Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.03 KB, 10 trang )

M NL C S
M C M
M: SU08
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhìn lại mối quan hệ Việt – Mỹ mấy chục năm trước đây là những trang sử đầy biến
động từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (02/9/1945), Việt Nam đã trở
thành ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc châu Á và trên thế giới. Trước sự phát
triển mạnh mẽ của Việt Nam về chính trị và quân sự sau năm 1945 Mỹ đã tỏ ra lo ngại hết sức.
ông Nam Á là một vùng đem lại nhiều lợi nhuận cho Mỹ trong đó có Việt Nam. Mỹ chọn
Việt Nam và ông Dương làm nơi xây dựng đầu cầu lục địa với mưu đồ độc chiếm ông Nam
Á và toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Aixenhao từng nói: “Việt Nam ở ông Nam Á châu, ở ngay trung tâm
điểm con đường xung quanh trái đất… nếu Việt Nam bị thôn tính thì ông Nam Á bị đe dọa,
Vì vậy, Việt Nam cần được sự giúp đỡ về địa hạt kinh tế lẫn quân sự. Việc mở mang Việt Nam
và ông Nam Á là quan trọng.”
Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở bán đảo ông n trong khu vực ông Nam Á. Việt
Nam là nước có vị trí quan trọng trong con đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam và từ
đông sang tây, có bờ biển dài, có thể giao lưu quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Một vị trí
chiến lược, một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên và nhiều lao động.
Việt Nam là một mắt xích không thể thiếu được trong chuỗi bàn đạp quân sự nhằm bao
vây phe xã hội chủ nghĩa. Nam Việt Nam trở thành “tiền đồn chống cộng” trong dãy liên hoàn
các phòng tuyến chống cộng ven bờ tây Thái Bình Dương (gồm Nam Triều Tiên, ài Loan,
Nam Việt Nam), trong đó Nam Việt Nam là nơi thuận lợi hơn cả để vào châu Á.
Do có tầm quan trọng đó mà sau khi hiệp định Giơnevơ (Thụy Sĩ) được kí kết ngày
21/7/1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở ông Dương, thực sự chấm dứt sự thống
trị của thực dân Pháp ở ông Dương, Mỹ đã bắt đầu bộc lộ và thực hiện âm mưu của mình.
Chính sách thực dân mới của Mỹ được áp dụng ở miền Nam Việt Nam kéo dài từ năm 1954
đến 1975 đã gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu cho nhân dân Việt Nam. Với tinh thần
yêu nước và ý thức dân tộc, nhân dân Việt Nam đã bền bỉ tiến hành cuộc kháng chiến chống


Mỹ cứu nước trong suốt 21 năm, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, kết hợp
với đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao, đặc biệt ở giai đoạn cuối của
cuộc kháng chiến (1967 – 1975), buộc Mỹ phải kí hiệp định Pari, rút quân về nước, chấm dứt
sự can thiệp vào miền Nam Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, ta đã giành thắng lợi hoàn toàn,
hoàn thành thống nhất đất nước. Thể hiện sự thắng lợi của Việt Nam cả về quân sự lẫn ngoại
giao.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1. Giới nghiên cứu nƣớc ngoài.
- Chiến tranh Việt Nam – Chính sách của Mỹ. Tác giả Sullian Michael
Trung tâm thông tin khoa học xã hội và kinh tế, quân sự.
1


- Giải phẫu một cuộc chiến tranh Việt Nam – Mỹ, kinh nghiệm lịch sử hiện đại – Gabrien Côn
cô. Nhà xuất bản quân đội nhân dân 1989.
- Nguồn gốc những sự dính líu của Mỹ – Maria Kabb – Alline Abe.
2. Giới nghiên cứu trong nƣớc.
- Thế đi lên của ta trên mặt trận ngoại giao – Nguyễn Duy Trinh. Nhà xuất bản Sự thật à Nội
1972: Trong đó tác giả đã nêu lên cùng với sự thắng lợi của đường lối độc lập, tự chủ, đúng
đắn, sáng tạo của ảng ta, nhân dân ta đã tiến hành đồng thời đấu tranh trên các mặt trận quân
sự, chính trị, ngoại giao. Mặt trận ngoại giao trong những năm qua đã góp phần tích cực vào
thắng lợi chung của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
- Chính sách Việt Nam của Mĩ 1945 – 1975 - Phạm Thị Quý. ại học Sư phạm à Nội 1990
đã đề cập đến các chính sách mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam trong suốt 30 năm xâm lược.
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Do nguồn tài liệu không tập trung mà rải rác trên các bài báo, tạp chí, tác phẩm,… Nên
để hoàn thành chuyên đề tôi sử dụng phương pháp sưu tầm, phân tích tổng hợp, xử lý tư liệu có
chọn lọc. ặc biệt tôi đã kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp
lôgic là chủ yếu.
IV. PHẠM VI NGIÊN CỨU.

ấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ là cuộc đấu tranh diễn ra trong thời
gian khá dài và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan tác động bởi môí quan hệ quốc tế từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX. Nhưng do phạm vi của một
chuyên đề có giới hạn và hạn chế về việc sưu tầm tài liệu ở một tỉnh miền núi xa xôi còn nhiều
khó khăn khi tiếp cận với các nguồn tài liệu trong các thư viện lớn nên chuyên đề của tôi
nghiên cứu có thể chưa được sâu như mong muốn. Vì vậy rất mong được nhận được sự đóng
góp của các đồng nghiệp.
V. BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ.
I. Khái quát lịch sử mối quan hệ Việt – Mỹ trước năm 1945.
. Mối quan hệ Việt – Mỹ trong giai đoạn 1945 – 1954.
. ấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

2


PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ VIỆT – MỸ TRƢỚC NĂM 1945
Nhìn trên bản đồ thế giới, Việt Nam và Mỹ là hai quốc gia ở hai châu lục khác nhau, hai
đại dương khác nhau, cách xa nhau đến hàng nghìn cây số.
Mỹ là một nước lục địa riêng biệt, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, được bao bọc bởi hai
đại dương lớn là ại Tây Dương và Thái Bình Dương, với diện tích 9.153.123 km2. Năm
1776, ợp chủng quốc oa Kì ra đời, trải qua hơn 200 năm phát triển Mỹ đã trở thành cường
quốc lớn nhất thế giới tư bản. Ngay từ khi ra đời ở Mỹ đã tồn tại nền cộng hòa với chế độ
chính trị hai đảng thay nhau cầm quyền đó là ảng Cộng hòa và ảng Dân chủ.
Việt Nam là một nước thuộc khu vực ông Nam Á do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa nên động thực vật ở đay phong phú, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, sông
ngòi có ý nghĩa kinh tế và giao thông lớn: sông ồng, sông Mê Công. Trên vùng đất này lại có
nguồn nhân công dồi dào. Vì vậy, Việt Nam trở thành miếng mồi hấp dẫn đối với mọi kẻ thù
bên ngoài. ồng thời yếu tổ Lịch sử - Chính trị của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng
không chỉ đối với dân tộc mình và còn phát huy ảnh hưởng ra bên ngoài. Từ xa xưa, Việt Nam

là một dân tộc có lịch sử, là một cộng đồng thống nhất. Nhân dân cần cù lao động, nhân hậu,
dũng cảm và có tinh thần dân tộc cao.
Từ thời các Vua ùng dựng nước và kéo dài suốt hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của
Trung Quốc, ông cha ta luôn có chính sách đối ngoại sáng suốt với các nước, đặc biệt là các
nước láng giềng lân cận để giữ mối quan hệ hòa hảo, bảo vệ và giữ gìn độc lập tổ quốc. Năm
938, với chiến thắng Bạch ằng của Ngô Quyền đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc. Từ đó
trải qua các triều đại Ngô - inh - Tiền Lê - Lý - Trần - Lê sơ ta luôn đề ra chính sách đối
ngoại đúng đắn và kiên quyết với các nước lớn. Như vậy trong suốt nghìn năm dưới chế độ
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, nhân dân dân ta luôn coi ngoại giao là một trong
những chính sách chủ chốt để bảo vệ và giữ gìn độc lập tổ quốc.
ầu thế kỉ X X, dưới triều Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng,
suy vong. Với tư tưởng bảo thủ và chính sách “bế quan tỏa cảng” nhà Nguyễn đã khiến đất
nước rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Năm 1930, ảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới
sự lãnh đạo sáng suốt của ảng nhân dân ta đã giành độc lập. Ngày 2/9/1945 nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo một số tài liệu thì lịch sử mối quan hệ Việt – Mỹ bắt đầu từ năm 1787, khi diễn ra
cuộc tiếp xúc giữa ông Thomas Jefferson (tác giả Bản Tuyên ngôn ộc lập 1776 và là tổng
thống thứ ba của Mỹ) lúc đó là đại sứ của Mỹ tại Pháp với oàng tử Cảnh con trai chúa
Nguyễn Ánh. Cuộc tiêp xúc đó là sự khởi đầu cho một ý tưởng tốt đẹp: vì hạnh phúc của con
người. Sau đó, trong suốt nửa đầu thế kỉ X X đã liên tiếp có những tàu của các thương nhân Mĩ
cập bến Việt Nam tìm ngồn hàng và trao đổi hàng hóa. Nhưng trong đó có chuyến đi của đặc
phái viên tổng thống Mĩ Andrew Jackson tới Việt Nam vào năm 1833 đã tiếp xúc với vua
Minh Mạng, cuộc tiếp xúc đó đã chính thức mở đầu cho mối quan hệ Việt – Mỹ.
Trong suốt thời gian từ giữa thế kỉ X X đến những năm 40 của thế kỉ XX do hoàn cảnh
quốc tế chi phối và Việt Nam đang nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp nên mối quan hệ
Việt – Mỹ thời kì này không có gì nổi bật. Tuy nhiên Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam.
3


ồ Chí Minh đã biết ý đồ của Mỹ qua kế hoạch của tổng thống Rudơven về thác quản

nhằm phá vỡ sự độc quyền của thực dân Pháp – Anh ở các nước thuộc địa nên muốn tranh thủ
sự đồng tình của Mỹ thêm bạn cho cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Với lời
tuyên bố Việt Minh là tổ chức thân ồng minh chủ yếu ở ông Dương trong cuộc chiến đấu
chống chủ nghĩa phát xít. Vì vậy ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ trong thời kì này.
Mùa đông năm 1944, chiếc máy bay của không quân Mỹ bị quân đội Nhật Bản bắn rơi
tại một khu rừng gần thị xã Cao Bằng và trung úy phi công Uy – Liêm Sô đã được tự vệ địa
phương cứu thoát. Nắm lấy thời cơ ồ Chí Minh đã trực tiếp đưa viên phi công trả cho Bộ chỉ
huy Mỹ đang đóng tại Côn Minh, làm cho họ thấy rõ sức mạnh của Việt Minh và phải chú ý tới
tổ chức này. Mỹ đã cảm ơn và gửi một số thuốc men, vũ khí và tiền giúp quân đội Việt Minh
nhưng ồ Chí Minh chỉ nhận thuốc, vũ khí còn trả lại tiền.
Sau đó giữa Mỹ và Việt Nam đã có nhiều hoạt động hợp tác. Người Mỹ đã nhảy dù
xuống Tân Trào, họ làm việc và liên lạc với cơ quan Mỹ ở Côn Minh, huấn luyện kĩ thuật cho
một số cán bộ Quân giải phóng. Việt Minh đã cung cấp cho OSS (cơ quan nghiên cứu chiến
lược Mỹ) những tài liệu cực kì quan trọng về quân đội Nhật. Tuy vậy chính quyền Mỹ vẫn
chưa có sự công nhận chính thức nào đối với mặt trận Việt Minh.
Năm 1945, hoàn cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi tạo điều kiện cho Cách mạng Việt Nam
giành thắng lợi. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch ồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn ộc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền độc lập.
Như vậy, mối quan hệ Việt – Mỹ trước năm 1945 chưa có gì nổi bật, chưa có sự tác
động lẫn nhau mà chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc kháng chiến chống chủ
nghĩa phát xít, kẻ thù chung của cả nhân loại.
II. MỐI QUAN HỆ VIỆT – MỸ TỪ 1945 ĐẾN 1954.
Giai đoạn này mối quan hệ Việt – Mỹ chịu nhiều sự chi phối bởi bối cảnh thế giới trong
cục diện thế giới chia thành hai phe theo trật tự hai cực anta, do Mỹ và Liên Xô đứng đầu hai
phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Tháng 8/ 1945, tại ội nghị toàn quốc của ảng họp tại Tuyên Quang đã đề ra đường lối
và chính sách đối ngoại thời kỳ này: cần tranh thủ sự đồng tình của Liên Xô và Mỹ chống mưu
mô của Pháp định khôi phục lại địa vị cũ ở ông Dương và mưu mô của một số quân phiệt
Trung Quốc định chiếm nước ta.
Ngày 19/12/1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Thời gian này Chính

phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Mỹ tìm một giải pháp tức thời cho vấn đề Việt Nam. Lúc
này Mỹ vừa có yêu cầu lôi kéo các nước Tây Âu vào vùng kiểm soát của mình, vừa làm ra vẻ
tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc để cướp lại thuộc địa của các nước thực dân cũ. ồng
thời để thành lập một liên minh nhằm chống lại chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và ông Âu, nên
Mỹ tìm mọi cách lôi kéo tranh thủ Pháp.
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc từ năm 1946, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần tiếp
xúc, đề nghị Chính phủ Mỹ ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta về kinh tế, văn hóa
nhưng đều bị Chính phủ Mỹ khước từ.
Mĩ chưa trực tiếp can thiệp vào ông Dương những đã dần quan tâm đến. Lợi dụng việc
giải giáp quân đội Nhật ở ông Dương, Mỹ mưu toan dùng 20 vạn quân Trung oa Dân quốc
vào miền Bắc nước ta làm chỗ dựa cho bọn phản động trong nước lật đổ chính quyền cách
mạng, thành lạp chính quyền tay sai của Mỹ – Tưởng. Trong khi đó ở Nam Việt Nam, Mỹ
4


đồng tình với Anh giúp Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Như vậy một liên minh đế quốc do
Mỹ cầm đầu đã hình thành nhằm lật đổ nhà nước cách mạng non trẻ của Việt Nam, thiết lập lại
sự thống trị của chủ nghĩa thực dân đã bị nhân dân Việt Nam vùng lên lật đổ.
Tháng 12/ 1947, Mỹ cho rằng nên cùng Bảo ại lập Chính phủ quốc gia Việt Nam nên
giúp Bảo ại xây dựng quân đội, nếu Pháp không làm điều đó Mỹ sẽ tự làm lấy, tháng 2/1950,
Chính phủ Mỹ đã công nhận chính quyền bù nhìn Bảo ại.
Năm 1950, Pháp bắt đầu suy yếu ở ông Dương, Mỹ tích cực viện trợ cho Pháp cả về
quân sự lẫn kinh tế, ép Pháp thực hiện âm mưu và nắm lấy ngụy quyền và ngụy quân ở Việt
Nam. Chủ tịch ồ Chí Minh đã lên án sự can thiệp của Mỹ là: “có tính chất xâm lược phản
dân chủ và không Mỹ chút nào”
Năm 1953, trước tình hình quân sự ngày càng bất lợi ở ông Dương thực dân Pháp phải
cố tranh thủ thêm sự viện trợ từ Mỹ. Sang năm 1953, thực dân Pháp ngày càng suy yếu ở ông
Dương và để ép Pháp kết thúc cuộc hiến tranh này My đã tăng thêm viện trợ cho Pháp (chiếm
73% ngân sách chiến tranh xâm lược ông Dương của Pháp) và cùng Pháp đề ra kế hoạch
Nava. Với chiến thắng lịch sử iện Biên Phủ (7/5/1954) ta đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn

đàm phán tại ội ngị Giơnevơ (Thụy Sĩ). Ngày 21/7/1954, iệp định Giơnevơ được kí kết
đánh dấu sự thất bại của Pháp và can thiệp của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược ông
Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.
Tại hội nghị Giơnevơ, Mỹ không tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam vì không muốn
nhân nhượng cộng sản. Mỹ nuôi âm mưu độc chiếm ông Dương, hất cẳng Pháp, biến miền
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở ông Nam Á. Vì vậy Mỹ không
chịu kí vào hiệp định để không bị ràng buộc bởi hiệp định đó.
Sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Mỹ đã tính đến việc can thiệp trự tiếp bằng quân
sự vào miền Nam Việt Nam. Như vậy, từ đây chính thức bắt đầu thời kì đối đầu giữa hai nước
Việt Nam và Mỹ, một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, một nước đứng đầu thế giới tư
bản khiến cho mâu thuẫn giữa hai chế độ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ngày càng thêm
sâu sắc.
III. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 – 1975)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng xã hội chủ nghĩa từ một nước trở thành hệ
thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên như vũ bão, những thắng lợi đó đã làm
cho bè lũ đế quốc vô cùng hoảng sợ. ế quốc Mỹ giàu có nhất trong phe tư bản chủ nghĩa lợi
dụng tiềm lực về kinh tế và ưu thế nhất thời về vũ khí hạt nhân đã lấy chiến lược “trả đũa ào
ạt” làm chiến lược toàn cầu về quân sự, âm mưu thi hành chính sách xâm lược và nô dịch nhân
dân thế giới dưới hình thức chủ nghĩa thực dân mới. Do có vị trí địa lí và ý nghĩa chiến lược
đặc biệt, Mỹ đã chọn Nam Việt Nam làm nơi thử nghiệm chính sách thực dân kiểu mới đó.
Dưới con mắt của những nhà chiến lược Mỹ thì Việt Nam: “Trước hết đó là giao điểm
của các đường giao thông quốc tế, đặc biệt tuyến đường hàng hải từ Thái Bình Dương đến n
ộ Dương. Việt Nam vừa là nơi đầu cầu thuận lợi để tiến vào hai tiểu lục địa ở châu Á là
Trung Quốc và n ộ, vừa là nơi xuất phát cơ động để tiến ra châu Úc và hai đại dương.”
Như vậy Việt Nam là một địa bàn chiến lược có tầm quan trọng cả về vị trí địa lí, quân sự, kinh
tế, chính trị “xứng đáng với những tốn kém cần thiết để chiếm lấy.”
ế quốc Mỹ muốn thực hiện giấc mộng làm bá chủ toàn cầu và âm mưu tiêu diệt chủ
nghĩa cộng sản trên thế giới, ngay sau hiệp định Giơnevơ (7/1954) Mỹ lại âm mưu biến miền
5



Nam Việt Nam thành đầu cầu chiến lược để ngăn chặn “làn sóng đỏ” từ phía Bắc tràn vào. Sau
chiến tranh dưới con mắt của Mỹ, Việt Nam còn là một mắt khâu ở ông Nam Á nằm trong
vòng cung chiến lược toàn cầu bao vây Liên Xô trải dài từ châu Âu sang ông Bắc Á.
Tháng 4/954, tổng thống Mỹ Aixenhao nhận định :”Nếu ông Dương sụp đổ, phần còn
lại của ông Nam Á sẽ sụp đổ rất nhanh như những quân bài đôminô.”
Lúc này, Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều mâu thuẫn trên thế giới, chịu tác động trực
tiếp của các nước lớn. Ở Việt Nam đã diễn ra cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa xã hội, phong trào
giải phóng dân tộc với chủ nghĩa đế quốc. Việt Nam đã đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và
đang phải đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ.
Thời kì này ảng và Chính phủ ta kiên quyết đấu tranh đòi Pháp, Mỹ và tay sai phải thi
hành nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ nhưng Mỹ đã tìm cách phá hoại hiệp định. Ngày
18/6/1954, Mỹ đưa Ngô ình Diệm lên làm thủ tướng Chính phủ bù nhìn Nam Việt Nam.
Ngày 17/9/11954, tại Oasinhtơn Pháp chuyển giao trách nhiệm chính trị, quân sự ở miền Nam
cho Mỹ và rút hết quân về nước.
Chính sách thực dân mới của Mỹ được biểu hiện đầy đủ ở miền Nam Việt Nam bằng chính
sách “viện trợ” về quân sự và kinh tế, bằng hệ thống cố vấn và cơ quan kiểm tra Mỹ đã điều
khiển chính quyền Ngô ình Diệm về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,… biến
chính quyền Diệm thành công cụ xâm lược của Mỹ, phục vụ cho âm mưu của Mĩ. Diệm đã từ
chối hiệp thương tỏng tuyển cử giữa hai miền. Ngày 23/10/1955, Diệm tổ chức “trưng cầu dân
ý” phế truất Bảo ại và lên làm tổng thống. ồng thời Diệm thi hành chính sách “tố cộng diệt
cộng” và ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Trước tình hình đó cách mạng bị tổn thất nặng
nề nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của ảng và Chủ tịch
ồ Chí Minh ngày càng phát triển lớn mạnh. Có áp bức thì có đấu tranh, trước bạo lực phản
cách mạng của quân thù nhân dân miền Nam đã tiến hành phong trào ồng Khởi (1959 –
1960), đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Ngày
20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của
mặt trận là một thắng lợi lớn của cách mạng miền Nam, mặt trận đã được sự ủng hộ của đông
đảo quần chúng và được nhiều tổ chức quốc tế công nhận là đại diện chân chính duy nhất của
nhân dân miền Nam Việt Nam.

Trong suốt 19 năm (1954 – 1973), trải qua bốn đời tổng thống Mỹ đã áp dụng vào miền
Nam hàng loạt các chiến lược: “Chiến tranh đơn phương” (1954 – 1960), “Chiến tranh đặc
biệt” (1961 – 1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 1973) nhưng Mĩ đều thất bại thảm hại
Năm 1967, trước triển vọng của cuộc kháng chiến ảng ta đã đề ra chủ trương mở mặt
trận đấu tranh ngoại giao phối hợp với đấu tranh chính trị - quân sự đang trên đà thắng lợi.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã làm cho Mỹ choáng váng và mở ra
bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến, làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh
Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh. Ngày 31/3/1968, Giônxơn ra lệnh ngừng ném
bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận đàm phán với ta.
Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ bắt đầu tại hội
trường Klelen (Pa-ri). Ta khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là trước tiên Mỹ
phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác
chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi mới bàn đến các vấn đề có liên quan đến hai bên.
6


Phía Mỹ trước sau nêu quan điểm “có đi có lại”, đòi hai bên (cả quân đội miền Bắc đang có
mặt tại miền Nam) cùng rút quân. ọ đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược với người bị xâm lược.
Cùng với những cuộc tranh cãi công khai hai bên đã có những cuộc tiếp xúc riêng để dễ bề
thương lượng. Mỹ ngỏ ý đáp ứng yêu cầu của ta nếu ta đồng ý cho chính quyền Sài Gòn tham
gia bàn về giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Ngày 25-1-1969, hội nghị Pa-ri về Việt Nam họp
phiên đầu tiên, mở ra giai đoạn "vừa đánh, vừa đàm", gồm các bên: Việt Nam dân chủ cộng
hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
ội nghị Pa-ri về Việt Nam là cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh
dài nhất trong thế kỷ XX, cuộc chiến tranh diễn ra trên phạm vi một nước nhưng lại là tiêu
điểm của những mâu thuẫn và xung đột mang tính thời đại: giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, giữa hòa bình với chiến tranh. ó là
cuộc đối thoại giữa hai thế lực đối đầu trên chiến trường, một bên là lực lượng xâm lược có thế
mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế yếu về chính trị, tinh thần; một bên là lực
lượng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế mạnh

tuyệt đối về chính trị, chính nghĩa. ó còn là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao, một bên là
nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường; một bên là nền ngoại giao của một nhà nước cách
mạng còn non trẻ, ở Pa-ri đã diễn ra một cuộc đấu quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại
pháp lý và đạo lý, hai thứ mưu lược khác nhau.
Từ tháng 5/1969 đến tháng 7/1971 ta liên tiếp đưa ra các giải pháp tập trung vào các vấn
đề: Mỹ rút quân về nước trước ngày 31/12/1971, để công việc miền Nam cho nhân dân miền
Nam tự giải quyết, lập ở Sải Gòn một chính phủ không có Thiệu, tổ chức tổng tuyển cử tự
do… Do lập trường bốn bên mà thực chất là hai bên Việt Nam và Mỹ rất khác xa nhau, mâu
thuẫn nhau khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn thượng đến mức nhiều lần bị gián
đoạn.
Năm 1971, Mỹ và Trung Quốc kí thông cáo chung Thượng ải có liên quan trực tiếp
đến Việt Nam. Lúc này Mỹ gặp thất bại ở Campuhia, thua ở đường 9 – Nam Lào. Phát huy thế
thắng lợi trên chiến trường ta mở cuộc tiến công Xuân hè 1972. Do liên tiếp thất bại nặng nề về
quân sự trên chiến trường và để giành thắng lợi trong cuộc tranh cử tổng thống vào đầu tháng
11/ 1972, Nixơn dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng với ta ở Paris và xuống thang
chiến tranh phá hoại miền Bắc.
ầu tháng 10/1972, phái đoàn Mỹ đến Paris để nối lại cuộc đàm phán bị gián đoạn từ
tháng 3/1972. Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện chính phủ Mỹ ngày 8/10/1972 tại Paris, ta
đưa ra dự thảo hiệp định và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Ngày 17/10/1972, văn kiện hiệp
định được hoàn tất và hai bên thỏa thuận đến ngày 31/11/1972 sẽ ký chính thức. Nhưng sau đó
Thiệu phản đối, Mỹ lại dây dưa trì hoãn việc ký kết. Mỹ đòi thay đổi một số diều khoản không
có lợi cho Mỹ, trong đó có quân miền Bắc rút khỏi miền Nam. Mỹ trì hoãn việc ký kết hiệp
định còn nhằm có thêm thời gian chuyên chở vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh cho
quân đội Sài Gòn để chúng có thể tự đứng vững sau khi Mỹ rút hết quân về nước. ể ép ta
nhân nhượng, ngày 13/12/1972, Nixơn quyết định mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược
B52 vào à Nội và ải Phòng trong suốt 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ ngày 18 đến ngày
29/12/1972). Với chiến thắng iện Biên Phủ trên không, nhân dân ta đã làm phá hủy hoàn toàn
cuộc tập kích đó, buộc Mỹ quay trở lại đàm phán với ta.
7



ội nghị Pa-ri về Việt Nam, nếu kể từ cuộc đàm phán giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa
và Mỹ (tháng 5-1968) cho đến khi ký được iệp định đã kéo dài trong 4 năm 9 tháng, qua 202
phiên họp công khai và 24 phiên họp riêng.
Mặc dù ngoan cố đến phút cuối cùng, ngày 27-1-1973, Mỹ đã buộc phải ký " iệp định
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam". iệp định Pa-ri được sự công nhận và
bảo đảm của một hội nghị quốc tế về Việt Nam, thông qua ịnh ước quốc tế, ký ngày 2-3-1973
(Pa-ri.)
Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri và các nghị định thƣ kèm theo là:
- oa Kì và các nước khác phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
- ai bên ngừng bắn ở Miền Nam vào lức 24 giờ ngày 27/1/1973 và oa kì cam kết
Chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam
- oa kì rút hết quân đội của mình và quân các nước và đồng minh, hủy bỏ các căn cứ
quân sự của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào
công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam,
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng
tuyển
cử
tự
do,
không

sự
can
thiệp
của
nước
ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội và hai

vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hòa bình trung lập và
lực lượng chính quyền Sài Gòn)
- ai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt .
- oa Kì cam kết góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và ông
Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với VN
Ý nghĩa của Hiệp định
iệp định Pa-ri đáp ứng những yêu cầu cơ bản, có tính nguyên tắc mà Việt Nam đã nêu
lên trong đàm phán.
Việc ký kết iệp định là thắng lợi tổng hợp của cuộc chiến tranh trên các mặt trận quân
sự, chính trị, ngoại giao; là cơ sở pháp lý không cho phép Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở
lại.
Với việc ký iệp định, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu "đánh cho Mỹ
cút", tạo ra so sánh lực lượng mới, thuận lợi cho việc thực hiện tiếp mục tiêu "đánh cho ngụy
nhào", hoàn thành giải phóng miền Nam. iều chủ yếu nhất trong các điều khoản về quân sự là
Mỹ phải rút quân nhưng Việt Nam vẫn giữ nguyên lực lượng chính trị và vũ trang ở miền Nam
Việt
Nam.
Sau gần 20 năm xâm lược và sa lầy ở Việt Nam, ngày 29-3-1973, đội quân viễn chinh
Mỹ đã phải lặng lẽ cuốn cờ về nước, không trống, không kèn. ây là lần đầu tiên từ hơn một
trăm năm, sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài đã chấm dứt trên đất nước ta.
Nếu như việc ký kết iệp định Pa-ri là thắng lợi lớn của nhân dân ta thì đó lại là thất bại
lớn của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Chính vì vậy, ta kiên quyết đấu tranh để iệp định được
thi hành nghiêm chỉnh, trước hết là Mỹ phải thực hiện các điều khoản về ngừng bắn, rút hết
quân và chấm dứt dính líu. Ta cũng đấu tranh để chính quyền Sài Gòn ngồi lại bàn đàm phán
với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại La Xen-xanh-clu để giải
quyết các vấn đề chính trị ở miền Nam. Còn Mỹ và chính quyền Sài Gòn tuy buộc phải ký kết
8


iệp định nhưng vẫn tìm mọi cách phá hoại việc thi hành. Mỹ rút hết quân nhưng vẫn tiếp tay

cho chính quyền Sài Gòn tiếp tục các hành động chiến tranh, mưu toan xóa bỏ thực tế ở miền
Nam Việt Nam đã được iệp định thừa nhận, đẩy lùi các lực lượng cách mạng, giành giật lại
những gì chúng đã mất. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân ta để thi hành iệp định
Pa-ri, thực chất là cuộc đấu tranh để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân
tộc, dân chủ ở miền Nam, đã tiếp diễn quyết liệt và kéo dài hơn hai năm nữa mới kết thúc
được.
Tháng 6-1973, năm tháng sau khi iệp định Pa-ri được ký kết, tại ội nghị lần thứ 21
Ban Chấp hành Trung ương, ảng ta đã nhận định tình hình miền Nam có thể phát triển theo
hai khả năng: Một là, ta từng bước buộc địch phải thi hành iệp định Pa-ri về Việt Nam. ai
là, xung đột quân sự ngày càng tăng cường và mở rộng, ta phải tiếp tục chiến tranh cách mạng
một thời gian nữa để đánh bại Mỹ - ngụy, giành thắng lợi hoàn toàn. ội nghị chỉ rõ: Dù tình
hình phát triển theo khả năng nào cũng đều phụ thuộc vào thực lực và sự đối phó của ta, và
điều quyết định trước hết là cách mạng miền Nam chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con
đường cách mạng không ngừng, bằng bạo lực, dựa vào sức mạnh chính trị và sức mạnh vũ
trang của nhân dân, tận dụng và phát huy những nhân tố mới, thuận lợi mới do iệp định Pa-ri
đưa lại.
Thực tế tình hình miền Nam đã diễn ra theo khả năng thứ hai.
Cuối năm 1973 đầu năm 1974, phối hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, ta kiên quyết phản
công và tiến công, đập tan những âm mưu và hành động lấn chiếm của địch, tạo được thế mạnh
mới trên nhiều mặt: giành quyền chủ động trên khắp các chiến trường, củng cố và hoàn chỉnh
thế chiến lược liên hoàn từ Bắc vào Nam, xây dựng và tăng cường các binh đoàn chủ lực cơ
động ở rừng núi; cải thiện được tình hình nông thôn ở đồng bằng. Ta cũng phát động được
phong trào đấu tranh chính trị sôi nổi trong các thành thị dưới khẩu hiệu "hòa bình, độc lập,
hòa hợp dân tộc", đồng thời tiếp tục tranh thủ thêm được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của
các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tháng 10-1974, Bộ Chính trị Trung ương ảng ta họp bàn nhiệm vụ chống Mỹ, cứu
nước trong 2 năm 1975 - 1976. Kết thúc đợt của ội nghị, Bộ Chính trị nhận định: " ây là
thời cơ thuận lợi nhất để nhân dân ta giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn cho cách
mạng dân tộc, dân chủ...". Bộ Chính trị quyết định: "Ngay từ giờ, phải tiến hành mọi công việc
chuẩn bị thật khẩn trương, tạo điều kiện và cơ sở vật chất đầy đủ nhất để đánh mạnh, đánh

nhanh, thắng gọn và thắng triệt để trong 2 năm 1975, 1976".
Tình hình phát triển hết sức nhanh chóng. Ba tháng sau, ngày 7-1-1975, kết thúc đợt của ội
nghị, Bộ Chính trị nêu quyết tâm: Tranh thủ thời cơ lớn, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh
cứu nước trong năm 1975.
iều thần kỳ đã xảy ra sớm hơn dự định. Ngày 30-4-1975, với một cuộc tiến công và nổi
dậy chưa từng có, kết thúc bằng Chiến dịch ồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã đánh đổ
toàn bộ quân đội và chính quyền Sài Gòn và chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam. Cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã toàn thắng.

9


PHẦN BA: KẾT LUẬN
Nét nổi bật của ngoại giao giai đoạn 1954-1975 là cùng với sự phát triển của các lực
lượng cách mạng trong nước, hoạt động ngoại giao ngày càng phát triển và trở thành một mặt
trận phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với đấu tranh quân sự và chính trị, buộc Mỹ phải đương đầu
với một thế trận chiến tranh nhân dân toàn diện ở Việt Nam. Ngoại giao Việt Nam đã tích cực,
chủ động, luôn luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì
kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh pháp lý, tập trung làm rõ chính nghĩa của ta, vạch trần
những âm mưu, thủ đoạn và tội ác của đối phương, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung
Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mở rộng quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa,
hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Ngoại
giao cũng đã có những đóng góp thiết thực vào việc củng cố đoàn kết và hợp tác giữa các nước
xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tạo nên chỗ dựa vững chắc cho
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Một nét độc đáo của thời kỳ này là sự kết hợp chặt chẽ
giữa hoạt động ngoại giao hai miền, “hai mà là một, một mà là hai", góp phần vào thắng lợi
chung của cuộc kháng chiến.

10




×