Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Phân tích các thuật toán bảng điện chính mô phỏng của khoa điện điện tử tìm hiểu hệ thống đo tiếng ồn dưới tàu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.53 KB, 37 trang )

1

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của khoa Điện- Điện tử Trường Đại học Hàng Hải Việt
Nam, và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn T.S Vương Đức Phúc, em đã thực
hiện đề tài: “ Phân tích các thuật toán bảng điện chính mô phỏng của Khoa
Điện-Điện tử. Tìm hiểu hệ thống đo tiếng ồn dưới tàu thủy ”.
Để hoàn thành đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, rèn luyện tại
trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vương Đức Phúc đã tận tình chỉ bảo em
trong quá trình làm đồ án.Từ đó em củng cố lại kiến thức đã được giảng dạy trên
giảng đường cũng như đi sâu hơn về các hệ thống đã học.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


2

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
1. Những nội dung trong đồ án này là do em thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của giảng viên T.S Vương Đức Phúc.
2. Mọi tham khảo dùng trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Phạm Ngọc Dương



2


3

MỤC LỤC

3


4

LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, ngành giao thông
vận tải có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đem lại hiệu
quả cao về kinh tế cho đất nước, đặc biệt là giao thông vận tải biển. Nước ta với
lợi thế có bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giao thông vận tải biển
phát triển, là tiền đề để ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta phát triển mạnh
mẽ.Trong những năm gần đây ngành công nghiệp tàu thuỷ chúng ta đã đóng
được những con tàu cỡ lớn,đủ các loại: tàu dầu, tàu hàng rời mang tầm cỡ quốc
tế thu hút sự chú ý các bạn bè trên thế giới.
Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam với đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn
và giàu kinh nghiệm giảng dạy, là nơi đào tạo nên những kỹ sư có tay nghề trình
độ chuyên môn cao, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khai thác công việc trên
tàu và trong các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển.
Xuất phát từ yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu những hệ thống trên tàu nhằm
nâng cao chất lượng, độ chính xác, độ tin cậy của việc vận hành, khai thác, ban
chủ nhiệm khoa Điện - Điện Tử đã giao cho em đồ án: “Phân tích các thuật
toán bảng điện chính mô phỏng của Khoa Điện-Điện tử. Tìm hiểu hệ thống

đo tiếng ồn dưới tàu thủy”.
Đồ án tốt nghiệp của em gồm 2 chương:
Chương I: Phân tích các thuật toán bảng điện chính mô phỏng của Khoa
Điện-Điện tử
Chương II: Tìm hiểu hệ thống đo tiếng ồn dưới tàu thủy.
Bằng sự cố gắng nỗ lực của bạn thân và sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của
giảng viên hướng dẫn T.S VƯƠNG ĐỨC PHÚC, em đã hoàn thành đồ án đúng
thời hạn.
Do thời gian làm đồ án có hạn và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô giáo
trong khoa và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4


5

Chương I : Phân tích các thuật toán điều khiển bảng điện chính mô phỏng
của khoa Điện-Điện tử.
1. Giới thiệu bảng điện chính mô phỏng của Khoa Điện-Điện tử.
1.1. Mục đích, yêu cầu của hệ thống.
Bảng điện chính là nơi tập chung năng lượng từ máy phát và từ đó phân
phối đến các bảng điện phụ và phụ tải. Bảng điện chính phải đáp ứng được các
yêu cầu sau:
+ Độ tin cậy của bảng phân phối điện chính.
+ Tính cơ động của hệ thống: Khi có sự cố phải đảm bảo nhanh chóng
khác phục, cho phép kiểm tra tháo lắp dễ dàng.
+ Vận hành và sử dụng thuận tiện: Sơ đồ phải đơn giản, cấu tạo hoàn
chỉnh, có độ tin cậy cao để thời gian sửa chữa nhanh và tăng cường thời gian
vận hành, áp dụng điều khiển từ xa tập chung.

+ Tính kinh tế trong vận tải và khai thác: Có thể dung nguồn điện bờ khi
tàu dừng tại cảng và sử dụng máy phát đồng trục khi tàu hành trình trên biển.
Thiết bị trong bảng điện chính tàu thủy được phân chia theo chức năng:
Thiết bị chính phân phối năng lượng điện, các bảng điện chung gian, bảng điện
phụ, bảng điện sự cố. Thiết bị bảng điện được chế tạo có bảo vệ để không có khả
năng tiếp xúc với phần có điện áp. Bảng điện chính được chia ra các panel, các
panel cho các máy phát, các panel cho tải động lực, các panel cho ánh sáng.
Trong các panel cho máy phát điện được đặt các khí cụ, các thiết bị bảo vệ, các
thiết bị đo lường và điều khiển. Trong các panel phân phối năng lượng được lắp
đặt các thiết bị đóng ngắt, các thiết bị bảo vệ lưới điện phụ tải và các aptomat
bảo vệ quá tải. Panel điều khiển được đặt giữa panel các máy phát, panel được
đặt các thiết bị điều khiển hòa đồng bộ, thiết bị kiểm tra điện trở cách điện,
aptomat lấy điện bờ.
1.2. Các thông số kỹ thuật.
Thông số máy phát chính
Hãng sản xuất

: TAIYO ELECTRIC CO.LTD
5


6

Điện áp định mức

: Uđm= 450V

Dòng điện định mức: Iđm=5.41A
Công suất


: Pđm=3.4KW,Sđm=4.22 KVA

Tần số

: f=60HZ

Hệ số công suất ( cos ᵠ): 0,8
Số pha

: 3 pha

Cấp cách điện

:F

Thông số Tua bin lai máy phát
Hãng sản xuất

: TAIYO ELECTRIC CO.LTD

Điện áp định mức

: Uđm=450V

Dòng điện định mức

: Iđm=6.02A

Công suất


: Pđm= 3.8 KW,Sđm= 4.69 KVA

Tần số

: f=60HZ

Hệ số công suất (cos ᵠ) : 0,8
Số pha

: 3 pha

Cấp cách điện

:F

1.3. Bảng điện chính mô phỏng của Khoa Điện - Điện tử được cấu tạo và
thiết kế chia thành 7 panel:
Panel máy phát số 1

(No.1 GEN PANEL)

Panel máy phát số 2

(No.2 GEN PANEL)

Panel Tua bin lai máy phát

(TURBO GEN PANEL)

Panel cấp nguồn 440V


(440V FEED PANEL)

Panel Diezel lai máy phát 1

(No.1 GEN CONTROL PANEL)

Panel Diezel lai máy phát 2

(No.2 GEN CONTROL PANEL)

Panel điều khiển Tua bin lai máy phát (TURBO GEN CONTROL PANEL)
*Mặt ngoài của hệ thống
A11, A21
A31

: Ampe kế đo dòng điện xoay chiều máy phát 1,2
: Ampe kế đo dòng điện xoay chiều máy phát lai tuabin

W11,W21,W31

: Wat kế đo công suất các máy phát
6


7

V11,V21,V31

: Vôn kế đo điện áp xoay chiều các máy phát


FM11, FM21, FM31

: Đồng hồ đo tần số các máy phát

MΩ

: Mêgaôm kế đo điện trở các điện tải

F4-1 đến F4-16

: Các phụ tải chính

SL11, SL21, SL31

: Đèn báo các máy phát đang chạy

SL12, SL22, SL32

: Đèn báo các ACB chính của các máy phát đang dừng

SL13, SL23, SL33

: Đèn báo ACB chính các máy phát đang mở

3-106, 3-206

: Đèn báo máy chính1, 2 đang hoạt động

3-105, 3-205


: Đèn báo máy chính 1, 2 đang dừng

3-306

: Đèn báo tua bin lai máy phát đang hoạt động

3-305

: Đèn báo tua bin lai máy phát đang dừng

3R-128,3R-228,3R-328

: RESET lại hệ thống

2. Thuật toán điều khiển bằng tay.
2.1. Khởi động máy phát.
Ban đầu mạch điều khiển được cấp nguồn một chiều 24V (đèn báo có
nguồn 24V và đèn báo ACB mở sáng), khi điều kiện khóa liên động quá trình
khởi động ở trạng thái bình thường, ta khởi động máy phát bằng cách ấn nút
khởi động máy phát trên Panel điều khiển máy phát, khi máy phát khởi động hệ
thống tiến hành kiểm tra tốc độ máy phát, nếu tốc độ máy phát thấp không đạt
yêu cầu thì dừng quá trình khởi động này lại (đèn báo máy phát khởi động lỗi
sáng, màn hình LCD báo máy khởi động lỗi), nếu tốc độ máy phát đạt yêu cầu
thì máy phát khởi động thành công (đèn báo máy phát chạy sáng).
Bây giờ trên màn hình LCD sẽ hiển thị cho người vận hành lựa chọn chế độ
điều khiển, ở đây ta sẽ chọn chế độ điều khiển bằng tay, hệ thống tự động kiểm
tra điện áp trên lưới. Nếu không có điện áp thì ta tiến hành đóng ACB, trước đó
điều kiện khóa liên động ACB phải ở trạng thái bình thường, sau khi ACB đã
đóng (đèn báo ACB đóng sáng và đèn báo ACB mở tắt) ta sẽ chọn chế độ điều

khiển nguồn bằng tay được hiển thị trên màn hình LCD, sau đó ta tiến hành điều
7


8

chỉnh tần số máy phát bằng tay mục đích là đưa tần số máy phát ổn định với tần
số làm việc. Kết thúc quá trình khởi động.
2.2. Hòa đồng bộ.
Ban đầu mạch điều khiển được cấp nguồn một chiều 24V (đèn báo có
nguồn 24V và đèn báo ACB mở sáng), khi điều kiện tín hiệu khóa lẫn quá trình
khởi động ở trạng thái bình thường, ta khởi động máy phát bằng cách ấn nút
khởi động máy phát trên Panel điều khiển máy phát, khi máy phát khởi động hệ
thống tiến hành kiểm tra tốc độ máy phát, nếu tốc độ máy phát thấp không đạt
yêu cầu thì dừng quá trình khởi động này lại (đèn báo máy phát khởi động lỗi
sáng, màn hình LCD & PC báo máy khởi động lỗi), nếu tốc độ máy phát đạt yêu
cầu thì máy phát khởi động thành công (đèn báo máy phát chạy sáng).
Bây giờ trên màn hình LCD sẽ hiển thị cho người vận hành lựa chọn các
chế độ điều khiển, ở đây ta sẽ chọn chế độ điều khiển bằng tay, hệ thống tự động
kiểm tra điện áp trên lưới, nếu trên lưới có điện áp ta tiến hành bật chế độ hòa
đồng bộ trên màn hình LCD, trước đó điều kiện tín hiệu khóa lẫn ACB phải ở
trạng thái bình thường, lúc này hệ thống hòa đồng bộ bằng phương pháp đèn
quay hoạt động, người vận hành tiến hành quan sát đèn quay và chọn thời điểm
hòa đồng bộ một cách chính xác nhất (trạng thái đèn quay là cùng chiều kim
đồng hồ và vị trí đèn sáng đúng hướng 11 giờ ta sẽ tiến hành đóng ACB). Sau
khi đủ điều kiện hòa đồng bộ các máy phát ta tiến hành đóng ACB (đèn báo
ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng), chọn điều khiển nguồn bằng tay trên
màn hình LCD, bây giờ ta tiến hành phân chia tải và điều chỉnh tần số, đảm bảo
nguồn được cấp bởi các máy phát công tác song song sau khi đã hòa. Quá trình
hòa đồng bộ bằng tay kết thúc.



-

Điều kiện tín hiệu khóa lẫn ACB bình thường.
ACB thay đổi trạng thái bất thường đã reset.
ACB lỗi không đóng đã reset.
Hệ thống không kết nối điện bờ.
Điều kiện tín hiệu khóa lẫn quá trình khởi động bình thường .
Vị trí điều khiển ở vị trí “REMOTE ”.
Tay điều khiển ở vị trí “ RUN ” .
8


9


-

Công tắc chuyển thanh ở vị trí “ ON ”.
Máy phát xảy ra lỗi trước đó đã được “ RESET ”.
Máy phát không chạy.
Không có tín hiệu dừng.
Reset hệ thống DIEZEL trở về trạng thái bình thường.
Điều kiện cho chế độ ST-BY bình thường.
ACB thay đổi trạng thái bất thường đã reset.
ACB không đóng đã reset.
Hệ thống PLC hoạt động không bình thường đã reset.
2.3 .Dừng chạy song song các máy phát.
Ban đầu nguồn đang được cấp bởi các máy phát đang công tác song song

(đèn báo máy phát đang chạy và đèn báo ACB đóng sáng), trên màn hình LCD
ta sẽ chọn chế độ vận hành và điều khiển nguồn bằng tay. Ta tiến hành phân
chia tải và điều chỉnh tần số máy phát (máy phát nào tiếp tục công tác thì tăng
dần tần số để nhận thêm tải, máy phát kia sẽ giảm tần số mục đích ngắt dần tải
ra), tới khi máy phát cần dừng chỉ còn nhận khoảng 5% tải của toàn bộ hệ thống
thì tiến hành điều khiển mở ACB, lúc này một máy phát đã nhận toàn bộ tải ta
điều chỉnh tần số của máy phát, đảm bảo rằng nguồn được cấp bởi một máy
phát. Kết thúc quá trình.
2.4. Dừng máy phát.
Ban đầu nguồn đang được cấp bởi các máy phát đang công tác song song
(đèn báo máy phát đang chạy và đèn báo ACB đóng sáng), trên màn hình LCD
ta sẽ chọn chế độ vận hành và điều khiển nguồn bằng tay. Ta tiến hành phân
chia tải và điều chỉnh tần số máy phát (máy phát nào tiếp tục công tác thì tăng
dần tần số để nhận thêm tải, máy phát kia sẽ giảm tần số mục đích ngắt dần tải
ra), tới khi máy phát cần dừng chỉ còn nhận khoảng 5% tải của toàn bộ hệ thống
thì tiến hành điều khiển mở ACB.
Sau khi ACB đã mở (đèn báo ACB đóng tắt, đèn báo ACB mở sáng), tiến
hành nhấn nút dừng máy, máy dừng và đèn báo máy chạy tắt thì kết thúc.

9


10

3. Thuật toán hệ thống tự động điều khiển.
3.1. Tự động khởi động máy phát.
Ban đầu cấp nguồn một chiều 24V cho mạch điều khiển (đèn báo có nguồn
24V sáng, đèn báo ACB mở sáng), tín hiệu khóa lẫn quá trình khởi động bình
thường, kết hợp tín hiệu khóa lẫn chế độ ST-BY bình thường, lúc này ta chọn
chế độ điều khiển tự động hiển thị trên màn hình LCD và ấn nút khởi động cho

máy phát chạy. Máy phát tự động chạy với chế độ ST-BY, sau khi máy chạy thì
hệ thống tiến hành kiểm tra tốc độ, nếu tốc độ máy phát không đạt thì dừng quá
trình, trên màn hình LCD báo khởi động lỗi và đèn báo khởi động lỗi sáng, nếu
máy phát đạt tốc độ thì điều khiển ACB đóng . Hệ thống tự động kiểm tra điều
kiện điện áp trên lưới, nếu sau 3s thì trên màn hình LCD báo ACB không đóng
được và đèn báo lỗi hệ thống cần được reset sáng, nếu có điện áp thì tiếp tục
kiểm tra điện áp trên lưới, nếu không có thì đóng ACB và kiểm tra điều kiện
đóng ACB nếu quá 1s mà ACB chưa đóng thì trên màn hình LCD báo ACB
không đóng được và đèn báo lỗi hệ thống cần được reset sáng, nếu ACB đóng
thì đèn báo ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng sau đó trên màn hình LCD sẽ
hiển thị cho phép người vận hành lựa chọn phương thức điều khiển nguồn, nếu
chọn tự động thì hệ thống tự động điều chỉnh tần số, nếu chọn bằng tay thì điều
chỉnh tần số bằng tay, điều chỉnh tần số máy phát tới tần số công tác, đảm bảo
nguồn được cung cấp bởi các máy phát công tác song song. Kết thúc quá trình.
3.2. Tự động hòa các máy phát lên lưới.
Ban đầu cấp nguồn một chiều 24V cho mạch điều khiển (đèn báo có nguồn
24V sáng, đèn báo ACB mở sáng), tín hiệu khóa lẫn quá trình khởi động bình
thường, kết hợp tín hiệu khóa lẫn chế độ ST-BY bình thường, lúc này ta chọn
chế độ điều khiển tự động hiển thị trên màn hình LCD và ấn nút khởi động cho
máy phát chạy. Máy phát tự động chạy với chế độ ST-BY, sau khi máy chạy thì
hệ thống tiến hành kiểm tra tốc độ, nếu tốc độ máy phát không đạt thì dừng quá
trình, trên màn hình LCD báo khởi động lỗi và đèn báo khởi động lỗi sáng, nếu
máy phát đạt tốc độ thì điều khiển ACB đóng. Hệ thống tự động kiểm tra điều
10


11

kiện điện áp trên lưới, nếu sau 3s thì trên màn hình LCD báo ACB không đóng
được và đèn báo lỗi hệ thống cần được reset sáng, nếu có điện áp thì tiếp tục

kiểm tra điện áp trên lưới, sau khi kiểm tra điện áp trên lưới có ta chọn chế độ tự
động điều khiển hòa đồng bộ (LCD báo tự động hòa đồng bộ) sau đó kiểm tra
điều kiện hòa đồng bộ nếu không đủ điều kiện sau 60s đèn LCD báo ACB
không thể đóng sáng và đèn reset lỗi sáng. Nếu điều kiện hòa đồng bộ đạt thì
tiến hành đóng ACB, kiểm tra nếu ACB không đóng, tiếp tục kiểm tra xem ACB
đã đóng lần thứ 3 chưa, nếu chưa thì quay lại kiểm tra điều kiện hòa đồng bộ,
nếu rồi thì trên màn hình LCD báo ACB không đóng và đèn báo lỗi hệ thống
cần được reset sáng, dừng quá trình tự động hòa.
Nếu ACB đóng đèn báo ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng, trên màn
hình LCD sẽ hiển thị cho phép người vận hành lựa chọn phương thức điều khiển
nguồn, nếu chọn tự động thì hệ thống tự động điều chỉnh tần số, nếu chọn bằng
tay thì điều chỉnh tần số bằng tay, điều chỉnh tần số máy phát tới tần số công tác,
đảm bảo nguồn được cung cấp bởi các máy phát công tác song song. Kết thúc
quá trình.
3.3. Tự động dừng chạy song song các máy phát.
Ban đầu trên lưới đang có điện do các máy phát công tác song song (đèn
báo máy phát đang chạy sáng, đèn báo ACB đóng sáng), khi có tín hiệu điều
chỉnh ACB mở, trên màn hình LCD hiển thị cho người vận hành lựa chọn chế
độ điều khiển tự động hoặc bằng tay. Nếu lựa chọn điều khiển bằng tay thì mở
ACB và kết thúc quá trình này, nếu lựa chọn điều khiển tự động thì trên màn
hình LCD tiếp tục hiển thị cho người vận hành điều khiển nguồn tự động hay
bằng tay.
Khi chọn chế độ điều khiển nguồn bằng tay hoặc tự động nhưng chỉ có một
máy phát đang công tác thì dừng quá trình này.
Khi chọn chế độ tự động, có các máy phát đang công tác song song thì hệ
thống tự động phân chia tải (màn hình LCD báo hệ thống đang tự động thực
11


12


hiện quá trình phân chia tải). Bây giờ hệ thống vừa san tải của máy phát sẽ dừng
sang máy phát chính vừa kiểm tra công suất máy phát đang công tác song song.
Nếu hệ thống nhận thấy công suất của chúng cao thì dừng quá trình san tải
lại và phân chia tải, điều chỉnh tần số của các máy phát công tác song song.
Nếu hệ thống nhận thấy công suất của máy phát chính không cao (sau khi
đã nhận hơn 90% tải của máy phát kia) thì tiến hành mở ACB của máy phát phụ
ra khỏi lưới điện (sau khi máy phát này chỉ còn nhận 5% tải ). ACB lúc này đã
mở (đèn báo ACB đóng tắt,đèn báo ACB mở sáng), hệ thống tự động dừng quá
trình san tải (LCD ngừng báo tự động san tải) và điều chỉnh tần số của máy phát
vừa nhận toàn bộ tải.Kết thúc quá trình dừng công tác song song máy phát.
3.4. Dừng máy tự động.
Ban đầu trên lưới đang có điện do các máy phát công tác song song (đèn
báo máy phát đang chạy sáng, đèn báo ACB đóng sáng), khi có tín hiệu điều
chỉnh ACB mở, trên màn hình LCD hiển thị cho người vận hành lựa chọn chế
độ điều khiển tự động hoặc bằng tay. Nếu lựa chọn điều khiển bằng tay thì mở
ACB và kết thúc quá trình này, nếu lựa chọn điều khiển tự động thì trên màn
hình LCD tiếp tục hiển thị cho người vận hành điều khiển nguồn tự động hay
bằng tay.
Khi chọn chế độ điều khiển nguồn bằng tay hoặc tự động nhưng chỉ có một
máy phát đang công tác thì dừng quá trình này.
Khi chọn chế độ tự động, có các máy phát đang công tác song song thì hệ
thống tự động phân chia tải (màn hình LCD báo hệ thống đang tự động thực
hiện quá trình phân chia tải). Bây giờ hệ thống vừa san tải của máy phát sẽ dừng
sang máy phát chính vừa kiểm tra công suất máy phát đang công tác song song.
Nếu hệ thống nhận thấy công suất của chúng cao thì dừng quá trình san tải lại
và phân chia tải, điều chỉnh tần số của các máy phát công tác song song.
Nếu hệ thống nhận thấy công suất của máy phát chính không cao (sau khi
đã nhận hơn 90% tải của máy phát kia) thì tiến hành mở ACB của máy phát phụ
ra khỏi lưới điện (sau khi máy phát này chỉ còn nhận 5% tải). ACB lúc này đã

12


13

mở (đèn báo ACB đóng tắt,đèn báo ACB mở sáng), hệ thống tự động dừng quá
trình san tải (LCD ngừng báo tự động san tải). Sau khi 1 máy phát đã nhận toàn
bộ tải, thì máy phát còn lại chạy ở chế độ không tải, khi chọn điều khiển dừng
máy thì tín hiệu dừng máy được hệ thống xử lý và cho máy dừng (đèn báo máy
phát chạy tắt). Kết thúc quá trình dừng máy.
3.5. Tự động hòa máy phát lên lưới khi tải cao.
Ban đầu hệ thống đang có nguồn, trên màn hình LCD hiển thị cho phép
người vận hành chọn chế độ điều khiển. Ở đây ta sẽ chọn chế độ điều khiển tự
động, hệ thống tự động kiểm tra sự quá tải và quá dòng.
Nếu cả hai trường hợp này đều không xảy ra thì hệ thống tiếp tục hoạt động
bình thường và liên tục kiểm tra lại.
Nếu sau 10s báo tải cao (lớn hơn 90% công suất của máy phát đang công
tác) hoặc quá dòng (đạt 100% công suất của máy phát) thì máy phát chuyển
sang chạy chế độ ST-BY. Để chạy được ở chế độ ST-BY thì trước đó khóa lẫn
cho máy khởi động phải bình thường, có nguồn 24V cấp cho mạch điều khiển
(đèn báo nguồn 24V, đèn báo ACB mở sáng), đèn báo sẵn sang khởi động sáng,
khóa liên động cho chạy ở chế độ ST-BY bình thường, lúc này trên màn hình
LCD sẽ hiển thị cho người vận hành lựa chọn chế độ điều khiển, nếu chọn chế
độ bằng tay thì quá trình này dừng lại, nếu chọn chế độ tự động (màn hình LCD
báo hệ thống đang chạy ở chế độ ST-BY). Sau khi đã đưa máy phát vào khởi
động ở chế độ ST-BY, hệ thống tiến hành kiểm tra tốc độ của máy phát.
Nếu tốc độ của máy phát không đạt thì dừng máy và báo máy khởi động lỗi
trên màn hình LCD. Nếu tốc độ máy đạt (đèn báo máy phát chạy sáng),hệ thống
tiếp tục kiểm tra điện áp, sau 20s mà điện áp vẫn không có thì trên màn hình
LCD sẽ hiển thị ACB không đóng và đèn báo reset lỗi hệ thống sáng, nếu điện

áp có thì tự động tiến hành hòa đồng bộ (trên màn hình LCD báo tự động hòa
đồng bộ) sau đó kiểm tra điều kiện hòa đồng bộ nếu không đủ điều kiện sau 60s
màn hình LCD hiển thị ACB không thể đóng và đèn reset lỗi sáng. Nếu điều
kiện hòa đồng bộ đạt thì tiến hành đóng ACB, kiểm tra nếu ACB không đóng,
13


14

tiếp tục kiểm tra xem ACB đã đóng lần thứ 3 chưa, nếu chưa thì quay lại kiểm
tra điều kiện hòa đồng bộ, nếu đã quá 3 lần thì đèn báo ACB không đóng sáng
và đèn báo lỗi hệ thống cần được reset sáng dừng quá trình tự động hòa đồng bộ
đèn LCD báo tự động hòa đồng bộ tắt.
Nếu ACB đóng đèn báo ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng, trên màn
hình LCD sẽ hiển thị cho phép người vận hành lựa chọn phương thức điều khiển
nguồn, nếu chọn tự động thì hệ thống tự động điều chỉnh tần số, nếu chọn bằng
tay thì điều chỉnh tần số bằng tay, điều chỉnh tần số máy phát tới tần số công tác,
đảm bảo nguồn được cung cấp bởi các máy phát công tác song song. Kết thúc
quá trình.
3.6.Tự động dừng chạy song song các máy phát và dừng máy khi hệ thống
non tải.
3.6.1. Tự động dừng chạy song song các máy phát khi non tải.
Ban đầu hệ thống phải được cấp nguồn (đèn báo máy phát đang chạy sáng,
đèn báo ACB đóng sáng), trên màn hình LCD sẽ hiển thị cho phép người vận
hành lựa chọn chế độ điều khiển nguồn cho hệ thống, trong chế độ hoạt động
này ta phải chọn chế độ tự động, tiếp sau màn hình LCD hiển thị sự lựa chọn về
chế độ điều khiển hệ thống, ta sẽ chọn tự động (trong chế độ hoạt động này nếu
người vận hành lựa chọn điều khiển bằng tay thì quá trình này sẽ dừng lại). Với
quá trình trên ta đã trực tiếp giao quyền quản lý,điều khiển cho hệ thống, hệ
thống bắt đầu tiến hành kiểm tra xem các máy phát có đang công tác song song

không, nếu không thì dừng quá trình lại, nếu có hệ thống tiếp tục kiểm tra điều
kiện lệnh dừng tự động có được hủy bỏ không, đã hủy bỏ rùi thì tiến hành kiểm
tra điều kiện non tải (nhỏ hơn 70% công suất máy phát đang công tác) sau 30s
tải sẽ được san sang một máy phát (màn hình LCD báo tự động san tải). Trong
quá trình san tải hệ thống kết hợp kiểm tra xem liệu khi gánh hết tải của máy
phát kia thì máy phát nhận tải có bị quá tải không, nếu xảy ra quá tải thì dừng
san tải (màn hình LCD ngừng báo tự động san tải), hệ thống phân chia tải lại và
điều chỉnh tần số các máy phát công tác song song. Còn trường hợp sau khi
14


15

nhận 95% tải của máy phát kia mà công suất máy mới đạt hơn 80% thì đủ điều
kiện để hủy quá trình hòa đồng bộ, sau khi tải của một máy phát còn 5% thì tiến
hành mở ACB (đèn báo ACB đóng tắt, đèn báo ACB mở sáng), lúc này toàn bộ
tải đã được một máy phát nhận hết, quá trình tự động san tải kết thúc (LCD
ngừng báo tự động san tải). Hệ thống tiến hành điều chỉnh tần số của máy phát
vừa nhận toàn bộ tải, tới khi tần số ổn định thì kết thúc.
3.6.2. Tự động dừng máy.
Ban đầu hệ thống phải được cấp nguồn (đèn báo máy phát đang chạy sáng,
đèn báo ACB đóng sáng),trên màn hình LCD sẽ hiển thị cho phép người vận
hành lựa chọn chế độ điều khiển nguồn cho hệ thống, trong chế độ hoạt động
này ta phải chọn chế độ tự động, tiếp sau màn hình LCD hiển thị sự lựa chọn về
chế độ điều khiển hệ thống, ta sẽ chọn tự động (trong chế độ hoạt động này nếu
người vận hành lựa chọn điều khiển bằng tay thì quá trình này sẽ dừng lại). Với
quá trình trên ta đã trực tiếp giao quyền quản lý,điều khiển cho hệ thống, hệ
thống bắt đầu tiến hành kiểm tra xem các máy phát có đang công tác song song
không, nếu không thì dừng quá trình lại, nếu có hệ thống tiếp tục kiểm tra điều
kiện lệnh dừng tự động có được hủy bỏ không, đã hủy bỏ rùi thì tiến hành kiểm

tra điều kiện non tải (nhỏ hơn 70% công suất máy phát đang công tác) sau 30s
tải sẽ được san sang một máy phát (màn hình LCD báo tự động san tải). Trong
quá trình san tải hệ thống kết hợp kiểm tra xem liệu khi gánh hết tải của máy
phát kia thì máy phát nhận tải có bị quá tải không, nếu xảy ra quá tải thì dừng
san tải (LCD ngừng báo tự động san tải), hệ thống phân chia tải lại và điều
chỉnh tần số các máy phát công tác song song. Còn trường hợp sau khi nhận
95% tải của máy phát kia mà công suất máy mới đạt hơn 80% thì đủ điều kiện
để hủy quá trình hòa đồng bộ, sau khi tải của một máy phát còn 5% thì tiến hành
mở ACB (đèn báo ACB đóng tắt, đèn báo ACB mở sáng), lúc này toàn bộ tải đã
được một máy phát nhận hết, quá trình tự động san tải kết thúc (LCD ngừng báo
tự động san tải), máy phát còn lại sẽ chạy ở chế độ không tải thì sau 60s hệ
thống sẽ tự động cho máy dừng hoặc nếu chưa đến thời gian đặt nhưng có tín
15


16

hiệu điều khiển từ con người cho máy phát dừng thì hệ thống cũng cho máy phát
dừng, khi đèn báo máy phát đang chạy tắt tức là máy phát đã dừng. Kết thúc quá
trình này.
4. Tự động điều chỉnh điện áp.
4.1. Khi không có điện áp trên lưới.
Ban đầu hệ thống được cấp nguồn, hệ thống phát hiện toàn bộ ACB đều
mở và điện áp trên lưới không có. Hệ thống điều khiển cho máy phát chạy ở chế
độ

ST-BY. Để chạy được ở chế độ ST-BY thì trước đó khóa lẫn cho máy

khởi động phải bình thường, có nguồn 24V cấp cho mạch điều khiển (đèn báo
nguồn 24V, đèn báo ACB mở sáng), đèn báo sẵn sang khởi động sáng, khóa lẫn

cho chạy ở chế độ ST-BY bình thường, lúc này trên màn hình LCD sẽ hiển thị
cho người vận hành lựa chọn chế độ điều khiển, nếu chọn chế độ bằng tay thì
quá trình này dừng lại, nếu chọn chế độ tự động (đèn LCD báo cho phép chạy ở
chế độ ST-BY sáng).
Sau khi đã đưa máy phát vào khởi động ở chế độ ST-BY, hệ thống tiến
hành kiểm tra tốc độ của máy phát.
Nếu tốc độ của máy phát không đạt thì dừng máy và báo máy khởi động lỗi
trên màn hình LCD.
Nếu tốc độ máy đạt (đèn báo máy phát chạy sáng), hệ thống tiếp tục kiểm
tra điện áp,sau 3s mà điện áp vẫn không có thì trên màn hình LCD sẽ hiển thị
ACB không đóng và đèn báo reset lỗi hệ thống sáng, nếu điện áp có thì ACB
của máy phát chạy ở chế độ ST-BY đóng. Hệ thống tiếp tục tiến hành kiểm tra
xem ACB có đóng không, sau 1s ACB không đóng thì trên màn hình LCD sẽ
hiển thị ACB không đóng và đèn báo reset lỗi hệ thống sang. Nếu ACB đóng
(đèn báo ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng), sau đó hệ thống kiểm tra sự
thay đổi của ACB, nếu sau 1s mà ACB thay đổi trạng thái thì dừng quá trình này
lại, nếu ACB giữ nguyên trạng thái đóng trước đó thì trên màn hình LCD sẽ hiển
thị cho người vận hành lựa chọn chế độ điều khiển nguồn. Chọn chế độ điều
khiển tự động thì hệ thống tự động điều chỉnh tần số, còn chọn chế độ bằng tay
16


17

thì người vận hành sẽ tiến hành điều chỉnh tần số bằng tay, đảm bảo nguồn được
cấp bởi máy phát đang công tác thì quá trình này kết thúc.
4.2. Khi lưới điện không ổn định.
Ban đầu hệ thống được cấp nguồn, nếu hệ thống nhận thấy lưới điện không
ổn định sau 5s (bao gồm điện áp thấp, điện áp cao, tần số thấp, tần số cao), đèn
LCD báo lưới điện không bình thường sáng và máy phát sẽ được đưa vào khởi

động ở chế độ ST-BY. Để chạy được ở chế độ ST-BY thì trước đó khóa lẫn cho
máy khởi động phải bình thường, có nguồn một chiều 24V cấp cho mạch điều
khiển (đèn báo nguồn 24V, đèn báo ACB mở sáng), đèn báo sẵn sang khởi động
sáng, khóa lẫn cho chạy ở chế độ ST-BY bình thường, lúc này trên màn hình
LCD sẽ hiển thị cho người vận hành lựa chọn chế độ điều khiển, nếu chọn chế
độ bằng tay thì quá trình này dừng lại, nếu chọn chế độ tự động (đèn LCD báo
cho phép chạy ở chế độ ST-BY sáng).
Sau khi đã đưa máy phát vào khởi động ở chế độ ST-BY, hệ thống tiến
hành kiểm tra tốc độ của máy phát.
Nếu tốc độ của máy phát không đạt thì dừng máy và báo máy khởi động lỗi
trên màn hình LCD.
Nếu tốc độ máy đạt (đèn báo máy phát chạy sáng), hệ thống tiếp tục kiểm
tra điện áp, sau 3s mà điện áp vẫn không có thì trên màn hình LCD sẽ hiển thị
ACB không đóng và đèn báo reset lỗi hệ thống sáng, nếu điện áp được hình
thành hệ thống tiếp tục kiểm tra lưới điện có ổn định không, nếu không ổn định
thì không cho phép máy phát vừa chạy ở chế độ ST-BY nhận tải.
Nếu lưới điện ổn định thì ACB của máy phát chạy trước đó được hệ thống
điều khiển mở ra, ACB mở ra thì đèn báo lỗi cần được reset sáng. Sau 1s điện áp
trên lưới không có ACB của máy phát vừa khởi động chạy ở chế độ ST-BY sẽ
đóng để cấp điện lên lưới. Nếu sau 1s mà ACB không đóng thì trên màn hình
LCD sẽ hiển thị ACB không đóng và đèn báo reset lỗi hệ thống sáng, nếu ACB
đóng (đèn báo ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng). Bây giờ trên màn hình
LCD sẽ hiển thị cho người van hành lựa chọn chế độ điều khiển bằng tay hay tự
17


18

động, khi chọn chế độ điều khiển tự động thì hệ thông sẽ tự động điều chỉnh tần
số, khi chọn chế độ điều khiển bằng tay thì người vận hành phải tự mình điểu

chỉnh tần số trên bảng điện chính. Tần số ổn định thì quá trình kết thúc.
4.3. Thuật toán tự động hòa khi ACB của máy phát nào đó mở.
Nguồn được cấp bởi các máy phát đang công tác song song thì ACB của
một máy phát nào đó mở (đèn báo hệ thống lỗi cần reset sáng, đèn LCD báo
máy phát thay đổi trạng thái bất thường sáng) hoặc một ACB nào đó thay đổi
trạng thái (đèn báo hệ thống lỗi cần reset sáng, đèn LCD báo ACB thay đổi
trạng thái bất thường sáng). Hệ thống tiến hành kiểm tra xem máy phát có nhận
tải hơn 100% công suất của máy, nếu không thì dừng quá trình, nếu có thì LCD
báo cần thay đổi tải ngay. Và đưa máy phát vào khởi động ở chế độ ST-BY, để
chạy được ở chế độ ST-BY thì trước đó khóa lẫn cho máy khởi động phải bình
thường, có nguồn một chiều 24V cấp cho mạch điều khiển (đèn báo nguồn 24V,
đèn báo ACB mở sáng), đèn báo sẵn sang khởi động sáng, khóa lẫn cho chạy ở
chế độ ST-BY bình thường, lúc này trên màn hình LCD sẽ hiển thị cho người
vận hành lựa chọn chế độ điều khiển, nếu chọn chế độ bằng tay thì quá trình này
dừng lại, nếu chọn chế độ tự động (LCD báo cho phép chạy ở chế độ ST-BY ).
Sau khi kiểm tra điện áp trên lưới có, hệ thống tự động điều khiển hòa đồng
bộ (đèn LCD báo tự động hòa đồng bộ sáng) sau đó kiểm tra điều kiện hòa đồng
bộ nếu không đủ điều kiện sau 60s đèn LCD báo ACB không thể đóng sáng và
đèn reset lỗi sáng. Nếu điều kiện hòa đồng bộ đạt thì tiến hành đóng ACB, kiểm
tra nếu ACB không đóng, tiếp tục kiểm tra xem ACB đã đóng lần thứ 3 chưa,
nếu chưa thì quay lại kiểm tra điều kiện hòa đồng bộ, nếu rồi thì đèn báo ACB
không đóng sáng và đèn báo lỗi hệ thống cần được reset sáng dừng quá trình tự
động hòa đồng bộ đèn LCD báo tự động hòa đồng bộ tắt.
Nếu ACB đóng (đèn báo ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng), LCD tiến
hành tự động kiểm tra nguồn, hệ thống tự động phân chia tải và điều chỉnh tần
số, đảm bảo nguồn được cung cấp bởi 2 máy phát công tác song song. Kết thúc
quá trình.
18



19

5. Ngắt các phụ tải không quan trọng và thuật toán tự động điều chỉnh khi
tuabin lai máy phát hoạt động không bình thường.
5.1. Thuật toán ngắt các phụ tải không quan trọng.
Hai máy phát đang công tác song song, nhưng xảy ra một trong các trường
hợp sau: Một máy phát dừng do sự cố (đèn báo máy phát dừng sáng) sau đó
ACB mở,một ACB thay đổi trạng thái (đèn báo lỗi hệ thống cần reset sáng, đèn
báo ACB mở bất thường sáng) hoặc người vận hành chọn chế độ điều khiển
bằng tay, thao tác mở ACB. Hệ thống sẽ tiến hành kiểm tra nguồn của máy phát
chính có lớn hơn 100% không, nếu không thì không cần ngắt các phụ tải, nếu có
thì các phụ tải không quan trọng sẽ được ngắt dần ra (đèn báo đang ngắt phụ tải
sáng, đèn báo hệ thống gặp sự cố cần reset sáng).
Trường hợp máy phát chính đang công tác nhưng xảy ra hiện tượng quá dòng
vì một lý do nào đó hệ thống cũng tiến hành ngắt phụ tải.kết thúc quá trình.
5.2.Thuật toán tự động điều chỉnh khi tuabin lai máy phát hoạt động không
bình thường.
Ban đầu nguồn cấp từ tuabin lai máy phát, nhưng hệ thống xảy ra một
trong các trường hợp sau: Van hơi của tuabin lai máy phát đã mở ở mức tối đa,
động cơ chính dừng hoặc tốc độ động cơ chính giảm xuống, hệ thống sẽ thống
báo sự hoạt động bất thường trên màn hình LCD.
Lúc này máy phát được khởi động ở chế độ ST-BY, để chạy được ở chế độ
ST-BY thì trước đó khóa lẫn cho máy khởi động phải bình thường, có nguồn
một chiều 24V cấp cho mạch điều khiển (đèn báo nguồn 24V, đèn báo ACB mở
sáng), đèn báo sẵn sang khởi động sáng, khóa lẫn cho chạy ở chế độ ST-BY
bình thường, lúc này trên màn hình LCD sẽ hiển thị cho người vận hành lựa
chọn chế độ điều khiển, nếu chọn chế độ bằng tay thì quá trình này dừng lại, nếu
chọn chế độ tự động (đèn LCD báo cho phép chạy ở chế độ ST-BY sáng).
Sau khi kiểm tra điện áp trên lưới có tự động điều khiển hòa đồng bộ (đèn
LCD báo tự động hòa đồng bộ sáng) sau đó kiểm tra điều kiện hòa đồng bộ nếu

không đủ điều kiện sau 60s đèn LCD báo ACB không thể đóng sáng và đèn
19


20

reset lỗi sáng. Nếu điều kiện hòa đồng bộ đạt thì tiến hành đóng ACB, kiểm tra
nếu ACB không đóng, tiếp tục kiểm tra xem ACB đã đóng lần thứ 3 chưa, nếu
chưa thì quay lại kiểm tra điều kiện hòa đồng bộ, nếu rồi thì đèn báo ACB
không đóng sáng và đèn báo lỗi hệ thống cần được reset sáng dừng quá trình tự
động hòa đồng bộ đèn LCD báo tự động hòa đồng bộ tắt.
Nếu ACB đóng (đèn báo ACB mở tắt, đèn báo ACB đóng sáng ), hệ thống
tự động phân chia tải và điều chỉnh tần số, đảm bảo nguồn được cung cấp bởi 2
máy phát công tác song song, 1 là tuabin lai máy phát, 2 là động cơ diesel lai
máy phát. Hệ thống tự động tiến hành san tải (đèn LCD báo quá trình tự động
san tải sáng), sau đó hệ thống kiểm tra điều kiện 1là tải đã nhỏ hơn 5% chưa,
nếu chưa thì tiếp tục kiểm tra điều kiện 2 là quá trình san tải đã quá 60s chưa,
nếu cũng chưa thì quay lại kiểm tra điều kiện 1,cứ như thế tới khi 1 trong 2 điều
kiện thỏa mãn thì hệ thống tiến hành mở ACB, khi ACB mở (đèn báo ACB
đóng tắt, đèn báo ACB mở sáng) nghĩa là quá trình san tải tự động kết thúc. Hệ
thống tự động điều chỉnh tấn số máy phát vừa nhận tải, đảm bảo nguồn được
cấp bởi máy phát chính, tuabin lai máy phát tiếp tục chạy (đèn báo máy phát
chạy sáng). Quá trình kết thúc.

Chương II : Hệ thống đo tiếng ồn dưới tàu thủy.
2.1. Giới thiệu.
Từ những năm 1970 trở đi đã có mối quan tâm ngày càng tăng về những
tác động của con người gây ra tiếng ồn dưới nước trên động vật biển. Thật vậy,
các nghiên cứu đã chỉ ra ngoài khơi tiếng ồn xung quanh biển trong phạm vi 1020



21

50 Hz tăng 10-12 dB trong thời gian qua 40 năm, chủ yếu do sự gia tăng vận tải
thương mại (Andrew et al., năm 2002; McDonald et al., 2006). Một số âm thanh
con người có thể gây tổn hại cho sinh vật biển (ví dụ Bailey et al, 2010. Brandt
et al, 2011. Morton & Symonds, 2002; Thomsen et al, 2006). Trong trường hợp
cực đoan, ảnh hưởng của tiếng ồn có thể gây tử vong cho động vật biển, với một
số trường hợp cũng như các tài liệu về sự mắc cạn của các loài thú biển sau khi
sử dụng sonar quân sự ở Hy Lạp, Madeira,Hawaii và ven biển Mỹ, quần đảo
Virgin, Tây Ban Nha, quần đảo Canary và Bahamas (Balcomb & Claridge,
2001; Cox et al, 2006;. Evans và Anh, năm 2001; Fernández et al). Những tác
động của con người gây ra dưới nước tiếng ồn về sinh vật biển phụ thuộc vào
nhiều yếu tố bao gồm các thuộc tính của âm thanh, tần số, cường độ và thời gian
của nó và các loại động vật có liên quan. Đây là sự không chắc chắn đáng kể so
với những ảnh hưởng của phơi nhiễm tiếng ồn trên động vật biển, nhưng làm
bằng chứng đã tích lũy được vấn đề này đã nhận được sự quan tâm từ các nhà
khoa học và các cơ quan quốc tế. Một vài nghiên cứu đã có thể xác định số
lượng lâu dài tác dụng trên động vật có vú biển tiếp xúc với tiếng ồn biển nhân
tạo. Mặc dù ngắn hoặc đơn phơi nhiễm cấp tính với âm thanh (ví dụ sonar hoặc
súng hơi địa chấn) có thể làm tổn thương cá thể động vật.
2.2. Tìm hiểu về mức độ âm thanh dạng A hoặc C.
Trọng số A và trọng số C dùng để tham khảo thang độ nhạy khác nhau để
đo tiếng ồn. Ví dụ, chúng ta đã nghe nói rằng động vật có độ nhạy thính giác tốt
hơn con người, tăng độ nhạy này không chỉ đúng đối với cường độ của âm thanh
(một con mèo có thể nghe thấy âm thanh đó êm hơn nhiều so với con người có
thể nghe thấy), mà còn cho các tần số của âm thanh (một tiếng còi cao vút con
chó dễ dàng nghe thấy được, nhưng lại vượt ra ngoài phạm vi tần số cảm nhận
của con người, mặc dù nó là khá lớn). Vì vậy, độ nhạy thính giác phải được đo
lường không chỉ ở cường độ, mà còn về các tần số. Để hiển thị các phép đo độ

nhạy của thính giác, ta sử dụng một tần số quy mô hiển thị trên trục ngang (đo
bằng Hertz), và cường độ trên trục thẳng đứng (đo bằng Decibel). Các đường
21


22

cong trong hình 2.1 cho thấy độ nhạy thính giác đo cho một con mèo và con chó
so với một con người.

Hình 2.1
Lưu ý trong hình này ta thấy rằng con người có thính giác nhạy cảm nhất
với các tông màu mềm mại vào giữa đến tần số cao của biểu đồ, nhưng ít nhạy
cảm trong các tần số thấp; đó là nghe cho âm mềm “giảm dần” trong mức thấp.
Các nhà nghiên cứu trong năm 1930 đã phát hiện ra rằng độ lớn này đường cong
nhạy cảm với các tông màu mềm mại là không giống nhau cho các tông lớn.
22


23

Trong thực tế, ở tông rất lớn, độ nhạy của tai người khó phân biệt sự khác
nhau về độ lớn giữa mức thấp tần số 80 Hz và tần số cao 4.000 HZ đến tai
người. Như vậy, trong mức độ tiếng ồn cao, độ nhạy âm lượng của tai là khá
“bằng phẳng”.
Trong sự phát triển của mức độ âm thanh trong những năm qua, các nhà
sản xuất đã xây dựng những đường cong phản ứng khác nhau ( xem Hình 2.2 ),
và đặt tên chúng là các trọng số A, B, và C:

Hình 2.2

Trọng số A
Độ nhạy tần số của tai người ở mức thấp. Đây là trọng số thường được sử
dụng nhiều nhất, vì nó dự đoán khá tốt các nguy cơ thiệt hại của tai. Về mức độ
âm thanh với trọng số A sẽ lọc ra nhiều tiếng ồn tần số thấp đo được, tương tự
23


24

như phản ứng của tai người. Đo tiếng ồn được thực hiện với trọng số A được chỉ
định dBA .
Trọng số B
Đo độ nhạy tần số của tai con người ở mức độ vừa phải , được sử dụng
trong quá khứ để dự đoán hiệu suất của loa và dàn âm thanh nổi, nhưng không
đo tiếng ồn công nghiệp.
Trọng số C
Sau độ nhạy tần số của tai người ở các cấp độ tiếng ồn rất cao, trọng số C
tương đối bằng phẳng , do đó bao gồm nhiều dải tần số thấp của âm thanh hơn
so với A và B.
2.3. Các phương trình toán học để tính toán độ ồn.
2.3.1. Mức áp suất âm thanh.
Tai người có thể nghe thấy một loạt các áp lực âm thanh. Bởi vì điều này,
các mức áp suất âm thanh (Lp) được đo bằng decibel (dB) trên thang logarit nén
các giá trị thành một phạm vi quản lý được.
Ngược lại, áp lực trực tiếp được đo bằng Pascals (Pa). Lp được tính bằng
10 lần logarit của vuông tỉ số của dao động áp lực tức thời (trên và dưới áp suất
khí quyển) với áp lực tham chiếu:
Lp = 10 × log10 (P / pref) 2
Trong đó:
-


P là áp suất âm thanh tức thời, đơn vị Pa.

-

pref là mức áp suất tham chiếu.
Ví dụ: Tiếng ồn êm nhất một người thanh niên khỏe mạnh có thể nghe
thấy là
20 μPa.Nếu một phần của thiết bị có áp suất âm thanh của 2 Pa, mức độ áp
lực âm thanh được tính:
Lp = 20 log 10 (2 / 0,00002) = 20 log10 (100.000) = 20 × 5,0 = 100 dB

24


25

2.3.2. Mức công suất âm thanh.
Mức công suất âm thanh (Lil Wayne) cũng tương tự như trong khái niệm
công suất của một bóng đèn. Trong thực tế, được đo bằng watt là Lil Wayne(W).
Không giống như Lp, Lil Wayne không phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn
tiếng ồn. Mức công suất âm thanh tính bằng công thức sau:
Lw = 10 × log10 (W / Wref)
Trong đó:
-

W là công suất âm thanh, đơn vị là watt (W)

-


Wref = 10^-12 là công suất âm thanh tham chiếu.
Ví dụ: Mức công suất âm thanh kết hợp với một điển hình mặt-đối-mặt trò
chuyện với công suất âm là 0,00001 W, được tính:
Lw = 10 × log10 (0.00001 / 10^-12) = 70 dB
2.3.3. Mức cường độ âm thanh.
Mức độ âm thanh cường độ (SIL) hoặc mức cường độ âm là mức (một số
lượng logarit) với cường độ của một người họ âm thanh đến một giá trị tham
khảo.
Nó được ký hiệu LI, tính bằng dB, và được xác định bởi:

-

I là cường độ âm thanh;

-

I0 là cường độ âm thanh tham chiếu;

-

1 Np = 1 là Nepe;

-

1 B = (1/2) ln (10) là bel;

-

1 dB = (1/20) ln (10) là decibel.
Sử dụng tài liệu tham khảo cường độ âm thanh trong không khí là

Công thức lien hệ giữa mức cường độ âm thanh và mức áp suất âm thanh là

25


×