Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chương 4 Chế Biến Và Dự Trử Thức Ăn Trong Chăn Nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.19 KB, 26 trang )

Chương 4
CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN


Chế biến thức ăn tinh

Xử lý thức ăn thô giầu xơ
Ủ xanh

Ứng dụng công nghệ sinh học


Chế biên thức ăn tinh:
Hạt ngũ cốc, hạt đậu, các loại khô dầu, thức ăn
nguồn gốc động vật...

►Nghiền nhỏ
• Phương pháp làm giảm kích cỡ hạt giúp trộn đều
thức ăn dễ dàng.
• Máy nghiền búa

Chế biến thức ăn tinh


►Ép viên
Máy ép viên thủ công: thức ăn ở dạng bột nhão và
trộn với chất kết dính. Sau khi khi ép sợi được cắt nhỏ.
Viên thức ăn có độ ẩm 20-25%, ẩm độ để bảo quản
<10%

Chế biến thức ăn tinh




►Ép viên
Máy ép viên áp lực thấp
Quá trình nén thức ăn làm nhiệt độ tăng trên 1000C,
tinh bột được hồ hóa và hình thành viên
Thức ăn viên có độ ẩm >10% khi ra khỏi máy, khi
nguội ẩm độ xuống dưới 10%

Lực nén cao, tạo viên rất chặt, lâu tan

Chế biến thức ăn tinh


►Ép viên
Máy ép viên áp lực cao (ép đùn)
Nguyên tắc giống máy ép viên áp lực thấp.
Khi thức ăn ra khỏi máy, hơi nước bên trong viên thức ăn giãn
nở, tạo nên những lỗ nhỏ làm thức ăn xốp, nhẹ, có thể nổi trên
mặt nước.
Chất kháng dinh dưỡng bị phá hủy, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị
năng lượng thức ăn tăng lên. Tuy nhiên mất một số vitamin

Chế biến thức ăn tinh


►Thức ăn hỗn hợp: có từ hai nguyên liệu đã qua chế biến trở lên,
gồm 3 loại chính
• Thức ăn hoàn chỉnh: lại hỗn hợp chứ tất cả các chất dd cần thiết
cho vật nuôi, thay đổi phù hợp với nhu cầu dd và được chế biến phù

hợp với chức năng sinh lý của từng đối tượng.
Không phải bổ xung một chất nào khác trừ nước uống

• Hỗn hợp đậm đặc: hỗn hợp giàu protein, aa, khoáng chất, vitamin.
Cần pha loãng bằng những thức ăn tinh khác (ngô, tấm, cám gạo..)
 Hỗn hợp bổ sung: hỗn hợp chứa chất dinh dưỡng bổ xung như vi
khoáng, vitamin, aa, enzym, thuốc phòng bệnh…
Thường chế biến dưới dạng premix (vd: premix khoáng, premix
vitamin,…)

Chế biến thức ăn tinh


Chế biến thức ăn tinh


Sử lý thức ăn thô giầu xơ:
Thức ăn giàu xơ như rơm, lúa, thân ngô già,…
• Nhược điểm: tỷ lệ tiêu hóa thấp, trâu bò không thích ăn,
lượng thu nhận thấp

Xử lý thức ăn thô giầu xơ


Sử lý rơm bằng urê:
• Nguyên lý: sự có mặt của nước và nhiệt, urê bị thủy
phân thành amoniac và CO2 nhờ enzym urease.
Amonic thấm vào khối thức ăn và làm giảm độ vững
chắc của thành tế bào, độ hòa tan chất xơ tăng, độ trương
nở của tế bào trong môi trường nước, tạo thuận lợi cho

vsv phân giải xơ thâm nhập vào tế bào.
Kết quả là tỷ lệ tiêu hóa của rơm tăng lên, lượng N
trong rơm cũng tăng lên.

Xử lý rơm bằng urê


► Cách làm:
• Chuẩn bị bể ủ hoặc hố ủ: kích thước hố 2x1x1m, ủ
khoảng 200-300kg rơm. Hố bằng đất phải chắc, thành hố
lót nylon, lá chuối khô.
• Nguyên liệu ủ: urê dùng bằng 4% so với VCL của rơm
• Cách ủ:

Cho rơm vào bể hoặc hố thành từng lớp, mỗi lớp rơm rắc
một lớp urê, cho đến khi đầy bể, nén chặt, phủ nylon lên trên
cùng. Thời gian ủ kháng 2 tuần vào mùa lạnh 3-4 tuần. Ủ tốt
rơm có màu vàng đậm, mềm mại, không mốc, có mùi cay
amoniac.
• Cho ăn: lấy vừa đủ lượng rơm cần thiết, không thừa.

Xử lý rơm bằng urê


Ủ rơm khô bằng urê và vôi:
► Cách làm:

• Nguyên liệu ủ: rơm phơi khô
• Công thức ủ: theo 3 công thức
Rơm khô 100kg + 4kg urê + 70-100 lít nước sạch


Rơm khô 100kg + 4kg urê + 0,5kg vôi tôi + 70-100 lít nước sạch
Rơm khô 100kg + 2,5kg urê + 2-3kg vôi tôi + 70-100 lít nước sạch
• Cách ủ: Urê và vôi hòa vào nước cho tan đều. Xếp rơm vào bể thành
từng lớp 20cm, tưới dd vôi/urê vào, đảo đều rồi nén chặt. Sau cùng,
phủ nylon lên trên.
• Cho ăn: giống như ủ rơm tươi.

Ủ rơm khô với urê và vôi


Ủ xanh:
► Bảo vệ thức ăn trong thời gian dài
► Nguyên lý: gồm 2 quá trình
• Hoạt động sinh lý thực vật: nhờ hoạt động của enzym. Sau
vài ngày nhiệt độ hố ủ tăng lên, quá trình kết thúc khi oxy
không còn. Để giảm tiêu hao chất hữu cơ, phải loại bỏ oxy
càng sớm càng tốt.

• Hoạt động của vi sinh vật: vsv có sẵn trong nguyên liệu thức
ăn là nấm và vi khuẩn.

Ủ xanh


Vi khuẩn lactic: thường có trong cây cỏ đang sinh trưởng. Khi
ủ xanh, vi khuẩn tiếp tục tăng lên và lên men các đường tan,
sản sinh axit hữu cơ, chủ yếu axit lactic và làm giảm pH.
+ Lên men đồng chất:


+ Lên men dị chất

Ủ xanh


Vi khuẩn clostridia: có mặt trong cây cỏ dưới dạng bào tử và
phát triển trong điều kiện yếm khí.

Ủ xanh


Vi khuẩn clostridia:
Clostridia rất nhạy với nước. Thức ăn càng ẩm Clostridia
hoạt động càng tốt.
Enterobacteria: thường có số lượng rất ít trong cây cỏ.
Chúng có khả năng phân giải đường dễ tan thành axit
acetic, ethanol và hydro.
Giống Clostridia, có khả năng sinh amoniac.

pH thích hợp là 7

Ủ xanh


► Cách làm
Hố ủ:
- Địa điểm: gần chuồng để tiện vận chuyển thức ăn. Chọn nơi
cao rao, nước ở ngoài khó ngấm vào.
- Các loại hố: hố xây là tốt nhất, dung tích hố chứa đủ lượng
thức ăn 10-15 ngày/hố. Với quy mô chăn nuối nhỏ, 2-4 bò/hộ

nên làm bể ủ dung tích 1x1x1,5m.
Nguyên liệu và chuẩn bị nguyên liệu: các loại thức ăn có thể ủ
chua: cây ngô còn bắp non sau khi thu bắp, các loại cỏ xanh (cỏ
voi, cỏ ghine..), phụ phẩm dứa, ngọn lá mía…Lượng nước thích
hợp là 65-75%. Hàm lượng nước >75% thì phơi héo hay thêm rỉ
mật đường. Ngược lại, lượng nước thấp thì phun thêm nước.
Thức ăn cắt ngắn dễ nén chặt.

Ủ xanh


► Cách làm
Cho thức ăn vào hố và lấp hố: sau khi chuyển thức ăn vào
hố thành từng lớp 20-30cm, nén chặt. Đến khi đầy hố, lớp
trên cùng chất thức ăn aco hơn mặt hố 30-50cm, rải một lớp
rơm khô hoăc lá chuối khô rồi đổ đất lên, nén chặt, trên
cùng phủ nylon. Công việc ủ chỉ nên làm trong ngày.
Kiểm tra chất lượng của thức ăn ủ:sau 2 tuần ủ, dùng
ống thông xuyên vào giữa hố để lấy mẫu thức ăn ra.
Thức ăn ủ tốt có mùi chua dịu, màu xanh đậm là tốt; nếu có
mùi chua nặng của dấm, mùi thối và màu xanh đen hoặc
đen là hỏng, không dùng được.

Ủ xanh


► Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ủ xanh
Hàm lượng VCK: nguyên liệu ủ phải có ẩm độ 65-75%,
nếu thức ăn đem ủ có nhiều nước phải đem phơi héo trước
đưa độ ẩm về mức này hoặc bổ xung thức ăn khô như rơm,

bã bia khô.
Hàm lượng đường: nếu hàm lượng đường trong nguyên
liệu quá thấp, quá trình lên men lactic yếu không đủ hạ pH
xuống mức cần thiết để bảo quản thức ăn.
Khả năng đệm: nếu nguyên liệu có tính đệm cao thì việc
giảm pH sẽ khó khăn. Ngược lại, khả năng đệm thấp thức
ăn dễ bị chua quá làm giảm hấp thu.

Ủ xanh


► Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ủ xanh
Một số biện pháp hỗ trợ:

 Bổ xung đường dễ lên men (rỉ mật)
 Phơi héo đưa về độ ẩm khoảng 70%
 Bổ sung rơm, bã bia khô khi VCK quá thấp
 Bổ sung muối hoặc CaCO3 để đệm phòng thức ăn quá
chua.

 Bổ sung chế phẩm vi khuẩn lên men lactic.
 Bổ sung axit hữu cơ (axit foocmic) để hạ nhanh pH

Ủ xanh


► Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ủ xanh
Các yếu tố kỹ thuật
 Thời gian ủ: quá lâu dẫn đến tiêu hao chất dd, sinh nhiệt
cao thức ăn bị hỏng.

 Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp là 20-26 độ
 Độ kín

Ủ xanh


► Sử dụng thức ăn xanh
 Thức ăn sau ủ 3 tuần có thể sử dụng, có thể dự trữ 3-6
tháng.
 Cho ăn 5-7kg/100kg TT/ngày
 Không nên cho ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn lẫn
các thức ăn khác.

 Gia súc có thai cuối kỳ, gia súc nuôi con, gia súc non
không nên cho ăn nhiều thức ăn ủ xanh

Ủ xanh


Ứng dụng công nghệ và̀ sinh học:
► Năng lực sinh tổng hợp protein của vsv:

Nấm men, về chất lượng sinh khối nấm men giầu protein,
nhiều aa quý, muối khoáng, vitamin nhóm B, nếu được
chiếu tia tử ngoại giàu vitamin D.

Ứng dụng công nghệ sinh học


► Năng lực sinh tổng hợp protein của vsv:

Việc sử dụng các aa công nghiệp như lysin, metionin, tryptophan để
cân đối aa khẩu phần động vật nuôi là nhờ vào cnsh (tái tổ hợp
DNA).

Các enzym ngoại sinh (không do cơ thể đv tạo ra) do ngành cn
enzym tạo ra như xylanaz, β gluacanaz, αgalactosidaz, αamylaz..giúp
phân hủy độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hóa ngũ cốc và phụ
phẩm của ngũ cốc, tăng hấp thu thức ăn. Ngoài ra, một số đường đơn
(polymer xylan, manan, glucan...) cũng được giải phóng, giá trị năng
lượng tăng lên.
Khoáng hữu cơ đưa vào chăn nuôi thay cho khoáng vô cơ cũng ứng
dụng cnsh. Đó là những phức hợp kim loại với protein hoặc aa
(chelat đồng-lysin, kẽm-methionin, selen-metionen..). Nhờ vậy, muối
kim loại trong khẩu phần giảm, từ đó tăng năng suất chăn nuôi và
giảm ô nhiễm do muối kim loại không hấp thu thải ra phân gsgc.

Ứng dụng công nghệ sinh học


► Năng lực sinh tổng hợp protein của vsv:
Việc sử dụng các aa công nghiệp như lysin, metionin, tryptophan để
cân đối aa khẩu phần động vật nuôi là nhờ vào cnsh (tái tổ hợp
DNA).

Các enzym ngoại sinh (không do cơ thể đv tạo ra) do ngành cn
enzym tạo ra như xylanaz, β gluacanaz, αgalactosidaz, αamylaz..giúp
phân hủy độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hóa ngũ cốc và phụ
phẩm của ngũ cốc, tăng hấp thu thức ăn. Ngoài ra, một số đường đơn
(polymer xylan, manan, glucan...) cũng được giải phóng, giá trị năng
lượng tăng lên.

Khoáng hữu cơ đưa vào chăn nuôi thay cho khoáng vô cơ cũng ứng
dụng cnsh. Đó là những phức hợp kim loại với protein hoặc aa
(chelat đồng-lysin, kẽm-methionin, selen-metionen..). Nhờ vậy, muối
kim loại trong khẩu phần giảm, từ đó tăng năng suất chăn nuôi và
giảm ô nhiễm do muối kim loại không hấp thu thải ra phân gsgc.

Ứng dụng công nghệ sinh học


×