Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN và vận tải một lô HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN GIAO NHẬN HÀNG hóa JUPITER PACIFIC tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.73 KB, 51 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢIBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI MỘT LÔ HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN HÀNG HÓA JUPITER-PACIFIC TẠI HÀ NỘI

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :TH.S TRƯƠNG THỊ MINH HẰNG
SINH VIÊN: NGUYỄN DUY HOÀNG
LỚP: KTB53 – ĐH4
MSV: 47219

HẢI PHÒNG - 2016


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU
1, Khái niệm về người giao nhận
Về người giao nhận, trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau và chưa có
một khái niệm thống nhất. Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “
Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy
thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là
người vận tải”. [1]
Theo luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận được định
nghĩa như sau:
Điều 164: “Người làm dịch vụ giao nhận là thương nhân có giấy phép chứng
nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.”[2]
2. Khái niệm nghiệp vụ giao nhận


Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như “là bất kỳ loại hình dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay
có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
“Theo Luật Thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng hoặc của người vận
tải.” [3]
“Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng đến nơi nhận hàng.“[3]

2

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3. Phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa
3.1Dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu):
“Theo yêu cầu của người gửi hàng, người giao nhận thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chọn tuyến đường, phương tiện vận tảu và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp: giấy chứng nhận hàng
của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở,..
- Đóng gói, cân đo hàng hóa ( trừ phi người gửi hàng làm trước khi giao cho

người giao nhận).
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
- Vận tảu hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, làm các thủ
tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thanh toán phí và chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao hàng cho người gửi hàng.
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường tới người nhận hàng thông qua
những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài.
- Giúp đỡ người gửi hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng
hóa.”[3]
3.2 Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu):
“Theo chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
- Nhận hàng của người chuyên chở và thanh toán cước.
- Thu xếp khai báo hải quan và tar lệ phí, thuế và những phí khác cho các cơ
quan liên quan.
- Thu xếp việc lưu kho bãi ( nếu cần).
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
- Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng
3

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
hóa (nếu có).”[3]
3.3Những dịch vụ khác

“Ngoài những dịch vụ trên, tùy theo yêu cầu của khách hàng, người giao nhận
cũng có thể làm ngững dịch vụ khác phát sinh trong quá trình vận chuyển: gom
hàng, phân loại, dán kỹ mã hiệu hàng hóa, vận tải nội bộ...”[3]
4. Ý nghĩa
Trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày hôm nay thì việc hội nhập để phát
triển đang là một trong những vẫn đề hàng đầu được đặt ra với hầu hết các nước trên
thế giới. Việc tăng cường hợp tác kinh tế, giao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong
cùng khu vực cũng như trên toàn thế giới cộng với việc mạng lưới giao thông ngày
càng được hoàn thiện và phát triển đã khiến cho khối lượng hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển ngày một tăng cao. Và với vai trò và chức năng của mình hoạt động
giao nhận hàng hóa sẽ khiến cho quá trình lưu thông của hàng hóa từ quốc gia này
đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác được nhanh chóng, thuận tiện
và an toàn hơn. Do đó hoạt động giao nhận hàng hóa đang góp phần không nhỏ vào
sự phát triển sản xuất kinh doanh nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế thế giới
nói chung.
Yêu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa đang ngày một tăng cao cùng với sự
phát triển của các tập đoàn đa quốc gia đã khiến cho mạng lưới các công ty giao nhận
trên thế giới đang dần được mở rộng và phủ khắp các quốc gia trên khắp các châu
lục. Với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của ngành giao nhận hàng hóa sẽ
khiến cho việc vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới bằng đường biển, đường hàng
không, đường bộ.... ngày một dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiên hơn bao giờ hết,
góp phần giảm nhẹ khối lượng công việc cho các công ty xuất nhập khẩu và thời gian
thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ nhanh chóng hơn.
5. Vai trò và chức năng
Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ khiến cho thời gian lưu
thông, vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến
4

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4


Trang:4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
châu lục khác được nhanh chóng, thuận tiên và an toàn nhất. Và điều này góp phần
không nhỏ vào việc đảm bảo thời gian thực hiện hợp đồng thương mai quốc tế giữa
các công ty xuất nhập khẩu cũng như đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của các
công ty trong nước cũng như nước ngoài. Với tính chuyên môn hóa cao sẽ khiến cho
chi phí của hoạt động giao nhận và thấp nhất, thời gian thực hiện là tối thiều, ngoài ra
nó cũng giúp giảm nhẹ số lượng nhân viên trong các công ty xuất nhập khẩu. Có thể
thấy hoạt động giao nhận hàng hóa luôn đóng một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng
trong hoạt động thương mại quốc tế của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
6. Phạm vị hoạt động
a,Thay mặt người xuất khẩu
“Theo yêu cầu của người gửi hàng (người xuất khẩu), người giao nhận sẽ:


Chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển hay người chuyên chở thích
hợp.



Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.



Nhận hàng và cung cấp những chứng từ có liên qua như giấy chứng
nhận đã nhận hàng chuyen chở,...




Kiểm tra tất cả những điều khoản trong thư tín dụng cũng như những
quy định của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu,
nước nhập khẩu, nước quá cảnh.



Đóng gói hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở đến nước
nhập khẩu.



Thu xếp việc lưu kho hàng hóa khi cần.



Cân đo hàng hóa



Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu



Vận chuyển hàng hóa đến ga, cảng và làm thủ tục khai Hải quan và các
thủ tục khác liên quan để giao hàng cho người chuyên chở.



Thu xếp việc chuyển tải hàng hía khi cần.




Nhận vận đơn của người chuyên chở và giao hàng cho người gửi hàng.
5

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Nhận vận đơn của người chuyên chở và giao hàng hco người gửi hàng.



Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến người nhận hàng thông qua mối
quan hệ vứi người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước
ngoài.



Ghi nhận những tổn thất và giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại
với người chuyên chở khi có tổn thất cảy ra.”[3]

b,Thay mặt người nhập khẩu
“Theo chỉ dẫn giao hàng của khách hàng, người giao nhận thực hiện những
nhiệm vụ sau:



Nhận hàng và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển
hàng hóa.



Nhận hàng hóa của người chuyên chở và trả cước phí cần thiết nếu có.



Tiến hành khai báo hải quan và các thủ tục có liên quan.



Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh hàng hóa khi cần.



Giao hàng cho người nhận hàng.



Giúp cho người nhận hàng giải quyết khiếu nại nếu có.”[3]

7. Lợi ích của dịch vụ giao nhận
Khi sử dụng các dịch vụ giao nhận sẽ mang lại cho các doanh nghiệp liên quan
đến những hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa các lợi ích sau:
- Giảm thiểu các rủi ro có thể cảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận
chuyển. Người giao nhận là những người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng cũng

như am hiều về tính chất của hàng hóa, đặc điểm của phương tiện vận cũng như
tuyến đường vận chuyển nên họ sẽ lựa chọn được những phương tiện cũng như tuyến
đường nào là phù hợp với từng loại hàng nên sẽ đảm bảo được an toàn.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí không mong muốn có thể phát sinh cho chủ
hàng. Đội ngũ giao nhận viên đa số đều là những người có chuyên môn nghiệp vụ
vững vàng, am hiểu luật pháp cũng như những quy tắc trong buôn bán quốc tế nên họ
sẽ lựa chọn được những loại hình vận chuyển phù hợp nhất cho hàng hóa do đó giúp
6

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
giảm nhẹ được những chi phí không cần thiết và thời gian vận chuyển của hàng hóa
là ngắn nhất.
- Thay mặt chủ hàng đứng ra khiếu nại đòi bồi thường đối với hãng tàu cũng
như công ty bảo hiểm khi xảy ra tổn thất đối với hàng hóa do lỗi của người vận
chuyển gây ra.

7

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG II: GIỚI THIỀU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN HÀNG
HÓA JUPITER – PACIFIC CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Chi nhánh công ty cổ phần giao nhận hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội là
một bộ phận trực thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần giao nhân hàng hóa Jupiter – Pacific.
Do đó trước tiên chúng ta cần tìn hiểu những nét chung nhất về Tổng công ty..
Dưới đây là những nét sơ lược về Tổng Công Ty:
Tên : Công Ty Cổ Phần giao nhận hàng hóa Jupiter-Pacific
Tên giao dịch quốc tế là: Jupiter Pacific Forwarding LTD
Được thành lập theo quyết định số 2014/ GP của bộ kế hoạch và đầu tư ngày
19/12/1997.
Trụ sở chính:112 đường Hồng Hà, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số vốn đầu tư: 349.624 USD
Trong đó : Phía Việt Nam góp 174.812 USD chiếm 50% vốn pháp định.
Phía nước ngoài góp 174.812 USD chiếm 50% vốn pháp định.
Đại diện góp vốn phía Việt Nam là: Chi nhánh hàng không cổ phần Pacific
Đại diện góp vốn phía Nhật Bản là: Jupiter Air LTD.
Chi nhánh công ty cổ phần giao nhận hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội được
thành lập vào ngày 21/3/2002 theo giấy phép số 24/GP-UB của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội cấp.
Trụ sở chính: p805-105 tòa nhà Thăng Long Ford- Láng Hạ - Hà Nội.
Sau một thời gian đi vào hoạt động nhận thấy nhu cầu về vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển ngày càng tăng cao, chi nhánh đã tiến hành mở thêm một văn phòng
đại diện tại Hải Phòng để thực hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường
biển.
Sau quãng thời gian đi vào hoạt động trên thị trường giao nhận Miền Bắc hơn
chục năm qua, chi nhánh công ty đang phát triển không ngừng, mở rộng phạm vi
cũng như lĩnh vực hoạt động. Với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn
8


Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
chi nhánh chất lượng dịch vụ giao nhận mà chi nhánh cung cấp ngày càng được nâng
cao, qua đó nâng cao uy tín và thương hiệu của chi nhánh trên thị trường giao nhận
Miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Điều đó được thể hiện qua chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế của chi nhánh ngày càng được tăng cao trong những năm gần đây:

Bảng kê khai thu nhập qua các năm
( Đơn vị tính: USD )

Năm

Lợi nhuận sau thuế

2013

512.256

2014

560.235

2015

562.856


II. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh
Trước xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia đều đẩy mạnh hợp tác buôn bán, giao
thương quốc tế. Và nước ta cũng không nằm ngoài xu thế ấy, với việc trở thành thành
viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như tham gia các hiệp
định song phương, đa phương về tự do thương mại đa khiến cho hoạt động xuất nhập
khẩu ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn. Chính vì vậy nên nhu cầu về dịch vụ giao
nhận hàng hóa trên thị trường Việt Nam ngày càng tăng cao.
Xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, chi nhánh công ty Jupiter
Pacific tại Hà Nội đã được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ giao nhận cho
các tổ chức và cá nhân trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam.
Chi nhánh cung cấp các dịch vụ sau:
- Cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không trong nước
và quốc tế.
- Cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển trong nước và
quốc tế.
9

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Cung cấp các dịch vụ kho bãi ( lưu kho, đóng gói lại/ tân trang trước khi xuất
khẩu, dán nhãn và ghi mã hiệu trên bao bì và phân phối/ thu gom hàng hóa)
- Cung cấp các dịch vụ làm tổng đại lý cho các hãng hàng không.
- Cung cấp các dịch vụ xử lý hàng hóa cho các hãng hàng không.
III, Đặc điểm bộ máy quản lý của Chi nhánh

Sơ đồ 1- Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý

Qua sơ đồ tổ chức của Chi nhánh chúng ta có thể nhận thấy được các phòng
ban có mối liên hệ mật thiết với giám đốc và giám đốc sẽ chịu trách nhiệm giám sát
mọi hoạt động của các phòng ban này. Bên cạnh đó các phòng ban cũng có những
mối liên hệ mật thiết với nhau nhắm thực hiện phương hướng hoạt động và ban giám
đốc đã đề ra. Sau đây là chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban:
Giám đốc:
- Là người chịu trách nhiệm quản lý Chi nhánh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Tổng giám đốc Tổng Công ty.
- Là người đại diện hợp pháp của Chi nhánh và có sự hội ý với tổng giám đốc
để thực hiện các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển được Tổng giám đốc
đề ra.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày của Chi nhánh theo sự hướng
10

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
dẫn của TGĐ.
- Giám đốc Chi nhánh được phép tuyển dụng, bổ nhiệm và đuổi việc nhân viên
của Chi nhánh phù hợp với luật pháp Việt Nam và phải có sự đồng ý của TGĐ Tổng
công ty.
- Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm lập ngân sách và kế hoạch kinh doanh
năm của Chi nhánh cho mỗi năm tài chính và được gửi về trụ sở chính để trình lên
TGĐ để xin sự chấp thuận và phải bao gồm các thông tin khái quát về:
+ Huy động và sử dụng vốn
+ Dự toán về các khoản thu, chi tổng thể của Chi nhánh
+ Tuyển dụng và phát triển nhân viên.

Phòng Marketing & Sale:
Là một phòng quan trọng và do giám đốc chi nhánh trục tiếp chỉ đạo. Chức
năng nhiệm vụ của phòng này :
- Đưa ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát về các chiến lược quảng
cáo và bán hàng trong nước cũng như nước ngoài.
- Thực hiện việc xúc tiến các hoạt động cho vận chuyển hàng hóa.
- Xác định các chính sách về giá, chính sách về hải quan cho việc chở hàng.
- Xem xét sự thay đổi về giá cả và những khả năng thay đổi tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Báo cáo với giám đốc Chi nhánh toàn bộ các công việc thực hiện và các
chính sách về vận chuyển hàng hóa.
Trên đây là những nhiệm vụ chung của phòng nhưng cụ thể hơn về lĩnh vực
marketing là :
- Trợ giúp cho giám đốc bán hàng tìm kiếm cơ hội để mở rộng dịch vụ của Chi
nhánh.
- Giám sát các điều kiện thị trường và phản ánh yêu cầu đặc điểm của khách
hàng với giám đốc.
- Tìm kiếm các khách hàng mới cho Chi nhánh.
11

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Khi chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng phòng này phải gửi bảng kê giá,
đưa ra tất cả cước phí vận chuyển và những phí liên quan khác cho khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng về cách tốt nhất và tiết kiệm nhất cho việc vận
chuyển hàng hóa của họ.

- Trợ giúp giám đốc liên lạc với mạng lưới đại lý của nước ngoài để hàng hóa
được vận chuyển một cách an toan nhất.
Phòng khách hàng:
Với đặc thù kinh doanh là các dịch vụ giao nhận hàng hóa nên phòng khách
hàng của Chi nhánh có vai trò quan trọng trong việc giúp cho Chi nhánh giữ được
khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với họ. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của phòng
khách hàng như sau:
- Chịu trách nhiệm sắp xếp đặt chỗ trên các chuyến tàu.
- Liên lạc với mạng lưới đại lý nước ngoài để gửi hàng hóa.
- Gửi nhận tất cả những chỗ đã đặtvà đã được xác nhận bởi hàng không và Fax
đến khách hàng.
- Gửi cho khách hàng những thông tin về thời hạn cuối cũng để giao hàng đến
sân bay, thông báo thời gian bốc dỡ hàng thích hợp để tránh phải trả phí lưu hàng.
- Chuẩn bị các thông tin cần thiết và làm giảm bớt hàng hóa trong kho hải
quan.
- Sắp xếp, kiểm tra chi tiết và fax đến các đại lý nước ngoài trong việc xếp
hàng xuất nhập khẩu.
- Chuyển tất cả các thông tin về những chỗ đã đặt cho chuyến hàng và những
dịch vụ đã được khách hàng yêu cầu tới phòng giao dịch.
- Trợ giúp cho phòng Marketing liên lạc thương xuyên với những đơn vị vận
chuyển để sắp xếp các chỗ trên các chuyến bay, chuyến tàu.
- Phối hợp với phòng Marketing và phòng giao dịch để mở rộng dịch vụ của
Chi nhánh.
- Trợ giup các nhận viên trong phòng giao dịch trong việc yêu cầu khách hàng
12

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:12



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thực hiện bốc dỡ hàng hóa.
- Báo cáo các công việc trực tiếp với giám đốc Chi nhánh.
Phòng giao dịch:
Là một phòng quan trọng trong Chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Cung cấp các thông tin kịp thời cho phòng Marketing và giám đốc chi nhánh
về những thay dổi liên quan đến các chuyến bay, chuyến tàu.
- Kiểm tra sự sắp xếp những dịch vụ được khách hàng yêu cầu với phòng
khách hàng để chuẩn bị cho việc xếp hàng.
- Đề nghị với khách hàng những điều kiện để có thể thực hiện việc thanh toán
các khoản thuế với hải quan.
- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng nếu khách hàng yêu cầu.
- Trợ giúp phòng Marketing đưa ra những lời khuyên về thị trường và giải
quyết các dịch vụ hỗ trợ tăng thêm với khách hàng.
- Nhận tiền từ thủ quỹ để làm thủ thanh toán phí lưu trữ hàng, gửi hàng, và các
phí khác phải trả.
- Chịu trách nhiệm phê chuẩn tài liệu xuất nhập khẩu cho việc bốc dỡ hàng
theo định kỳ.
- Nhận tất cả tài liệu cần thiết từ khách hàng.
- Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, hãng tàu, hải quan.
- Chuẩn bị các số liệu thống kê về hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Báo cáo trực tiếp với giám đốc Chi nhánh về mọi hoạt động và các kế hoạch
của phòng.
Phòng hành chính:
Cũng như các phòng hành chính trong các doanh nghiệp khác phòng hành
chính của Chi nhánh chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp kiểm tra, lưu trữ các tài liệu
và thực hiện việc báo cáo trực tiếp với giám đốc Chi nhánh. Chức năng nhiệm vụ cụ
thể của phòng hành chính là:
13


Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Nhận tài liệu về việc xếp hàng từ phòng giao dịch, kiểm tra với phòng khách
hàng để làm giấy đòi nợ.
- Gửi tất cả các giấy đòi nợ và tài liệu về việc xếp hàng đồng thời chuyển cho
phòng kế toán để làm hóa đơn.
- Kiểm tra tất cả các hóa đơn, tài liệu của các yêu cầu thanh toán.
- Làm các báo cáo hàng hóa trong và ngoài kho hải quan.
- Lập danh sách những khách hàng được hưởng hoa hồng trên cơ sở những
thông tin mà phòng kế toán và phòng khách hàng cung cấp.
- Chuẩn bị các báo cáo về việc xếp hàng hóa.
- Giải quyết tất cả các công việc quản lý kinh doanh trong phòng à chuẩn bị
các tài liệu về các Chi nhánh khác liên quan đến Chi nhánh.
- Báo cáo trực tiếp các công việc lên giám đốc của Chi nhánh.
Phòng kế toán:
Với chức năng nhiệm vụ là tập hợp các số liệu phân tích tình hình về kết quả
kinh doanh, lập các báo cáo lên giám đốc của Chi nhánh phòng kế toán đã khẳng định
vị trí quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của Chi nhánh. Có thể nói cụ thể về
chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán như sau:
- Kiểm tra với khách hàng những hóa đơn đưa ra.
- Lâp hóa đơn trên cơ sở các tài liệu về hàng hóa đã được xếp dỡ.
- Liên lạc với các Chi nhánh của nước ngoài về các khoản phải trả và thực hiện
thanh toán với các nhà cung cấp.
- Làm báo cáo hàng tháng về các hóa đơn đã được sử dụng.
- Làm báo cáo tài chính theo quy định

- Làm các báo cáo theo quy định của giám đốc Chi nhánh.
- Cập nhật tất cả các số liệu kế toán vào phầm mềm Chi nhánh sử dụng
- Giải quyết tất cả các khoản phải thu và phải trả kế toán.
- Báo cáo trực tiếp với giám đốc chi nhánh những vấn đề liên quan đến phương
hướng và tình hình hoạt động của Chi nhánh.
14

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Văn phòng đại diện của Chi nhánh tại Hải Phòng:
- Sẽ thay mặt Chi nhánh thực hiện các giao dịch hàng hóa liên quan đến vận
chuyển hàng hóa qua đường biển.
- Văn phòng này sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Chi nhánh và phải
đảm bảo các hoạt động cho giám đốc Chi nhánh.
- Sẽ đảm nhiệm các công việc giống như phòng giao dịch của Chi nhánh
- Mọi số liệu, các chứng từ sẽ được tập hợp lên Chi nhánh.
Như vậy chúng ta có thể thấy được mỗi phòng ban trong Chi nhánh đều có
những chức năng và nhiệm vụ riêng tuy nhiên tất cả đều nằm dưới sự quản lý trực
tiếp của giám đốc Chi nhánh và giữa các phòng ban này đều có mỗi quan hệ chặt chẽ
với nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
IV. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Chi nhánh cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa, đó là một loại hình dịch vụ
mới ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên trong tương lai có thể là một trong những loại
hình phát triển ở nước ta.
Cụ thể các dịch vụ Chi nhánh cung cấp:
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không trong nước và quốc tế.

- khi khách hàng có nhu cầu nhận hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu Chi
nhánh nhận hàng hóa và giao trực tiếp cho khách hàng hoặc giao cho bên đối tác của
khách hàng thông qua mạng lưới đại lý ở nước ngoài nếu khách hàng có yêu cầu.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển trong nước và quốc tế.
- Hàng hóa của khách hàng vận chuyển thông qua đường biển, Chi nhánh sẽ
cung cấp dịch vụ hỗ trợ giúp cho khách hàng trong dịch vụ giao nhận.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa hiện đại bằng đường bộ trong nước và quốc tế.
- Dịch vụ kho bãi ( lưu kho, đóng gói lại/ tân trang trước khi xuất khẩu, dán
nhẫn và ghi mã hiệu trên bao bì, phân phối thu gom hàng hóa).
Ngoài dịch vụ giao nhận hàng hóa Chi nhánh còn cung cấp cho khách hàng
15

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
một hệ thống kho bãi bảo quản hàng hóa khi khách hàng yêu cầu, giúp cho khách
hàng trong việc đóng gói lại sản phẩm hàng hóa hoặc dán nhãn hiệu.
- Dịch vụ xử lý hàng hóa nhập khẩu, làm thủ tục hải quan của hàng hóa xuất
khẩu và thực hiện việc phân phối hàng hóa.
- Dịch vụ làm tổng đại lý cho các hãng hàng không.
- Dịch vụ tổng đại lý xử lý hàng hóa cho các hãng hàng không.
Các dịch vụ Chi nhánh cung cấp khác với loại hình dịch vụ cung cấp bởi các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Chi nhánh chỉ làm các thủ tục xuất nhập khẩu
hàng hóa của khách hàng, không chịu trách nhiệm về các giao dịch mua bán hàng.
Một số loại hàng hóa Chi nhánh thực hiện các thủ tục giao nhận:



Các loại hàng hóa xuất khẩu



Các loại hàng hóa nhập khẩu



Các loại hàng hóa nhập khẩu đầu tư



Các loại hàng hóa nhập khẩu đầu tư gia công



Các loại hàng hóa tạm nhập tái xuất

Với loại hình dịch vụ cung cấp thị trường của Chi nhánh cũng có những đặc
trưng riêng. Khách hàng của Chi nhánh là tất cả các doanh nghiệp trong và ngoại
nước có nhu cầu giao nhận, lưu trữ hàng hóa, các doanh nghiệp có nhu cầu cuất nhập
khẩu hàng hóa trong quá trình hoạt động của mình.
Với đặc thù là một công ty giao nhận liên doanh với Nhật Bản và dựa trên uy
tín về lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của đối tác bên Nhật Bản
nên đa phần các khách hàng của chi nhánh đều là các donh nghiệp Nhật Bản đặt nhà
máy tại các khu công nghiệp lớn ở miền Bắc. Một trong những bạn hàng thường
xuyên của Chi nhánh:
- Chi nhánh TNHH Ban Dai Viet Nam
- Chi nhánh TNHH JoHoKu Hải Phòng
- Chi nhánh Denso Việt Nam

- Tổng chi nhánh Dệt May
16

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Chi nhánh TNHH SD Việt Nam
- Viconship Hồ Chí Minh
- Tas Express CO.LTD
- HaNo Trans
- Chi nhánh CP Giấy Đông Anh
- Chi nhánh TNHH TM & Vận Tải MeGa
- Chi nhánh TNHH Ganet Nam Định
- Chi nhánh 8/3
- Chi nhánh giấy Hà Nội
Bên cạnh các khách hàng chi nhánh luôn có mối quan hệ tốt với các đối tác:
- Jupiter Ari services ( Malaysia)
- Jupiter Japan
- Jupiter Hong Kong
- Quang zhou Jupiter Word- Link INTL Fowarding CO.LTD
- JAL Trans INC- New york
Có thể thấy số lượng khách hàng của chi nhánh công ty là không hề nhỏ nhưng
nếu so sánh với lịch sử đã được thành lập khá lâu thì lượng khách hàng như trên
không thực sự tương sứng. Cho nên trong thời gian tới chi nhánh cần tăng cường
công tác Marketing và quảng bá cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể thu
hút được thêm những khách hàng mới, có tiềm năng để qua đó không ngừng mở rộng
quy mô, chiếm lĩnh thị trường và hướng tới trở thành một trong những cái tên hàng

đầu trên thị trường giao nhận miền Bắc.

17

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG III:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CN CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN HÀNG HÓA JUPITER-PACIFIC TẠI HÀ NỘI TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ 2013 – 2015

I. Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN Công ty cổ phần giao nhận hàng
hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội (2013-2015)
Đơn vị : Triệu VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Tỷ suất LN(%)
Thu nhập bình quân
( triệu đồng/người)

2013


2014

2015

100255
10501,
248
25678
10,475

125600
11484,8
175
30562
9,14

135689
11538,5
48
31560
8,504

3,7

4,1

4,2

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của công ty kho vận Jupiter

Có thể nói từ năm 2013 đến 2015 CN công ty cổ phần giao nhận hàng hóa
Jupiter-Pacific tại Hà Nội đã có những bước tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh
với minh chứng là doanh thu và lợi nhận của CN tăng liên tục qua các năm từ 2013
đến 2015. Cụ thể doanh thu của CN đã tăng từ 100.255 (Triệu VNĐ) năm 2013 lên
thành 135.689 ( Triệu đồng) năm 2015. Lợi nhuận của CN cũng tăng từ 10.501,248
(Triệu VNĐ) năm 2013 lên thành 11.538,548 (Triệu VNĐ) năm 2015. Ngoài ra trong
thời kỳ từ 2013-2015 thu nhập của cán bộ công nhân viên được đảm bảo, đóng góp
khá lớn vào ngân sách Nhà nước, các quỹ đầu tư phát triển sản xuất không những
được duy trì mà còn được mở rộng, đội ngũ lao động có tinh thần làm việc hăng say,
nhiệt huyết.
18

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:18


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, dù doanh thu tăng đều và khá cao
nhưng tỷ suất lợi nhuận của CN trong giai đoạn từ 2013-2015 có xu hướng giảm. Cụ
thể tỷ suất lợi nhuận của CN giảm từ 10,475% năm 2013 xuống 9,14% năm 2014 và
tiếp tục giảm xuống 8,504% năm 2015. Sự giảm xuống này của chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận cho thấy CN đang gặp vấn đề trong công tác tổ chức kinh doanh. Điều này là
do những biến động trên thị trường quốc tế có tác động bất lợi đến hoạt động của CN
cùng công tác quản lý còn chưa tối ưu nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận bị sụt giảm.
Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho CN công ty kho vận Jupiter
càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng nhờ những cố gắng cùng những cải tổ kịp thời
về bộ máy lãnh đạo nên CN cũng đã gặp hái được nhiều thành tự đáng mừng. Ngoài
ra CN đã biết tận dụng lợi thế để kinh doanh kho, mở rộng hoạt động gom hàng, vận
tải đa phương thức...Bên cạnh đó CN cũng tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên nên có thể tin tưởng vào
sự tiến xa của CN trong tương lai.
II.Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại
CN Công ty giao nhận hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội
1. Thành tựu đạt được
Cùng với sự phát triển của công ty, hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường
biển cũng ngày càng lớn mạnh, các cán bộ giao nhận hiện nay không chỉ kế thừa kinh
nghiệm của các bậc lão thành đi trước mà còn tiếp thu cái mới, áp dụng các công
nghiệ hiện đại và cải tiến quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với xu hướng phát triển
mới.
Dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng hoạt động giao nhận hàng hóa
nhập khẩu tại công ty vẫn đạt được không ít thành tựu. Cụ thể, dịch vụ giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển đã phát triển với tốc độ khá cao, chiếm tới trên
60% sản lượng hàng hóa giao nhận và đạt hơm 70% giá trị hàng hóa giao nhận của
toàn công ty, đóng góp phần không nhỏ vào kết quả mà CN công ty đã đạt được trong
những năm qua. Cụ thể như sau:
19

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
a. Sản lượng giao nhận
Tại CN Công ty, giao nhận hàng hóa bằng đường biển luôn chiếm tới hơn 90%
tổng sản lượng hàng hóa giao nhận. Hàng năm, khối lượng hàng hóa mà CN Công ty
giao nhận qua các cảng biển Việt Nam vào khoảng 100.000 – 120.000 tấn, với tốc độ
tăng bình quân tương đối cao, khoảng 10%/năm. Cụ thể trong giai đoạn từ 2013-2015
khối lượng hàng hóa giao nhận của CN Công ty như sau:

Bảng 2: Sản lượng hàng hóa XNK bằng đường biển của CN Công ty giao nhận
hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội
Đơn vị: Tấn
Năm
2013

2014

2015

SLGN đường biển

89.691

106.375

112.861

SLGN hàng hóa nhập khẩu

53.814,
6

68.080

74.488,
26

∑SLGN toàn CN


98.562

115.625

121.356

Chỉ tiêu

Qua bảng trên ta thấy rằng trong những năm gần đây từ 2013 đến 2015 sản
lượng hàng hóa giao nhận của CN Công ty không ngừng tăng trưởng với tốc độ
tương đối cao. Ta có thể thấy sản lượng hàng hóa giao nhận của CN đã tăng từ
98.562 (tấn) năm 2013 lên đến 121.356 (tấn) tức là tăng 22.794 (tấn) tương đương
với 23,127%. Tốc độ tăng trưởng qua các năm về sản lượng giao nhận của CN lần
lượt là 17,31% vào năm 2014 và 4,956% vào năm 2015 qua đó có thể thấy tốc độ
tăng trưởng về sản lượng giao nhận của CN đang có xu hướng chậm lại. Điều này
một phần là do tình hình khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, và một phần là do
trong năm qua CN đã chuyển chiến lược kinh doanh khi giảm tốc độ tăng trưởng sản
lượng giao nhận và hướng đến tăng nhanh giá trị giao nhận trong những năm tới.
So với tổng sản lượng giao nhận của CN thì sản lượng giao nhận bằng đường
20

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
biển luôn chiếm tỷ trọng cao trên 90% và có xu hướng tăng lên. Điều này là do khối
lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
hàng hóa vận chuyển của các khách hàng của CN và đây cũng là hoạt động truyền

thống của CN Công ty trong những năm qua.
Và trong tổng sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển thì sản lượng
giao nhận hàng hóa nhập khẩu luôn chiếm một tỷ trong lớn ( trên 60%). Cụ thể so với
tổng sản lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển thì sản lượng giao nhận hàng
hóa nhập khẩu của chi nhánh năm 2013 chiếm 60% tương đương với 53.814,6 (Tấn),
năm 2014 chiếm 64% tương đương với 68.080 (Tấn), năm 2015 chiếm 66% tương
đương với 74.488,26 ( Tấn). Sở dĩ sản lượng giao nhận hàng nhập khẩu luôn chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển là do các
khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các công ty gia công, lắp ráp các sản phẩm điện
tử, ô tô nên họ cần nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên vật liệu để phục vụ cho quá
trình sản xuất và sau đó xuất đi các sản phẩm để bán trên các thị trường khác trên thế
giới nên sản lượng giao nhận hàng hóa nhập khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng sản lượng giao nhận bằng đường biển của công ty.
Có thể nói, xét về mặt sản lượng hàng hóa giao nhận, CN Công ty cổ phần giao
nhận hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội đã đạt được những kết quả hết sức khả
quan. Nhưng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa, con số có ý nghĩa hơn cả lại là giá
trị giao nhận vì nó phản ánh số tiền mà người giao nhận có được khi tiến hành giao
nhận một lô hàng cho khách hàng của mình. Vì vậy phần tiếp sau đâu sẽ cho ta thấy
rõ hơn khía cạnh này.
b. Giá trị giao nhận
Như đã nới ở trên giá trị giao nhận hàng hóa được hiểu là doanh thu mà người
giao nhận có được từ hoạt động giao nhận hàng hóa.
Ở CN công ty giao nhận hàng hóa Jupiter-Pacific, giá trị giao nhận hàng hóa
quốc tế bằng đường biển luôn chiếm trên 70% tổng doanh thu của CN và tăng đều
qua các năm. Trung bình mỗi năm hoạt động này mang về cho CN công ty khoảng 80
21

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:21



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của toàn CN công ty. Trong đó
giá trị giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng khá
cao( trên 50%) tổng giá trị giao nhận hàng hóa bằng đường biển của chi nhánh qua
các năm. Cụ thể như sau:
Bảng 3: Giá trị giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại CN công ty giao
nhận hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
2013

2014

2015

70.178,
5

90.432

100.409,
9

36.492,
82

50.641,
92


58.237,7
42

100.25
5

125.60
0

135.689

Giá trị
GTGN đường biển
GTGN hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển
∑GTGN tại CN

Bảng trên cho ta thấy doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường
biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của CN với mức trung bình là trên
70%. Đặc biệt là vào năm 2015 đạt 74% cao nhất trong các năm. Chúng ta có thể
thấy, tuy sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển của CN luôn chiếm hơn
90% sản lượng của CN nhưng giá trị từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường
biển chỉ chiếm trên 70% tổng doanh thu của CN. Điều này là do tiền cước, chi phí
giao nhận một đơn vị hàng hóa trong vận tải biển rẻ hơn rất nhiều so với các phương
thức vận tải khác trong khi năng lực vận chuyển lại rất lớn. Qua đó có thể thấy con số
tỷ trọng hơn 70% trong tổng doanh thu của CN là từ hoạt động giao nhận hàng hóa
22

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4


Trang:22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
bằng đường biển là khá thành công, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện
nay.
Trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa bằng đường biển của chi nhánh qua các
năm thì giá trị giao nhận hàng hóa nhập khẩu luôn chiếm trên 50%. Cụ thể năm 2013
chiếm 52% tương đương với 36.492,82 ( Triệu VNĐ), năm 2014 chiếm 50.641,92
( Triệu VNĐ), năm 2015 chiếm 58.237,742 ( Triệu VNĐ). Tuy sản lượng giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển qua các năm của chi nhánh luôn chiếm trên
60% tổng sản lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển, nhưng giá trị giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển lại chỉ chiếm trên 50%. Điều này là do các mặt
hàng mà các đối tác của chi nhánh nhập khẩu chủ yếu là các nguyên vật liệu và bán
thành phẩm có giá trị không cao nên cước phí cũng thấp. Trong khi đó các mặt hàng
xuất khẩu mà chi nhánh cung cấp dịch vụ giao nhận lại đa số là các sản phẩm hoàn
thiện có giá trị cao được xuất sang các thị trường phía tây nên cước phí cũng cao
khiến mức doanh thu của hàng xuất có xu hướng cao hơn hàng nhập.
Nhìn chung giá trị giao nhận hàng hóa nhập khẩu của chi nhánh luôn chiếm
một tỷ trong tương đối cao trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa bằng đường biển của
chi nhánh và có xu hướng tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đã và
đang đi đúng hướng theo kế hoạch tăng trưởng mà ban giám đốc đã đề ra. Đây là tín
hiệu tích cực cho sự phát triển của chi nhánh trong thời gian tới.
c. Mặt hàng giao nhận
Các khách hàng của CN Công ty chủ yếu là các công ty thuộc các khu công
nghiệp ở Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh...chuyên gia công, lắp ráp
các mặt hàng cho các công ty mẹ ở nước ngoài nên mặt hàng giao nhân chủ yếu của
CN thường là: Chi tiết máy, đầu nối dây điện, thiết bị văn phòng, linh kiện điện
tử...Chúng ta có thể phân loại các nhóm mặt hàng chính như sau:


23

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Bảng 4: Cơ cấu hàng hóa giao nhân bằng đường biển tai CN Công ty giao
nhận hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
Mặt hàng

2013
Giá trị
Tỷ
trọng

Linh kiện
điện tử

31580,3
3

45

Máy móc

thiết bị

24562,4
8

35

Các mặt
hàng khác

14035,7

Tổng

70178,5

20

100

2014
Giá trị
41598,72

32555,52

16277,76

90432


2015
Tỷ
trọng
46

36

18

100

Giá trị
43176,24

33135,25

24098,37

100409,9

Tỷ
trọng
43

33

23

100


Hàng linh kiện điện tử là một trong những mặt hàng thế mạnh của CN Công ty
giao nhận hàng hóa Jupiter-Pacific tại Hà Nội, chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu
mặt hàng giao nhận của CN. Như đã nói, do đa số các khách hàng của CN là các công
ty con của các tập đoàn sản xuất linh kiện điện tử ô tô lớn trên thế giới như YAZAKI,
DENSO... ngoài ra còn các công ty sản xuất linh kiện điện tử như Công ty TNHH SD
Việt Nam...Nên đa số mặt hàng giao nhận của CN là mặt hàng linh kiện điện tử.
Ngoài ra mặt hàng máy móc thiết bị cũng chiếm một tỉ trong không nhỏ trong tổng
doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển của CN ( trên 30%).
Phần còn lại là các mặt hàng khác như thiết bị văn phòng, hàng dệt may... chiếm tỷ
trọng từ 18-20% trong tổng doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường
biến tai CN.
d. Thị trường giao nhận vận tải biển
Do chủ yếu phục vụ các khách hàng là các công ty con của các tập đoàn đa
24

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:24


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
quốc gia nên thị trường giao nhận vận tải biển của CN Công ty khá đa dạng, rộng lớn.
Cụ thể các thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của CN công ty Jupiter tại Hà Nội:
- Khu vực Đông Nam Á: Bao gồm các nước trong khối ASEAN như Thái Lan,
Singapore, Phillipin...
- Khu vực Đông Bắc Á: Chủ yếu là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan..
- Khu vực Châu Âu: Gồm Anh, Pháp, Bỉ
- Khu vực Châu Mỹ: chủ yếu là Mỹ
Như đã phân tích ở trên, do chi nhánh chủ yếu phục vụ các công ty con thuộc

các tập đoàn đa quốc gia chuyên gia công, lắp ráp các chi tiết, bán thành phẩm nên thị
trường giao nhận hàng hóa nhập khẩu của chi nhánh tương đối đa dạng. Nhưng chủ
yếu là từ các nước trong khu vực Đông Nam Á vì các công ty mẹ tại các nước Đông
Á thường xây dựng các nhà máy ở các quốc gia Đông Nam Á vì khu vực này giá
nhân công rẻ mạt, thấp hơn rất nhiều so với quốc gia họ, rất phù hợp cho việc gia
công, lắp ráp. Không những thế các nước trong khu vực Đông Nam Á lại là các quốc
gia giàu tài nguyên rất thuận tiện cho việc vận chuyển. Do đó nguồn nguyên liệu
phục vụ cho các công ty đối tác của chi nhánh chủ yếu đến từ các nước Đông Nam Á
nên thị trường mà chi nhánh cung cấp chủ yếu là ASEAN. Tiếp đến là Đông Bắc Á,
Châu Mỹ, Châu Âu.
2. Những tồn tại, hạn chế của Chi nhánh
a. Thị phần còn hạn chế
Hiện nay, CN Công ty giao nhận hàng hóa Jupiter-Pacific mới chỉ chiếm được
một phần rất nhỏ trong thị phần giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển tại
Việt Nam. So với các công ty giao nhận nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài
thì thị phần này càng trở nên nhỏ bé mặc dù các công ty này mới thâm nhập vào thị
trường Việt Nam một thời gian chưa lâu. Điều này là do các công ty nước ngoài có
vốn đầu tư lớn nên học có hệ thống trang thiết bị hiện đại, có khả năng đưa ra các chế
độ đãi ngộ hết sức hấp dẫn nên dễ dàng thu hút được nguồn nhân lực có kinh nghiệm
25

Sinh viên: Nguyễn Duy Hoàng-KTB53DH4

Trang:25


×