Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (hóa học 12 cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 99 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
34.55.01
TRƯỜNG THPT

TẠO VĨNH PHÚC
NGUYỄN DUY THÌ

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ

; TỈNH:

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần
kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Hóa học 12 cơ bản)
Môn/nhóm môn: Hóa học
Tổ bộ môn: Sinh- Hóa – TD –CN -Tin
Mã môn: 55
Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh
Điện thoại: 0972402111
Email:

Vĩnh Phúc, năm 2014

2


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1



1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3
7. Cấu trúc của skkn................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................................5
1. Dạy học phân hoá ...............................................................................................5
2. Một số phương pháp dạy học theo quan điểm DHPH...........................................11
3. Bài tập phân hoá ...................................................................................................12
4. Thực trạng dạy học môn hoá học và sử dụng bài tập phân hoá ở các trường
THPT...........................................................................................................................
15
II. Hệ thống bài tập phaâ hoá phần Kim loại, Hoá học 12 chương trình cơ bản
THPT...........................................................................................................................
17
1. Bài tập phân hoá theo mức độ nhận thức ...............................................................
18
2. Bài tập mở và bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ..............................................
40
III. Thiết kế giáo án dạy học sử dụng hệ thống BTHH phana hoá trong dạy học
Hoá học 12 chương trình cơ bản THPT.......................................................................
50
3.1. Giáo án bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm......................................................
50


3


3.2. Giáo án bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và
hợp chất của chúng......................................................................................................
56
IV. Thực nghiệm sư phạm ...........................................................................................
65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................

82
1. Kết luận ...................................................................................................................
82
2. Kiến nghị ................................................................................................................
84
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTĐG
CTCT
BT
BTHH
BTPH
DD
ĐKTC
GD&ĐT
GV
HS
CB
PPDH
PTHH
PTPƯ

SGK
SBT
THPT
TN
ĐC
TNSP
NV
PH

: Công thức đơn giản
: Công thức cấu tạo
: Bài tập
: Bài tập hoá học
: Bài tập phân hoá
: Dung dịch
: Điều kiện tiêu chuẩn
: Giáo dục và đào tạo
: Giáo viên
: Học sinh
: Cơ bản
: Phương pháp dạy học
: Phương trình hoá học
: Phương trình phản ứng
: Sách giáo khoa
: Sách bài tập
: Trung học phổ thông
: Thực nghiệm
: Đối chứng
: Thực nghiệm sư phạm
: Nhiệm vụ

: Phân hoá

4


SKKN

: Sáng kiến kinh nghiệm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở nước ta để đào tạo được thế hệ trẻ năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu
phát triển nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
thì giáo dục nói chung và giáo dục trong nhà trường phổ thông nói riêng giữ một vai trò
rất quan trọng.
Luật Giáo dục năm 2009 chương 2 mục 2 điều 28 có nêu: “nội dung giáo dục
phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ
thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng
mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học; phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho HS” [13]
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo xác định“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.[16]
Với học sinh trung học phổ thông (THPT), các em có thể bước vào cánh cửa đại
học, cao đẳng hoặc bất kể một trường dạy nghề nào đó, luôn là ước mong của các em,
điều đó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình học tập ở giai đoạn này. Vì vậy là một giáo
viên dạy cấp THPT nói chung và môn Hóa học nói riêng cần phải có phương pháp dạy

học như thế nào để đem lại hiệu quả học tập tốt cho học sinh. Thực tế cho thấy rất nhiều
giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng, đạt kết quả cao trong cuộc thi về chuyên
môn, có bằng cấp trên chuẩn...Nhưng trong giảng dạy lại chưa đáp ứng được yêu cầu
học tập của học sinh, trong giảng dạy thường tiến hành dạy học đồng loạt các em cùng
một lứa tuổi cùng trong một lớp được thầy, cô truyền đạt một vấn đề và thời gian như

5


nhau, đôi khi lại quá dễ đối với những học sinh khá giỏi, đôi khi lại quá khó đối với
những học sinh yếu kém khiến học sinh mất đi hứng thú học tập. Đó là lí do vì sao lại
có câu nói tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí‘‘ Học giỏi nhưng chưa chắc đã dạy
giỏi’’. Với tôi thì tôi thấy câu nói đó là hoàn toàn đúng, học giỏi, có chiều sâu kiến thức
chuyên môn nhưng không có phương pháp dạy phù hợp thì không truyền đạt được mục
tiêu kiến thức mà người giáo viên cần truyền thụ cũng như không gây được hứng thú
học tập, không phát huy được năng lực học tập của học sinh. Như vậy để dạy học có
hiệu quả theo tôi người giáo viên cần phải có đủ cả hai yếu tố, yếu tố thứ nhất đó là kiến
thức chuyên môn vững vàng - yếu tố này hầu hết GV thường miệt mài trau dồi, thường
xuyên nâng cao xem trọng, trong khi đó lại xem nhẹ ít để ý đến yếu tố thứ hai là yếu tố
phương pháp.
Trong dạy học để phát huy vai trò chủ thể của tất cả các học sinh trong lớp phải đảm bảo
nguyên tắc đó là sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa, khi đó tất cả học sinh tiếp thu
kiến thức phù hợp với bản thân gọi là tính vừa sức. Tâm lí học đã chứng minh sự phát
triển của mỗi con người ở cùng lứa tuổi là hoàn toàn không giống nhau. Chính vì vậy mà
khả năng nhận thức của các em cũng hoàn toàn khác nhau.
Từ những thực tế trên để góp phần vào việc tìm ra những phương pháp dạy học nói
chung, việc tìm ra phương pháp dạy học trong dạy phần bài tập môn Hóa học THPT nói
riêng được tốt hơn, có hiệu quả hơn nhằm nâng cao kết quả và hứng thú học tập cho học
sinh, tôi đã chọn đề tài sau: ‘‘Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân
hóa phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm (Hoá học 12 cơ bản).

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa trong dạy học Hóa
học (phần Hóa học kim loại, lớp 12 chương trình cơ bản) nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học hóa học ở trường THPT.

1. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
3.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu về dạy học hoá học theo
quan điểm dạy học phân hoá.

6


3.2. Khảo sát thực trạng dạy học hoá học và sử dụng bài tập phân hóa trong dạy
học tại một số trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phân hóa phần hóa học kim loại, lớp
12 chương trình cơ bản.
3.4. Sử dụng hệ thống bài tập phân hóa phần hóa học kim loại, lớp 12 chương
trình cơ bản.
3.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và kết quả đề tài.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hóa học phân hoá phần hóa học kim loại
lớp 12 chương trình cơ bản THPT.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu: Hệ thống bài tập phần hóa học kim loại: Kim loại kiềm và
hợp chất quan trọng của kim loại kiềm; Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của
kim loại kiềm thổ; Nhôm và hợp chất quan trọng của nhôm - Hóa học 12 chương trình
cơ bản và sử dụng trong dạy học phân hoá.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2014 đến 12/2014

Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa,
khái quát hóa.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thăm lớp, dự giờ, trò chuyện, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh.
Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm.Điều tra bằng
phiếu hỏi.

7


Phương pháp thực nghiệm (thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của
các kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng của những đề xuất).
6.3. Các phương pháp toán học
Phương pháp phân tích số liệu; phương pháp thống kê toán học.
7. CẤU TRÚC CỦA SKKN
Gồm 3 phần: + Phần 1: Mở đầu
+ Phần 2: Nội dung
+ Phần 3: Kết luận và kiến nghị

8


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Dạy học phân hóa [15],[27]
1.1. Dạy học phân hóa là gì?

Dạy học phân hóa cách thức dạy học đ̣i hỏi phải tổ chức, tiến hành các hoạt động
dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, nhu cầu, nhận thức, các
điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập và sự phát triển tốt nhất cho từng
người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức là đảm bảo quyền b́nh đẳng về cơ
hội học tập cho người học.[15]
1.2..Những yếu tố của dạy học phân hóa
Ở trong đề tài tôi chỉ xét yếu tố phân hóa theo mức độ nhận thức[5]
Thang phân loại về mức độ nhận thức của Bloom được chia thành 6 mức độ như
sau
- Thang bậc nhận thức theo Bloom gồm 6 bậc nhận thức từ thấp đến cao: Nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

9


Bảng 1.2. Cấu trúc cơ bản của thang phân loại cho lĩnh vực nhận thức của Bloom

Tuy nhiên đến năm 2001 Lorin Anderson và David Krathwol đã công bố việc
phân tích bổ sung đảo ngược vị trí của cấp độ 5 và 6. Thang phân loại mới này tập trung
vào kết quả đầu ra với các động từ cụ thể ở các cấp độ.Thang phân loại mới như sau:
Bảng 1.3 Các mức độ tư duy theo thang nhận thức Bloom (mới)

10


Bảng 1.4. Nội dung của các mức độ nhận thức theo thang Bloom
Biết
Hiểu

Nhớ và nhắc lại những kiến thức đã học một cách máy móc.

Là khả năng diễn dịch, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán được kết quả hoặc
hậu quả).
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng
khác (sử dụng những kiến thức đó học trong hoàn cảnh mới).

Vận

Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã

dụng học vào đời sống hoặc vào một tình huống mới.
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong
những tình huống cụ thể hay trong tình huống mới.
Là khả năng phát hiện, nhận biết chi tiết và phân biệt các bộ phận cấu thành
Phân của thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi khả năng phân loại của học sinh.
tích

Đánh
giá

Sáng
tạo

Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để
hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích
hợp (hỗ trợ đánh giá bằng lí do/lập luận).
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng.
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn.
Ở mức độ này HS phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một
cái gì đó hoàn toàn mới.

Sáng tạo liên quan đến khả năng kết hợp các thành phần cùng nhau để tạo
một dạng mới.

11


Hiện nay theo quy định của Bộ Giáo dục Việt Nam, việc đánh giá trình độ
nhận thức của HS theo 3 mức độ: “Biết, hiểu, vận dụng” và tuỳ theo đối tượng
của học sinh có thể đánh giá thêm ở mức độ: “ vận dụng sáng tạo” Cụ thể:
Dạn
g
bài

Năng lực nhận thức

Năng lực tư duy

Kỹ năng

Biết (nhớ, nhắc lại những
I

kiến thức đã học một Tư duy cụ thể

Bắt chước theo mẫu

cách máy móc )
Hiểu (tái hiện kiến thức, Tư duy logic
II


mô tả kiến thức, diễn giải (suy luận, phân tích,
kiến thức).

so sánh, nhận xét).

Vận dụng (Vận dụng Tư duy hệ thống (suy
III

kiến thức để xử lí tình luận tương tự, tổng
huống khoa học, trong đời hợp, so sánh, khái quát
sống thực tiễn).

hoá)

Phát huy sáng kiến
(hoàn thành kỹ năng
theo chỉ dẫn, không còn
bắt chước máy móc).
Đổi mới
(lặp lại kỹ năng nào đó
một cách chính xác,
nhịp nhàng không phải
hướng dẫn).

Vận dụng sáng tạo
(phân tích, tổng hợp,
đánh giá).

Sáng tạo


Sử dụng các kiến thức Tư duy trừu tượng (hoàn thành kỹ năng
IV

đã có, vận dụng kiến (suy luận một cách một cách dễ dàng có
thức vào tình huống mới sáng tạo)

sáng tạo, đạt tới trình độ

với cách giải quyết mới,

cao).

linh hoạt, độc đáo, hữu
hiệu.
1.3. Các đặc điểm của lớp học phân hoá
Theo Tomlison có 4 đặc điểm điển hình dạy và học trong một lớp học phân hoá
hiệu quả [27]
a. Dạy học các khái niệm chủ chốt và nguyên tắc cơ bản

12


Tất cả HS có cơ hội để khám phá và áp dụng các khái niệm chủ chốt của bài
học đang được nghiên cứu. Tất cả HS hiểu được các nguyên tắc cơ bản cần cho
việc nghiên cứu bài học. Như vậy việc dạy học cho phép người học phải suy nghĩ
để hiểu và sử dụng những kế hoạch hành động một cách chắc chắn, đồng thời
khuyến khích HS mở rộng và nâng cao hiểu biết của họ trong việc áp dụng những
nguyên tắc và khái niệm chủ chốt. Việc dạy học đòi hỏi người học hoặc khả năng
phán đoán hơn là sự ghi nhớ và nhắc lại từng phần của thông tin. Dạy học dựa
trên khái niệm và các nguyên tắc cơ bản đòi hỏi GV cung cấp quyền học tập khác

nhau. Trong các giờ học truyền thống, GV thường yêu cầu tất cả HS cùng làm một
công việc. Trong dạy học phân hoá, tất cả các HS có cơ hội khám phá bài học
thông qua các con đường và cách tiếp cận khác nhau.

b. Tiến hành đánh giá sự sẵn sàng và tiến bộ của HS được đưa vào chương trình
học.
GV không cho rằng tất cả mọi HS cần một nhiệm vụ cho từng phần nghiên cứu,
nhưng liên tục đánh giá sự sẵn sàng và quan tâm của HS, hỗ trợ khi HS cần dạy và
hướng dẫn thêm và mở rộng phát hiện của HS hoặc một nhóm HS khi các em đã sẵn
sàng để học phần tiếp theo.
c. Nhóm linh hoạt luôn được sử dụng
Trong một lớp học phân hoá, HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo
nhóm. Hoạt động học tập có thể dựa trên sở thích hay phong cách học hoặc theo trình
độ nhận thức hoặc theo kết hợp hai trong 3 ý trên. Dạy học theo nhóm cũng có thể được
dùng để giới thiệu những ý tưởng mới hay khi lập kế hoạch hoặc chia sẻ kết quả học
tập.
d. HS được hoạt động như nhà thám hiểm,GV hướng dẫn việc khám phá
Trong lớp học phân hoá các hoạt động khác nhau thường xảy ra cùng một lúc. GV
làm việc như là người hướng dẫn hoặc điều phối việc học nhiều hơn là cung cấp thông tin
HS phải học cách có trách nhiệm với công việc của mình. HS là trung tâm không chỉ thể
hiện ở việc các em làm chủ việc học của mình mà còn tạo điều kiện để các em ngày càng
độc lập trong suy nghĩ, trong lập kế hoạch và đánh giá.

13


1.4. Các yêu cầu để tổ chức cho HS học phân hoá [15]
-. Tìm hiểu càng nhiều về HS của bạn càng tốt
- Cân bằng mục tiêu học tập, tài liệu học tập và nhu cầu HS
- Xây dựng kế hoạch bài học với các hoạt động đa dạng và hướng dẫn công bằng

- Sử dụng các nhóm học tập linh hoạt và hợp tác
- Tiến hành đánh giá thường xuyên
1.4. Nhiệm vụ của GV và HS trong dạy học phân hóa
Có thể nói dạy học phân hóa là phương pháp dạy học tổng hợp, có thể kết hợp
được với nhiều phương pháp dạy học khác như dạy học dự án, dạy học theo nhóm
nhỏ...Chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện GV cần đặt ra nhiệm vụ rõ ràng cho HS
và chính bản thân GV.
Nhiệm vụ của giáo viên
- Thường xuyên tiếp xúc với HS để nắm bắt tình hình của từng HS một, kiểm tra
đánh giá năng lực của các em để thấy được mức độ tiến bộ
- Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp
- Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tượng HS
Nhiệm vụ của HS
- Thực hiện tốt nhiệm vụ mà thầy giáo giao cho, hợp tác với thầy giáo để hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, HS học giỏi có nhiệm vụ giúp đỡ HS yếu
kém, HS yếu kém phải có tinh thần học hỏi bạn bè, không tự ti, tách rời khỏi nhóm học
tập.
- HS trưởng nhóm phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong
nhóm có ý kiến đóng góp, phản hồi tới GV có thể cùng với GV xây dựng kế hoạch
học tập.
1.5. Nội dung của dạy học phân hóa
1.51. Mục đích chủ yếu của dạy học phân hóa
Mục đích chủ yếu của dạy học phân hóa là phát huy tối đa sự trưởng thành của
học sinh bằng cách đáp ứng nhu cầu của HS và giúp họ tiến bộ

14


1.5.2. Các hình thức cơ bản của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

Phân hóa theo hứng thú của người học
Phân hóa theo nhận thức của người học
Phân hóa theo sức học của người học
Phân hóa theo động cơ, lợi ích của người học
1.5.3. Những nguyên tắc tổ chức dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa

- Giáo viên thừa nhận người học là những thực thể khác nhau.
- Chất lượng hơn số lượng.
- Tập trung vào người học. Học tập là sự phù hợp và hứng thú.
- Hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân…
1.5.4. Các bước tổ chức dạy học theo quan điểm DHPT
Bước 1: Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh trước khi giảng dạy.
Bước 2: Lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS.
Bước 3: Trong giờ dạy, GV kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn những
hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học.
Lưu ý: Trong dạy học theo quan điểm DHPH, cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa
thầy và trò, giữa trò và trò để giúp học sinh cởi mở, tự tin hơn.
2. Một số phương pháp dạy học theo quan điểm DHPH
2.1. Dạy học theo góc [4]
Dạy và học theo góc: Một hình thức tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới
chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.

15


Hình: 1.1. Các phong cách học
VD: Khi dạy học về tính chất của nhôm có thể xây dựng góc theo phong cách học như
sau. Bốn góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong
cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau.


Góc quan sát: Học sinh có thể quan sát mẩu nhôm hoặc qua quan sát hình ảnh các
thí nghiệm về tính chất hoá học của nhôm trên màn hình máy tính hoặc tivi, rút ra kiến
thức cần lĩnh hội.
Góc thí nghiệm (Góc trải nghiệm): Học sinh tiến hành thí nghiệm các tính chất hoá
học của nhôm theo nhóm có sự hướng dẫn của GV, quan sát hiện tượng, giải thích và rút
ra nhận xét cần thiết.
Góc phân tích: Học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời
Bài hỏi và rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội.
Góc áp dụng: Học sinh đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng
để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn.
2.2. Dạy học theo hợp đồng

16


Dạy và học theo hợp đồng là một cách tổ chức môi trường học tập trong đó mỗi học
sinh được giao hoàn thành một hợp đồng trọn gói các nhiệm vụ/ bài tập khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định. Học sinh được quyền chủ động và độc lập quyết định
chọn nhiệm vụ (tự chọn), quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/ bài tập và thứ tự thực
hiện các nhiệm vụ/bài tập đó trong khoảng thời gian chung.
3. Bài tập phân hóa
3.1. Khái niệm bài tập phân hoá
Vậy bài tập phân hóa là loại bài tập mang tính khả thi với mọi đối tượng HS
đồng thời phát huy được hết khả năng hiện có của HS trong khi các em giải bài tập.
3.2. Sự phân loại bài tập phân hoá
Sự phân loại bài tập phân hóa cũng dựa trên cơ sở sự phân loại bài tập hóa học nói
chung tuy nhiên theo quan điểm dạy học phân hóa có thể chú ý thêm một số cách phân
loại như:
- Dựa theo mức độ nhận thức

- Dựa vào trình độ học lực của HS
- Dựa vào phong cách học tập của HS
3.3. Cơ sở sắp xếp bài tập phân hoá
 Bài tập hoá học đáp ứng phong cách học của HS
 Bài tập hoá học theo mức độ tư duy của thang Bloom
 Bài tập hoá học theo yêu cầu HS làm việc độc lập và bài tập có sự trợ giúp HS ở

các mức độ khác nhau.
 Bài tập theo nội dung

* Kĩ thuật thiết kế câu hỏi, bài tập
Trong dạy học phân hoá, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với c ác
đối tượng HS cần phải được biên soạn một cách công phu, khoa học. Bài tập nên diễn
đạt sao cho có thể kiểm tra được nhiều lĩnh vực và phù hợp với mức độ khác nhau của
HS như: Nhớ, hiểu, vận dụng…
Theo Tôn Thân [20] , quy trình soạn bài tập phân hoá tác động đến 3 đối tượng HS
theo sơ đồ sau:

17


Với quy trình xây dựng bài tập trên, GV có thể sáng tạo được những bài tập nhằm
khắc sâu kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng và năng lực tư duy cho các đối tượng HS
của mình. Từ một số bài tập có hạn trong SGK, GV có thể soạn được nhiều bài tập
“nguyên mẫu” hoặc có “quan hệ gần”, “quan hệ xa” với bài tập có sẵn (quan hệ về nội
dung hoặc quan hệ về phương pháp) phục vụ cho yêu cầu cụ thể của từng tiết học, của
từng loại HS.
Việc soạn bài tập phân hoá cần được đặc biệt quan tâm trong các giờ ôn tập, giờ
luyện tập bởi các giờ học đó HS phải được thực hành giải nhiều bài tập với những
kiến thức đã được trang bị trong các giờ học trước đó. Để tổ chức tốt giờ học ôn tập,

GV có thể thiết kế theo phương án hoạt động hoá người học thông qua việc bài tập
hoá những kiến thức cơ bản. Giờ học nên thiết kế theo chùm 3 loại bài tập tương ứng
với 3 loại đối tượng HS: Yếu kém - trung bình – khá giỏi. Phương pháp chủ yếu là
mỗi đối tượng HS được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần. Bài tập
được chuẩn bị theo bảng sau:

18


Đối tượng

Mức độ 1
HS yếu kém
Bài 1.1
HS trung bình
Bài 2.1
HS khá giỏi
Bài 3.1

Mức độ
Mức độ 2 Mức độ 3
Bài 1. 2
Bài 1.3
Bài 2. 2
Bài 2.3
Bài 3. 2
Bài 3.3

Ghi chú
Mức độ 4

Bài 1.4
Bài 2.4
Bài 3.4

Ở đây, mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn nữa).
Trong đó, bài 1.4 tương đương bài 2.1, bài 2.4 tương đương bài 3.1....
4. Thực trạng dạy học môn hóa học và sử dụng bài tập phân hoá ở các trường
THPT
4.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu việc dạy học môn Hóa học ở một số trường THPT thuộc địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc để nắm được những phương pháp dạy học chính trong nhà trường
hiện nay.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc học tập môn Hóa học lớp 12 ở một số trường
THPT thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, coi đó là căn cứ để xác định phương hướng, nhiệm
vụ phát triển của đề tài.
- Thông qua quá trình điều tra đi sâu phân tích các dạng bài tập mà hiện tại GV
thường sử dụng cho đối tượng lớp 12 có vừa sức với các em không, có làm cho các em
hứng thú với bộ môn Hoá học không. Các mức độ ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức
của học sinh như thế nào, xem đây là một cơ sở định hướng nghiên cứu để đưa ra hệ
thống bài tập phân hoá.
4.2. Nội dung - Phương pháp - Đối tượng - Địa bàn điều tra
* Nội dung điều tra:
- Điều tra tổng quát về tình hình dạy học hóa học ở trường trung học phổ
thông hiện nay.
- Điều tra tổng quát tình hình sử dụng bài tập của học sinh trong quá trình học
tập.
- Lấy ý kiến của các giáo viên, chuyên viên về các phương án sử dụng bài tập phân
hoá phù hợp với trình độ của học sinh trong quá trình giảng dạy.
* Phương pháp điều tra:


19


- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Hoá học lớp 12, dự giờ trực tiếp các tiết
học Hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Gặp gỡ trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn học sinh, giáo viên, chuyên viên, cán bộ
quản lý.
* Đối tượng điều tra:
- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở các trường phổ thông.
- Các giáo viên có trình độ đại học, thạc sĩ.
- Cán bộ quản lý ở trường phổ thông.
- Các học sinh lớp 12 ở trường trung học phổ thông.
* Địa bàn điều tra:
Tôi đã tiến hành điều tra ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4.3. Kết quả điều tra
* Với GV, tôi đã xin ý kiến của 15 GV dạy hóa trong 3 trường THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc là:
THPT Vĩnh Yên- Vĩnh Yên, THPT Quang Hà – Bình Xuyên, THPT Nguyễn Viết Xuân
– Vĩnh Tường về việc sử dụng các phương pháp dạy học và cách đánh giá mức độ, khả
năng nhận thức và khả năng học tập của học sinh kết quả thu được như sau:
10
- Có 15 ≈ 66,67% GV nắm rõ về trình độ nhận thức của từng học sinh.

- Đa số các GV không quan tâm lắm về các mặt: sở thích, hoàn cảnh, thái độ đối
với môn học…của học sinh trong quá trình giảng dạy.
- 100% GV ra bài tập chung cho cả lớp.
- Đa số GV khi ra BT cho HS thường lấy những BT đã có sẵn trong SGK, sách BT
mà rất ít khi sử dụng bài tập tự mình ra.
- Một số lớn GV chỉ chú trọng vào truyền thụ kiến thức mà xem nhẹ vai trò của
BT.
- Một số GV ít có sử dung BT trong tiết học nhưng chỉ sử dụng để kiểm tra miệng,

và cuối tiết học để hệ thống lại bài học.
- Một số ít GV sử dụng bài tập như là nguồn kiến thức để học sinh củng cố, tìm
tòi, phát triển kiến thức cho riêng mình.

20


- Khi được hỏi ý kiến về việc xây dựng một hệ thống bài tập phân hoá môn Hóa
học để hỗ trợ cho quá trình tổ chức hoạt động dạy học thì toàn bộ GV đều nhất trí đây
là một giải pháp hay và có tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả dạy học ở trường
THPT hiện nay.
* Với HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 132 HS (4 lớp 12 học chương trình cơ bản)
Qua việc điều tra cho thấy tuy có rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập môn Hóa
học nhưng đa số các em HS thường xuyên nỗ lực trong học tập, chịu khó hỏi các bạn bè và
các thầy cô. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng không nhỏ HS học thụ động, đối phó, không
chịu khó nghe giảng và tìm các phương pháp học tập phù hợp với mình.
- Đa số các HS chưa được giao bài theo sức học và theo sở trường của mình. GV
giảng dạy và giao bài chung cho cả lớp.
- Nhiều HS học tập trong tình trạng thụ động, chưa xây dựng được ý thức tự học.
- HS nghe, nhìn một cách thụ động để thu nhận thông tin do GV truyền thụ, ghi
chép những điều GV đọc hay ghi lên bảng. Nhiều trường hợp hoạt động của HS chỉ là
trả lời Bài hỏi kiểm tra miệng đầu tiết học, nhắc lại những kết luận, những công thức
chính của bài học.
- Khi được hỏi nếu ra bài tập phù hợp với các em thì đa số đều cho rằng như vậy
việc học tập sẽ gây hứng thú rất nhiều cho các em.
Để khắc phục những yếu điểm, phát huy khả năng học tập của HS, việc xây dựng
và tuyển chọn một hệ thống bài tập phân hoá đa dạng, phong phú có chất lượng phù
hợp với đối tượng chắc chắn sẽ phát triển tư duy, trí thông minh, phát huy năng lực
sáng tạo cho HS nâng cao hứng thú học tập với bộ môn Hóa học.
II. Hệ thống bài tập phân hóa phần Kim loại, Hóa học 12 chương trình cơ

bản THPT
Trong mỗi dạng bài tôi:
- Sắp xếp theo mức độ nhận thức: Trên cơ sở sắp xếp bài tập theo các mức độ:
Biết – Hiểu – Vận dụng phù hợp với trình độ học lực của HS. Cụ thể:
+ Mức độ 1: Kiến thức ở mức độ biết
+ Mức độ 2: Kiến thức ở mức độ hiểu
+ Mức độ 3: Kiến thức ở mức độ vận dụng
- Dạng bài tập theo phong cách học tập của học sinh

21


- Các bài tập đưa ra ở cả dạng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
1. Bài tập phân hóa theo mức độ nhận thức
Dạng 1: Bài tập lý thuyết, tính chất của chất
MỨC ĐỘ 1
Bài tập 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.
C. Al2O3 là oxit trung tính.
D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Bài 2: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do liên kết kim loại
trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững.
B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ do nguyên tử kim loại kiềm có bán
kính lớn và cấu trúc tinh thể kém đặc khít.
C. Kim loại kiềm có độ cứng cao do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim
loại kiềm bền vững.
D. Kim loại kiềm có tỉ khối lớn và thuộc loại kim loại nặng.
Bài 3: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệ t độ nóng

chảy thấp nhất là:

A. Na

B. K

C. Rb

D. Cs

Bài 4: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Li

B. Ca

C. K

D. Be

Bài 5: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch :

A. H2SO4( đặc nguội)

B. KOH

C. NaOH

D. H2SO4(loãng)


Bài 6: Các ion nào dưới đây đều có cấu hình electron 1s22s22p6 ?

22


A. Na+, Ca2+, Al3+

B. K+, Ca2+, Mg2+

C. Na+, Mg2+, Al3+

D. Ca2+, Mg2+,Al3+

MỨC ĐỘ 2
Bài 7: Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

A. NaCl

B. H2SO4

C. Na2CO3

D. KNO3

Bài 8: Hiện tượng nào xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4?
A.Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.
B.Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.
C.Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh, dung dịch nhạt màu.
D.Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
Bài 9:Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong

dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là:
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Bài 10: Có các chất khí : CO2; Cl2 ; NH3; H2S; đều có lẫn hơi nước. Dùng NaOH khan
có thể làm khô các khí sau :
A. NH3

B. CO2

C. Cl2

D. H2S

Bài 11: (Khối A-2013): Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.

B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.

C. HNO3, NaCl và Na2SO4.

D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.

Bài 12:Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là

A.AlCl3.

B. CuSO4.

C. Ca(HCO3)2.

D. Fe(NO3)3.

Bài 13: Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dung dịch thu
được có chứa
A. NaCl, NaOH

B. NaCl, NaOH, AlCl3

23


C. NaCl, NaAlO2

D.NaCl, NaOH, NaAlO2

Bài 14: Hợp chất nào sau đâykhông có tính lưỡng tính ?
A. Al(OH)3

B. Al2O3

C. Al2(SO4)3

D. NaHCO3.


Bài 15: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaOH và Al2O3.
B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.
D. K2O và H2O.
MỨC ĐỘ 3
Bài 16: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO 2
?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan.
C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa
tan dần.
D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan.
Bài 17: Để thu được kết tủa Al(OH)3 người ta thực hiện cách làm như sau:
A. Cho từ từ muối Al3+vào dung dịch OH- (dư)
B. Cho từ từmuối Al3+ tác dụng với dung dịch NH3 (dư)
C. Cho Al2O3 tác dụng với H2O
D. Cho Al tác dụng với H2O
Bài 18: Khi cho SO2 sục qua dung dịch X đến dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết
tủa tan. X là dung dịch nào trong các dung dịch sau ?
A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch Ca(HCO3)2.

D. Dung dịch H2S.

Bài 19 (CĐ – 2007): Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm
Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy


24


kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không
tan Z gồm:
A. MgO, Fe, Cu

B. Mg, Fe, Cu

C.MgO, Fe3O4, Cu

D. Mg, Al, Fe, Cu

Bài 20(CĐ – 2010): Hòa tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước dư, thu
được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO 2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là:
A. Fe(OH)3

B. K2CO3

C. Al(OH)3

D. BaCO3

Dạng 2: Bài tập về hoàn thành sơ đồ phản ứng, viết phương trình hóa học
MỨC ĐỘ 1
Bài 21: Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của nhôm
trong mỗi phản ứng:
a) Al + Cl2 → AlCl3

b) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO↑ + H2O
c) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2
d) Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe
e) Al + H2O → Al(OH)3↓+ H2↑
Bài 22: Hoàn thành các PTHH sau:
1. NaHCO3 + ?
3. Mg + ?

CO2 + ? + ?

MgCl2 + ?

2. KOH + ?
4. CaSO4 + ?

K2CO3 + ?

CaCO3 + ?

Bài 23: Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của nhôm
trong mỗi phản ứng:
a)Al + KOH + H2O → KAlO2 + H2
b) HCl + Al → AlCl3 + H2↑
c) Al + O2 → Al2O3

25


×