DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1.2. Chất lượng chữ viết của giáo viên........Error: Reference source not found
Bảng 2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về vai trò quan trọng của việc viết chữ đẹp để
làm mẫu trước học sinh...............................................Error: Reference source not found
Bảng 2.2.1.3. Mức độ các lỗi chữ viết sai trong giáo viên....Error: Reference source not
found
Bảng 2.2.1.4. Mức độ sử dụng các phương pháp nâng cao chất lượng chữ viết ở trường
Tiểu học....................................................................... Error: Reference source not found
Bảng 2.2.2.3. Những biện pháp để nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh......Error:
Reference source not found
Bảng 2.2.3.2: Hiệu quả đối với giáo viên...................Error: Reference source not found
Bảng 2.2.3.3 Hiệu quả đối với học sinh......................Error: Reference source not found
1
MỤC LỤC
2
MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN –
THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người là được cắp sách đến
trường. Biết đọc, biết viết - cả thế giới mở ra trước mắt trẻ. Tiểu học là bậc học
nền tảng tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
của con người, đặt nền tảng vững chắc cho hệ thống giáo dục quốc dân. Những
gì thuộc về tri thức, về kỹ năng, về hành vi đạo đức được định hình từ học sinh
Tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi con người như: chữ viết, kỹ năng ứng xử...
Chữ viết là một hệ thống ký hiệu dùng để ghi ngôn ngữ. Chữ viết là phương tiện
giao tiếp trong xã hội loài người. Nhờ có chữ viết, thông tin của những thế hệ đi
trước được lưu giữ một cách chính xác, truyền lại cho thế hệ sau. Trong nhà
trường nói chung, ở trường Tiểu học nói riêng, chữ viết của học sinh là vấn đề
luôn được nhiều người quan tâm. Dạy chữ viết trong chương trình Tiểu học
cũng chính là dạy kiến thức, là một trong 4 kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết)
cần cung cấp cho học sinh. Chữ viết ở trường Tiểu học là nền tảng ban đầu để
học sinh tiếp thu kiến thức ở các cấp học trên. Ngoài ra, dạy chữ viết rất cần
thiết trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
nói: “Nét chữ, nết người”. Ông cha ta cũng thường nhận xét: “Chữ thế nào,
người thế ấy”. Tại sao vậy? Việc dạy cho học sinh viết chữ đẹp có tác dụng rèn
cho các em tính cẩn thận, cần cù, tính khoa học, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng. Sâu
xa hơn, chữ viết là hoa văn dân tộc, là một phần Quốc thể, chữ viết theo ta cả
một đời người. Thông qua chữ viết thể hiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ của một
con người. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng chữ viết trong trường Tiểu
học vừa là mục đích, vừa là phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách, trí tuệ
cho học sinh.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, máy vi tính hỗ trợ cho con người rất
nhiều trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, chữ viết tay của mỗi người vẫn mang
một giá trị xã hội, nhân văn sâu sắc. Tiếp xúc với những văn bản viết tay, người
3
đọc có điều kiện hiểu tính cách, trình độ văn hoá, bản sắc dân tộc … của người
viết. Có người quan niệm chữ viết chỉ là ký hiệu, là hình thức. Muốn có chữ đẹp
dùng máy vi tính là có đủ các kiểu chữ. Mặt khác, đã từ lâu nhân dân ta lại cho
rằng: “Chữ xấu tại hoa tay”. Thầy trò trong trường chữ xấu đều đổ tại “Hoa tay”
nên không kiên trì rèn luyện. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con mình vì ít “Hoa
tay” nên chữ xấu là lẽ tất nhiên mà không thấy được việc rèn chữ mới là điều
cần thiết. Qua thực tế rèn chữ viết của bản thân trong những năm tháng học dưới
các mái trường phổ thông và qua khảo sát thực tế chữ viết của các em học sinh
tại trường Tiểu học Đông Sơn đã chứng minh: Chữ đẹp không phải tại hoa tay
mà do kiên trì rèn luyện mà nên.
Chữ viết đẹp là mong muốn, là nguyện vọng của giáo viên, học sinh, phụ
huynh. Song yêu cầu viết đúng chính tả là một yêu cầu cần thiết đối với học
sinh. Cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, phân môn chính tả
với tính chất nổi bật là tính thực hành, có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững quy
tắc chính tả. Ngoài ra, phân môn chính tả còn rèn cho học sinh ý thức kỷ luật, sự
kiên trì, chăm chỉ trong học tập, óc thẩm mĩ, sự tôn trọng và tinh thần trách
nhiệm. Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí vô cùng quan trọng trong cơ cấu
chương trình môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học trong trường phổ thông
nói chung. Ở Tiểu học, phân môn chính tả có vị trí quan trọng vì đây là giai
đoạn then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho học sinh, phát
huy được năng lực tiếng mẹ đẻ trong đó có kỹ năng chữ viết. Bởi thế nên, chỉ có
thể hình thành các kĩ năng - kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc luyện
tập - thực hành để giúp các em viết đúng chính tả.
Thực tế, chữ viết trong các nhà trường Tiểu học đã có nhiều chuyển biến
tích cực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Nhiều giáo viên chữ viết chưa đẹp, chưa
chuẩn; còn có giáo viên chưa quan tâm thường xuyên, chưa có biện pháp tích
cực và đồng bộ trong việc rèn chữ viết cho học sinh; nhiều học sinh chữ viết còn
chưa đúng mẫu, chưa đúng kỹ thuật, chữ viết chưa liền mạch lại thêm tư thế
ngồi viết không đúng nên tốc độ viết rất chậm, nét chữ rời rạc, có em viết xấu
đến mức không đọc được. Trong bài kiểm tra các môn kể cả môn chữ viết (Tập
4
viết, Chính tả) vì chữ xấu mà bị điểm kém nên dẫn đến chất lượng môn Tiếng
Việt không cao. Bên cạnh những cố gắng của đông đảo giáo viên nhằm nâng cao
chất lượng dạy chính tả thì vẫn còn có hiện tượng giảng dạy chính tả kém hiệu
quả làm trì trệ việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Do vậy, “Nâng cao chất lượng chữ viết trong trường Tiểu học” là việc
làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, là một việc làm hợp với
lòng người, hợp với quy luật phát triển giáo dục. Đứng trước tình hình thực tế,
trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT: làm thế nào để nâng cao
chất lượng chữ viết? Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài : “Áp dụng một số
biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết ở trường Tiểu học Đông Sơn – Thủy
Nguyên – Hải Phòng”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng chữ viết chưa cao,
các lỗi chính tả điển hình của học sinh.
- Trên cơ sở tìm hiểu nguyên nhân để đề ra các biện pháp cải tiến, khắc phục
những tồn tại về chữ viết cho học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng chữ
viết cho học sinh Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đề xuất một số phương pháp rèn chữ góp phần nâng cao chất lượng chữ
viết cho giáo viên và học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết ở
trường Tiểu học Đông Sơn – Thủy Nguyên – Hải Phòng.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- 22 giáo viên
- 427 học sinh
Trường Tiểu học Đông Sơn – Thủy Nguyên – Hải Phòng
4. GỈA THIẾT KHOA HỌC
Ở Tiểu học, chất lượng chữ viết có vị trí quan trọng vì đây là giai đoạn
then chốt trong quá trình hình thành kỹ năng chính tả cho học sinh, phát huy
được năng lực tiếng mẹ đẻ trong đó có kỹ năng chữ viết. Bởi thế nên, nếu có thể
5
áp dụng các biện pháp phù hợp thông qua việc luyện tập – thực hành thì sẽ nâng
cao được chất lượng chữ viết của học sinh Tiểu học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận về vấn đề áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng
chữ viết ở trường Tiểu học Đông Sơn - Thủy Nguyên - Hải Phòng
5.2. Thực trạng về vấn đề áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng
chữ viết ở trường Tiểu học Đông Sơn - Thủy Nguyên - Hải Phòng
5.3. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chữ viết ở
trường Tiểu học Đông Sơn - Thủy Nguyên - Hải Phòng
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Nội dung nghiên cứu:
- Chất lượng chữ viết
- Khảo sát thực trạng áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ
viết ở trường Tiểu học Đông Sơn - Thủy Nguyên - Hải Phòng
6.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 5 năm 2016
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng chữ viết ở trường Tiểu học
Đông Sơn, em phối hợp các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, hệ thống hóa, rút ra kết luận từ các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài, tôi đánh giá được khả năng viết chữ của HS
để có việc điều chỉnh hợp lí, phù hợp với khả năng tiếp thu của các em
7.2. Phương pháp quan sát tổng hợp
Quan sát việc nâng cao chất lượng chữ viết ở trường Tiểu học Đông Sơn
nhằm rút ra những nhận định, đánh giá về quá trình viết chữ của HS
7.3. Phương pháp điều tra
Điều tra, lấy ý kiến của giáo viên ở trường Tiểu học Đông Sơn và học
sinh về vấn đề nâng cao chất lượng chữ viết bằng phiếu trắc nghiệm anket
6
7.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến của giảng viên có vấn trường Đại học Hải Phòng và giáo viên
trực tiếp giảng dạy tại trường Tiều học Đông Sơn
7.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Điều tra, tìm hiểu, phân tích kết quả việc thực hiện áp dụng một số biện
pháp nâng cao chất lượng chữ viết ở trường Tiểu học Đông Sơn - Thủy Nguyên
- Hải Phòng
7.6. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đàm thoại, phỏng vấn một số giáo viên của trường Tiểu học Đông Sơn Thủy Nguyên - Hải Phòng về áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng
chữ viết của họ
7.7. Phương pháp toán học
Áp dụng lý thuyết Toán học: xác suất, thống kê, vẽ biểu đồ, so sánh, …
để xử lý kết quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Góp phần đổi mới phương pháp dạy môn Tập viết ở trường Tiểu học nói
chung và trường Tiểu học Đông Sơn nói riêng, theo phương hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
7
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN”
1.1. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc rèn chữ viết cho HS Tiểu học không còn là đề tài mới mẻ. Nó đã
được sự quan tâm của nhiều thầy cô và bậc phụ huynh. Do đó, có rất nhiều nhà
nghiên cứu đã đi sâu vào vấn đề này và viết nên những công trình tiêu biểu như:
“Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học” của Lê A đã nêu rõ khái lược về chữ viết,
sự xuất hiện của chữ viết, vai trò của chữ viết, lịch sử chữ viết tiếng Việt. Tác
giả đưa ra một số cơ sở, nguyên tắc và phương pháp của việc dạy chữ viết song
chưa chỉ ra được quy trình viết chữ cụ thể khi dạy các chữ viết tiếng Việt, chưa
vạch ra được những sai lầm khi viết để từ đó tìm cách khắc phục.
Nhìn chung, các sách dạy vần cuối thế kỉ XIX cho đến nhưng năm 30 của thế kỉ
XX đều coi bộ chữ cái là cơ cơ và dạy theo hướng chữ tổng hợp. Các sách dạy
vần theo hướng này do quan tâm nhiều đến việc đánh vần nên không coi trọng
dạy Tập viết. Chính vì vậy, tác giả Lê A – Trịnh Đức Minh đã viết “Dạy tập viết
ở Tiểu học” (2004) đưa ra một số cơ sở, nguyên tắc, phương pháp cũng như
phân tích được cấu tạo, chỉ ra cách viết, cách liên kết các con chữ. Tuy vậy, vẫn
chưa chỉ được lỗi khi viết các con chữ để người viết nhận ra và dễ dàng sửa lỗi.
“Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” – tài liệu đào tạo giáo viên của
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học cũng dành một chủ đề (chủ đề 3 – Đặng
Kim Nga viết) để bàn về phương pháp dạy tập viết nhưng vẫn chưa phân tích chỉ
rõ những sai sót khi viết của HS.
Ngày 14/06/2004 mẫu chữ viết trong trường Tiểu học đã được ban hành
kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐ - BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Số bài và thời lượng học cũng như nội dung bài học rất phù hợp với
từng lứa tuổi. Tuy nhiên thực tế giảng dạy cho thấy HS học môn Tập viết để viết
đẹp là rất khó, chữ hoa của các em chỉ dùng lại ở mức độ gần giống với hình
dáng theo mẫu chữ quy định, một số em còn thao tác ngược với quy trình viết
hoặc nhấc bút tùy tiện. Đặc biệt, trong giờ dạy tập viết nhiều GV chưa chú ý và
8
coi trọng tính luyện tập, thực hành của HS mà đi sâu vào việc giải thích quy
trình viết chữ, nên HS không được luyện tập nhiều và luyện tập còn mang tính
hình thức. Khi khảo sát vấn đề này tôi nhận thấy có rất ít tác giả đề cập đến vấn
đề này, do đó tôi đã đi sâu nghiên cứu cũng như tìm hiểu về vấn đề này.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CHỮ VIẾT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN”
1.2.1. Chữ viết Tiếng Việt
1.2.1.1. Khái niệm chữ viết
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu bằng đường nét được sử dụng để ghi lại
ngôn ngữ âm thanh theo dạng văn bản. Với sự ra đời của chữ viết, hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người được chuyển từ dạng âm thanh – thính
giác sang dạng đường nét – thị giác. Do đó nó trở nên chính xác, chuẩn mực
hơn, có thể tiến hành trong một thời gian lâu bền, trong một không gian rộng
lớn. Hệ thống chữ viết chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ.
Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu.
Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn
ngữ và chữ viết.
1.2.1.2. Đặc điểm của chữ viết Tiếng Việt
Chữ viết hiện nay đang được sử dụng là chữ Quốc ngữ. Đó là chữ theo
nguyên tắc ghi âm vị. Nghĩa là, căn cứ để viết chữ là âm thanh chứ không phải ý
nghĩa của tiếng, từ. Việc nhận thức một tiếng, một tập hợp tiếng có phải là từ
hay không rất quan trọng đối với việc dùng từ và tiếp thu nội dung ý nghĩa của
câu. Mặtkhác, mỗi kí hiệu chữ viết (gọi tắt là chữ cái) dùng để ghi một âm vị.
Muốn ghi âm tiết hay từ thì phải kết hợp các chữ cái để ghi các âm vị trong
thành phần của âm tiết hay từ đó.
Chữ viết tiếng Việt gồm 3 đặc điểm:
● Đặc điểm ngữ âm
Khác với từ của một số ngôn ngữ Châu Âu như tiếng Anh, Nga, Pháp…
hình thức âm thanh của tiếng Việt cố định, không biến đổi trong mọi hoàn cảnh
9
(ý nghĩa ngữ pháp của từ, quan hệ ngữ pháp, chức năng ngữ pháp của từ cho dù
có thay đổi).
Ví dụ: Từ cày trong cái cày này là danh từ, trong đang cày ruộng là động
từ, nhưng hình thức ngữ âm của cày không có gì khác. Trong tiếng Việt, còn có
nhiều từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gợi tả cao.
Ví dụ: Lom khom, khúm núm, bồng bềnh, róc rách, tí tách,...
● Đặc điểm từ vựng
Mỗi tiếng là một yếu tố nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn
vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để
định danh sự vật, hiện tượng…Sự tạo từ chủ yếu do phương thức láy và phương
thức ghép.
Ví dụ: Từ ăn trong ăn năn là từ láy còn trong làm ăn là từ ghép.
● Đặc điểm ngữ pháp
Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái, hình thức ngữ âm của từ không hề
có một sự chỉ dẫn nào về đặc điểm ngữ pháp. Điều đó cũng có nghĩa là đặc điểm
ngữ pháp của từ không bộc lộ ở chính bản thân từ mà bộc lộ chủ yếu ở ngoài từ,
trong mối quan hệ với các từ khác.
Ví dụ: Từ đỏ trong câu:
Lá bàng rất đỏ mang đặc điểm của tính từ.
Lá bàng đang đỏ dần mang đặc điểm của động từ.
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị
các quan hệ cú pháp. Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ
biến của kết cấu câu trong tiếng Việt.
Ví dụ: Trong tiếng Việt khi nói Anh ta lại đến là khác với Lại đến anh t
Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt.
Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng nội dung
thông báo nhưng khác nhau về sắc thái.
Ví dụ: Ông ấy không hút thuốc
Thuốc, ông ấy không hút
Thuốc, ông ấy cũng không hút
10
1.2.1.3. Chức năng của chữ viết
Ngôn ngữ âm thanh trong một thời gian rất dài đã trở thành công cụ duy
nhất để con người có thể truyền đạt cho nhau những kinh nghiệm sản xuất và
đấu tranh. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ âm thanh không phải không có
những hạn chế nhất định. Khi hai người giao tiếp bằng lời, ảnh hưởng của ngôn
ngữ âm thanh chỉ có hiệu lực trong một phạm vi nhất định. Ngoài phạm vi ấy,
người này không thể nghe được tiếng nói của người kia. Như vậy là ngôn ngữ
âm thanh có sự hạn chế nhất định về mặt không gian. Mặt khác, “lời nói gió
bay” mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào đúng lúc nó được phát ra. Hết thời điểm
ấy, nó không tồn tại nữa. Chính vì thế mà đến ngày nay chúng ta không còn
nghe được tiếng nói của các bậc anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Nguyễn Trãi, Quang Trung. Xét về mặt này, ngôn ngữ âm thanh cũng không
vượt qua được cái hố ngăn cách của thời gian.
Để khắc phục hai mặt hạn chế của ngôn ngữ âm thanh, con người đã tìm
ra một hình thức thông tin mới: Thông tin bằng chữ. Như vậy, chữ viết ra đời do
nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và nhu cầu truyền đạt những
kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian.
Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ họa được sử dụng để cố định hoá
ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết, vì vậy là đại diện cho lời nói. So
với lời nói thì chữ viết xuất hiện sau. Vì vậy chữ viết tất phải phụ thuộc vào lời
nói. Khi giữa lời nói và chữ viết không có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ
viết chứ không phải cố tìm cách phát âm theo chữ viết hiện hành, bởi vì làm như
vậy là "ngược", chẳng khác nào sửa đầu cho vừa mũ, sửa chân cho vừa dép, sửa
người cho vừa quần áo.
1.2.2. Chữ cái tiếng Việt
Để ghi âm tiếng Việt, chữ Quốc ngữ đã sử dụng:
- 29 chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u,
ư, v, x, y.
- 10 chữ ghép đôi: ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, th, tr, qu.
- 1 chữ ghép ba: ngh
11
- 6 dấu thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc,
thanh nặng.
Các con chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt được sắp xếp theo một thứ tự
cố định (theo thứ tự bảng chữ cái Latinh)
1.2.3. Quy định về chữ viết
1.2.3.1. Viết theo nguyên tắc ghi âm
Về nguyên tắc, chữ viết ghi âm phải căn cứ trên một cách phát âm. Mà
tiếng Việt thì tồn tại nhiều phương ngữ. Các cách phát âm địa phương có tính
bảo thủ cao và thực tế chúng đều được tôn trọng. Người Hà Nội vẫn có quyền tự
hào với phát âm con châu thay vì con trâu. Cũng vậy người Hà Nội chẳng bao
giờ mặc cảm khi hỏi tai đâu mà người nghe không biết nên chỉ vào tay hay đưa
tay ra. Đặc biệt, ĐàiTiếng nói Việt Nam, cơ quan ngôn luận của quốc gia cũng
phát đi bằng 3 thứ giọng: Hà Nội, Huế và Sài Gòn đại diện cho ba phương ngữ
lớn trên cả nước. Thế nhưng về mặt chữ viết, chỉ cho phép một cách viết duy
nhất dùng để ghi mọi phương ngữ. Vậy đâu là cơ sở cho chữ viết? Cách viết ấy
tôn trọng chuẩn chính tả đã được xác định và phản ánh về cơ bản trong Từ điển
chính tả phổ thông. Nghĩa là chữ viết tiếng Việt căn cứ trên cách phát âm Hà
Nội cộng với 5 sự phân biệt mà cách phát âm địa phương này còn đồng nhất khi
nói. Đó là: tr/ch; s/x; r/d,gi; ưu/iu; ươu/iêu
1.2.3.2. Viết rời từng chữ
Nghĩa là mỗi âm tiết (tiếng) được ghi bằng một chữ.
Ví dụ: Đà Lạt chứ không phải Đalat
Lưu ý: Tuy nhiên ta thấy trong giao tiếp bằng văn viết, các kiểu chữ viết
liền như trên vẫn được sử dụng. Sự chấp nhận ấy có thể có 2 lí do:
- Cách viết ấy đơn thuần chỉ mang tính cá nhân: thư từ, nhật kí,..
- Cách viết ấy mang tính cộng đồng nhưng trong văn bản nhà trường, kiểu
viết như vậy bị coi là mắc 3 lỗi:
+ Không viết rời từng chữ
+ Không viết hoa âm tiết thứ hai của tên riêng
+ Không viết dấu thanh
12
1.2.3.3. Có dấu thanh cho mỗi chữ
Bất kì âm tiết nào của tiếng Việt cũng phải mang thanh điệu. Nguyên tắc
này triệt để đến mức ngay cả từ vay mượn của tiếng nước ngoài khi đã nhập gia
cũng phải “tùy tục”, mỗi âm tiết cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của
tiếng Việt.
Ví dụ: café vốn là một từ của tiếng Pháp không có thanh điệu, nhưng khi
gia nhập vốn từ vựng tiếng Việt: cà phê thì “cà” đã mang thanh huyền và “phê”
mang thanh ngang.
Nguyên tắc trên cũng được thể hiện trên chữ viết. Mỗi chữ đều phải mang
một trong sáu thanh: dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng và không
dấu (được thể hiện trên chữ viết bằng sự vắng mặt của dấu thanh).
Kết hợp với 3 quy tắc trên cùng với sự phát triển của đất nước thì mỗi một thời
đại có một quan điểm khác nhau. Thời kì phong kiến, chữ Hán trở thành văn tự
chính trong giao tiếp và học tập thì chữ đẹp phải “vuông vức”, nét phải như
“rồng bay phượng múa” và thể hiện được “chí khí hoài bão của người quân tử”.
Nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, đã hé mở cho ta thấy
quan niệm về chữ viết đẹp đó là chữ phải vuông, đẹp và người viết chữ cũng
như người chơi chữ phải có thiên lương trong sáng.
Hiện nay, quan niệm viết chữ đẹp đã có nhiều sự thay đổi. Nhiều trường
đã tổ chức phong trào thi viết chữ đẹp và dựa vào quy định mẫu chữ viết của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Ngày 14/6/2002 Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành kèm
theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD & ĐT thực hiện “Mẫu chữ viết trong
trường Tiểu học” áp dụng cho chương trình Tiểu học mới từ năm học 2002 –
2003. Mẫu chữ viết này được thay đổi theo hướng vừa mang tính truyền thống
vừa đảm bảo các nguyên tắc: Khoa học, hệ thống, sư phạm và thẩm mỹ. Mẫu
chữ hoa quay lại với mẫu chữ truyền thống với những nét cong mềm mại đồng
thời dễ viết. Mẫu chữ thường về hình dáng không thay đổi nhiều so với mẫu chữ
thường của chương trình CCGD từ năm 1996 đến năm 2002.
13
1.2.4. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Tập viết
1.2.4.1. Vị trí của dạy học Tập viết
Tập Viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt của
môn Tiếng Việt ở Tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn Tập viết trang bị
cho HS bộchữ cái Latinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó
trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, Tập viết không những có quan hệ
mật thiết với chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn
luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà
trường – kĩ năng viết chữ. Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì HS
có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu,
tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Học vần, Tập đọc
giúp cho việc rèn năng lực đọc thông, Tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết
thạo. Để làm chủ tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình
năng lực đọc thông viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết
với nhau. Học sinh học tiếng Việt phải đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ. Đây
chính là điểm khác biệt giữa người được học và người không được học tiếng
Việt. Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Trong chương trình không có
tiết học lí thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kĩ năng. Tính chất thực hành có mục
đích của việc dạy học Tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của
phân môn này ở trường Tiểu học. Ngoài ra, Tập viết còn góp phần quan trọng
vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận,
tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ.
Xuất phát từ yêu cầu các môn học, nhất là môn Tiếng Việt trong trường
Tiểu học, từ yêu cầu nguyện vọng của giáo viên, học sinh, phụ huynh, yêu cầu
của bậc Tiểu học, từ kế hoạch chỉ đạo của toàn ngành, của Sở giáo dục, Phòng
giáo dục, em xác định việc nâng cao chất lượng chữ viết là một nhiệm vụ trọng
tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Chữ viết của giáo
viên, của học sinh trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến danh dự , uy tín của
mỗi nhà giáo, mỗi nhà trường. Muốn học sinh viết chữ đẹp thì chính những nét
chữ của giáo viên phải là nét chữ chân phương, đẹp, mẫu mực. Bởi vì, nếu
14
người thầy giáo ở bậc Tiểu học chỉ cần chữ viết thiếu cẩn thận sẽ có tác hại rất
lớn đến học sinh, các em luôn viết theo chữ mẫu của thầy (trên bảng hoặc trong
vở ). Nhìn vở học sinh, chữ xấu chắc chắn cô giáo và các bậc phụ huynh sẽ
không có cảm tình. Để nâng cao chất lượng toàn diện, thực hiện mục tiêu của
nhiệm vụ năm học thì nâng cao chất lượng chữ viết trong nhà trường là một yêu
cầu, một yếu tố quan trọng, một nhiệm vụ trọng tâm mà mỗi trường Tiểu học
cần phấn đấu. Hơn nữa, trong công cuộc đổi mới của sự nghiệp giáo dục, việc
nâng cao chất lượng chữ viết cho giáo viên học sinh ở trường Tiểu học cũng là
góp phần thực hiện được “Chuẩn hoá” của mỗi nhà trường.
Qua thực tế, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mỗi
nhà trường cần chọn điểm để tác động làm bề nổi phát triển của mình. Nguyện
vọng của từng cán bộ giáo viên, phụ huynh và từng học sinh đều mong muốn học
sinh, con em mình, bản thân viết chữ đẹp. Việc làm này không phải chỉ ở các gia
đình có con em đi học trong trường Tiểu học mà còn là sự quan tâm của cả xã hội
vì mọi người cho rằng: “văn hay chữ tốt” đều hướng về quy luật phát triển thẩm
mĩ. Ai cũng thích cái đẹp. Chính vì vậy, toàn bậc Tiểu học nhiều năm qua đã tổ
chức phong trào “Rèn chữ giữ vở”, phong trào giữ vở sạch,viết chữ đẹp, tổ chức
nhiều cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên, học sinh. Qua các cuộc thi đó đã động
viên nhiều cá nhân, tập thể giáo viên, học sinh, các nhà trường tích cực rèn chữ
viết. Phong trào đã được phát huy, phát triển sâu rộng ở các trường Tiểu học làm
phấn chấn học sinh và nhân dân. Phong trào “vở sạch chữ đẹp” ở bậc Tiểu học có
sức mạnh rất lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng một số biện pháp nâng cao
chất lượng chữ viết ở trường Tiểu học
1.2.4.1. Khái quát về môn tập viết
1.2.4.1.1. Nhiệm vụ của dạy học Tập viết
* Nhiệm vụ chung
Phân môn Tập viết hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ
viết và kĩ thuật viết chữ. Trong các tiết Tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức
cơ bản về cấu tạo bộ chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ cái này
15
trên bảng, vở… đồng thời được hướng dẫn các kĩ thuật nét chữ, chữ cái, viết từ và
câu… Riêng ở lớp 1, việc dạy viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần.
Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: luyện tập viết chữ cái trong
các âm tiết học âm - chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các
tiết Tập viết.
* Các nhiệm vụ cụ thể
Viết chữ trong phân môn Tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ năng viết,
hiểu theo nghĩa rộng. Giai đoạn một của quá trình viết chữ trong phân môn này
dồn trọng tâm vào viết chữ cái và liên kết chữ cái để ghi tiếng. Ở giai đoạn cuối lớp
1 và những lớp trên, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh cũng được rèn
viết văn bản. Viết văn bản ở đây thực chất là viết chính tả ở các thể loại tập chép,
cao hơn là nhớ lại một đoạn văn thơ đã học và chép lại. Từ việc giới hạn nhiệm vụ
của của việc dạy học Tập viết như vậy trong chương trình tập viết ở Tiểu học quy
định nhiệm vụ cụ thể của phân môn này là:
- Về tri thức: Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ,
tọa độ viết chữ, vị trí các dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc
liên kết các chữ cái… Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng,
độ cao sự cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.
- Về kỹ năng: Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp,
bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp
các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng
viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết,
cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng như là kỹ năng đặc thù của việc
dạy tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
* Vai trò của dạy học Tập viết
Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người.
Muốn người khác đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, viết rõ
ràng, viết đẹp. Viết sai, viết ngoáy, viết chữ quá xấu sẽ gây khó khăn cho người
đọc, có thể làm người đọc hiểu sai nội dung, ý định của người viết. Đối với HS
Tiểu học, vào trường Tiểu học cũng là bước đầu tiên các em được làm quen và rèn
16
luyện năng lực giao tiếp bằng văn bản viết. Vì vậy, Tập viết là một trong những
phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Kĩ năng viết chữ là kĩ năng thiên về mặt kĩ thuật (với một số nước, việc viết
chữ đã được nâng lên mức nghệ thuật), viết chữ đòi hỏi sự công phu, khéo léo. Qua
việc viết chữ phần nào rèn cho HS óc thẩm mỹ, tính cẩn thận, chịu khó.
* Chương trình và vở Tập viết:
Trong chương trình Tiểu học, kỹ năng viết chữ được thực hành ở tất cả các
môn học và được dạy thành tiết riêng từ bài học âm đầu tiên, ở tất cả các tiết
Tiếng Việt lớp 1 (Tiết 1: viết bảng, tiết 2 viết vở) và môn Tập viết kéo dài từ lớp 1
đến hết lớp 3 (1tiết/ tuần), môn chính tả được bắt đầu từ học kỳ II của lớp 1 đến
hết lớp 5 (2 tiết / tuần/ lớp 1, 2 ,3 và 1tiết/ tuần/ lớp 4, 5). Ngoài ra, thực hành
luyện viết thực hiện 1 tiết/ tuần từ lớp 1 đến hết lớp 5. Căn cứ công văn 693/ TH
của Sở giáo dục và đào tạo về quy định rèn luyện kỹ năng giữ vở sạch chữ đẹp
của học sinh tiểu học gồm: Quy định cách trình bày, quy định xếp loại chung về
vở, chữ viết, tiêu chuẩn cho điểm vở sạch (3 điểm): vở phải đóng chặt, bìa phải có
nhãn và sạch, giấy không nhàu nát, không quăn góc, không để bẩn, không phí
giấy, không xé vở, trình bày theo đúng quy định. Tiêu chuẩn cho điểm chữ viết
đẹp (7 điểm): Chữ viết thẳng hàng ngay ngắn, đúng mẫu, đúng cỡ, đúng khoảng
cách giữa chữ với chữ, tiếng với tiếng, từ với từ, đảm bảo đúng tốc độ quy định
cho mỗi lớp. Quy định rõ tiêu chuẩn xét công nhận học sinh, lớp trường có vở
sạch chữ đẹp, việc công nhận học sinh và đơn vị có vở sạch chữ đẹp.
1.2.4.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh Tiểu học
* Đặc điểm nhận thức
Ở bậc Tiểu học, học sinh phát triển toàn diện về các qquas trình nhận
thức trong đó đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, trí nhớ, chú ý, tư duy,
tưởng tượng
- Tri giác: Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào
chi tiết và mang tính không chủ định. Do đó các em phân biệt đối tượng còn
chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Những gì phù hợp với nhu
cầu của học sinh, những gì các em thường gặp trong cuộc sống, gần gũi với các
17
em, những gì được giáo viên chỉ dẫn và trực tiếp gây xúc cảm mạnh mẽ thì mới
được các em tri giác. Những cái trực quan, rực rỡ, sinh động được các em tri
giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực cho các em. Trình độ tri giác của các em
được phát triển nhờ vào những hành động có mục đích, có kế hoạch được gọi là
quan sát. Vì vậy việc sử dụng phong phú các biện pháp nâng cao chất lượng chữ
viết trong dạy học cũng góp phần giúp tính tổng thể của tri giác dần dần nhường
chỗ cho tri giác chính xác, tinh tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chú ý: Ở học sinh Tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả
năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa được mạnh. Ở lứa tuổi này, chú ý
không chủ định được phát triển. Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, khác
thường thì dễ dàng lôi cuốn được sự chú ý của các em, không có sự nỗ lực của ý
chí. Cùng với sự hoàn thiện của hoạt động học, chú ý có chủ định ngày càng
mạnh mẽ hơn.
- Trí nhớ: Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất của học sinh Tiểu
học chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan – hình tượng được phát triển hơn trí nhớ
ngôn ngữ - logic. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ
thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Các
em thường ghi nhớ những gì chúng thích. Trẻ nhớ cái cụ thể, sinh động tốt hơn
cái trừu tượng, trí nhớ hình ảnh tốt hơn trí nhớ ngôn ngữ. Dần dần, trí nhớ không
chủ định sẽ giảm dần. Vì vậy trong quá trình dạy tập viết và trong các hướng
dẫn học, cần củng cố, nhắc lại và khắc sâu cho các em nhớ lại cách viết từ
những ngày đầu các em cầm bút ở lớp 1.
- Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và
phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em. Đây là lứa tuổi
mộng mơ, tưởng tượng của các em đã phát triển phong phú.
- Tư duy: Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy học sinh Tiểu học là chuyển
dần từ tính trực quan, cụ thể sang tính trừu tượng, khái quát, mức độ tăng dần
theo từng khối lớp. Ở cuối Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5: có khả năng
phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng
ngôn ngữ và sắp xếp chúng vào một hệ thống nhất định; trong quá trình so sánh
18
thì các em tuy đã biết tím sự giống và khác nhau nhưng chỉ tìm thấy sự giống
nhau ở các đối tượng quen thuộc và sự khác nhau ở các đối tượng mới lạ; các
em bước đầu đã nhìn thấy dấu hiệu bản chất của đối tượng để khái quát đúng
đắn, có thể hiểu khái niệm dựa vào bản chất của chúng; phán đoán của các em
có tính giả định, khi suy luận đã biết dựa vào các tài liệu trực quan, tài liệu bằng
ngôn ngữ .
* Đặc điểm nhân cách
- Tính cách: Những nét tính cách của các em mới được hình thành, chưa
ổn định, có thể thay đổi dưới tác đông giáo dục. Trong tính cách của các em là
tính xung động hành vi (khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới tác động
của các kích thích mà không kịp suy nghĩ). Học sinh Tiểu học cả tin, tự tin vào
bản thân , thích bắt chước. Phần lớn học sinh Tiểu học có những nét tính cách
tốt như lòng vị tha, tính ham hiểu biết, trung thực,… Tuy nhiên, các em cũng rất
bướng bỉnh, thất thường. Có thể nói, học sinh Tiểu học là những nhân cách đang
hình thành và có nhiều khả năng phát triển, mặc dù sự phát triển đó “êm đềm”
và “phẳng lặng”, nhưng trong giai đoạn này, sự hình thành nhân cách của trẻ
diễn ra khá rõ rệt. Các em hồn nhiên trong các mối quan hệ với người lớn, thầy
cô, bạn bè, các em rất tin vào thầy cô, bạn bè, người thân, tin vào sách vở, tin
vào khả năng của bản thân. Niềm tin này còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng.
Người giáo viên cần tận dụng niềm tin này để giáo dục các em.
- Tình cảm: Tình cảm là một mặt rất quan trọn gtrong đời sống tâm lý nói
chung và nhân cách nói riêng. Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm còn có vị trí
đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của trẻ. Tình
cảm, cảm xúc của học sinh Tiểu học thường là hướng tới những sự vật, hiện
tượng cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh. Ở học sinh Tiểu học, hệ thống tín
hiệu thứ nhất vẫn còn chiếm ưu thế hơn hệ thống tín hiệu thứ hai. Trong giai
đoạn này, trẻ rất ngây thơ, trong sáng, giàu cảm xúc, dễ xúc động, dễ vui, dễ
buồn, dễ rung cảm. Trạng thái tình cảm được bộc lộ khá rõ ràn qua ánh mắt, nét
mặt, cử chỉ, hành vi của các em. Tình cảm của học sinh Tiểu học đã có nội dung
phong phú và bền vững hơn so với lứa tuổi trước. Tình cảm trí tuệ đang dần
19
hình thành và phát triển. Các em dần biết chăm lo cho kết quả học tập, biết thể
hiện sự hài lòng hay không hài lòng với điểm số của mình. Tình cảm đạo đức và
tình cảm thẩm mỹ cũng được thể hiện rõ nét thông qua tình cảm bạn bè, thầy trò,
tập thể, ham thích cái đẹp. Việc tổ chức tốt đời sống và hoạt động tập thể cho
học sinh Tiểu học là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách
cho các em.
- Ý chí: Ý chí của học sinh Tiểu học đang hình thành và phát triển. Tuy
nhiên, các em chưa có đủ khả năng tự đặt mục đích và mức độ phức tạp cho
hành động của mình, chưa có khả năng tự lập chương trình hành động. Do ý chí
chưa được phát triển đầy đủ nên tre chưa biết theo đuổi lâu dài một mục đích đã
được đề ra, chưa kiên định khắc phục khó khăn và trở ngại. Khi gặp thất bại, trẻ
có thể mất lòng tin vào sức lực và khả năng của mình. Các phẩm chất ý chí như:
tính độc lập, tính kiềm chế và tính tự chủ còn thấp nên trẻ còn trông chờ nhiều
vào sự giúp đỡ của người khác khi thực hiện hành động. Tính khí thất thường và
bướng bỉnh trong tính cách của trẻ dễ làm cho các em khó thực hiện đến cùng
mục đích hành động. Các em dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả
những hành động vượt quá sức của trẻ. Tính bột phát, ngẫu nhiên đôi lúc được
thể hiện trong hành động ý chí của trẻ.
Tóm lại, ở lứa tuổi này, dưới ảnh hưởng chủ đạo của việc giảng dạy, việc
giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức Đoàn - Đội, sự phát
triển tâm lý, nhân cách của các em đang diễn ra mạnh mẽ. Cần áp dụng các biện
pháp nâng cao chất lượng chữ viết phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý, nhân
cách của học sinh Tiểu học.
1.2.4.3. Phương pháp giảng dạy của giáo viên
Bởi đặc điểm của học sinh Tiểu học là bắt chước làm theo mẫu nên bắt
buộc các thầy giáo, cô giáo phải rèn luyện chữ viết cho mình. Nếu không đẹp thì
phải đúng mẫu và rõ ràng. Trước học sinh , thầy giáo phải là tấm gương sáng
học sinh sẽ bắt chước thầy, làm theo thầy, học theo thầy. Vì ở các cấp học này,
trò tin thầy một cách tuyệt đối “cô giáo là cô tiên”. Thầy phải tìm tòi, học hỏi để
có phương pháp rèn chữ đẹp cho bản thân và cho học sinh. Khi áp dụng tốt đề
20
tài này là chúng ta đã hình thành cho học sinh kỹ xảo chính tả, nghĩa là giúp học
sinh viết đúng chính tả một cách tự động hoá không cần trực tiếp nhớ tới quy
tắc chính tả. Học sinh nắm được các quy tắc, các mẹo luật chính tả, trên cơ sở đó
tiến hành luyện tập và từng bước đạt tới kỹ xảo. Nghĩa là giúp học sinh viết
đúng chính tả không cần đến sự tham gia của ý chí.
1.2.4.4. Những điều kiện về cơ sở vật chất:
* Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ
của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong nội thành đều đảm bảo
các yêu cầu cơ bản, nhất là đối với trường Tiểu học Đông Sơn – một trường đã
có nhiều thành tích về phong trào rèn chữ , giữ vở hiện nay. Ánh sáng phòng
học đảm bảo theo tiêu chuẩn học đường, có bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng,
bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh tiểu học.
* Đồ dùng học tập của học sinh:
Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn bảng và phấn viết
cũng được tôi lưu tâm đến. Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các em
những quyển vở có đường kẻ tin đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực.
Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học
sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất. Có nhiều học sinh được bố mẹ
mua cho bảng làm chất liệu mêca màu trắng, dùng bút dạ viết bảng. Dùng loại
bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh viết không chủ động, mực
ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh. Hơn nữa, do bút to quá
cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ.
Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần đưa ra những
quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì thống
nhất toàn lớp để tránh tình trạng của em này thì có ô to, bảng của em kia thì có ô
nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết.
- Cây bút là công cụ để tạo ra chữ viết. Để viết chữ đẹp thì cây bút cũng
có vai trò vô cùng quan trọng. Để có được cây bút phù hợp và sử dụng hiệu quả
thì việc hướng dẫn lựa chọn và cách sử dụng là cần thiết. Em nhận thấy học sinh
21
sử dụng loại bút mài Thầy Ánh viết nét rất đẹp, nên đa số học sinh khi được rèn
chữ đều sử dụng loại viết này và đã đạt nhiều giải cao trong các kì thi Viết chữ
đẹp các cấp.
*Tư thế ngồi và cách cầm bút:
Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn
cả lớp tư thế ngồi viết: ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực
vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi
viết không nay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo
theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức
khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng... nếu ngồi viết không
ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết tôi thường yêu
cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết câu hỏi: “Muốn viết đẹp con phải ngồi thế
nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế.
Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm
bút và cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kĩ càng: “Khi
viết, các con cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của
bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên
phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa,cán bút nghiêng về bên phải
cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại.”Tôi cũng lưu ý các em
cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi, quá xa ngòi hoặc ngón giữa đặt vị trí
giống ngón trỏ ( như hình minh họa ) thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó
khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài,
tôi cũng luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng
so với cạnh bàn. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất
đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh.
1.2.5. Những phương pháp sử dụng trong dạy luyện chữ thông qua các tiết
học tập viết:
1.2.5.1. Phương pháp kể chuyện nêu gương
Khi dạy tập viết cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú,
làm cho học sinh yêu thích rèn viết chữ đẹp từ đó các em say mê và quyết tâm
22
rèn chữ cho đẹp. Giáo viên có thể nêu những gương sáng về rèn chữ viết,cần
nêu ngay những gương người thật việc thật, ví dụ: Em A chữ viết đẹp nhất
trường, các em hãy quan sát chữ viết của bạn và học tập. Giáo viên có thể phô tô
các bài viết của học sinh đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia để làm
mẫu cho các em,đồng thời động viên các em nếu cố gắng, kiên trì rèn luyện thì
chữ viết của các em cũng đạt được như vậy thậm chí có thể đẹp hơn. Khi đã gây
được hứng thú cho học sinh, lúc đó các em rất thích rèn viết chữ đẹp. Cô giáo
lúc này sẽ cung cấp các bài tập để rèn kĩ năng viết.
1.2.5.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở
Sử dụng trong giai đoạn đầu của tiết học để hướng dẫn học sinh phân tích
nhận xét cấu tạo của chữ cái, độ cao, độ rộng con chữ, nét giống nhau và khác
biệt giữa con chữ mới với con chữ đã học từ trước. Giáo viên đặt câu hỏi và định
hướng cho học sinh trả lời.
1.2.5.3. Phương pháp trực quan
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không
nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những
đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ
viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình
dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có
thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học.
Sử dụng khi hình thành biểu tượng về chữ cho các em.Phương tiện trực
quan là chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ trong vở tập
viết, hộp chữ mẫu, hoặc một bài viết đẹp, chữ của giáo viên khi sửa chấm bài...
Chữ mẫu phải đúng quy định, rõ ràng và đẹp.Bảng mẫu chữ cần cố định thường
xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ
Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác khi có học sinh viết chưa đúng
mẫu chữ. Để việc rèn chữ được lồng vào trong tất cả các môn học hiệu quả, ở
trường tôi các bảng đều được kẻ ô li để giáo viên dễ dàng trong việc rèn chữ cho
các em.
23
Cần đưa giáo cụ trực quan là chữ viết mẫu được in sẵn từng chữ cái, bảng
chữ cái. Đây là việc làm để cung cấp cho học biểu tượng về chữ viết, chưa cung
cấp được kĩ năng viết. Ngoài việc đưa chữ mẫu, chữ phóng to trên bảng thì quan
trọng nhất vẫn là nét chữ giáo viên . Chữ giáo viên phải chuẩn, đúng mẫu, biết
được học sinh viết đúng chỗ nào và sai chỗ nào, chỗ nào cần chỉnh sửa đó là
điều quan trọng nhất. GV viết chưa đẹp, chưa đúng thì HS không thần tượng, đã
không thần tượng thì các em chê liền.
Khi dạy chữ viết giáo viên vừa viết, vừa phân tích từng nét của chữ cái
hoặc từng kĩ thuật nối liền nét các con chữ trong một chữ.Việc viết mẫu của giáo
viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh, mặt khác học sinh cũng dễ tiếp
thu hơn, tạo điều kiện cho việc rèn kĩ năng viết liền mạch, viết nhanh. Khi chấm
bài, chữa bài, lời phê, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một
loại chữ mẫu. Vì vậy giáo viên cũng phải chú ý rèn chữ viết cho mình được
đúng mẫu, rõ ràng, đều, đẹp. Ngoài ra khi dạy viết chữ giáo viên cũng chú ý đọc
mẫu các chữ đó. Đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng.
Điều quan trọng nhất khi dạy viết chữ hoa vẫn là cho học sinh biết điểm đặt bút
và điểm dừng bút để học sinh viết đúng quy trình viết chữ.
Ví dụ: Hướng dẫn bài Tập viết “Chữ A hoa”
Giáo viên treo chữ mẫu và giảng: Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang thứ
3, viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên trái và lượn ở phía trên,
dừng bút ở đường kẻ 6. Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét
móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ ngang 2, (vừa nói, giáo viên vừa di
chuyển viên nam châm ở phía sau tờ bìa).
Giáo viên giảng tiếp: Cô lia bút lên khoảng giữa của thân chữ (trên đường
kẻ ngang thứ 3 một chút), viết nét lượn ngang mềm mại chia đôi con chữ.
1.2.5.4. Phương pháp luyện tập thực hành
Sử dụng để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh.Đây là một phương
pháp cực kì quan trọng. Chữ viết, tập viết chữ có tính chất thực hành. Phải
thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết
mà còn ở tất cả các môn khác, môn nào cũng cần chữ viết để ghi nội dung bài.
24
Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý. Các chữ có nét giống nhau thì
cùng xếp vào một nhóm để rèn. Rèn chữ với số lượng ít nhưng lặp lại nhiều lần
với yêu cầu cao dần. Cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài để giáo viên
dễ dàng nhận ra lỗi sai
của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh.Hướng
dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp nên cao, tăng dần độ khó để học
sinh dễ tiếp thu: viết đúng rồi viết nhanh viết đẹp. Việc luyện chữ phải được tiến
hành một cách đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng như các
môn khác, môn học khác.
Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần chú ý uốn nắn để các em
cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế. Nơi ngồi viết cần phải đảm bảo đủ ánh sáng,
ghế ngồi viết phải phù hợp với chiều cao của học sinh
*Các hình thức luyện tập:
+ Tập viết chữ trên bảng lớp: Khi kiểm tra bài cũ, hoặc sau bước giải
thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp.
+ Tập viết chữ vào bảng con của học sinh: Trước khi tập viết giáo viên
cần chú ý nhắc nhở học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản
phấn, cách lau tay sau khi viết. Khi viết xong giơ bảng lên để kiểm tra theo lệnh
của giáo viên. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức này và nên tận
dụng hai mặt bảng.
+ Luyện tập trong vở tập viết: Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và
yêu cầu về kĩ năng của từng bài viết. Trước khi học sinh viết giáo viên cần nhắc
nhở một lần nữa về tư thế ngồi viết cách cầm bút và để vở.
+ Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác: Giáo viên phải có những
yêu cầu về chữ viết của học sinh khi học những môn học khác. Coi chữ viết là
một trong những tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá tất cả các môn học.
1.2.5.5. Phương pháp chia nhóm
(Phần hướng dẫn này tôi sử dụng khi dạy rèn chữ cho đội năng khiếu viết
chữ đẹp của trường cùng với học sinh có nhu cầu viết chữ đẹp)
25