Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường THCS Đại Áng - Thanh Trì – thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.66 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐẶNG THANH QUANG

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS ĐẠI ÁNG
THANH TRÌ – HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐẶNG THANH QUANG

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS ĐẠI ÁNG
THANH TRÌ – HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 140 101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Trình

Hà Nội, 2016



Mục lục


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CBGV
CNTT
GD&ĐT, GDĐT
THCS
UBND

Nội dung
Cán bộ giáo viên
Công nghệ thông tin
Giáo dục và Đào tạo
Trung học cơ sở
Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có
những đổi mới phù hợp với sự sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nghị quyết
trung ương Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ “…giáo dục và đào tạo là động lực thúc
đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, xây
dựng và bảo vệ đất nước …”.
Để thực hiện quan điểm trên, Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung
ương Đảng khóa VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã
chỉ rõ: “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp

tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu
khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để
bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Do đó
đặt ra nhiệm vụ cho nghành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để đào
tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách
mạng lớn của thời đại: cách mạng truyền thông, công nghệ thông tin, cách
mạng công nghệ. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mói phương pháp
dạy học theo hướng đồng hóa người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội
tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm, theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ
chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để
giành kiến thức mới.
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác dạy học trong
ngành giáo dục là một bước đi đúng hướng của các nhà trường. Sự phát triển
mạnh mẽ của toàn xã hội đã làm cho nền giáo dục cũng tất yếu cần phát triển
theo. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT đã không ngừng xây dựng, thiết
kế các phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy - học và nghiên cứu các môn
khoa học. Tại Việt Nam hiện nay, việc phát triển CNTT trong công tác dạy học
đang được đầu tư một cách đúng hướng nhằm bồi dưỡng kiến thức công nghệ
dạy học cho giáo viên, giúp họ có đủ khả năng tham gia các hoạt động giáo dục
điện tử hiện tại và trong tương lai gần, góp phần phát triển giáo dục Việt Nam
đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho nền kinh tế tri thức, điều đó đã được thể
1


hiện qua một số văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban chấp hành
Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo và UBND các tỉnh như:
Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã khẳng định:
"...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp
học, bậc học, ngành học, Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho
nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính

phục vụ cho nhu cầu giáo dục và đào tạo, kết nối internet tới tất cả các cơ sở
giáo dục và đào tạo…”[ CITATION BộC00 \l 1033]1.
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2008 - 2012 đã nêu rõ: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và
học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay
trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện
thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính
tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều
kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù
hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem
lại.…Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử
và giáo án trên máy tính…. Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (eLearning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning
trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa
chọn cơ hội học tập cho người học.”.[ CITATION CT55 \l 1033 ]2
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “...Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học…”; “…Phát huy
vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại
trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo…”; “…Từng bước hiện đại hóa
cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin…”[ CITATION
Tru13 \l 1033 ]3.
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014, ban hành chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 có
2


nêu rõ:“…Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho sự
phát triển, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng

công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo…”;“…Triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý và hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề; hỗ trợ ứng dụng công
nghệ thông tin trong các trường không phân biệt công tư; phát triển hệ thống
đào tạo từ xa và nguồn học liệu kỹ thuật số…”

[ CITATION NQ44 \l

1033 ]4.
Với sự chỉ đạo tích cực của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng,
Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội, Sở GD&ĐT
Hà Hội, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
ngành giáo dục tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT mạnh
mẽ vào hoạt động dạy và học trong các nhà trường, đặc biệt là các trường
THCS. Toàn ngành giáo dục Hà Nội nói chung và giáo dục THCS huyện Thanh
Trì nói riêng đã tích cực hưởng ứng việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt
động dạy học và đã thu được nhiều kết quả đáng mừng, tạo được tiền đề để thực
hiện tốt việc đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo theo tinh thần
của Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện tại các đơn vị trường
THCS cũng gặp không ít những trở ngại, vướng mắc và khó khăn. Để thực sự
ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy và học trong trường THCS cần phải có
nhiều yếu tố kết hợp như: cơ sở vật chất, việc học tập và tự học tập của cán bộ
giáo viên (CBGV), sự đầu tư của nhà trường và các cấp lãnh đạo,…. Đối với
các trường THCS thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, việc ứng
dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy cũng đã được Phòng GD&ĐT chỉ đạo,
Ban giám hiệu các nhà trường quan tâm. Song thực sự vẫn chưa đi vào chiều
sâu, mặc dù các nhà trường vẫn có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, lực lượng giáo viên…. Nhưng để mang lại hiệu quả cao trong công tác dạy
và học cần phải có sự chung sức chung lòng của tập thể sư phạm, phải đầu tư

3


xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết, được tổ chức thực hiện một cách đồng
bộ và kiểm tra đánh giá kịp thời thì mới đem lại thành công.
Với những trăn trở đó và sau một thời gian giữ chức vụ Hiệu Trưởng
trường THCS Đại Áng và đặc biệt được tham gia khoá học đào tạo trình độ
Thạc sỹ Quản lý giáo dục tại Học viện Quản lý Giáo dục, bản thân tôi xác định
rõ hơn CNTT là một trong các công cụ và động lực quan trọng của sự phát triển
xã hội. Nếu biết cách ứng dụng CNTT trong giáo dục, chắc chắn chất lượng
giáo dục sẽ ngày càng phát triển cao hơn. Do đó tôi đã quyết định nghiên cứu
nội dung đề tài: “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy
học tại trường THCS Đại Áng - Thanh Trì – thành phố Hà Nội” làm đề tài
luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục của mình. Qua việc nghiên cứu, ứng dụng đề
tài này, tôi hy vọng rằng ở cương vị một người cán bộ quản lý đứng đầu của
một nhà trường, tôi sẽ làm tốt việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động
dạy học tại trường THCS Đại Áng của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội để
góp phần nâng cao chất lượng dạy học của trường THCS Đại Áng, huyện
Thanh Trì.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động dạy học tại trường THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành
phố Hà Nội nhằm từng bước nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động dạy học của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học tại trường THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường
THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại trường
THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
4


Nêu đề xuất được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động
dạy học tại trường THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội và vận
dụng các biện pháp một cách đồng bộ thì sẽ nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Đại
Áng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy học ở trường THCS.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động dạy học ở trường THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy học ở trường THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động dạy học tại trường THCS Đại Áng, huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu khoa học về ứng dụng công
nghệ thông tin và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các
trường THCS để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc ứng dụng và quản lý ứng
dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường THCS Đại Áng, huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội.
- Phương pháp khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn: Thu thập ý
kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh, học sinh về
các vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
5


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý: Từ kết quả thực tế về quản lý
ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS Đại
Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, đưa ra các ý kiến đánh giá làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề
quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường THCS.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu của
đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy học ở trường THCS.
Chương 2. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động dạy học ở trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động dạy học ở trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội.

6



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số kiến thức cơ bản
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.3. Trường trung học cơ sở
1.2.4. Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở
1.2.5. Công nghệ thông tin
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trường trung
học cơ sở
1.3.1. Tác động của công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trường
trung học cơ sở
1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học tại
trường trung học cơ sở
1.3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của giáo viên
1.3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học của học sinh
1.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đánh giá
1.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường trung học
cơ sở`
1.4.1. Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
1.4.2. Tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
1.4.3. Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin
1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở
1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.2. Các yếu tố khách quan
Tiểu kết chương 1
7


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS
ĐẠI ÁNG - THANH TRÌ - HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu khái quát về trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội
2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương
2.1.2. Khái quát về trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội
2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trường THCS Đại Áng
- Thanh Trì - Hà Nội
2.1.4. Thực trạng về học sinh trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội
2.1.5. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường THCS Đại Áng Thanh Trì - Hà Nội
2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại
trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên về ứng dụng CNTT trong
hoạt động dạy học
2.2.2. Thực trạng về trang thiết bị CNTT
2.2.3. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy của giáo viên
2.2.4. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh
2.2.5. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hoạt động đánh giá
2.3. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy
học tại trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội
2.3.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
2.3.2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
2.3.3. Thực trạng việc chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT
2.3.5. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động dạy học tại trường THCS Đại Áng - Thanh Trì - Hà Nội
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
Tiểu kết chương 2
8


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS ĐẠI ÁNG
THANH TRÌ - HÀ NỘI
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.2. Dự kiến một số biện pháp
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh về
tầm quan trọng và lợi ích của ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học
3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy
học
3.2.3. Nâng cao công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động dạy học
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động dạy học của cán bộ giáo viên
3.2.5. Đổi mới công tác bồi dưỡng CNTT cho giáo viên và học sinh
3.2.6. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động dạy học
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp

9


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
x

[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế., 2013.
[2] Ban Bí thư TW khóa IX Đảng CSVN, Chỉ thị về xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.: Hà Nội, 2005.
[3] Bộ Chính trị, Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về Đẩy mạnh ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá., 2000.
[4] Chính phủ, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014, ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013., 2014.
[5] Quốc hội, Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Hà
Nội: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2013.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học. Hà Nội: NXB Giáo dục,
2005.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về
tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai
đoạn 2008-2012., 2008.
[8] Nguyễn Cảnh Chất (dịch và biên soạn), Tinh hoa quản lý. Hà Nội: NXB Lao
động - Xã hội, 2002.
[9] Nguyễn Thành Vinh, Khoa học quản lý đại cương. Hà Nội: NXB Giáo dục,
2012.
[10] Đặng Quốc Bảo, Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường. Hà Nội:
NXB Chính trị quốc gia, 2005.
[11] Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học. Hà Nội: NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2004.
x

11


Hà Nội, tháng 5/2106
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học

Học viên

PGS.TS. Phạm Quang Trình

Đặng Thanh Quang

12




×