4 chính là NH3 và có thể tích

bằng ½ thể tích hỗn hợp khí ban đầu. %NH3 = 50%
Gọi khối lượng phân tử trung bình của H2 và N2 trong hỗn hợp là M , ta dễ
dàng thấy:
18


17 + M
= 16 → M = 15
2
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có
H2

13 → 25%

2

15

N2

28

13 → 25%
Đáp án A

* Một số bài tập vận dụng
Câu 1 : Nguyên tử khối trung bình của rubiđi là 85,559. Trong tự nhiên
rubiđi có hai đồng vị 85Rb và 87Rb. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị
85
Rb là

A. 72,05%.
B. 44,10%.
C. 5590%.
D. 27,95%
35
37
Câu 2 : Trong tự nhiên chỉ có 2 đồng vị Cl và Cl . Thành phần % khối lượng
của 37Cl trong KClO4là (cho O =16; Cl = 35,5; K = 39)
A. 6,25%.
B. 6,32%.
C. 6,41%.
D. 6,68%.
Câu 3 : Một hỗn hợp gồm CO và CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi với
hiđro là 18,2. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp là
A. 45,0%.
B. 47,5%.
C. 52,5%.
D. 55,0%.
Câu 4 : Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí
NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí NO : N2O trong
hỗn hợp là :
A. 2: 3.
B. l: 2.
C. l: 3.
D. 3: l.
Câu 5 : Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng hết dung dịch HCl thu hỗn hợp
khí X có tỉ khối hơi so H2 là 20,75. % khối lượng của FeS trong hỗn hợp đầu là
A. 20,18%
B. 79,81%
C. 75%

D. 25%
Câu 6: Để thu được dung dịch HCl 30% cần lấy a gam dung dịch HCl 55% pha
với b gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ a/b đó là:
A. 2/5
B. 3/5
C. 5/3
D. 5/2
19


Câu 7 : Để pha được 100ml dung dịch nước muối có nồng độ mol 0,5M đã
lấy Vml dung dịch NaCl 2,5M. Giá trị của V là
A. 80,0.
B. 75,0.
C. 25,0.
D. 20,0.
Câu 8 : Hoà tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 75,0 gam dung dịch
NaOH 12,0% thu được dung dịch NaOH 58,8%. Giá trị của m là
A. 66,0.
B. 50, 0.
C. 112,5.
D. 85,2.
Câu 9 : Để thu được 42 gam dung dịch CuSO 4 16% cần hoà tan x gam tinh thể
CuSO4.5 H2O vào y gam dung dịch CuSO4 8%. Giá trị của y là
A. 35.
B. 6.
C. 36.
D. 7.
Câu 10 : Thể tích nước nguyên chất cần thêm vào 1 lít dung dịch H2SO4 98%
(d= 1,84 g/ml) để được dung dịch mới có nồng độ 10% là

A. 14, 192 l ít.
B. 15, 1921ít.
C. 16,192lít.
D. 17,l92 lít.

2. Kết quả và bài học kinh nghiệm
2.1. Kết quả
* Qua hai năm học áp dụng phương pháp đường chéo, tôi nhận thấy:
+ Học sinh đã nắm vững và hiểu đúng về phương pháp đường chéo.
+ Một số học sinh đã áp dụng thành thạo và vận dụng linh hoạt hơn.
+ Năng lực tư duy của học sinh được nâng lên rõ rệt.
+ Học sinh hứng thú và có ý thức say mê, tìm tòi, sáng tạo.
+ Phương pháp này ít có hiệu quả với đối tượng học sinh yếu kém và học
sinh học toán kém.
* Tiến hành thực nghiệm sư phạm: Tại trường THPT Triệu Thái( 2013- 2014):
lớp 12A1 và tại trường THPT Nguyễn Duy Thì( 2014- 2015)
- Chọn học sinh lớp 12A1, 10A1 làm đối tượng thực nghiệm do lớp học
tương đối đều và khả năng nhận thức tốt.
- Chia học sinh lớp làm hai nhóm có trình độ tương đương nhau.
+ Tiến hành làm bài kiểm tra 15 phút với hai nhóm trong đó sử dụng
phương pháp đường chéo (nhóm 1) và phương pháp truyền thống (nhóm 2).
20


a) Trước khi thử nghiệm
+ Tại lớp 12 A1
Nhóm
Sĩ số
Giỏi
Khá

TB
Yếu, kém
Nhóm 1
15
3- 20% 7- 46,67% 4- 26,67%
1- 6,66%
Nhóm 2
15
3- 20% 8- 53,33% 4-26,67%
0%
+ Tại lớp 10 A1
Nhóm
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
Nhóm 1
15
1- 6,67% 7-46,67% 5-33,33%
2-13,33%
Nhóm 2
15
0- 0%
8-53,33% 5- 33,33%
2- 13,3%
b) Sau khi thử nghiệm
Tiến hành làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên phiếu học tập bao gồm 10 bài
tập trong thời gian 15 phút thu được kết quả như sau:
+ Tại lớp 12 A1

Nhóm
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
Nhóm 1
15
5-33,33% 8- 53,33% 2- 13,34%
0- 0%
Nhóm 2
15
3- 20% 8- 53,33% 4-26,67%
0%
+ Tại lớp 10 A1
Nhóm
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
Nhóm 1
15
3- 20% 8- 53,33% 4- 26,67%
0-0%
Nhóm 2
15
0- 0%
8-53,33% 5- 33,33%
2- 13,3%

Sau khi học sinh nắm được phương pháp này kết quả tăng đáng kể. Đây là
kết quả đáng mừng và chúng ta chắc chắn rằng số học sinh khá giỏi, kể cả học
sinh diện trung bình sẽ không bỏ qua dạng bài này khi gặp trong các kỳ thi.
2.2. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã đúc kết ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của người thầy. Lãnh đạo trường, Ban chuyên môn cần có
phương án kiểm tra, đánh giá, khích lệ cụ thể.
Có ý thức trách nhiệm cao đối với học sinh, đặt việc giảng dạy cho học
sinh là tầm quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục.
Người thầy phải biết tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm đam mê vào việc
học tập bộ môn hoá học. Hay nói cách khác, người thầy phải là người truyền lửa
để thắp sáng tâm hồn và trái tim của các thế hệ học sinh

21


Phần quan trọng nhất trong quá trình áp dụng phương pháp này là giúp
học sinh định hướng được dạng bài tập, tìm ra bản chất của vấn đề để rút ngắn
thời gian giải bài tập. Đó cũng là động lực để tôi hoàn thành đề tài này.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy, vận dụng linh hoạt
phương pháp đường chéo để giải bài tập hóa học là một lợi thế lớn đối với học
sinh. Vì đây là một phương pháp tương đối đơn giản, dễ hiểu nhưng hiệu quả lại
cao, tốc độ tính toán nhanh, phù hợp với xu hướng thi trắc nghiệm hiện nay.
Tuy nhiên, để làm được điều này, bên cạnh việc nắm vững phương pháp,
học sinh cần có tư duy hoá học, nắm vững bản chất hóa học, các hiện tượng hóa
học, kĩ năng tính toán tốt, biết phân tích, so sánh….Điều này đòi hỏi giáo viên

phải có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao và luôn luôn không
ngừng học hỏi.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm bản thân chưa nhiều, đề tài
không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý
kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài thêm đầy đủ và góp phần thiết thực trong
công tác dạy và học ở trường THPT.

22


Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước
đây (ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh):
SKKN về giải bài toán hóa học bằng phương pháp sơ đồ đường chéo
đã có nhiều tác giả trước đây đề cập đến nhưng được áp dụng ở những
trường và địa phương khác, chưa có đề tài nào áp dụng cho đối tượng học
sinh tại hai trường nói trên
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Bình xuyên, ngày 02 tháng 4 năm 2015
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Triệu Thị Hằng

23




×