Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Eunsung Electronic Vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.27 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

PHAN THỊ CÚC

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
BẰNG CÔNG NGHỆ AAO TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY EUNSUNG ELECTRONIC VINA”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Thái Nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

-----------

PHAN THỊ CÚC

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
BẰNG CÔNG NGHỆ AAO TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI NHÀ MÁY EUNSUNG ELECTRONIC VINA”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học


: 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn

: Th.s Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giúp học sinh, sinh viên trau dồi, củng cố, bổ
sung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên phát
huy khả năng, biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các yêu
cầu thực tế. Qua đó sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân để
khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, trình
độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của xã hội.
Được sự phân công của Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi
trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự nhất trí của công ty
TNHH xây dựn và công nghệ môi trường Việt Nam tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AAO trong
hệ thống xử lý nước thải nhà máy Eunsung Electronic Vina”. Sau thời
gian thực tập 3 tháng tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kiến thức quý
báu cho bản thân. Đây là tiền đề quan trọng để tôi làm quen với môi trường
làm việc thực tế trước khi ra trường.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi
trường, các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt là thầy giáo Th.s Nguyễn Quang
Thi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị của

công ty TNHH xây dựng và công nghệ môi trường Việt nam đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian thực tập có hạn và trình độ kiến thức bản thân còn nhiền
hạn chế, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng
song bài khóa luận của tôi không thể trách khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp ý kiến để khóa luận tốt nghiệp của em
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Phan Thị Cúc


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết Tắt

Giải Thích

1

ANTQ

An ninh tổ quốc

2


ANTT

An ninh trật tự

3

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

4

BOD

Nhu cầu oxi hóa sinh học

5

COD

Nhu cầu oxi hóa hóa học

6

KH & CN

Khoa học và công nghệ

7


NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

8

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

9

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

10

TT

Thông tư

11

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

12


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lượng dòng chảy một số sông lớn ....................................... 11
Bảng 4.1. Chức năng chính của các vi khuẩn ....................................... 45
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước ................................................. 46
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Công nghệ đệm di động MBBR ............................................ 13
Hình 4.1.sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt ............................. 38
Hình: 4.2 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của quá trình xử lý nước thải ..... 41
Hình 4.3: Đồ thị về tăng trưởng của vi khuẩn trong bể xử lý ................ 43
Hình 4.4: Quá trình khử Nito ................................................................. 44
Hình 4.5: Quá trình khử phospho........................................................... 45
Hình 4.6: Đồ thị so sánh kết quả chỉ tiêu TSS, BOD5, COD trước khi
xử lý và sau khi xử lý và quy chuẩn Việt Nam ........................ 48
Hình 4.7: Đồ thị so sánh kết quả chỉ tiêu, T - NO3, T - PO4 trước khi
xử lý và sau khi xử lý và quy chuẩn Việt Nam ........................ 50


MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .................................................................................. 1

1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 3
2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................. 7
2.3. Một số phương pháp xử lý hiếu khí trong điều kiện nhân tạo ...... 8
2.3.1 Bể biophin ................................................................................ 8
2.3.2. Bể oxyten................................................................................. 8
2.3.3. Bể SBR .................................................................................... 9
2.4. Hiện trạng môi trường nước Thế giới và Việt Nam ...................... 9
2.4.1. Hiện trạng môi trường nước Thế giới ..................................... 9
2.4.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam .............................. 14
2.4.3 Tài nguyên nước của tỉnh Bắc Ninh và khu vực nhà máy
Eunsung Electronic Vina................................................................. 20
2.5. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và công nghệ xử lý nước thải của
công ty.....................................................................................................23
2.5.1. Giới thiệu về công ty TNHH xây dựng và công nghệ môi trường
Việt Nam............................................................................................................24
2.5.2. Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải...................................24
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ....................................................................................................... 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 26
3.1.1. Đối tượng .............................................................................. 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................... 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành................................................... 26
3.2.1. Địa điểm tiến hành ................................................................ 26
3.2.2 Thời gian tiến hành ................................................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. ............................ 26



3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc
Ninh.................................................................................................. 26
3.3.2. . Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và công nghệ xử lý nước thải
của công ty ...................................................................................... 26
3.3.3. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Eunsung
Electronic Vina ............................................................................... 26
3.3.4. Đánh giá khả năng xử lý công nghệ AAO ............................ 26
3.3.5. Kết quả phân tích mẫu nước ................................................. 26
3.3.6. Những hạn chế tồn tại khi vận hành công nghệ AAO .......... 26
3.3.7. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ
thống AAO ....................................................................................... 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 26
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................... 26
3.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa ........................... 27
3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh ............................................. 27
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu nước................................................... 27
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc
Ninh. .................................................................................................... 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 32
4.2. Hiện trạng hệ thống nước thải công ty Ensung Electronic vina .. 36
4.2.1. Các loại nước thải có trong nguồn thải ................................. 36
4.2.2. Mô tả các hệ thống thu gom, xử lý và quy trình công nghệ xử
lý nước thải ...................................................................................... 37
4.2.3. Chế độ xả thải........................................................................ 37
4.2.4. lưu lượng nước xả thải .......................................................... 37
4.3. Đánh giá khả năng xử lý của công nghệ AAO ............................ 37

4.3.1 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công nghệ AAO . 37
4.3.2. Hệ vi sinh vật trong bể xử lý sinh học .................................. 45
4.4. Kết quả phân tích mẫu nước ........................................................ 46
4.4.1. Kết quả phân tích mẫu nước ................................................. 46
4.4.2. Cách phân tích mẫu nước…………………………………47
4.5. Những hạn chế tồn tại khi vận hành công nghệ AAO........ ……45


4.5.1. Một số vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống AAO
......................................................................................................... 50
4.5.2. Nguyên nhân xảy ra các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống
AAO ................................................................................................................ 50
4.6. Biện pháp xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống
AAO .................................................................................................... 51
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 52
5.1. Kết luận ........................................................................................ 52
5.2. Kiến nghị ..................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 54


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội đang là nguyên nhân
chính gây ra sự biến đổi môi trường và khí hậu trên toàn thế giới. Những
hoạt động đó, một mặt sẽ làm cải thiện đời sống của con người, nhưng
mặt khác lại làm cạn kiệt, khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây
ô nhiễm và suy thoái môi trường trên thế giới.

Hệ thống thoát nước hiện nay không đủ năng lực để đáp ứng nhu
cầu thoát nước thải và nước mưa ở khu đô thị, trung tâm công nghiệp và
các khu vực nông thôn. Các thủy vực ao hồ, sông suối và kênh rạch
cũng ngày càng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và chất thải công
nghiệp. Nhiều chất ô nhiễm công nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe con người.
Việt Nam có tới gần 110 khu công nghiệp đang hoạt động ví dụ
khu công nghiệp Nam Sơn, khu công nghiệp Yên Phong II ở Bắc Ninh,
khu công nghiệp Việt Hòa, Phú Thái ở Hải Dương, khu công nghiệp
Đông Anh, Sóc Sơn ở Hà Nội. Nhưng chỉ gần 1/3 trong số đó có hệ
thống phù hợp để xử lý nước thải và các chất thải độc hại khác. Nhà
máy Eunsung Electroic Vina cũng nằm trong tình trạng đó, với một
lượng nước lớn dùng để sản xuất và vệ sinh đã thải ra ngoài môi trường
một lượng lớn nước thải, cùng với một lượng lớn khí thải và chất thải.
Vấn đề nước thải đang trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Ở nước
ta vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề chiến lược quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, con người đang tìm
mọi giải pháp để bảo vệ môi trường, xử lý nước thải trước khi thải ra
môi trường, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có sự quản lý
chặt chẽ của nhà nước cũng như của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Hiện nay nhiều mô hình xử lý nước thải ở khu công nghiệp đã được
nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới cũng như trong
nước. Trong khuôn khổ thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi xin đưa ra đề tài
nghiên cứu:


2

“ Đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ
AAO trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy Eunsung Electronic

Vina” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả xử lý của công nghệ AAO trong hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy Eunsung Electronic Vina.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và
đại diện cho khu vực nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy
chuẩn môi trường Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Nâng cao kiến thức và kỹ năng rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ
công tác bảo vệ môi trường, vận dụng nâng cao kiến thức đã học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
Đánh giá được hiệu quả xử lý nước thải nhà máy đồng thời nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao thương hiệu của
công ty.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi
Trường Việt Nam năm 2005 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật” [ 7].

- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng suy giảm chất
lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích
sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật. ô
nhiễm môi trường nếu vượt quá mức nhất định sẽ là hiện tượng nhiễm
độc và ngộ độc sinh vật và con người [1].
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: là sự có mặt của một
chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên. Khi vượt quá một
ngưỡng nào đó thì chất ngoại lai trở nên độc hại đối với sinh vật và con
người.
- Khái niệm nước thải: Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất trong mỗi cộng đồng đều tạo ra các chất thải, ở thể khí, lỏng, rắn.
Thành phần chất thải lỏng, hay nước thải được định nghĩa như một dạng
hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dùng , nước mưa, mước mặt, nước
ngầm,…) và các chất thải từ sinh hoạt trong thương mại, giao thông vận
tải, nông nghiệp,…ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm nước xảy ra khi các
chất nguy hại xâm nhập vào nguồn nước lớn hơn khả năng tự làm sạch
của chính bản thân nguồn nước [12].
- Khái niệm nước thải chưa qua xử lý: là nguồn tích trữ các
chất độc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác. Sự phân hủy
các chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các chất khí nặng mùi.
Thông thường, các chất thải chưa qua xử lý thường là nguyên nhân gây
bệnh do nó chứa các loại độc chất phức tạp hoặc mang các chất dinh


4

dưỡng thuận lợi cho việc phát triển cho các loại vi khuẩn, các thực vật
thủy sinh nguy hại [2].
- Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: [10]
+ Có xuất hiện các chất nổi trên mặt nước và các cặn lắng chìm

xuống đáy nguồn.
+ Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…).
+ Thay đổi thành phần hóa học ( PH, hàm lượng lượng các chất
hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…).
+ Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh
hóa để oxy hóa các chất hữu cơ vừa mới thải vào.
+ Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng, có xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
Đặc trưng của nước thải:
Bằng trực giác của con người ta có thể nhận thấy được các chất hòa
tan trong nước thải tương đối cao. Nước thải có những biểu hiện đặc trưng
sau: [6]
+ Độ đục: Nước thải không trong suốt. Các chất rắn không tan tạo
ra các huyền phù lơ lửng. Các chất lỏng không tan tạo dạng nhũ lơ lửng.
hoặc tạo váng trên mặt nước. Sự xuất hiện của các chất keo làm cho nước
có độ nhớt.
+ Màu sắc: Nước tinh khiết không màu. Sự xuất hiện màu trong
nước thải rất dễ nhận biết. Màu xanh là sự phát triển của tảo lam trong
nước. Màu vàng biểu hiện sự phân giải và chuyển đổi cấu trúc sang các
hợp chất trung gian của các hợp chất hữu cơ. Màu đen biểu hiện của sự
phân giải gần đến mức cuối cùng của các chất hữu cơ.
+ Mùi: Nước không có mùi. Mùi của nước thải chủ yếu là do sự
phân hủy các chất hữu cơ trong thành phần các nguyên tố N, P và S.
Xác của vi sinh vật, thực vật có protein là lợp chất hữu cơ điển hình tạo
bởi các nguyên tố N, P và S nên khi thối rữa đã bốc mùi ra rất mạnh Các
mùi:
+ khai là Amoniac ( NH3). Tanh là các Amin (R3N), (R2NH-),
Phophin (PH3). Các mùi thối la khí Hidro sunfua (H2S).



5

+ vị: Nước tinh khiết không có vị và độ PH = 7. Nước có vị chua
là do tăng nồng độ Axit của nước ( PH < 7). Vị nồng là biểu hiện của
kiềm (PH >7). Vị mặn chát là do một số muối vô cơ hòa tan, điển hình
là muối ăn ( NaCl) có vị mặn.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm.
Nước bề mặt ở Việt Nam dao động từ 14.30c – 33,50c. Nguồn gốc gây ô
nhiễm nhiệt chính là nhiệt của các nguồn nước thải từ bộ phận làm lạnh
của các nhà máy, khi nhiệt độ tăng lên còn làm giảm lượng oxy hòa tan
trong nước.
+ Độ dẫn điện: Các muối tan trong nước phân ly thành các ion
làm cho nước có khả năng dẫn điện. Độ dẫn điện phụ thuộc vào nồng độ
và độ linh động của các ion.
+ DO (Lượng oxy hòa tan): DO là lượng oxy hòa tan trong nước
cần thiết cho sự hô hấp của các vi sinh vật sống dưới nước (cá, lưỡng
thể, thủy sinh, côn trùng…). Do thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí
quyển hoặc do quang hợp của tảo.
+ Chỉ tiêu sinh vật: Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn,
vi rút, nấm, rêu tảo, giun sán…
- Khái niệm xử lý sinh học hiếu khí: Thực chất là thực hiện các
quá trình oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ có thể oxy hóa được nhờ vi
sinh vật [12].
- Bùn hoạt tính: Là tập hợp các vi sinh vật khác nhau chủ yếu là
vi khuẩn hiếu khí có khả năng ổn định chất hữu cơ hiếm khí được tạo
nên trong quá trình sinh hóa hiếu khí được giữ lại ở bể lắng đợt 2. Bùn
hoạt tính là các bông cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ
từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh
vật khác nhau [11].
- Quá trình hình thành bùn hoạt tính: Nước thải sau khi qua bể

xử lý sinh học hiếu khí. Khi ở trong bể các chất lơ lửng đóng vai trò các
hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các
bông cặn gọi là bùn hoạt tính.


6

Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền ( BOD) và chất
dinh dưỡng (N,P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ
không hòa tan và thành các tế bào mới. Quá trình chuyển hóa thực hiện
theo từng bước xen kẽ và nói tiếp nhau. Một vài loài vi khuẩn tấn công vào
các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp, sau khi chuyển hóa thải ra các
hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp hơn, một vài vi khuẩn khác dùng các
chất này làm thức ăn và lại thải ra các chất đơn giản hơn nữa và quá trình
cứ thế tiếp tục cho đến khi chất thải cuối cùng không thể dùng làm thức ăn
cho bất cứ loài vi sinh vật nào nữa [11].
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong bể xử lý hiếu
khí:
+ PH và nhiệt độ
Giá trị PH có ảnh hưởng rất lớn đến hoạch lực của enzim trong tế
bào và quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng vào tế bào, hệ thống xử lý
sinh học hiếu khí có thể hoạt động trong dải PH khá rộng từ 5 – 9. Tuy
nhiên PH tối ưu cho quá trình khoảng 6,5 – 8,5.
Nhiệt độ có vai trò quan trọng vì nhiệt độ quyết định vận tốc của
oxy hòa, các quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, với đa
số vi sinh vật, nhiệt độ trong các hệ thống xử lý có thể biến động từ 16 –
37 0C, nhiệt độ tối ưu là 25 – 300C [12].
+ Thành phần và nguồn dinh dưỡng
Để duy trì sự phát triển của vi sinh vật, đảm bảo quá trình làm
sạch nước thải cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật, các

nguyên tố ảnh hưởng quyết định tới quá trình oxy hóa C, N và P. Mức
độ ảnh hưởng phụ thuộc nhiều vào bản chất của các chất ô nhiễm có
trong nước thải, thực nghiệm cho thấy tỷ lệ C : N : P tối ưu là 100 : 5 :
1. Thông số thường trong nước có các nguyên tố khoáng và vi lượng.
Do đặc trưng công nghệ một số nước thải nghèo N và P. Sự thiếu hụt
này sẽ kìm hãm sự phát triển của một số vi sinh vật trong quá trình oxy
hóa.
Thiếu N và P trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân
làm thay đổi tương tác giữa các nhóm vi khuẩn trong bùn hoạt tính. Các


7

vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh làm cho bùn xốp. Hiện tượng này gọi
là sự phồng lên của bùn khi đó bùn sẽ khó lắng, làm tăng chỉ số thể tích
lắng gây khó khăn cho quá trình tách bùn ở bể lắng thứ cấp [9].
+ Các chất độc
Các chất vô cơ, hữu cơ, nhất là các ion kim loại, các ion kim loại
halogen có khả năng ức chế vô hoạt hệ enzim oxy hóa khử ở các vi sinh
vật. Vì vậy cần phải kiểm tra và đảm bảo hàm lượng của chúng không
vượt quá nồng độ cho phép. Dưới đây là nồng độ cho phép của một số
tác nhân: [10]
+ Các kim loại nặng: < 2mg/l
+ Phenol và hợp chất chứa Phenol < 140mg/l
+ Các muối xyanua: < 60mg/l
+ Độ oxy hòa tan
Để thực hiện quá trình oxy hóa, vi sinh vật cần oxy dưới dạng hòa
tan trong các hệ thống xử lý oxy được cung cấp liên tục nhằm đáp ứng
nhu cầu oxy cho quá trình oxy hóa.
Thiếu oxy hòa tan cũng là nguyên nhân dẫn đến phồng bùn do vi

khuẩn dạng sợi phát triển. Việc cung cấp oxy còn có tác dụng tạo ra
nồng độ đồng nhất trong các thiết bị, làm ra các khối bùn có kích thước
lớn, giảm các điểm chết trong thiết bị, nâng cao hiệu quả làm sạch và rút
ngắn thời gian lưu của nước trong hệ thống xử lý [12].
+ Tỷ lệ F/M
Nếu F/M > 1, tức là dư thừa dinh dưỡng nên vi khuẩn sinh
trưởng nhanh, khó tự phân hủy và thời gian tạo nha bào giảm dẫn đến
khả năng tạo bông bùn kém, nước đục và bùn khó lắng.
Nếu F/M < 1, tức là thiếu dinh dưỡng, khi đó các vi khuẩn
dạng sợi phát triển làm xốp bùn dẫn đến khả năng lắng bùn kém.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 29/11/2005.
- Nghị định của chính phủ số 179/1999/NĐ-CP. Quy định cho
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn
nước.


8

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- QCVN 14 : 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
- Phương pháp lấy mẫu nước thải: Theo TCVN 5999:1995.
- Phương pháp bảo quản mẫu: Theo TCVN 5993 -1995.
2.3. Một số phương pháp xử lý hiếu khí trong điều kiện nhân tạo

2.3.1 Bể biophin
Bể biophin là thiết bị trong đó các vi sinh vật tăng trưởng cố định
trên lớp màng bám vào một vật liệu lọc. Nước thải được tưới từ trên
xuống qua vật liệu lọc, tiếp xúc với vi sinh vật xảy ra quá trình phân hủy
hiếu khí. Lớp vật liệu lọc rất mỏng song cũng có thể xảy ra song song 2
quá trình ở sát bề mặt là quá trình phân hủy yếm khí và hiếu khí và nhờ
các vi sinh vật hiếu khí. Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tưới
lên bề mặt của bể và thấm qua lớp vật liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu
lọc và các khe hở giữa chúng và các cặn bẩn được giữ lại và tạo thành
màng gọi là màng vi sinh. Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất bẩn
hữu cơ thâm nhập vào bể cùng nước thải khi ta tưới hoặc qua khe hở
thành bể, hoặc qua hệ thống tưới tiêu từ dưới đáy đi lên. Vi sinh vật hấp
thu các chất hữu cơ và nhờ có oxy mà quá trình oxy hóa được thực hiện
[12].
2.3.2. Bể oxyten
Là bể chứa có mặt hình tròn, bên trong làm tường (hình trụ) phân
chia vùng làm thoáng và vùng lắng, tại khoảng giữa tường phân chia có
cửa sổ để nước bùn dư từ vùng làm thoáng vào vùng lắng. Trong
khoảng dưới tầng hầm phân chia làm cửa sổ để bùn hoạt tính tuần hoàn
từ vùng lắng sang vùng làm thoáng. Nước thải dẫn theo ống trung tâm
vào vùng làm thoáng, dưới tác động của áp lực động do tuốc bin gây


9

nên mà hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính bão hòa oxy trào qua cửa sổ
lưng chừng vào vùng lắng. Do các song chắn hướng dòng mà hỗ hợp
nước bùn chuyển dịch dần theo chu vi của vùng lắng và ở đây bùn được
tách khỏi [12].
2.3.3. Bể SBR

Là bể phản ứng theo mẻn là dạng công trình xử lý nước thải dựa
trên phương pháp bùn hoạt tính, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn
ra gián đoạn trong cũng một kết cấu, đây là hệ thống xử lý nước thải
chứa các chất hữu cơ và nito cao. Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm
quá trình bơm nước thải, phản ứng, lắng và giai đoạn xả nước ra. SBR
được chứng tỏ là hệ thống xử lý có hiệu quả cao do tiêu tốn ít năng
lượng, dễ dàng kiểm soát các sự cố xẩy ra, xử lý với lưu lượng thấp, ít
tốn diện tích rất phù hợp với những trạm công suất nhỏ [12].
2.3.4. Mương oxy hóa tuần hoàn (MOT)
Được sử dụng để xử lý nước thải với quy mô nhỏ và bằng phương
pháp sinh học hoàn toàn. Có thể xử lý nước thải với nồng độ BOD20 =
1.000 – 5.000 mg/l và đối với nước thải sinh hoạt thì không cần qua lắng
mà chỉ cần qua song chắn rác với khe hở mắt lưới 8mm. MOT có dạng
hình chữ nhật hoặc hình tròn, đáy và bờ thường được gia cố, chiều sâu
từ 0,7m – 1m, tốc độ chuyển động của nước trong mương không nhỏ
hơn 0,3m/s và được làm thoáng bằng máy khuấy trục nằm ngang [12].
2.4. Hiện trạng môi trường nước Thế giới và Việt Nam
2.4.1. Hiện trạng môi trường nước Thế giới
2.4.1.1. Hiện trạng môi trường nước thải trên thế giới
Nước là khoáng chất phổ biến nhất trên bề mặt trái đất. Nó bao
phủ 3/4 bề mặt trái đất. Thể tích của nước vào khoảng 1.370 triệu km3 ,
trong đó có từ 500.000 đến 1.000.000 km3 nước ngọt phân bố trong các
sông hồ và nước ngầm, băng của các cực trái đất chiếm thể tích khoảng
25.000.000 km3 cũng là nước ngọt. cuối cùng có 50.000 km3 nước trong
khí quyển ở dạng hơi và dạng mây. Lượng nước hóa hơi hàng năm
khoảng 500.000 km3 và quay trở lại các lục địa khoảng 120.000 km3.
Khối lượng nước đóng băng ở các cực địa trái đất chiếm tỷ lệ lớn (99%)


10


nhưng lượng nước này rất khó khai thác cho nên lượng nước chúng ta
sử dụng chủ yếu lấy từ các con sông, suối, ao, hồ…
Về số lượng hồ tự nhiên cho tới nay vẫn chưa biết được chính
xác, vì chưa được điều tra đầy đủ. Sơ bộ ước tính có khoảng 2,8 triệu hồ
tự nhiên, trong đó 145 hồ có diện tích mặt trên 100 km2 . Lượng nước
của hồ này chiếm 95% tổng số. Hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất trên
trái đất là hồ Baican chứa 2.300 km3 với độ sâu tối đa khoảng 1.741 m.
Ngoài số hồ tự nhiên, trên lục địa đã xây dựng hơn 10.000 hồ chứa
nước nhân tạo nhằm giải quyết các nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt
(điều tiết, khai thác dòng chảy của các dòng sông). Trong tổng số hồ
nhân tạo có hơn 30 hồ lớn với dung tích trên 10 km3 nước trên mỗi hồ.
Tổng diện tích hữu ích của hồ nhân tạo ước tính gần 5.000 km3, trong đó
trên phân lãnh thổ châu Âu- 925 km2, châu Phi- 341 km2, Bắc Mỹ- 180
km2, Nam Mỹ- 1.332 km2 và châu Úc- 4 km2 [11].
Nước sông luôn vận động và tuần hoàn, nên nhanh chóng được
phục hồi. Nhờ vậy tuy thể tích chứa của các sông ước tính chỉ bằng
1.200 km3 nhưng năng lượng dòng chảy sông phong phú hơn nhiều, tăng
gấp 34,6 lần, tức từ 1.200 km3 lên 41.520 km3. điều đó đã làm tăng khả
năng khai thác đáng kể các dòng sông.


11

Bảng 2.1: Lượng dòng chảy một số sông lớn

1

Amazon


Lượng dòng
chảy trung
bình năm
693

2

Công gô

1.350

43.000

3.670

3

Hằng

1.200

38.000

2.000

4

Dương Tử

693


22.000

1.940

5

Baraxmaputra

630

22.000

936

6

Mê Kông

551

17.000

810

TT

Tên sông

Lưu lượng

trung bình ở
cửa sông
220.000

Diện tích lưu
vực
7.000

Đặc điểm nổi bật của dòng chảy là sự phân bố không đồng đều
theo thời gian và không gian (vùng lãnh thổ). Ở một số vùng khí hậu
hàn đới, ví dụ dải miền trung nước Nga dòng chảy được hình thành
chủ yếu vào mùa xuân trong thời gian tan băng tuyết. Lượng dòng
chảy lúc này tuy chỉ xảy ra trong 1- 3 tháng, nhưng chiếm tới 5060%, có nơi tới 90- 95% tổng dòng chảy cả năm.
Đối với các sông miền cận Đông, Bắc Xibiri lũ lụt xẩy ra vào mùa hè
do mưa rào với cường độ khá lớn. Trong mùa mưa, dòng chảy chiếm tới
65% tổng dòng chảy năm, trong đó lượng dòng chảy mùa đông là nhỏ nhất,
khoảng 5- 10%.
Sự phân bố dòng chảy không đều theo thời gian và vùng lãnh thổ
là đặc trưng phổ biến đối với nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Nhu cầu sử dụng nước ở các nước khác nhau cũng khác nhau.
Tính theo đầu người cho một năm thì nhu cầu này ở các nước đang phát
triển là 100 m3 trong khi đó ở nước Mỹ là 1.500 m3. Điều đó nói lên rằng
sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng nước của con người không
ngừng tăng lên[11].
2.4.1.2. Hiện trạng công nghệ xử lý trên thế giới
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các
phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện, cũng
được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt



12

giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh
doanh. Khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần quan trọng lý giải và
khẳng định giá trị khoa học và thực tiễn của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin,
cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách đã góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới nói
chung và vào quá trình đổi mới tư duy kinh tế nói riêng.
Các kết quả điều tra cơ bản và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên đã phục vụ xây dựng luận cứ khoa học cho các
phương án phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình nghiên cứu
trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật
liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao
năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế. Khoa học và
công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích
nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ
đó, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được
nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao hơn.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp KH&CN đã tạo ra nhiều giống cây
trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ chỗ là nước nhập khẩu lương thực
trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v... hàng đầu
trên thế giới, ví dụ: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp đệm di động
MBBR, công nghệ thông khí tiếp xúc…
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp đệm di động MBBR
Sử dụng các loài vi sinh vật dạng màng bám dính, tuy nhiên già
thể vi sinh vật được sử dụng trong công nghệ này là di động có diện tích
bề mặt rất lớn, do chúng luôn chuyển động trong bể nên đã tận dụng
được tối đa diện tích bề mặt của giá thể vi sinh, do đó mật độ vi sinh vật

trong công trình xử lý MBBR rất lớn.


13

Ưu điểm:
- Diện tích công trình nhỏ
- Hiệu quả xử lý BOD cao, có thế đạt mức A QCVN
14:2008/BTNMT.
- Có thể tiến thành công nghệ AAO để đạt xử lý triệt để Nito,
Photpho và các hợp chất khó phân hủy khác.
- Quá trình vận hành đơn giản
- Chi phí bảo dưỡng thấp
- Hàm lượng bùn tạo rất thấp
- Không sinh ra mùi trong quá trình vận hành.
Nhược điểm:
- Quá trình thiết kế, thi công phức tạp.

Hình 2.1: Công nghệ đệm di động MBBR


14

công nghệ thông khí tiếp xúc
Bằng việc sử dụng các vi sinh vật dạng màng bám dính trên giá thể
lọc sinh học ngâm chìm trong nước, với diện tích bể mặt đủ lớn, độ rỗng
thích hợp. Công nghệ này sẽ cho ra loại hệ thống xử lý có hiệu quả xử lý
cao, dễ vận hành, có thể xử lý được Nito và Photpho.
Ưu điểm
- Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A

QCVN14:2008/BTNMT.
- Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xử lý triệt để Nito,
Phopho và các hợp chất khó phân hủy khác.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Quá trình vận hành đơn giản.
- Chi phí vận hành thấp.
- Chi phí bảo dưỡng thấp.
- Hàm lượng bùn tạo ra thấp.
- Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.
Nhược điểm
- Diện tích công trình lớn.
- Quá trình thiết kế, thi công phức tạp.
2.4.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
2.4.2.1. Hiện trạng môi trường nước thải ở việt Nam
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2.360 con sông có
chiều dài hơn 10 km. trong số đó có 8 con sông lớn có diện tích lưu vực
lớn hơn 10 km2 . Hệ thống sông ngòi này bao gồm nhiều con sông quốc
tế bắt nguồn từ các lưu vực các quốc gia khác. Khoảng 2/3 tài nguyên
nước Việt Nam bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, Việt Nam rất
dễ bị ảnh hưởng bởi các quyết định liên quan đến tài nguyên nước của các
quốc gia ở vùng thượng lưu [11].
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước,
ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng
chảy. Nhưng trên thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh Miền Trung và Tây
Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Riêng tỉnh


15

Ninh Thuận đã khai thác tới 80% lượng dòng chảy trên địa bàn. Việc

khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái nghiêm trọng về số
lượng và chất lượng tài nguyên nước, trên các lưu vực sông lớn như
sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai [5].
Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, ở nước ta
mùa mưa và lưu lượng nước có xu hướng diễn biến thất thường, nên hạn
hán hoặc ủng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn
trước. Rõ rệt nhất là vài năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và
đến muộn hơn gây nên hạn hán tại nhiều vùng trong cả nước. Trong đó
việc cạn kiệt nguồn nước biểu hiện rõ nhất trong năm nay là tại khu vực
Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.Bên cạnh đó, tình trạng nhiều khu
công nghiệp, nhà máy, khu đô thị xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ
thống sông hồ đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng,
dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được. Đặc biệt nước
thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công
nghiệp, đang là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục
địa [5].
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, nên lưu lượng
nước thải từ ngành này chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu. Do việc sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón bất hợp lý, nên trung bình 20-30%
lượng thuốc và phân bón sử dụng trong nông nghiệp không được cây
trồng hấp thụ sẽ theo nước mưa và nước tưới chảy vào nguồn nước mặt,
tích lũy trong đất. Không những gây ô nhiễm nguồn nước mặt, mà còn
thấm vào nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm đất [5].
Mặt khác, phần lớn các đô thị hiện nay đều chưa có hệ thống xử
lý nước thải sinh hoạt, nên tỷ lệ nước thải đã qua xử lý đạt tỷ lệ rất thấp.
Cộng thêm nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, các khu du lịch và
nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp xả thẳng vào sông hồ, là
những nguyên nhân chính đã và đang làm gia tăng ô nhiễm hệ thống các
thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.
Tài nguyên nước dưới đất dồi dào với tổng trữ lượng có tiềm

năng khai thác được của các tầng chứa nước trên cả nước ước tính


16

khoảng 6 tỷ m3 mỗi năm. Tuy nhiên, trên cả nước chỉ có chưa đầy 5%
tổng trữ lượng nước dưới đất được khai thác mặc dù trữ lượng nước
dưới đất rất dồi dào [5].
Ở một số vùng, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long khai thác
quá mức đã dẫn đến tình trạng sụt giảm mức nước ngầm góp phần lầm
cho tình trạng sụt lún đất và nhiễm mặn diễn ra ngày càng tăng. Ở Việt
Nam, sử dụng nước từ nguồn tài nguyên nước cho mục đích tưới chiếm
tỷ lệ lớn nhất. Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên -Môi trường),
nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều. Hiện
tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu
m3, tổng công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào
khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai
thác được 60 - 70% so với công suất thiết kế. Vấn đề đáng báo động là
nguồn nước dưới đất của Việt Nam đang đối mặt với vấn đề xâm nhập
mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm kim loại nặng nghiêm
trọng, do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế hoạch
bảo vệ nguồn nước. Nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm coliform
vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Tình trạng ô
nhiễm phốt phát cũng có xu hướng tăng theo thời gian. Tại Hà Nội, số
giếng khoan có hàm lượng phốt phát cao hơn mức cho phép (0,4mg/l)
chiếm tới 71%. Còn tại khu vực Hà Giang - Tuyên Quang, hàm lượng
sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép trên 1mg/l, có nơi trên 1520mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua. Ngoài ra,
việc khai thác nước quá mức ở tầng holocen cũng làm cho hàm lượng
asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép
10mg/l. Đặc biệt, vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện

tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu
vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long [5].
Kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên
nước (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cũng cho thấy mực nước ngầm đang
sụt giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn. Ở
đồng bằng Bắc Bộ, mực nước ngầm hạ sâu, đặc biệt ở khu vực Mai


17

Dịch (Cầu Giấy - Hà Nội). Vào mùa khô, 7/7 mẫu đều có hàm lượng
amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Riêng ở Tân Lập (Đan
Phượng - Hà Nội), hàm lượng amoni lên đến 23,30mg/l (gấp 233 lần
tiêu chuẩn cho phép). Ngoài ra, còn có 17/32 mẫu có hàm lượng
mangan (Mn) vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn, 4/32 mẫu có hàm lượng
asen (As) vượt tiêu chuẩn… [5].
Tại đồng bằng Nam Bộ, tại một số điểm quan trắc, mực nước đã
hạ thấp sâu, đặc biệt ở khu vực quận 12, quận Bình Tân (TP Hồ Chí
Minh). Hàm lượng mangan và metan cũng vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Hiện nay, theo đánh giá của các nhà khoa học, chỉ có Tây Nguyên
là vùng có tầng nước ngầm khá an toàn.Nguồn nước ngầm ô nhiễm chủ
yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp, làng nghề cũng như sử
dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Riêng với
ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng
nước thải có chứa xyanua (CN-) và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so
với tiêu chuẩn cho phép. Năm 2012, cụm công nghiệp Tham Lương (TP
Hồ Chí Minh) mỗi ngày xả thải lên 500.000m3. Ở Thái Nguyên, nước
thải công nghiệp từ các ngành sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim
màu... chiếm 15% tổng lưu lượng nước sông Cầu về mùa cạn. Theo Cục
Quản lý tài nguyên nước, hầu hết các đô thị lớn đều bị ô nhiễm nước

ngầm do tốc độ đô thị hóa, đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hà Nội
có trữ lượng khai thác nước ngầm rất lớn, lên tới 1 triệu m3/ngày, trong
khi TP Hồ Chí Minh khai thác 600.000 m3/ngày [5].
2.4.2.2. Hiện trạng công nghệ xử lý ở Việt Nam
- Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát
triển
Nhờ có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong nhiều
thập kỷ qua, chúng ta đã đào tạo được trên 1,8 triệu cán bộ có trình độ
đại học và cao đẳng trở lên với trên 30 nghìn người có trình độ trên đại
học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng hơn 2 triệu
công nhân kỹ thuật; trong đó, có khoảng 34 nghìn người đang làm việc
trực tiếp trong lĩnh vực KH&CN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn


×