Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Câu hỏi ôn tập môn ngôn ngữ truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.77 KB, 19 trang )

BÀI ĐỌC THÊM
Câu 1:Khái niệm, chúc năng của Sapo. Phân loại Sapo

Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Quả thực, sapô có phần
nào đó giống như cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự
chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng.
Lời mào đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Nó là
một văn bản hoàn chỉnh, có thể bao gồm một câu, vài câu hoặc nhiều câu. Song độ
quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong báo chí hiện
đại, lời mào đầu thường có xu hướng càng ngắn gọn càng tốt (tất nhiên, ngắn gọn
phải đi kèm với dễ hiểu).
5.2. Chức năng của sapô
Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sapô, Loic Hervouet, Tổng Giám đốc trường
Đại học Báo chí Lille (Pháp) đã viết: “Giúp đỡ người đọc. Xác định chủ đề và góc
độ. Cung cấp các thông tin chính. Gợi ý về dàn bài. Làm cho độc giả muốn đọc”.
Đây cũng chính là các chức năng cơ bản của sapô mà dưới đây chúng ta sẽ làm rõ
hơn.
- Xác định chủ đề của bài báo
Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của sapô. Trước hết, sapô phải mang đến
cho người độc giả khái niệm chung về đề tài của bài viết. Thời đại ngày nay là thời
đại bùng nổ thông tin. Và người đọc trở nên thực dụng hơn bao giờ hết. Trong
cùng một đơn vị thời gian họ muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt.
Vì thế họ sẵn sàng bỏ qua bài báo của bạn nếu không tìm thấy ở phần lời dẫn một
điều gì đó có ý nghĩa, đáng được quan tâm khiến họ phải đọc nó cho đến hết.
- Chứng minh tính thời sự của bài báo
Quy luật nghiệt ngã của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài giờ,
được đọc trong vài phút và bị quên đi trong vòng 24 giờ sau đó. Một vấn đề, một
sự kiện chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó liên quan trực tiếp đến ngày hôm nay, đến


hiện tại. Độc giả thường chỉ quan tâm đến những gì nóng hổi, nằm trong tâm điểm


sự chú ý của công luận và có thể ảnh hưởng tới cuộc sống đang diễn ra của họ. Vì
thế, ngay từ phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được
phản ánh trong bài viết. Đây chính là lý do vì sao ở sapô chúng ta thường gặp
những từ ngữ chỉ thời điểm hiện tại như: "đang”, "hôm nay", "gần đây”, "tháng
này” "vừa mới” hay tương lai gần “sắp” “đang đến gần”, v.v. rồi những cấu trúc có
chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại: “tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng
giờ đây nó vẫn còn...”, “cho tới thời điểm này”,...
- Nêu những ý chính
Không chỉ dừng lại ở việc gọi tên đề tài, trong nhiều trường hợp sapô còn phải
nêu được các ý chính, tức là khung nội dung cơ bản của bài viết. Điều này giúp cho
độc giả, dù không đọc phần còn lại của tác phẩm vì một lý do nào đó (như thiếu
thời gian chẳng hạn), cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát về vấn đề hay
sự việc mà nhà báo phản ánh.
Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Bởi lẽ việc nêu các ý chính
nhiều khi có thể làm cho sapô trở nên khuôn sáo và dài dòng. Hơn nữa, nếu sapô
làm cho độc giả thoả mãn về mặt thông tin tới mức không cần phải đọc tiếp tác
phẩm thì có lẽ nó chưa đạt hiệu quả giao tiếp như mong đợi.
- Thu hút sự chú ý của người đọc
Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng người
đọc, thì sapô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa. Tức là sapô cần tạo ra
một thứ ma lực khiến cho người đọc không thể cưỡng lại ý muốn phải đọc toàn bộ
tác phẩm. Muốn vậy, nó phải được viết một cách ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được
thần thái của vấn đề hay sự kiện.
5.3. Phân loại sapô
Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapô, chúng ta có thể chia chúng thành
một số kiểu cơ bản sau đây:


5.3.1. Sapô gọi tên
5.3.2. Sapô tóm tắt

5.3.3. Sapô nêu sự việc dẫn đường
5.3.4. Sapô chân dung
5.3.5. Sapô tả cảnh (ảnh)
5.3.5. Sapô tả cảnh (ảnh)
5.3.7. Sapô kể chuyện
5.3.8. Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả
5.3.9. Sapô tiếp nối tiêu đề
Câu 2: yếu tố âm nhạc trong ngôn ngữ truyền thông
+ Xét về phương thức thể hiện: Nhạc có lời và nhạc không lời.
Nhạc có lời hay nhạc có ca từ. Đó là những ca khúc có sự thể hiện bằng giọng
của ca sĩ. Những ca khúc này thường được sử dụng trong các chương trình Games
show. Chúng có thể là một chương trình độc lập gồm nhiều ca khúc như chương
trình ca nhạc, có thể được xen trong các chương trình khác như trò chơi truyền
hình hay chỉ là một đoạn nhạc nhỏ trong các tác phẩm truyền hình nhằm một mục
đích nhất định nào đó. Những ca khúc có thể mang nội dung thông tin hoặc cũng
có thể để tạo cảm giác thư giãn cho công chúng.
Nhạc không lời: Nhạc không lời thường được sử dụng khá nhiều trong các sản
phẩm truyền hình. Nó có một vai trò hết sức quan trong trong việc chuyển tải
thông tin và giúp công chúng tiếp nhận thông tin. Được lồng vào các chương trình
để tạo ra các khoảng trắng cho sản phẩm truyền hình, nhạc không lời thể hiện
được tính hài hoà giữa âm thanh và hình ảnh. Và do đó, nó có thể làm cho các thể
loại truyền hình trở nên hấp dẫn hơn, sâu lắng hoặc tạo kịch tính.
+ Xét về hình thức xuất hiện: Nhạc hiệu, nhạc xen, nhạc nền
Nhạc hiệu: Xuất hiện ở đầu chương trình như là một sự danh xưng vị thế, tư
thế của 1 đài truyền hình, một chương trình, một chuyên mục. Nhạc hiệu thông


báo cho công chúng biết được thời gian xuất hiện các chương trình của đài. Nó có
vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo tâm lí tiếp nhận và gợi nhớ đối với công
chúng. Công chúng có thể lãng quên những chương trình mà các đài thực hiện

.Song nếu trở thành thói quen, khi nhạc hiệu xuất hiện người xem có thể trở lại
màn hình để tiếp tục theo dõi chương trình. Như vậy nhạc hiệu một phần là thực
hiện chức năng thông báo, phần thực hiện việc thu hút đối tượng vào chương
trình.
Nhạc xen (cắt): làm chức năng phân cách chương trình. Một chương trình có
một thời lượng nhất định và trong một buổi phát sóng có rất nhiều chương trình
được truyền tải. Để chấm dứt một chương trình chuyển qua một chương trình
mới, người ta sử dụng nhạc cắt, nhạc xen. Chúng ta biết rằng tâm lí tiếp nhận
thông tin truyền hình của con người bao giờ cũng theo chiều tuyến tính. Vì thế
các chương trình nếu thay đổi đột ngột sẽ gây tâm lí khó chịu và hụt hẫng cho
người xem. Khắc phục tình trạng này, nhạc xen, nhạc cắt được đưa vào để làm
giảm thiểu tối đa hạn chế đó.
- Nhạc nền (nhạc lồng): có tác dụng nâng cao tính hiệu quả trong việc truyền
đạt thông tin.
Âm nhạc tạo tâm lí thoả mái, giảm thiểu sự căng thẳng, làm thư giản cho công
chúng. Hiệu quả là việc tiếp nhận nội dung thông tin sẽ tốt hơn, không trôi, chảy
thông tin nhiều.
Đối với nội dung và hình ảnh trong chương trình, âm nhạc đưa đến độ “mềm”
cho hình ảnh, tạo độ lắng cho lời bình và chiều sâu nội dung, giúp giảm âm thanh
giả và lời bình chủ quan của tác giả. Âm nhạc xuất hiện đúng lúc sẽ làm cho hình
ảnh sống động tạo điều kiện cho sự luân chuyển liên tục giữa các cảnh, giúp khắc
hoạ được chiều sâu của nội dung. Sự xuất hiện âm nhạc trong hình ảnh sẽ tạo
được tâm lí nhân vật rõ nét khiến cho nhân vật có trạng thái tinh thần nhất định:
vui, buồn, hồi hộp lo âu, sầu lắng...


Câu 3: Dự đoán về ngôn ngữ cộng đồng tương lai

Từ lâu, con người đã mơ ước có một ngôn ngữ thống nhất cho toàn nhân loại.
Nếu ngôn ngữ thống nhất đó mà có được thì con người có thể tiết kiệm được

không biết bao nhiêu sức lực và trí tuệ phải bỏ ra để dạy và học ngoại ngữ như hiện
nay. Vào thế kỉ 17, Đêcac và Lepnich đã đề xướng việc tạo ra một thế giới ngữ gọi
là Voluapuk. Từ đó đến nay đã có thêm một số thế giới ngữ nữa được đề nghị như
Adjuvanto, Ido, Esperanto nhưng chỉ có tiếng Esperanto được chấp nhận nhiều
nhất. Hiện nay Esperanto đã được dùng ở nhiều nước, hàng vạn cuốn sách, hàng
trăm tờ báo và tạp chí, hàng trăm trường phổ thông và đại học, hàng chục đài phát
thanh v.v... đã sử dụng thứ tiếng này. Đại hội hoà bình thế giới năm 1955 đã công
nhận tác dụng thắt chặt tình đoàn kết quốc tế của nó. Tuy nhiên, thế giới ngữ vẫn là
một thứ ngôn ngữ nhân tạo, tất cả mọi dân tộc đều phải học nó như một thứ ngoại
ngữ, mặc dù vì đó không phải là tiếng của dân tộc nào cho nên không có vấn đề
miệt thị dân tộc.
Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học có những dự đoán khác nhau về tương lai
ngôn ngữ loài người.
Một số người cho rằng, trong tương lai, các ngôn ngữ sẽ thâm nhập lẫn nhau,
hoà vào nhau, dần dần tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất. Dự đoán này đã
dựa vào những xu hướng có thật của các liên minh ngôn ngữ hiện đại. Chẳng hạn:
Sự xích lại gần với tiếng Việt của các ngôn ngữ trên lãnh thổ Việt Nam. Trong liên
mình ngôn ngữ của khối thị trường chung châu Âu cũng đang xuất hiện hàng loạt
những phạm trù ngôn ngữ chung. Trên phạm vi toàn thế giới, mầm mống của ngôn
ngữ cộng đồng tương lai cũng đã xuất hiện và thể hiện ở các hệ thống thuật ngữ có
tính chất quốc tế.
Một số người dự đoán sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo con đường tạo ra
các ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Ngôn ngữ chung này sẽ không phải


là một ngôn ngữ nào mới được tạo ra, mà chỉ là một ngôn ngữ có sẵn, nhưng được
đề lên cương vị ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Thí dụ: tiếng Việt là
phương tiện giao tiếp chung của tất cả các dân tộc Việt Nam, tiếng Đức là phương
tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc vùng biển Ban Tích. Một số ngôn ngữ như
tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha được Hiến chương

Liên hợp quốc ghi nhận là những ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Như vậy, đối với các
dân tộc mà ngôn ngữ của họ không được dùng làm ngôn ngữ quốc tế thì tương lai
có lẽ là củng cố tiếng mẹ đẻ của mình, đồng thời học thêm một hoặc hai ngôn ngữ
quốc tế.
Câu 4:Phân tích yếu tố hình ảnh trong ngôn ngữ truyền thông.
 Hình ảnh động

Hình ảnh chủ yếu của truyền hình là hình ảnh động về hiện thực, hiện tượng có
ý nghĩa xã hội được ghi lại một cách đầy đủ, xác thực nhằm phản ánh một hoặc
một số vấn đề nào đó.
Ưu điểm lớn nhất của truyền hình là hình ảnh động. Không một loại hình báo
chí nào có thể có thế mạnh như truyền hình. Những hình ảnh sinh động, hấp dẫn
diễn tả trực quan các sự kiện hiện tượng đem đến cho công chúng những thông tin
nóng hổi, thời sự. Mọi mặt của cuộc sống với sự sinh động của nó đã được truyền
hình đưa lên màn ảnh, giúp cho những người đứng trước màn ảnh được chứng kiến
như thật cuộc sống hàng ngày đang diễn ra. Một sự kiện diễn ra trong đời sống, có
thể có nhiều cách để phản ánh và diễn đạt. Riêng với truyền hình, công chúng sẽ
được tận mắt chứng kiến những sự kiện hiện tượng đó.
Độ tin cậy là điều quan trọng nhất đối với các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể bằng những cách khác nhau, mỗi loại hình báo chí có những phương pháp
để tạo tin cậy, song với truyền hình, phương pháp cơ bản của nó là ghi lại sự thật
bằng hình ảnh và phát trực tiếp cho công chúng. Hẳn nhiên, không phải bất cứ


những hình ảnh động nào đều có thể lên truyền hình. Những hình ảnh diễn tả
những cảm xúc, hành động chân thật, có ý nghĩa.. .mới là hình ảnh được truyền
hình phản ánh.
 .Hình ảnh tĩnh

Truyền hình còn sử dụng một số hình ảnh tĩnh như biểu đồ, bản vẻ, các mô hình,

các hình ảnh sử dụng chương trình đồ hoạ, các ảnh tư liệu, ảnh chân dung, các văn
bản chữ viết...hoặc các khuôn hình tĩnh được dựng bởi kỹ thuật Mongtage để nhấn
mạnh một vấn đề nào đó. Hình ảnh tĩnh giúp cho nội dung phản ánh của truyền
hình hoàn thiện hơn. Những sự kiện, hiện tượng của quá khứ khi không được ghi
lại bằng các kỹ thuật ghi hình hiện đại như ngày nay, chúng chỉ được được ghi lại
qua các phương tiện thô sơ như máy ảnh, ký họa... là những tư liệu quí giá. Truyền
hình muốn chuyển tải những thông tin có tính lịch sử ấy chắc chắn phải sử dụng
những hình ảnh tĩnh.
Trong những trường hợp nhất định khi cần phải bày tỏ một vấn đề hay một cảm
xúc nào đó, những khuôn hình tĩnh sẽ được lựa chọn. Một cụ già, chờ chồng và
đứa con trai duy nhất mất tích trong cuộc chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt
Nam được khắc hoạ bằng một hình ảnh tĩnh với khuôn mặt hằng nên những nép
nhăn vì sự chờ đợi trong phóng sự Chờ đợi, một em bé châu Phi đói rách với
khuôn mặt ngơ ngác trong Châu Phi hiện tại và tương lai hay những cảnh kinh
hoàng của vụ khủng bố 11/9 và sóng thần cuối tháng 12/2004 trong phim tài liệu
Những nỗi đau của con người ...tất cả dường như được truyền hình phản ánh qua
những hình ảnh tĩnh.
Hình ảnh tĩnh chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong các sản phẩm truyền hình.
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, hình ảnh tĩnh chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng số
hình ảnh xét về hình thức xuất hiện trong các sản phẩm truyền hình. Song có thể
thấy tầm quan trọng của nó đối với việc chuyển tải thông tin. Những hình ảnh xúc


cảm, những cảnh cần phải gợi cho công chúng một thái độ nào đó hình ảnh tĩnh có
thể thực hiện tốt chức năng này.
Câu 5: Phân tích các dạng tít và cấu trúc tít thường gặp.
Về dạng tít, Lô-íc éc-vu-ê cho rằng có ba dạng mà nhà báo có thể lựa chọn cho
phù hợp với dạng bài viết. Đó là:
+ Đầu đề thông báo: “Tham vọng duy nhất của loại đầu đề này là cung cấp
thông tin cho độc giả […]. Đầu đề này phải tóm tắt được toàn bộ bài báo, trả lời

một cách đơn giản một trong số các câu hỏi (Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Như thế
nào? Tại sao? […]. Nhiều báo phải lựa chọn cẩn thận thông tin nào sẽ đưa lên đầu
làm đầu đề báo…”.
+ Đầu đề kích thích: loại đầu đề này “Chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến
chủ đề của bài báo, mục đích chính là làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngày lập
tức […]. Nó phản ánh cái thần của bài báo, hơn là nội dung bài báo”. Tuy nhiên,
tác giả cũng cảnh báo rằng “ Chú ý không để cho xu hướng rẻ tiền lấn át”.
+ Đầu đề hỗn hợp: Theo Lô-íc, đây là loại “thường được dùng nhất. Đó là sự
hòa hợp của cả hai loại trên, tức là vừa cung cấp thông tin, lại vừa gợi trí tò mò”.
Về cấu trúc của tít, như đã nói, số lượng tít báo (nói riêng về báo Tiếng
Việt) là rất lớn, do đó ở đây chúng tôi chỉ cấp thông tin về cất trúc tít báo theo
một khảo sát từ tít báo Nhân dân chủ nhật 1992 ngõ hầu có một hình dung sơ
bộ.
Khảo sát này dựa trên 1945 tít, trong đó khoảng 12% tít bài về nội dung chính
trị, gần 15% tít bài về nội dung kinh tế, hơn 8% tít bài về nội dung an ninh – xã
hội, gần 10% tít bài về khoa học giáo dục, kỹ thuật và công nghệ, khoảng 32 % tít
bài về văn hóa nghệ thuật, thể thao du lịch và gần 24% tít bài về các vấn đề quốc
tế. Kết quả cho thấy: Cấu trúc của tít có thể là một từ, một ngữ, một câu, một kết
cấu cố định, thậm chí là một kết cấu đặc biệt:


+ Tít báo có cấu trúc một từ, vd: Mốt, Kẹt, Lòng tin, Sốt rét, hoặc là tên riêng:
Thúy đạt, Cửa Lò…... Loại cấu trúc này chỉ chiếm chưa đến 2%. Ngay ở tờ Hà Nội
mới, Tiền phong chủ nhật, Lao động chủ nhật tỉ lệ này cũng chỉ là 3%. Điều đó có
nghĩa là nó rất ít được ưa dùng.
+ Tít có cấu trúc một ngữ là loại tít có tần số xuất hiện cao nhất, nó chiếm tỷ lệ
gần 55% trong số 1945 tít kể trên. Như đã biết, tiếng Việt có ba kiểu ngữ: Ngữ có
trung tâm là danh từ, được gọi là danh ngữ; Ngữ có trung tâm là động từ được gọi
là động ngữ; Ngữ có tính từ đảm nhiệm ở vị trí trung tâm được gọi là động ngữ;
Ngữ do tính từ đảm nhiệm ở vị trí trung tâm được gọi là tính ngữ.

Trong số ba kiểu chữ nói trên, kiểu danh ngữ thích dụng hơn cả đối với cấu
trúc của tít báo (41%).
VD: Lời nguyền của dòng sông, Một bệnh lạ ở cá, Những kỷ niệm nhỏ về thầy
Đặng Thai Mai…
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ, như đã biết mặc dù tít nhằm thông tin về
nội dung bài báo nhưng nó chính là tên bài báo, do vậy cấu trúc của nó phải là Cấu
trúc định danh, một loại cấu trúc rất khác nhau với cấu trúc thông báo. Loại sau
trùng với cấu trúc của câu và thường đủ hai thành phần nòng cốt của chủ ngữ - vị
ngữ, thậm chí có cả bổ ngữ hay trạng ngữ. Cấu trúc thông báo không phải là cấu
trúc đắc dụng cho tít, thậm chí có tác dụng ngược lại.
Loại cấu trúc tít báo thứ hai ít phổ biến, đó là cấu trúc của một động ngữ (hơn
12%).
VD: Phát hiện thêm hai trống đồng cổ, Gửi lòng theo gió hương bay, Gặp tác
giả của bài hát 19-8, Chống nạn mại dâm ở Pháp…
Cấu trúc tính ngữ càng không phù hợp với cấu trúc định danh của tít, do vậy
đây là một thể loại tít rất ít phổ biến (Chỉ chiếm chưa đến 2%) vd: Mạnh khỏe nhờ
hoa, Mượt mà giọng hát Tố Uyên…


+ Như trên vừa nói, cấu trúc thông báo không phải là cấu trúc đắc dụng cho tít,
nên số lượng tít có trúc là một câu chỉ chiếm 31% (Trong đó hầu hết là câu đơn:
30%, Câu ghép: 1%) vd: I-ta-li-a tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường,
Người gửi tiền là chủ nhân, người vay tiền là ân nhân…Thực ra, một tỷ lệ như thế
vẫn là cao, và mặc dù chưa có tài liệu nào đưa ra những tiêu chí xác định một tít có
cấu trúc như thế nào là lý tưởng, nhưng xét từ góc độ ngôn ngữ học thì rõ ràng tít
là một câu ( nghĩa là cấu trúc thông báo ) khả năng định danh của nó rất kém, nói
theo cách nói nghề nghiệp thì đó là loại tít “ chân phương” chối từ khéo léo.
Xét về một phương diện khác, nhưng tít có cấu trúc là một câu, chủ yếu là câu
tường thuật ( câu kể ), vd : Thuốc lá tác hại với phụ nữ nhiều hơn năm giới, Châu
Phi kêu cứu: 24 triệu người thiếu lương thực trầm trọng.. có thể là câu hỏi ( câu

nghi vấn ), vd : Thập kỷ 90 phụ nữ ăn mặc thế nào? Học sinh thi đỗ nhiều, mừng
hay lo? Cũng có thể là câu cảm thán, vd : Bình luận viên thể thao cứ gì phải nam!,
Ông nghỉ tôi mới nghỉ!... thậm chí là câu cầu khiến, vd : Hãy thương lấy rừng để
bảo vệ chính chúng ta!...
+ Tít báo có cấu trúc là một câu cố định tuy không phải là phổ biên ( chỉ chiếm
hơn 1%) nhưng loại này đặc biệt hiệu quả đối với những tít cần định danh có sắc
thái biểu cảm. Kết cấu cố định ở đây chính là kết cấu của thành ngữ, tục ngữ, thậm
chí là ca dao.
Có lẽ hầu hết các nhà báo đều cùng cách hiểu với Lô-íc éc-vu-e rằng “ số phận
bài vào tùy thuộc rất nhiều vào đầu đề” và “ đầu đề hấp dẫn làm cho ngay cả các
độc giả lười nhất cũng cảm thấy không cưỡng lại nổi “, nhưng có lẽ hầu hết các
nhà báo đều thừa nhận để có được tít hấp dẫn cho tác phẩm báo chí của mình là
điều không mấy dễ. Bởi lẽ, việc đặt tít tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong số
đó không thể không kể đến:
- Tôn chỉ, nhiệm vụ và mục đích của tờ báo
- Chủ đề, nội dung của bài báo


- Hình thức thể loại của bài báo
- Phong cách, bút pháp và sở trường ngôn ngữ của tác giả bài báo
- Trình bày báo
Nói đến năm yếu tố trên đây, xét thuần túy về mặt nghiệp vụ báo chí, rõ ràng
yếu tố thứ ba- Hình thức thể loại của bài báo –có vai trò rất quan trọng. Thể loại
của bài báo chế định mạnh đến việc đặt tít và đương nhiên tít của thể loại nào thì
thể hiện đặc trưng của thể loại đó.
Chẳng hạn, chỉ nhìn thuần túy hình thức cũng có thể thấy rõ điều đó: tít xã
luận, tít bài phỏng vấn thường là loại tít dài (tính về số lượng âm tiết) so với tít
phóng sự, tít ký. Thường thường, theo thống kê, tít xã luận dài gần 30 tiếng và
nhiều trường hợp dài trên 30 tiếng. Tít bài phỏng vấn, như đã biết có khá nhiều
loại: tít nêu trực tiếp tính chất, mục đích cuộc phỏng vấn, tít nêu tên, chức vụ, địa

chỉ người được phỏng vấn và dẫn câu trả lời khái quát cuộc phỏng vấn… Do vậy,
tít bài phỏng vấn thường cũng có độ dài lớn, có khi trên 15 tiếng. Nếu tính đến độ
dài của tít thì không thể không kể đến tít của tin. Bên cạnh những tít tin rất ngắn thì
lại có khá nhiều tít mà bản thân nó đã làm thành một tin: Hôm nay 14/11 Hội nghị
cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp khai mạc trọng thể tại Cung văn
hóa hữu nghị Việt Xô; hoặc Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam họp
hội nghị tạo bước phát triển phong trào thi đua của công nhân lao động và hoạt
động công đoàn… Vô -sko- bôi – nhi- cốp và In – ri – ép đã từng đặt ra yêu cầu
khắt khe đối với tít xét thuần túy về lượng “tối đa ý nghĩa phải được thể hiện bằng
tối thiểu từ ngữ”. Nhưng tít tin như trên cố nhiên cũng có những ngoại lệ, đó là
những tít nếu tách khỏi bài vốn không chua thể loại thì độc giả không thể biết tít đó
thuộc thể loại nào gắn chúng vào bất kỳ bài thuộc thể loại nào cũng được, VD:
Mùa xuân là tết trồng cây, Khuyến nông là chuyện dài dài, Sắc huyền… huyền sắc,
Khát vọng mùa xuân…dường như chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Trong khi đó tít
phóng sự và tít tiểu phẩm thường được rút rất gọn. Đa số tít phóng sự chỉ gồm


trung bình từ 3-5 tiếng, thậm chí chỉ 2 tiếng. Theo thống kê của Nguyễn Thị Mai
thì 60% tít phóng sự có độ dài từ 2-10 tiếng (Trong khi đó một tít xã luận được coi
là ngắn cũng phải chứa 8-15 tiếng, và hầu như không hề có tít xã luận chỉ gồm 2-3
tiếng). Đối với tít tiểu phẩm, đã có tới 40% chứa từ 1-5 tiếng. Điều đó chứng tỏ tít
tiểu phẩm thuộc loại tít ngắn. Nếu tít xã luận dài, tít phóng sự ngắn thì tít bình
luận và tít ký thuộc loại trung bình, khoảng 4-5 tiếng đến 10-15 tiếng.
Mặt khác, nói đến yếu tố thứ năm trên đây không thể quên rằng nhiều khi tít
báo “sinh thành” tùy thuộc rất nhiều vào nỗi trăn trở, day dứt của nhà báo hoặc là
về nỗi bức xúc hoặc là về nỗi lòng với miền đất, con người đó. Đôi khi có những
cất giấu riêng tư qua năm tháng giờ đây bỗng dâng trào trên dòng tít báo. Thậm
chí, không ít tít báo lại được ra đời từ những gợi ý tình cờ mà nhà báo đọc được,
nghe được.
Câu 6: Nêu các thủ pháp tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ, phân

tích thủ pháp dùng dấu câu.
1.Các thủ pháp tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ











Dùng từ ngữ hội thoại
Vay mượn tiếng nước ngoài
Dùng thuật ngữ
Dùng từ ngữ địa phương
Sử dụng chất liệu văn học
Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, các biến thể của chúng
Chơi chữ
Dùng dấu câu
Dùng ẩn dụ
Nói tưa trích dẫn.

2. Dùng dấu câu
Các dấu câu cũng là những phương tiện đắc dụng trong việc tạo nên giá trị biểu
cảm cho ngôn ngữ báo chí. Song ở đây, chúng tôi chỉ bàn đến dấu ngoặc kép và
dấu chấm lửng ( dấu ba chấm ) như là hai loại dấu câu nổi bật hơn cả về phương
diện này.



 Dấu ngoặc kép: Có giá trị biểu cảm cao khi báo hiệu rằng những từ ngữ

nào đó được dùng không phải với ý nghĩa hay phong cách thông dụng của
chúng. Nó mang đến cho câu văn sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc mỉa mai,
châm biếm. Ví dụ:
" Khán giả đã quá " no " với những gì được thưởng thức và đang tìm một "
món ăn " khác hợp khẩu vị hơn " ( Gia đình và Xã hội, số 100 / 2001 );
" Trong đêm xứ Lạng giá rét, chúng tôi tình cờ gặp tốp 4, 5 cô gái " tóc xù mỳ "
kiểu Hàn Quốc đứng trước quán Karaoke trên đường Đông Kinh " phát ngôn " với
những lời lẽ, thô tục..." ( Tiền phong, 9 / 1 /2002 );
" ... Tuy vậy, không phải cứ sắm máy rồi muốn bơm lúc nào thì bơm, mà còn
phải theo sự phân phối của " trưởng dãy " . Bắt đầu vào hè năm nay, ông Thắng,
trưởng khu nhà, đã " lên lịch " phân phối như sau [...]. Còn một hộ không được
bơm nhưng ngày nào cũng được " đặc quyền " dùng xô múc nước đủ dùng trong
ngày. Phân phối như thế hoá ra anh ta lại " bở " nhất. Cái bể công cộng suốt ngày
khô như rắn ráo " ( Nông nghiệp Việt Nam, 19 / 3 /2002 );
" Cũng có nghĩa rằng, dù đã rất cố gắng nhưng một lần nữa, Công an và Viện
Kiểm sát quận Kiến An lại " ôm nhầm " một văn bản không có giá trị pháp lý ( Lao
động, 24 /5 /2001 );
" 61% lưu học sinh Việt Nam " bốc hơi " sau khi tốt nghiệp. Họ đi đâu ? "
( Thể thao và Văn hoá, số 12 /2001 )...
 Dấu chấm lửng: tăng cường đáng kể tính biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí

khi nó thực hiện chức năng làm giãn nhịp câu văn, báo hiệu sự bất ngờ
hoặc gợi mở các định hướng suy nghĩ khác nhau cho người đọc. Ví dụ:
" Các nam ca sỹ ngày càng ... đẹp gái " ( Thể thao và Văn hoá, 17 / 6 / 2001);
" Về thành phố mua ... cỏ " ( Lao động, 24 /5 / 2002 );
" Lời hứa cũng ... ô nhiễm " ( Lao động, 21 / 5 / 2001 );
" Tôi đi mua ... vợ " ( Gia đình và Xã hội, số 4 / 2001 );



" Nhưng đến một nơi như Kalona, làng truyền thống ở Iowa, một thành phố
miền Trung nước Mỹ mà còn dùng hàng Trung Quốc thì... " ( Tiền phong, 15 / 4 /
2002 );
" Tôi rời làng, đứng trên đồi cao nhìn xuống thấy Cam nghĩa và Cam Chính có
thân hình còng ngoặt như một dấu hỏi lớn. Dấu hỏi gieo vào giữa trời, đất, vào biết
bao nhiêu thân phận ở làng và khóc nghẹn không có câu trả lời... " ( Lao động, 29 /
3 /2001 )...
Câu 7: Ngôn ngữ Báo chí có những tính chất gì?phân tích tính chính xác
và tính khuôn mẫu của ngôn ngữ Báo chí.
1. Tính chất của ngôn ngữ Báo chí
 Tính ngắn gọn
 Tính chính xác
 Tính định lượng
 Tính bình giá
 Tính cụ thể
 Tính đại chúng
 Tính biểu cảm
 Tính khuôn mẫu

 Tính chính xác
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác.
Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo
chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về
ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có
thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Chẳng
hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm trung quốc, một nhà
báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: " Chúng tôi đã chia tay với tình hữu
nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung ". Rõ ràng, từ " với " ở đây là không thể

chấp nhận được (vì cụm từ " chia tay với..." biểu đạt ý nghĩa " từ bỏ, từ giã "), cần
phải thay nó bằng từ "trong" .


Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất 2
yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ, nói cụ thể là: nắm vững ngữ
pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc, và không ngừng được trau dồi; thành thạo về ngữ
âm; hiểu biết về phong cách. Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên
dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt. Hai yêu cầu này có quan hệ qua
lại hết sức mật thiết. Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn ngữ có thể " kêu "
những rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh
phục mạnh mẽ đối với độc giả. Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ
thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm
chí đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người khác hoặc xã hội.
Sử dụng ngôn từ trong tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt
hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chi đông tới mức
không xác định được và họ ( nhất là trẻ em ) lại luôn xem các cơ quan báo chí là "
ngọn đèn chỉ dẫn " trong việc dùng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn
thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.
 Tính khuôn mẫu
Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm " khuôn mẫu ". Đó là những công thức
ngôn từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự động hoá quy trình thông tin,
làm cho nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn mẫu bao giờ cũng đơn
nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính. Chúng bao gồm nhiều loại và có mặt
trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ. Chẳng hạn trong văn phong báo
chí, khi viết các mẩu tin, người ta thường dùng các khuôn mẫu như:
- Theo AFP, ngày...tại...trong cuộc gặp gỡ...Tổng Bí thư...đã kêu gọi...
- TTXVN, ngày...người phát ngôn Bộ Ngoại giao... cho biết...
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó tiết kiệm thời gian và công

sức cho chủ thể sáng tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.


Song, khác với khuôn mẫu trong văn bản hành chính và văn bản khoa học,
khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển.
Chẳng hạn, một thông tin trên báo về nguyên tắc phải thoả mãn 6 câu hỏi: Ai? Cái
gì? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? nhưng thứ tự trả lời cho các câu hỏi đó
có thể được sắp xếp khác nhau tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí lại luôn kết hợp
hài hoà với các thành tố biểu cảm cho nên ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại,
hấp dẫn chứ không khô khan như ngôn ngữ trong văn bản khoa học và văn bản
hành chính, là nơi người ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà
thôi.
Trên đây là một số tính chất cơ bản của ngôn ngữ báo chí. Với những tính chất
đặc thù như vậy, ngôn ngữ báo chí hoàn toàn có đủ tư cách để được xem là một
phong cách chức năng trong ngôn ngữ.
Câu 8: Nêu khái niệm ngôn ngữ truyền hình, phân tích hai đặc trưng.
1. Khái niệm ngôn ngử truyền hình

Truyền hình là một trong những loại hình báo chí sử dụng phức hợp ngôn ngữ
của nhiều loại phương tiện truyền thông và nghệ thuật khác nhau, ngôn ngữ truyền
thông đa phương tiện (Multimedia).Vì thế rất nhiều ý kiến cho rằng, ngôn ngữ
truyền hình là “ngôn ngữ của hình ảnh và âm thanh tổng hòa tất cả những loại
ngôn ngữ khác: hội họa, âm nhạc, sân khấu.. .”
G.V. Cudơnhetxốp trong Báo truyền hình (tập 1) thì khẳng định, truyền hình và
điện ảnh là có cùng ngôn ngữ, ông nói: “Truyền hình và Điện ảnh là những phương
tiện thể hiện bằng màn ảnh và về cơ bản có ngôn ngữ chung. Cần xác định chí ít là
những nét chung-nội dung của khái niệm “ngôn ngữ màn ảnh”.
Khiếu Quang Bảo trong bài viết “Ngôn ngữ truyền hình” thì quan niệm: “Ngôn
ngữ truyền hình là "loại" ngôn ngữ tổng hợp, có ngôn ngữ viết cho độc giả báo in,



có ngôn ngữ nói cho thính giả phát thanh, hơn thế nữa, có ngôn ngữ hình ảnh cho
khán giả truyền hình”.
Quan niệm như trên chưa chính xác và chưa phân biệt được ngôn ngữ truyền
hình với ngôn ngữ điện ảnh và ngôn ngữ của các loại hình báo chí khác. Đúng là
truyền hình đã dùng những chất liệu ngôn ngữ của các ngành khác làm ngôn ngữ
cho mình, song đó không phải là thứ ngôn ngữ “nguyên si” mà đã được nhào nặn
theo đặc trưng loại hình.
Trong khi đó, Mai Thị Minh Thảo trong luận văn Thạc sĩ khoa học Báo chí
Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự đài truyền hình Việt Nam của mình đã

khẳng định: “Ngôn ngữ truyền hình là hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện diễn
đạt nội dung của tác phẩm truyền hình”.
Ở đây, Mai Thị Minh Thảo đã khái quát hóa đặc trưng ngôn ngữ loại hình
truyền hình là “hệ thống ký hiệu” để “diễn đạt nội dung của tác phẩm truyền hình”
giống như ngôn ngữ của các ngành khác.
Nhìn chung, các quan điểm trên đều thống nhất nhau ở các điểm:
1, Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của các loại hình truyền thông
và nghệ thuật.
2, Là ngôn ngữ thống nhất của hai yếu tố âm thanh và hình ảnh.
Việc sử dụng các yếu tố của nhiều loại hình khác khiến cho ngôn ngữ truyền
hình có vẻ “yếu thế” hơn những ngôn ngữ khác trong việc khẳng định nó là một
loại hình ngôn ngữ độc lập. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng, “mặc dù có nhiều
cách thức diễn đạt và ở dưới nhiều dạng khác nhau, ngôn ngữ truyền hình vẫn có
những yếu tố, những qui luật hoạt động riêng. Vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có thể
đặt ngôn ngữ truyền hình ngang hàng với ngôn ngữ loại hình khác. Nó là một ngôn
ngữ độc lập, có tính đặc thù và hoàn toàn riêng biệt”.
Từ quan điểm như vậy, chúng ta có thể thấy: “Ngôn ngữ truyền hình là kết hợp
giữa yếu tố hình ảnh và âm thanh bằng hệ thống các phương thức kết hợp đặc



trưng của loại hình, như hai mặt của một tờ giấy, nhằm tạo nên một tác phẩm hoàn
chỉnh mang một nội dung thông tin nhất định”.
2. Đặc trưng 1: Sự thống nhất biện chứng giữ hình ảnh, âm thanh và văn bản

Trong đó, hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố quan trọng nhất, văn bản bổ sung
cho hình ảnh, âm thanh và được sử dụng với mức độ vừa phải.
Mặc dù mỗi yếu tố có tính độc lập riêng, song không thể tách rời các yếu tố
này trong các sản phẩm của truyền hình. Việc thiếu đi một trong các yếu tố trên,
tác phẩm sẽ không còn là tác phẩm truyền hình nữa.
Các yếu tố ngôn ngữ của truyền hình kết hợp với nhau chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau
và bỗ trợ thông tin cho nhau. Hình ảnh giải quyết những vấn đề trực quan, âm
thanh giải quyết các vấn đề trừu tượng. Một tin, bài truyền hình nếu không có sự
kết hợp hài hài giữa các yếu tố này sẽ rất khó chuyển tải thông tin đến công chúng.
3. Đặc trưng 2: Lời mang phong cách khởi ngữ đời thường- văn nói

"Viết như bạn nói" là lời khuyên đáng ngờ cho văn viết nói chung, nhưng để
viết cho truyền hình, đấy là mệnh lệnh. Viết cho truyền hình khác với viết cho báo
in là viết cho người ta nghe, chứ không phải cho người ta đọc.
Điều then chốt của truyền hình là BTV, MC, PTV đang nói với mọi người,
đang kể với công chúng chuyện gì vừa xảy ra hay cái gì họ vừa thấy, vừa nghe.
Thế nên ngôn ngữ nói của truyền hình dễ nghe, các câu ngắn gọn, đơn giản và
dùng động từ ở dạng chủ động, rút gọn câu chữ.
Dùng khẩu ngữ không có nghĩa là có thể dùng tiếng lóng hoặc những từ không
phổ thông, cũng không có nghĩa là truyền hình có thể sử dụng từ ngữ tục tĩu hay
những cách diễn đạt thô thiển. Khán giả truyền hình là một cộng đồng thuộc mọi
lứa tuổi và rất nhạy cảm.
Ngôn ngữ đời thường càng dung dị càng tốt. Để đưa người nghe vào câu
chuyện và giữ người ta ngồi lại xem, ngôn ngữ nói của truyền hình không dùng



những lập luận hay cấu trúc phức tạp, văn phong "đại ngôn", "đao to búa lớn". Đó
là thứ ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, nhưng không rập khuôn, sáo mòn.
Với từ nước ngoài, chỉ dùng khi trong tiếng Việt không có từ tương ứng. Nhất
là với các thuật ngữ thì nhiều khi phải đi ngược lại với nỗ lực viết cô đọng, ngắn
gọn - tức là phải dùng một số từ ngữ đời thường để làm rõ nghĩa hay thay thế cho
một từ chuyên môn duy nhất.



×