Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

đồ án tn xây dựng THI CÔNG 50%

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 180 trang )

 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

THI CÔNG 50%

GVHD : K.S Đặng Công Thuật
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:105


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1:

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH- ĐỀ XUẤT

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
Công trình xây dựng nằm ở đoạn đuờng Phạm Văn Đồng. Thuộc khu số 9 khu qui hoạch Nam Vĩ Dạ - phường Vĩ Dạ - thành phố Huế. Khu đất này tương đối


bằng phẳng, thông thoáng và rộng rãi, diện tích đất 2444m 2. Bên cạnh là những các
trụ sở công ty, cơ quan. Mật độ xây dựng chung quanh khu vực chưa cao vì đây là
vùng mới qui hoạch, và là vùng có xu thế mọc lên những tòa nhà cao tầng, tạo ra bộ
mặt cho thành phố.
Với đặc điểm như vậy thì việc xây dựng công trình ở đây sẽ phát huy hiệu
quả khi đi vào hoạt động, đồng thời công trình còn tạo nên điểm nhấn trong toàn bộ
tổng thể kiến trúc của cả khu vực.
II. PHƯƠNG HƯỚNG THI CÔNG TỔNG QUÁT TOÀN CÔNG TRÌNH :
1.Điều kiện khí hậu - địa chất công trình:
Qua tài liệu khảo sát địa chất của khu vực cho thấy công trình xây
dựng trên nền đất khá bằng phẳng gồm các lớp địa chất như sau:
+ Lớp đất á sét dày :4,5m
+ Lớp đất sét dày:6m
+ Lớp đất cát hạt trung lớn chưa gặp đáy trong lỗ khoan. Đây là lớp đất khá
tốt cho việc đặt móng công trình.
Mực nước là loại nước không áp, xuất hiện khá sâu cách mặt đất tự nhiên khoảng
3,5m. Với đặc điểm và địa chất thuỷ văn như trên nên ta sử dụng loại móng cho
công trình là móng cọc đài thấp với chiều sâu đặt đài nằm dưới mực nước ngầm
2. Tổng quan về kết cấu và quy mô công trình:
+ Giải pháp thiết kế phần móng, dùng móng cọc ép BTCT tiết diện
25×25(cm), dài 14m (gồm 2 đoạn cọc nối với nhau, mỗi đoạn dài 7m), cắm vào lớp
đất 3(cát hạt trung), mực nước ngầm trung bình ở độ sâu -3,5(m) so với cốt thiên
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:106


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp


Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

nhiên. Đài cọc cao 1m đặt ở lớp đất 1(á sét ). Đáy đài đặt tại cosite -4m so với cos ±
0,00m.
+ Đào đất bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
+ Kết cấu chịu lực của công trình là nhà khung BTCT đổ toàn khối. Tường
gạch có chiều dày 100, 200,300mm, sàn sườn đổ toàn khối cùng với hệ dầm. Toàn
bộ công trình là một khối thống nhất không có khe lún.
+ Ván khuôn ta dùng ván khuôn định hình bằng thép của công ty Hoà Phát.
+ Cốt thép được gia công bằng máy tại xưởng đặt cạnh công trường
+ Bê tông sử dụng cho công trình lớn cả về số lượng và cường độ, vì thế để
đảm bảo cung cấp bê tông được liên tục, chất lượng đồng thời giảm bớt gánh nặng
về kho bãi ta sử dụng bê tông tươi. Bê tông được vận chuyển bằng xe trộn bê tông
và dùng máy bơm bê tông để đổ cho các cấu kiện.
+ Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.
+ Kết cấu móng là móng cọc BTCT đài thấp. Đài cọc cao 1 m đặt trên lớp BT
đá 4x6 B5 dày 0,1m.
+ Dùng cọc ép BTCT, mũi cọc đặt tại cosite -17,5m.
3. Nguồn nước thi công:
Công trình nằm ngay trung tâm thành phố thuộc khu qui hoạch của thành phố có
mạng đường ống cấp nước vĩnh cửu đã dẫn đến công trình đáp ứng đủ cho công
trình thi công.
4. Nguồn điện thi công:
Sử dụng điện của mạng điện thành phố, ngoài ra còn dự phòng một máy phát
điện để đảm bảo luôn có điện tại công trường trong trường hợp mạng lưới điện của
thành phố có sự cố.
Tình hình cung cấp vật tư:
+ Thành phố Huế có rất nhiều công ty cung ứng đầy đủ vật tư, máy móc thiết
bị thi công. Vận chuyển đến công trường bằng ôtô.

+ Nhà máy ximăng, bãi cát đá, xí nghiệp bêtông tươi thuận lợi cho công tác
vận chuyển, cho công tác thi công đổ bêtông.
+ Vật tư được chuyển đến công trường theo nhu cầu thi công và được chứa
trong các kho tạm hoặc bãi lộ thiên .
Máy móc thi công:
+ Công trình có khối lượng thi công lớn do đó để đạt hiệu quả cao phải kết
hợp thi công cơ giới với thủ công.
+ Phương tiện phục vụ thi công gồm có:
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:107


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

- Máy ép cọc: Phục vụ cho thi công cọc ép.
- Máy đào đất, xe tải chở đất: phục vụ công tác đào hố móng.
- Cần trục tự hành, cần trục tháp: phục vụ công tác ép cọc, cẩu lắp thiết
bị…
- Máy vận thăng.
- Xe vận chuyển bêtông và xe bơm bêtông...
- Máy đầm bê tông.
- Máy trộn vữa, máy cắt uốn cốt thép.
- Các hệ dàn giáo, cốp pha, cột chống và trang thiết bị kết hợp.
Các loại xe được điều đến công trường theo từng giai đoạn và từng biện
pháp thi công sao cho thích hợp nhất.

Nguồn nhân công xây dựng, lán trại:
+ Nguồn nhân công chủ yếu là người ở nội thành và các vùng ngoại thành
xung quanh sáng đi chiều về do đó lán trại được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích
nghỉ ngơi cho công nhân vào buổi trưa, bố trí căn tin để công nhân ăn uống.
+ Dựng lán trại cho ban chỉ huy công trình, các kho chứa vật liệu.
Tìm hiểu về địa điểm xây dựng:
5. Công tác giải phóng mặt bằng:
+ Công trình được xây dựng trện khu đất trống dự trữ nên không cần phải
tiến hành di dời, đền bù giải toả mặt bằng.
6. Công tác cấp nước:
+ Lắp đặt hoàn chỉnh các đường ống ngầm vĩnh cửu đúng theo yêu cầu
thiếtkế.
+ Lắp đặt các đường ống tạm thời phục vụ cho thi công.
+ Nơi có phương tiện vận chuyển bên trên các đường ống được chôn ngầm
cần được gia cố. Sau khi thi công xong, các đường ống tạm thời được thu hồi và tái
sử dụng.
7. Công tác thoát nuớc:
+ Tiêu thoát nước ngầm, nước mưa trong hố móng bằng các máy bơm điện
công suất 2CV đặt tại các hố tập trung nước.
+ Rãnh thoát nước mưa phục vụ cho công trình tạm thời được đào lộ thiên
trên mặt đất để thu gom nuớc mưa về các hố ga tạm thời trước khi chảy vào các hố
ga của hệ thống thoát nước thành phố.

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:108


 Đồ
Huế


án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

+ Lót ván tạm thời ngang rãnh tại những nơi có người qua lại và tiến hành
nạo vét tại những rãnh hố ga sau các đợt mưa lớn.
8. Đường sá:
+ Xung quanh công trường là hệ thống đường sá đã được làm sẵn nên rất
thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư và xe máy lưu thông.
+ Lớp đất mặt công trình khá cứng, xe có thể di chuyển trực tiếp nên không
cần phải làm các hệ thống đường tạm trong công trình.
9. Đường điện và hệ thống chiếu sáng:
+ Nối trực tiếp vào mạng lưới điện thành phố thông qua một máy biến thế.
+ Trạm phát điện dự phòng bằng động cơ điezen được xây dựng trong công
trình.
+ Đường dây điện bao gồm:
- Dây chiếu sáng và phục vụ sinh hoạt.
- Dây chạy máy và phục vụ thi công.
- Đường dây diện thắp sáng được bố trí dọc theo lối đi có gắn bóng đèn
100W chiếu sáng tại các khu vực sử dụng nhiều ánh sáng.
Lưu ý:
+ Nếu đặt hệ thống dây điện ở trên cao thì cần chú ý đến chiều cao dây
không cản trở xe và có treo bảng báo độ cao. Nếu đặt ngầm dưới đất phải bao bọc
hoặc che
chắn đúng qui định về an toàn điện.
+ Đèn pha được bố trí tập trung tại các vị trí phục vụ thi công, xe máy bảo vệ
ngăn ngừa tai nạn lao động.
+ Đèn biển báo về an toàn điện tại những nơi nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn.
Tổ chức thi công:
+ Công tác mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ sở phải được tiến hành trước

công tác xây dựng công trình chính để đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đồng
bộ.
+ Nhiệm vụ thiết kế phần thi công chính với khối lượng 50% gồm:
- Thiết kế biện pháp tổ chức thi công phần ngầm
- Thiết kế biện pháp tổ chức thi công phần thân
- Lập tiến độ thi công toàn công trình.
Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC:

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:109


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

10. Biện pháp an toàn lao động:
+ Sử dụng các thiết bị phòng hộ lao động theo đúng quy định của kỹ thuật an
toàn. Tổ chức hệ thống biển báo, đèn báo, đèn bảo vệ xung quanh khu vực công
trường.
+ Trong trường hợp cần thiết phải thi công ban đêm, bố trí hệ thống đèn
chiếu sáng đảm bảo đủ sáng cho thi công.
+ Tổ chức học tập an toàn lao động cho người lao động trên công trường,
nâng cao ý thức an toàn lao động, hướng dẫn sử dụng các phương tiện thiết bị bảo
hộ lao động đầy đủ, đúng cách.
+ Thành lập các tổ đội thi công, chỉ định người tổ trưởng cho mỗi tổ, để phát
hiện, báo cáo và khắc phục các sự cố một cách kịp thời, nhanh chóng.

Vệ sinh môi trường:
+ Tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh để đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở công tác
vệ sinh an toàn cho tất cả các lao động trên công trường. Rác thải, phế phẩm xây
dựng được thu gom và chuyển đến đúng nơi qui định của khu vực thi công.
+ Khi vận chuyển vật liệu, rác thải hay các phế thải xây dựng ra khỏi công
trường đều được bịt kín bạt cẩn thận, dùng xe tưới nước làm ướt đường để không
gây bụi bẩn khi xe chạy qua. Bố trí một bệ rửa xe cạnh cổng chính của công trường,
thường xuyên rửa xe để giảm bớt bụi đất bám vào xe.
11. Phòng cháy chữa cháy:
+ Huy động sức mạnh tổng hợp của tập thể tham gia hoạt động PCCC.
+ Tổ chức học tập huấn luyện PCCC tại chỗ cho lực lượng lao động trên công
trường. Thành lập tổ PCCC trên công trường, lực lượng này thường xuyên được huấn
luyện và tập huấn định kỳ.
+ Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các điều kiện cụ thể cho từng
thời điểm, từng địa điểm để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời có hiệu quả.
+ Bố trí các bể nước, bãi cát chữa cháy xung quanh công trình và tại những
nơi có nguy cơ cháy nổ. Tại văn phòng ban chỉ huy công trường nơi để máy điện
thoại đặt bảng hiệu lệnh chữa cháy và các số điện thoại nóng như: Cứu hỏa, cấp
cứu, Công an...

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:110


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2:


Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ

CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU PHẦN NGẦM
I. THI CÔNG ÉP CỌC:
Hạ cọc trên mặt đất trước khi đào hố móng:
Khi tiến hành hạ cọc theo giải pháp này, khi hạ cọc đến sát mặt đất phải
dùng thêm một đoạn cọc phụ để ép tiếp cho tới vị trí thiết kế, tuy nhiên dùng cọc
đệm quá dài sẽ giảm hiệu quả của lực ép, lực cản ma sát tăng và có thể làm xiên đầu
cọc.
Biện pháp này có ưu điểm sẽ là thuận tiện cho quá trình vận hành của máy
móc, giảm khối lượng thi công công tác đất và không phải xử lý nước ngầm khi
mực nước ngầm nằm trên mặt cao trình đáy hố đào.
Tuy nhiên khi thi công đào đất bằng cơ giới sẽ gặp khó khăn, các đầu cọc
sau khi đóng nằm nhô lên khỏi cao trình đáy hố đào gây cản trở quá trình thi công
cơ giới, giảm năng suất làm việc. Trong thi công đào đất bằng cơ giới cần cẩn thận
để tránh va chạm vào đầu cọc làm lệch cọc.
Hạ cọc khi đã đào hố móng:
Biện pháp này có ưu điểm không cần sử dụng cọc đệm, quá trình thi công
cơ giới hóa công tác đào đất sẽ thuận lợi hơn phương pháp trên. Tuy nhiên khi mực
nước ngầm cao hơn đáy móng hoặc khi thi công gặp mưa nhiều thì đòi hỏi phải có
yêu cầu xử lí hút nước hố móng, chống vách đất hố đào, quá trình thi công ép cọc vì
cần trục cẩu lắp di chuyển khó khăn làm tăng giá thành và gây khó khăn cho quá
trình hạ cọc.
⇒ Dựa vào các ưu nhược điểm của hai phương pháp trên liên hệ thực tế
công trình xây dựng. Công trình có mặt bằng khá bằng phẳng và rộng nên để thuận
tiện cho quá trình vận hành của máy móc khi bốc xếp, cẩu lắp và ép cọc, giảm khối
lượng công tác thi công đất ta chọn giải pháp thi công hạ cọc trước khi tiến hành

đào hố móng.
Chọn phương pháp thi công ép cọc:
− Phương pháp ép trước: cọc được ép trước khi thi công đài móng.
− Phương pháp ép sau: tiến hành ép cọc sau khi thi công đài móng, đối với
phương pháp này cọc được ép trong quá trình lên tầng, rút ngắn được thời gian thi
công. Tuy nhiên chiều dài đoạn cọc bị hạn chế bởi chiều cao tầng 1.Tốn nhiều thép
hơn trong đài cọc vì phải bố trí thép để neo máy và phải tăng cường cốt thép cho đài
cọc khi nó làm việc với máy ép.
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:111


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

⇒ Do đó, với công trình này ta chọn phương pháp ép cọc trước khi thi công
đài móng. Trình tự thi công: hạ cọc chính vào trong đất bằng thiết bị ép cọc, mỗi
cọc có chiều dài 14m (gồm 2 đoạn cọc, mỗi đoạn dài 7m). Sau đó dùng cọc phụ có
chiều dài thích hợp để đưa mũi cọc đến vị trí thiết kế (cọc phụ đấy gọi là cọc đệm).
Chọn biện pháp thi công hạ cọc :
− Ép cọc bằng cách chất tải tĩnh, hạ cọc bằng các loại búa đóng, dùng chấn
động rung hạ cọc, kết hợp xói đất và đóng hoặc rung cọc.
Trong đó 2 công nghệ đóng và ép cọc được sử dụng phổ biến hiện nay.
4.1 Hạ cọc bằng các loại búa đóng:
Cọc được đưa vào đất bằng tải trọng động, dùng búa máy đóng lên đầu cọc để cọc
đi vào đất theo từng nhát búa đóng.

* Ưu điểm: kết cấu gọn nhẹ, cơ động, làm việc độc lập, không phụ thuộc
vào nguồn điện, hơi.
* Nhược điểm: Công đóng cọc nhỏ vì khoảng 50-60% để nén khí cho búa
nổ, hiệu quả đóng cọc thấp, lực đóng đầu cọc lớn nên đầu cọc dễ bị vỡ, gây ảnh
hưởng xấu đến các công trình lân cận.
4.2 Phương pháp ép cọc:
Cọc được đưa vào đất từng đoạn bằng kích thủy lực có đồng hồ đo áp lực. Trong
quá trình ép cọc có thể khống chế được tốc độ xuyên của cọc, xác định được lực
nén ép trong từng khoảng độ sâu của cọc.
*Ưu điểm: trong quá trình ép cọc không gây rung và chấn động, có thể
khống chế được tốc độ ép cọc, có tính kiểm tra cao, và xác định được sức chịu tải
của cọc thông qua lực ép cuối cùng, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
* Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh.
Để lựa chọn được giải pháp thích hợp ta cần xét đến các vấn đề có liên quan như:
− Điều kiện thiết bị của đơn vị thi công hoặc thị trường cung cấp máy xây
dựng.
− Tính năng kỹ thuật của máy.
− Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lí của nền đất.
− Mặt bằng công trường và vị trí tương quan của công trình sẽ xây dựng
với các công trình xung quanh đã xây dựng.
− Các quy định về môi trường của địa phương nơi công trình xây dựng.
− Giá thành kinh tế của từng giải pháp.
⇒ Từ những vấn đề nêu trên, xét thực tế đối với công trình ta nhận thấy:
Đây là một công trình được xây dựng ở trung tâm thành phố Hà Nội, nằm gần khu
dân cư, nên giải pháp đóng cọc bằng búa là một giải pháp không hợp lý, gây ra chấn
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:112


 Đồ

Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

động và tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt xung quanh, làm phá
hoại cơ cấu của nền đất, hiệu quả kinh tế không cao, khó kiểm soát được lực ép...
⇒ Vì vậy ở đây ta dùng giải pháp hạ cọc bằng phương pháp ép cọc.
Tiến hành thi công ép cọc:
Các yêu cầu kỹ thuật đối với cọc ép bê tông cốt thép:
- Theo thiết kế thì cọc có các thông số sau :
+ Sức chịu tải của cọc (theo nền đất) : P = 641,06KN = 64,1067T
+ Bê tông cọc có cấp độ bền B25
Rb = 14,5MPa
Rbt= 1,05MPa
+ Chiều dài cọc : L = 14 m , d = 0,25 m
⇒ λ =l/d = 14 / 0,25 =56 < 100

+ Sức chịu tải của cọc theo vật liệu

: P = 1119,71KN=111,791T

+ Cao trình đỉnh cọc : -3.5 m (so với mặt đất tự nhiên)
+ Cao trình mũi cọc : -17,5 m (so với mặt đất tự nhiên)
- Các yêu cầu về độ chính xác hình dạng, kích thước hình học của cọc : (Theo
tài liệu “Các điều kiện kỹ thuật của ép cọc dùng xử lý nền móng“ - Vũ Công Ngữ)
+ Tiết diện cọc có sai số không quá ± 2%
+ Chiều dài cọc có sai số không quá ± 1%
+ Mặt đầu cọc phẳng và vuông góc với trục cọc độ nghiêng < 1%

+ Độ cong f/l không quá 0,5%
Thí nghiệm ép cọc:
Sơ đồ thí nghiệm:

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:113


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

Phương pháp thí nghiệm:
+ Thí nghiệm được tiến hành bằng phương pháp dùng tải trọng tỉnh ép dọc trục
cọc sao cho dưới tác dụng của lực ép, cọc lún sâu thêm vào nền đất. Tải trọng tác
dụng lên đầu cọc được thực hiện bằng kích thủy lực với hệ phản lực là dàn chất tải,
neo hoặc kết hợp cả hai.
Thiết bị thí nghiệm:
+ Thiết bị thí nghiệm bao gồm hệ gia tải, hệ phản lực và hệ đo quan trắc.
+ Hệ gia tải gồm kích, bơm và hệ thống thủy lực phải đảm bảo không bị rò rỉ,
hoạt động an toàn dưới áp lực không nhỏ hơn 150% áp lực làm việc.
+ Tấm đệm đầu cọc và đầu kích bằng thép có đủ cường độ và độ cứng đảm bảo
phân bố tải trọng đồng đều của kích lên đầu cọc.
+ Hệ đo đạc quan trắc bao gồm thiết bị, dụng cụ đo tải trọng tác dụng lên đầu
cọc, máy thủy chuẩn, đầm chuẩn và dụng cụ kẹp đầu cọc.
+ Máy thủy chuẩn dùng để đo kiểm tra dịch chuyển, chuyển vị của gối kê dàn
chất tải, đầm chuẩn gá lắp chuyển vị kế, độ vồng của dầm chính….

Chuẩn bị thí nghiệm:
+ Những cọc sẽ tiến hành thí nghiệm cần được kiểm tra chất lượng theo các tiêu
chuẩn hiện hành về thi công và nghiệm thu cọc.
+ Đầu cọc thí nghiệm có thể được cắt bớt hoặc nối thêm nhưng phải được gia
công để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
+ Kích phải đặt trực tiếp trên tấm đệm đầu cọc, chính tâm so với tim cọc. Khi
dùng nhiều kích thì phải bố trí kích sao cho tải trọng được truyền dọc trục, chính
tâm lên dầu cọc.
+ Hệ phản lực phải được lắp theo phương pháp cân bằng, đối xứng qua trục cọc,
đảm bảo truyền tải trọng dọc trục,chính tâm lên đầu cọc.
+ Dụng cụ kẹp đầu cọc được bắt chặt vào thân cọc, cách đầu cọc khoảng 0,5
đường kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc.
+ Các dầm chuẩn được đặt song song hai bên cọc thí nghiệm, các trụ đỡ dầm
được chôn chặt xuống đất. Chuyển vị kế được lắp đối xứng hai bên đầu cọc và
được gắn ổn định lên các dầm chuẩn.
Quy trình gia tải:
Quy trình gia tải tiêu chuẩn được thực hiện như sau:
+ Gia tải từng cấp đến tải trọng thí nghiệm lớn nhất theo dự kiến, mỗi cấp gia tải
không lớn hơn 25% tải trọng thiết kế.Cấp tải mới chỉ được tăng khi tốc độ lún đầu
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:114


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên


cọc đạt ổn định quy ước nhưng không quá 2 giờ. Giữ cấp tải trọng lớn nhất cho đến
khi độ lún đầu cọc đạt ổn định quy ước hoặc 24 giờ, lấy thời gian nào lâu hơn.
+ Sau khi kết thúc gia tải, nếu cọc không bị phá hoại thì tiến hành giảm tải về 0,
mỗi cấp giảm tải gấp 2 lần cấp gia tải và thời gian giữ tải mỗi cấp là 30 phút, riêng
cấp tải 0 có thể lâu hơn nhưng không quá 6 giờ.
+ Tốc độ chuyển vị đầu cọc đạt giá trị sau đây được xem là ổn định quy ước:
- Không quá 0,25mm/h đối với cọc chống vào lớp đất hòn lớn, đất cát, đất
sét từ dẻo đến cứng.
- Không quá 0,1mm/h đối với cọc ma sát trong đất sét dẻo mềm đến dẻo
chảy.
+ Tải trọng thí nghiệm lớn nhất do thiết kế quy định, thường được lấy như sau:
- Đối với cọc thí nghiệm thăm dò: bằng tải trọng phá hoại hoặc bằng 250300% tải trọng thiết kế.
- Đối với cọc thí nghiệm kiểm tra: 150-200% tải trọng thiết kế.
+ Theo dõi và xử lý một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình gia tải.
+ Tiến hành vẽ biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị và chuyển vị thời gian của
từng tải để theo dõi diễn biến quá trình thí nghiệm.
+ Trong thời gian thí nghiệm phải thường xuyên quan sát và theo dõi tình trạng
cọc thí nghiệm, độ co giãn của cần neo đất hoặc của thép liên kết cọc neo với hệ
dầm chịu lực, độ chuyển dịch của dàn chất tải v.v.. , để kịp thời xử lý.
+ Cọc thí nghiệm thăm dò được xem là phá hoại khi:
- Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính hoặc chiều rộng tiết
diện cọc có kể đến biến dạng đàn hồi của cọc khi cần thiết.
- Vật liệu cọc bị phá hoại.
+ Cọc thí nghiệm kiểm tra được xem là không đạt khi:
- Cọc bị phá hoại theo quy định ở điều trên.
- Tổng chuyển vị đầu cọc dưới tải trọng thí nghiệm lớn nhất và biến dạng
dư của cọc vượt quá quy định nêu trong đề cương.
+ Thí nghiệm được xem là kết thúc khi:
- Đạt mục tiêu thí nghiệm theo đề cương.
- Cọc thí nghiệm bị phá hoại.

+ Thí nghiệm phải tạm dừng nếu phát hiện thấy các hiện tượng sau:
- Các mốc chuẩn đặt sai, không ổn định hoặc bị phá hỏng
- Kích hoặc thiết bị đo không hoạt động hoặc không chính xác.
- Hệ phản lực không ổn định.
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:115



Hu

ỏn tt nghip

Vn phũng 2 Cụng Ty Xõy Lp Tha Thiờn

+ Thớ nghim b hy b nu phỏt hin thy:
- Cc ó b nộn trc khi gia ti.
- Cỏc tỡnh trng nờu trờn khụng th khc phc c.
X lý v trỡnh by kt qu thớ nghim:
T cỏc s liu thớ nghim, thnh lp cỏc biu quan h sau õy:

chuyóứn vở(mm)

Bióứu õọử quan hóỷ taới tr oỹn g - chuyóứn vở
Taới tr oỹn g(tỏỳn )

Bióứu õọử quan hóỷ chuyóứn vở - thồỡi gian

taố tr oỹn g(tỏỳn )


chuyóứn vở(mm)

thồỡi gian(phuùt )

Bióứu õọử quan hóỷ taới tr oỹn g - thồỡi gian - chuyóứn vở

taố tr oỹn g(tỏỳn)

chuyóứn vở(mm)

thồỡi gian(phuùt )

Bióứu õọử quan hóỷ taới troỹng - thồỡi gian

thồỡi gian(phuùt )

+ T kt qu thớ nghim, sc chu ti gii hn ca cc n cú th c xỏc nh
bng cỏc phng phỏp sau:
- Phng phỏp th da trờn hỡnh dng ng cong quan h ti trng chuyn v.
- Phng phỏp dựng chuyn v gii hn tng ng vi sc chu ti gii hn:
. Sc chu ti gii hn bng ti trng tng ng vi chuyn v bng 10%
ng kớnh hoc chiu rng cc.
- Xột theo tỡnh trng thc t thớ nghim v cc thớ nghim:
. Sc chu ti gii hn bng ti trng ln nht khi dng thớ nghim.
. Sc chu ti gii hn c ly bng cp ti trng trc cp ti gõy ra phỏ
hoivt liu cc.

SVTH : Nguyn Ngc Thõn: Lp 07X1LT
Trang:116



 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

+ Sức chịu tải cho phép của cọc đơn thẳng đứng được xác định bằng sức chịu tải
giới hạn chia cho hệ số an toàn:

[ Ptn ] =

Pgh
kat

(do hồ sơ công trình không đầy đủ về số liệu thí nghiệm nên trong

phạm vi đồ án này ta tạm chấp nhận lấy Ptn = pđn = 64,1067( T)
+ Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công trình, điều kiện đất nền, phương
pháp thí nghiệm và phương pháp xác định sức chịu tải giới hạn, tư vấn thiết kế
quyết định áp dụng hệ số an toàn cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Chọn kích giá ép.
- Lực ép nhỏ nhất : Pépmin = (1,3 ÷1,5)P , với P là sức chịu tải của cọc
Vì ép qua lớp đất Ásét, sét và các hạt trung nên ta chọn k =1,3
⇒ Pépmin =1,3x64,106 = 83,33T

- Lực ép lớn nhất : xác định dựa vào hai điều kiện sau:
+ Bảo đảm an toàn cho hệ neo giữ và thiết bị
+ Xác định lực ép lớn nhất theo điều kiện gây nứt cọc:Pépmax =


Pvl
k

Pepmax=111,971/1,25 = 89,576T
Lực ép cần thiết của máy ép sử dụng trong khoảng 883,33 T ≤ Pép ≤ 89,576 T
Các tiêu chuẩn của máy ép cần phải thoã mãn:
+ Lực nén danh định lớn nhất của máy không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất
Pépmax (Pépmax bằng 0,8 - 0,9 trọng lượng đối tải, nhỏ hơn lực gây nứt cho cọc).
+ Lực nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép .
+ Chuyển động pittông phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.
+ Thiết bị ép cọc phải bảo đảm điều kiện để vận hành theo đúng qui định về an
toàn lao động khi thi công.
+ Chỉ nên huy động khoảng (0,7 ÷ 0,8) khả năng tối đa của thiết bị. Nên chọn
máy ép có lực ép cần thiết là : Pépmax=89,576/0,75=119,43 T
Trên cơ sở đó chọn máy ép cọc EBT200 có các tính năng sau:
Chiều cao lồng ép 8,2m
Chiều dài giá ép 9m
Diện tích 4 pittông ép : 615.2 cm2.
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:117


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Cơng Ty Xây Lắp Thừa Thiên


Lực ép lớn nhất 200(T)
GHI CHÚ:
1 DẦM DỌC
2 THANH GIẰNG
3 DẦM NGANG
4 BẢN ĐẾ
5 KHUNG NGOÀI CỐ ĐỊNH

6

4700

6 KHUNG TRONG DI ĐỘNG
7 KÍCH THUỶ LỰC

5

8 ĐỆM BẰNG GỖ

10

9 ĐỐI TRỌNG

700

1000 1000 1000 1000

8900

10 CỌC


7

9

4
3

2
8

1

Tính tốn đối trọng :
Tính tốn đối trọng theo 2 điều kịên: chống nhổ và chống lật.
Xét trường hợp bất lợi nhất khi ép cọc ngồi cùng tại vị trí đặt giá ép.
Sơ đồ tính:

Q
2

1500

Q
2
Pepmax

1500
5300


7500
9000

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:118

A

4000

2800

Pepmax

Q

2000

1000 1000 1000

4000

B


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp


Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

Do trọng lượng của giá ép và khung đế nhỏ hơn nhiều so với đối trọng nên để đơn
giản và thiêm về an toàn ta bỏ qua
+ Tính theo điều kiện chống nhổ
Q ≥ Pépmax= 89,576 T
+ Tính theo điều kiện chống lật
Mgiữ ≥ 1,15 Mlật
• Kiểm tra lật tại điểm A
Q
Q
.7,5 + .1,5 ≥ 1,15.Pep max .5,3
2
2
⇒Q≥

2.1,15.5,3
.89,576 = 121(T )
9

• Kiểm tra lật theo phương ngang điểm B
Q.2 ≥ 1,15. Pépmax.2,8
=> Q ≥ 1,15.2,8.89,576/2 =144,2
Q=max[89,576; 121 ; 144,2]. Chọn Q=144,2 T
Đối trọng được chia ra làm nhiều đối trọng nhỏ kích thước 1x1x3m trọng lượng
mỗi đối trọng thành phần là :1x1x3x2,5=7,5T,
Số lượng : 144,2 /7,5=19,2 đối trọng
Chọn mỗi bên đặt 10 khối đối trọng.
Chọn cần trục phục vụ công tác ép cọc.
Dùng 1 máy cẩu làm nhiệm vụ cẩu cọc vừa dùng để cẩu giá ép và đối trọng.

Trọng lượng cọc : Qc =0,25.0,25.8.2,5 = 1,25 (T)
Trọng lượng khung đế.

: 3,5 T

Trọng lượng giá ép.

:5T

Chiều cao giá ép:

: 8,2 + 0,7 = 8,9 m.

Tính toán các thông số làm việc :
- Chiều cao nâng móc cẩu khi cẩu cọc :
Hm = 0,7 + 4.1+7+1,5 =13,2m
- Chiều cao đỉnh cần :

H = Hm + h4= 13,2 + 1,5 = 14,7 m

- Chiều dài tay cần tối thiểu : Lmin =

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:119

H − hc 14,7 − 1,5
=
= 13,6m
sin α max
sin 75 0



 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

-Tầm với gần nhất của cần trục : Rmin =

H − hc
14,7 − 1,5
+r =
+ 1,5 = 5m
tgα max
tg 75 0

- Sức trục yêu cầu :
Q = Qđt + qtb = 7,5 + 0,5 = 8T
(qtb trọng lượng thiết bị treo buộc sơ bộ lấy 0,5T )
Trong quá trình ép cọc cần trục cẩu giá ép và đối trọng di chuyển từ móng này
sang móng khác. Còn trong một móng thì giá ép sẽ di chuyển trên các dầm đở
ngang và dọc để ép các cọc ở các vị trí khác nhau. Cọc được đưa vào giá ép bằng
cần trục. Để thuận tiện thi công và tiết kiệm chi phí ta chọn cần trục làm cả nhiệm
vụ cẩu lắp cọc, cẩu lắp giá ép và đối trọng.
Vị trí đứng của cần trục so với máy ép và cọc như hình vẽ.
Với sơ đồ di chuyển của máy và cầu trục như đã thiết kế, mặt bằng sẽ lần lượt được
giải phóng trong quá trình ép đảm bảo cho các thiết bị đủ mặt bằng công tác để thi
công an toàn.

Chọn cần trục KX5361 L=20m có các thông số kĩ thuật sau
Rmin=5,5m., Rmax =18m
[H] =18m.
[Q] =18 T.
Đặc tính làm việc cần trục KX-5361 (L=20m)

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:120


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Cơng Ty Xây Lắp Thừa Thiên

- 14,10

MÓC CẨU

BIỂU ĐỒ TÍNH NĂNG
MÁY CẨU KX-5361

DÂY CÁP NÂNG CẦN
0
20
00

H(m)


Q(T)

18
16
14
12
10.2

17
16
14

8

TAY CẦN

12
10
8
6
4
1.85
5.5

8 10 12 14 16 18
f(R,Q)
f(R,H)

CẦN TRỤC KX -5361


-0.60

Hình3:Cẩu lắp cọc và biểu đồ tính năng cần trục KX-5361
Kiểm tra điều kiện làm việc của cần trục:
Tầm với thực tế của cầu trục: R = 8m
Với R = 8m tra biểu đồ tính năng ta có :
Sức nâng giới hạn: Q = 12T
Độ cao nâng giới hạn: H = 17m
Vậy ta chọn cần trục KX- 5361
Chọn dây cẩu :
10.1 Tính tốn dây cáp khi cẩu đối trọng.
Chọn góc nghiêng nhánh dây so với phương thẳng đứng ϕ = 45o
Nội lực xuất hiện trong nhánh dây :
S=

G
7,5
=
= 5,3(T )
m × cos α 2 × cos 45 o

Lực kéo đứt dây cáp : R= k.S = 6x5,3= 31,8 (T)
Chọn cáp mềm cấu trúc (6x37+1) đường kính ∅20

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:121


 Đồ

Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

S

S

1000

0

45

G
300

3000

300

10.2 Chọn dây cáp khi bốc xếp cọc :
Sơ đồ cẩu cọc :

S

S
0


45

1500

7000

1500

Chọn góc nghiêng nhánh dây so với phương thẳng đứng ϕ = 45o
Nội lực xuất hiện trong nhánh dây :
S=

G
1,09
=
= 0,77(T )
m. cos α 2. cos 45 o

Lực kéo đứt dây cáp : R= kxS = 6.0,77= 4,64 (T) < 31,8(T) nên ta chọn cáp như
trên là thoả mãn yêu cầu.

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:122


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp


Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

10.3 Tính toán dây cáp khi cẩu cọc vào giá ép:
Sơ đồ cẩu cọc :

1500
7000

Trường hợp này dây cẩu chịu toàn bộ trọng lượng cọc :
S=0,25.0,25.7.2,5=1,09 (T)
Lực kéo đứt dây cáp : R= k.S = 6.1,09= 6,54 (T) < 31,8(T) nên ta chọn cáp như
trên là thoả mãn yêu cầu.
10.4 Chọn dây cáp khi cẩu máy ép:
Trọng lượng của máy ép P = 5T. Dây cẩu chịu toàn bộ trọng lượng của máy ép. S
= P = 5T.
Lực kéo đứt dây cáp là: R = k.S = 6.5 = 30T < 31,8T, nên ta chọn cáp như trên là
thoả mãn yêu cầu.
Vậy dùng một loại dây cáp có đường kính ∅20 để cẩu tất cả các thiết bị trên.ỹ thuật
thi công
Kỹ thuật thi công :
11.Công tác chuẩn bị:
- Đối trọng phải kê đủ khối lượng thiết kế đảm bảo an toàn cho thiết bị ép
trong quá trình ép cọc.
Tiến hành kiểm tra chất lượng cọc trước khi tiến hành thi công và loại bỏ những
đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật như: cọc có vết nứt, trục cọc không thẳng, mặt
cọc không phẳng và vuông góc với trục cọc, cọc có kích thước không đúng so với
thiết kế... Đối với những cọc có mặt đầu cọc không phẳng và không vuông góc với
trục cọc thì cần phải được xử lý trước khi đưa vào ép.
Cần chuẩn bị kỹ các hồ sơ sau đây:

- Hồ sơ kỹ thuật về sản xuất cọc:
+ Phiếu kiểm nghiệm tính chất cơ lý của thép, ximăng và cốt liệu làm cọc.
+ Phiếu kiểm nghiệm xác định cấp phối và tính chất cơ lý của bêtông.
+ Biên bản kiểm tra chất lượng cọc.
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:123


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

- Hồ sơ kỹ thuật về thiết bị ép cọc:
+ Lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xác nhận
các đặc tính kỹ thuật:
Lượng dầu của máy bơm: l/ph
Áp lực bơm dầu lớn nhất: kG/cm2
Diện tích đáy pittông của kích: cm2
Hành trình pittông của kích: cm
+ Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu và các van chịu áp (do cơ
quan có thẩm quyền cấp)
+ Văn bản về các thông số kỹ thuật của công việc ép cọc do bên thiết kế đưa ra:
Lực ép giới hạn tối thiểu yêu cầu tác động lên đỉnh cọc P epmin để cọc đạt sức chịu tải
dự tính.
Lực ép lớn nhất cho phép tác dụng lên đỉnh cọc Pepmax
Độ nghiêng cho phép khi nối cọc
Khoảng chiều dài thiết kế của cọc

+ Người thi công cọc phải hình dung một cách rõ ràng và đầy đủ về sự phát triển
của lực ép theo chiều sâu, dự đoán khả năng xuyên qua các lớp đất của cọc. Cho
nên trước khi ép phải thăm dò phát hiện dị vật, chuẩn bị đầy đủ các báo cáo địa chất
công trình, biểu đồ xuyên tĩnh, bản đồ bố trí mạng lưới cọc ...
Việc bố trí cọc và đối trọng phải thoã mãn những điều kiện sau đây:
- Cọc khi vận chuyển và bố trí trên mặt bằng phải được kê lên các đệm gỗ, hay đặt
nằm trên mặt đất.
Các đệm gỗ đỡ cọc phải nằm ở vị trí cách đầu cọc 0,207xl = 0,207x7= 1,5 m. Ta
chỉ xếp 2 chồng để tránh việc đập vỡ đầu cọc khi cẩu cọc tầng trên, các đệm gỗ phải
thẳng hàng theo phương thẳng đứng
- Đối trọng phải được xếp chồng theo nguyên tắc đảm bảo ổn định. Tuyệt đối
không để đối trọng rơi đổ trong quá trình ép cọc.
- Đối trọng phải kê đủ khối lượng thiết kế đảm bảo an toàn cho thiết bị ép trong
quá trình ép cọc.
12. Xác định vị trí cọc:
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:124


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

- Đây là một công tác quan trọng đòi hỏi phải được tiến hành một cách chính
xác vì nó quyết định đến độ chính xác của các phần công trính sau này.
- Trình tự tiến hành:
+ Dụng cụ gồm máy kinh vỹ, dây thép nhỏ để căng, thước dây và quả dọi, ống

bọt nước hoặc máy thuỷ bình.
+ Từ trục nhà đã được đánh dấu dẫn về tim của từng móng, trước tiên cần xác
định trục của hai hàng móng theo hai phương vuông góc bằng máy kinh vĩ, căng
dây thép tìm giao điểm hai trục đó, từ giao điểm đó dùng quả dọi để xác định tim
móng. Đánh dấu tim móng bằng cột mốc có sơn đỏ. Từ tim móng tìm được tiến
hành xác định tim các cọc trong móng đo bằng máy kinh vĩ, thước dây,...đánh dấu
tim cọc bằng các đoạn thép φ10 dài 30cm.
13. Qui trình ép cọc :
- Vận chuyển thiết bị ép cọc đến công trường, lắp ráp thiết bị vào vị trí ép đảm bảo an
toàn.
-Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục
cọc thẳng đứng và nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này vuông góc với
mặt phẳng chuẩn đài móng.Cho phép nghiêng 0,5%.
- Chạy thử máy ép để kiểm tra tính ổn định của thiết bị (chạy không tải và có
tải ).
- Dùng cần trục cẩu lắp đoạn cọc đầu tiên (đoạn C1) vào giá ép cọc.Yêu cầu
đoạn cọc đầu tiên phải được dựng lắp cẩn thận, căn chỉnh để trục của đoạn này
trùng với trục kích và đi qua vị trí tim cọc thiết kế.
- Tiến hành ép đoạn cọc C1. Ban đầu tăng áp lực chậm, đều để đoạn cọc cắm
sâu vào đất nhẹ nhàng.Vận tốc xuyên không lớn hơn 1 (cm/s).
- Tiến hành lắp nối và ép các đoạn cọc tiếp theo (đoạn C2).Yêu cầu đối với
đoạn cọc này là bề mặt hai đầu cọc phải phẳng và vuông góc với trục
cọc.Trục đoạn cọc phải thẳng (cho phép nghiêng không quá 1%).
- Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3-4
kG/cm2 ,tiến hành hành nối cọc.
- Tăng chậm, đều áp lực ép cho đến khi cọc chuyển động (không quá 1cm/s),
đến khi cọc chuyển động đều tăng áp lực nhưng khống chế để sao cho tốc độ
xuyên không quá 2 (cm/s).
Ép đoạn cọc C3 ép cọc âm (đây là đoạn cọc dùng để ép những đoạn cọc
trước đến độ sâu thiết kế). Đoạn cọc này không được hàn nối với đoạn cọc C2. Ta

sẽ nhổ đoạn cọc này lên khi đoạn cọc C2 đến cao trình thiết kế.
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:125


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

Đoạn cọc C3 này được cấu tạo như sau: đầu tiếp xúc với đầu cọc C2 được
bọc thép, đầu còn lại có một lỗ xuyên qua để sau khi ép xong ta tiến hành lồng dây
rút lên.
Trên đầu này còn có một vạch sơn để đánh dấu vị trí khi mà cọc đã
đến cao trình thiết kế.
Sau đó ta tiến hành di chuyển khung dẫn để ép cọc tiếp theo. Các cọc tiếp
theo được tiến hành như cọc đầu tiên.
Sau khi ép xong một móng ta tiến hành giở tải, cẩu giá ép đến lắp ráp tại móng mới.
Cọc được công nhận ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:
- Chiều dài cọc ép sâu trong đất tại thời điểm cuối cùng: Lmin ≤ Lcọc ≤ Lmax
- Trị số lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt: Pépmin ≤ PépKT ≤ Pépmax
Khoá đầu cọc :
Việc khóa đầu cọc nhằm huy động cọc vào làm việc ở thời điểm thích hợp trong
quá trình tăng tải của công trình, đảm bảo cho công trình không chịu độ lún lớn
hoặc lún không đều, khóa đầu cọc bao gồm các công việc :
+ Sửa đầu cọc cho đúng với độ cao thiết kế
+ Đánh nhám mặt bên của cọc
+ Đổ cát hạt to quanh đầu cọc đến độ cao lớp bê tông lót đầm chặt lớp cát này

+ Đặt lưới thép đầu cọc đổ bêtông khóa đầu cọc.
Công tác ghi chép trong ép cọc:
Trong quá trình ép cọc phải ghi nhật kí ép cọc theo hướng dẫn dưới đây.
* Đối với đoạn cọc đầu tiên (C1).
- Khi mũi cọc đã cắm sâu vào đất 30 đến 50 cm thì ghi chép giá trị lực ép
đầu tiên.
- Theo dõi đồng hồ đo áp lực nếu giá trị áp lực trên đồng hồ thay đổi thì ghi
ngay giá trị này cùng với độ sâu tương ứng.
- Nếu trong quá trình ép giá trị lực ép không thay đổi hoặc thay đổi không
đáng kể thì chỉ cần ghi giá trị lực ép đầu và cuối đoạn cọc.
* Đối với đoạn cọc C2:
- Ghi chép tương tự như đoạn cọc C1.
Đối với giai đoạn cuối cùng hoàn thành việc ép xong một cọc.
- Khi giá trị lực ép bằng 0,8 Pep min thì tiến hành ghi giá trị lực ép này cùng
với độ sâu tương ứng.(P ep min qui định căn cứ trên thí nghiệm nén tĩnh ở
thực tế công trình).
- Bắt đầu từ đây ghi chép giá trị lực ép với độ xuyên 20 cm cho đến khi ép
xong.
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:126


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

Mẫu ghi chép nhật kí thi công ép cọc.

Số hiệu
cọc

Ngày
giờ ép

Độ sâu ép cọc
Ký hiệu Đô sâu
đoạn cọc
(m)

Giá trị lực ép
Áp lực Lực ép
(kG/cm2)
(T)

Xác
nhận kỹ
thuật

Ghi chú

Trong đó cột “Ghi chú” phải ghi đầy đủ chất lượng mối nối, lý do và thời gian cọc
đang ép phải dừng lại, thời gian tiếp tục ép cọc. Khi đó cần chú ý theo dõi chính xác
giá trị lực bắt đầu ép lại.
Nếu cọc ép đạt yêu cầu kĩ thuật thì đại diện các bên (A,B) phải kí vào nhật kí ép
cọc.
Một số vấn đề thường gặp và biện pháp xử lý sự cố khi ép cọc:
* Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí thiết kế.
+ Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật hoặc mũi cọc khi chế tạo có độ

vát không đều.
+ Biện pháp xử lý: Cho ngừng ngay việc ép cọc lại. Tìm hiểu nguyên
nhân, nếu gặp vật cản thì có biện pháp đào, phá bỏ. Nếu do cọc vát không đều thì
phải khoan dẫn hướng cho cọc xuống đúng hướng. Căn chỉnh lại vị trí cọc bằng dây
dọi và cho ép tiếp.
* Cọc đang ép xuống khoảng 0,5 ÷ 1m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt
gẫy ở vùng chân cọc:
+ Nguyên nhân: Do gặp chướng ngại vật cứng, cọc không xuyên qua
được nên lực ép lớn.
+ Biện pháp xử lý: Thăm dò nếu dị vật bé thì ép cọc lệch sang bên cạnh.
Nếu dị vật lớn thì phải kiểm tra xem số lượng cọc ép đã đủ khả năng chịu tải chưa,
nếu đủ thì thôi còn nếu chưa đủ thì phải tính toán lại để tăng số lượng cọc hoặc có
biện pháp khoan dẫn phá bỏ dị vật để ép cọc xuống tới độ sâu thiết kế.
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:127


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

* Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt
tốc độ ép, tăng lực ép lên từ từ nhưng không được lớn hơn Pép max. Nếu cọc vẫn
không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lý. Nếu
nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc này lại một thời
gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp .
* Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu

theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường là do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp
cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết
kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lí. Biện pháp xử lí trong
trường hợp này thường là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên
dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.
An toàn lao động trong công tác ép cọc:
Tất cả các kĩ sư, kỹ thuật viên, công nhân,... thực hiện công tác ép cọc đều
phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động của công trường xây dựng.
Các khối đối trọng phải được sắp xếp tuân theo nguyên tắc tạo thành khối
ổn định .Tuyệt đối không được để đối trọng nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép.
Phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong khi vận hành động cơ
thuỷ lực, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện,...
Tính toán vận chuyển cọc từ bãi đúc cọc đến mặt bằng thi công:
- Cọc được vận chuyển từ nơi sản xuất đến sắp xếp trên mặt bằng thi công
theo sơ đồ bố trí cọc trước khi tiến hành ép cọc.
I. TIẾN ĐỘ THI CÔNG ÉP CỌC:
Lập tiến độ giờ cho công tác ép cọc. Chọn một máy ép và một máy cẩu cho quá
trình ép cọc và tiến hành thi công tuần tự cho tất cả các đài trên công trình.
* Trình tự ép cọc:
- Bốc xếp cọc vào vị trí trên mặt bằng toàn công trình
- Cẩu lắp giá ép
- Lắp đối trọng vào giá ép
- Cẩu lắp cọc vào giá ép
- Ép cọc
- Dỡ đối trọng
* Mỗi đợt ép tất cả các cọc thành phần trong đài, dàn đỡ cố định, giá ép có xi
lanh di chuyển đến các vị trí cọc trong đài.
* Trình tự ép các đài trong công trình:

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT

Trang:128


 Đồ
Huế

án tốt nghiệp

Văn phòng 2 Công Ty Xây Lắp Thừa Thiên

- Ta sử dụng phương pháp thi công tuần tự cho từng đài sẽ có tất cả 4 phân đoạn
(xem bản vẽ TC-01/07).
- Tất cả các cọc (đoạn cọc) đều được xe và cần trục bốc xếp bố trí trên mặt bằng
thi công. Tâm cần trục tự hành (KX-5361) sẽ đứng cách các tim đài(đã xác định
trước) một khoảng 6,6m và đứng ở giữa hai tim đài, lần lượt cẩu lắp giá ép, đối
trọng, cọc cho từng đài. Tương tự thi công cho các đài khác (cọc của đài nào thi
công hết cho đài đó rồi mới di chuyển cần trục).

SVTH : Nguyễn Ngọc Thân: Lớp 07X1LT
Trang:129


×