PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM ĐỘNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC THANH
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT, TÌM Ý
TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2,3.
Lĩnh vực/Môn : Tiếng Việt
Tên tác giả : Hồ Thị Ánh
Chức vụ : Giáo viên
Tài liệu kèm theo : Đĩa CD
1
Năm học: 2013 - 2014
A, MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn khác nhau:
học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn
Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt xét trên hai phương
diện:
- Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các
phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để
làm được một bài làm văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng:
đọc, nghe, nói, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận
dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần .
- Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản
(nói, viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng
phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá
trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần
hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học
sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức
khoa học.
Ở Tiểu học phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng từ óc
quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết được tới khả năng nhào
nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện.
Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu
bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý…giúp cho khả năng phân
tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn… của trẻ được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Ở
Tiểu học, học sinh tập làm các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, viết thư, viết đơn, viết
danh sách, viết mục lục sách, điền vào giấy tờ in sẵn,…Hai kiểu bài được học nhiều
và chiếm nhiều thời gian nhất là miêu tả, kể chuyện. Đặc biệt văn miêu tả ở tiểu học
góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo nên sự quan tâm của các em với thế giới
2
xung quanh, với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mĩ, lòng yêu cái đẹp,
góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Hiện nay văn miêu tả được đưa vào chương trình phổ thông ngay từ các lớp đầu
cấp Tiểu học. Từ lớp 2, khi tập quan sát để trả lời câu hỏi các em đã bắt đầu làm quen
với miêu tả. Tại sao cần cho các em học sinh ngay từ đầu cấp học Tiểu học đã học
văn miêu tả? Có lẽ vì văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí tuổi thơ (ưa quan
sát, thích nhận xét, sự nhận xét thiên về cảm tính….). Một trong những nhiệm vụ
quan trọng của dạy học tập làm văn lớp 2-3 là đạt yêu cầu kỹ năng về miêu tả ở mức:
viết đoạn văn kể, tả ngắn đơn giản có độ tài từ 3 đến 5 câu (lớp 2), từ 5 đến 7 câu (lớp
3) bằng các trả lời câu hỏi hoặc viết theo gợi ý. Song khi học văn miêu tả các em gặp
nhiều khó khăn cả về tri thức và phương pháp, hiểu biết và cảm xúc với đối tượng
miêu tả. Các em lấy đâu ra hiểu biết về hoa, về quả, về em bé, về chú bộ đội,… nếu
không được quan sát ? Hầu như các em không có gì hồi tưởng về các đối tượng miêu
tả nếu liền ngay trước tiết làm văn các em các em không được đến tận nơi quan sát,
xem xét, nhận xét. Những khó khăn về nội dung càng được nhân lên do các em chưa
nắm được phương pháp quan sát, tìm ý. Thời gian và số lượng bài tập dành cho nội
dung dạy học văn miêu tả ở lớp 2-3 rất hẹp, nhưng học sinh vẫn phải được chuẩn bị,
được luyện tập để lên lớp 4-5 các em có thể học tập những kiến thức và kĩ năng làm
văn miêu tả một cách thuận lợi. Mặt khác, giáo viên dạy lớp 2-3 chỉ chú ý dạy theo
các tiết Tập làm văn định sẵn trong Tiếng Việt của lớp 2-3 mà vô tình không hay biết
mình đang dạy văn miêu tả cho học sinh nên không chú ý đến rèn phương pháp, kĩ
năng quan sát tìm ý cho học sinh. Đó là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong quá
trình viết văn miêu tả sau này của học sinh.
Chính vì những lí do trên mà tôi mạnh dạn nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống bài
tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2-3”
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả cho học
sinh lớp 2-3.
3
Hệ thống bài tập phải đúng đắn, hợp lý về tính khoa học, sư phạm, phù hợp với
mục tiêu dạy học văn miêu tả ở tiểu học, bổ trợ đắc lực cho các bài tập dạy văn miêu
tả trong sách giáo khoa lớp 2-3, có tính khả thi, đạt hiệu quả cao.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở để xây dựng bài tập giúp
học sinh lớp 2-3 có kỹ năng quan sát, tìm ý.
- Tìm hiểu và đánh giá những bài tập có nội dung dạy văn miêu tả (mức độ sơ
giản) ở lớp 2-3 trong quan hệ với nhiệm vụ chuẩn bị cho sự tiếp nối kiến thức và kĩ
năng trong nội dung dạy văn miêu tả ở các lớp 4-5.
- Xây dựng hệ thống bài tập giúp cho học sinh lớp 2-3 rèn kĩ năng quan sát, tìm
ý.
- Tổ chức dạy thực nghiệm các bài tập làm văn làm rèn kĩ năng quan sát tìm ý
trong văn miêu tả cho học sinh lớp 2,3 nhằm kiểm tra tính khả thi của bài tập đưa ra.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt ở Tiểu học, trọng tâm là phân môn
Tập làm văn.
- Thực tế dạy và học các bài tập ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3 có liên
quan đến nội dung rèn kĩ năng quan sát, tìm ý dạy văn miêu tả ở lớp 2-3.
- Các bài tập nói và viết (quan sát hoặc tả ngắn) của học sinh tiểu học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
4.1. Phương pháp thống kê – phân loại.
4.2. Phương pháp phân tích.
4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4
B, NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT, TÌM Ý TRONG VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 2-3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Vấn đề bài tập trong dạy tiếng và bài tập trong phân môn Tập làm văn.
1.1.1 Ý nghĩa và yêu cầu của bài tập trong dạy tiếng và bài tập trong phân môn Tập
làm văn.
a) Ý nghĩa của bài tập trong dạy tiếng và bài tập trong phân môn Tập làm văn.
Các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy tiếng nói chung và phương pháp dạy
học Tiếng Việt nói riêng đánh giá rất cao vai trò của bài tập trong dạy tiếng.
Theo Tiến sĩ Lê Phương Nga: “Ở trường tiểu học, dạy tiếng Việt là tổ chức hoạt
động lời nói. Đối với học sinh, có thể xem việc giải bài tập tiếng Việt là hình thức chủ
yếu của hoạt động tiếng Việt. Các bài tập tiếng Việt là một phương tiện rất có hiệu
quả và không thể thay thế được trong việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ, phát
triển tư duy”.
Hiện nay, vấn đề này được thể hiện rất rõ trong nội dung chương trình sách giáo
khoa Tiếng Việt và trong cả hoạt động dạy học tiếng Việt ở tiểu học.
Trên cơ sở những ý kiến thống nhất, có thể nêu ra một số ý nghĩa quan trọng của
bài tập Tiếng Việt đối với hoạt động dạy học như sau:
Mỗi bài tập Tiếng Việt là một ví dụ cụ thể và một vấn đề lí thuyết nào đó. Vì
vậy, làm bài tập là một hình thức học lí thuyết về tiếng Việt trên những tình huống cụ
thể.
Việc giải bài tập tiếng Việt là một hình thức rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ cho
học sinh. Nó đòi hỏi các em phải biết áp dụng những kiến thức đã học vào vấn đề cụ
thể, vào thực tế (bởi các bài tập Tiếng Việt thường là các tình huống trong thực tiễn).
Việc giải bài tập của học sinh là một phương tiện kiểm tra rất tốt. Qua việc làm
bài tập, học sinh có thể tự kiểm tra xem mình đã nắm vững lí thuyết chưa. Cũng qua
5
việc làm bài tập của học sinh, giáo viên sẽ nhận được tín hiệu phản hồi về việc lĩnh
hội của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình.
Việc giải bài tập đòi hỏi học sinh làm việc độc lập, phát huy tính sáng tạo, phát
triển tư duy, đồng thời rèn luyện ở các em tính cẩn thận, chu đáo, bền bỉ…
Để học sinh lớp 2-3 bước đầu có những ý niệm, những kĩ năng sơ giản về văn
miêu tả, học sinh phải được làm các loại bài tập cùng kiểu, cùng mục đích làm quen
với văn miêu tả. Việc thực hiện các bài tập đó được lặp đi lặp lại tới chừng mực nào
đó thì kĩ năng mới dần hình thành.
Mặt khác, phương pháp dạy học mới là hướng tới xác lập một quá trình dạy học
để tổ chức, điều khiển và kiểm soát quá trình dạy học. Điều này có nghĩa là trong giờ
học, cách dạy học thầy giảng, trò ghi phải chuyển thành thầy tổ chức việc làm, trò
thực hiện thi công. Do vậy, hệ thống bài tập hiện nay không chỉ là thực hành mà đó
còn là con đường, là cách thức mà thông qua đó, học sinh sẽ tự tìm kiếm tri thức, hình
thành kĩ năng. Chẳng hạn chỉ có thể tổ chức cho học sinh quan sát tìm ý và kiểm soát,
điều chỉnh kết quả quan sát tìm ý của các em thông qua các câu hỏi, bài tập hướng dẫn
quan sát. Chẳng hạn, để học sinh bước đầu có thói quen quan sát cảnh từ bao quát đến
cụ thể, giáo viên phải có câu hỏi, bài tập định hướng.
Ví dụ: Bài Quan sát tranh – trả lời câu hỏi.
a) Tranh vẽ cảnh gì?
b) Sóng biển như thế nào?
c) Trên mặt biển có những gì?
d) Trên bầu trời có những gì?
(Tiếng Việt 2, tập một, trang 67)
Nhờ các câu hỏi này, giáo viên không chỉ định hướng cho học sinh quan sát và
cách quan sát mà còn điều chỉnh được kết quả quan sát của các em.
Như vậy, để giúp học sinh lớp 2-3 làm quen với cách miêu tả, cần thiết phải
thông qua hệ thống bài tập. Hệ thống bài tập chính là phương tiện hữu hiệu để đạt
mục đích hình thành kĩ năng miêu tả.
b) Yêu cầu của bài tập Tiếng Việt là bài tập trong phân môn Tập làm văn.
- Bài tập phải được xây dựng trên cơ sở, mục đích dạy học.
- Lệnh bài tập dễ hiểu.
- Ngữ liệu cho bài tập phải tiêu biểu, điển hình
- Hình thức bài tập phong phú, đa dạng.
6
Có thể nói rằng những yêu cầu của bài tập trong dạy học tiếng Việt nói chung,
dạy tập làm văn nói riêng sẽ là điều kiện góp phần kích thích hứng thú học tập của
học sinh, đưa học sinh vào con đường tự mình tìm đến tri thức. Nhờ đó mà việc dạy
học tiếng Việt sẽ có hiệu quả hơn. Xây dựng một hệ thống bài tập sao cho thông qua
việc giải quyết chúng, học sinh sẽ tự tìm được cho mình những câu trả lời về nội dung
bài học, tự hình thành được những kỹ năng, những phẩm chất, những năng lực mà
mục tiêu giáo dục đề ra là một việc làm cần thiết.
1.1.2. Hệ thống bài tập trong phân môn Tập làm văn.
a) Xét theo mục đích dạy học (hình thành kỹ năng hoặc rèn luyện kỹ năng) có
thể chia hệ thống bài tập làm văn thành:
- Bài tập nhận diện thể loại, kiểu bài.
- Bài tập phân tích bài văn, thứ tự miêu tả, cách diễn đạt, sắp xếp các câu, các
đoạn trong bài.
- Bài tập tạo lập lời nói: nói, viết thành đoạn văn, bài văn.
b) Xét theo hình thức thực hiện và yêu cầu của bài tập, có thể chia hệ thống bài
tập làm văn thành:
- Bài tập trả lời câu hỏi.
- Bài tập quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Quan sát tranh (hoặc vật thật) để miêu tả
- Bài tập đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Bài tập sắp xếp lại thứ tự các câu văn cho trước
- Lập dàn ý theo đề bài
- Nói hoặc viết đoạn văn dựa vào các câu hỏi gợi ý
v.v…
c) Xét theo kĩ năng làm văn được rèn luyện (kĩ năng sản sinh văn bản), hệ thống bài
tập được chia thành:
- Bài tập rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài.
- Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý.
- Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý (lập dàn ý)
- Bài tập rèn kĩ năng sửa chữa, hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn
d) Xét theo dạng lời nói được rèn luyện, có thể chia thành:
7
- Bài tập rèn kĩ năng nói
- Bài tập rèn kĩ năng viết
v.v…
Ở bài viết này, tôi chỉ xem xét các bài tập giúp học sinh quan sát –tìm ý văn
miêu tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-3 và xây dựng một số bài tập bổ trợ
theo mạch các kĩ năng quan sát, tìm ý làm văn miêu tả cần được rèn luyện cho học
sinh.
1.2. Đặc điểm nhận thức, khả năng ghi nhớ và đặc điểm tư duy của học sinh lớp
2-3 và kỹ năng quan sát, tìm ý khi làm văn miêu tả.
1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 2-3.
Như bất kì một hệ thống bài tập nào khác, bài tập giúp học sinh lớp 2-3 làm quen
với quan sát, tìm ý trong văn miêu tả cũng phải dựa vào đặc điểm hoạt động nhận thức
của học sinh tiểu học.
Hoạt động nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học thường mang tính trực quan,
cụ thể, cảm tính. Ở mỗi lứa tuổi học sinh lại có đặc điểm và khả năng nhận thức nhất
định. Nếu như các em học sinh ở lứa tuổi lớp 4-5 đã biết dựa trên các dấu hiệu bản
chất, những dấu hiệu chung của sự vật hiện tượng để khái quát thành khái niệm, ít đi
sâu vào chi tiết và mang tính chủ động thì các em học sinh lớp 2-3 việc tri giác thường
gắn với hành động và hoạt động thực tiễn. Muốn tri giác được đặc điểm sự vật, các
em phải làm cái gì đó với sự vật. Ngoài ra, những gì phù hợp với nhu cầu hoặc giáo
viên chỉ dẫn thì quá trình tri giác của các em mới dễ dàng hơn.
Trong quá trình tri giác, tính xúc cảm của các em được thể hiện rất rõ. Những
tranh ảnh rực rỡ màu sắc được các em tri giác tốt hơn và cũng gây được sự chú ý hơn.
Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh lớp 2-3 làm quen với quan sát là hoàn toàn phù
hợp.
Tuy nhiên, hệ thống bài tập giúp học sinh làm quen với kĩ năng quan sát trong
văn miêu tả phải có nội dung miêu tả gần gũi, dễ hiểu và hấp dẫn với các em. Để đạt
được điều đó, hệ thống bài tập phải phong phú về nội dung, đa dạng về kiểu loại và
hình thức thể hiện, đủ số lượng để học sinh luyện tập nhiều lần. Bài viết này sẽ xây
dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý dựa theo đặc điểm nhận thức của
học sinh lớp 2-3.
8
1.2.2. Đặc điểm trí nhớ, tưởng tượng của học sinh lớp 2-3
Đối với học sinh giai đoạn đầu bậc Tiểu học, do quá trình ức chế của não bộ nên
sự tập trung chú ý còn yếu, thiếu bền vững, dễ bị phân tán; ghi nhớ trực quan – hình
tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Học sinh đầu cấp có khuynh hướng ghi
nhớ máy móc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần.
Chính đặc điểm này làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của học sinh.
Học sinh lớp 2-3 học văn miêu tả chủ yếu là học cách quan sát, nội dung miêu tả từ
các đoạn văn mẫu. Trên cơ sở lặp lại nhiều lần, các em thông hiểu mẫu từ đó vận
dụng vào viết đoạn văn ngắn.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT, TÌM Ý
TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2-3.
2.1. Những yêu cầu về kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 2,3.
Ở lớp 2, yêu cầu về kĩ năng miêu tả chỉ ở mức độ tả ngắn (3 đến 5 câu) xoay
quanh các đề tài gần gũi:
- Tả ngắn, giới thiệu về người thân (ông, bà, bố mẹ, thầy cô giáo…)
- Tả ngắn về một con vật gần gũi như con chim, con gà, con chó, con mèo.
- Tả cảnh (theo tranh) qua các câu hỏi.
Lên lớp 3, kĩ năng miêu tả mà học sinh cần đạt ở mức độ cao hơn. Học sinh phải
viết được một đoạn văn (5-7 câu), nhiều nhất là 10 câu tả ngắn về người thân trong
gia đình, trường lớp, quê hương, lễ hội, hoạt động thể thao – văn nghệ. Yêu cầu kĩ
năng làm văn miêu tả ở lớp 2-3 ở mức đơn giản nhằm chuẩn bị cho lớp 4-5 các em sẽ
được trang bị và rèn luyện các kĩ năng làm văn miêu tả một cách đầy đủ.
Nhiệm vụ dạy học văn miêu tả cho học sinh tiểu học được chương trình đề ra
theo hai mức độ lớp 2-3 và lớp 4-5 với những yêu cầu cụ thể. Lớp 2-3 chuẩn bị các kĩ
năng bộ phận và ở mức độ đơn giản, làm tiền đề cho lớp 4-5. Lớp 4-5 học sinh sẽ học
kiến thức, được rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả một cách có hệ thống và bài bản.
Tuy nhiên, để học sinh lớp 2-3 được chuẩn bị tốt về kĩ năng làm văn miêu tả, các
em phải thường xuyên thực hành luyện tập. Chính vì vậy, xây dựng các bài tập bổ trợ
giúp học sinh lớp 2-3 làm quen với văn miêu tả là việc làm cần thiết.
2.2. Các bài tập giúp học sinh làm quen với văn miêu tả trong sách giáo khoa
Tiếng Việt lớp 2-3.
9
a. Bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý.
a
1)
Bài tập quan sát tranh – trả lời câu hỏi:
a
2)
Bài tập đọc văn bản – trả lời câu hỏi.
b. Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, trình tự tả.
b
1)
Bài tập sắp xếp ý
b
2)
Bài tập đọc văn bản – trả lời câu hỏi
c) Bài tập rèn kĩ năng diễn đạt (kể, tả ngắn thành đoạn văn)
2.3. Đánh giá hệ thống bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở
sách giáo khoa lớp 2-3.
* Những ưu điểm:
Cũng như các kiểu bài văn tự sự, kể chuyện… muốn viết được đoạn văn, bài văn
miêu tả cần phải có ý. Song khác với kiểu bài này, để tìm ý, văn miêu tả đòi hỏi người
viết phải có khả năng quan sát. Trước khi đến trường, học sinh đã được sử dụng kĩ
năng quan sát, nhưng đó chỉ là sự quan sát một cách vô thức. Việc rèn luyện kĩ năng
quan sát trong dạy học văn miêu tả phải được tiến hành thường xuyên, một cách có hệ
thống, đầy đủ, cụ thể thông qua một loạt các hoạt động như: sử dụng các giác quan,
lựa chọn trình tự quan sát, nhận xét, so sánh trong quan sát. Đây cũng chính là những
gợi ý để chúng ta có thể phân ra thành những loại bài tập nhỏ rèn kĩ năng quan sát cho
học sinh. Ở sách giáo khoa lớp 2-3 bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý được phân ra
làm hai loại nhỏ là Quan sát tranh, trả lời câu hỏi; Đọc văn bản, trả lời câu hỏi. Các
bài tập này nhằm rèn cho HS nhận biết được trình tự quan sát, các giác quan được sử
dụng trong quán sát.
Bài tập rèn trình tự quan sát tiếp tục được nâng cao dần ở lớp 3 nhưng với yêu
cầu khó hơn.
Có thể nói rằng bài tập rèn trình tự quan sát trong nhóm rèn kỹ năng quan sát,
tìm ý đã được sách giáo khoa chú ý và sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp. Bên cạnh đó, bài tập giúp học sinh tìm hiểu các giác quan được sử
dụng trong quán sát cũng được chú ý (ví dụ bài tập 3- trang 21- tuần 20).
* Những hạn chế.
(1) Các bài tập trong SGK lớp 2 - 3 mới chỉ tập trung rèn trình tự quan sát cho
hai kiểu bài tả cảnh, tả người. Trong khi đó, rèn luyện trình tự quan sát, cách quan sát
10
trong kiểu bài này sẽ được dạy ở lớp 4. Nói khác đi, SGK chưa có những bài tập rèn
kĩ năng quan sát đồ vật, con vật để chuẩn bị cho nội dung dạy các kiểu bài này ở lớp
4-5.
(2) Việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc
giác là yêu cầu cần thiết trong quan sát miêu tả. Nhờ những giác quan này, học sinh
mới phát hiện ra màu sắc, hình dáng, kích thước… đặc điểm của đối tượng. Thế
nhưng trong SGK, bài tập rèn các giác quan được sử dụng trong quan sát chưa được
chú ý (cả hai lớp 2 và 3 chỉ có một bài).
(3) Việc sắp xếp các bài tập rèn kỹ năng quan sát, tìm ý cũng chưa thể hiện rõ
được tính hệ thống. Ví dụ như trước khi tổ chức cho học sinh làm bài tập quan sát
tranh – trả lời câu hỏi, cần tổ chức cho học sinh làm bài tập nhận diện các giác quan
được sử dụng trong quan sát. Bởi lẽ việc tìm ý và lựa chọn ý bao giờ cũng được hình
thành từ các thao tác nhìn, nghe, xem tranh…
(4) Một số bài tập có câu hỏi chưa thật phù hợp với trình tự quan sát.
Ví dụ như: Bài tập trang 67, SGKTV2, tập một:
(5) Sách giáo khoa lớp 2 và 3 đều chưa có những bài tập quan sát vật thật.
Tuy hệ thống bài tập cho các kĩ năng tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn
miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3 còn một số hạn chế nhưng ta cũng không thể phủ
nhận rằng bài tập này đều có giá trị cả về mặt khoa học và sư phạm, đảm bảo cho việc
thực hiện mục tiêu giáo dục. Còn có những điểm chưa thật hoàn chỉnh trong hệ thống
bài tập rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả ở sách giáo khoa lớp 2-3 của
phân môn Tập làm văn, qua thực tế dạy học, tôi nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập
bổ trợ giúp học sinh lớp 2 và 3 rèn kĩ năng quan sát, tìm ý trong văn miêu tả được
trình bày ở chương II.
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT,
TÌM Ý TRONG VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2-3.
1. Cơ sở xây dựng bài tập.
Các nhà tâm lí học cho rằng quan sát không chỉ là nhìn phải được hiểu là tổng
thể hoạt động của các giác quan bao gồm: nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy… “Quan
sát là hình thức cao nhất của tri giác”.
11
Đối với học sinh tiểu học, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn nghèo nàn,
các em đang trong quá trình khám phá, ưa quan sát, thích nhận xét, tìm hiểu thế giới
xung quanh. Qua quan sát, các em sẽ phát hiện ra đặc điểm riêng của từng đối tượng
để chuẩn bị cho việc làm bài văn theo yêu cầu đề bài. Đồng thời, quan sát sẽ giúp cho
bài làm của học sinh đảm bảo tính chân thực. Trước khi đến trường, học sinh đã sử
dụng kĩ năng quan sát nhưng đó chỉ là sự quan sát sơ lược và đơn giản. Việc rèn luyện
kĩ năng quan sát cho học sinh cần phải được dạy một cách thường xuyên thông qua
các bài tập rèn luyện: Sử dụng các giác quan vào quan sát, quan sát theo một trình tự
hợp lí. Căn cứ vào các hoạt động cần hướng dẫn học sinh quan sát, chúng tôi chia
nhóm bài tập này thành: Bài tập luyện tập trình tự quan sát và bài tập luyện tập sử
dụng các giác quan để quan sát khi miêu tả.
2. Mục đích của bài tập.
- Giúp học sinh thấy được vai trò của quan sát – tìm ý trong học văn miêu tả.
- Biết cách quan sát theo trình tự
- Nhận biết được các giác quan thường được sử dụng khi quan sát.
- Tập vận dụng các giác quan vào để quan sát.
- Biết dùng từ ngữ ghi lại kết quả thu nhận được từ quan sát.
* Để rèn kỹ năng quan sát, đã thiết kế được 21 bài tập bổ trợ, trong đó 8 bài tập
luyện tập trình tự quan sát, cách quan sát và 13 bài tập luyện tập sử dụng các giác
quan để quan sát khi miêu tả.
3.Các dạng bài tập :
3.1. Bài tập luyện tập trình tự quan sát, cách quan sát.
Bài 1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
a) Tranh vẽ gì?
12
b) Bàn được sơn màu gì?
c) Mặt bàn hình gì?
d) Trên mặt bàn có vẽ những gì?
* Đáp án tham khảo.
a) Tranh vẽ chiếc bàn học.
b) Bàn được sơn màu xanh lục.
c) Mặt bàn hình chữ nhật.
d) Trên mặt bàn vẽ hình cậu bé.
Bài 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
a) Tranh vẽ quả gì?
b) Quả có hình gì?
c) Màu sắc của quả ra sao?
d) Cuống nó như thế nào?
e) Khi bổ ra, ruột của nó có màu gì?
* Đáp án tham khảo.
a) Tranh vẽ quả cam.
b) Quả cam có hình tròn.
c) Quả cam khi chín có màu vàng.
d) Cuống của quả cam nhỏ và màu xanh đậm.
e) Khi bổ quả cam ra ta thấy ruột nó màu vàng nhạt.
13
Bài 3. Quan sát tranh và trả lời câu
hỏi:
a) Tranh vẽ hoa gì?
b) Bông hoa có hình dáng và màu sắc
như thế nào?
c) Cánh hoa màu gì?
d) Nhụy hoa có màu gì?
* Đáp án tham khảo
a) Tranh vẽ hoa cúc.
b) Hoa cúc có hình tròn và màu vàng đậm.
c) Cánh hoa mỏng xếp xen kẽ nhau.
d) Nhụy hoa màu đen.
Bài 4. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a) Tranh vẽ cây gì?
b) Hãy kể tên các bộ phận của cây?
c) Lá cây có màu gì? Hình thù ra sao?
d) Quả cà chua khi chín có màu gì?
* Đáp án tham khảo.
a) Tranh vẽ cây cà chua.
b) Cây cà chua có thân, rễ,lá, cành và quả.
c) Lá cây có màu xanh, xung quanh là đường viền hình răng cưa.
d) Quả cà chua khi chín có màu đỏ.
14
Bài 5. Quan sát tranh và trả lời
câu hỏi:
a) Tranh vẽ con gì?
b) Con vật đó có bộ lông màu gì?
c) Hai cái tai nó trông thế nào?
d) Nó đang làm gì?
* Đáp án tham khảo:
a) Tranh vẽ Cún con.
b) Cún con có bộ lông màu trắng nõn như bông.
c) Hai tai nó cụp xuống như hai cái lá khoai.
d) Cún đang ngắm nghía một vật gì đó trước mặt.
Bài 6. Quan sát tranh và trả lời
câu hỏi:
a) Tranh vẽ con gì?
b) Những bộ phận nào của con
vật làm em chú ý?
c) Bộ lông của nó có màu gì?
d) Mào nó như thế nào?
e) Nó thường làm gì vào mỗi
buổi sáng?
* Đáp án tham khảo
a) Tranh vẽ con gà trống.
b) Những bộ phận của gà trống làm em chú ý là: bộ lông, cái mào.
c) Mào gà đỏ chót, sần sùi, giống bông hoa mào gà.
d) Gà thường gáy vào mỗi buổi sáng sớm.
Bài 7. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
15
a) Tranh vẽ ai?
b) Người đó thường làm ở đâu?
c) Dáng chú thế nào?
d) Trên đầu chú đội mũ màu gì?
e) Chú mặc quần áo màu gì?
g)Vai chú đeo đồ vật gì?
h) Hãy kể tên công việc mà chú
thường làm?
* Đáp án tham khảo.
a) Tranh vẽ chú bộ đội.
b) Chú thường làm việc ở nơi biên giới, hải đảo …của Tổ quốc.
c) Chú có dáng người dong dỏng cao.
d)Trên đầu chú đội mũ màu xanh.
e) Chú mặc bộ quần áo bộ đội màu xanh.
g) Vai chú đeo ba lô.
h) Các công việc mà chú thường làm là: canh gác, bảo vệ Tổ quốc…
Bài 8. Quan sát em bé nhà em
(hoặc em bé nhà hàng xóm) trả lời các
câu hỏi sau:
a) Em bé khoảng mấy tuổi?
b) Thân hình bé thế nào?
c) Trên gương mặt bé có những nét
gì đáng yêu?
(Nước da? Đôi mắt? )
d) Khi muốn ăn, bé có thái độ, cử
chỉ đáng yêu nào?
16
* Đáp án tham khảo.
a) Em bé khoảng hai tuổi.
b) Thân hình bé mập mạp/thon thả, mảnh mai, nhỏ nhắn,…
c) Bé có đôi mắt đen tròn và nước da trắng hồng.
d) Khi muốn ăn, em thường lại gần mẹ, bi ba bi bô. “Măm! Măm!”
3 2. Bài tập luyện tập sử dụng các giác quan trong quan sát
Bài tập nhận diện.
Bài 1. Đọc đoạn văn sau:
Ôi chao! Chú chuồn chuồn
nước mới đẹp làm sao! Màu vàng
trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái
cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu
tròn và hai con mắt long lanh như
thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon
vàng như màu vàng của nắng mùa
thu. Chú đậu trên một cành lộc
vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn
cánh khẽ rung rung như còn đang
phân vân.
a) Em hãy tìm từ ngữ chỉ đặc điểm từng bộ phận chú chuồn chuồn nước và ghi vào
bảng dưới đây:
Các bộ phận Đặc điểm
Đôi mắt
Cái đầu
Bốn cánh
Thân chú
b) Tác giả đã quan sát những bộ phận của chuồn chuồn nước bằng giác quan
nào (nhìn hay nghe)?
* Đáp án tham khảo
17
a) Các từ ngữ chỉ đặc điểm từng bộ phận của chuồn chuồn nước:
- Đôi mắt: long lanh
- Bốn cánh: mỏng như giấy bóng.
- Cái đầu: tròn.
- Thân chú: nhỏ và thon vàng.
b) Tác giả đã sử dụng mắt (thị giác) để phát hiện ra đặc điểm từng bộ phận của
chuồn chuồn nước.
Bài 2. Đọc đoạn văn sau:
Cái cặp của em lại có quai chắc để em xách cho đỡ mỏi tay. Thích nhất là nó có
hai ổ khóa bằng sắt mạ kền sáng loáng để đóng vào, mở ra. Mặt khóa lấp lánh như
gương. Mỗi lần em đóng cặp, khóa kêu tanh tách nghe rất vui tai.
(Theo Trần Mạnh Hưởng)
a) Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của cái cặp.
b) Viết tên các giác quan mà người viết đã dùng để quan sát vào chỗ chấm trong
mỗi câu sau:
Để nhìn thấy ổ khóa của cặp được làm bằng sắt mạ kền sáng loáng, người viết đã
quan sát bằng………………………………………………………….
- Để nhìn thấy ổ khóa mới, mặt khóa sáng lấp lánh, người viết đã quan sát bằng
…………………… ………………………………
- Để nghe thấy tiếng kêu “tanh tách” của khóa khi mở ra mở vào, người viết đã
lắng nghe bằng…………………………………………………………
Đáp án tham khảo
a) Từ ngữ chỉ đặc điểm của cái cặp: ổ khóa: sáng loáng; mặt khóa: lấp lánh;
tiếng khóa kêu: tanh tách.
b) Để nhìn thấy ổ khóa của cặp được làm bằng sắt mạ kền sáng loáng, người viết
đã quan sát bằng mắt (thị giác).
- Để nhìn thấy ổ kháo mới, mặt khóa sáng lấp lánh, người viết đã quan sát bằng
mắt (thị giác).
- Để nghe thấy tiếng kêu “tanh tách” của khóa khi mở ra mở vào, người viết đã
lắng nghe bằng tai (thính giác).
18
Bài 3. Đọc đoạn văn sau:
Trong các loại quả em thích nhất là quả chuối. Quả chuối dáng cong cong, màu
vàng xuộm trông thật thích mắt. Bóc lượt vỏ đi, ruột chuối màu trắng ngà hiện ra
mới hấp dẫn làm sao! Cắn nhẹ một miếng, ta thấy vị ngọt mát lan tỏa.
Em hãy viết tên các giác quan được tác giả dùng để quan sát vào chỗ chấm trong
mỗi ô sau:
Đáp án tham khảo:
- Để phát hiện ra hình của chuối, tác giả dùng mắt (thị giác).
- Để phát hiện ra màu sắc của vỏ chuối, tác giả dùng mắt (thị giác).
- Để phát hiện ra màu sắc của ruột chuối, tác giả dùng mắt (thị giác).
- Để phát hiện ra mùi vị của chuối, tác giả dùng lưỡi (xúc giác).
Bài 4. Đọc đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày
càng rực rỡ. Vườn cây lại đam chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn.
Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay
nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào
mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
a) Hãy ghi tên các sự vật và đặc điểm của từng sự vật được tác giả miêu tả khi
mùa xuân đến theo mẫu sau
Tên sự vật Đặc điểm sự vật
19
Để nhận ra hình dáng của quả
chuối tác giả quan sát bằng:
…………………….
Để nhận ra màu của ruột chuối
tác giả đã quan sát bằng:
……………………
Để nhận ra màu vỏ chuối tác giả
quan sát bằng:………….
Để biết chuối có vị ngọt tác giả
quan sát bằng: ……….
M: bầu trời Trong xanh
b) Tác giả phát hiện ra đặc điểm của sự vật bằng giác quan nào?
Đáp án tham khảo:
a) Từ chỉ sự vật và đặc điểm của từng sự vật được tác giả miêu tả khi mùa xuân
đến là:
- Hoa mận: tàn
- Bầu trời: thêm xanh
- Nắng: vàng rực rỡ
- Cây: đâm chồi, nảy lộc
- Vườn cây: đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy
- Hoa bưởi: nồng nàn
- Hoa nhãn: ngọt
- Hoa cau: thoảng qua
- Chim chích chòe: nhanh nhảu
- Khướu: lắm điều
- Chim cu: gáy trầm ngâm
b) Tác giả sử dụng các giác quan:
Mắt (thị giác) để phát hiện ra hoa mận: tàn; trời: thêm xanh; nắng: vàng rực rỡ;
cây: đâm chồi, nảy lộc; vườn cây: đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy; chích chòe:
nhanh nhảu; chào mào: đỏm dáng. Tai (thính giác) lắng nghe thấy: khướu: lắm điều;
chim cu: gáy trầm ngâm. Xúc giác (mũi) hoa bưởi: nồng nàn; Vị giác (lưỡi): hoa
nhãn: ngọt.
Bài 5. Đọc đoạn văn sau:
20
Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa
đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đàu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn
gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù
vang cánh đồng, như hòa nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng. Các tổ lao động
đang thoăn thoắt đưa tay hái, xén ngang từng bụi lúa…
(Theo Trúc Mai)
a) Tìm những từ tả màu sắc của cánh đồng lúa chín.
b) Ngoài màu sắc (nhìn thấy), đứng ở cánh đồng lúa chín, tác giả còn ngửi thấy
mùi gì và nghe thấy âm thanh như thế nào?
Đáp án tham khảo:
a) Những từ tả màu sắc của cánh đồng lúa chín: vàng óng, biển vàng
b) Ngoài màu sắc (nhìn thấy), đứng ở cánh đồng lúa chín, tác giả còn ngửi thấy
hương thơm thoang thoảng của lúa, nghe thấy tiếng gù vang cánh đồng của đàn chim
gáy.
Bài 6. Đọc các câu văn sau (chú ý các từ ngữ in nghiêng).
1. Sáng sớm, chú gà trống nhà tôi đã cất tiếng gáy ò…ó…o.
2. Cô chổi rơm khoác chiếc áo vàng óng.
3. Hương lúa nếp thơm nồng nàn.
Em hãy nối những từ ngữ chỉ giác quan được sử dụng dùng để quan sát với từ
ngữ chỉ đặc điểm tương ứng:
Đáp án tham khảo:
Câu 1, người viết sử dụng giác quan tai (thính giác) nghe thấy tiếng gáy của gà;
câu 2, người viết sử dụng mắt (thị giác) nhìn thấy cô chổi rơm vàng óng; câu 3, người
viết sử dụng khứu giác (mũi) ngửi thấy hương thơm của lúa nếp.
Bài 7. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ghi ở bên dưới:
21
Mắt (nhìn)
Tai (nghe)
Mũi (ngửi)
Thơm nồng nàn
Gáy ò…ó…o
Vàng óng
Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp
sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toãng xôn xao quanh
mạn thuyền. (Lê Lựu)
a) Đoạn văn tả cảnh gì?
b) Tác giả chọn tả những sự vật nào trong cảnh đó?
c) Để thấy được đặc điểm của từng sự vật, tác giả đã sử dụng giác quan nào để
quan sát?
* Đáp án tham khảo:
a) Đoạn văn tả cảnh đêm khuya.
b) Trong cảnh đêm khuya tác giả tả gió, sương, bầy cá dưới ao.
c) Để thấy được đặc điểm từng sự vật, tác giả dùng mắt (thị giác): thấy sương
đêm, thấy bầy cá dưới ao. Ngoài ra, tác giả dùng tai (thính giác): nghe thấy tiếng gió:
im lặng, tiếng cá đớp mồi: tom tóp, tũng tẵng, xôn xao.
Bài 8. Em chọn câu trả lời nào dưới đây:
Để phát hiện ra đặc điểm từng sự vật, ta thường sử dụng:
a) Mắt ( thị giác)
b) Tai (thính giác)
c) Mũi ( khứu giác)
d) Lưỡi ( vị giác)
e) Kết hợp tất cả các giác quan trên
- Câu trả lời em chọn: ……………………………………………………
* Đáp án tham khảo
Để phát hiện ra đặc điểm sự vật, ta thường kết hợp nhiều giác quan để quan sát.
Bài tập vận dụng
Bài 1. Em hãy sử dụng thị giác (mắt) để quan sát một số đồ vật trong ở nhà hoặc
ở lớp và ghi các đặc điểm nổi bật của chúng vào các cột phù hợp trong bảng dưới đây.
STT Tên đồ vật Hình dáng Chất liệu Màu sắc
Công dụng
(dùng để làm gì?)
1 Cái bàn học
2 Cái chổi quét
nhà
3 Cái thước kẻ
4 Cái tủ đứng
* Đáp án tham khảo:
STT Tên đồ vật Hình dáng Chất liệu Màu sắc Công dụng
22
1 Cái bàn học
hình chữ
nhật
làm bàng gỗ màu cánh dán
ngồi học,
làm việc
2 Cái chổi quét nhà làm bằng rơm màu vàng quét nhà
3 Cái thước kẻ
hình chữ
nhật
làm bằng
nhựa
màu trắng lkẻ
4 Cái tủ đứng
hình chữ
nhật
làm bằng
gỗ/vải
màu ghi để quần áo
Bài 2: Em hãy vận dụng các giác quan để quan sát hình dáng và các hoạt động
của con mèo nhà em (nhà hàng xóm), ghi kết quả quan sát theo gợi ý sau: (chú ý sử
dụng các từ chỉ đặc điểm, màu sắc).
* Đáp án tham khảo:
- Đầu: tròn
- Ria mép: cứng
- Bộ lông: đen tuyền/ vàng nhạt/ màu xám tro
- Mũi: ươn ướt, đỏ hồng
- Lúc bắt được chuột, mèo kêu: gừ gừ
- Lúc được ăn mèo kêu: meo meo
Bài 3. Em hãy sử dụng vị giác (lưỡi), thị giác (mắt), xúc giác (mũi) để quan sát một
loại quả trái cây mà mình yêu thích và ghi kết quả quan sát theo gợi ý sau:
23
Đầu:……………………
Ria…………………………
…………… mép:………………
Tiếng kêu:…… ………
Bộ lông :……… ………
Mũi:……………………
Lúc bắt chuột:
………………
Lúc được ăn:
………………
QUẢ
Màu sắc:……………………….
Mùi vị:…………………………
Hương thơm:…………………
* Đáp án tham khảo
Ví dụ: Quả xoài
- Màu: vàng
- Mùi vị: ngọt
- Hương thơm mát
Bài 4. Em hãy sử dụng thị giác (mắt), thính giác (tai nghe) để quan sát bầu trời, con
người, cảnh vật khi cơn mưa sắp đến theo gợi ý sau (Chú ý sử dụng từ chỉ đặc điểm,
màu sắc,…)
* Đáp án tham khảo
- Mây: ùn ùn kéo đến, đen xám xịt
- Gió: ào ào
- Cây cối: nghiêng ngả
- Người đi trên đường: vội vã
Bài 5. Em hãy sử dụng các giác quan thị giác (mắt), thính giác (tai), xúc giác (da),…
để quan sát con người và cảnh vật khi mùa xuân đến và ghi lại kết quả sát theo gợi ý
sau (chú ý sử dụng các từ chỉ đặc điểm):
24
Cơn mưa
rào sắp
đến
Mây: ………………………………
Gió:………………………………
Cây cối: …………………………
Người đi trên đường:……………
Bầu trời
Con người
Mùa
xuân
đến
Chim chóc
Cây cối:
Thời tiết:
Đáp án tham khảo:
- Bầu trời: trong xanh
- Thời tiết: se se lạnh
- Cây cối: đâm chồi nảy lộc
- Chim chóc: hót ríu rít
- Bầu trời: Trong xanh
- Cây cối: Đâm chồi, nảy lộc
- Chim chóc: hót ríu rít
- Con người: vui vẻ, tươi tắn
v.v…
Trên đây là hệ thống bài tập tôi xây dựng để giúp học sinh làm quen với miêu tả.
Với một tổ hợp bài tập như trên, tôi hi vọng sẽ đáp ứng nhu cầu nhận thức của học
sinh lớp 2-3, đồng thời kích thích được sự say mê, hứng thú của các em trong quá
trình học tập để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học Tập làm văn nói chung và văn
miêu tả nói riêng. Từ đó, các em sẽ có những kiến thức vững chắc về ngôn ngữ và sử
dụng chúng như một công cụ đắc lực trong quá trình học tập.
25