Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÁO cáo hệ THỐNG NHÚNG đề tài xây DỰNG hệ THỐNG điều KHIỂN đèn THÔNG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.13 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: HỆ THỐNG NHÚNG
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÈN THÔNG
MINH
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:

TS. Nguyễn Trọng Đức
Phạm Tuấn Anh - 45353
Trần Văn Hưng - 45373
Đinh Xuân Hoàng - 45370
Đặng Hoài Ninh - 45393
Nguyễn Ngọc Sơn - 45462

Hải phòng, 2016

1


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, việc ứng dụng cho các hệ thống nhúng ngày càng trở nên phổ
biến: từ những ứng dụng đơn giản như điều khiển một chốt đèn giao thông, đếm
sản phẩm truyền trên băng chuyền, điều khiển tốc độ động cơ, thiết kế bảng
quảng cáo điện tử… đến các ứng dụng phức tạp như: điều khiển robot, hệ thống
kiểm soát, điều khiển máy móc… Các hệ thống tự động trước đây sử dụng nhiều
công nghệ khác nhau như các hệ thống tự động hoạt động bằng nguyên lý khí


nén, thủy lực, rơle cơ điện, mạch điện tử số, các thiết bị máy móc tự động bằng
các cam chốt cơ khí… các thiết bị, hệ thống này có chức năng xử lý và mức độ
tự động thấp so với các hệ thống tự động hiện đại được xây dựng trên nền tảng
các hệ thống nhúng.
Với mong muốn giới thiệu ứng dụng cơ bản của hệ thống nhúng trong
thực tế, nhóm em đưa ra mô hình thiết kế hệ thống điều khiển đèn thông minh
dùng cho các phòng hội thảo chuyên ngành.
Trong quá trình thực hiện đồ án môn học, nhóm em cố gắng thiết kế sao
cho mô hình đơn giản nhất, ổn định nhất, tuy nhiên do vấn đề thời gian và kinh
nghiệm nên mô hình vẫn còn gặp phải những vấn đề chưa thể khắc phục được.

2


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH BÀI TOÁN
1.1. Khảo sát và phân tích bài toán

Hiện nay hầu hết việc giám sát và điều khiển đèn chiếu sáng trong phòng
hội thảo được điều khiển bằng tay thông qua việc đóng mở công tắc, các atomat,
cầu dao… Điều này khá thuận lợi và đơn giản vì ta có thể bật tắt đèn theo nhu
cầu sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức tiết kiệm điện, giữ gìn
thiết bị điện. Vì thế, mọi người không biết khi nào nên đóng mở hệ thống đèn
gây lãng phí về điện năng, hao tổn thiết bị điện, gây ra những hậu quả tiêu cực
cho toàn xã hội.
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một số loại đèn thông minh, như
SmartLigh do Hàn Quốc sản xuất: được tích hợp sensor cảm ứng hồng ngoại
thân nhiệt, đèn sẽ tự động được bật khi có người đi vào vùng cảm ứng và tắt đèn
khi không có người.

SmartLight phù hợp với mọi nhu cầu chiếu sáng thông minh của bạn tại

sân cổng, phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, cầu thang, văn phòng… giúp
bạn bật tắt đèn hoàn toàn tự động, mang lại sự an toàn, tiện nghi và tiết kiệm
điện.
Tuy nhiên thiết bị này tích hợp luôn bộ điều khiển với đèn trong 1 sản
phẩm. Do đó giá thành cao và không thích hợp cho các phòng cần lượng chiếu
sáng lớn, không thay đổi được các loại bóng đèn theo yêu cầu.
Hệ thống giám sát điều khiển chiếu sáng sử dụng camera kết nối với máy
tính để kiếm soát số người trong phòng, qua đó phát lệnh đóng mở công tắc tự
bật tắt bóng đèn.

3


Hệ thống bật tắt đèn tự động sử dụng IC số và mạch Logic cho phép ta
dựa vào lượng người vào ra để đóng ngắt các công tắc một cách tự động. Hệ
thống này cấu tạo đơn giản, rẻ, không phải lập trình mà chỉ dựa vào mạch Logic
… nhưng tính linh động không cao, khó chỉnh khi điều kiện làm thay đổi, ít có
khả năng nâng cấp mở rộng hệ thống.
Với những phòng hội thảo này, khi mà lưu lượng người không quá lớn và
có thể kiểm soát được việc người qua cửa thì ta hoàn toàn có thể áp dụng hệ
thống đèn thông minh sử dụng Vi điều khiển được lập trình đề bật tắt đèn. Điều
này vừa tiện lợi cho mọi người: ứng dụng công nghệ tự động hóa vào cuộc sống
con người, đảm bảo đủ ánh sáng trong quá trình làm việc, góp phần tiết kiệm
điện năng trong thời kì thiếu hụt điện năng hiện nay.
4


1.2. Lựa chọn giải pháp
1.2.1. Giải pháp công nghệ


Qua phân tích ở trên, nhóm chúng em đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống
điều khiển đèn thông minh cho các phòng hội thảo chuyên ngành: điều khiển bật
tắt đèn qua việc kiểm soát lưu lượng người ra vào phòng. Thu nhận tín hiệu rồi
xử lí tín hiệu, khi có người vào phòng, nếu đèn đang bật thì vẫn bật, đèn chưa
bật thì bật lên, khi mọi người ra hết khỏi phòng thì tắt đèn đi. Trong quá trình
làm việc hệ thống luôn hiển thị số người còn đang ở trong phòng để tiện cho
việc kiểm tra, theo dõi.
1.2.2. Giải pháp thiết kế

• Để phát hiện người ra ta dùng 2 bộ thu phát hồng ngoại mắc gần nhau đặt
ở cửa ra vào.
• Xử lý, điều khiển dùng vi điều khiển Pic: lập trình Pic nhận tín hiệu vào
từ 2 bộ Led hồng ngoại, tính toán xử lí để đưa ra lện bật tắt đèn.
• Để hiện thị ta dùng Led 7 thanh: lấy tín hiệu ra từ Pic để thông báo xem
tròng phòng có bao nhiêu người.
• Điều khiển tắt/mở bóng đèn nhờ transistor cấp dòng cho rơle.
1.2.3. Các yêu cầu

• Hệ thống điều khiển đèn thông minh này áp dụng cho các phòng hội thảo







chuyên ngành:
o Số lượng người tối đa là 99 người.
o Phòng chỉ có 1 cửa ra vào.
o Ở một thời điểm chỉ có 1 người qua cửa.

Có người đi vào thì bật đèn và đi ra thì tắt đèn.
Hệ thống có 2 chế độ làm việc tự động và bằng tay.
Làm việc với điện áp 220V/50Hz.
Sensor và công nghệ tùy chọn.
Có khả năng nâng cấp, cải tiến.

5


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1

Sơ đồ tổng quát

Hệ thống điều khiển đèn thông minh gốm có 5 khối chính:

• Khối nguồn: cung cấp nguồn cho hệ thống.
• Khối cảm biến: sử dụng sensor hồng ngoại dùng để thu nhận tín hiệu
người vào ra phòng, đưa tín hiệu thu được vào chân Pic để xử lý. Để
nhận biết người đi vào hay đi ra ta dùng 2 bộ thu phát hồng ngoại mắc
gần nhau.
• Khối xử lý: dùng VDK Pic 16F877A để lấy tín hiệu từ cảm biến, tính
toán, lưu trữ và đưa ra khối hiển thị và khối chấp hành.
• Khối hiển thị: lấy tín hiệu ra từ chân Pic để hiển thị số lượng người
hiện đang ở trong phòng trên Led 7 thanh.
• Khối chấp hành: nhận tín hiệu từ khối xử lý để thực hiện đóng cắt tiếp
điểm mạch động lực.

6



2.2

Các module trong hệ thống
2.2.1

Module khối nguồn

Module này tạo ra điện áp một chiều từ nguồn xoay chiều 220V để cung
cấp cho các linh kiện trong hệ thống. Sử dụng biến áp để biến điện áp xoay
chiều 220V thành xoay chiều 12V, dùng chỉnh lưu từ 12V xoay chiều sang 12V
một chiều, dùng IC 7805 ổn áp để lấy điện áp ổn định 5V ở ngõ ra.
2.2.2

Module cảm biến

Bộ phận cảm biến của hệ thống sử dụng mạch thu phát hồng ngoại. Led
phát hồng ngoại nối với nguồn 1 chiều qua điện trở R1, R2: phát ra ánh sáng
hồng ngoại truyền tới Led thu. Led thu hồng ngoại có 3 chân: chân 3 và 1 nối
với nguồn qua R3, R4 và đất, chân 2 lấy tín hiệu ra đưa vào chân Vi xử lý. Ở
trạng thái bình thường, tín hiệu hồng ngoại truyền từ khối phát được Led thu thu
nhận, trên đầu ra 2 tín hiệu ở mức cao( mức 1), khi có người đi cắt qua khiến
Led thu mất tín hiệu, đầu ra 2 cho tín hiệu ở mức thấp(mức 0). Để có thể phân
biệt được là người đi ra hay đi vào ta mắc 2 bộ Thu-Phát song song và đặt cạnh
nhau. Tín hiệu thu được từ đầu ra của 2 Led thu được đưa vào 2 chân Vi xử lý
để thực hiện quá trình tính toán, kiểm tra, lưu trữ…

7



2.2.3

Module điều khiển trung tâm

Khối điều khiển trung tâm dùng vi điều khiển Pic 16F877A. Khi có tín
hiệu ngắt từ bộ thu hồng ngoại qua các chân RB4 và RB5 của cổng B thì vi điều
khiển sẽ kích hoạt ngắt cổng B từ RB4 đến RB7, qua thuật toán đã nạp Pic thực
hiện chương trình điều khiển đưa tới các cổng A, C, D tín hiệu để điều khiển
khối hiển thị( Led 7 thanh) và khối chấp hành(module động lực).
Bộ tạo dao động dùng thạch anh 20M cung cấp nguồn dao động cho Pic.
Bộ Reset cấp nguồn 5V và xác lập trạng thái ban đầu cho Pic.

8


2.2.4

Module tương tác điều khiển (hiển thị)

Để tiện cho việc kiểm tra theo dõi số người hiện đang ở trong phòng, ta sử dụng
2 Led 7 thanh mắc chung Anot với số người hiển thị tối đa 99 người. Tín hiệu
điều khiển từ vi xử lý đưa ra cổng C để bật tắt các thanh Led từ 1 đến 7( tích cực
ở mức dương) tương ứng với các con số từ 0 đến 9 cần hiển thị. Để hiện thị các
2 Led ta dùng thuật toán quét Led với tín hiệu đưa ra từ cổng D quyết định Led
1 hay Led 2 được bật.

2.2.5

Module chấp hành


Bộ phận chấp hành có Role nối với thiết bị điện. Vi xử lý sau khi xử lý tín hiệu
sẽ gửi lệnh điều khiển để đóng mở Transistor cấp nguồn cho cuộn dây của
Role(dòng hoặc áp). Đèn điện được nối với nguồn 220V xoay chiều qua tiếp
điểm của Role, khi Role tác động thì đèn bật lên và ngược lại đèn tắt khi Role
thôi tác động. Để đảm bảo cho hệ thống có thể làm việc ở cả 2 chế độ bằng tay
và tự động ta dùng công tắc 3 vị trí: ở vị trí 1 để làm việc tự động, còn vị trí 2/3
tương ứng với tắt/bật đèn.

9


2.3

Lựa chọn linh kiện
2.3.1

Sơ đồ chân vi điều khiển PIC 16F877A

2.3.2

Một vài thông tin về PIC 16F877a

PIC bắt nguồn từ chữ viết tắt của “Programmable Intelligent Computer”
( Máy tính khả trình thông minh) là sản phẩm của hãng General Instrument đặt
cho dòng sản phẩm đầu tiên của họ là PIC 1650. Lúc này Pic dùng để giao tiếp
với các thiết bị ngoại vi cho máy chủ 16 bit CP1600, vì vậy người ta gọi PIC với
tên là “ Peripheral Interface Controller” ( bộ điều khiển giao tiếp ngoại vi) . Năm
1985 General Instrument bán bộ phận vi điện tử của họ, và chủ sở hữu mới
(Microchip Technology) huỷ bỏ hầu hết các dự án – lúc đó đã quá lỗi thời. Tuy
nhiên PIC được bổ sung EEPROM để tạo thành một bộ điều khiển vào ra khả

trình. Ngày nay có rất nhiều dòng PIC được sản xuất với hàng loạt các modul
ngoại vi được tích hợp sẵn ( như :USART, PWM, ADC…) với bộ nhớ chương
trình từ 512 word đến 32k word.
PIC sử dụng tập lệnh RISC, với dòng PIC low-end (độ dài mã lệnh 12 Bit
ví dụ PIC12Cxxx) và mid-range (độ dài mã lệnh 14 bit , ví dụ PIC16Fxxx), tập
10


lệnh bao gồm khoảng 35 lệnh, và 70 lệnh đối với dòng PIC high-end( có độ dài
mã lệnh 16bit PIC18Fxxxx). Tập lệnh bao gồm các lệnh tính toán trên các thanh
ghi, và các hằng số, hoặc các vị trí ô nhớ, cũng như có các lệnh điều kiện, nhảy/
gọi hàm, và các lệnh quay trở về, nó cũng có các chức năng phần cứng khác như
ngắt hoặc sleep( chế độ hoạt động tiết kiệm điện ). Microchip cung cấp môi
trường lập trình MPLAB0, nó bao gồm phần mềm mô phỏng và trình dịch ASM
Hiện nay có khá nhiều dòng PIC và có rất nhiều khác biệt về phần cứng,
nhưng chúng ta có thể điểm qua một vài nét như sau :





8/16/24/32 bit CPU, xây dựng theo kiến trúc Harvard
Flash và Rom có thể tuỳ chọn 256 byte đến 256 kbybe
Bộ nhớ nội EEPROM - có thể ghi/ xoá lên tới hàng triệu lần
Các cổng xuất/nhập (mức lôgic thường từ 0v đến 5v, ứng với mức logic 0









và 1, dòng khoảng vài chục mA)
8/16 bit timer
Modun giao tiếp ngoại vi nối tiếp không đồng bộ: USART
Modun giao tiếp ngoại vi song song (kiểu máy in)
Bộ chuyển đổi ADC 10 bit nội gồm 8 kênh đầu vào
Module ngoại vi MSSP dùng cho các giao tiếp I2C, SPI
Modul CCP có chức năng o Comparator (so sánh) o Capture o PWM:
dùng trong điều khiển động cơ

11


2.3.3

Led hồng ngoại

a. Led phát
Diode quang thường được chế tạo bằng gecmani và silic. Hình dưới trình bày
cấu tạo của diode quang chế tạo bằng silic. Dùng làm bộ chỉ thị tia lân cận bức
xạ hồng ngoại.

Nguyên lý

Led hồng ngoại có thể làm việc ở 2 chế độ: chế độ biến đổi quang điện và chế
độ nguồn quang điện.
Nguyên lý trong chế độ biến đổi quang điện: lớp p được mắc vào cực âm của
nguồn điện, lớp n được mắc vào cực dương của nguồn điện. Phân cực ngược

nên khi chưa chiếu sáng chỉ có dòng điện nhỏ bé chạy qua ứng với dòng điện
ngược (còn gọi là dòng điện tối). Khi có quang thông dòng điện qua mối nối p-n
tăng lên gọi là dòng điện sáng.
Nguyên lý trong chế độ phát quang điện (pin mặt trời): khi quang thông, các
điện tích trên mối nối p-n được giải phóng tạo ra sức điện động trên cả 2 cực của
diode, do đó làm xuất hiện dòng điện chảy trong mạch. Trị số sức điện động
xuất hiện trong nguồn phát quang điện phụ thuộc vào loại nguồn phát và trị số
của quang thông.

12


b. Led thu
Cấu tạo

Nguyên lý
Giả sử điều kiện phân cực cho IC đã hoàn chỉnh, khi IC nhận tín hiệu điều khiển
từ diode phát quang, mạch khuếch đại OP-amp của IC sẽ biến đổi dòng điện thu
được từ diode ra điện áp (điện áp này được khuếch đại). Tín hiệu điện áp được
đưa đến Smith triger để tạo xung vuông, xung này có nhiệm vụ kích transistor
ngõ ra hoạt động, lúc đó ngõ ra ở chân số 2 của IC ở mức thấp, tín hiệu ngõ ra
tác động ở mức 0, có thể dùng để điều khiển gián tiếp một tải nào đó. Khi ngăn
ánh sáng chiếu vào thì ngược lại không hoạt động dẫn dòng.
2.3.4

Led 7 đoạn

Trong các thiết bị, để báo trạng thái hoạt động của thiết bị đó người cho sử dụng
với thông số chỉ là các dãy số đơn thuần, thường người ta sử dụng “Led 7 đoạn”.
Led 7 đoạn được sử dụng khi các thông số không đòi hỏi quá phức tạp, chỉ cần

hiển thị số là đủ, chẳng hạn Led 7 đoạn được sử dụng để hiện thị nhiệt độ phòng,
trong các đồng hồ treo tường bằng điện, hiển thị số lượng sản phẩm…
Các điện trở ngoài được kết nối để giới hạn dòng điện qua Led nếu Led 7 đoạn
được nối với nguồn 5V.
Ngõ nhận tín hiệu điều khiển của Led 7 đoạn có 8 đường, vì vậy có thể dùng 1
Port nào đó của Vi điều khiển để điều khiển Led 7 đoạn. Như vậy, led 7 đoạn
nhận một dữ liệu 8 bit từ vi điều khiển để điều khiển hoạt động sáng, tắt của
từng Led đơn trong nó, dữ liệu được xuất ra điều khiển Led 7 đoạn thường được
gọi là “mã hiển thị led 7 đoạn”.

13


2.3.5

Tụ điện

Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch
điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền
tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động.

2.3.6

Rơle

Rơle là một công tắc điều khiển từ xa đơn giản, nó dùng một dòng nhỏ để điều
khiển một dòng lớn vì vậy nó được dùng để bảo vệ công tắc nên cũng được xem
là một thiết bị bảo vệ. Một rơle điển hình điều khiển mạch và cả điều khiển
nguồn. Kết cấu rơle gồm có một lõi sắt, một cuộn từ và một tiếp điểm.


2.4

Sơ đồ nguyên lí của mạch
14


15


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG
3.1

Thiết kế phần cứng

Với đồ án môn học hệ thống nhúng với đề tài “Hệ thống bật tắt đèn thông
minh”, việc thiết kế phần cứng của mạch hệ thống cụ thể được chia làm 5 khối
cơ bản.






Khối nguồn
Khối cảm biến hồng ngoại
Khối hiển thị
Khối rơle chấp hành
Khối điều khiển

3.2


Thiết kế phần mềm

Mã lập trình:
#include<18f4550.h>
#use delay (clock=20M)
int8 const
LED7[10]={0xC0,0xF9,0xA4,0xB0,0x99,0x92,0x82,0xF8,0x80,0x90};//
hien thi cac so tu 0-9
long i,L1,L2,ng,x,y,vao,ra; // khai bao cac bien
// dieu khien den
void den(ng)
{
if (ng==0)
output_a(0);// so ng =0 thi tat den
else
output_a(1);// so ng =1 thi bat den
}
void led(ng)
{
L1=(ng/1)%10;// lay so hang don vi
L2=(ng/10)%10;// lay so hang chuc
16


for(i=0;i<100;i++)
{
// dua so hang chuc ra cong c, bat led1, tre 1 ms
output_d(LED7[L2]);
output_c(1);

delay_ms(1);
output_c(0);
// dua so hang don vi ra cong c, bat led2, tre 1ms
output_d(LED7[L1]);
output_c(2);
delay_ms(1);
output_c(0);
}
}
int dauvao()
{
if ((x==0)&&(y==0))//neu co ng di vao thi thuc hien
{
x=1;// ghi nhan da qua senso1
if(ng!=99)// neu so ng <99 thi dem tang
ng++;
}
else if((x==0)&&(y==1))// neu la cuoi qua trinh di ra
{
x=1;// ghi nhan da qua senso1
}
}
int daura()
17


{
if ((x==0)&&(y==0))// neu co nguoi di ra thuc hien
{
y=1;// ghi nhan da qua senso2

if(ng!=0)// so nguoi khac 0, dem tru
ng--;
}
else if((x==1)&&(y==0))// neu la cuoi qua trinh di ra
{
y=1;// ghi nhan da qua senso2
}
}
#INT_rb // khai bao ngat thay doi trang thai cong B
long vaora()
{
vao=input(pin_b4);// gan bien vao doc du lieu vao chan b4 tu senso1
ra=input(pin_b5);// gan bien ra doc du lieu vao chan b5 tu senso2
if(vao==0) dauvao();// neu co tin hieu vao thi cho chay ctr con dau vao
else if(ra==0) daura();// neu co tin hieu ra thi cho chay ctr con dau ra
if((x==1)&&(y==1)&&(vao==1)&&(ra==1))
{// khi ca 2 senso deu co tin hieu thi cai dat lai
x=0;
y=0;
}
return ng;
}
void main()
{
18


x=y=0;// gan cac gia tri ban dau
ng=0;
set_tris_a(0);// cong a la cong ra

set_tris_b(0xff);// cong b la cong vao
set_tris_c(0);// cong c la cong ra
set_tris_d(0);// cong d la cong ra
enable_interrupts(INT_rb);// cho phep ngat ngoai
enable_interrupts(GLOBAL);// cho phep ngat toan cuc
while(1)// lieu tuc kiem tra senso va dieu khien den
{
led(ng);// goi ham hien thi den led
den(ng);// goi ham bat tat den
}
}

3.3

Kết quả mô phỏng
19


 Khi chưa có người nào trong phòng, Led 7 đoạn hiển thị số người 00, rơle
chưa tác động, đèn tắt.

20


 Khi có người vào phòng, senso 1 có tín hiệu trước, Led 7 đoạn hiển thị số
người trong phòng là 01, rơle tác động, đèn bật sáng.

21



 Khi có thêm 1 người vào phòng, Led 7 đoạn hiển thị 02, rơle tác động,
đèn vẫn sáng.

22


 Khi có người ra khỏi phòng, senso 2 nhận tín hiệu trước, led 7 đoạn hiển
thị số người trong phòng là 01, đèn vẫn sáng.

23


 Khi có người tiếp tục đi ra khỏi phòng, senso 2 nhận tín hiệu trước, led 7
đoạn hiển thị số người trong phòng là 00, tắt đèn.

24


ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
Hệ thống bật tắt đèn thông minh sử dụng thu phát hồng ngoại và vi xử lí Pic cơ
bản đáp ứng được yêu cầu môn học. Hệ thống hoạt động tương đối ổn định và
có khả năng nâng cấp, cải tiến hoặc dùng cho các mục đích khác.
Tuy nhiên, hệ thống vẫn còn có những khuyết điểm chưa thể khác phục được:
khi có hơn 1 người đi ra hoặc đi vào song song với nhau thì vẫn chỉ nhận biết
được 1 người. Hay trường hợp 1 người đi chưa đi vào hẳn hoặc ra hẳn đã quay
lại, gây ra lỗi hệ thống.
Để hệ thống này được ứng dụng trong thực tế thì còn rất nhiều vấn đề cần giải
quyết: xử lí các lỗi trên, chống nhiễu, khả năng đóng cắt điện 220V hoặc cao
hơn… Nếu giải quyết được các vấn đề trên thì khả năng ứng dụng của hệ thống
này là rất cao, phù hợp với đời sống con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bài giảng hệ thống nhúng – Khoa Công nghệ Thông tin Đại Học Hàng







Hải Việt Nam
Sơ đồ chân linh kiện – Dương Minh Trí – Nhà xuất bản KHKT 09/2005
Một số tài liệu trên mạng:
Dientuvietnam.net
Picvietnam.com
Picat.dieukhien.net
Sinhvienit.net

25


×