Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn học KHOA học QUẢN lí TRONG ĐÓNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.5 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

1.

2.

Trình bày các dạng hao mòn của tàu trong quá trình khai thác và biện pháp khắc phục?
1. Các dạng hư hỏng của tàu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hao mòn tàu thủy, người ta thường chia làm 2 dạng :
- Hao mòn hữu hình ( hao mòn vật lí )
- Hao mòn vô hình.
a. Hao mòn hữu hình có 2 loại :
- Loại 1 : hao mòn sinh ra trong thời gian làm việc do sử dụng thiết bị máy móc.
- Loại 2 : sinh ra trong thời gian tàu ngừng hoạt động do tác động của môi trường.
- Hao mòn hữu hình làm thay đổi các thông số của các bộ phận trên tàu : hình dáng, kích thước, tính
chất vật lí, hóa học, độ bền…
b. Hao mòn vô hình : có 2 loại
- Loại 1 : đó là sự giảm giá trị của con tàu do có sự áp dụng các thiết bị đóng tàu tiên tiến trong quá
trình đóng mới, phương pháp tổ chức….hạ thấp chi phí đóng tàu.
- Loại 2 : là do con tàu mới so với con tàu cũ đã đóng có những đặc tính kinh tế, kĩ thuật nổi trội hơn
như tốc độ, mức độ tự động hóa…. làm hạ thấp chi phí trong quá trình khai thác.
2. Biện pháp khác phục
- Với hao mòn hữu hình : áp dụng các phương pháp sửa chữa thích hợp nhằm giảm tốc độ hao mòn hữu
hình và thay thế các bộ phận hao mòn quá giới hạn 1 cách kịp thời.
- Với hao mòn vô hình loại 1 : định kì đánh giá lại giá thành con tàu theo giá tái sản xuất chúng trong
điều kiện hiện hành.
- Với hao mòn vô hình loại 2 : thay thế các máy móc thiết bị cũ trên tàu bằng thiết bị máy móc hiện đại
hơn kết hợp với bài toán kinh tế khi tiến hành thay thế.
Nội dung hệ thống sửa chữa theo yêu cầu và theo kế hoạch dự phòng ?
1. Hệ thống sửa chữa theo yêu cầu :
- Là hệ thống sửa chữa được tiến hành sau khi các thiết bị, máy móc, kết cấu bị hỏng.


- Ưu điểm : không yêu cầu một hệ thống sửa chữa phức tạp, thích hợp cho chủ tàu có ít tàu
- Nhược điểm :
+ do hệ thống sửa chữa bất ngờ nên cản trở việc vận chuyển hàng hóa, giảm thời gian khai thác.
+ không dự tính được kinh phí cần thiết.
+ độ tin cậy của tàu trong quá trình khai thác không cao.
+ khó khan trong việc lập kế hoạch sửa chữa.
2. Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng.
a. Nội dung
- Định trước thời gian sửa chữa, khảo sát các chi tiết và bộ phận trên tàu.
- Lập kế hoạch sửa chữa.
- Nghiên cứu tốc độ hao mòn của các bộ phận chi tiết theo dạng vật liệu dung trên tàu.
- Có kế hoạch chuẩn bị về mặt vật tư, kinh phí.
b. Các phương án tổ chức sửa chữa :
- Sửa chữa sau khảo sát : ấn định thời gian sửa chữa, khối lượng công việc từ trước, tuy nhiên khối
lượng công việc có thể điều chỉnh lại sau khi khảo sát tàu.
- Sửa chữa theo kế hoạch bắt buộc : là phương pháp ấn định thời gian và khối lượng sửa chữa từ trước
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 1


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

3.

một cách bắt buộc.
Nêu nội dung các dạng sửa chữa tàu theo kế hoạch dự phòng?
1. Sửa chữa thường kì :
- Là công việc được tiến hành hàng năm
- Công việc : tháo dỡ, vệ sinh, điều chỉnh các chi tiết chóng hỏng của máy móc thiết bị.

- Sửa chữa thường kì có thể thay thế tối đa 3 % tôn vỏ và sơn.
- Đảm bảo sự khai thác bình thường của tàu cho đến lần sửa chữa tiếp theo.
- Sửa chữa được tiến hành bởi các thuyền viên, đội sửa chữa lưu động.
2. Sửa chữa vừa ( trung tu )
- Thời gian tiến hành : từ 4 – 7 năm 1 lần.
- Công việc : tháo dỡ, kiểm tra tất cả các bộ phận trên tàu, thay thế hoặc sửa chữa các cơ cấu, thiết bị
máy móc.
- Với vỏ tàu có thể thay thế đến 8 % tôn vỏ.
- Sửa chữa vừa đảm bảo khả năng làm việc của tàu đến lần sửa chữa tiếp theo
3. Sửa chữa lớn.
- Chỉ tiến hành với những con tàu có thời hạn phục vụ lớn hơn 20 năm.
- Thời gian sửa chữa : từ 10 – 15 năm.
- Công việc : tháo dỡ, khảo sát toàn bộ các bộ phận của tàu, tiến hành thay thế và sửa chữa chúng.
- Khối lượng thay thế không được vượt quá 20%.
- Thông thường kèm theo khôi phục toàn bộ các đặc tính kĩ thuật của tàu, kèm theo hiện đại hóa trang
thiết bị,cải thiện các đặc tính kinh tế, kĩ thuật cho tàu.
- Giá thành sửa chữa không vượt quá 40% giá thành sau khôi phục.
4. Lên đà định kì
- Thời gian lên đà : 2,5 năm 1 lần, vào các dịp sửa chữa vừa hoặc lớn.
- Công việc : sửa chữa phần ngâm nước của tàu.

4.

Nêu nội dung các dạng sửa chữa tàu không nằm trong kế hoạch?
1. Sửa chữa bảo hành : sửa chữa những phần mà trong thời gian bảo hành bị hỏng.
2. Sửa chữa sự cố tai nạn
3. Sửa chữa phục hồi do cháy, chìm tàu.
4. Sửa chữa trợ lực : áp dụng đối với những con tàu hết hạn sử dụng nhưng vẫn có nhu cầu sd.

5.


Thế nào là chu kì sửa chữa,chu kì sửa chữa phụ thuộc vào những yếu tố nào?
1. Chu kì sửa chữa : Là khoảng thời gian giữa 2 lần sửa chữa lớn, tính bằng năm.
2. Chu kì sửa chữa phụ thuộc vào các yếu tố :
- Tính chất vật liệu làm than tàu, các bộ phận trên tàu.
-

Cấu tạo và đặc tính kĩ thuật của con tàu, cùng các yếu tố khác như tốc độ, mức độ tự động hóa...

-

Chất lượng đóng mới và sửa chữa.
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 2


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

6.

-

Trình độ tổ chức, bảo dưỡng kĩ thuật và vận hành các thiết bị trên tàu.

-

Vùng hoạt động và điều kiện khai thác.

Xác định thời hạn phục vụ của tàu theo phương pháp đánh giá chỉ số kinh tế? ( vẽ hình trang 12)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1.

Khai thác kĩ thuật tàu thủy là gì, nêu nội dung của công tác bảo dưỡng kĩ thuật tàu thủy?
1. Khai thác kĩ thuật tàu thủy là :
- Những hoạt động về sản xuất, tổ chức và khoa học kĩ thuật của đội thủy thủ trên tàu,xí nghiệp sửa
chữa, các tổ chức liên quan khác như đăng kiểm, viện nghiên cứu….
- Nhằm đảm bảo cho tàu làm việc có hiệu quả trong quá trình khai thác, giữ cho tàu luôn có trạng thái kĩ
thuật tốt nhất ứng với các chi phí cần thiết về thời gian, lao động, vật tư, tiền vốn…là nhỏ nhất.
- Bao gồm :
+ Vận hành kĩ thuật : thực hiện đúng các quy tắc kĩ thuật khi khai thác.
+ Bảo dưỡng kĩ thuật định kì : duy trì các đặc tính kĩ thuật trong quá trình khai thác của tàu ở giới hạn
đã định.
+ Sửa chữa tàu : phục hồi ở mức độ cần thiết hoặc toàn bộ các đặc tính kĩ thuật bị giảm sút, mất mát
trong quá trình khai thác.
2. Nội dung của bảo dưỡng kĩ thuật
- là một bộ phận của khai thác kĩ thuật.
- nhiệm vụ : giám sát kĩ thuật, kiểm tra, điều chỉnh các thông số đã định, phát hiện, khắc phục những
trục trặc của tàu.
- thời gian tiến hành : tiến hành theo kế hoạch định kì.
- nhân lực tiến hành :
+ người chịu trách nhiệm chính là thuyền phó 1 và máy trưởng.
+ đội thủy thủ trên tàu và các nhóm thợ trên bờ thực hiện trên cở sở xác định quỹ thời gian làm việc của
đội thủy thủ trên tàu biên chế vào việc bảo dưỡng kĩ thuật.

2.

-


Công việc bảo dưỡng do ban chỉ huy tàu lập, sau đó đăng kí với phòng kĩ thuật, cần chỉ rõ nội dung,
thành phần, chu kì, người thực hiện…., trên cở sơ đó phòng kĩ thuật cho ý kiến.

-

Công việc bảo dưỡng dưới sự giám sát, quản lí của đội thủy thủ trên tàu.

Tổ chức IACS là gì, giới thiệu về các tổ chức đăng kiểm lớn trên thế giới?
1. Tổ chức IASC
- Là hiệp hội phân cấp quốc tế.
- Mục đích : nâng cao các tiêu chuẩn về an toàn trên biển và phòng chống ô nhiễm môi trường biển,
cung cấp những thông tin và khả năng hợp tác với các tổ chức hàng hải trong nước và quốc tế, hợp
tác chặt chẽ với ngành công nghiệp biển quốc tế.

ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 3


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

2. Các tổ chức đăng kiểm lớn trên thế giới (nêu tên )
3.

Nêu chức năng, nhiệm vụ của đăng kiểm VR?
- Nghiên cứu , soạn thảo quy trình ,quy pham của các tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn bắt buộc đối với việc
thiết kế , đóng mới , sửa chữa , trang bị lại cho tàu,kể cả trang bị cứu sinh. cứu hỏa.
- Xác định tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn có liên quan đến việc đóng mới, sửa chữa ,sử dụng ,trang thiết bị
lại đo dung tích và xác định cấp tàu.

- Thẩm tra thiết kế kĩ thuật đóng mới ,trang bị lại, hoán cải, sửa chữa lớn các phượng tiện thuỷ.
- Tổ chức đăng kí, kiểm tra,nghiệm thu, phân loại,xác định cấp tàu và giấy chứng nhận an toàn cho cá
loại phương tiện thuỷ.
-Kiểm tra,cấp giấy chứng nhận cho các tàu vận tải biển của nước CHXHCNVN ra nước ngoài và tàu
nước ngoài vào nước ta theo đúng luật pháp quốc tế.
-Tổ chức kiểm tra và đăng kí về kĩ thuật an toàn về nồi hơi bình chứa khí nén cho các cơ sở thuộc bộ
giao thông vận tải.
-Kẻ dấu hiệu chở hàng cho tàu thuỷ.
- Định dung tích có ích và tổng dung tích cho tàu thuỷ.
-Quan hệ hợp tác với các cơ quan đăng kiểm và tổ chức hàng hải của các nước có liên quan trong công
tác đăng kiểm.
- Thu lệ phí về công tác đăng kiểm theo chế độ quy định

4.

Nội dung công tác kiểm tra tàu của đăng kiểm VR?
- Việc giám sát kiểm tra và phân cấp được đăng kiểm thực hiện trên cơ sở kiểm tra tàu: phần vỏ, phần
thiết bị, phần hệ thống, phần máy …
- Công việc kiểm tra tàu đang khai thác bao gồm : kiểm tra lần đầu, kiểm tra định kỳ, kiểm tra hàng
năm, kiểm tra trên đà, kiểm tra bất thường. Ngoài ra còn có kiểm tra trung gian, kiểm tra liên tục phần
vỏ, kiểm tra liên tục phần máy, kiểm tra nồi hơi…..
1 . Kiểm tra lần đầu: được tiến hành khi đóng xong, khi chuyển cấp cung như khi đại tu hoặc hoán cải
có làm thay đổi các bộ phận chính của tàu.
- Mục đích: thống kê tàu, kiểm tra sự phù hợp giữa tàu với thiết kế, với quy phạm, đồng thời chỉ rõ
những đặc điểm kết cấu, trạng thái kĩ thuật của thân tàu, của trang thiết bị, của các hệ thống… để trao
cấp và cấp sổ chứng nhận chạy sông, biển cho tàu.
2. Kiểm tra định kỳ: thường được tiến hành vào dịp trung tu, đại tu và được tiến hành theo thời hạn 5
năm, trừ cần cẩu sau 4 năm.
Mục đích: xác định trạng thái kĩ thuật của các bộ phận chính thuộc thân tàu, của trang thiết bị của hệ
thống …

3. Kiểm tra hàng năm:
- kiểm tra 6 tháng 1 lần đối với tàu vỏ gỗ.
- kiểm tra 1 năm 1 lần đối với tất cả tàu tự hành và không tự hành còn lại.
Mục đích: Gia hạn sổ chứng nhận sau khi kiểm tra việc thực hiện yêu cầu đề ra và trong quá trình kiểm
tra định kỳ về khối lượng, chất lượng công việc đã tiến hành, xác định trạng thái kĩ thuật của các bộ
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 4


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

phận chính của tàu, trang thiết bị hệ thống… trên cơ sở đó xác định sự phù hợp của tàu và công dụng
của nó ứng với cấp đã định và gia hạn sổ chứng nhận chạy sông, biển cho tàu.
4. Kiểm tra trên đà: tàu lên đà theo thời hạn 2,5 năm 1 lần (có thể dao động trong khoảng 6 tháng) nhằm
mục đích kiểm tra phần ngâm nước của tàu.
5.Kiểm tra bất thường: kiểm tra trong trường hợp sau:
- sau mỗi lần tai nạn làm hư hỏng bộ phận chính của tàu.
- sau khi sửa chữa những hư hỏng do tai nạn gây ra, khi đó chỉ cần lập sổ chứng nhận đã thực hiện tất cả
các yêu cầu của đăng kiểm.
- theo đề nghị của chủ tàu, trong trường hợp phát hiện thấy khuyết tật mà tính an toàn hàng hải của tàu
bị đe dọa.
- giám sát kĩ thuật những đối tượng thí nghiệm.
- kiểm tra để cho phép tàu chạy 1 chuyến trong điều kiện mà kết cấu và cấp của tàu không quy định
trước.
- khi thay đổi công dụng hoặc loại hàng chuyên chở.
- khi chuyển chủ.
- theo chỉ định đặc biệt của nhà nước hoặc bộ giao thông vận tải.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1.


Nêu công tác tổ chức sửa chữa tàu ở công ty vận tải?
Ở công ty vận tải thường tiến hành sửa chữa tàu theo hệ thống kế hoạch dự phòng.
Cụ thể :
-Lập kế hoạch dài hạn, hàng năm , hàng tháng, hàng quý và hàng tháng cho việc sủa chữa tàu, đưa tàu lên
đà và liên hệ nơi sửa chữa.
-Đề ra những yêu cầu, tiêu chuẩn kĩ thuật cho việc sửa chữa phục hồi, trang bị lại và hiện
đại hóa tàu thủy.
-Thống kê nhu cầu về thiết bị và phụ tùng thay thế.
-Kiểm tra sửa đổi những giấy tờ hành chính dùng cho việc sửa chữa tàu và giao cho xí
nghiệp sửa chữa.
-Xác định kinh phí cần cho việc sửa chữa tàu.
-Chuẩn bị vật tư theo các hợp đồng với cơ quan, xí nghiệp.
-Xin kinh phí cho việc sửa chữa và xin kinh phí cho việc trang bị lại, hiện đại hóa tàu thủy.
-Xem xét các định mức về vật tư,nhân công cho sửa chữa.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của tàu trước khi vào xưởng.

2.

Hồ sơ sửa chữa tàu là gì, mối liên hệ giữa chủ tàu với xí nghiệp sửa chữa?
1.
Hồ sơ sửa chữa tàu :
- Đối với sửa chữa lớn và sửa chữa không nằm trong hệ thống như phục hồi, hiện đại hóa…. : hồ sơ
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 5


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU


thiết kế được cơ quan thiết kế lập ra theo yêu cầu của chủ tàu.
- Đối với dạng sửa chữa còn lại thì hồ sơ tàu chính là hồ sơ thiết kế ban đầu.
2. Mối liên hệ giữa chủ tàu và xí nghiệp sửa chữa.
- Mối liên hệ giữa chủ tàu và xí nghiệp sc tàu được xác lập bởi hợp đồng sửa chữa tàu. Bản
hợp đồng thường xây dựng theo dạng mẫu. trong bản hợp đồng về phía xí nghiệp do Giám
đốc hoặc người được Giám đốc ủy quyền ký,còn phía chủ tàu là thuyền trưởng hay đại diện
được công ty ủy nhiệm ký.
- Những điểm chủ yếu của hợp đồng là : giá thành, thời hạn,chất lượng sửa chữa và đóng mới. trong hợp
đồng kèm theo bảng kê khối lượng dự tính sửa chữa,dự tính giá thành,biên bản khảo
sát tàu.
- Để nâng cao trách nhiệm của 2 bên trong mối quan hệ giữa xí nghiệp sửa chữa tàu với
khách hàng người ta còn quy định : nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì phải chịu phạt, mức
độ phạt cụ thể thường do hội đồng trọng tài kinh tế nhà nước quy định.
3.

Nêu công tác chuẩn bị đưa tàu vào sửa chữa ở công ti vận tải?
- Trước khi đưa tàu đi sửa chữa, chủ tàu rút tàu khỏi khai thác, thông báo cho xí nghiệp sửa chữa thời
gian đưa tàu vào sửa chữa.
- Công việc của chủ tàu : vệ sinh trên tàu
+ phần thân tàu : làm sạch hầm tàu, các lỗ xả nước, các khoang két….và khủ độc chúng.
+ phần máy chính máy phụ : làm sạch bên ngoài, lau chùi các bộ phận cần sửa chữa, tháo nước làm
mát, nhiên liệu…
+ phần nồi hơi : làm sạch bề mặt buồng đốt, tháo các dụng cụ đo…
+ phần thông gió, hệ thống đường ống : tháo nước, dầu mỡ, nhiên liệu ra khỏi đường ống.
- Công việc này do thuyền trưởng chịu trách nhiệm.
-Sau khi hoàn thành các công việc trên, lập hội đồng khảo sát tàu bao gồm : đăng kiểm, đại diện nhà
máy và chủ tàu , sau đó lập biên bản bàn giao tàu cho nhà máy.

4.


Công tác tổ chức sửa chữa và đưa tàu lên đà ở xí nghiệp?
-

Sau khi kí hợp đồng sửa chữa và tiếp nhận hồ sơ sửa chữa ,xí nghiệp tiến hành các công việc chuẩn
bị về công nghệ ,kĩ thuật , vật tư , nhân công , đề ra kế hoạch sửa chữa, ấn định người chỉ huy công
trình chịu trách nhiệm toàn bộ về công việc sửa chữa kể cả việc quan hệ với khách hàng , với đăng
kiểm lẫn việc ký hợp đồng mua sắm vật tư ,hợp đồng bộ phận với các đơn vị sản xuất của xí nghiệp

-

Tiến hành những công việc chuẩn bị đưaa tàu lên đà đúng yêu cầu kĩ thuật sau khi đưa tàu lên đà ,ta
tiến hành khảo sát lại để nắm được chính xác khối lượng sủa chữa và tổ chức bàn bạc giữa 2 bên sửa
đổi hợp đồng nếu cần (có thể tăng hoặc giảm khối lượng sửa chữa ).
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1.

Quá trình sản xuất là gì, trình bày nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quá trình sản xuất?
1. Qúa trình sản xuất
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 6


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

- Là tập hợp của quá trình lao động và tự nhiên có liên quan tới sản xuất ra dạng sản phẩm nhất định.
- Gồm 3 quá trình là : Qúa trình cơ sở, quá trình phụ trợ và quá trình phục vụ.
a. Qúa trình cơ sở : là quá trình liên quan trực tiếp đến sự tác động của đối tượng lao động nhằm thay
đổi hình dạng, kích thước, tính chất chuyển hóa chúng thành sản phẩm.

- Bao gồm :
+ quá trình chuẩn bị : chế tạo phôi của chi tiết, cụm chi tiết…
+ quá trình gia công : gia công cơ, nhiệt, luyện….các phôi, bán sản phẩm thành sản phẩm.
+ quá trình lắp ráp : quá trình lắp ghép các chi tiết, cụm chi tiết thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
b. Qúa trình phụ trợ : là quá trình đảm bảo sự diễn biến bình thường của quá trình cơ sở như chế tạo
dụng cụ , cung cấp năng lượng…
c.Qúa trình phục vụ : là quá trình đảm bảo hoạt động cho quá trình cơ sở và phụ trợ như vận chuyển,
kho bãi..
2. Nguyên tắc tổ chức quá trình sản xuất
- Chuyên môn hóa cho công nhân và các bộ phận sản xuất.
- Để ý tới sự phát triển cân đối của từng bộ phận sản xuất.
-Đảm bảo tính song song hoạt động của từng bộ phận trong quá trình sản xuất, rút ngắn thời gian gia
công các chi tiết.
- Đảm bảo con đường ngắn nhất của các sản phẩm khi đi qua tất cả các nguyên công, công đoạn.
-Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất.
-Đảm bảo tính nhịp nhàng.
2.

Nêu nội dung các giai đoạn sản xuất chính trong đóng tàu?
1. Giai đoạn chuẩn bị:
- chuẩn bị các tài liệu kĩ thuật cần thiết cho đóng tàu.
- chuẩn bị về vật tư.
- chuẩn bị về mặt tổ chức.
- phóng dạng, xây dựng dưỡng mẫu, lắp bệ lắp ráp cho các bộ phận vỏ tàu.
2. Giai đoạn gia công: trên cơ sơ số liệu các bản vẽ chi tiết (bản vẽ công nghệ), dưỡng mẫu, thiết bị và
quy trình công nghệ đã có ta tiến hành gia công chi tiết cho tất cả các bộ phận vỏ tau, hệ động lực máy
móc …
3. Giai đoạn lắp ráp sơ bộ (lắp ráp chi tiết) : lắp ráp chi tiết thành cụm chi tiết, với vỏ tàu là việc ghép
các chi tiết thành các phân đoạn, tổng đoạn.
4. Giai đoạn lắp ráp : là giai đoạn lắp ráp thân tàu trên triền, đấu tổng thành từ các phân, tổng đoạn,

kiểm tra, hàn chính thức, hoàn chỉnh thân tàu trên triền.
5.Giai đoạn hoàn chỉnh : giai đoạn này tính từ lúc hạ thủy xuống nước. trong giai đoạn này tiến hành lắp
ráp các thiết bị, máy xuống tàu, trang trí bên trong, ngoài, lắp đặt các hệ thống đèn tín hiệu, hệ thống
hàng hải các thiết bị liên lạc …
6. Giai đoạn thử nghiệm: sau khi hoàn chỉnh con tàu, ta tiến hành kiểm tra lại toàn bộ tàu 1 lần sau đó
cho thử nghiệm tại bến, thử nghiêng lệch, đường dài.
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 7


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

- thử tại bến: nhằm thử các thiết bị, máy móc tại bến để kiểm tra độ chính xác khi lắp ráp, sc, điều chỉnh.
- thử đường dài: nhằm kiểm tra lần cuối chất lượng công trình và tình trạng kt của máy chính, máy phụ,
thiết bị lái, neo. Thử đường dài ở các chế độ khác nhau.
- thử nghiêng lệch: thư khi sau khi kết thúc giai đoạn đóng tàu, lấy số liệu tàu không (∆0, X0, Xg) để làm
cơ sở cho việc lập cơ sở thông báo cho thuyền trưởng
3.

Nêu nội dung các giai đoạn sản xuất chính trong sửa chữa tàu?
a, Giai đoạn chuẩn bị
-chuẩn bi kĩ thuật cho sửa chữa :
+chuẩn bị về mặt thiết kế
+chuẩn bị về công nghệ
-chuẩn bị về tổ chức :
+chuẩn bị cho tàu vào sửa chữa
+chuẩn bị các thành phần vật chất cho sx
b, Giai đoạn tháo dỡ
- Đảm bảo chỗ ăn ở cho thuỷ thủ trên tàu,đảm bảo tính kín nước,ổn định và độ bền của con tàu.Nếu khối

lượng hàng hpoas nhiều phải lập hồ sơ tháo dỡ và xđ 1 phương thức đánh dấu hợp lí cho các thiết bị
máy móc cần sửa chữa
-Nếu khối lượng tháo dỡ làm thay đổi đáng kể trọng lượng,vị trí trọng tâm tàu thì cần phải có phương án
dằn cứng đảm bảo ổn định cho tàu
c, Giai đoạn khảo sát hư hỏng và phân loại : Khi khảo sát hư hỏng cần xđ nguyên nhân hư hỏng và tuổi
thọ thực tế của từng chi tiết.Khi phân loại sẽ phân thành các nhóm chi tiết phải thay thế,chi tiết có thể
phục hồi và chi tiết không cần sửa chữa
d, Giai đoạn chế tạo ,phục hồi các chi tiết : Khôi phục hình dáng,kích thước,tính chát bên trong,bên
ngoài bề mặt của chi tiết bằng pp sửa chữa,phục hồi.Riêng đối với tôn vỏ và kết cấu bị hư hỏng ta không
tìm cách phục hồ mà thay thế chúng
e, Lắp ráp sơ bộ
f, lắp ráp hoàn chỉnh
g, Thử nghiệm

4.

Đặc điểm của xí nghiệm đóng mới và sửa chữa tàu?
- Sản xuất mang tính đơn chiếc hoặc hàng loạt do sự đa dạng của tàu.
- Khuôn khổ sản xuất sản phẩm lớn ( do kích cỡ của tàu).
- Chu trình sản xuất thường dài: vài tháng tới hàng năm ( sửa chữa lớn và đóng mới).
- Sự tồn tại của 2 tuyến công việc:
+ 1 bộ phận các công việc được thực hiện ở các phân xưởng.
+ 1 bộ phận công việc khác được thực hiện tiếp trên các con tàu nằm dưới nước hoặc trên triền như : lắp
ráp, lắp đặt, đấu tổng đoạn…
- Sản xuất mang tính thời vụ.
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 8



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

- Phải thực hiện các nguyên công phụ khi sửa chữa tàu như : tháo dỡ, làm sạch…
- Chi phí lao động cho 1 công việc thường lớn, nhiều việc phải thực hiện bằng lao động chân tay.
- Trong cùng thời điểm có thể có sự tham gia đan chéo nhau của nhiều bộ phận sản xuất hoặc nhiều
phân xưởng trên 1 sản phẩm.
- Khi sửa chữa 1 khối lượng lớn công việc buộc phải thực hiện ở dưới tàu.
- Đặc điểm di chuyển vật tư:
+ với xí nghiệp đóng tàu : vật tư thiết bị vận chuyển chủ yếu vào các kho , phân xưởng sau đó đến triền
đà và đến những con tàu đã đóng xong(phần vỏ).
+ với xí nghiệp sửa chữa: lượng vật tư, thiết bị vận chuyển chủ yếu từ tàu vào phân xưởng,kho và ngược
lại.
5.

Trình bày cơ cấu sản xuất của các xí nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu?
Cơ cấu của một xí nghiệp đóng, sửa chữa tàu được xác định trên cơ sở :
- Danh mục công việc.
- Số lượng, chất lượng cán bộ kĩ thuật, công nhân.
- Mặt bằng xí nghiệp bao gồm phần trên bờ và dưới nước.
Khi xây dựng cơ cấu sản xuất và lựa chọn mặt bằng cho một xí nghiệp đóng và sửa chữa cần chú ý đến
các yếu tố sau :
- Khả năng nối liền hệ thống lưới điện quốc gia của xí nghiệp.
- Hệ thống cấp nước.
- Các trục đường chính.
- Chiều sâu và không gian tàu đậu trên mặt nước.
- Khả năng mở rộng và phát triển của xí nghiệp.
Cơ cấu của xí nghiệp bao gồm các phân xưởng chính, các phân xưởng phụ và bộ phận phục vụ và tùy
theo quy mô mà có cơ cấu tương ứng.
Các phân xưởng có thể chia thành các bộ phận sản xuất và các tổ sản xuất.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5


1.

Nêu nội dung các phương pháp tổ chức sửa chữa tàu?
1. Sửa chữa đơn lẻ: Việc sửa chữa tiến hành tuần tự như: tháo rời toàn bộ thiết bị máy móc, cơ cấu cần
sửa chữa, khảo sát phục hồi,chế tạo mới sau đó lại theo thứ tự lắp ráp tất cả các chi tiết đã được phục hồi
hoặc thay mới vào vị trí cũ.
- Nhận xét :
+ Ưu điểm : phương pháp cũ ,vẫn được sử dụng. Áp dụng cho sửa thường kì, sửa sau mỗi chuyến tàu
chạy với khối lượng sửa nhỏ, không đòi hỏi nhiều t.bị máy móc phức tạp.
+ Nhược điểm : kéo dài thời gian sửa chữa,khó khăn cho cơ giới hóa tự động hóa.Công nhân có tay
nghề cao.
2. Sửa chữa tổng thành: Tổng thành là một phần hoàn chỉnh của các máy móc, hoặc than tàu mà trên đó
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 9


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

đã có đầy đủ các bộ phận lien quan đến nó và đôi khi nó giữ 1 chức năng nhất định.
-Phương pháp này thay thế các tổng thành bị hư hỏng bằng một tổng thành tốt
-Nhận xét: - phù hợp cho sửa chữa đội tàu có cùng 1 sêri với thiết bị máy móc đã được tiêu chuẩn hóa.
- Ưu điểm:nhanh giải phóng tàu vì thời gian tính cho sửa chữa chỉ là thời giant hay thé lắp ráp các tổng
thành.Chất lượng s.c cao vì có thể chuyên môn hóa.
- Nhược điểm : vốn đầu tư khá lớn cho các tổng hành dự trữ.
3. Sửa chữa liên hợp cụm chi tiết: Là phương pháp mà các cụm chi tiết bị hỏng thay thế bằng cụm chi
tiết mới hoặc cụm chi tiết đã được sửa chữa có sẵn từ trước.
-Phương pháp này áp dụng cho các máy móc có kích thước lớn cùng dạng hoặc cho các máy móc thiết
bị mà việc tháo chúng là nhiều phức tạp.

4.Sửa chữa theo phương pháp phân đoạn khối :
- Áp dụng cho phục hồi vỏ tàu, để thay thế các phân đoạn khối như thay thế vùng mút thượng tầng, các
buồng thượng tầng, các miếng hình trụ của vỏ tàu,phân đoạn mạn, đáy…
- Áp dụng khi sửa chữa sự cố cũng như hiện đại hóa tàu.
2.

Trình bày nội dung phương pháp gia công chi tiết theo nhóm?
- Phương pháp gia công cụm chi tiết theo nhóm nhằm mục đích giảm bớt chi phí thời gian cho việc điều
chỉnh máy khi gia công, chế tạo các chi tiết không giống nhau.
- Nhóm chi tiết gia công theo nhóm có trình tự các nguyên công khi sản xuất chúng giống nhau trên
cùng một máy công cụ.
- Việc thống nhất các chi tiết thành nhóm như vậy góp phần nâng cao tình hàng loạt của sản suất.
- Để áp dụng phương pháp gia công chi tiết theo nhóm cần phải :
+ Phân loại (phân nhóm) các chi tiết chế tạo.
+ Lặp quy trình công nghệ cho nhóm chế tạo.
+ Thiết kế và chế tạo các đồ dùng và dụng cụ cho máy mọc theo nhóm.
+ Thực hiện điều chỉnh các thiết bị để gia công theo nhóm.
- Để phân chia chi tiết theo nhóm cần căn cứ vào một số đặc điếm sau :
+ Hình dáng bên ngoài (tương tự nhau).
+ Bề mặt gia công (đồng nhất).
+ Kích thước các chi tiết.
+ Độ chính xác và độ bóng gia công.
+ Tính đồng nhất về phôi.
+ Tính đồng nhất về tuần tự các thao tác.
+ Sự trùng nhau về chu kỳ gia công(một phần hay toàn bộ).
- Đối với mỗi nhóm chi tiết , ta chọn ra chi tiết tiêu biểu(mà có các yếu tồ hình học của nhóm đó ). Chi
tiết này có thể là thực tế hoặc quy ước. Ta lập 1quy trình công nghệ cho chi tiết tiêu biểu đã chọn, mà
với sự điều chỉnh thiết bị không nhiều có thể sử dụng để chế tạo bất kỳ theo nhóm chi tiết nào thuộc
nhóm.
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1


Page 10


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

- Theo quy trình công nghệ đã lập đó người ta thiết kế và chế tạo các đồ gá cho phép rút ngắn tối đa thời
gian chế tạo nhóm chi tiết đó
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
1.

Chuẩn bị sản xuất là gì, nêu các dạng chuẩn bị sản xuất?
1. Chuẩn bị sản xuất
- Là giải quyết các vấn đề chung như làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện gì…….nhằm đảm
bảo thực hiện tốt quá trình sản xuất sản phẩm.
2. Các dạng chuẩn bị sản xuất.
a. Theo dấu hiệu đảm bảo các yếu tố kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất :
-

Chuẩn bị tài liệu : thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn,…

-

Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ lao động :

-

Chuẩn bị phương tiện lao động : thiết bị, dụng cụ, nơi làm việc…

-


Chuẩn bị về con người.

b. Theo chức năng đảm bảo sản xuất :
-

Thực hiện các công việc nghiên cứu khoa học, thiết kế và thực nghiệm.

-

Chuẩn bị thiết kế cho sản xuất hàng loạt.

-

Chuẩn bị thiết kế công nghệ cho sản xuất.

-

Chuẩn bị về mặt tổ chức.

c. Ngoài ra còn phân theo :

2.

-

Dạng sản phẩm sản xuất.
Theo dạng của quá trình sản xuất.

-


Theo vị trí tiến hành.

-

Theo thời gian tiến hành.

Nêu nội dung chuẩn bị sản xuất cho đóng tàu?
Bao gồm chuẩn bị kĩ thuật và công nghệ.
1. Chuẩn bị kĩ thuật bao gồm :
-

Chuẩn bị thiết kế cho đóng tàu là xây dựng hồ sơ thiết kế bao gồm : tuyến hình, bố trí chung, kết
cấu cơ bản, kết cấu chi tiết, các hệ thống động lực, điện, năng lượng….

-

Các giai đoạn của quá trình lập hồ sơ thiết kế :
+ xây dựng nhiệm vụ thư.
+ đưa ra yêu cầu kĩ thuật.
+ thiết kế sơ bộ.
+ thiết kế kĩ thuật.
+ Thiết kế thi công.

2.

Chuẩn bị công nghệ cho đóng tàu.
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 11



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

-

Bao gồm : đảm bảo tính công nghệ cho kết cấu của sản phẩm, lập quy trình công nghệ, thiết kế chế
tạo các phương tiện và trang bị công nghệ.

-

Chuẩn bị về tài liệu :
+ tài liệu về công nghệ chế tạo sản phẩm.
+ tài liệu về phương án đóng tàu.
+ tài liệu về sơ đồ công nghệ cần thiết.

3.

Nêu nội dung chuẩn bị sản xuất cho sửa chữa tàu?
Bao gồm chuẩn bị về mặt thiết kế và công nghệ.
1.

Chuẩn bị về thiết kế.

- Đối với sửa chữa lớn và sửa chữa không nằm trong hệ thống như phục hồi, hiện đại hóa…. : hồ sơ
thiết kế được cơ quan thiết kế lập ra theo yêu cầu của chủ tàu.
- Đối với dạng sửa chữa còn lại thì hồ sơ tàu chính là hồ sơ thiết kế ban đầu.
2.

Chuẩn bị về công nghệ


-

Đối với sủa chữa lớn : tài liệu công nghệ bao gồm : các hướng dẫn chung về sửa chữa và hiện đại
hóa, các phương án công nghệ cho sửa chữa vỏ tàu, máy móc và thiết bị, kế hoạch công nghệ
chung, bảng kê vật tư…..

-

Đối với sửa chữa vừa và nhỏ : tài liệu bao gồm :
+ danh mục công việc đã dự tính thực hiện sửa chữa.

4.

+ trình tự tiến hành các công việc.
Chuẩn bị công nghệ cho sửa chữa bao gồm lập quy trình công nghệ sửa chữa cho từng chi tiết và đơn
vị lắp ráp , thiết kế, chế tạo các trang bị công nghệ để sửa chữa.

Nêu nội dung chuẩn bị tổ chức cho đóng tàu?
- Là chuẩn bị một cách trực tiếp các thành phần vật chất của quá trình sản xuất như : đối tượng lao
động, phương tiện lao động, con người.
-

Bao gồm : chuẩn bị tàu cho sản xuất và các thành phần vật chất cho sản xuất.

1. Chuẩn bị tàu cho sản xuất
-

Lập kế hoạch đưa tàu đi sửa chữa.


- Khảo sát hư hỏng trước khi đi sửa chữa.
2. Chuẩn bị các thành phần vật chất cho sản xuất.
-

Mua sắm các chi tiết, phụ tùng thay thế.

-

Chế tạo các chi tiết dự trữ bên trong xí nghiệp.

-

Gia công, mua sắm các thiết bị, các sản phẩm cần dung cho sửa chữa.
Đảm bảo dự trữ được khối lượng vật liệu phụ tùng thay thế.

-

Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị, nhà xưởng, đường giao thông.

-

Sửa chữa các trang bị mặt nước.

-

Lập kế hoạch đưa tàu lên đà, chuẩn bị mặt nước.

ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 12



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7
1.

Trình bày tổ chức quá trình sản xuất trong phân xường vỏ tàu, năng lực sản xuất của phân xưởng
vỏ tàu?
1.
Quá trình sản xuất diễn ra như sau
- Với đóng mới : từ kho sắt thép được đưa đi nắn phẳng làm sạch và sơn lót ,lấy dấu và chuyển đi cắt
uốn gia công mép ,hàn các chi tiết thành các phân đoạn phẳng ,phân đoạn khối ,lắp ráp than tàu từ
các phân đoạn tổng đoạn trên triền
- Với sửa chữa tàu: thay thế các phân đoạn hoặc chi tiết bị hỏng bằng phân đoạn,chi tiết mới ở trên
triền hoặc dưới nước , nắn phẳng chỗ lồi lõm trên tàu và khung xương biến dạng
-

Do vậy cơ cấu phân xưởng vỏ gồm:

+ kho sắt thép.
+ bộ phận chuản bị vỏ tàu.
+ bộ phận hàn ,lắp ráp.
2. Năng lực sản xuất của các phân xưởng vỏ.
Năng lực sản xuất của bộ phận hàn và lắp ráp : PKL = F1. S1
Trong đó : F1 : diện tích mặt bằng sản xuất của bộ phận, gồm diện tích sản xuất và phụ trợ (m2).
S1 : Sản lượng sản phẩm bình quân trên 1 m2 diện tích sản xuất trong năm.
-

Năng lực sản xuất của bộ phận chuẩn bị : P1 = n1.Ø1. K1

Trong đó :
n1 : số lượng thiết bị của bộ phận chuẩn bị vỏ tàu.

Ø1 : quỹ thời gian làm việc thực tế của thiết bị trong 2 ca.
K1 : hệ số thu xếp công việc cho thiết bị.
2.

Trình bày quá trình sản xuất trong phân xưởng cơ khí?
- Cơ cấu sản xuất của phân xưởng cơ khí gồm: bộ phận máy công cụ,bộ phận nguội và bộ phận thử
nghiệm.Ngoài ra còn có các kho vật liệu, kho trung gian, kho ghép bộ, kho phân phát dụng cụ,các
buồng cho bộ phận sửa chữa thiết bị của phân xưởng.
- Bộ phận máy công cụ : Các máy công cụ có thể được bố trí theo công nghệ hoặc máy công cụ tập hợp
thành từng nhóm như bộ phận máy tiện, phay, doa…với mỗi nhóm ta có thể phân thành nhiều nhóm
nhỏ. Các máy lớn thường được bộ trí gần đường đi.
-

-

Bộ phận nguội và thử nghiệm : Gồm nguội lắp ráp và nguội lắp đặt. Chúng gồm các nhóm tháo dỡ,
tẩy rửa, lắp đặt, thử nghiệm sơn. Thông thường bộ phận nguội được chia làm 2 tổ: tổ thực hiện công
việc ở xưởng và tổ thực hiện công việc trên tàu.
Năng lực sx của px cơ khí

+ Năng lực sản xuất của bộ phận máy dụng cụ : P2 = n2 . Ø2 . K
Trong đó n2: số lượng các thiết bị cắt gọt
Ø2 : quỹ thời gian làm việc của thiết bị ( máy/giờ)
K : hệ số thu xếp công việc
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 13



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

+ Năng lực sản xuất của bộ phận nguội : P3= F3.t.K
Trong đó : F3:diện tích bộ phận nguội (m2)
t: định mức về lao động trên 1 m^2 diện tích
K: hệ số thu xếp công việc
3.

Trình bày quá trình sản xuất trong phân xưởng đúc, rèn?

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8
1.

Nêu chức năng nhiệm vụ của phân xưởng dụng cụ?
- Nhiệm vụ của bộ phận dụng cụ là cung cấp đầy đủ tất cả các dạng dụng cụ đảm bảo cho quá trình
sản xuất chính, muốn vậy bộ phận dụng cụ phải :
+ Xác định nhu cầu về dụng cụ ,mua sắm .
+ Chế tạo, phục hồi , sửa chữa dụng cụ .
+ Kiểm tra ,bảo quản và phân phối dụng cụ.
-

Do vậy ,cơ cấu của bộ phận dụng cụ gồm có các bộ phận sau :
+ bộ phận chuẩn bị công nghệ cho sản xuất .
+ bộ phận phân xưởng dụng cụ .
+ kho dụng cụ chính .
+ kho dụng cụ của phân xưởng .
+ phòng thí nghiệm (kiểm tra độ chính xác của dụng cụ).


-

Trong đó: phân xưởng dụng cụ bao gồm các bộ phận chế tạo , phục hồi và xửa chữa dụng cụ. Quá
trình chế tạo dụng cụ cũng bao gồm chuẩn bị ,gia công cơ ,sửa nguội và lăp ráp ,nên cơ cấu của
phân xưởng dụng cụ bao gồm các bộ phận máy công cụ , bộ phận nguội lắp ráp.

-

Để sử dụng dụng cụ một các kinh tế cần đưa ra và nghiên cứu những vấn đề sau :
+ xác định quy tắc hợp lý cho việc sử dụng dụng cụ .
+ nghiên cứu công nghệ để đảm bảo chế tạo chế tạo được dụng cụ có chất lượng cao.
+ Xác định rõ các hình thức hư hỏng và xây dựng cơ chế thưởng cho việc sử dụng dụng cụ bền lâu .
+ làm công tác phổ biến những kinh nghiệm hay về việc sử dụng dụng cụ.

2.

Nêu chức năng nhiệm vụ của bộ phận sửa chữa, công tác tổ chức sửa chữa?
1. Nhiệm vụ : theo dõi, bảo dưỡng, sửa chữa, hiện đại hóa và trang bị lại kịp thời bằng kế hoạch đã
định trước.
2. Công tác tổ chức sửa chữa
- Theo dõi, điều chỉnh : khắc phục những hư hỏng nhỏ, hướng dẫn công nhân sử dụng đúng quy trình
vận hành.
- Bảo dưỡng định kì : nhằm duy trì khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị, bao gồm
:
+ vệ sinh các chi tiết, cụm chi tiết của thiết bị.
ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 14



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC QUẢN LÍ TRONG ĐÓNG TÀU

+ thay dầu mỡ bôi trơn cho hệ thống.
+ kiểm tra các thông số và độ chính xác của thiết bị.
+ xác định tình trạng của thiết bị, khối lượng công việc cần tiến hành sửa chữa định kì.
- Sửa chữa định kì : định kì theo kế hoạch sửa chữa và phân thành các cấp như tiểu tu, trung tu và đại
tu.
+ kết quả sửa chữa của cấp nào phải đạt được độ chính xác yêu cầu của cấp đó.
+ ngoài ra còn có dạng sửa chữa sự cố và phục hồi.
+ tập hợp số liệu, tài liệu kĩ thuật, các bản vẽ trước khi sửa chữa .
+ chu kì sửa chữa cũng như trình tự sửa chữa cho mỗi thiết bị có thể định ra tùy điều kiện làm việc
của thiết bị.
- Có 3 hình thức sửa chữa thiết bị : tập trung, phân tán và hỗn hợp.
3.

Nêu chức năng nhiệm vụ của bộ phận năng lượng?
- Chức năng và nhiệm vụ chính là cung cấp cho quá trình sản xuất các dạng năng lượng như điện năng,
nhiệt năng, khí nén, ô xi, axetylen, nước…
- Xác định nhu cầu về các dạng năng luượng ở tất cả các phân xưởng thuộc nhà máy và xác định nguồn
cung cấp.
- Thống kê và theo dõi chi phí tất cả các dạng năng lượng trong nhà máy.
- Vận hành đúng quy trình kĩ thuật và bảo quản tốt các thiết bị năng lượng và thiết bị điện của xí nghiệp
và sửa chữa chung.
- Đề ra và áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng tới mức cần thiết.

ĐÀO MẠNH HƯNG- ĐTA51-ĐH1

Page 15




×