Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TL kĩ năng giao tiếp 19 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.29 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU

2

PHẦN NỘI DUNG

3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

3

1.1 Một số khái niệm

3

1.2 Chức năng, vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ

3

1.3 Phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ

4

1.4 Các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ

5

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ


TRONG CUỘC SỐNG VÀ NGÀNH HỌC

8

2.1 Trong cuộc sống

8

2.2 Trong trường ĐH lao động xã hội nói chung và khoa kế toán
nói riêng

13

KẾT LUẬN

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

1


MỞ ĐẦU
Trên con đường đến thành công chúng ta không thể đơn thương độc mã mà
phải có các mỗi quan hệ. Để tạo dựng được các mối quan hệ đó phải dựa vào giao
tiếp của chúng ta. Các nghiệm cứu cho thấy rằ ng 85% thành công trong cuộc sống
là có liên quan trực tiếp đến kĩ năng giao tiếp.
Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và

cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý
thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức.Nhưng giao tiếp ngôn ngữ
không phải là phương tiên duy nhất. Trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là
giao tiếp đương diện (mặt đối mặt), người ta có thể dùng các phương tiện như cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động,…của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các
vật thể để phụ trợ cho lời đó chính là giao tiếp phi ngôn ngữ.
Với đề tài: “Giao tiếp phi ngôn ngữ (giao tiếp qua nét mặt, nụ cười, sự vận
động cơ thể, trang phục, khoảng cách giao tiếp…). Vận dụng việc sử dụng phi
ngôn ngữ trong cuộc sống và trong ngành học.” tạo thêm sự hiểu biết hơn về
giao tiếp phi ngôn ngữ và từ đó áp dụng chúng vào ngành học, sự nghiệp, cuộc sống
để có một cuộc sống của chính bản thân mỗi người, mang tên “cá tính”.
Với đề tài nay em nhằm thăm dò, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cũng
như thực trạng về giao tiếp phi ngôn ngữ, cùng với đó là tìm ra các biện pháp để liên
hệ vào ngay bản thân. Để làm rõ vấn đề nay em tìm các thông tin thông qua sách,
báo, mạng; tìm số liệu liên quan thực trạng vận dụng giao tiếp này trong cuộc sống,
trong ngành học; từ đó xử lí số liệu, đưa cái tích cực, tìm nguyên nhân, mặt hạn chế
để đưa ra các giải pháp chung nhất về việc vận dụng giao tiếp phi ngôn ngữ. Giúp
chúng ta thành công trong việc giao tiếp cũng như tại dựng các mối quan hệ trong
xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa như ngày nay.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1

Một số khái niệm

1.1.1


Giao tiếp:

Giao tiếp là quá trình tiếp xúc trao đổi
thông tin, suy nghĩ, cảm xúc,… giữa người
với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu
bộ...[1, T79 ]

1.1.2

Giao tiếp phi ngôn ngữ:

Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp bằng sự vận động của cơ thể, cử chỉ, tư thế,
nét mặt, âm giọng; thông qua trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định
khi tiếp xúc…[1 ,T87]
1.2

Chức năng , vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ

1.2.1

Mang chức năng chung của giao tiếp:

Chức năng thông báo (thông tin): thực hiện mục đích giao tiếp (truyền, nhận
thông tin và xử lí thông tin ở cả hai phía chủ thể - đối tượng giao tiếp)
Chức năng nhận thức: giúp con người nhận thức về sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan, về người khác, về chính bản thân mình thông qua quá trình tiếp
nhận thông tin, xử lí thông tin.
Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi: cá nhân cần lựa chọn cách thức và
phương tiện giao tiếp để phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp; làm thay đổi

nhận thức, thái độ, hành vi của con người.
3


1.2.2 Chức năng đặc thù của giao tiếp phi ngôn ngữ
Chức năng đặc thù của giao tiếp có 2 chức năng:
- Chức năng biểu hiện trạng thái cảm xúc tại thời điểm nhất định của các chủ
thể giao tiếp. Các tư thế, tác phong, hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của cá nhân
trong khi giao tiếp biểu hiện các tâm tư, sắc thái cảm xúc khác nhau, trạng thái cảm
xúc lan truyền sang đối tượng giao tiếp làm ảnh hưởng tức thời đến quá trình giao
tiếp.
- Chức năng biểu hiện các đặc trưng cá nhân. Thông qua các tư thế, tác phong,
cử chỉ, điệu bộ, trang phục… của người giao tiếp chủ thể giao tiếp có thể nhận biết
được đối tượng giao tiếp của mình là ai, tính cách như thế nào, nghề nghiệp, trình độ
văn hóa, địa vị… của họ ra sao.
1.2.3

Vai trò

Giao tiếp phi ngôn ngữ tạo cho mỗi cá nhân những điều kiện tốt để phát huy
khả năng giao tiếp, sự tự tin, cùng với năng lực của bản thân họ, cộng chung với
nhau sẽ có một con người hiện đại – tự tin, năng động, đầy nhiệt huyết.
- Giúp cho mỗi người sẽ có một sự tự tin làm quen với mọi người, tự tin
thuyết trình trước đám đông, tự tin để phỏng vấn xin việc, tự tin khi thể hiện khả
năng của bản thân
- Giúp cho mình chiếm ưu thế, chủ động (cách bắt tay), thể hiện uy quyền của
mỗi người
- Có một phong cách ăn mặc riêng cho mình, tạo ấn tượng hòa đồng, tốt đẹp
khi nói chuyện với mọi người (giao tiếp qua trang phục)
- Có khi chúng ta không thể biểu hiện được tất cả những gì mình nghĩ bằng

lời nói, hay cảm xúc cũng thế. Giải pháp sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ làm cho
bạn tự tin thể hiện điều mình muốn nói, cảm xúc muốn thể hiện, nhất là trong tình
yêu

1.3

Phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ
• Dựa vào mục đích

Dựa vào mục đích của giao tiếp phi ngôn ngữ, có thể phân thành hai loại sau:
4


- Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định: bao gồm những biểu hiện mang tính
bản năng củ các hành vi, cử chỉ, tư thế…xuất hiện theo phản xạ tự động không có sự
kiểm soát của ý thức, đó là những biểu hiện của hành vi vô thức.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định: là giao tiếp thông qua biểu hiện hành vi,
cử chỉ, sắc thái, cách trang phục,… có ý thức, có mục đích với sự cố gắng của ý chí.
• Dựa vào hình thức biểu hiện
Dựa vào hình thức biểu hiện của giao tiếp phi ngôn ngữ ta có:
- Giao tiếp qua nét mặt
- Giao tiếp qua giọng nói
- Giao tiếp qua tư thế, hành vi, trang phục
- Giao tiếp qua cách sử dụng không gian của chủ thể giao tiếp
• Khác
Người ta có thể phân giao tiếp phi ngôn ngữ theo một cách gọi khác như:
- Hệ thống ngôn ngữ cơ thể: bao gồm cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Hệ thống này là
thuộc tính của sự vận động chung, đặc biệt giao tiếp bằng mắt - một hệ thống kí
hiệu cũng như sử dụng nhiều trong khi giao tiếp.
- Hệ thống kí hiệu cận ngôn ngữ: bao gồm hệ thống âm thanh, giọng nói, cả sự

khóc, cười…
- Không gian và thời gian: Đây cũng là một hệ thống kí hiệu đặc biệt và là
thành tố của quá trình giao tiếp.
- Ngôn ngữ đồ vật: trang phục, hoa, quà…

1.4
1.4.1

Các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp qua nét mặt

5


Sự tổng hợp toàn bộ các bộ vị (mắt,
trán, lông mày, mũi, mồm, cằm…) và sự
vận động của các bộ phận đó tạo nên nét
mặt và thể hiện các trạng thái cảm xúc khác
nhau.

Mỗi bộ phận khác nhau và sự vận động của chúng thể hiện một cảm xúc đặc
trưng.
Chúng ta thương nghe câu “ Đôi mắt là cửa sổ tâm hôn ” , chính vì vậy ánh
mắt trong giao tiếp phi ngôn ngữ cũng rất quan trọng nó thể hiện rất nhiều cung bậc
cảm xúc cũng như những tâm tư tình cảm của chúng ta như:
- Tình cảm (yêu và ghét)
- Mức độ nhận thức của chúng ta về đối tượng giao tiếp
- Hành vi, nhu cầu, mong muốn
- Là tín hiệu để điều chỉnh hành vi, thái độ của các bên
Trong giao tiếp phi ngôn ngữ không thể không kể đến tầm quan trọng của nự

cười trong giao tiếp. Một trong sáu lời khuyên mà tác giả Dale Carnegie đưa ra
trong cuốn Đắc nhân tâm chính là nụ cười. Sự thành công, ủng hộ, khuyến khích
luôn được đánh dấu bằng những nụ cười thân thiện. Luôn giữ thái độ hòa nhã với nụ
cười thường trực trên môi không những mang lại cảm giác thân thiện với mọi người
xung quanh mà còn khiến chính bản thân có được sự khoan khoái, thanh thản.Trái
lại, cần cảnh giác cao độ với những nụ cười mỉa mai, giả tạo của đồng nghiệp nhằm
tránh xa các trò” chơi khăm” của “ma cũ” hay “đối thủ”. Làm được điều này không
những đã tránh được mối họa mà còn thể hiện sự nhạy cảm trong chính năng lực
phán đoán và cảm nhận của bạn.
Để giao tiếp qua nét mặt thành công là chúng ta cần vận dụng một tổ hợp các bộ
phận trên gương mặt một cách có hiệu quả nhất. Ví dụ muốn tỏ ra thân thiện thì
ngoài một nụ cười tươi thì ánh mặt cũng phải nhìn đối tượng một cách có thiện cảm
chứ không thể nhìn bằng một ánh mắt giận giữ khó gần được.
6


1.4.2

Giao tiếp qua sự vận động của cơ thể

Sự vận động của các bộ phận cơ thể tạo nên các điệu bộ, cử chỉ, tư thế, dáng đi,
đứng.
Sự vận động của mắt, mồm, răng, lưỡi… đều tạo nên những cử chỉ, điệu bộ
mang ý nghĩa thông tin nhất định, rất phong phú và giàu sắc biểu cảm, nó chi phối
tương đối mạnh mẽ quá trình giao tiếp.
Sự vận động của cơ cổ tạo ra điệu bộ lắc hay gật đầu đều thể hiện sự đồng ý,
không đồng ý, sự cung kính, lễ phép, sự nhõng nhẽo hay vòi vĩnh, sự kiêu hãnh hay
xấu hổ, buồn phiền…
Vận động của chân tay: thể hiện cảm xúc, thái độ thân thiện, hân hoan vui vẻ,
cởi mở hay sợ hãi, căng thẳng, tức giận… Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chỉ là

thói quen của cá nhân mà thôi.
Sự vận động của cả cơ thể như cúi mình, quay lưng, nghiêng mình thể hiện nét
tính cách khiêm tốn, kính trọng hay hiên ngang, phản kháng…
Tư thế thể hiện thông qua sự tương quan vị trí các bộ phận đầu, cổ, thân, tứ chi
hướng theo một chủ đích nào đó, là ngôn ngữ tình huống, hoàn cảnh thực hiện nhiều
chức năng: thái độ, nhận thức, tâm trạng của chủ thể và đối tượng giao tiếp; kĩ năng,
kĩ sảo nghề nghiệp; kích thích, khích lệ hay làm giảm, chấm dứt giao tiếp; giáo dục;
điều khiển, điều chỉnh hành vi…
Tư thế của con người rất phong phú. Qua tư thế người ta có thể nhận định được
lễ nghi giao tiếp nhất định, tính cách, tâm trạng, xúc cảm cũng như vị trí xã hội của
người giao tiếp.
1.4.3

Giao tiếp qua giọng nói

Thể hiện ở âm điệu, ngữ điệu, nhịp độ của giọng nói, đó là những dấu hiệu cận
ngôn ngữ, thường đi cùng với lời nói. Giọng nói phản ánh thồn tin cá tính bản thân
người nói hướng nội hay hướng ngoại, phản ánh tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe của
người nói… Sự lên giọng, xuống giọng, sự nhấn mạnh hay thay đổi ngữ điệu của
cân đều là tín hiệu giao tiếp.
1.4.4 Giao tiếp qua trang phục
Trang phục trong giao tiếp thường được thể hiện qua: kiểu cách trang phục
như kiểu cách quần áo, dầy dép, mũ, kiểu tóc, các đồ trang sức, màu sắc của trang

7


phục và sự sử dụng phối hợp các loại trang phục trên người với những màu sắc
khác nhau.
Cách sử dụng trang phục với những kiểu cách, màu sắc đều tạo ra những thông

tin về đối tượng như các thông tin:
- Trạng thái, tâm trạng, cảm xúc (buồn, vui, khỏe mạnh, ốm yếu)
- Tính cách, dặc điểm tâm lí xã hội (sôi nổi hay trầm tĩnh)
- Tính chất công việc, vị trí xã hội, nghề nghiệp
- Mục đích của giao tiếp cũng quy định cách ăn mặc của cá nhân
Trang phục là một phần định hướng của giao tiếp và góp phần vào sự thành
công của quá trình giao tiếp.
1.4.5

Giao tiếp thông qua việc sử dụng không gian giao tiếp

Khoảng cách giao tiếp giữa các đối tượng giao tiếp có thể cho biết thông tin vè
mức độ thân sơ, thái độ, tính cách của chủ thể giao tiếp.
Các nghiên cứu cho rằng giao tiếp giữa người thân thiết:
- Ruột thịt thì khoảng cách giữa họ từ 0 đến 45cm.
- Giao tiếp giữa những người quen thân, bạn bè khoảng cách từ 45cm
đến 120cm.
- Còn giao tiếp giữa các cá nhân trong các nhóm chính thức, mức độ
quen biết thì có thể lớn hơn thường từ 120cm đến 400cm

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ TRONG
CUỘC SỐNG VÀ NGÀNH HỌC
2.1 Trong cuộc sống
Albert Mehrabian, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập
niên 50 của thế kỉ 20, đã phát hiện ra rẳng trong tổng tác dụng của một thông điệp
như sau:

Ngôn ngữ

7%


Giọng nói

38 %
8


Ngôn ngữ cơ thể

55 %

Như vậy ta thấy rằng giao tiếp phi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng của con người góp phần quyết định thành công của cuộc giao tiếp.
2.1.1 Ý nghĩa của ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau
- Nhướn lông mày: “Đồng ý” ở Thái lan và một số nước khác ở châu Á . Còn ở
Philipines lại có nghĩa: “ Xin chào”
- Nháy mắt: “Tôi có bí mật muốn chia xe với anh nè!” ở nước Mỹ và một số
nước châu Âu. Nháy mắt còn là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia,
trong đó có Việt nam.
- Bắt tay: Cử chỉ chào hỏi phổ biến mà các doanh nhân trên thế giới hay dùng
là bắt tay, nhưng ngay trong cách bắt tay cũng thể hiện những nét văn hóa khác biệt.
Ở Mỹ, người ta thường siết và lắc tay đối phương để tỏ sự tự tin. Người Anh thường
lắc tay từ ba đến năm lần. Ở Đức hay Pháp, bóp nhẹ và lắc tay từ một đến hai lần là
đủ. Người châu Á bắt tay nhẹ và từ tốn. Cử chỉ bắt tay không phổ biến ở một số
nước, chẳng hạn như ở Nhật và Hàn quốc, thay vì bắt tay, họ sẽ nghiêng mình cúi
chào nhau. Người Ấn độ chào nhau bằng cách chắp hai tay vào nhau như cầu
nguyện
- Gật đầu có nghĩa: “Tôi đồng ý” ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên ở một số
nơi tại Hi lạp, Bungary, Thổ nhĩ kỳ và Yugoslavia thì lại có nghĩa ngược lại là: “
Tôi không đồng ý”

Ở Nhật, gật đầu không nhất thiết là “đồng ý” mà là dấu hiệu cho biết người
nghe hiểu bạn đang nói gì.
Người Bungary gật đầu là “ không” và lắc đầu lại là “ có”
- Hất đầu ra sau có nghĩa “Đồng ý” ở Thái lan, Philipines, Ấn độ và Lào.
- Nhìn : Ở mỗi nền văn hóa, cử chỉ giao tiếp bằng mắt lại mang nhiều ý nghĩa
khác nhau. Khi nói chuyện, người Phần lan và người Pháp thường nhìn thẳng vào
mắt đối phương trong khi đó người Nhật và Hàn quốc lại tránh nhìn vào mắt nhau
vì xem đó là cử chỉ suồng sã, bất lịch sự. Ở Mỹ người ta chỉ nhìn thẳng vào mắt
nhau khoảng nửa giây; trong khi ở Ý, Tây Ban Nha và các nước Mỹ La-tinh, thời
9


gian nhìn vào mắt nhau có thể kéo dài hơn. Ở một số nơi, nhìn xuống là cách tránh
nhìn vào mắt đối phương và được xem là dấu hiệu của sự tôn kính. Ở một số nước
châu Phi, nếu người có địa vị thấp hơn mà nhìn thẳng vào mắt đối phương sẽ bị cho
là bất kính. Ở Đông Nam Á, người ta chỉ nhìn vào mắt nhau khi mối quan hệ đã
được thiết lập bền vững.
- Dấu hiệu “ OK” : ( ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ O)
“Tốt đẹp” hay “ Ổn cả” ở Mỹ.
Người Đức hiểu là “Đồ ngu” hay “ Đồ đáng khinh”
Người Pháp hiểu như là “zero” hay “ vô giá trị”
Ở Nhật là dấu hiệu của tiền bạc
Là sự sỉ nhục người khác ở Hy lạp, Brazin, Ý, Thổ nhĩ kỳ, Nga và một số nước
khác.
2.1.2 Làm gì để sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tốt nhất?
Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cũng biết mỗi người trong mọi xã hội đều
có khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp dưới nhiều hình thức khác
nhau, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có sẵn những kỹ năng trong việc “giải
mã”- đọc chính xác được các dấu hiệu không lời từ đối phương và sử dụng ngôn
ngữ cơ thể một cách hiệu quả. Dưới đây là lời khuyên cần thiết mà các nhà chuyên

gia khuyên chúng ta:
+ Rèn luyện: Đâu phải ai trog mỗi chúng ta đề có sẵn những hành động cử chỉ
ngay khi vừa mới sinh ra. Mà trong quá trình sống chúng ta sẽ tự học tập và rèn
luyện nó như một bản năng vậy. Chính vì thế trong giao tiếp phi ngôn ngữ chúng
cũng gặp phải những cử chỉ xấu như: trong khi giao tiếp với người khác lại thường
hoặc cho chân lên ghế, hoặc rung đùi, khua tay múa chân, ngoáy tai, ngoáy mũi, xỉa
răng vv… chính vì thế mà chúng ta cần rèn luyện để bỏ nhưng tật xấu đi, giúp cho
cuộc giao tiếp của chúng ta thành công hơn.
+ Hãy bắt đầu bằng nụ cười. Một nụ cười chân thật là bước khởi đầu để mở
những cánh cửa tiếp theo, sưởi ấm mọi trái tim đồng thời xây dựng sự tin tưởng vào
các mối quan hệ tôn trọng.
+ Để ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ: Con người có thể có nhiều cách để diễn
đạt thông tin như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, dáng điệu, chuyển động cơ thể và âm
10


lượng của giọng nói. Ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả những tín hiệu trên đều có
thể phát đi những thông tin quan trọng.
+ Theo dõi cử chỉ và lời nói có mâu thuẫn với nhau không: Bạn nên chú ý kỹ khi
ngôn ngữ của một người không ăn khớp với hành động phi ngôn ngữ của họ.
+ Hỏi những câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ: Nếu bạn không hiểu rõ về các
dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi cho họ. Bạn có thể lý giải lại ý
hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng không, chẳng hạn như hỏi họ rằng “Có phải
điều anh chị đang nói có nghĩa là…
+ Chú ý tới âm lượng của giọng nói: Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền
đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú
ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác
đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý
tưởng mà bạn muốn diễn đạt.
+ Tập trung giao tiếp bằng mắt: Giao tiếp bằng mắt là một phần quan trọng của

quá trình giao tiếp nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng nhìn chằm chằm vào mắt
người khác. Một số chuyên gia về giao tiếp khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi
lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.
+ Hãy sử dụng tín hiệu để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa hơn: Bạn
nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải một
thông điệp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng
những tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình.
+ Xem xét bối cảnh giao tiếp: Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú
ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc đàm thoại. Vì thế hãy luôn cân nhắc xem
những hành động phi ngôn ngữ của bạn có thích hợp với bối cảnh hay không. Nếu
bạn đang cố gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình, hãy chú ý tới
cách làm cho những tín hiệu của bạn phù hợp với mức độ trang trọng của từng tình
huống giao tiếp.
+ Nắm bắt những tín hiệu theo nhóm: Chìa khóa để đọc chính xác các hành
động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn mạnh một điểm
chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì rất có
khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác.

11


+ Luôn rèn luyện: Trên thực tế, bạn có thể xây dựng những kỹ năng này cho
riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu
giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với người khác.
+ Đôi khi chúng ta còn phải kiềm chế cảm xúc của mình. Trong từng tình
huống, trong từng hoàn cảnh, việc giao tiếp với ai cũng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc
cá nhân. Khi mà cảm xúc tốt hay xấu thì giao tiếp phi ngôn ngữ càng được sử dụng
rõ. Cảm xúc trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
2.1.3 Những điều cần lưu ý
- Khó hiểu: Các cử chỉ của chúng ta đều được người khác diễn giải trong tâm

trí của họ trong khi ta hầu như hoàn toàn không tự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể của
mình. Do không phải tất cả các diễn giải ngôn ngữ cơ thể đều là đúng nên trong giao
tiếp nó thường gây nên sự hiểu lầm. Vì thế để tránh những tai nạn do hiểu lầm trong
khi giao tiếp phi ngôn ngữ gây nên, chúng ta cần tránh sử dụng những cử chỉ sau:
+ Xem đồng hồ, ngắm móng tay, nhìn đi chỗ khác, ngáp vặt, hay không trực
tiếp đối mặt khi đang nói chuyện với một ai đó khiến đối phương cảm thấy bạn đang
không có hứng thú giao tiếp.
+ Gãi đầu, gãi cổ, ngoáy tai, ngoáy mũi, rung đùi, nhổ râu, xỉa răng… khi giao
tiếp khiến bạn bị đánh giá thuộc người văn hóa thấp.
+ Xoa cằm của bạn trong khi nhìn ai đó khiến họ có thể cho rằng bạn đang
đánh giá, phán xét họ.
+ Quá áp sát người nói chuyện (trừ sự thân mật) khiến mọi người cảm thấy khó
chịu bởi cảm thấy họ bị lấn át.
+ Nhìn xuống khi giao tiếp thường bị cho là không quan tâm, đôi khi thậm chí
còn bị xem như là một dấu hiệu của kiêu ngạo.
+ Khoanh tay trước ngực được hiểu là bạn đang trong tư thế tự vệ hay không
đồng tình những gì người ta nói.
+ Cử động hoặc lắc lư cơ thể, thay đổi chân quá nhiều khiến cho người đang
đối thoại nghĩ rằng bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong.
+ Nhìn chằm chằm vào người nói chuyện khiến bạn bị cho là hợm hĩnh hoặc
đang bực tức điều gì.
+ Lấy tay che miệng khi giao tiếp thường gây cho đối phương có cảm giác bạn
không cởi mở và nghi ngờ điều bạn nói.
Bởi vậy, chúng ta phải thật cẩn thận khi sử dụng phi ngôn ngữ, tránh sự hiểu
nhầm cho đối tượng mà chúng ta cần giao tiếp .
12


- Khó kiểm soát: Đôi khi giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ khiến người phải lạ ngạc
nhiên với các hành động theo thói quen không tốt của mình qua việc vận động cơ

thể quá nhiều. Điều này sẽ mang lại hình ảnh, ấn tượng ban đầu không tốt cho người
khác, người khác sẽ hiểu nhầm. Ví dụ: hai người lần đầu tiên gặp nhau và nói
chuyện, do một người sử dụng ngôn ngữ cơ thể là gãi đầu,gãi tai nhiều mỗi khi đối
tượng đưa ra câu hỏi, như thế thể hiện sự thiếu tự tin và gây ra sự không tin tưởng
vào câu trả lời của mình cho người đưa ra câu hỏi.
- Chịu ảnh hưởng của văn hóa: Mỗi quốc gia có một nền văn hóa, mỗi nền văn
hóa lại có những điệu bộ hay ngôn ngữ cơ thể (thường là sự vận động của tay) mang
ý nghĩa khác biệt.
Ví dụ:
Ở Mỹ, dấu hiệu giơ cao ngón cái thể hiện một
sự tán đồng hay khích lệ một điều gì đó. Tuy
nhiên, bạn không nên sử dụng thói quen này ở
Hy Lạp, Nga, Sardinia hay Tây Phi bởi vì điều
đó sẽ được người đối diện hiểu thành “Up
yours” (tạm dịch: “Đồ dở hởi”)
2.2 Trong trường ĐH lao động xã hội nói chung và khoa kế toán nói riêng
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển, việc sử dụng giao
tiếp phi ngôn ngữ ngày càng cần thiết. Đặc biệt được chú trọng ở tất cả các trường
Đại học trên toàn quốc. Chính vì vậy các hoạt động trên lớp: Giảng viên tạo điều
kiện cho các bạn sinh viên làm việc nhóm, phát biểu trên lớp hay thực hành đến các
địa điểm thực tế. Từ đó sinh viên có điều kiện tiếp xúc với các tình huống, môi
trường để thể hiện ngôn ngữ cơ thể của họ. Nhà trường có bộ môn “tâm lí học” cho
các bạn sinh viên học liên quan đến tâm lí con người, các kĩ năng giao tiếp. Các
giảng viên sẽ chỉnh sửa ngay từ nét mặt, giọng nói, tư thế, hành vi, trang phục… cho
sinh viên. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất cũng như thời gian không có nhiều,
giảng viên và sinh viên được tương tác với nhau không nhiều. Ngoài ra đoàn trường
còn thành lập rất nhiều clb ghita…,các đội tình nguyện như đội tình nguyện trường,
đội thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo, đội xung kích, hội đồng
hương,…
13



Khoa kế toán so với các khoa khác thì không có nhiều dịp để các sinh viên trong
khoa có khả năng vận dụng ngôn ngữ cơ thể. Nhưng mà ngay trong giao tiếp thông
thường giữa các bạn sinh viên với nhau hay giữa sinh viên với giảng viên chúng ta
cũng cần vận dụng cách kiến thức đã học để cuộc giao tiếp được tốt hơn. Như là nở
một nụ cười thật tươi trong khi nói chuyện hoặc bạn nên nhìn vào mắt đối tượng để
giao tiếp có thể hiểu được họ đang nghĩ gì về vấn đề mà bạn nói.Trong thực tế, tỉ lệ
phần trăm của sinh viên sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ với tần suất không nhiều.
Do việc đào tạo theo tín chỉ nên hầu như các sinh viên it khi gặp nhau nhiều, mỗi
người một lịch học nên việc giao tiếp càng gặp khó khăn hơn. Các cuộc ngoại khóa
do khoa tổ chức hay lớp tổ chức, số lượng người tham gia không nhiều, do mỗi
người có công việc, lịch học tập khá riêng biệt. Điều này là điểm tiêu cực, làm hạn
chế việc vận dụng giao tiếp phi ngôn ngữ.

KẾT LUẬN
Dù bạn là ai? Bạn làm gì? Bạn ở đâu? Bạn bao nhiêu tuổi? thì giao tiếp vẫn
luôn là yếu tố hàng đầu mở đường quyết định cho sự thành công hay thất bại trong
mọi mối quan hệ. Giao tiếp phi ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình giao tiếp nên để giao tiếp với người nghe hiệu quả và thuyết phục cần rèn
luyện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể thường xuyên.
14


Hãy tận dụng nhiều cử chỉ thích hợp, biểu cảm qua nét mặt, sử dụng trang
phục… để hỗ trợ khi bạn nói, để ý kĩ tới ánh mắt hay nét mặt, hay tạo một tư thế
ngồi thật đầy năng lượng nếu bạn cần tăng thêm tự tin trước một cuộc nói chuyện
quan trọng. Bạn cũng nên học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác để bạn có
thể phản hồi lại một cách phù hợp.
Với chủ đề “Giao tiếp phi ngôn ngữ (giao tiếp qua nét mặt, nụ cười, sự vận

động cơ thể, trang phục, khoảng cách giao tiếp…). Vận dụng việc sử dụng phi ngôn
ngữ trong cuộc sống và trong ngành học”, em hi vọng mình có thể hiểu biết hơn
nữa về các kĩ năng của cuộc sống, về cách giao tiếp để phát triển bản thân, để có
một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn cô đã giúp đỡ em trong quá trình học tập, nhận thức
cũng như viết tiểu luận. Em sẽ cố gắng vận dụng tất cả nhận thức mà cô truyền đạt
vào thực tiễn học tập cũng như cuộc sống để nỗ lực vượt qua khó khăn của thử
thách mà cuộc đời tạo dựng nên. Bài tiểu luận là phần viết ngắn gọn của em về đề
tài đã chọn. Chắc chắn trong bài sẽ có nhiều điều thiếu sót, mong cô giáo cho ý kiến
để em có thể hiểu rõ và áp dụng tốt nhất kiến thức giao tiếp phi ngôn ngữ này vào
cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

Tài liệu tham khảo
• Tài liệu trong nước
1. Th.s Tiêu Minh Hường, Th.s Lý Thị Hàm, Th.s Bùi Xuân Mai (đồng chủ biên) _
(2012 ) , Giáo trình tâm lý học xã hội (tập 2) , Nhà xuất bản Lao động - Xã Hội.
• Tài liệu nước ngoài

15


1. Lell Lowndes _(2009), Nghệ thuật giao tiếp để thành công, Nhà xuất bản Lao
Động – Xã Hội
• Tài liệu internet
1. />2. />3. />4.
/>5.
/>6.
/>7. />
16




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×