Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Môi Trường Và Đề Xuất Giải Pháp Thực Hiện Tiêu Chí Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới Tại Xã Hưng Đạo - Thành Phố Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.13 KB, 106 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM QUANG CHIẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ HƯNG ĐẠO - THÀNH PHỐ CAO BẰNG - TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Mã số

: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lương Văn Hinh

Thái Nguyên - 2014


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ


công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích trong luận văn đều
đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Đàm Quang Chiến


iii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có
được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ
chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý đào
tạo khoa sau đại học cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tụy dạy dỗ tôi
trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS
Lương Văn Hinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền cán bộ các
ban, ngành xã và bà con nhân dân xã Hưng Đạo nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo
mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng
như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


Đàm Quang Chiến


iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
3. Yêu cầu ...............................................................................................................2
4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .........................................4
1.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................4
1.1.1. Các khái niệm ................................................................................................4
1.1.2. Cở sở pháp lý.................................................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 10
1.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng môi trường trên thế giới ............................... 10
1.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay ............................... 19
1.2.3. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới trên dịa bàn tỉnh
Cao Bằng .................................................................................................... 22
1.2.4 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới trên địa bàn
Thành phố Cao Bằng .................................................................................. 25
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 29
2.1 Nội dung và phạm vi nghiên cứu .....................................................................29
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................29

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................29
2.1.4 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu.......................................................................30
2.2.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu ............................................................. 30
2.2.3. Phương pháp so sánh, đánh giá ....................................................................31
2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu............................................31
2.2.5.Lấy mẫu và phân tích:...................................................................................31


v
3.2.5.2. Phân tích các chỉ tiêu ................................................................................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................35
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng ..................35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 35
3.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 35
3.1.1.2. Địa hình, địa chất ......................................................................................36
3.1.1.3 Khí hậu .....................................................................................................36
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên................................................................................37
3.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.................................................42
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng theo mô
hình Động lực – Áp lực – Trạng thái – Tác động – Đáp ứng (DPSIR) ........ 44
3.2.3. Thực trạng môi trường xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ...........60
3.2.3.1. Các kết quả phân tích môi trường nước trên địa bàn xã Hưng Đạo............60
3.2.3.2. Sử dụng nước sinh hoạt và xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường ...........66
3.2.5. Đánh giá tiêu chí môi trường đã được định ra trong xây dựng nông thôn mới
tại xã Hưng Đạo.......................................................................................... 76
3.3. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng .............................. 77
3.3.1. Giải pháp chung cho công tác xây dựng nông thôn mới ............................... 77

3.3.2. Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường............................... 77
3.3.2.1. Về cấp nước.............................................................................................. 77
3.3.2.2. Về thoát nước và vệ sinh môi trường ........................................................ 79
3.3.2.3. Tổ chức thu gom, vận chuyển ...................................................................80
3.3.6. Tổ chức và giám sát thực hiện......................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................85
1. Kết luận.............................................................................................................85
2. Kiến nghị...........................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................87


vi
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường


BVTV

: Bảo vệ thực vật

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

VSMT

: Vệ sinh môi trường

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NTM

: Nông thôn mới

BCĐ

: Ban chỉ đạo

HTX

: Hợp tác xã

CN-TCN


: Công nghiệp – Thủ công nghiệp


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Dân số và sự phân bố dân cư .............................................................47
Bảng 3.2: Số liệu điều tra trình độ dân trí tại khu vực nghiên cứu ....................48
Bảng 3.3: Ý kiến về cải thiện điều kiện môi trường ...........................................48
Bảng 3.4: Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường.................................49
Bảng 3.5: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng...........................55
Bảng 3.6: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm xả nước thải của Công ty
Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng ..................................61
Bảng 3.7: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm cấp nước cho Công ty Cổ
phần Sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng ........................................62
Bảng 3.8: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm xả nước thải của Công ty
cổ phần Gốm Nam Phong..................................................................63
Bảng 3.9: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm cấp nước cho Công ty
cổ phần Gốm Nam Phong..................................................................64
Bảng 3.10: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm cấp nước sản xuất cho
Công ty TNHH một thành viên Thủy Nông Cao Bằng.......................65
Bảng 3.11: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã............66
Bảng 3.12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại công thải ..........................................66
Bảng 3.13: Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ....................67
Bảng 3.14: Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của xã .......................................68
Bảng 3.15: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Hưng Đạo..........................................69
Bảng 3.16: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh..................................70
Bảng 3.17: Đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.................76
Bảng 3.18: Bảng tính toán nhu cầu sử dụng nước ..............................................78
Bảng 3.19: Bảng tính toán về lượng nước thải ...................................................79



viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Cao Bằng .............................................................35
Hình 3.2: Ý kiến cải thiện môi trường của người dân.........................................49
Hình 3.3: Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối ..........................50
Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dân số” ..........................52
Hình 3.5: Các loại phân được sử dụng ...............................................................55
Hình 3.6: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Nông nghiệp”.................57
Hình 3.7: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dịch vụ” ........................60
Hình 3.7: Tỷ lệ các loại cống thải các hộ gia đình sử dụng ................................67
Hình 3.8: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt .....................................................68
Hình 3.9: Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh tại xã Hưng Đạo .......................................69
Hình 3.10: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ..................................70


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông thôn là khu vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái.
Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III từ tháng 10 năm 2010, là trung tâm
phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Cao Bằng. Nằm ở vị trí gần như giữa trung
tâm địa lý của tỉnh Cao Bằng, với diện tích là 10.762,81 ha và dân số 67.411 người

(năm 2011), thành phố Cao Bằng đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã
hội. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế xã hội của tỉnh
đang có những bước phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân không ngừng được
nâng cao, đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên rất nhiều trong
những năm gần đây.
Xã Hưng Đạo nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 10 km về phía Đông
Nam theo đường tỉnh lộ 203. Trên địa bàn xã có các trục đường giao thông lớn như:
đường Hồ Chí Minh (đang trong quá trình xây dựng), QL3, QL34 và tỉnh lộ 203
chạy qua, vì vậy việc giao lưu đi lại giữa xã với thành phố Cao Bằng và các xã lân
cận đều thuận lợi. Đồng thời, do nằm trong vùng thời tiết thuận lợi nên Hưng Đạo
cũng có nhiều điều kiện để phát triên nông-lâm nghiệp mang tính sản xuất hàng hóa cao
như phát triển trồng cây thuốc lá và các loại cây ăn quả như Thanh Long, cam, mận cho
giá trị kinh tế cao.
Việc xây dựng nông thôn mới xã Hưng Đạo nhằm đánh giá rõ các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển về không gian, về
mạng lưới dân cư, về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế
mạnh về trồng sản xuất thuốc lá, cây ăn quả và thương mại dịch vụ của địa
phương.
Hơn nữa nông nghiệp, nông thôn là khu vực có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở, lực


2
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ
môi trường sinh thái.
Mục tiêu của việc xây dựng nông thôn mới ngoài việc phát triển kinh tế nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư thì việc bảo vệ môi trường
sinh thái tại nơi người dân sinh sống rất quan trọng và trong bộ tiêu chí quốc gia
nông thôn mới thì tiêu chí số 17 nói về vấn đề môi trường nông thôn.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế khu vực nông
nghiệp, nông thôn. Để thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế
khu vực nông nghiệp, nông thôn vấn đề xây dựng và phát triển sản xuất nông
nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết và cần được ưu tiên thực hiện.
Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Lương Văn Hinh, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải
pháp thực hiện tiêu chí xây dựng môi trường nông thôn mới tại xã Hưng
Đạo, thành phố Cao Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp đạt tiêu chí nông
thôn mới tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trên
địa bàn xã Hưng Đạo.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố chính đến môi trường xã Hưng Đạo.
- Đề xuất giải pháp đạt tiêu chí về môi trường trong nông thôn mới trên địa
bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng.
3. Yêu cầu
- Điều tra các số liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi
trường tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá các tác động môi trường đối với đời sống, kinh tế và xã hội tại xã
Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.


3
- Đề xuất các giải pháp về môi trường trong đạt tiêu chí về môi trường trong
nông thôn mới trên địa bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng cho việc xây dựng mô hình xây dựng
nông thôn mới.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công
tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về
bảo vệ môi trường.
- Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục
nhận thác của người dân về môi trường.
- Xác định thực trạng môi trường nông thôn tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Đưa các giải pháp bảo vệ môi trường cho địa phương nói riêng và khu vực
nông thôn của tỉnh Cao Bằng nói chung.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Các khái niệm
 Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, sự phát triển của con người và
sinh vật (Luật bảo vệ môi trường, 2005) [16].
 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

 Hoạt động bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong sạch,
phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. [16].
 Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác
BVMT. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối
với sự tồn tại, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. Ở
những năm 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày
càng được quan tâm. Người ta dần dần dùng mức độ tốt xấu của môi trường, để
biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm”. [15]
 Nông thôn
Vùng nông thôn được quan niệm khác nhau ở mỗi nước vì điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên ở mỗi nước khác nhau. Cho đến nay chưa có một khái
niệm nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Để có được định nghĩa
nông thôn, người ta so sánh nông thôn và thành thị. Trong khi so sánh có ý kiến
dùng chỉ tiêu mật độ dân số và số lượng dân cư.


5
Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ phát triển kết cấu hạ tầng để phân biệt thành
thịvà nông thôn.
Có ý kiến dùng chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp cận thị trường để
phân biệt thành thị và nông thôn (điều này còn phụ thuộc vào cơ chế kinh tế của
mỗi nước).
Có ý kiến cho rằng vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đó làm nông nghiệp
là chủ yếu (nó phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế của vùng).
Qua một số ý kiến trên nếu dùng chỉ tiêu riêng lẻ thì chỉ thể hiện từng mặt
của vùng nông thôn mà chưa thể hiện vùng nông thôn một cách đầy đủ.
Theo ý kiến phân tích của các nhà kinh tế và xã hội học có thể đưa ra khái
niệm tổng quát về vùng nông thôn như sau:

Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông
dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển
hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn.
 Phát triển nông thôn
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra quan niệm về phát triển
nông thôn là: phát triển nông thôn là một chiến lược vạch ra nhằm cải thiện
đời sống kinh tế - xã hội của một bộ phận dân cư tụt hậu, đặc biệt là ở các
vùng nông thôn. Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát triển đến với
những người nghèo nhất trong sốnhững người đang tiến kế sinh nhai ở các vùng
nông thôn. [14].
Theo Uma Lele trong "Kế hoạch phát triển nông thôn ở châu Phi" thì phát
triển nông thôn được định nghĩa là sự cải thiện mức sống của số lớn dân chúng có
thu nhập thấp đang cư trú ở các vùng nông thôn và tự lực thực hiện quá trình phát
triển của họ.
Theo Nandasema Ratnapana (Ấn Độ) thì phát triển nông thôn không thể là
một hoạt động cục bộ, rời rạc và thiếu quyết lâm. Nó phải là một hoạt động của
tổng thể, liên tục diễn ra trong cả một quốc gia. Phát triển nông thôn không thể tồn
tại lâu hơn như một cố gắng đơn độc chỉ thực hiện trong các cộng đồng nông thôn


6
lạc hậu với lý do nhân đạo, mà nó phải thể hiện như một chương trình phát triển
tổng thể quốc gia, bổ sung cho những nỗ lực phát triển kinh tế quốc dân to lớn.
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền
vững về môi trường. Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các
chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu: “Phát triển
nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” [14].
- Mô hình nông thôn mới

Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả
về nông nghiệp và nông thôn, mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng
theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc
trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn chung: mô hình làng nông thôn
mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và văn
minh hóa.
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu
phát triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu
quả cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn
so với mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng
trên cả nước.
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu
cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được
xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về
mọi mặt”.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh
quốc phòng, gồm có 11 nội dung, trong đó nội dung thứ 9 nói về cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.


7
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế,
công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện
môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn và đến
năm 2020 có 80% số xã đạt chuẩn. [12].
+ Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và

vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn
xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước
trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải
tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây
xanh ở các công trình công cộng .
- Mô hình DPSIR
* Khái niệm về mô hình DPSIR: Do tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây
dựng vào năm 1999, được viết tắt của 5 từ anh ngữ [9]:
- Driving Forces (D), có nghĩa là lực. Lực điều khiển (Dự án EIR dịch là
động lực), lực điều khiển có tình khái quát nào đang tác động lên môi trường
của địa bàn đang được xem xét, ví dụ: Sự gia tăng dân số, công nghiệp hoá, đô
thị thị hoá.
- Pressure (P), có nghĩa là áp lực. Áp lực lên nhân tố môi trường. Ví
dụ: Xả thải khí, nước đã bị ô nhiễm, chất thải rắn, chất thải độc hại vào môi
trường...
- State (S), có nghĩa là tình trạng. Tình trạng môi trường tại một thời điểm
hoặc thời gian nhất định. Ví dụ tình trạng không khí, nước, đất, tài nguyên khoáng
sản, đa dạng sinh học . . .
- Impact (I), có nghĩa là tác động. Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng
đó đối với con người cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động sản xuất của con người.
- Response (R), có nghĩa là đáp ứng. Con người có những hoạt động gì để đáp
ứng nhằm khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực nêu trên.


8
Mô hình DPSIR nói lên rằng để hiểu tình trạng, môi trường tại một địa bàn, có
thể là trên toàn cầu, tại một quốc gia, một tỉnh hay một địa phương ta phải biết.
Theo thông tư 09/2009/TT – BTNMT ngày 11/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường được định nghĩa như sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương

hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi
môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường)
- Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô
nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và
môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải pháp bảo vệ môi trường). [22].
1.1.2. Cở sở pháp lý
+ Căn cứ vào luật BVMT 2005 được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2006;
+ Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường.
+ Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ- CP, ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính
phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường;
+ Căn cứ Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐCP, ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
+ Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn;
+ Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu;
+ Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây
Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường - công tác thu gom vận
chuyển, xử lí rác;
+ Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc áp dụng TCVN về môi trường;


9
+ Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành;

+ Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn;
+ Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
số 26- NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “ Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới”;
+ Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
+ Căn cứ Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
+ Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020;
+ Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
+ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia;
+ Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 08/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn
cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án "Chương trình
xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" ;
+ Công văn số 6867/BKH-KTNN ngày 08/9/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn cơ chế đặc thù quản lý đầu tư và xây dựng tại các xã thí điểm xây dựng
mô hình nông thôn mới;
+ Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định việc
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn;
+ Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành
tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;



10
+ Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;
+ Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng về
quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã
nông thôn mới;
+ Căn cứ thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT
ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng nông thôn mới;
+ Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Bộ
Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dụng và quy hoạch
đô thị;
+ Căn cứ Quyết định số 1125/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012 của
UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt định mức chi phí lập quy hoạch xây dựng
xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng môi trường trên thế giới
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về môi
trường: khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên,
sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các hệ sinh thái như rừng, đất ngập
nước... đang bị co hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài ngày càng gia
tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, dân số tăng nhanh, sức ép của công
nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn (Jennifer, 2010). Tất cả những thay
đổi đó đang ảnh hưởng rõ ràng đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế
giới và cả nước ta.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế trên thế giới ngày nay, không những đang dẫn
đến nhiều vấn về môi trường khó giải quyết, mà còn nẩy sinh nhiều vấn đề về chính trị
và xã hội đáng lo ngại, tranh dành tài nguyên thiên nhiên giữa các nước và giữa các
vùng, sự cách biệt giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước ngày càng xa, chiến

tranh sắc tộc, phe phái, lối sống sa đọa đang có nguy cơ phát triển.


11
Chúng ta, cả thế giới, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, nhưng
cấp bách nhất là:
+ Rừng – “lá phổi của Trái đất” – đang bị phá hủy do hoạt động của loài
người;
+ Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày;
+ Nguồn nước ngọt đang hiếm dần;
+ Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch
đang cạn kiệt;
+ Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến sản xuất lương thực và
cuộc sống của nhiều vùng;
+ Trái đất đang nóng lên;
+ Dân số thế giới đang tăng nhanh.
 Rừng – “lá phổi của Trái đất” – đang bị con người tàn phá
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng một phần ba diện tích đất liền của
Trái đất, chiếm khoảng 40 triệu km2. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tươi tốt đã bị
suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây. Các hệ sinh thái rừng bao phủ
khoảng 10% diện tích Trái đất, khoảng 30% diện tích đất liền. Tuy nhiên, các vùng
có rừng che phủ đã bị giảm đi khoảng 40% trong vòng 300 năm qua và theo đó mà
các loài động thực vật, thành phần quan trọng của các hệ sinh thái rừng, cũng bị mất
mát đáng kể. Diện tích các vùng đất hoang dã đã được chuyển thành đất nông
nghiệp, chỉ tính riêng từ năm 1945 đến nay đã lớn hơn cả trong thế kỷ thứ XVIII và
XIX cộng lại [30].
Nguyên nhân chính mất rừng trên thế giới là do hoạt động của con người: lấy
đất để chăn nuôi và trồng trọt, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ, xây dựng các công
trình thủy điện, thủy lợi, giao thông, xây dựng khu dân cư mới và khai khoáng, nhất
là tại các nước đang phát triển. Hàng năm, có khoảng 20.000 đến 30.000 km2 rừng

nhiệt đới bị phá hủy để sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp và làm đồng cỏ
để chăn nuôi. Ngoài ra, công việc khai thác khoáng sản cũng gây nên sự tàn phá
rừng nghiêm trọng ở nhiều vùng, nhất là tại các nước đang phát triển. Cũng vì thế
mà sự suy thoái và mất rừng tại các vùng nhiệt đới là vấn đề nguy cấp nhất. [30].


12
 Mất mát đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là tài nguyên vô giá kể từ khi xuất hiện trên Trái đất cách
đây khoảng 4 tỷ năm, các dạng sống tiếp tục phát triển và tiến hóa không ngừng để
tạo nên thế giới sinh vật rất đa dạng.
Từ khi cuộc sống trên Trái đất phồn thịnh, hành tinh của chúng ta có số lượng
loài hết sức đa dạng. Vào khoảng 250 triệu năm trước đây, trên Trái đất ước tính chỉ
có khoảng 250.000 loài sinh vật, nhưng từ khi các sinh vật chuyển được từ môi
trường biển cả lên môi trường đất liền, thì số loài tăng lên rất nhanh và hiện nay đã
có ít nhất khoảng vài ba triệu loài đang sinh sống trên Trái đất.
Có bao nhiêu loài đã bị tuyệt chủng trong những năm qua? Theo nghiên cứu
của các nhà khoa học thì ước tính đã có khoảng 40% số loài đã mất đi trong khoảng
từ 1970 đến 2000. Riêng các loài ở nước ngọt đã mất đi khoảng 50%.Vì thế cho
nên, việc bảo tồn đa dạng sinh học là hết sức quan trong trong công cuộc xóa đói
giảm nghèo mà chúng ta đang đeo đuổi trong sự phát triển xã hội ở nước ta. [30].
 Tài nguyên nước đang bị cạn kiệt dần
Trái đất là một hành tinh xanh, có nhiều nước, nhưng 95,5% lượng nước có
trên Trái đất là nước biển và đại dương. Lượng nước ngọt mà loài người có thể sử
dụng được chỉ chiếm khoảng 0,01% lượng nước ngọt có trên Trái đất. Cuộc sống
của tất cả chúng ta và nhiều loài sinh vật khác phụ thuộc vào lượng nước ít ỏi đó.
Lượng nước quý giá đó đang bị suy thoái một cách nhanh chóng do các hoạt động
của con người và con người đang phải vật lộn với sự thiếu hụt nước ngọt tại nhiều
vùng trên thế giới.
Các hoạt động của con người đã làm giảm sút một cách đáng kể số lượng và

chất lượng nguồn nước ngọt của thế giới. Các hoạt động thiếu quy hoạch hợp lý như
ngăn sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nước, phá rừng, thải các chất thải sinh hoạt
và công nghiệp ngày càng nhiều, đến mức thiên nhiên không thể phân hủy kịp, đã
và đang gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Trong lúc đó, nhu cầu ngày càng tăng
nhanh của con người về nguồn nước ngọt đã làm thay đổi các dòng nước tự nhiên,
thay đổi quy trình lắng đọng và làm giảm chất lượng nước. Tình trạng thiếu nước trên
thế giới ngày càng lan rộng, nạn khô hạn kéo dài, gây nhiều hậu quả về kinh tế và xã
hội cho nhiều vùng rộng lớn. Tất cả những điều đó đều tác động tiêu cực lên sự phát


13
triển, làm suy giảm đa dạng sinh học và chức năng của các hệ thống thủy vực trên thế
giới.
Để có thể bảo tồn nguồn tài nguyên nước hết sức ít ỏi của chúng ta, chúng ta
phải nhận thức được rằng cần phải giữ được sự cân bằng nhu cầu và khả năng cung
cấp bằng cách thực hiện các biện pháp thích hợp. Để có thể hồi phục được sự cân
bằng mỗi khi đã bị thay đổi, sẽ tốn kém rất lớn, tuy nhiên, có nhiều trường hợp
không thể sửa chữa được. Vì thế cho nên, nhân dân tại tất cả các vùng phải biết tiết
kiệm nước, giữ cân bằng giữa nhu cầu sử dụng với nguồn cung cấp, có như thế mới
giữ được một cách bền vũng nguồn nước với chất lượng an toàn.
 Chất đốt hóa thạch đang cạn kiệt
Dầu mỏ, than đá, nguồn năng lượng chính của chúng ta, được tạo thành từ các
sinh vật đã từng sống trên Trái đất hàng tỷ năm trước lúc loài người được sinh ra.
Đó là các chất hữu cơ, được tạo thành từ năng lượng mặt trời qua quá trình quang
hợp, được tích lũy trong các sinh vật thời tiền sử, đã được biến đổi do sức ép và
nhiệt độ thành cái được gọi là chất đốt hóa thạch.
Con người đã đạt được bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển, bằng cuộc
Cách mạng Công nghiệp nhờ sự tiêu thụ lớn các chất đốt hóa thạch. Vào thế kỷ
XVIII, sự phát minh máy hơi nước đã thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp, và than đá
đã trở thành loại chất đốt chiếm ưu thế trong thời kỳ này. Tiếp theo, vào cuối thế kỷ

thứ XIX, động cơ đốt trong (động cơ chạy bằng xăng, dầu) được phát minh và ôtô
dần dần được sử dụng rộng rãi. Sau đó, máy bay được phát minh. Vào thế kỷ XX,
con người bắt đầu 12 tiêu thụ dầu mỏ với mức độ cực lớn, các động cơ chạy than và
động cơ chạy dầu đã được sử dụng một cách rộng rãi, đã trở thành cơ sở của xã hội
ngày nay.
Tuy nhiên, ngày nay, tất cả các nước, đang phải đối đầu với một vấn đề là xã
hội lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch. Ước lượng nguồn dự trữ dầu mỏ trên thế giới
chỉ còn sử dụng được trong vòng 40 năm nữa, dự trữ khí tự nhiên được 60 năm và
than đá là khoảng 120 năm. Nếu chúng ta vẫn bị lệ thuộc vào chất đốt hóa thạch, thì
chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng cao và sẽ phải đối
đầu với sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thời gian
không lâu.


14
 Tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng
Trong lúc vấn đề cạn kiệt nguồn chất đốt hóa thạch đang được mọi người quan
tâm như dầu mỏ và khí đốt, thì Trung Quốc và Ấn Độ với diện tích rộng và dân số
lớn, đang là những nước đang phát triển nhanh tại châu Á. Đặc biệt là Trung Quốc,
có nguồn than đá và khí đốt thiên nhiên dồi dào, đang tăng sức tiêu thụ nguồn năng
lượng này một cách nhanh chóng.
Ở Trung Quốc, sức tiêu thụ loại năng lượng hàng đầu này, từ 961 triệu tấn
(tương đương dầu mỏ) vào năm 1997 lên 1.863 triệu tấn vào năm 2007, tăng gần
gấp đôi trong khoảng 10 năm. Tất nhiên, lượng CO2 thải ra cũng tăng lên bằng gần
1/2 lượng 13 thải của Mỹ năm 2000, và đến nay, Trung Quốc đã trở thành nước thải
lượng khí CO2 lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Mỹ năm 2007.
 Hạn hán bất thường tại những vùng sản xuất lương thực lớn
Nóng lên toàn cầu không phải chỉ có nhiệt độ tăng thêm, nó còn mang theo
hàng loạt biến đổi về khí hậu, mà điều quan trọng nhất là làm giảm lượng nước mưa
tại nhiều vùng trên thế giới. Tại một số vùng thường đã bị khô hạn, lượng mưa lại

giảm bớt, tạo nên hạn hán lớn và sa mạc hóa. Châu Úc là một nước nông nghiệp
quan trọng, lượng lương thực xuất khẩu chiếm 25% toàn bộ lương thực xuất khẩu
trên thế giới, là nước xuất khẩu lúa mỳ thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Canađa. Nhật
Bản là nước nhập khẩu lương thực và thực phẩm lớn từ Ôxtrâylia, kể cả dầu ăn và
thịt bò.
Lượng mưa hàng năm ở Ôxtrâylia chỉ bằng 1/4 lượng mưa ở Nhật, thế nhưng
sau những năm 1990, lượng mưa ở Ôxtrâylia giảm sút dần. Đến năm 2002,
Ôxtrâylia bị hạn hán nặng nề, sản lượng lương thực giảm sút nghiêm trọng, mất
khoảng 1/2 so với những năm bình thường.
Từ đó đến nay, hàng năm Ôxtrâylia vẫn tiếp tục bị hạn hán, thiếu nước trầm
trọng. Năm 2006, Ôxtrâylia bị hạn chưa từng có và năm 2007, mức nước sông
Murray Darling ở vùng Nam Ôxtrâylia hạ thấp, làm cho cả vùng thung lũng bị
hạn nặng. Chính phủ Ôxtrâylia đã phải có biện pháp hỗ trợ nông dân, nhưng
nhiều nông dân vẫn bị mất mùa, bị vỡ nợ và phá sản, thậm chí có người phải tự
tử. Tình trạng này cũng đã gây nên nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng.


15


Sự bùng nổ dân số loài người

Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự phát
triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên nhiên.
Tuy rằng, dân số loài người đã tăng lên với mức độ khá cao tại nhiều vùng ở
châu Á trong nhiều thế kỷ qua, nhưng ngày nay, sự tăng dân số trên thế giới đã
tạo nên một hiện tượng đặc biệt của thời đại chúng ta, được biết đến như là sự
bùng nổ dân số trong thế kỷ XX. Hiện tượng này có lẽ còn đáng chú ý hơn cả
phát minh về năng lượng nguyên tử hay phát minh về điều khiển học.
Năm 1987, dân số loài người đã đạt đến con số 5.026 triệu người, với tỷ lệ

tăng dân số là 1,7%/năm. Tình trạng quá đông dân số loài người trên Trái đất đã đạt
trung bình khoảng 33 người trên km2 trên đất liền (kể cả sa mạc và các vùng cực).
Với dân số như vậy, loài người đang ngày càng gây sức ép mạnh lên vùng đất có
khả năng nông nghiệp để sản xuất lương thực và cả lên những hệ sinh thái tự nhiên
khác.


Tình hình nông thôn ở một số nước trên thế giới

* Nước Hàn Quốc:
Sau trận lụt lớn năm 1969, người dân Hàn Quốc phải tu sửa lại nhà cửa,
đường sá, ruộng vườn mà không có sự trợ giúp của chính phủ. Trong khi đi thị sát
tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Chung Hy nhận
ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách
tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ
nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn.
Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào “Saemaulundong” được
đích thân Tổng thống Park phát động vào ngày 22/4/1970. “Saemaul” theo nghĩa
tiếng Hàn là “Sự đổi mới của cộng đồng” được ghép với “undong” có nghĩa là một
phong trào và cụm từ “Saemaulundong” có nghĩa là phong trào đổi mới cộng đồng.
Vì phong trào bắt đầu từ nông thôn nên “Saemaulundong” được hiểu là “Phong trào
đổi mới nông thôn”. Sự ra đời kịp thời của “Saemaulundong” vào đúng lúc nông
thôn Hàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèo cần có sự bứt phá mạnh mẽ và những
kết quả khả quan đạt được ngay sau đó đã làm nức lòng nông dân cả nước. Tới năm


16
1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaulundong”, sản lượng lúa tăng đến mức có
thể tự túc lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng
trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìn won tương

đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn won tương đương 537
USD). Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ
điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… “Saemaulundong” từ một phong trào ở
nông thôn đã lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc.[8]
* Nước Mỹ:
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Vùng Trung Tây của nước này có đất đai mầu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ
cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng
khắp cho những nơi thiếu mưa.
Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động
có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều
kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo
với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy
gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại
giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng
phổ biến, thậm chí theo các nhà môi trường quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử
dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng.
Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những
phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ
nhân tạo để nuôi cá.[1]
Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông
nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều
doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp
bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ
các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty
đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật
liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm


17

cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều
nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình
sao cho linh hoạt hơn.
Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận
bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày
càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự
thật, ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông
nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều
doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp
bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ
các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty
đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật
liệu cho nông dân sử dụng. Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ
XX đã tạo ra ít trang trại hơn nhưng các trang trại có quy mô lớn hơn nhiều. Đôi khi
được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử
dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, có 6 triệu
trang trại và trung bình mỗi trang trại khoảng 67 hecta. Đến cuối thập kỷ 1990, chỉ
có khoảng 2,2 triệu trang trại nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 hecta.
Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh từ
12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập kỷ 1990 dù cho
dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Vào năm 1900, một nửa lực lượng lao động là
nông dân nhưng đến cuối thế kỷ này chỉ còn 2% lao động trong các trang trại. Và
gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần
thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang
trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Chi phí đầu tư vốn cao, cho đất đai và trang
thiết bị khiến cho việc dành toàn bộ thời gian làm việc trên trang trại là cực kỳ khó
khăn cho hầu hết mọi người.[1]
* Nước Trung Quốc
Nông thôn Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Trung Quốc
đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ở nông thôn. Đến năm 2009, thu nhập bình



×