Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
MỤC LỤC
Lời mở đầu-----------------------------------------------------------------------------------------2
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về báo cáo lưu chuyển tiền tệ------------3
1. Bản chất và mục đích của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ-------------------------------3
1.1. Bản chất----------------------------------------------------------------------------------------3
1.2. Mục đích, tác dụng và tính cấp thiết -----------------------------------------------------3
2. Nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -----------------------------------------------6
2.1. Nội dung--------------------------------------------------------------------------------------6
2.2. Cấu trúc---------------------------------------------------------------------------------------7
3. Phương pháp và cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ------------------------------7
3.1. Phương pháp trực tiếp ----------------------------------------------------------------------7
3.2. Phương pháp gián tiếp---------------------------------------------------------------------11
Chương II: Thực trang công tác lập và phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại
các doanh nghiệp Việt Nam.----------------------------------------------------------------14
1. Đánh giá chung về thực trạng lập và phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ-14
2. Đánh giá cấu trúc, nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ --------------------16
2.1. Cấu trúc---------------------------------------------------------------------------------------16
2.2. Nội dung -------------------------------------------------------------------------------------17
3. Đánh giá về phương pháp ----------------------------------------------------------------18
3.1. Phương pháp trực tiếp ---------------------------------------------------------------------18
3.2. Phương pháp gián tiếp --------------------------------------------------------------------19
Chương III: Nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ -------------------------------------------------------------------------21
3.1. Nhận xét-------------------------------------------------------------------------------------21
3.2. Kiến nghị hoàn thiện công tác lập Báo cáo LCTT--------------------------------22
3.2.1. Phương pháp trực tiếp ------------------------------------------------------------------22
3.2.2. Phương pháp gián tiếp-------------------------------------------------------------------23
Kết luận-------------------------------------------------------------------------------------------25
Tài liệu tham khảo-----------------------------------------------------------------------------26
Trang 1
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, tiền của doanh nghiệp là một nhân tố hết sức quan
trọng. Nó là mạch máu của doanh nghiệp, là nhiên liệu để doanh nghiệp tồn tại.Ở một thời
điểm nhất định, tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình thái biểu hiện của tài sản lưu
động nhưng trong quá trình kinh doanh, sự vận động của tiền được xem là hình ảnh trung
tâm của hoạt động kinh doanh - phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Bởi vì
không có tiền, doanh nghiệp không thể mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất, người cung
cấp không được chi trả, nợ không được thanh toán và cổ đông không được nhận cổ tức….
Mặt khác, thông tin về luồng tiền của doanh nghiệp rất hữu dụng trong việc cung cấp
thông tin cho người sử dụng, một cơ sở để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc
tạo ra tiền và các nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng luồng tiền đó . Vì vậy,
những thông tin về tiền và các luồng tiền được báo cáo trên một báo cáo tài chính tên là
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .
Với tầm quan trọng đó nhưng trên thực tế Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ
kế toán hiện hành Việt Nam không mang tính bắt buộc và có thể nói có rất ít doanh nghiệp
quan tâm. Thực trạng này có nhiều lý do, nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp chưa
nhận thức được vai trò của Báo cáo này trong việc cung cấp thông tin, nhất là trong công
tác quản lý doanh nghiệp và do Bộ tài chính đưa ra những chỉ tiêu hướng dẫn và cách lập
chỉ ở mức độ đơn giản và nhiều mâu thuẫn. Xuất phát từ những lý do như vậy, em đã chọn
đề tài: “Phương pháp lập và phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” với mong muốn nghiên
cứu và hiểu được bản chất của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đề tài của em ngoài phần Lời
mở đầu và Kết luận được chia thành các phần sau:
Chương I : Những vấn đề lí luận cơ bản về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Chương II: Thực trang công tác lập và phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các
doanh nghiệp Việt Nam.
Chương III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
Trang 2
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ.
1. Bản chất và mục đích của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.1.Bản chất .
Theo quy định hiền hành (Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính ), BCLCTT là một trong bốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Theo đó, BCLCTT là báo cáo tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền
phát sinh trong kỳ báo caó của doanh nghiệp.
BCLCTT thực chất là một bảng cân đối về thu chi tiền tệ thể hiện qua phương trình
cân đối của quá trình lưu chuyển tiền tệ như sau :
Tiền tồn + Tiền thu = Tiền chi + Tiền tồn
đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ
Qua phương trình trên ta thấy, với tiền đầu kỳ qua các hoạt động của doanh nghiệp
trong kỳ tiền sẽ được lưu chuyển, chính quá trình lưu chuyển này của tiền tệ sẽ được kế
toán theo dõi và phản ánh vào tài khoản tiền hoặc tài khoản không phản ánh trực tiếp tiền,
để cuối kỳ kế toán, kế toán sẽ tổng hợp quá trình lưu chuyển đó và phản ánh lượng tiền có
lúc cuối kỳ. Chênh lệch của các tài khoản tiền tệ lúc cuối kỳ so với đầu kỳ phát sinh chính
là do quá trình lưu chuyển tiền tệ thông qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ .
Qua bản chất của BCLCTT, chúng ta có thể phân biệt BCLCTT với sổ quỹ thu chi
tiền mặt mà rất nhiều người nhầm lẫn là như nhau nên không thấy được vai trò và tính cấp
thiết trong việc lập. Sỗ quỹ và các tài khoản về tiền và BCLCTT đều cùng phản ánh một
đối tượng cụ thể là tiền của doanh nghiệp phát sinh và biến động trong một kỳ nào đó như
thế nào. Vì vậy, giữa BCLCTT và tài khoản tiền, sổ quỹ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
điều đó được thể hiện qua vấn đề sau: để lập BCLCTT phải căn cứ vào tài khoản tiền trên
cơ sở theo dõi những khoản thu chi về tiền trong kỳ. Nhưng tài khoản tiền và sổ quỹ chỉ
phản ánh chi tiết theo trình tự thời gian những khoản thu chi trong kỳ, từ đó xác định tổng
số thu và tổng số chi và cuối cùng là xác định số dư cuối kỳ, chứ chưa chỉ rõ ra được là số
tiền thu vào - chi ra đó là do hoạt đồng nào mang lại. Nhờ có BCLCTT mà các khoản tiền
sẽ được tiến hành phân loại và tổng hơp lại để đưa ra nhưng chỉ tiêu tổng hợp về sự biến
động các luồng tiền, cũng như nguồn gốc của sự biến động và lưu chuyển liên quan đến
từng loại hoạt động khác nhau.
1.2. Mục đích, tác dụng và tính cấp thiết của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.2.1.Mục đích , tác dụng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện việc thu - chi của doanh nghiệp trong kỳ quá
khứ, là bức tranh giúp cho người sử dụng có thể đánh giá được những vấn đề sau:
Trang 3
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
1>Đánh giá khả năng tạo ra tiền .
Với lượng tiền thực thu được trong kỳ sẽ biết được cụ thể lượng thu đó nhiều hay ít
, từ hoạt đọng nào mang lại, từ đó đánh giá khả năng tạo ra các luồng tiền trong tương lai .
2> Đánh giá khả năng thanh toán .
Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh về thanh toán, từ đó
thể hiện được khả năng thanh toán của doanh nghiệp: thanh toán đúng hạn, khả năng thanh
toán được gia tăng hay bị giảm đi, hệ số thanh toán cao hay thấp, đánh giá khả năng thanh
toán nợ gốc và lãi, khả năng trả lãi tiền .
3>Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi qua việc doanh nghiệp mua cổ
phiếu, trái phiếu, cho vay ...trong kỳ kế toán .
4>Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là một công cụ để dự toán tiền, lập kế hoạch :
Với việc thu chi tiền trong quá khứ sẽ chỉ ra được xuất xứ của các nguồn tiền và
việc sử dụng chúng vào những hoạt động nào, với mục đích gì. Từ đó giúp cho nhà quản
lý có cơ sở vững chắc, đáng tin cậy để giải đáp nhiều câu hỏi, ví dụ như việc mua sắm tài
sản hiện có doanh nghiệp đã vay tiền để mua hay là lấy từ thu nhập hay vốn tự có, các hoạt
động có mang lại thu nhập để doanh nghiệp thanh toán lợi tức cổ phần, trả lãi tiền vay ...,
xử lý mọi sự cố và những thiếu sót mà doanh nghiệp đã mắc phải để từ đó xây dựng dự
toán việc thu chi tiền tương đối được hợp lý, giúp xây dựng những chỉ tiêu kế hoạch trong
tương lai của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó còn có một số hướng khác mà các nhà quản lý sử dụng Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ cho mục tiêu lập kế hoạch như :
- Để liên kết chính sách chi trả lãi với các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Để lập kế hoạch tài trợ đối với sản phẩm mới, các máy móc thiết bị tăng thêm
hoặc mua lại của công ty khác.
- Tìm ra các hướng giải quyết để tránh tình trạng thiếu tiền và do đó củng cố hoạt
động tín dụng.
- Đánh giá khả năng sinh lợi trong các kỳ tương lai của một tổ chức.
1.2.2.Tính cấp thiết
Thông qua việc đánh giá mục đích và tác dụng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ càng
cho thấy tính cấp thiết của việc lập và sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bởi vì Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ vừa là một báo cáo kế toán tài chính vừa là một công cụ cho việc lập
báo cáo kế toán quản trị, nghĩa là nó có một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông
tin đối với người quản lý doanh nghiệp và những đối tượng có liên quan.
*Đối với Doanh Nghiệp
Như đã trình bày ở trên, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có một tác dụng rất lớn cho
doanh nghiệp trong việc đánh giá sự hình thành và sử dụng lượng tiền trong quá khứ và
Trang 4
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
xây dựng dự toán tiền trong tương lai. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho người quản lý thấy
hoạt động nào của doanh nghiệp thực sự hiệu quả hoặc không, hoạt động kinh doanh có
mang lại dòng tiền tệ dương không vì hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu của
doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Đối với việc lập dự toán tiền, xem xét doanh nghiệp có thực sự có năng lực thanh
toán các nghĩa vụ khi chúng đến hạn, đáo hạn, biết được thời kỳ có nguy cơ căng thẳng về
tiền, có ảnh hưởng xấu đến cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho nhà quản lý
thiết lập được các kế hoạch đâù tư , đi vay hay tiến hành tìm kiếm các nguồn tài trợ khác
như phát hành cổ phiếu , trái phiếu ...để tạo hoặc giữ lại một lượng tiền, tránh tình trạng
khan hiếm tiền (gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh) hoặc dư thừa tiền mặt (gây ứ đọng
vốn). Mặt khác, khi lập dự toán tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt hơn tính chất
thời kỳ các hoạt động cuả doanh nghiệp, giúp hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với bên ngoài và các đối tác chính của doanh nghiệp qua sự nghiên cứu các điều kiện
thanh toán của khách hàng, nhà cung cấp. Chẳng hạn như qua việc nghiên cứu này cho
phép đánh giá được khả năng phản ứng của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng
thanh toán chậm hay trước môt yêu cầu rút ngắn thời hạn thanh toán của nhà cung cấp ...
Tóm lại , Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực sự là một công cụ sắc bén cho các nhà quản
lý vì đã đưa ra các thông tin về thu , chi tiền trên tất cả các mặt hoạt động của doanh
nghiệp.
*Đối với các đối tượng khác:
- Đối với các chủ nợ muốn nhận tiền cho vay và lãi đúng hạn, các cổ đông muốn
nhận lãi cổ phần cho sự đầu tư của họ vào cổ phiếu của công ty ... thì Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ là một phương tiện đầu tiên cho việc đánh giá khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Các thông tin thể hiện khả năng chi trả của doanh nghiệp có thể lấy trên Bảng cân dối kế
toán nhưng chúng chỉ là những hệ số tĩnh do không xét đến tốc độ lưu chuyển của tài sản
và tình hình hoạt động tực tế doanh nghiệp. Trong khi đó Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung
cấp nhiều thông tin về khả năng trả nợ thực tế, không những chỉ ra lượng tiền mà doanh
nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian nào đó mà còn so sánh nó với khoản nợ gần nhất,
cho thấy bức tranh sinh động về các nguồn tiền mà doanh nghiệp có thể huy động được để
trả các khoản nợ đến hạn. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho thấy triển vọng tương lai của
doanh nghiệp và khả năng về tình hình tài chính để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, nghĩa
là các cổ đông và nhà đầu tư thấy được hoạt động kinh doanh có tạo ra đủ tiền trả lãi cổ
phiếu và tiếp tục tăng thêm.
- Từ các thông tin đó , nhà cung cấp sẽ có quyết định nên tiếp tục cung cấp hàng
cho doanh nghiệp theo phương thức trả chậm nữa hay không, chủ nợ có nên cho vay nữa
không, nhà đầu tư và cổ đông có tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay không để tránh sự
rủi ro trong tương lai.
Trang 5
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
* Đối với Nhà nước
Với tư cách là chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước và nhà đầu tư (đồng sở hữu)
đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng rất
cần thiết đối với Nhà nước trong việc xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp có
đúng chức năng của mình, có hoạt động trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn và có trể duy
trì tồn tại và triển vọng phát triển trong tương lai. Từ đó có thể ra những quyết định phù
hợp đôí với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Với tư cách là nhà quản lý vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước mà đại diện là cơ quan thuế
cũng rất cần có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp để có thể thấy rõ từng khoản
thu, chi của doanh nghiệp gắn với thuế để tránh tình trạng khai gian lận thuế cũng như khả
năng có thể thanh toán các khoản thuế, phí , lệ phí ... cho Nhà nước.
* Đối với Công ty kiểm toán.
Khi doanh nghiệp là khách hàng của công ty kiểm toán thì các kiểm toán viên cũng
cần có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thông qua các chỉ tiêu phân tích họ sẽ có cái nhìn tổng
quát về tình hình thu chi tiền tệ , đánh giá được những khu vực trọng yếu có thể xảy ra
gian lận để từ đó tập trung nguồn lực một cách có hiệu quả .
2. Nội dung của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
2.1. Nội dung
Theo Quyết địng 1141/TC/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ Tài chính quy định về nội
dung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 mục thông tin chủ yếu và một số thông tin bổ
sung.
2.1.1 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu
tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư bao gồm 2 phần :
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp : hoạt động xây dựng
cơ bản mua sắm tài sản cố định.
- Đầu tư vào đơn vị khác dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán,
cho vay không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn.
2.1.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Phản ánh toàn bộ còng tiền thu vào chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài
chính của doanh nghiệp.
Trang 6
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng , giảm vốn
kinh doanh của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp góp vốn , vay vốn ( không phân biệt
ngắn hạn hay dài hạn ), nhận vốn góp liên doanh, phát hành cổ phiếu , trái phiếu...
2.1.3. Các thông tin bổ sung.
Các thông tin bổ sung trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ (là chỉ tiêu tổng hợp các kết quả tính được từ các dòng tiền lưu chuyển qua
3 hoạt động: kinh doanh , đầu tư , tài chính , nếu kết quả dương có mức tăng tiền , ngược
lại âm có mức giảm tiền), tiền tồn đầu kỳ và tiền tồn cuối kỳ.
2.2. Cấu trúc
Việc phân chia luồng tiền theo 3 hoạt động có tác dụng giúp doanh nghiệp nhận
biết hoạt động nào là hoạt động tạo ra các luồng tiền chủ yếu vào doanh nghiệp và bằng
cách nào, cũng như việc chi dùng tiền trong từng hoạt động nhiều hay ít, có hợp lí hay
không . Mặt khác, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là bảng cân đối thu - chi tiền tệ,
với số tiền đầu kỳ, qua quá trình lưu chuyển liên quan đến các mặt hoạt động doanh
nghiệp, cuối kỳ trên cơ sở tổng hợp kế toán sẽ xác định lượng tiền có lúc cuối kỳ.
Để thoả mãn những yêu cầu trên thì cấu trúc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 5 phần như
sau:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cả 3 hoạt động
Tiền đầu kỳ và tiền cuối kỳ
3. Phương pháp và cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập theo 2 phương pháp : phương pháp trực tiếp và
phương pháp gián tiếp . Hai phương pháp này chỉ khác nhau khi tính lượng tiền lưu
chuyển từ hoạt động kinh doanh, còn lượng tiền lưu chuyển từ hoạt động đầu tư và tài
chính được tính như nhau và theo phương pháp trực tiếp.
3.1. Phương pháp trực tiếp.
3.1.1. Nguyên tắc chung.
Theo phương này, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách xác định và phân tích
trực tiếp các khoản thực thu cthực chi bằng tiền trên sổ kế toán vốn bằng tiền theo từng
hoạt động và từng nội dung thu chi .
3.1.2.Cơ sở để lập
Theo phương pháp này, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào :
Bảng cân đối kế toán
Sổ kế toán theo dõi thu chi vốn bằng tiền ( tiền mặt , tiền gửi )
Trang 7
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
Sổ kế toán theo dõi các khoản phảI thu , phải trả.
3.1.3. Phương pháp lập
Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Tiền thu bán hàng - Mã số 01
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do bán hàng hoá , thành phẩm ,
dịch vụ . Số liệu được lấy từ sổ theo dõi thu tiền , có đối chiếu với số tiền bán hàng thu
được trong sổ theo dõi doanh thu bán hàng _ phần thu tiền ngay ( Nợ TK 111,112; Có
TK 511).
2. Tiền thu từ các khoản nợ phải thu - Mã số 02 : Số liệu được lấy từ sổ theo dõi thu tiền
có đối chiếu với sổ theo dõi các khoản nợ phải thu từ khách hàng , từ các đơn vị nội bộ
và các khoản phải thu khác, kể cả tạm ứng - phần thanh toán bằng tiền trong kỳ
3. Tiền thu từ các khoản khác - Mã số 03 :Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền
đã thu từ tất cả các khoản khác , ngoài tiền thu bán hàng và các khoản nợ phải thu , liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo như : tiền thu về bồi thường ,
được phạt không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải thu ...Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này lấy từ sổ theo dõi thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo.
4. Tiền đã trả cho người bán - Mã số 04 : Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã
trả cho người bán , thông qua tài khoản 331 “ Phải trả cho người cung cấp”, trong kỳ
báo cáo. Số kiệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền ( tiền mặt và
tiền gửi ) trong kỳ báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với người
bán - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc
đơn : (***) .
5. Tiền đã trả cho công nhân viên - Mã số 05 : Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số
tiền đã trả cho công nhân viên , thông qua tài khoản 334 “ Phải trả công nhân viên”
trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền (Tiền
mặt và tiền gửi ) trong kỳ báo cáo , có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với
công nhân viên - phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức
trong ngoặc đơn : (***) .
6. Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước - Mã số 06 : Chỉ tiêu này được lập
căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho nhà nước trong kỳ báo cáo ,
trừ khoản nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định đối với doanh nghiệp nhà nước. Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền ( tiền mặt và tiền gửi ) trong kỳ
báo cáo, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với ngân sách - phần trả bằng
tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn: (***).
7. Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác - Mã số 07: Chỉ tiêu này được lập căn cứ
vào tổng số tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả như : phải trả cho các đơn vị trong nội
bộ , bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn , nờ dài hạn đến hạn trả, các
Trang 8
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
khoản ký quỹ , ký cược đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này được lấy từ sổ theo dõi chi tiền ( tiền mặt và tiền gửi ) trong kỳ báo cáo , có
đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán các khoản phải trả tương ứng - phần đã trả
bằng tiền trong kỳ báo cáo và được ghi dưới hình thức trong ngoặc đơn : (***).
8. Tiền đã trả cho các khoản khác - Mã số 08 : Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số
tiền đã trả cho các khoản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản
ánh trong các chỉ tiêu trên như : mua hàng trả tiền ngay , các khoản trả ngay bằng tiền
không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải trả. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
được lấy từ sổ theo dõi chi tiền ( tiền mặt và tiền gửi ) trong kỳ báo cáo và được ghi
dưới hình thức trong ngoặc đơn : (***)….
9. Lưu chuyển tiên thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh -Mã số 20: Chỉ tiêu lưu
chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh chênh lệch giữa tổng
số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo
cáo . Số liệu chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chi tiêu từ mã số 01
đến mã số 08 . Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi dưới hình thức trong
ngoặc đơn : (***) .
Phần II : Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư :
Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư
của doanh nghiệp .
1. Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác - Mã số 21 : Chỉ tiêu này được lập căn
cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản cho vay , góp vốn liên doanh , trái phiếu đến
hạn , bán cổ phíêu , trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp , đơn vị khác trong kỳ báo
cáo. Số liệu đê ghi vào chỉ tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi)
trong kỳ báo cáo.
2. Tiền thu từ lãi các khoản đầt tư vào đơn vị khác - Mã số 22 : chỉ tiêu này được lập căn
cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do cho vay , góp vốn liên doanh , nắm
giữ các cổ phiếu , trái phiếu của đơn vị khác trong kỳ báo cáo . Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này lấy từ Sổ kế toán thu tiền (tiền mặt và tiền gửi) trong kỳ báo cáo .
3. Tiền thu do bán tài sản cố định - Mã số 23 : chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã
thu do bán , thanh lý tài sản cố định trong kỳ báo cáo .
4. Tiền đầu tư vào các đơn vị khác - Mã số 24: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số
tiền đã cho vay , góp vốn liên doanh , mua cổ phiếu , trái phiếu của các đơn vị khác .
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền ( tiền mặt và tiền gửi ) trong
kỳ báo cáo và đưọc ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn : (***) .
5. Tiền mua tài sản cố định - Mã số 25 : chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã
chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm , xây dựng , thanh lý tài sản cố định .Số liệu để ghi
Trang 9
Đề án: Phương pháp lập và phân tích Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Hoàng Văn Lợi
vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền ( tiền mặt và tiền gửi ) trong kỳ báo cáo và
được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***) .
6. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - Mã số 30: Chỉ tiêu lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động đầu tư phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số
tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng
các chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 26 . Nếu số liệu này là số âm thì sẽ được ghi dưới
hình thức trong ngoặc đơn : (***) .
Phần III : Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính :
Phần này phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính
của doanh nghiệp .
1. Tiền thu do đi vay - Mã số 31: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã thu do
đi vay các ngân hàng , tổ chức tài chính , các đối tượng khác. Số liệu để ghi vào chỉ
tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền ( tiền mặt và tien gửi ) trong kỳ báo cáo .
2. Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn - Mã số 32 : chỉ tiêu này được lập căn cứ vào
tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức
chuyển tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức
chuyển tiền hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này lấy từ sổ kế toán thu tiền ( tiền mặt và tiền gửi ) trong kỳ báo cáo .
3. Tiền thu từ lãi tiền gửi - Mã số 33 : chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số tiền đã thu về
các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn ở các ngân hàng , tổ
chức tài chính hoặc các đơn vị khác trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
lấy từ sổ kế toán thu tiền ( tiền mặt và tiền gửi ) trong kỳ báo cáo .
4. Tiền đã trả nợ vay - Mã số 34 : chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho
các khoản vay của các ngân hàng , tổ chức tài chính và các đối tượng khác . Số liệu để
ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền (tiền mặt và tiền gửi ) trong kỳ kế toán
và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn : (***) .
5. Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu - Mã số 35 : chỉ tiêu này được lập căn cứ vào
tổng số tiền đã chi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp các hình thức bằng
tiền hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền . Đối với doanh nghiệp nhà nước
, tổng số tiền nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách nhà nước cũng được phản ánh vào
chỉ tiêu này . Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán ( tiền mặt và tiền gửi)
trong kỳ kế toán và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn : (***) .
6. Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư - Mã số 36: chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số
tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh , các cổ đông , chủ doanh nghiệp .
Đối với doanh nghiệp nhà nước ,và các doanh nghiệp khác có lập các quỹ xí nghiệp từ
lợi nhuận sau thuế thì các khoản tiền chi từ nguồn các quỹ xí nghiệp như : quỹ phát
Trang 10