Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

ĐỀ ÁN MÔN HỌC TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NÔNG NGHIỆP TIẾN NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.95 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Sau chuyến đi thực tế tham quan 4 công ty: công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh
bình, công ty FLC – Fresident Sầm Sơn, công ty Cổ Phần Công Nông Nghiệp Tiến
Nông, Olalani Resort thì tôi đã có ấn tượng với công ty Cổ Phần Công Nông
Nghiệp Tiến Nông. Vì tôi cũng là một người yêu cây cối và yêu thích màu xanh
của những ruộng đồng trải dài. Công ty đã phát triển để tạo ra các sản phẩm giúp
cho cây tốt hơn và đặc biệt giúp bà con nông dân đất nước ta gia tăng thêm năng
suất cây trồng. Giúp cho sự vất vả của bà con nông dân đỡ được phần nào ngánh
nặng về sự phát triển của nông nghiệp của đất nước ta. Vì vậy, tôi đã chọn công ty
Cổ Phần Công Nông Nghiệp Tiến Nông để làm đề tài của mình. Thành lập ngày 4
tháng 1 năm 1995, Tiến Nông xác định sứ mệnh phát triển cùng với nền nông
nghiệp, gắn bó với những thăng trầm và vinh quang của nông nghiệp Việt Nam.
Công ty chuyên về phân bón phục vụ chuyên nghiệp các ngành hàng trọng điểm
của nông nghiệp đất nước: Lúa gạo, Cà phê, Mía đường, Cao su, Hồ tiêu, Rau-HoaQủa...Gần 20 năm là một chặng đường phấn đấu không ngừng nghỉ, xây dựng
thành công trên nền tảng khoa học và công nghệ, đem lại giá trị bền vững cho
người nông dân.

1


Phần 1. CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

Đây là lần đầu tiên tôi đi thực tế, lần rời xa Hà Nội lâu nhất của tôi, xa khỏi
vòng tay của cha mẹ để thực hiện hành trình từ Hà Nội vào tới Miền Trung mặn
mùi nắng gió, để tự lập, để học hỏi và để trưởng thành. Có thể nói chuyến đi dài 7
ngày 6 đêm đã để lại trong trái tim tôi bao nhiêu nghĩ suy và kỷ niệm. Gần kề
chuyến đi, tôi có thể nhận thấy những niềm vui, háo hức xen lẫn lo lắng, hồi hộp
trên gương mặt của các bạn và tất nhiên… cả tôi nữa, mọi người ai cũng mong đợi
ngày xe lăn bánh. Và rồi ngày ấy đã đến. Chuông báo thức đã kêu,4h sáng ngày
21/3/2016 tôi đã dậy để chuẩn bị mọi thứ cho thật tốt, điểm lại mọi thứ tôi chuẩn bị


cho cuộc hành trình thực tế này cho thật tốt. Tới 4h30 tôi đã bước ra khỏi nhà và
bắt taxi tới trường.Tới 5h chúng tôi đã tập trung tại trường Đại học Dân Lập
Phương Đông và xuất phát. Cứ thế hành trình của sinh viên và các thầy cô giáo
chúng tôi bắt đầu.
Nhắc đến chuyến đi này, trong tôi lại dâng lên những xúc cảm khó tả. Hình
ảnh hiện lên trong tôi không còn là những gì tôi biết qua sách vở hay những bài báo
năm nào nữa. Không hiểu sao bây giờ về đến nhà chăn ấm đệm êm rồi mà nhìn thứ
gì cũng có cảm giác liên quan đến nơi đây. Nhớ cả những bài học khi bước vào đến
các doanh nghiệp,nhớ cả về lịch sử của đất nước, nhớ lúc du thuyền vào động Tiên
Sơn, nhớ những màn đêm sáng rực ánh đèn ở Đà Nẵng, nhớ khu phố cổ đèn lồng
với những mái ngói rêu phong ở Hội An. Nhớ đến những đêm yên bình ở Huế, cả
sự hụt hẫng, sự - cần - kiệm - liêm - chính của người cha già kính yêu của dân tộc
khi đứng trước ngôi nhà năm xưa tại Quê Bác. Có 1 sự buồn lòng hay xấu hổ khi
gần hết năm học thứ 3, đi hơn nửa quãng đường đại học mới có cảm giác thân

2


quen, cảm giác mình thuộc về khoa, ngành mình đã chọn cách đây 3 năm. Những
bài học thật khó có thể quên được và giờ đây trong tôi đang dâng đầy hoài niệm về
từng phút giây trong cuộc hành trình đáng nhớ này.
Ba chiếc xe từ từ lăn bánh rời khỏi thành phố. Tôi và các bạn chuẩn bị cho cả
lớp và thầy cô bữa ăn sáng ở trên xe, có nhiều bạn đang hồi hộp và háo hức về
chuyến đi này. Tới 7h điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là ở phủ lý tiếp đến là
chúng tôi được vào thăm quan công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Ninh Bình. Khi bước
chân vào tới công ty tôi vẫn còn nhiều bỡ gỡ và có nhiều câu hỏi rằng: “ Điện của
chúng ta dùng hàng ngày sẽ được sản xuất như thế nào? ”, “Công việc của công ty
gồm những công việc nào? ”, “ Công việc có vất vả không?”… Khi đó, tôi và các
bạn đã tập trung tại hội trường của công ty để nghe về lịch sử và sự phát triển của
công ty. Khi nghe xong, chúng tôi đã đặt rất nhiều câu hỏi cho các bác trong công

ty về nguồn vốn, nguyên vật liệu và những câu hỏi tại sao chúng ta không làm và
nên làm. Sau đó, chúng tôi đi tham quan nhà máy, mới bước vào còn đôi chút bỡ
ngỡ nhưng nahanj được sự chỉ dẫn nhiệt tình của bác khiến tôi mở mang được kiến
thức khi đi thực tế rất nhiều. Nhận được câu trả lời và sự niềm nở của các bác trong
công ty tôi cũng thấy vui lòng và háo hức tiếp chuyến đi tiếp của chúng tôi sẽ càng
thú vị hơn nữa. Tới trưa, chúng tôi đã ăn trưa và nhận phòng tại khách sạn Mai
Trang- Sầm Sơn- Thanh Hóa. Tới 14h chúng tôi tiếp tục được đi vào tham quan
công ty FLC – Fresident Sầm Sơn. Qua tìm hiểu trước khi vào tới FLC thì tôi đã
biết nó là khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khi bước chân vào tới nơi hình ảnh nhìn thấy
làm tôi phải òa lên rằng nó đẹp làm sao. Được các anh chị lễ tân giới thiệu về khu
FCL thì tôi đã mở mang được nhiều kiến thức hơn nữa về ngành kinh doanh dịch
vụ và không thể quên được mấy tấm ảnh được chụp trong phòng nghỉ hạng sang và
hồ bơi,… đặc biệt là khu FLC gần biển nữa nên thuận lợi hơn về mặt thẩm mỹ là
rất tốt. Được thêm nhiều kiến thức thực tế tôi càng háo hức hơn trong chuyến đi
3


này. Sau khi về tới khách sạn, chúng tôi được nghỉ tự do và giao lưu với các bạn tới
đêm mới lên giường để chuẩn bị cho cuộc hành trình ngày thứ hai.
Lịch trình ngày thứ hai của chúng tôi là tham quan công ty Cổ Phần Công
Nông Nghiệp Tiến Nông và thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 8h chúng tôi đã
có mặt ở công ty Cổ Phần Công Nông Nghiệp Tiến Nông, tuy thời tiết không ủng
hộ chúng tôi lắm vì có chút mưa nhỏ nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới không
khí của mọi người. Bước vào tới công ty tôi đã thấy thích thú và quyết định chọn
công ty Cổ Phần Công Nông Nghiệp Tiến Nông để làm đề án môn học của mình.
Cũng là một người yêu thích thiên nhiên lên tôi rất hào hứng với công ty đã hỏi rất
nhiều câu hỏi và tham quan khu sản xuất của công ty. Thu thập được nhiều thông
tin hữu ích cho mình tôi rất vui. Tiếp theo chúng tôi đi tới điểm ăn trưa và nghỉ
ngơi đợi tới giờ bánh xe lăn vào Quảng Bình để thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Ai ai cũng vậy mang trong mình sự nghiêm trang khi bước tới mảnh đất của

Đại tướng, mảnh đất mà Đại tướng được sinh ra và lớn lên.

Ảnh thăm mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp

4


9h sáng hôm sau chúng tôi đã có mặt tại động Tiên Sơn - Di sản văn hóa thế
giới nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng tại huyện Bố Trạch - tỉnh
Quảng Bình. Chúng tôi ngược dòng sông Son đi thuyền tới hòn đảo của động. Sự
kỳ ảo của động Tiên Sơn khiến tôi cảm thấy như mình bị lạc vào thế giới thần tiên
của đá. Những nhũ thạch, những kiến tạo địa chất, sự xâm thực đã ăn mòn, rửa trôi
đá vôi trong hàng triệu năm đã dần hình thành nên một hang động ăn sâu vào núi
đá vôi tuyệt đẹp.
Sau khi đã ăn trưa cả đoàn lại tiếp tục hành trình đến thăm Nghĩa trang
Trường Sơn, Thành Cổ Quảng Trị. Tới Nghĩa Trang chúng tôi đã thăm viếng và
thắp hương mộ cho các liệt sỹ. Khi tới Thành Cổ Quảng Trị tôi đã được nghe về di
tích lịch sử của thành. Tiếp tục hành trình tới Đà Nẵng. Trên đường đi, để tạo
không khí vui nhộn và đập tan sự mệt mỏi của mọi người, thầy cô và các bạn đã
đóng vai người hướng dẫn viên làm hoạt náo trên xe. Những trò chơi, những bài
hát, những tiếng cười, những tiếng hò hét, cổ vũ như thức tỉnh mọi người và kéo
mọi người gần nhau hơn. Về đến Đà Nẵng là khi thành phố đã lên đèn. Chúng tôi
đã dừng chân tại Khách sạn Quốc Cường. Buổi tối hôm đó chúng tôi đã tụ tập nhau
để đi chơi và tìm hiểu mảnh đất Đà Nẵng. Những ánh đèn đường, đèn xe, đèn từ
những công trình, đèn từ cầu Rồng, cầu quay Sông Hàn, vòng quay mặt trời Sun
Wheel,... tất cả đều rực rỡ, nguy nga tráng lệ như 1 cung điện khiến ai ai cũng phải
trầm trồ thán phục và có cả các món ăn ngon mà tôi được ăn như mì Quảng, ốc hút,
bánh đa nộm,… Nhớ lại tôi lại muốn tới mảnh đất đó để ăn những món ăn đó. Tới
2h sáng chúng tôi đã có mặt tại phòng và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc hành trình
ngày mai.

Sáng hôm sau, 7h tôi đã có mặt ở Bana Hills, tới đó là tôi chơi thỏa thích
không biết mệt nhưng điều đáng nhớ nhất là đi cáp treo tôi bị ù tai và các bạn nói
tôi không thể đi máy bay làm tôi hơi hụt hẫng, nhưng cảm giác đó tới giờ tôi vẫn
5


nhớ. Về ăn trưa xong tôi được nghỉ ngơi và tiếp tục hành trình thực tế của mình tới
tham quan Olalani Resort, cũng là 1 công ty kinh doanh về dịch vụ. Tôi chỉ biết nói
rằng nó thật tuyệt vời !. Tới tối, chúng tôi đến với Phố cổ Hội An. Những cơn mưa
đầu mùa trút xuống những mái hiên cổ kính ngay sau khi kết thúc các hoạt động
tham quan khiến cho phố cổ Hội An nhỏ nhắn dường như co mình lại.
Tạm biệt Đà Nẵng, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình ra Huế, trên đường
đi có ghé qua Bãi biển Lăng Cô và Chùa Thiên Mụ. Về đến Huế - thành phố mộng
mơ, chúng tôi có 1 buổi chiều đi tham quan tự do. Nếu như ở Đà Nẵng ồn ào tấp
nập, căng tràn sức sống, thì ở Huế lại yên bình đến lạ lùng. Cái cảm giác muốn hòa
mình vào thiên nhiên, thanh thản là cảm giác chung của hầu hết mọi người khi đặt
chân đến nơi đây. Nếu như ở Hà Nội có chợ Đồng Xuân, thì nhắc đến Huế phải
nhắc đến chợ Đông Ba - khu chợ nổi tiếng, bán vô vàn thứ quà Huế, đặc sản Huế
nằm bên kia cầu Trường Tiền. Đến tối, tất cả chúng tôi tham gia Gala Biển Cười 2
do lớp tổ chức. Thật thú vị khi nhắc lại nó, những cặp đôi đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ và trả lời những câu hỏi do ban giám khảo đưa ra một cách xuất sắc với đúng
tên gọi Gala Biển Cười. Giải thưởng cho cặp đôi hài hước, thông minh, lém lỉnh
nhất đã giành về lớp tôi. Dọn dẹp tất cả mọi thứ xong chúng tôi đã trở về với chiếc
giường và nằm ngủ đi vì đã thấm mệt.
Sáng hôm sau, chúng tôi đã đến tham quan Tử Cấm Thành (Đại Nội) đây
được xem là điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách gần xa. Tử Cấm Thành là
vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng điện Thái Hoà. Được xây dựng
vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long, chu vi khoảng 1230 mét, là một Hoàng
Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4 mét,
dày 1 mét xung quanh có hào bảo vệ, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ

và có 7 cửa ra vào riêng Ngọ Môn chỉ dành để cho vua đi. Mặc dù đã trải qua hàng
trăm năm, với biết bao thăng trầm của lịch sử, bao năm tháng bào mòn của thời
6


gian, qua hàng chục lần trùng tu, tôn tạo , Tử Cấm Thành có được diện mạo bề thế
như hiện nay là nhờ sự cố gắng giữ gìn xây dựng của biết bao thế hệ con người xứ
Huế. Chúng tôi đã theo chân người hướng dẫn đi khắp một vòng dưới cái không
khí se se lạnh của trời Huế, tuy có hơi mệt mỏi nhưng ai ai cúng điều phấn khởi và
vô cùng mãn nguyện vì ít nhiều trong đời của mình cũng đã từng được đến viếng
thăm một Hoàng Thành uy nghi tráng lệ, mà vốn dĩ nó chỉ dành riêng cho vua chúa
Việt Nam ngày xưa.
Cũng giống như vậy, chuyến đi ngày hôm đó đoàn phải đi nhiều địa điểm
trong khoảng thời gian rất ngắn nên trên những gương mặt tươi vui cũng đã bắt đầu
thấm mệt. Nhưng bù lại mọi người đều học hỏi thêm được rất nhiều điều bổ ích,
thấu hiểu được những điều thú vị trong cảnh vật và con người xung quanh từ bài
học thực tiễn cho đến cách ứng xử mà các thầy cô chỉ bảo. Những câu chuyện,
những trò đùa khiến cho mọi người thoải mái hơn, không khí trở nên vui vẻ, ấm áp
hơn.
Ngày 27/3 cũng là ngày cuối của cuộc hành trình. Trên đường về Hà Nội,
chúng tôi vào thăm Quê nội và Quê ngoại Bác. Qua những lời thuyết minh của
hướng dẫn viên tại điểm, chúng tôi càng thấu hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp vĩ
đại của Bác - vị cha già kính yêu của dân tộc. Rời Quê Bác trở về Hà Nội, kết thúc
tốt đẹp chuyến đi thực tế dài ngày nhất và có ý nghĩa quan trọng trong chương trình
đào tạo của ngành Quản Trị Doanh Nghiệp. Có thể nói, nhờ chuyến đi này tôi đã
biết thêm được rất nhiều điều, trưởng thành hơn, tôi chợt nhận ra có một sợi dây vô
hình đã kéo gần sinh viên chúng tôi với nhau và với các thầy cô, đặc biệt là tôi đã
có thể xác định được hướng đi tương lai cho ngành học của mình… Một lần nữa
cho phép em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường
cùng các thầy cô giáo đã tạo điều kiện để chúng em có được một chuyến đi vô cùng

ý nghĩa này.
7


Phần 2. ĐỀ ÁN MÔN HỌC

2.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Công Nông Nghiệp Tiến Nông
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hoá được thành lập ngày 04/01/1995 theo
Giấy phép số: 11 TC/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hoá. Ngành nghề kinh doanh
chính là: Sản xuất kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp.
Tiến Nông là Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành
công phân lân nung chảy bằng qui trình nhiệt lò cao. Từ 1 sản phẩm đầu tiên là lân
nung chảy, đến nay sản phẩm của Doanh nghiệp đã được đa dạng hoá bao gồm:
Phân lân nung chảy đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN –1078/1999, các loại phân hỗn
hợp NPK, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ tổng hợp, phân bón qua lá, các sản
phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt Doanh nghiệp đã
sản xuất được các loại phân bón chuyên dùng theo nhu cầu dinh dưỡng của từng
loại cây trồng như: Lúa, Mía, Cao su, Cà phê, Dâu tằm, Lạc, Ngô. Dứa...và một số
cây công nghiệp.
Tại Thanh hoá Doanh nghiệp đã có 3 Nhà máy sản xuất phân bón với công
suất 150.000 tấn/năm:
+ Nhà máy số 1: Đường Mật Sơn- Phường Đông Vệ- TP Thanh hoá
+ Nhà máy số 2: Khu công nghiệp Đình Hương- TP Thanh hoá
+ Nhà máy số 3: Km 312 QL 1A Xã Hoằng Quý – H.Hoằng Hoá – Thanh
Hoá.
8


Hiện nay Doanh Nghiệp đang đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân Lân

nung chảy trên diện tích đất 20ha tại Khu Công Nghiệp Bỉm Sơn - Thanh Hóa với
tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng, công suất 200.000 tấn/năm, dự kiến Nhà máy sẽ đi
vào hoạt động trong quý III năm 2010.
Không dừng lại ở lĩnh vực sản xuất phân bón, Doanh nghiệp đã đầu tư để đa
dạng hoá loại hình kinh doanh như:
+ Thành lập Công ty cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội
(HACHECO).
+ Thành lập Công ty cổ phần Hiệp Phú – Lâm Đồng với chức năng chính là
sản xuất Bentonite phục vụ cho lĩnh vực khoan cọc nhồi, khoan thăm dò dầu khí.
+ Cùng với Công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An đầu tư xây dựng Nhà máy
dứa cô đặc xuất khẩu NaFoods.
Trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp luôn đảm bảo tốt các chế độ cho
người lao động theo đúng Luật định, giúp cho người lao động yên tâm làm việc,
gắn bó với Doanh nghiệp, coi Doanh nghiệp là nhà của mình. Ngoài ra Doanh
nghiệp còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội. Tiến Nông cũng là
Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên trong tỉnh có tổ chức Chi bộ Đảng được đánh giá là
hoạt động có hiệu quả. Từ năm 2002 Doanh nghiệp đã có đầy đủ các tổ chức đoàn
thể như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên đang phát huy tốt
vai trò của mình.
Sau gần 15 năm xây dựng và trưởng thành Doanh nghiệp Tiến Nông đã dần
khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường trong nước và Quốc tế, được bạn
hàng và người tiêu dùng đánh giá cao, sản phẩm của Doanh nghiệp đã góp phần
tích cực vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
9


Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể Ban lãnh đạo và người lao động trong
Doanh nghiệp. Doanh nghiệp Tiến Nông đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng
cao quý như:
+ 03 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều bằng khen, Giấy khen của

các Bộ, Ban, Ngành TƯ và của tỉnh Thanh Hóa.
+ Giải thưởng Sao đỏ năm 2001, Chất lượng vàng Việt nam năm 2002, Sao
Vàng Đất Việt 2003; 2005; 2007 giành cho “TOP100 thương hiệu hàng đầu Việt
Nam”, Giải thưởng Doanh nghiệp Hội nhập – Phát triển năm 2008.
+ Năm 2007 Doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ và đưa vào áp dụng Hệ
thống QLCL quốc tế ISO 9001:2000.
Với xứ mệnh: Tiến Nông - Tiến cùng nông dân việt!
Và cam kết: Tiến Nông - Tiến bộ mới trong nông nghiệp!
Trong những năm qua Doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa không ngừng
ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng
tốt với mục tiêu: "Không ngừng nâng cao giá trị sử dụng phân bón Tiến Nông trên
cùng một đơn vị diện tích, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân
và Quý khách hàng".
Mục tiêu Doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hoá hướng tới là: "Xây dựng
Doanh nghiệp Tiến Nông trở thành đơn vị vững mạnh trong lĩnh vực Công - Nông
nghiệp Việt nam".

10


2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Chủ doanh nghiệp

Ban giám đốc

QMR

Phòng hành chínhPhòng
nhân kế

sự
Phòng
toán kế hoạch
Phòng
vật tư
kinh doanh
Phòng
NC &PT
(R&D)

Các nhà máy sx
(số: 1,2,3,4)

Ghi chú:
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ bổ trợ

Kho


Khí

Ca
Sản
Xuất

Kế
Toán

Bốc

xếp

Nguồn : Phòng Kinh Doanh

(*) Trình độ và năng lực của bộ máy quản lý:
 Chủ doanh nghiệp (thạc sĩ quản trị kinh doanh): người có quyền cao nhất và
chịu trách nhiệm về quản lý.

11


 Ban giám đốc (Đại học): Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, ký hợp
đồng, chỉ đạo các phòng ban hoạt động theo quy định, đồng thời bổ nhiệm một số
chức danh, tuyển dụng lao động …
 Phòng hành chính (Đại học và cao đẳng): chịu trách nhiệm thực hiện các
chính sách của đảng và nhà nước đối với cán bộ công nhân viên đảm bảo các quyền
lợi về vật chất, tinh thần và sức khoẻ.
 Phòng kế toán: Nắm tình hình tài chính, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban
Giám Đốc, đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ kế toán của Kế toán trưởng.
Chịu nhiệm vụ hạch toán kế toán tổng hợp, cung cấp thông tin, số liệu và các thông
số kế toán liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời và đầy đủ cho
BGĐ Công ty, cung cấp thông tin, các Báo cáo ra bên ngoài theo quy định của pháp
luật
 Phòng nghiên cứu và phát triển (NC&PT): lập kế hoạch đảm bảo kỹ thuật
cho sản xuất, theo dõi việc chỉ đạo sản xuất và quản lý chất lượng của sản phẩm,
kiểm tra và nghiên cứu mức độ phù hợp của sản phẩm với cơ sở thực tế, nghiên cứu
và cho ra đời sản phẩm mới.
Doanh nghiệp còn các nhà máy sản xuất 1,2,3,4.
Nhà máy 1: Địa chỉ: Đường Mật Sơn - Phường Đông Vệ - Thành phố Thanh
Hóa

Điện thoại/Fax: 0373.854.434.
Nhà máy Tiến Nông 1 được thành lập năm 1995, là Nhà máy của một Doanh
nghiệp tư nhân đầu tiên trong cả nước sản xuất thành công phân lân nung chảy
bằng quy trình nhiệt lò cao. Hiện nay ngoài Phân lân nung chảy, Nhà máy Tiến
Nông 1 còn sản xuất các sản phẩm làm phụ gia cho sản xuất phân bón như: Bột
Photphorit, Secpentin, Mùn hữu cơ... và các sản phẩm xử lý môi trường nước trong
nuôi trồng thủy sản như: Bột Dolomite, CanxiCacbonat (CaCO3), Zeolite….
Hiện nay một phần diện tích của Nhà máy Tiến Nông 1 đã chuyển sang làm
vườn cây cảnh nghệ thuật của Doanh nghiệp và trực tiếp do Ông Nguyễn Xuân

12


Cộng -Người sáng lập, Giám đốc điều hành Doanh nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa
quản lý.
Nhà máy 2: Địa chỉ: 274B – Đường Bà Triệu – Phường Đông Thọ – TP.Thanh
Hóa
Điện thoại: 0373.961.225
Giám đốc Nhà máy: Ông Lê Văn Năm.
Nhà máy Tiến Nông 2 được thành lập vào tháng 10 năm 1996 với diện tích là
4.500 m2 . Nhiệm vụ chính là sản xuất các loại Phân bón hỗn hợp N.P.K, Phân hữu
cơ vi sinh.
+Nhà máy 3: Địa chỉ: Km 312 QL 1A Xã Hoằng Quý – Hoằng Hoá –Thanh
Hóa.
Điện thoại/Fax: 0373.639.888
Giám đốc Nhà máy: Ông Nguyễn Văn Kính
Nhà máy Tiến Nông 3 bắt đầu được xây dựng từ cuối năm 2005 và chính thức
đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2007. Nhà máy được xây dựng trên diện tích đất
24.000m2 với máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Nhiệm vụ chính là sản xuất
các loại.Phân bón hỗn hợp N.P.K, Phân hữu cơ vi sinh, Phân bón qua lá.

+Nhà máy 4: Tại xã Thành Tân- Thạch Thành- Thanh Hoá. Nhà máy đang xây
dựng năm 1998.
với cơ cấu tổ chức phân bố rõ ràng, gắn gọn phân cấp rõ ràng tạo điều kiện
cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới ra thị trường.
Tuy nhiên, với số lượng nhân viên còn ít nên công ty còn gặp phải một số khó
khăn trong quản lý.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban
2.1.3.1. Chức năng
Sản xuất kinh doanh phân bón
Nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất.
13


Cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng sản xuất để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh trong nước cũng như xuất
khẩu nước ngoài.
2.1.3.2. Nhiệm vụ


Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và vốn cố định của công
ty, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn vốn của Nhà Nước. Đảm bảo nhu cầu sản

xuất và bù đắp được chi phí đã bỏ ra.

Được quyền khai thác và mở rộng thị trường trong cũng như ngoài
nước nhằm đem lại lợi nhuận cho Công Ty.

Công ty được phép thiết kế riêng mẫu mã, bao bì cho sản phẩm do
mình làm ra và được quyền tự do buôn bán trên thị trường.


Được quyền tự chủ về mặt tài chình, tuyển chọn lao động theo quy
định của pháp luật.
2.1.4. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong 4 năm gần đây
Trải qua hơn 17 năm hoạt động không ngừng phát triển Công ty Tiến Nông
đã có được những thành quả tốt để khẳng định vị thế trên thị trường cạnh tranh đầy
biến động tuy nhiên công ty cũng gặp phải không ít khó khăn từ cạnh tranh từ
nhiều công ty, khác trên thị trường xong công ty đã đạt được những thành quả như
sau:
Bảng 01: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

1


Sản lượng

Tấn

80.783

92.380 200.000

230.000

2

Sản lượng tiêu thụ

Tấn

80.307,4

92.021,7 187.667

220.889
14


3

Doanh thu

Tỷ đồng


95.850

198.581 305.420

310.680

4

Giá vốn hàngbán

Tỷ đồng

82.358

162.669 220.318

242.370

5

CPBH

Tỷ đồng

7136

21.618

52.219


55.514

6

QLKD

Tỷ đồng

4984

10.306

26.301

27.890

7

LN thuần từ HĐKD

Tỷ đồng

1372

3988

6582

6874


8

Thuế TNDN phải nộp

Tỷ đồng

384

1116

1843

1980

9

LN sau thuế

Tỷ đồng

988

2872

4739

4884

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy sản lượng tiêu thụ và doanh thu cua công ty
hàng năm đều có sự ra tăng đó là năm 2012 sản lượng là 80.783 tấn nhưng tiêu thụ
được 80.307,4 tấn với doanh tu 95.850 tỷ đồng nhưng tới năm 2015 sản lượng tiêu
thụ tăng lên 220.889 tấn và doanh thu tăng lên 310.680 tỷ đồng. Dẫn tới lợi nhuận
sau thuế của công ty tăng lên từ 988 tỷ đồng năm 2012 cho tới 2015 lợi nhuận đã là
4884 tỷ đồng
Cũng qua đây cho ta thấy công ty làm ăn ngày một hiệu quả, tuy nền kinh tế
đang ngày một khó khăn khi tàn dư của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng bằng sự
quyết tâm đồng lòng của cán bộ, công nhân viên công ty vẫn đạt đựơc chỉ tiêu đề ra
đưa công ty ngày một phát triển. Lợi nhuận của công ty hàng năm tăng đều dẫn tới
đời sống vật chất, thu nhập của công nhân cũng được cải thiện, từ đó làm cho cán
bộ công nhân viên sẽ gắn bó với công ty hơn, tận tâm, tận lực và trung thành với
công ty.
15


2.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của
công ty Cổ phần Công Nông Nghiệp Tiến Nông
Từng bước chuyển giao các kỹ thuật cho nông dân về quy trình sản xuất lúa
hàng hóa, hình thành nên các cánh đồng mẫu lớn, hiệu quả và năng suất cao hơn,
từng bước đưa nông dân thoát nghèo.
Về dài hạn, trên những cánh đồng mẫu lớn áp dụng sản xuất cơ giới hóa
đồng bộ sẽ cho ra đời các sản phẩm lúa gạo chất lượng tốt, năng suất cao.
Doanh nghiệp hiện đang triển khai mô hình liên kết với nông dân để sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất
khẩu với số lượng lớn tại các huyện: Yên Định, Hoằng Hóa, Quảng Xương…với
tổng diện tích dự kiến 10.000 ha, sản xuất hai vụ/năm.
2.2.1. Đặc điểm về nguồn vốn
Trải qua hơn 17 năm hoạt động Tiến Nông thanh hóa không chỉ dừng lại địa
bàn trong Tỉnh, công ty đã mở rộng thị trường trên khắp cả nước cụ thể là:

-

Miền Bắc: Thái Bình; Hà Tây; Hưng Yên; Hà Nam; Ninh Bình; Quảng Ninh.
Miền Trung: Thanh Hoá; Nghệ An; Hà Tỉnh; Quảng Bình; Huế.
Miền Nam: Kiên Giang; Gia Lai.

Bảng 02: Cơ cấu vốn của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
A

TÀI SẢN

Năm 2012
22.146

Năm 2013
35.702

Năm 2014
47.558

Năm 2015
52.109
16


I

TSLĐ và ĐTNH


19.584

24.384

38.857

42.219

1

Tiền

511

556

127

245

2

Các khoản phải thu

13.176

6.452

15.172


17.654

3

Hàng tồn kho

5.820

16.961

22.922

23.540

4

TSLĐ khác

77

415

636

780

II

TSCĐ và ĐTDH


2.562

11.318

8.701

9.890

1

TSCĐ

1.288

11.151

8.008

8.901

2

CPXDCB dở dang

1.274

167

693


989

B

NGUỒN VỐN

23.945

35.700

47.580

50.869

I

Nợ phải trả

14.316

18.894

22.329

24.691

1

Nợ ngắn hạn


14.316

18.984

22.329

24.691

II

Nguồn vốn CSH

9.629

16.806

25.251

26.178

(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Qua bảng số liệu về tình hình tài chính của công ty trong 4 năm gần đây có
sự thay đổi đó là:
+ Vốn lưu động tăng nhanh qua các năm từ: 22.146 triệu đồng năm 2012
-

nhưng đến năm 2015là: 52.109 triệu đồng là do:
Công ty làm ăn có hiệu quả nên thu được lợi nhuận cao.
Lượng vốn dự trữ để sản xuất là lớn trong tổng số vốn kinh doanh.

Do đặc điểm sản xuất theo mùa vụ.

17


Bên cạnh đó công ty cũng gặp những khó khăn khi lượng tồn về tiền trong
dân còn lớn.Tuy nhiên công ty đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục những khó
khăn trên bằng việc đầu tư vào máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất.
+ Đối với các khoản thu và chi từ tiền qua các năm giảm xuống từ 511 triệu
đồng của năm 2012 giảm xuống còn 245 triệu đồng vào năm 2015 phản ánh trong
các năm qua các chi phí phát sinh phải trả bằng tiền có xu hướng giảm dần như tiền
trả các khoản kí quỹ, kí cược, quỹ khen thưởng phúc lợi, kinh phí sự nghiệp…..
Đồng thời việc doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thu bằng tiền giảm xuống
làm cho nguồn vốn bị tồn đọng.
+ Đối với các khoản phải thu của Công ty thay đổi không đều có giai đoạn tăng
tuy nhiên từ năm 2013 tới năm 2015 lại tăng dần trở lại cho thấy việc khách hàng
trả nợ, phải thu nội bộ, phải thu khác… cho thấy công ty đã tạo đựơc uy tín đối với
các bạn hàng, việc bán hàng trả chậm đã được thanh toán theo tiến độ của kế hoạch,
việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi giảm xuống.
+ Đối với hàng tồn kho từ 5.820 triệu đồng năm 2012 tăng lên 23.540 triệu
đồng cho thấy việc tồn động hàng hoá của năm sau so với năm trước tăng lên, do
tình hình kinh tế đất nước đang gặp khó khăn đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2012 tạo tàn dư cho các năm sau.
+ Ngoài ra, nguồn vốn cũng tăng, cụ thể là nợ phải trả của doanh nghiệp tăng từ
14.316 triệu đồng năm 2012 nhưng đến năm 2015 là 24.691 triệu đồng việc nguồn
vốn tăng lên là do Công ty cần nguồn vốn đầu tư vào trang thiết bị sản xuất để đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng, cụ thể như:
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng khoa học công nghệ vào
trong sản xuất Doanh Nghiệp Tiến Nông đã hợp tác với một số nước trên thế giới
về lĩnh vực nông nghiệp để nhập nguyên liệu và ứng dung khoa học kỹ thuật như:

Nhật Bản: Doanh nghiệp đã mời đoàn chuyên gia Nhật Bản sang thăm và làm
việc tại Doanh nghiệp, khảo sát chất lượng phân bón của Tiến Nông trên cây rau
màu và một số cây lương thực khác, nhập khẩu các loại máy nông nghiệp của một
số công ty lớn như: Kubota…
18


Bỉ: Doanh nghiệp đã hợp tác với các chuyên gia người Bỉ trong lĩnh vực Nông
Nghiệp.
Trung Quốc: Doanh nghiệp đã hợp tác với các chuyên gia Trung Quốc về lĩnh
vực nông nghiệp cũng như làm việc với các công ty lớn của Trung Quốc hoạt động
về lĩnh vực máy Nông nghiệp để nhập khẩu máy móc, thiết bị nông nghiệp cho
Doanh nghiệp (Tập đoàn Diệu Đức, Quế Lâm, Liễu Lâm, FOTON...)
2.2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Hiện nay công ty đang đưa ra nhiều sản phẩm áp dụng với điều kiện khí hậu
ở nhiều nơi khác nhau. Giúp nâng cao năng suất cây trồng nhờ các nghiên cứu từng
các chất để thích hợp với từng loại đất. Dưới đây là một số loại nguyên vật liệu chủ
yếu để tạo ra sản phẩm cung cấp dinh dưỡng và phát triển năng suất cây trồng.

Bảng 03 - Các loại Nguyên vật liệu

Phân loại
Thành phần
nguyên vật liệu
Yếu tố dinh
dưỡng vô cơ

- Đa

lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).


-Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Clo(Cl),
Đồng(Cu), Molypden(Mo).

Yếu tố dinh
dưỡng hữu cơ:

Bao gồm các thành phần: chất hữu cơ, axit amin, vitamin, axit
humic, axit fulvic, …

Yếu tố vi sinh Bao gồm các Vi sinh có lợi như VSV cố định đạm, phải giải lân,
vật
phân giải xenlulo…
19


Các yếu tố hạn Là các kim loại nặng gồm: Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb),
chế sử dụng
Thuỷ ngân (Hg), Ti tan (Ti) Crôm (Cr) hoặc các vi khuẩn gây
bệnh gồm: vi khuẩn E.coli, Salmonella hoặc các chất độc hại khác
như: biuret, axit tự do với hàm lượng cho phép được quy định tại
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Dưới đây là một số đặc điểm của yếu tố dinh dưỡng vô cơ để áp dụng và cây
trồng cho từng loại đất khác nhau.
- Chất đạm(N)


Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít




pháp triển, năng suất kém…
Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã,
sâu bệnh dễ phá hại…

- Chất Lân (P)


Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng



tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .

- Chất Kali (K)


Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng



đi.
Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái
trở nên sần sùi.

- Chất Canxi(Ca):



Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có



hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B,
Mn, Fe, Zn, Cu…

20


- Chất lưu huỳnh(S); Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá
nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống
còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
-Chất Ma-nhê (Mg):


Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá



bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…

- Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo
hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị
rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu
điều kiện bất lợi kém.
- Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây
trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây

tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…
- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn
liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…
Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.
- Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…
Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế
sự cố định đạm tự do
2.2.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Bảng 04- Cơ cấu lao động của công ty
Chỉ tiêu
Tổng lao động
Phân công theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp

Năm 2013
70

Năm 2014
97

Năm 2015
124

47
23

62
35


83
41
21


Phân công theo giới tính
- Lao động Nam
- Lao động Nữ
Phân công theo trình độ
- Trên đại học
- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp
- Lao động phổ thông

50
23

59
38

71
53

02
15
35
18

04
08

22
26
46
53
25
37
(Nguồn : Phòng Nhân sự)

Tùy vào vị trí lao động và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà
công ty có những yêu cầu nhất định đối với CBCNV trong công ty. Nguồn nhân lực
trong công ty chủ yếu chia thành 3 nhóm với những yêu cầu về chất lượng như sau:
- Lao động quản lý (gồm: Ban lãnh đạo, cán bộ quản lý): phải có trình độ đại
học trở lên, thành thạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, có
thể giao tiếp bằng tiếng anh, thể lực tốt và phẩm chất đạo đức được CBCNV trong
đánh giá tốt tốt và phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty.
- Lao động kỹ thuật: CBCNV có trình độ trung cấp trở lên, có bằng cấp tương
ứng với trình độ mà mình học, đủ sức khỏe để lao động, phẩm chất trong sạch,
thành thạo các kỹ năng mềm, có ý thức, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách
nhiệm với công việc, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ của mình. Đây là bộ phân
lao động phụ trách những công việc quan trọng như kỹ thuật máy móc, kỹ thuật về
hóa chất, thổ nhưỡng.
- Lao động phổ thông: đây là bộ phận lao động chân tay làm các công việc như
vận chuyển, đóng gói, khuân vác… nên yều cầu cần phải có sức khỏe thật tốt, nhiệt
tình và có trách nhiệm với công việc, phẩm chất đạo đức tốt.
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy: Lực lượng lao động của công ty có sự
thay đổi rõ rệt cả về số lượng và tính chất người lao động. Nhìn tổng thể lao động
của công ty thì người lao động của công ty năm sau hơn năm trước và tốc độ tăng
của năm 2015 so với năm 2014 là cao hơn. Nguyên nhân là do việc sản xuất kinh
22



doanh, dịch vụ mở rộng và phát triển thêm các loại hình sản xuất kinh doanh nên
nhu cầu lao động năm 2015 tăng cao.
Nhìn chung, số lao động hiện có của công ty đã đáp ứng được nhu cầu về số
lượng nhưng còn hạn chế trong việc đáp ứng những yêu cầu của công việc. Để có
thể thực hiện được các chiến lược phát triển trong công ty và đứng vững trển thị
trường thì yêu cầu đội ngũ lao động không những đủ về mặt số lượng mà cần phải
có chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt
khe. Do đó công ty phải có kế hoạch đào tạo các nhân viên, đặc biệt là đội ngũ lao
động trẻ để nâng cao hiệu quả công việc hơn nữa.

2.2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị, công nghệ
Phân bón là một trong những loại vật tư thiết yếu tác động trực tiếp đến hiệu
quả trong sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm chính vụ giá cả phân bón luôn bị
biến động, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự xáo trộn của thị trường chung mà còn
có tác động bất lợi đến người nông dân. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có những giải
pháp đồng bộ để quản lý và kiểm soát tình hình, kiềm chế hiệu quả những cơn biến
động về giá cả, cung - cầu, ổn định vĩ mô, đáp ứng các nhu cầu của người sản xuất.
Bảng 05 – Máy móc thiết bị của công ty

STT
1

Tên Máy móc thiết bị
Máy sản xuất phân đạm

ST
T
5


Tên Máy móc thiết bị
Máy tính sử dụng văn phòng

23


2

Máy sản xuất phân chứa
lân

6

Ô tô vận chuyển, các thiết bị trong văn
phòng

3

Máy sản xuất phân hỗn
hợp

7

Dây truyền vận chuyển sản phẩm ( ròng
rọc)

4

Máy nâng


8

Dây truyền đóng gói sản phẩm

Phân đạm:
Nước ta mới chỉ có một nhà máy sản xuất phân urê công suất 100.000
tấn/năm. Sản lượng năm cao nhất chỉ bằng 8% nhu cầu sử dụng phân đạm trong
toàn quốc, chỉ đáp ứng khoảng từ 25-30% nhu cầu vùng đồng bằng Bắc bộ.
Nhà máy Phân đạm Hà Bắc được xây dựng từ những năm 1960 do Trung
Quốc giúp đỡ, theo công nghệ của thời kỳ đó. Nguyên liệu là than cục được khí hóa
trong lò tầng cố định gián đoạn.Tổng hợp amôniăc và urê ở áp suất cao có suất tiêu
hao năng lượng cho quá trình nén rất cao.Sản phẩm urê được tạo hạt không có lớp
chống kết dính nên khó bảo quản.Quy mô công suất nhỏ.Dođó giá thành sản phẩm
không có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại đi từ khí thiên nhiên. Trước những
năm 1990, tiêu hao năng lượng cho một tấn NH3 của nhà máy là 23-24 triệu kcal,
sau khi cải tạo (mấy năm gần đây), chỉ tiêu này giảm xuống còn 19-20 triệu kcal và
sản lượng đã được nâng lên 130.000 t/năm. Nếu tiếp tục được đầu tư cải tạo tiếp
như thế hệ cải tạo lần thứ 3 ở Trung quốc, suất tiêu hao năng lượng có thê đạt 17,5
triệu kcal như mức hiện nay của Trung Quốc.
Ngoài sản xuất, nước ta phải nhập khẩu. Lượng đạm nhập chủ yếu bao gồm
các loại: phân urê, SA, phân phức hợp DAP và NPK chứa 18%N. Do ảnh hưởng
24


cuộc khủng hoảng tài chính khu vực giá urê nhập khẩu vào Việt Nam thấp hơn cả
giá thành của các nước trong khu vực, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất urê
của nước ta vốn đã không cạnh tranh nổi với các nước khu vực. Muốn giữ được
ngành sản xuất phân đạm trong nhóc không thể không có sự bảo hộ của Nhà nước.
Đầu tư xây dựng nhà máy đạm đòi hỏi vốn rất lớn.Các nhà máy đạm công
suất 800.000 T/năm đi từ khí có tổng vốn đầu tư khoảng 350 - 400 triệu USD. Dự

án nhà máy đạm Phú Mỹ của Việt Nam dự kiến vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Thời gian hoàn vốn đầu tư khoảng 10 năm.Chỉ số hoàn vốn nội bộ thuận rất thấp
10-12% nếu không có chính sách bảo hộ của Nhà nước. Do đó thường phải có
nhiều đối tác tham gia liên doanh cùng đầu tư, bản thân một mình nước chủ nhà
khó có đủ vốn để đầu tư.
Phân chứa lân:
Tới thời điểm này dù là phân lân nung chày hay phân supe lân đều do sản
xuất trong nước đáp ứng. Đây là lợi thế chỉ của những nước có nguồn tài nguyên
quặng chứa phôtpho. Mức độ tăng trưởng phân lân hàng năm từ 1990 là 18,7%, từ
sản lượng 362.200 tấn/năm 1990 lên 900.000 T/năm 1998. Trong nước có 4 cơ sở
sản xuất phân lân chế biến trong đó có: 2 nhà máy sản xuất phân lân nung chảy, 2
nhà máy phân supe lân đơn. Công suất thiết kế ban đầu (năm 1960) của nhà máy
lân Văn Điển là 20.000 T/năm và nhà máy lân Lâm Thao 100.000T/năm. Từ sau
năm 1975 tới nay liên tục cải tạo, mở rộng công suất nhà máy lãn Văn Điển lên
100.000 T/năm, 150.000 và tiến tới 200.000 T/năm. Nhà máy lân Lâm Thao qua 3
lần mở rộng đạt các mức 450.000; 500.000 và 600.000 T/năm. Sau năm 1975, đã
xây dựng thêm 2 nhà máy phân lân là Ninh Bình công suất 100.000 T/năm mở rộng
lên 200.000 T/năm và nhà máy Long Thành 100.000 T/năm mở rộng lên 200.000
T/năm. Tổng công suất sau khi mở rộng phân lân là 1 triệu tấn/năm. So với nhu cầu
sử dụng phân chứa lân (do Bộ NN & FRNT dự kiến hàng năm khoảng 2 triệu tấn
quy về lân đơn. Như vậy sản xuất lân trong nước đáp ứng 50% nhu cầu. Lượng lân
25


×