Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.01 KB, 20 trang )

Lời nói đầu
Phát triển là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam
cùng với xu hướng toàn cầu, mở cửa hội nhập, tiến hành công nghiệp hoá
hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, nước ta đã có
nhiều biến đổi sâu sắc, và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc
đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phát triển kinh tế, công nghiệp hoá
hiện đại hoá, những mặt trái của quá trình phát triển, hội nhập, mở cửa đã
có một số tác động tiêu cực không nhỏ đến con người, xã hội, và đặc biệt là
môi trường sống.
Phát triển kinh tế kéo theo nó là những tác động tiêu cực tới môi
trường, nhưng để giải quyết được những yêu cầu công nghệ cho môi trường
nền kinh tế phải phát triển. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường là một trong những chủ đề đáng quan tâm không chỉ của các
nhà nghiên cứu, các cấp Nhà nước mà còn của cả mọi người dân trong toàn
xã hội.
Tiểu luận Triết học
1
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
I. Các lý luận chung :
1. Khái niệm “phát triển kinh tế” :
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trường kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh
về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Muốn phát triển kinh tế, đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia
tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời
gian tương đối dài và ổn định). Đi liền với đó là sự thay đổi trong cơ cấu
kinh tế : thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế…
thay đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá : tỷ trọng của vùng
nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thàn thị, tỷ trọng các ngành
dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ


phận dân số trong xã hội sẽ trở nên tươi đẹp hơn; giáo dục, y tế, tinh thần
của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. Phát
trển kinh tế đòi hỏi mở cửa nền kinh tế, do đó mà trình độ tư duy quan
điểm sẽ thay đổi.
Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hoá theo thời gian và do những
nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
2. Thuật ngữ “Môi trường” và “bảo vệ môi trường” :
a. Môi trường :
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
Tiểu luận Triết học
2
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên. (theo điều 1 luật bảo vệ môi trường VN)
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với
thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,
vườn trường,… các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy
định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi
hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư,
quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
b. Các chức năng của môi trường :
Môi trường có những chức năng cơ bản sau :
Thứ nhất, môi trường là không gian sống của con người và các loài

sinh vật.
Thứ hai, môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và
hoạt động sản xuất của con người.
Thứ ba, môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người
tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên
nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Thứ năm, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người . Bởi vì môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất,
Tiểu luận Triết học
3
lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn
hoá của loài người ; lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo,
các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác ;
cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm
các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản
ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện
tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v..
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian
sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử
dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các
vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài
nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả
năng tự phục hồi. Do đó, việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, cấp
thiết.
c. Bảo vệ môi trường :
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn,

khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống
nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ
môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên
cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về
bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong
Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân
Tiểu luận Triết học
4
phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường".
Để bảo vệ môi trường, chúng ta phải : không đốt phá rừng, khai thác
khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng
sinh thái ; không thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không
khí, không phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường
xung quanh ; không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới
hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn
độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước ; không chôn vùi, thải vào đất
các chất độc hại quá giới hạn cho phép ; không khai thác, kinh doanh các
loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ ;
không nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường,
nhập khẩu, xuất khẩu chất thải ; không sử dụng các phương pháp, phương
tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động
vật, thực vật.
II. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế :
Môi trường và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít.
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan

hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Mà môi trường cung cấp nguyên
liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ
thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên : Rất nhiều quốc gia phát triển chỉ
trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công
nghệ hiện đại,... Có thể nói, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói
chung (trong đó có cả tài nguyên) có vai trò quyết định đối với sự phát triển
bền vững về kinh tế ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương vì:
Tiểu luận Triết học
5
1. Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà
còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống
Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên,
nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác,
sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những dạng vật
chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để
thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải
trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những cái đó không gì khác là các yêu tố
môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả
sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống
của con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và
đời sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là
nơi gây ra nhiều thảm hoạ cho con người (thiên tai), và các thảm hoạ này sẽ
tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi
trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Ngược lại môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hoá
“đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống.
Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước
thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc hại

làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường. Quá trình sinh
hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất
thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng sẽ gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
Tiểu luận Triết học
6
2. Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của
sự phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật
chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải
tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Giữa môi trường và sự
phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của
sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi
trường.
Trong hệ thống kinh tế - xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất
đến lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của
nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, chất thải. Các thành phần đó luôn luôn
tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường
đang tồn tại trong địa bàn đó.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là
cải tạo môi trường tự nhiên hoặc có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc
tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô
nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát
triển kinh tế - xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối
tượng của sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai
đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực.
Để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô
nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ
giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

Tiểu luận Triết học
7
3. Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân
tộc
Như trên đã nói, bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển
kinh tế cũng như xã hội được bền vững. kinh tế - xã hội phát triển giúp
chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập
chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để
kinh tế - xã hội phát triển. bảo vệ môi trường là việc làm không chỉ có ý
nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương
lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà
khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các
thế hệ sau không có điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội,
thể chất, trí tuệ, con người...), thì sự phát triển đó phỏng có lợi ích gì ! Nếu
hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác bảo
vệ môi trường, làm cho môi trường bị huỷ hoại thì trong tương lai, con
cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.
Nhận thức rõ điều đó, trong bối cảnh chúng ta bước vào thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị ban chấp hành TW Đảng
CS Việt Nam đã ra Chỉ thị 36/CT/TW ngày 25/6/1998 về “Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước". Ngay những dòng đầu tiên, Chỉ thị đã nêu rõ: “bảo vệ môi trường là
một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã
hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước,
với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới". Như
vậy bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát
triển của đất nước. Mục tiêu “dân giàu, nước mạch, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơn
nữa công tác bảo vệ môi trường.
Tiểu luận Triết học

8

×