Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế và bảo vệ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.59 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ
VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh

Hà Nội, tháng 3


Lời mở đầu
Hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường sinh thái không dung hoà nhau mà bộc lộ những mâu
thuẫn mang tính sinh tồn ngày càng trở nên rất rõ nét trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các
mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên
và khoa học kỹ thuật. Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to
lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách
quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là
hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường. Dẫn đến ngày càng
nhìn thấy rõ giới hạn của sự tăng trưởng là việc chuyển đổi từ trạng thái con người bị thiên nhiên đe
doạ và phải chống lại nó trước đây, sang trạng thái con người đang đe doạ thiên nhiên, xâm hại đến môi
trường, trong khi môi trường là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính con người.
Do vậy, tôi chọn đề tài: “PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG
PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”. Với
mục đích làm rõ mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường , từ đó tìm ra giải pháp
hiệu quả để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”.



Chương I: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng
duy vật:
1.1. Khái niệm mối liên hệ:
Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại
thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau. Trả lời
câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập,
tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và
quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài,
mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số
người cho rằng, các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú,
song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn, giới vô cơ
và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn
giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, v.v.. Còn những người theo quan điểm biện chứng
lại cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác
động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm
chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là
một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người. Những người theo quan
điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa
các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại
trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết
học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác
động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của
một hiện tượng trong thế giới.
1.2. Các tính chất của mối liên hệ:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: Tính

khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng; nó
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất kỳ không gian nào
và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một
sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành
phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không
gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên


hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ
yếu, v.v..
Các mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện
tượng. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một
hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có
thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát
triển của chính các sự vật.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại
rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của
sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu
quả cao nhất trong hoạt động của mình. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến
chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Do các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật
khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng

về sự vật. Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải
biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối iên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, và
lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương
pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không
những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự
vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương
tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú, sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời
gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn con người phải tôn trọng quanđiểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải
chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát
triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ
không là luận điểm khoa học trong điều kiện khác.
CHƯƠNG 2: MỐI LIÊN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Ngày nay, thế giới của chúng ta đã có những thành tựu vĩ đại về khoa học và công nghệ mà nhờ
đó, loài người đạt được sự tăng trưởng kinh tế không ngừng. Song, thế giới cũng đang phải đối mặt với
những vấn đề hết sức nghiêm trọng có tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và
sự cạn kiệt tài nguyên. Tình trạng này đang đặt loài người trước sự “trả thù của giới tự nhiên” như từ


lâu Ph.Ăngghen đã từng cảnh báo và đang đe dọa chính sự tồn tại của bản thân Trái đất. Do vậy, loài
người muốn tồn tại và phát triển một cách hài hòa với giới tự nhiên, cần phải có những giải pháp kịp
thời và hữu hiệu để giải quyết những vấn đề môi trường. Điều này đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo cũng
như các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về môi trường và phát triển quan tâm nhiều đến mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Vì xét đến cùng, mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường chính là mối quan hệ giữa xã hội và giới tự nhiên.Vấn đề môi trường, vấn
đề quan hệ giữa con người và giới tự nhiên không đơn giản chỉ là vấn đề thuần túy khoa học hay kinh

tế - kỹ thuật, nó còn là vấn đề mang tính giai cấp, vấn đề tư tưởng, vấn đề chính trị
Do vậy, các khoa học xã hội, đặc biệt là triết học, có nhiệm vụ làm cho mọi người nhận thức rõ
trách nhiệm bảo vệ môi trường, cần làm cho mọi người thấy được rằng việc bảo vệ môi trường không
chỉ liên quan đến thế hệ này mà còn liên quan đến các thế hệ mai sau. Triết học có nhiệm vụ giải quyết
vấn đề phương pháp luận về sự tác động qua lại giữa các khoa học trong việc nghiên cứu vấn đề con
người và môi trường, góp phần xây dựng ý thức đúng đắn của con người trong quan hệ với giới tự
nhiên. Mối quan hệ giữa hoạt động của con người và bảo vệ môi trường đã từng được các nhà tư tưởng
và các nhà khoa học ở những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội quan tâm nghiên cứu. Tùy theo
điều kiện lịch sử mà những nghiên cứu ấy được tiến hành từ các góc độ khác nhau.
Nhìn chung, các tư tưởng triết học trước Mác, cả ở phương Đông và phương Tây, về mối quan hệ
giữa con người với giới tự nhiên có nhiều yếu tố tích cực, nhưng cơ bản còn mang tính duy tâm và siêu
hình. Kế thừa những tư tưởng tích cực, khắc phục những hạn chế, ngay từ giữa thế kỷ XIX, khi xem xét
mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng đúng
đắn dựa trên các căn cứ khoa học và lịch sử vững chắc về mối quan hệ đó. Một trong những tư tưởng
đó đã được lịch sử xã hội loài người khẳng định là xã hội không thể tồn tại và phát triển, nếu không có
quá trình thường xuyên sản xuất và tái sản xuất xã hội. Theo các ông, hoạt động sản xuất là đặc trưng
riêng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất vật chất chính là quá trình hoạt động có mục đích của con người, là quá trình con người
sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo
ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống của con người và cho xã hội. Sản xuất vật chất được thực hiện
trong quá trình lao động. Chính C.Mác là người đầu tiên đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài
người, nghĩa là tìm ra cái sự thật giản đơn rằng “... con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc
đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v..
Con người phải sản xuất vật chất, đó là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội. Con người
không thể thoả mãn nhu cầu của mình bằng những cái đã có sẵn trong giới tự nhiên. Để duy trì và ngày
càng nâng cao đời sống của mình, con người phải tiến hành sản xuất của cải vật chất; nếu không có sản
xuất thì xã hội tiêu vong. Vì thế, sản xuất của cải vật chất là điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một
hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây người ta vẫn phải tiến hành từng
ngày, từng giờ cốt để duy trì cuộc sống của con người. Và, chính trong quá trình này mối quan hệ giữa
giới tự nhiên, con người và xã hội hình thành. Tuy xuất hiện vào những thời điểm khác nhau nhưng các

yếu tố giới tự nhiên, con người, xã hội bao giờ cũng tồn tại trong sự thống nhất biện chứng, bởi vì
“chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau”. Con
người và xã hội tồn tại trong lòng giới tự nhiên. Và, lao động của con người là hạt nhân của sự thống
nhất biện chứng giữa xã hội và giới tự nhiên. Sự thống nhất đó được biểu hiện trong bản chất của con


người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã khẳng định: “... con người ta, do bản tính, nếu không
phải là một động vật chính trị như Aristốt nói, thì dầu sao cũng là một động vật xã hội”.
Như vậy, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giữa xã hội và giới tự nhiên, giữa con người và môi trường
có mối quan hệ chặt chẽ. Trước hết, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển ở trong xã hội; mặt khác,
con người là “một bộ phận của giới tự nhiên”, là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, sống dựa vào
giới tự nhiên, nằm trong lòng của giới tự nhiên, gắn với giới tự nhiên bằng trăm nghìn mối dây liên hệ.
“Giới tự nhiên – cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con
người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự
nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên
giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói
như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một
bộ phận của giới tự nhiên”. Đồng thời, xét theo nghĩa rộng của thuật ngữ “giới tự nhiên” thì xã hội
cũng là bộ phận của giới tự nhiên. Ở đây, mối quan hệ giữa xã hội và giới tự nhiên giống như quan hệ
giữa bộ phận và toàn thể. Song, C.Mác và Ph.Ăngghen không dừng lại ở đó. Theo các ông, con người
và xã hội không phải là những bộ phận bình thường mà là những bộ phận đặc biệt của cái toàn thể.
Những bộ phận ấy, một mặt, tuân theo các quy luật của giới tự nhiên; mặt khác, tuân theo những quy
luật của bản thân chúng, có bản chất riêng của chúng. Cùng với thời gian, trong những chừng mực nhất
định, những bộ phận ấy ngày càng phát triển, ngày càng hoàn thiện, do đó, càng có nhiều khả năng
quyết định tính chất, chiều hướng biến đổi của cái toàn thể kia, tức là của giới tự nhiên. Ở đây, hoạt
động có ý thức của con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng và vai trò đó ngày càng tăng lên, thậm
chí quyết định sự tồn tại và chiều hướng phát triển của chính mình cũng như của giới tự nhiên
C.Mác đã xét sự thống nhất giữa con người và giới tự nhiên như một vấn đề xã hội, vì “bản
chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội; vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với
con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người”. Sự thống nhất đó không phải là sự

thống nhất trong trạng thái tĩnh lặng mà luôn sống động, là một quá trình lịch sử luôn biến đổi và phát
triển không ngừng. Nó được thực hiện thông qua lao động của con người trong quá trình sản xuất vật
chất, thông qua thực tiễn.
Khi nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, khác với những người đi trước, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã xuất phát từ những tiền đề đầu tiên - đó là sự tồn tại của những con người sống và sự tác động của
họ lên phần còn lại của giới tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Các ông cho rằng, mọi hoạt
động của con người trong lịch sử xã hội đều phải dựa trên những cơ sở, tiền đề vật chất nhất
định. Trước hết, đó là những điều kiện vật chất duy trì chính sự tồn tại và phát triển của bản thân con
người. Thứ hai, trong quá trình sản xuất, con người không chỉ tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại của
bản thân, mà còn thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất những quan hệ xã hội của mình, những
quan hệ sản xuất.
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để tiến hành sản xuất vật chất, con người vừa phải
quan hệ với giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên, quan hệ đó được biểu hiện ở lực lượng sản xuất;
vừa phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Đây là quan hệ "kép"


mang tính khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại. Lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất trong một phương thức sản xuất.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội hay ở từng nấc thang lịch sử xã hội nhất định đều có một phương
thức sản xuất đặc trưng riêng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, lịch sử xã hội loài người là
lịch sử phát triển, kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất vật chất: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất là nội dung của một
phương thức sản xuất nhất định, là sự biểu hiện cụ thể, là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Nói
khác đi, lực lượng sản xuất là tiêu chuẩn căn bản để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế,
kỹ thuật trong lịch sử. C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất
ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. Trình độ lực
lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định, do đó, nó là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo giới tự nhiên
nhằm bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của loài người. Trong quá trình phát triển của xã hội, lực lượng
sản xuất không ngừng biến đổi và hoàn thiện dần. Các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất không

chỉ tạo ra những bước nhảy vọt về chất trong bản thân lực lượng sản xuất, làm thay đổi không ngừng
tính chất của mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, mà còn quyết định các bước chuyển biến
cách mạng trong lịch sử xã hội, đưa xã hội từ nền văn minh này sang nền văn minh, cao hơn.
Chế độ xã hội quy định tính chất, mục tiêu, phương hướng của con người trong quá trình tác
động vào giới tự nhiên. Do vậy, điều thứ hai chúng ta cần rút ra là, việc giải quyết những vấn đề nảy
sinh từ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường phải dựa vào bản chất của chế độ xã
hội, cũng như phải dựa vào các thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học nhân
văn cùng với sự hợp tác chặt chẽ, tự giác vì lợi ích chung của tất cả các quốc gia trên hành tinh, của
toàn thể loài người.
Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất, con người đã khai thác, sử dụng và
làm biến đổi mạnh mẽ giới tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội.
Song, trong quá trình đó, con người cũng đã để lại nhiều hậu quả tiêu cực, nặng nề cho môi trường tự
nhiên. Những vấn đề môi trường gay gắt và nguy cơ khủng hoảng sinh thái mang tính chất toàn cầu
đang đe dọa không chỉ sự sống của giới tự nhiên, mà cả sự sống còn của xã hội. Có thể nói, vấn đề môi
trường hiện nay là hết sức cấp thiết, buộc con người phải suy nghĩ và hành động ngay khi chưa quá
muộn. Trong lịch sử xã hội từng có những nền văn minh một thời phát triển rực rỡ, huy hoàng, nhưng
đã phải tiêu vong do sự tác động quá mức của con người đối với môi trường tự nhiên. Điển hình trong
số đó là nền văn minh Mayas mà “lý do làm cho nền văn minh này sụp đổ sau hơn 15 thế kỷ hưng
thịnh là nền độc canh và đốt rừng tràn lan để lấy đất làm rẫy. Cả hai phương thức đó làm cho đất đai
bạc màu, gây hạn hán, lụt lội và phá hủy mùa màng. Vì vậy, đền đài đồ sộ của người Mayas còn đó
nhưng có gì để nuôi sống họ nữa đâu. Thế là một trang sử đã bị lật qua và người Mayas phải chịu cảnh
phiêu bạt, bị đế quốc khác thống trị”.


Do đó, "… để điều khiển được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trước hết phải nhận thức
được những quy luật tồn tại và phát triển của giới tự nhiên và sau đó, phải biết vận dụng một cách đúng
đắn, chính xác những quy luật đó vào quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội, mà quan trọng nhất là
vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất. Lịch sử xã hội đã chứng tỏ rằng, quá trình phát triển của xã
hội là quá trình con người không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, phát triển và hoàn thiện dần công
cụ sản xuất, điều đó có nghĩa là con người đã không ngừng tấn công vào tự nhiên, đồng hóa các đối

tượng của tự nhiên, biến chúng thành sức mạnh của xã hội". Dùng khoa học, kỹ thuật và công nghệ,
con người đã khai thác và biến đổi giới tự nhiên, đồng thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc
giữa xã hội và giới tự nhiên. Ngày nay, cũng chỉ bằng cách dùng khoa học, kỹ thuật và công nghệ, con
người mới có thể quay về với cội nguồn của mình là giới tự nhiên, sống hài hòa thực sự với giới tự
nhiên, trong một môi trường sống mới - Trí tuệ quyển, trên cơ sở hiểu biết sâu sắc những quy luật của
giới tự nhiên và điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên. Và, điều
thứ ba chúng ta rút ra là, bằng sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và giới tự
nhiên, con người có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tóm lại, sự phát triển của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức con người, con người có
thể tác động làm cho môi trường tốt lên hay xấu đi. Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra và tồn tại, phát
triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác động trực tiếp
của con người, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người, từ đó ta có thể thấy môi trường chịu tác
động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được thông qua một thực thể đó là
con người. Tăng trưởng kinh tế
2.2 Môi trường ngày càng bị hủy hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Công nghiệp
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm
môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày
càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các
thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà
máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, kể từ năm 1986 Việt Nam bước vào
công cuộc đổi mới. Công cuộc đổi mới này được tiến hành trên toàn diện, trên mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế xã hội như đổi mới tư duy, hệ thống kinh tế, chính sách, thể chế quản lí hành chính…
Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế chỉ huy, tập chung, quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo
định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Trong gần hai thập kỷ qua thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới
nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn. Chính sách đổi mới đã mang lại những thay
đổi, tạo ra một nền kinh tế năng động, một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.



Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) tăng trung bình hơn 7%/năm. Đặc biệt trong công nghiệp, tăng
trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có 0,6% năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai
đoạn 1991 - 2000 tăng lên trung bình 12,9%/năm, trong đó thời kỳ 1991 - 1995 có tốc độ tăng trưởng
cao nhất đạt 17%/năm. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014
ước tính tăng 5,98% so với năm 2013 (trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%;
quý IV tăng 6,96%). Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng
5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong khu vực công nghiệp và xây
dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển
biến khá tích cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước (Năm
2012 tăng 5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của khu vực II và góp
phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung.
Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội.
Đóng góp vào thành tựu đó có phần quan trọng của các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, việc
phát triển các KCN đã phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đó là: tình trạng lãng phí tài
nguyên đất đai do tỉ lệ lấp đầy các KCN thấp; tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất
thải nguy hại do hoạt động của các KCN; Những ảnh hưởng này dẫn đến môi trường đất, nước,
không khí ở một số thành phố lớn, KCN tập trung, khu dân cư đang bị ô nhiễm, suy thoái, tài
nguyên khoáng sản cũng đang dần cạn kiệt.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính hết năm 2014, cả nước đã có 295
KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp
có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Các tỉnh có KCN phát
triển là các tỉnh và thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc...
Tính đến hết tháng 12/2014, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào KCN đạt gần 112 tỷ
USD. Trong đó, thu hút từ đầu tư nước ngoài đạt 5.593 dự án với tổng vốn đầu tư đã đăng ký là 85.993
triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 48.647 triệu USD, bằng 57% vốn đầu tư đã đăng ký. Thu hút
từ đầu tư trong nước đạt 5.464 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 542 nghìn tỷ
đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, bằng 50% vốn đăng ký.



Qua số liệu bảng 1 cho thấy, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) nói
chung qua các năm tăng giảm không đồng đều, tuy nhiên từ 2011 đến nay có xu hướng tăng.
Số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại các KCN đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện trong
giai đoạn 2007-2014 là 8.021 vụ. Số lượng các vụ vi phạm pháp luật về BVMT bị lực lượng Cảnh sát
môi trường phát hiện, xử lý đều tăng qua các năm, lớn nhất trong năm 2014 với 2.110 vụ. Tỷ lệ các vụ
vi phạm pháp luật về môi trường tại các KCN trên tổng số các vụ vi phạm pháp luật về môi trường
trung bình các năm từ 2007-2014 là 14,20%, trong đó cao nhất là năm 2008 với tỷ lệ 21,9% và thấp
nhất là năm 2011 với tỷ lệ 11,8%.

Những phương thức, thủ đoạn chủ yếu: Đối với vi phạm về xử lý nước thải, phương thức chủ yếu
là không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có xây dựng nhưng không vận hành hoặc chỉ vận
hành để đối phó với cơ quan chức năng khi có thanh tra, kiểm tra, thường xuyên xả thải chưa qua xử lý
ra môi trường hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Để thực hiện hành vi này, một số doanh
nghiệp dùng nhiều thủ đoạn như: xây dựng hệ thống xả thải ngầm, xả thải vào ban đêm, khi nước biển
dâng (triều lên), trời mưa, xả trộm nước thải sản xuất vào đường thoát nước mưa. Đối với vi phạm
về xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, thủ đoạn thường thấy là chôn lấp ngay trong khu vực của


doanh nghiệp, đưa chất thải rắn xả thẳng ra môi trường, những nơi hoang vắng như các dự án chưa thi
công, đường xá mới làm mới thông xe kỹ thuật... Đối với vi phạm về xử lý khí thải, các doanh nghiệp
thường có thủ đoạn xả khí thải, bụi vào hôm thời tiết xấu khó quan sát, xả khí bụi vào ban đêm (01h –
03h
sáng).
Đối với vi phạm về nhập khẩu chất thải, Thủ đoạn phổ biến thường là doanh nghiệp nhập nguyên liệu
sản xuất dưới hình thức “tạm nhập, tái xuất” (nhập về Việt Nam làm sạch rồi tái xuất sang các nước thứ
3), khai báo trên giấy tờ hải quan dưới dạng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất, hoặc đã được làm
sạch nhưng thực tế là phế liệu có chứa tạp chất, chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lợi
dụng quy định việc phân luồng hải quan, khai báo hàng hóa nằm trong diện được miễn kiểm, hoặc

chỉ kiểm tra xác suất từ 5-10%… Một số doanh nghiệp lập hợp đồng giả với đối tác khống ở nước
ngoài; mở tờ khai hàng hóa khi làm thủ tục thông quan không đúng với nội dung khai báo hàng hóa;
ngụy trang sắp xếp hàng hóa trong các container (hàng không vi phạm xếp bên ngoài, hàng vi phạm
xếp chứa ẩn bên trong). Trường hợp vi phạm có dấu hiệu bị bại lộ, chủ hàng đã chủ động có văn bản
từ chối nhận hàng hoặc khi vi phạm bị phát hiện, chủ hàng khai báo đó là gửi nhầm hàng, nhầm
chủng loại…Chỉ tính riêng cảng Hải Phòng, hiện nay còn khoảng 1.000 container với trên 4.000 tấn
hàng có dấu hiệu vi phạm tồn đọng suốt từ năm 2003 tới nay được coi là hàng tồn, hàng vô chủ, các cơ
quan có thẩm quyền không quy được trách nhiệm và xử lý hậu quả thuộc về cơ quan, cá nhân nào.
Tháng 4/2010, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phát hiện Công ty cổ
phần công nghiệp Tungkuang (doanh nghiệp FDI của Đài Loan) tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải
Dương với thủ đoạn xây dựng hệ thống cống thoát ngầm thường xuyên bơm xả nước thải không qua xử
lý ra sông Giẽ với nhiều hóa chất độc hại như chrome 6 (gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), manggan,
sắt… có nồng độ vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Điều đáng nói ống xả của Tungkuang chỉ cách xí
nghiệp kinh doanh nước sạch số 1, nơi cung cấp nước sạch cho toàn bộ 3.000 hộ dân và các cơ quan
doanh nghiệp tại huyện Cẩm Giàng có hơn 100m.
Tháng 08/2011, lực lượng C49 Bộ Công an phát hiện Nhà máy Xử lý nước thải tập trung
của Công ty CP Sonadezi Long Thành xả 9.300 m3 nước thải chưa qua xử lý ra môi trường với
phương thức là cho nước thải tạm chứa trong các hồ lớn với khối lượng hàng nghìn m3, khi thủy triều
lên, nhân viên của Công ty sẽ mở van cho nước thủy triều tràn vào hồ nhằm mục đích pha loãng
nước thải, sau đó, khi thủy triều rút sẽ mang theo toàn bộ nước thải trong hồ ra rạch Bà Chèo và chảy
ra sông Đồng Nai. Hành vi này của Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi đã bị Cục Cảnh sát môi
trường xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 405 triệu đồng, đồng thời buộc Công ty phải thực hiện
đúng quy trình xử lý nước thải, đảm bảo nước thải phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
Tháng 7/2011, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phát hiện Công ty TNHH Longtech
Precision Việt Nam (doanh nghiệp FDI của Đài Loan) tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh đã có hành vi lắp
đặt đường ống không có trong sơ đồ thiết kế được phê duyệt để đưa nước thải quá trình mạ ra môi
trường. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã yêu cầu tháo gỡ toàn bộ hệ thống ống
xả ngầm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 225 triệu đồng. Tháng 4/2008, Sở Tài
nguyên Môi trường và Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện
Công ty TNHH Sông Xanh (trụ sở tại số 2 Huỳnh Khương An, phường 3, TP. Vũng Tàu) – là doanh

nghiệp có chức năng xử lý rác thải công nghiệp và nguy hại chôn lấp trong khuôn viên nhà máy một


lượng lớn cát lẫn dầu thu gom từ sự cố tràn dầu tàu Đức Trí chưa xử lý. Tiếp tục điều tra phát hiện
thêm khoảng 1.200 tấn rác thải nguy hại khác Công ty này đã chôn xuống khuôn viên nhà máy mà
chưa qua xử lý. (Theo tài liệu của cơ quan chức năng, rác thải công nghiệp chủ yếu là bùn được lấy từ
quá trình khoan, thăm dò và xử lý dầu khí được Công ty Sông Xanh xử lý bằng cách chôn trên diện tích
khoảng 1.000m2. Còn cát nhiễm dầu được chôn lấp trên diện tích khoảng 600m2. Ngoài ra, cát nhiễm
dầu còn được chôn trên diện tích 500m2 bên trong nhà máy và cán bê tông lên.
Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn,
lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất
đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp
vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động
của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán,
ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông
dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những
tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa
phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu
công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống
nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu
tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát
thành các xung đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống
cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi
trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm
không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO 2,
SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam,
hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm

cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên.
Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng
bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi
trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ
của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây
phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Theo ước tính hiện nay nước ta có khoảng trên 60.000 công ty và doanh nghiệp tư nhân, hơn
4.500 hợp tác xã phi nông nghiệp và trên 2 triệu hộ kinh doanh cá thể. Cùng với sự ra đời của hàng loạt
các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đó, hiện nay trên cả nước tổng lượng chất thải rắn ước tính
khoảng 49. 000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000 tấn/ngày. Việc quản
lý chặt chẽ chất thải rắn nguy hại đang gặp nhiều khó khăn, không có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu
giữ các chất thải độc hại trước khi xử lí, không có nhà máy xử lí chất thải độc. Phần lớn chất thải rắn


nguy hại này thuần tuý chỉ được chôn chung lẫn lộn với rác thải sinh hoạt hay thậm chí đổ ngay tại nhà
máy gây mối nguy hại rất lớn đối với môi trường sống.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp thường thải ra một lượng
nước thải khá lớn. Đặc biệt là khoảng hơn 90% cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lí nước thải. Phần
lớn các nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành xử lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nguồn nước mặt,
gây ô nhiễm trầm trọng đối với nhiều dòng sông. Trong nhiều trường hợp, nuớc thải ứ đọng lâu ngày
còn gây ô nhiễm không khí, mất mỹ quan, lan truyền bệnh dịch và nhiều tác động tiêu cưc khác. Nước
thải công nghiệp chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường đô thị được, trên
đây là những vấn đề mà theo tôi là cấp thiết và cần có hướng giải quyết kịp thời.
2.2.2. Nông nghiệp
Nước ta là một nước có nền kinh tế xuất phát điểm là nông nghiệp và cho đến nay, hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên, nông sản và hàng sơ chế. Kim ngạch xuất
khẩu khoáng sản và hàng hoá nông lâm, thuỷ hải sản chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ hội cho Việt Nam
đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đi đôi với sự gia
tăng này của các hoạt động sản xuất là khả năng gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng lớn.

Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được và việc khai thác bừa bãi
các nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhằm phục vụ xuất khẩu có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của
nước ta trong tương lai. Mặt khác, các ngành nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cũng có nhiều cơ hội
để thâm canh, gia tăng sản lượng dẫn đến việc phá huỷ tài nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt
và chăn nuôi không hợp lí. Để tăng sản lượng các loại rau, củ, quả… người nông dân thường phun các
loại chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu… Trình độ nhận thức và chuyên môn của người dân còn
thấp, thêm vào đó đội ngũ cán bộ nông nghiệp còn chưa nhiều vì vậy người nông dân chưa ý thức được
hành động của họ sẽ dẫn đến hậu quả gì. Việc sử dụng các loại hoá chất và sau đó vứt ngay các loại vỏ,
bao đựng trên ruộng trước tiên gây ô nhiễm nguồn nước sau là gây nguy hiểm cho những người sử
dụng các loại rau, củ, quả đó. 60-65% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ; hàng chục triệu
tấn chất thải chăn nuôi, 90% khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý chủ yếu đổ ra ven đường làng,
bờ kênh, mương mỗi năm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
Theo Cục Chăn nuôi, chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong
sản xuất nông nghiệp. Mỗi con bò có thể thải ra 10 -15kg phân/ngày; 1 con lợn thải 2,5-3,5kg
phân/ngày; mỗi gia cầm thải 90g phân/ngày, theo đó tổng khối lượng chất thải chăn nuôi khoảng 73
triệu tấn/năm. Chưa kể ở nước ta hiện nay, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, vì vậy
việc xử lý và quản lý chất thải chăn nuôi ngày càng khó khăn. Cả nước có 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy
mô gia đình, 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung, nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công trình
khí sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10%
và chỉ 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý
chất thải bằng bất kỳ phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài. Tình trạng sử dụng thuốc
thú y, vắc-xin, phòng chống dịch bệnh không đúng kỹ thuật cũng đang gây tác hại lớn đến môi trường.


Kiểm tra 134 mẫu nước lấy từ các giếng khoan gần những hố chôn gia cầm chết, phát hiện 23% số mẫu
bị nhiễm bẩn các chất hữu cơ vượt mức cho phép; 42,3% mẫu bị nhiễm vi sinh vật vượt giới hạn cho
phép.
Theo Cục Trồng trọt, có tới 80% khối lượng rơm rạ, thân các loài cây lương thực bị đốt hoặc vứt
bỏ ngoài đồng ruộng. Bên cạnh chất thải hữu cơ, nguồn chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất
cũng khá lớn và ngày càng đáng báo động. Chỉ tính riêng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), mỗi năm

nước ta nhập khẩu 130.000 -150.000 tấn. Hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại,
tùy tiện không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến hậu quả: ngộ độc
thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Với tỷ lệ vỏ bao bì 15% thì hàng năm thải ra môi trường
19.000 tấn bao bì, đây là loại rác thải nguy hại, nhưng hầu hết không được xử lý do việc thu gom và
gửi đi xử lý không thuận tiện.
Theo Tổng cục Thủy sản, vấn đề nổi cộm trong môi trường nuôi trồng thủy sản hiện nay chính là
ở các vùng nuôi tôm và cá da trơn tập trung. Để có 1kg cá tra thành phẩm, nông dân phải sử dụng 35kg thức ăn, nhưng chỉ khoảng 17% lượng thức ăn được cá hấp thụ, phần còn lại hòa lẫn vào môi
trường nước, trở thành các chất hữu cơ phân hủy làm ô nhiễm môi trường. Chất thải trong nuôi trồng
thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các
chất tồn dư của vật tư sử dụng như hóa chất, vôi, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng… Ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh phát sinh trên diện rộng ở các
loại cá, tôm nuôi.
2.2.3. Du lịch
Năm 2014, Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) xếp Việt Nam ở hạng thứ 16 trong số
184 quốc gia có tiềm năng lâu dài trong phát triển du lịch. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả
6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn
nước ngoài). Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực ngành Du lịch ngày một phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Tính đến tháng 6/2015, cả nước có 18.600 cơ sở lưu trú du lịch với trên 355.000
buồng; trong đó có 668 khách sạn từ 3 đến 5 sao với 68.520 buồng. Cả nước có 1.500 doanh nghiệp lữ
hành quốc tế, hơn 13.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa, hơn 15.500 hướng dẫn viên du lịch và hàng
chục nghìn hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm với nhiều ngoại ngữ khác nhau. Đến năm 2014
đã có gần 700.000 lao động trực tiếp, 1,5 triệu lao động gián tiếp làm việc trong ngành Du lịch, chiếm
4% lao động toàn quốc. Lượng khách liên tục gia tăng, từ năm 2007 đến nay, tốc độ tăng trưởng lượng
khách luôn đạt nhịp độ 2 con số; từ 5 triệu lượt khách quốc tế từ năm 2010, đến năm 2014 đạt gần 8,5
triệu lượt khách, khách nội địa từ 28 triệu lượt tăng lên 38 triệu lượt vào năm 2014. Từ năm 2010 đóng
góp 3,26% GDP cả nước, đến năm 2014 đóng góp khoảng 6% GDP cả nước với tổng thu đạt 230 nghìn
tỷ đồng. Phục vụ trực tiếp cho hoạt động đưa đón khách du lịch hiện nay có khoảng 10.000 xe, tàu,
thuyền các loại. Cùng với việc đầu tư về sân bay, mở thêm nhiều đường bay trong nước và quốc tế,
nhiều tuyến du lịch đường sắt, đường biển, đường sông như tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hải Phòng Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh - Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh - Phú
Quốc… đã khiến cho việc đi lại được thuận lợi, đem lại sự hài lòng cho du khách.



Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả
nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho
khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ,
biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm
ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất
cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây
ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và
trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi
và bê tông. Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. Ô
nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa
phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.
Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến
trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá
nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng
kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một
trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên
đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn,
săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm
trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do
khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
2.3. Trả giá vì ô nhiễm môi trường
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố năm 2012, Việt Nam
đang bắt đầu phải trả giá về mặt sức khỏe con người do một thời gian dài chưa thật sự quan tâm đến
vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Một trong những tác động nguy hại nhất mà ô nhiễm môi trường gây ra cho con người đó là làm

suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân. Theo thống kê của bộ Y tế cho thấy hằng năm
cả nước có gần 200.000 người bị mắc ung thư phát hiện mới, mà nguyên nhân chính là môi trường
sống ngày càng xuống cấp trầm trọng. Một người bình thường cũng có thể cảm nhận được không khí ô
nhiễm hơn, ra đường nhiều khói bụi hơn, sông hồ đen hơn, cây cối ít hơn, nguồn lợi thủy sản ngày càng
giảm
2.4. Giải pháp


Tự nhiên, ở bất kỳ giai đoạn nào trong sự phát triển của xã hội loài người, cũng đều cung cấp cho
con người những sản phẩm vật chất để con người sinh sống, như nguồn nước tinh khiết, không khí
trong lành. Cũng chính vì sự “tự nhiên” ấy, trong quá trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng con người đã
phải lấy đi của tự nhiên rất nhiều những bộ phận thân thể của nó như động, thực vật, đất đai, khoáng
chất... chính trong quá trình đó con người đã làm thay đổi giới tự nhiên. Có thể nói rằng, những biến
đổi dù to hay nhỏ trong môi trường tự nhiên đều do quá trình tăng trưởng kinh tế đem lại. Vì mục đích
phát triển kinh tế ấy, con người đã tác động đến môi trường tự nhiên theo hai hướng có lợi hoặc có hại.
Nếu hành động đúng quy luật, con người sẽ tạo ra hướng có lợi cho môi trường tự nhiên. Trong quá
trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, con người đã tác động vào tự nhiên, ít nhiều cũng đã cải tạo môi
trường tự nhiên, nâng cao sự hiểu biết sâu hơn về giới tự nhiên và đặc biệt là có thể tạo ra điều kiện vật
chất để cải tạo, tái tạo môi trường tự nhiên. Sự tăng trưởng kinh tế trên cơ sở áp dụng những thành tựu
khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất đã phần nào đó loại trừ được những hậu quả
không mong muốn do sự tác động không kiểm soát được của con người gây ra cho tự nhiên.
Ở chiều ngược lại, con người tác động vào tự nhiên không theo quy luật như khai thác tài nguyên
thiên nhiên, khoáng sản quá mức sẽ làm cho môi trường tự nhiên mất cân bằng, ngày càng nghèo nàn,
kiệt quệ, sự cân bằng sinh thái sẽ bị phá vỡ và tự nhiên sẽ “trả thù” con người.
Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên vừa có sự thống nhất, vừa có sự
mâu thuẫn. Sự thống nhất và mâu thuẫn đó đều thể hiện ở nền sản xuất xã hội. Con người không ngừng
sản xuất ra của cải vật chất. Mọi của cải vật chất mà con người sản xuất ra xét đến cùng bằng cách này
hay cách khác đều lấy vật liệu từ tự nhiên.
Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, một mặt chúng ta phải đảm bảo cho sự phát triển, gia tăng
đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhưng, đồng thời, cũng phải chi phí cho vấn đề bảo vệ môi trường. Nếu

không bảo vệ môi trường thì không thể đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế vì một phần đầu vào cho
tăng trưởng kinh tế được lấy từ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình này, người ta nhận thấy rằng,
việc chi phí quá mức cho việc bảo vệ môi trường có thể cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhiều hình
thức phát triển kinh tế của các nước đang phát triển đã dựa trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có, dẫn đến sự xuống cấp về môi trường và sự xuống cấp này sẽ phá hoại chính sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng và ưu tiên bậc
nhất đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua những chương trình, chính sách hướng
tới phát triển nền kinh tế xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện
thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững của Đảng và chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ
bản sau:
Thứ nhất: Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới
tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của
mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn
mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các
vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động


cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ
thể để đánh giá.
Thứ hai: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh
tế-xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và
nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá
rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi
trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất
sạch”, “tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ

của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba: Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền
vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh
quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển. Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế
bằng mọi giá; Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn,
bền vững hơn.
Thứ tư: Dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn, chung sức và
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí
tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án: Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn; Hiện
đại hóa ngành khí tượng thủy văn; Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và
cộng đồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; lồng ghép các yếu tố
biến đổi khí hậu với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), xác định các giải pháp chiến lược và chính sách thực thi, bố trí các
nguồn lực cần thiết để tổ chức và triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu.
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai; Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015. Xác lập cơ chế cung - cầu, chia sẻ lợi ích, phát
triển bền vững tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án
Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng
xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân
tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện
xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát
triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ sáu: Đẩy mạnh thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản theo hướng
giảm cơ chế “xin - cho”, tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá
mỏ để tăng thu cho ngân sách Nhà nước và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm

tham gia hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao tính thống nhất, tránh chồng
chéo trong quản lý; tăng cường phân cấp cho các địa phương quản lý khoáng sản; chú trọng thanh tra,


kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật...Đồng thời, tiếp tục giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh chế biến sâu
nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị tài nguyên khoáng sản, hướng tới mục tiêu xây dựng ngành công
nghiệp khai khoáng ổn định, bền vững. Phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển.
Thứ bảy: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với
biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng
Bộ Luật Môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo
hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không
rõ trách nhiệm và thiếu khả thi. Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng
thể hệ thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..
Giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường tự
nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi
trường tự nhiên theo hướng ngày càng tốt hơn. Ở những thời kỳ đầu của sự phát triển nền văn minh loài
người, các lực lượng tự nhiên gần như thống trị hoàn toàn cuộc sống của con người, quyết định tính
chất và nội dung mối quan hệ qua lại giữa con người với giới tự nhiên.
Dần dần, do sự phát triển của lao động và hoạt động nhận thức, con người học được cách chế ngự tự
nhiên, thiết lập sự thống trị của mình với giới tự nhiên nhằm phục vụ cho mục đích mà yêu cầu cuộc
sống của con người đòi hỏi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia
2. ( Viện triết học)
3. (Cổng thông tin Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam )
4. (Tổng cục thống kê)
5. (Báo du lịch)
6. (Công nghiệp xanh)
7. (tủ sách khoa học)

8. ( Hội nông dân Việt Nam - Môi trường nông thôn)
10. />


×