Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

LỊCH sử NHÀ nước và PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.86 KB, 13 trang )

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1. Câu 1: Phân tích những điểm đặc thù trong sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu






+

+




Lạc(696 – 682 – 179TCN)
Nhà nước ra đời trong trạng thái phân hóa xã hội chưa tới mức độ sâu sắc, chưa mang tính đối
kháng gay gắt như những nước khác. Hay nói cách khác, nhà nước ra đời sớm, sớm cả về mặt
thời gian và không gian là do 2 yếu tố tự vệ và trị thủy-thủy lợi thúc đẩy .
Cuối thời đại Hùng Vương, dân cư tràn xuống chinh phục các vùng đồng bằng châu thổ của các
con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy-thủy lợi (chống lũ
lụt, tưới tiêu nước) giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ
chống lại mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết.
Vai trò thúc đẩy của tự vệ và trị thủy-thủy lợi được thể hiện cụ thể ở 2 mặt sau:
Cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi công việc lớn lao trị
thủy-thủy lợi và tự vệ mà đòi hỏi phải có 1 loại cơ cấu tổ chức mới khác hẳn, đó là nhà nước.
Bởi vì nhà nước có những ưu thế cơ bản hơn hẳn tổ chức công xã nguyên thủy: Nhà nước là cơ
cấu tổ chức rộng lớn bao trùm toàn xã hội và chặt chẽ nhất, nhà nước có biện pháp đặc trưng là
cưỡng chế, có phương tiện tổ chức và quản lí đặc trưng là pháp luật. Vì vậy nhà nước có khả
năng huy động lực lượng lớn sức người sức của và tổ chức chỉ đạo 1 cách có hiệu quả công cuộc


đấu tranh để tự vệ , công cuộc trị thủy-thủy lợi.
Trên con đường hình thành nhà nước, các thủ lĩnh của các cộng đồng dân cư lợi dụng địa vị,
chức năng của mình để chiếm đoạt 1 phần của cải do các thành viên đóng góp làm việc công ích
thành tài sản riêng, nên việc huy động sức người sức của tổ chức chỉ đạo đấu tranh tự vệ, trị
thủy- thủy lợi trở thành cơ hội lớn thuận lợi cho các thủ lĩnh chiếm đoạt tài sản công nâng cao
địa vị, quyền hạn, qua đó cũng thôi thúc sự ra đời sớm của nhà nước.
Quá trình phân hóa xã hội và hình thành nhà nước diễn ra rất chậm chạp, kéo dài hàng ngàn năm.
Nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất chính là chưa có chế độ tư hữu về ruộng đất.
Tổ chức nhà nước còn giản đơn, hình thức pháp luật còn sơ khai. Nhà nước và pháp luật còn bảo
lưu nhiều tàn dư của chế độ công xã nguyên thủy.
Theo truyền thuyết dân gian và sử sách cổ, đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương.
Nước Văn Lang được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, dưới đó là bồ chính đứng
đầu công xã nông thôn. Các danh hiệu này đã phản ánh tiến trình các quý tộc thị tộc chuyển hóa
thành các quan chức nhà nước, chức năng xã hội được chuyển hóa thành quyền lực nhà nước.
Đến thời Âu Lạc thể chế nhà nước hiện hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường.
Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu(tướng văn hoặc tướng võ) thay


mặt vua giải quyết công việ trong nước. Lạc tướng đứng đầu bộ, cai quản 1 đơn vị hành chính
địa phương. Bồ chính là người đứng đầu công xã nông thôn.
Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện. Qua sự phản ánh gián tiếp của truyền thuyết
dân gian và sử sách cổ có thể đưa ra giả thuyết nhà nước Văn Lang Âu Lạc có những nguồn gốc
và hình thức pháp luật sau:
+ Tập quán pháp:giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Đó là 1 số tập quán vốn có từ thời nguyên
thủy điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội: quan hệ sở hữu, chiếm hữu, sử dụng ruộng đất,
quan hệ về trật tự an toàn xã hội…
+ Pháp luật khẩu truyền: đó là ý chí của người thống trị đối với xã hội. Hình thức pháp luật khẩu
truyền thường được dùng để giải quyết những vụ việc cụ thể hoặc đột xuất như thăng quan bãi
chức, xử tội…
2. Phân tích địa vị và quyền lực của Nhà vua trong Nhà nước Phong kiến Việt Nam.

 Trả lời:

Trong gần chín thế kỷ (939-1858), đất nước ta đã trải qua các triều đại như: Ngô, Đinh, Tiền
Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn… với rất nhiều các vị vua nổi tiếng như: Tiền
Ngô Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Hồ Quý Ly, Lê
Thánh Tông, Gia Long, Minh Mạng… Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện không ít các vị vua hoang
tàn, bạo ngược như Lê Uy Mục, Lê Tương Dực…
a.

Địa vị của nhà vua trong nhà nước Phong kiến Việt Nam :

Trong chế độ Phong kiến, đặc biệt là quan điểm của Nho giáo, vua được coi là “Thiên Tử”
(con Trời). Về địa vị của nhà vua, thuyết "Mệnh Trời" (Thiên Mệnh) đã chỉ rõ:
Vua là người đại diện cho Thượng đế (Trời) để cai trị dân, là người “thay Trời hành đạo”,
đồng thời cũng là người đại diện cho dân trước Thượng đế: Mọi ý chỉ, mệnh lệnh của vua đều
được cho là theo “Mệnh Trời” nên trong các chiếu chỉ thường có “Phụng thiên thừa vận, hoàng
đế chiếu viết…” hay như trong Bình Ngô Đại Cáo, câu đầu tiên cũng khẳng định: “Thay Trời
hành hoá, Hoàng thượng truyền rằng…”. Cũng chính vì thể theo “Mệnh Trời” nên mệnh lệnh
của vua phải tuyệt đối được phục tùng và thực hiện như một điều tất yếu. Bên cạnh đó, các vị
vua Phong kiến Việt Nam cũng thường đại diện cho dân trước Thượng đế, thể hiện ở việc lập
đàn tế Trời, cầu xin mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà để người dân có cuộc sống ấm no,
hưng thịnh, thái bình…


Địa vị và chức năng làm vua là do Trời định sẵn cho người đó (Thiên Mệnh): Đây được
coi như một “sự uỷ nhiệm” của Trời. Nếu vị vua đó trở nên hoang tàn, bạo ngược, không thể
chăm sóc được cho người dân, thì Trời sẽ bãi bỏ sự uỷ nhiệm của mình và trao địa vị này cho
người khác phù hợp hơn thông qua con đường lật đổ vị vua cũ, nếu việc lật đổ thành công thì sự
uỷ nhiệm đó đã được trao cho người mới và ngược lại.
Vua với địa vị của mình chỉ đứng dưới một người là Trời, còn trên muôn người: Trong cả

nước, quan lại là bầy tôi của vua, nhân dân là thần dân của nhà vua. Vua là người đứng đầu bách
thần trong cả nước. Nước - quốc gia Phong kiến (Sơn hà xã tắc) không phải là của nhân dân mà
là của nhà vua.
Như vậy, địa vị của nhà vua đã bao trùm lên toàn bộ đất nước. Và vị vua theo “Thiên
Mệnh” sẽ phải chăm sóc, đảm bảo sự thịnh vượng của mọi người dân trong xã hội.
b. Quyền lực của nhà vua:
 Nhà vua nắm vương quyền:
Có thể thấy, với một địa vị là “Thiên Tử”, đứng dưới một người mà trên vạn người, thì nhà vua
cũng chính là người nắm trong tay toàn bộ vương quyền của đất nước. Những điều đó được thể
hiện ở các điểm sau:
Về mặt lập pháp: nhà vua chính là người duy nhất có quyền đặt ra pháp luật. Ý chí của nhà
vua dưới mọi hình thức đều trở thành pháp luật: Nếu là lời nói thì mệnh lệnh đó sẽ được sứ giả
truyền đi khắp nơi và thực thi (“Vua truyền rằng” hay “Vua ban rằng”), nếu là bằng văn bản thì
trở thành thánh chỉ, thánh ý…
Về mặt hành pháp: Nhà vua có toàn quyền bổ nhiệm, thăng giáng, thưởng phạt, thuyên
chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm, lương bổng đối với quan lại trong cả nước (Năm 971,
Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân; Lê Thánh Tông bãi bỏ chức
Đại hành khiển). Như vậy, nhà vua chính là người đứng đầu nền hành chính quốc gia, có quyền
lực rất lớn.
Về mặt tư pháp: Nhà vua chính là người giữ tài phán quyết cao nhất. Thế hiện ở việc vua
là người có quyền quyết định cuối cùng đối với bất cứ một vụ án nào. Các bản án vua đã xét xử
(dù là sơ thẩm hay phúc thẩm) đều không ai có quyền xét xử lại, không được thụ lý các vụ án mà


triều vua trước đã xử… Bên cạnh đó, vua là người duy nhất có quyền đại xá hay đặc xá cho các
can phạm.
Về mặt quân sự: Vua chính là người đứng đầu quân đội, là Tổng tư lệnh quân đội, có
quyền bổ nhiệm, bãi miễn các chức trong bộ máy quân sự; ban hành các chính sách quân sự (nhà
Lý - chính sách Ngụ binh ư nông)
Về mặt ngoại giao: Nhà vua là người đại diện hợp pháp duy nhất trong các quan hệ bang

giao. Việc đón tiếp hay cử các sứ thần đi bang giao, ký tên các hiệp ước… đều phải do nhà vua
trực tiếp hay cử người đi thực hiện, không một cá nhân hay cơ quan nào có quyền hành thay thế
được.
Về mặt kinh tế: Nhà vua là người chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của các làng
xã trong cả nước, là người duy nhất được phép ban hành các chính sách kinh tế trong nước (nhà
Lê Sơ – chính sách Lộc điền, Quân điền)
 Nhà vua nắm thần quyền:
Ngoài vương quyền, với tư cách là con của Trời, nhà vua còn nắm trong tay cả thần quyền, biểu
hiện như:
Trong các lễ nghi tôn giáo, nhà vua luôn là chủ tế. Chỉ duy nhất nhà vua mới có quyền tế
Trời, còn thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên mình và thần thánh, quỷ thần. Vì quyền tế trời là đặc
quyền của nhà vua nên trong lễ tế trời hàng năm người ta thường gọi là tế Nam Giao, ngôi chủ tế
lễ bao giờ cũng thuộc về vua.
Nhà vua chính là người đứng đầu bách thần trong cả nước, có quyền phong chức tước cho
thần thánh (bằng các sắc phong thần), điều động thần thánh (quy định nơi thờ cúng thần thánh),
khiển trách bằng cách thủ tiêu bằng sắc hoặc phá hủy đền thờ…
 Nhà vua có những đặc quyền riêng: Với những địa vị và quyền lực lớn về vương quyền và
thần quyền như trên, thì nhà vua còn có thêm những đặc quyền, ưu quyền riêng cho mình như:
-

Mọi người không được phạm đến tên huý của vua và người thân thích của vua.

Những gì thuộc về nhà vua đều là cao quý, nên phải dùng những ngôn từ đặc biệt, các mỹ
tự như: Thánh ý, Long thể, Ngọc tỷ, Hoàng bào, Long sàn, Châu phê, Ngự bút…


Màu vàng là màu y phục của vua. Quan lại và thần dân cấm không được mặc quần áo màu
vàng, trừ những người được vua ban mặc sắc vàng, làm trái là bị tội khi quân. Từ thời Lý Cao
Tông trở đi, chỉ nhà vua mới được mặc áo sắc vàng thêu rồng và trâm cài búi tóc bằng vàng.
Nhà vua có quyền được thần thánh hoá qua các sử quan, chịu trách nhiệm ghi chép. Như

tương truyền khi mới sinh ra, Lý Thái Tổ toả ra một ánh hào quang rực rỡ, ở hai lòng bàn chân
có hiện hai chữ “Vương”. Và sự ra đời của triều Lý đã được dự báo từ trước bởi một bài thơ kỳ
lạ xuất hiện dưới gốc cây bị sét đánh cũng như rất nhiều các truyền thuyết dân gian khác về các
vị vua như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Thánh Tông…

Câu 3 : Trình bày những nội dung cơ bản của bộ Lê triều hình luật.
Giải
Điều kiện ra đời của bộ luật Hồng Đức : thời kỳ Hậu Lê (Lê sơ) hoạt động lập pháp diễn ra
liên tục và để lại nhiều thành tựu rực rở. Trong thời kỳ này nhà Lê cho ra đời rất nhiều các văn
bảng pháp luật trong đó có bộ luật Hồng Đức ra đời năm 1440 – 1442 thế kỷ XV, có giá trị lớn
hơn so với bộ luật Gia Long đời nguyễn, thể hiện sức sáng tạo của pháp luật Việt Nam.
- Hình thức bộ luật :
Gồm 13 chương 722 điều và đóng trong 6 quyển, về cơ cấu bộ luật Hồng Đức có cơ cấu
gần giống các bộ luật trung quốc.
Hình thức hoạt động của trung quốc bộ luật này chia làm hai phần.
- Nội dung của bộ luật :
Bộ luật Hồng Đức cũng như các Bộ luật phong kiến trước đó, có ghi tất cả các luật hình :
Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình… Nhìn một cách khái quát, nội dung Bộ luật với việc áp
dụng các chế tài mang đậm dấu ấn luật của Trung Quốc.
* Luật Hình : Luật Hồng Đức trong luật hình có đưa ra một số nguyên tắc chung,
những nguyên tắc này có thể rút kinh nghiệm từ những nguyên tắc trước đó hoặc có thể
nêu lên một số nguyên tắc mới cụ thể :
+ Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền. Đây là 1 nguyên tắc đã có từ trước. Nhưng mà nhà lê qui
định cụ thể hơn đó là chỉ được chuộc bằng tiền đối với những tội danh có mức lưu trở xuống.
Chuộc tội bằng tiền đối với 1 số đối tượng cụ thể như sau : Phạm tội do vô ý.
Những người 70 trở lên và dưới 7 tuổi.
Những người họ hàng thân thích nhà vua.
+ Nguyên tắc chiếu cố. Được áp dụng đối với những người phạm tội bị áp dụng từ tội
lưu trở xuống.
Nếu những người bị án tử thì phải lập hồ sơ dâng lên vua, để vua trực tiếp sử lý,

người được áp dụng nguyên tắc chiếu cố sẽ được giãm 1 khung khi tuyên phạt hình phạt.
Đối tượng áp dụng con cháu quan lại ở triều đình.
+ con cháu chịu tội thay cho cha mẹ ông bà.
+ Đàn bà lấy chồng là quan to từ bát nghị trở lên.
Tuy nhiên nguyên tắc chiếu cố sẽ không được thực hiện. Nếu như người đó phạm 1
trong những tội thập ác.
+ Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm tập thể : nhà Lê xử tội tập thể đối với các tội xâm
phạm đến quan hệ xã hội được nho giáo đề cao.


Đối tượng : Luật Hồng Đức chỉ xử đối với những người phạm tội là đàn ông.
+ Nguyên tắc xử phạt kẻ có hành vi không được làm mà làm. Nguyên tắc này chỉ áp
dụng cho quan lại.
+ Nguyên tắc tha miễn trách nhiệm hình sự :
Nguyên tắc này áp dụng đối với các đối tượng sau :
. Cụ già trên 90 tuổi.
. Trẻ em dưới 7 tuổi.
. Những người khi phạm tội đã tự nguyện đình chỉ hoặc ra đầu thú.
Hệ thống hình phạt giống như hình phạt chính và hình phạt phụ. Hình phạt chính là ngũ
hình, hình phạt phụ ngoài ngũ hình có điểm khác pháp luật Lý Trần. Trong hình phạt chính là
suy dành cho nữ và trượng dùng cho nam.
* Luật Hôn nhân gia đình : Đây là ngành luật quan trọng vì nhà Lê lấy tư tưởng Nho
giáo làm cơ sở xây dựng hệ thống tư tưởng chính trị pháp lý. Nhà Lê coi trọng đường lối
đức trị tức là “tu thân tề gia trị quốc bình thiên ha”. Các yếu tố này là tư tưởng, là lý tưởng
cần phấn đấu tới của người quân tử. Nhà Lê đặc biệt chú ý tới tề gia. Nhà Lê coi tề gia là
cơ sở để trị quốc.
Luật Dân sự : Trong luật Hồng Đức không phát triển bởi vì chế độ tư hữu không
triệt để, hơn nữa do ảnh hưởng đậm nho giáo coi trọng trật tự gia đình, coi trọng quyền
của gia trưởng. Cho nên mọi vấn đề thông thường do người gia trưởng điều hành quy
định.


Câu 3 : Trình bày những nội dung cơ bản của bộ Luật Gia long.
Giải
* Hình thức bộ luật : Luật gia long cũng giống luật hồng đức gồm có hai phần : Danh lệ và
bản điều. Tuy nhiên do cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước có khác nhau cho nên luật gia long được
sắp xếp theo chức năng chuyên môn, từng bộ phận.
Mỗi một điều luật thông thường gồm 2 phần : Luật và lệ.
Phần Luật nêu những quy định của nhà nước, phần lệ giải thích điều luật.
* Nội dung của bộ luật :
Bộ luật Gia Long cũng như Bộ luật Hồng Đức gồm, 3 phần cơ bản :
Luật hình, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình.
* Luật Hình : Luật Gia Long trong luật hình cũng xoay quanh một số nguyên tắc mà
trước đó pháp luật phong kiến đã có, đồng thời phát triển và hoàn thiện hơn.
Nguyên tắc 1 : chuộc tội bằng tiền : Giống như luật Hồng Đức (Nhưng mà nhà lê qui định
cụ thể hơn đó là chỉ được chuộc bằng tiền đối với những tội danh có mức lưu trở xuống. Chuộc
tội bằng tiền đối với 1 số đối tượng cụ thể như sau : Phạm tội do vô ý).
Những người 70 trở lên và dưới 7 tuổi.
Những người họ hàng thân thích nhà vua.
+ Nguyên tắc 2 : truy cứu trách nhiệm tập thể : Cũng giống như luật Hồng Đức
nhưng có điểm khác là chỉ truy cứu đối với những người phạm tội từ 15 tuổi trở lên và áp
dụng đối với con trai.
+ Nguyên tắc 3 : chiếu cố. giống như luật Hồng Đức (Được áp dụng đối với những
người phạm tội bị áp dụng từ tội lưu trở xuống.


Nếu những người bị án tử thì phải lập hồ sơ dâng lên vua, để vua trực tiếp sử lý,
người được áp dụng nguyên tắc chiếu cố sẽ được giãm 1 khung khi tuyên phạt hình phạt.
Đối tượng áp dụng con cháu quan lại ở triều đình.
+ con cháu chịu tội thay cho cha mẹ ông bà.
+ Đàn bà lấy chồng là quan to từ bát nghị trở lên.

Tuy nhiên nguyên tắc chiếu cố sẽ không được thực hiện. Nếu như người đó phạm 1
trong những tội thập ác).
+ Nguyên tắc 4 : xử phạt kẻ có hành vi không được làm mà làm. Giống như Hồng
Đức (Nguyên tắc này chỉ áp dụng cho quan lại.
+ Nguyên tắc 5 : miễn giảm thụ hình.
. Miễn : Trong trường hợp người phạm tội chưa bị phát giác mà tự thú, bị xét hỏi
một tội từ khai ra 1 tội #, người phạm tội bỏ trốn mà lại bắt đựoc 2 người phạm tội khác bỏ
trốn nộp quan, quan lại mất sai lầm khi thi hành nhiệm vụ đã tự giác khai báo.
. Giảm : Phạm tội đã tự thú nhưng chưa khai báo thành khẩn, biết có kẻ sắp tố cáo
mình đã tự giác ra tự thú trước.
+ Nguyên tắc 6 : Tăng giảm hình phạt.
+ Nguyên tắc 7 : Phân biệt trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
+ Nguyên tắc 8 : Tổng hợp hình phạt : Khi phạm tội áp dụng hình phạt "đồ" hay
"lưu" chưa đưa ra xét xử lại phạm thêm tội khác, tổng hợp hình phạt sẽ nặng hơn. Phạm
hai tội cùng một lúc, nếu hai tội đó tuyên phạt như nhau thì áp dụng chung một hình
phạt. Nếu tội kia áp dụng hình phạt cao hơn thì áp dụng hình phạt cao nhất.
+ Nguyên tắc 9 : Xác định độ tuổi được coi là đã có đầy đủ năng lực hành vi (luật gia
long quy định 16 t). Lưu ý Luật gia long truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những
người mắc bệnh tâm thần.
+ Nguyên tắc 10 : Tính tang vật luận tội.
Hệ thống hình phạt : hình phạt chính giống như các luật trước và hình phạt phụ (như luật
hồng đức). Hình phạt chính là ngũ hình, hình phạt phụ ngoài ngũ hình có điểm khác pháp luật Lý
Trần. Trong hình phạt chính là suy dành cho nữ và trượng dùng cho nam. Lưu ý : hình phạt "lưu"
nhà nguyễn quay lại theo luật TQ lấy đơn vị khoảng cách là hải lý, tức là một sự sao chép của
luật đại thanh.
* Luật Hôn nhân gia đình : Giống luật hồng đức luât gia long cũng xem luật hôn
nhân gia đình có vị trí quan trọng thứ 2.
Về kết hôn : Điều kiện, hình thức, các trường hợp cấm kết hôn (giống hồng đức) tuy
nhiên có bổ sung cấm tăng ni, đạo sĩ kết hôn.
Về Ly hôn : Không quy định chế độ đồng tài sản như hồng đức đã quy định. Theo

gia long ly hôn trong trường hợp vi phạm 7 điều cấm hoặc những quy định khác của pháp
luật. Ỏ gia long quy định 3 trường hợp không được ly hôn :
+ Người vợ đã để tang nhà chồng 3 năm.
+ Khi lấy nhau nghèo sau đó giàu có.
+ Khi lấy nhau vợ còn có nơi nương tựa, lúc bỏ nhau người vợ không có nơi nương
tựa.
Gia long không quy định trường hợp nào người vợ được phép ly hôn.
Quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng : đồng cư, chung thủy, không được tố giác chồng,
để tang chồng.
Luật Dân sự : Giống như luật Hồng Đức về chế độ sở hữu.


Chế định thừa kế : Luật gia long quy định có hai hàng thừa kế và cả con trai, gái đều
được thừa kế. Trong trường hợp người chết không có người thừa kế thì tài sản cho người
đầy tớ lâu năm nhất được thừa kế. Tuy nhiên, người đó chỉ được hưỡng 3/10 số tài sản,
còn 7/10 sung vào công quỹ.
Câu 7 : Sự giống và khác nhau về bộ máy Nhà nước của các triều đại lý,
trần, hậu lê .
Giải
* Bộ máy nhà nước thời Lý :
Được thiết lập từ TW đến địa phương và tập trung quyền hành vào tay triều đình,
đứng đầu là vua và nhà vua cũng quy định phẩm trật các hàng quan văn, võ đều có 9 bậc.
Những chức quan cao cấp nhất trong triều đình được chia làm hai ngạch :
- Ngạch văn : Gồm có Tam thái (thái sư, thái phó, thái bảo) và tam thiếu (thiếu sư,
thiếu phó và thiếu bảo).
- Ngạch võ : gốm có Thái úy, thiếu úy và một số chức vị khác
Lúc đầu tam thái, tam thiếu không giữ chức làm việc, sau này mới được trao quyền
hành.
Dưới quan văn, võ còn có các thượng thư đứng đầu các bộ, ngoài ra còn có các
chức quan khác như : tả và hữu tham tri, tả và hữu giám nghị, trung thư thị lang, bộ thị

lang, tả và hữu ty lang trung, tả và hửu phúc tâm, nội thường thị, phủ sĩ sư điện học sĩ,
hàn lâm điện học sĩ . . .
Quan võ ở triều đình có các chức : đô thống, nguyên soái, tổng quản, khu mật sứ,
tả và hữu kim ngô . . .
Chức quan nắm quyền lực cao nhất trong triều là tể tướng được gọi là tướng công
dưới thời Lý Thái Tổ, Phụ quốc thái úy dưới thời Thái tông và Nhân tông có gia phong
phẩm trật là "bình chương quân quốc trọng sự.
Ở địa phương cũng đặt các quan văn, võ, ở xã thì có xã quan. Hiện nay chúng ta
chưa có điều kiện xác định được quyền hạn, nhiệm, vụ của từng chức quan trên nhưng
nhìn chung tổ chức bộ máy này có nhiều điểm phỏng theo quan chế thời nhà Tống, tuy
nhiên có giản lược hơn.
Trong bộ máy chính quyền thời lý, tầng lớp quý tộc bao gồn những người thân
thuộc của nhà vua và một số công thần nắm giữ các trọng trách ở TW và địa phương, các
hoàng tử được phong tước vương và cử đi trấn trị ở các nơi trọng yếu.
* Bộ máy nhà nước thời Trần :
Được xác định trên cơ sở của bộ máy nhà nước đời lý nhưng hoàn thiện và phát
triển hơn. Ở Trung ương bên cạnh các cơ quan, các chức quan đã có ở đời Lý thì nhà trần
đặt thêm một số chức quan, cơ quan mới mang tính chuyên trách.
Ví dụ : Nhà Trần đã cho ra đời chức quan gọi là tư mà người ta thường gọi là tam
tư đó là :
- Tư đồ : Viên quan trông coi về ngoại giao, văn hóa, lễ nghi.
- Tư mã : Viên quan trông coi về ANQP
- Tư không : đảm trách những công việc còn lại ở trung ương.
Về phía cơ quan thì nhà trần đặt tên một loạt cơ quan chuyên trách mới đó là các
quán - cục - viện - sảnh - đài :
- Ngự sử đài là cơ quan chuyên trông coi, giám sát, kiểm tra các công việc ở trong
triều.


- Hàn lâm viện : đây là cơ quan chuyên trách soạn thảo các loại văn bản cho nhà

vua nhưng nhà trần đặc biệt chú ý tới các quan mang tính tư pháp.
Đời trần hệ thống cơ quan tư pháp được hình thành và phát triển bao gồm : thẩm
hình viện, tam ty viện, bình bạc ty.
- Thẩm hình viện : là cơ quan xét xử cao nhất chuyên xét xử các trọng án, xử phúc
thẩm và xét xử lại những bản án do tam ty viện đã xét xử.
- Tam ty viện : Có chức năng xem xét các vụ kiện tụng ở trong nước, giám sát việc
thi hành pháp luật của quan lại và người giữ nước; xem xét và đề nghị vua sửa đổi luật.
- Bình bạc ty : Cơ quan chuyên xem xét các vụ kiện tụng.
Tóm lại bộ máy nhà nước ở trung ương thời trần so với đời lý cao hơn, hệ thống cơ
quan chuyên môn được chú ý và xác lập, bước đầu đã hình thành nên hệ thống cơ quan tư
pháp.
Ở địa phương : Nhà trần đã đổi các đơn vị hành chính của đời lý từ 24 lộ thành 12
lộ. Mỗi lộ nhà trần đặt ra 2 viên quan : 1 trông coi về tư pháp, 1 trông coi về hành chính.
Bên cạnh 2 viên quan cơ bản này nhà trần còn đặt thêm 1 viên quan trông coi về quân
đội.
* Điểm giống và khác nhau về bộ máy nhà nước Lý trần và Lê sơ :
* Điểm giống :
- Bộ máy nhà nước được thành lập từ TW đến địa phương.
- Quyền lực tập trung vào tay triều đình.
* Điểm khác :
- Đời Lý Trần có chức Tể tướng nắm quyền hành thay vua nhưng đối với thời Lê sơ
đã nhận ra khuyết điểm khi có chức Tể tướng cho nên đã bỏ chức tể tướng nhằm thâu tóm
quyền lực vào tay vua.
- Ở địa phương : Thời Lý Trần có chức xã quan nhưng nhà Lê sơ nhận thấy được
hạn chế của xã quan cho nên mới bỏ chức xã quan thay vào đó là chế định do nhân dân
bầu để làm xã trưởng.
Câu 8 : Phương thức tuyển mộ quan lại của các thòi kỳ. Nhận xét về ưu
khuyết của từng phương thức.
Giải
* Phương thức tuyển mộ quan lại đời Lý :

- Nhiệm tử :
Nhà nước phong kiến cần có một đội ngũ quan lại đông đão và có năng lực, nên chế
độ tuyển bổ quan lại trong số con cháu của quý tộc quan liêu thịng hành dưới các triều đại
Đinh, Lê và đầu Lý gọi là chế độ nhiệm tử.
- Thủ sĩ : Nhìn thấy được điểm yếu của hình thức thủ sĩ cho nên đã dần dần kết hợp
với chế độ tuyển dụng thông qua thi cử gọi là thủ sĩ.
* Phương thức tuyển mộ quan lại thời kỳ Trần :
Nhà trần cũng sử dụng các phương thức tuyển bổ như thời lý nhưng đặc biệt coi trọng hình
thức thủ sĩ. Chính vì vậy những người được tuyển dụng theo hình thức này sẽ đảm nhận những
trọng trách quan trọng và cũng chính điều đó mà chế độ thi cử đời trần phát triển rất mạnh và nó
được tổ chức thành lệ hàng năm mà nội dung thi là nho giáo.
* Phương thức tuyển mộ quan lại thời kỳ Lê sơ :
* Thời kỳ Lê sơ có 4 hình thức tuyển mộ quan lại :
+ Tuyển cử.
+ Khoa cử.


+ Nhiệm tử.
+ Nộp tiền.
- Tuyển cử :
Triều đình phong kiến tiển cử người hiền tài thông qua con đường giới thiệu, các
bước đi của nó cũng giống như thời Lý Trần, nhưng khác ở chổ người tiển cử phải chịu
trách nhiệm về người tiến cử.
Theo hình thức tiển thì người ta lựa chọn người tài qua thực tế để dử dụng.
- Khoa cử :
Có nghĩa qua thi cử, căn cứ vào kết quả thi cử để bổ nhiệm quan lại, các bước đi của nó
cũng giống Lý Trần, nhưng có 1 số điểm được qui định cụ thể hơn. Trước hết là điều kiện dự
tuyển phải là người Đại Việt, phải có đạo đức, phải được xã trưởng đồng ý. Thời kỳ Lê Sơ qui
định 1 số đối tượng không được dự tuyển : Người và con cháu của nghề hát xướng, người và con
cháu của những người phạm tội loạn luân, người và con cháu những người vợ đánh hoặc giết

chồng.
Cách thức bổ nhiệm căn cứ vào kết quả thi cử để bổ nhiệm.
- Nhiệm tử :
Tức là bổ nhiệm làm quan lại các con cháu của các quan thần có phẩm hàm cao.
Phương thức này người ta căn cứ vào phẩm hàm của cha để bổ nhiệm con. Nếu cha làm
quan to thì con làm quan to và ngược lại.
- Nộp tiền :
Đây là 1 phương thức mới, phương thức này căn cứ vào số lượng tiền hoặc lúa đã nộp mà
được phong chức quan to hay nhỏ.
Lưu ý : Tuy nhiên nhà vua đã nhận thấy được hạn chế của phương thức thứ 3 và 4 cho nên
khi tuyển mộ làm quan lại thì nhà Lê chỉ bố trí vào các vị trí : tảm quan. Có nghĩa là các vị quan
này chỉ giữ chức mà không làm việc.
Còn đối với phương thức 1 và 2 thì có ưu điểm là thông qua chế độ thi cử mà chọn được
người tài để làm quan cho đúng nghĩa.
Câu 9 : Nêu và phân tích nội dung cơ bản pháp luật của lý, trần.
Giải
* Hoạt động lập pháp :
Nhìn chung hoạt động lập pháp thời kỳ Lý Trần phát triển tương đối mạnh:
- Năm 1042 Lý Thái tổ cho soạn cuốn hình thư
- Năm 1230 Nhà Trần cho ra đời bộ Quốc triều hình luật.
- Năm 1241 nhà Trần cho sửa lại cuốn hình thư trước thay thành cuốn hình thư của
triều đại mình .
- Năm 1244 nhà Trần cho điều chỉnh lại các điều luật trong cuốn hình thư. Tuy
nhiên do tài liệu bị thất lạc. Việc tìm hiểu nghiên cứu khó khăn nên những cuốn luật này
không còn.
Tuy nhiên nhìn một cách khái quát chúng ta có thể kết luận các triều đại phong kiến
thời kỳ này đã cai trị xã hội bằng pháp luật.
* Luật hình :
Nhà nước thời kỳ này rất chú ý đến luật hình cho nên đã đề ra các nguyên tắc cho chế độ
trừng trị đối với người phạm tội.

a- Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền : Nguyên tắc này qui định là được dùng tiền để
thay thế việc chịu hình phạt. Tuy nhiên nguyên tắc này chỉ được thực hiện ở 1 số đối
tượng như sau :


+ Người già trên 70 tuổi.
+ Trẻ em dưới 15 tuổi.
+ Những người có tật bẩm sinh.
+ Những người thuộc họ hàng của nhà vua.
+ Những người có công lớn với triều đình.
b- Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể :
Những người phạm tội lớn, Chế độ phong kiến lúc này qui định họ bị “tru di tam
tộc, tru di cửu tộc”. Đây là 1 định chế chịu trách nhiệm hình sự tập thể. Thời kỳ này trách
nhiệm hình sự tập thể được qui định như sau :
Cụ, Kỵ, Ông, Cha (chú, bác), người phạm tội. Con, Cháu, Chút, Chít
Ngoài ra pháp luật lý trần còn quy định thêm cứ 3 gia đình hoặc 10 gia đình thì lập thành 1
nhóm. Nếu trong nhóm đó có 1 phạm tội thì 3 nhà chịu hoặc 10 nhà chịu tội theo.
Pháp luật Lý – Trần cũng qui định 2 hình phạt đó là :
hình phạt chính và hình phạt phụ.
+ Hình phạt chính : Gồm 5 hình thức :
- Xuy : bị đánh bằng roi.
- Trượng : bị đánh bằng gậy.
- Đồ : bắt người phạm tội làm khổ sai.
- Lưu : bắt người phạm tội đi lưu đày.
- Trãm : Giết chết.
+ Hình phạt phụ : Đây là những hình phạt có thể đi kèm với các hình phạt chính. Cụ
thể là :
- Gián cấp, bãi chức.
- Phạt tiền.
- Chặt chân, tay.

- Bắt vợ, con đi làm nô tỳ cho người khác.
- Trích chữ vào mặt.
- Tước họ.
Nhà nước Lý – Trần qui định những hình phạt cụ thể được qui định thành 10 tội
khác nhau, người ta gọi nhóm tội thập ác.
+ Mưu phản.
+ Mưu đại nghịch.
+ Mưu toan.
(nếu như người nào mắc 1 trong 3 tội này sẽ bị tru di tam tộc. Bởi vì đây là những tội
có liên quan tới triều đình).
+ Tội ác nghịch : Có hành vi đánh giết ông bà cha mẹ người bề trên.
+ Tội bất đạo : Người có hành vi giết người dã man hoặc dùng ma thuật, mê tín dị
đoan để giết người.
+ Tội đại bất chính : Là người có hành vị giả mạo giấy tờ, ấn tín của vua. Ăn cắp, xúc
phạm đến vua.
+ Tội bất hiếu : Có hành vi vi phạm tôn kính ông bà cha mẹ.
+ Tội bất phu : Những người Vợ giết chồng hoặc đánh chồng.
+ Bất nghĩa : Hành vi dân giết quan, quân giết tướng, trò giết thầy. Đặc biệt đàn bà khi
chồng chết mà không để tang chồng.
+ Tội nội loạn : Là những người có hành vi thông dâm với họ hàng gần gũi, thê,
thiếp của cha, ông.


2- Luật dân sự :
Luật dân sự thời kỳ này chủ yếu đề cập đến quyền sở hữu, đặc biệt là sỡ hữu ruộng
đất và nó được chia làm 2 dạng sỡ hữu :
+ Sở hữu nhà nước : Được thừa nhận trên cả danh nghĩa lẫn thực tế.
+ Sở hữu tư nhân : Bị chi phối bởi sở hữu nhà nước.
Thời kỳ này đã xuất hiện cái gọi là hợp đồng dân sự. Dạng hợp đồng này phát triển tương
đối mạnh và được qui thành 2 dạng :

+ Hợp đồng mua bán.
+ Hợp đồng cầm cố.
Câu 10 : Tại sao nói bộ máy nhà nước thời kỳ Lê sơ đã phát triển tới mức hoàn
thiện nhất.
Giải
Bởi vì dưới thời vua Lê Thánh Tông bộ máy nhà nước đã được xây dựng một cách
chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, nhà hậu Lê đã quy định rõ chức tước, phẩm hạng;
nhiệm vụ của các cơ quan và các chức quan. Nhà Lê cho ra đời cuốn "Đạo dụ", cuốn sách
này được xuất bản năm 1471, ở đây nhà Lê đã quy định phẩm hạng của quan lại được chia
làm 24 bậc, trong 24 bậc đó có các tước phẩm cụ thể.
1/ Bộ máy nhà nước ở Trung ương :
- Vua nắm cả 3 quyền nhưng nó khác với Lý Trần là nhà hậu Lê đã xóa đi chức tể
tướng, để nhà vua là người điều hành trực tiếp nhằm thu hút tất cả quyền lực vào tay vua.
Dưới vua còn có các quan văn, quan võ và các cơ quan chuyên môn.
- Quan văn : gồm có 6 bộ, 6 khoa và 6 tự :
6 bộ :
+ Bộ binh : là bộ trông coi về quân đội.
+ Bộ hình : trông coi về xét xử
+ Bộ lại : trông coi về mặt giấy tờ, văn bản.
+ Bộ lễ : trông coi về mặt phép tắt, xã giao.
+ Bộ hộ : Trông coi về mặt dân sự.
+ Bộ công : trông coi về mặt đất đai.
6 khoa đi kèm với 6 bộ để kiểm tra, giám sát các hoạt động của 6 bộ.
6 tự bao gồm : Đại lý tự, thái thượng tự, Thái bộ tự, khoan lộ tự, hồng lân tự,
thượng bảo tự. Nhiệm vụ của 6 tự là làm những việc mà 6 khoa và 6 bộ chưa làm.
- Quan võ : Gồm tạ đô đốc và hữu đô đốc đã điều khiển toàn bộ các hoạt động khi
đất nước có chiến tranh.
- Các cơ quan chuyên môn :
+ Ngự sử đài : Đây là cơ quan chuyên để vua quan bàn bạc về những vấn đề chính
sự đương thời. Ngự sử đài còn là nơi xét duyệt các bản án, những đơn thư khiếu nại tồn

đọng và cũng là nơi khiển trách, nhắc nhỡ các quan đầu triều.
+ Hàn lâm viện : là nơi lưu giữ, soạn thảo những chiếu, biểu, chứng chỉ của nhà
vua.
+ Quốc tử giám : Đây là cơ quan đào tạo ra các sĩ tử, nhân tài cho đất nước, có thể
nói rằng đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
+ Quốc sử việt : Đây là cơ quan viết sử.
Tóm lại bộ máy nhà nước trung ương thời hậu lê đã thực thi một chế độ quân chủ
tuyệt đối với bộ máy hoàn thiện và các cơ quan phát triển.
2/ Bộ máy nhà nước ở địa phương :


Từ năm 1471 Lê Thánh Tông đã chia đất nước thành 13 đạo, dưới đạo là phủ, dưới
phủ là huyện, dưới huyện là châu, dưới châu là xã.
- Đạo : Nhà hậu Lê đã học tập nhà Minh triệt để thực hiện việc phân chia quyền lực nhà
nước ở địa phương. Ở cấp đạo hình thành nên 3 cơ quan quyền lực :
+ Đô ly : là cơ quan chỉ huy về quân sự.
+ Thừa ly : cơ quan quản lý về hành chính.
+ Hiến ly : Cơ quan phụ trách xét xử, kiện tụng, kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt
động trong đạo để báo cáo với triều đình trung ương.
Trong 3 cơ quan trên nhà hậu lê đặc biệc chú ý tới vai trò của Hiến ly. Vì vậy muốn
bổ nhiệm quan lại cho Hiến ly thì người đó phải là tiến sĩ và phải là người mang đức
thanh liêm.
Ỏ cấp đạo quyền lực nhà nước được phân định rõ ràng, nó có 3 cơ quan riêng biệt
được phát triển và hoàn thiện hơn so với thời kỳ Lý Trần.
- Xã : là cấp hành chính nhỏ nhất nhưng lại rất quan trọng vì tất cả các chính sách
của nhà nước đều hoạt động thông qua cấp xã, sự cải cách được thể hiện ở chổ :
+ Xóa bỏ chế độ xã quan do bổ nhiệm mà thay vào đó là chế độ xã trưởng do dân
bầu.
+ Nhà hậu lê đã định ra một số tiêu chuẩn cụ thể cho xã trưởng. Nếu muốn làm xã
trưởng thì phải có điều kiện như sau : 30 tuổi trở lên, phải là người gốc đại việt và phải

biết chữ.
+ Nhà hậu lê đã phân đơn vị hành chính cấp xã thành 3 loại như sau :
. Tiểu xã : là những xã có 100 hộ trở lên, nếu là xã ở vùng núi, hải đảo là 60 hộ trở
lên.
. Trung xã : là những xã có từ 300 hộ trở lên.
. Đại xã : Có 500 hộ trở lên.
Nhà hậu lê cũng ban hành thể lệ, điều kiện để tách xã cũ lập thêm xã mới đó là nếu
tiểu xã phát triển vượt quá quy định thì sẽ được chuyển thành Trung xã, nếu trung xã
phát triển thì chuyển thành đại xã.
Như vậy có thể nói rằng nhà hậu lê đã xây dựng được các đơn vị hành chính cơ sở
phù hợp, tính tình trạng chỉ có một loại như thời phong kiến trước đó



×