Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC ĐỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 31 trang )

BÀI BÁO CÁO
THỰC ĐỊA ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM CÁC TỈNH PHÍA BẮC
GVHD: Lê Ngọc Hành
SVTH: Lê Thị Thu
Lớp: 13SDL
LỜI NÓI ĐẦU
Được đi nhiều nơi, được tìm hiểu, tiếp thu những điều mới mẻ của những vùng đất khác nhau đó
chắc là mong ước của bao người. Để từ đó có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc và thực tế hơn về
đất nước mình đang sống, học tập và làm việc. Và hơn nữa một con người của chuyên nghành
Địa lí như tôi thì điều đó càng thiết thực hơn khi nào hết. Chúng tôi, những sinh viên khoa Địa lý
của trường ĐHSP Đà Nẵng ngay từ khi bước vào học năm 1 đã được dạy những kiến thức về địa
lý của thế giới cũng như Việt Nam. Và đặc biệt khi được học về học phần : “Địa lý tự nhiên Việt
Nam” mỗi chúng tôi ai nấy đều được trang bị cho mình nhiều kiến thức là hành trang cho sự
nghiệp sau này của mỗi người. Hơn thế nữa chúng tôi còn rất may mắn khi được học tiếp học
phần: “Thực địa Địa lý tự nhiên Việt Nam”. Chúng tôi đã được tổ chức một chuyến đi thăm quan
về tự nhiên của các tỉnh phía Bắc. Đây là cơ hội để mỗi chúng tôi được tiếp cận thực tế những
kiến thức mà mình đã được học trên sách vở. Được so sánh thực tế sự giống và khác nhau về
cảnh quan, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật … của các tỉnh miền Bắc.Chuyến đi thực tế tự nhiên
kéo dài 10 ngày từ ngày 14/04/2015 đến ngày 23/04/2015 của chúng tôi được bắt đầu. Qua
chuyến đi này, chúng tôi đã được quan sát tận mắt, được học hỏi rất nhiều những kiến thức mới
lạ không chỉ về địa lý, mà còn cả văn hóa, xã hội, cũng như phong tục tập quán đặc trưng của
mỗi miền quê. Chúng tôi, đã được đến thăm quan nhiều địa danh nổi tiếng, nhiều địa điểm du
lịch mà chúng tôi đã được nghe rất nhiều từ trước.Từ đó đã thêm yêu hơn, gắn bó hơn đối với đất
nước, quê hương Việt Nam. Cũng từ sau chuyến đi này tập thể lớp tôi càng thêm gắng bó khăng
khít hơn, những bí mật thầm kín được các bạn bật mí dần, những biệt danh mới của các bạn được
đặt thêm… giúp lớp tôi thêm đoàn kết, gắn bó và thương yêu nhau.
Kết quả thành công mĩ mãn của chuyến đi, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến sự quan
tâm, chăm s


óc tận tình của Thầy Nguyễn Văn Nam( Trưởng đoàn), Thầy Lê Ngọc Hành( Phó đoàn). Cùng


các anh của Công Ty Đồng hành việt đã tận tâm chỉ bảo chúng tôi để có được chuyến thực tế đầy
ý nghĩa.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Cảm ơn chân thành tới Nhà trường, Ban Chủ Nhiệm khoa đã tạo điều kiện cho lớp để hoàn thành
chuyến thực tế đầy lí thú này.
Trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2015
Lê Thị Thu

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC ĐỊA
Phần 1: Khái quát tuyến thực địa
Chuyến thực địa tự nhiên miền Bắc của lớp 13SDL và 13CDDL kéo dài 10 ngày, từ ngày
14/4/2015 đến ngày 23/4/2015, bao gồm những tuyến thực địa chính sau:
1. Tuyến Đà Nẵng – Thanh Hóa : (Ngày 14/04)
- Ngiên cứu:
· Địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng, đặc điểm khí hậu khi qua đèo Hải Vân.
· Quan sát các dạng địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng, khí hậu của Đồng bằng Bình - Trị - Thiên.
· Quan sát các dạng địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng, khí hậu của Đồng bằng Thanh - Nghệ -Tĩnh
2. Tuyến Thanh Hóa- Ninh Bình (Ngày 15/04)
+ Ngày 15/4/2015: Quan sát địa hình đá vôi trong tỉnh Ninh Bình, địa hình đá vôi ở Tam Cốc.
. Điểm Cúc Phương:
- Nghiên cứu:
+ Tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới phát triển trên núi đá vôi.


+ Địa hình thổ nhưỡng, kiểu khí hậu của quá trình Kartxơ.
+ Sự bảo tồn thiên nhiên ở rừng Cúc Phương: Vườn thực vật
3. Tuyến Ninh Bình- Lào Cai: ( Ngày 16,17 /4)
- Nghiên cứu:
+ Chuyển tiếp giữa dạng địa hình miền núi trung du sang một miền Đồng bằng rộng lớn.

+ Quan sát hạ lưu của hệ thống sông Hồng: nhiều hệ thống bãi bồi.
+ Quan sát hệ thống đê độc đáo của Đồng bằng sông Hồng
- Nghiên cứu:
+ Sự phân tầng của địa hình Việt Nam
+ Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật.
Quan sát địa hình chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi
. Điểm Sa Pa: (Ngày 17 /4)
- Nghiên cứu:
+ Địa chất, địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng
+ Khí hậu : Á nhiệt đới ôn đới núi cao ( Sương, độ ẩm không khí)
+ Thực trạng sử dụng đất và bảo vệ rừng.
+ Biện pháp
4. Tuyến Lào Cai- Hà Nội: (Ngày 18,19/4)
- Ngiên cứu:
+ Quan sát cạnh đáy tam giác châu của Đồng bằng Sông Hồng: Nam Định
+ Quan sát hệ thống sông ở hạ lưu, đại địa hình trong đê và ngoài đê
. Điểm Phú Thọ: (Ngày 19 /4)
- Ngiên cứu:
+ Địa chất, dạng địa hình đồi bát úp.
+ Thực trạng sử dụng đất.
+ Thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng.
5. Tuyến Hà Nội-Quảng Ninh: ( Ngày 20,21/4)
- Nghiên cứu:
+ Bậc thềm phù sa cổ, dạng địa hình Bát úp, vùng đồi trung du
+ Quan sát các đá hình thành, đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đồi trung du chuyển tiếp.
+ Hệ động thực vật.


Điểm Vịnh Hạ Long: (Ngày 21/4 )
+ Địa hình Kartxơ, quá trình địa chất, hang động Kartxơ.

+ Sinh vật, thủy văn.
6.Tuyến Quảng Ninh- Nghệ An( Ngày 22/4)
Nghiên cứu
-Cạnh đáy tam giác châu đồng bằng sông Hồng; Hải phòng, Thái Bình.
7. Kết luận chung
Phần 2: Nội dung chi tiết
1 Tuyến Đà Nẵng – Thanh Hóa (Ngày 14/04/2015): Rạng sáng ngày 14/04/2015, vào lúc
4h30’khi ngoài trời vẫn còn bao phủ một màu đen thì chuyến đi thực tế tự nhiên miền Bắc của
chúng tôi được khởi hành. Cả lớp, ai nấy đều háo hức với chuyến đi này, vì đây không chỉ là cơ
hội học tập, mở mang kiến thức, mà còn là quãng thời gian giao lưu, vui chơi đầy bổ ích với mỗi
chúng tôi. Do đã được chuẩn bị từ trước, nên các ban kỷ luật, đời sống đã ổn định chỗ ngồi của
cả đoàn trên xe, chuẩn bị cho một chuyến đi dài ngày. Tuy mệt, nhưng ban đời sống, văn nghệ đã
tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho cả đoàn bằng những bài hátt. Mọi người như quên dần
những mệt mỏi trên xe. Xe của chúng tôi tiếp tục lăn bánh tiến về miền Bắc. Ở đây, gió mang hơi
ẩm từ biển Đông thổi vào nhưng gặp dãy núi Trường Sơn nên không mang hơi nước qua sườn
Tây được. Khí hậu rõ rệt nhất là vào mùa đông khi gió mùa đông bắc thổi vào gặp dãy Trường
Sơn thì yếu hẳn đi cả về tần suất, cường độ và thời gian hoạt động. Khi trời càng lúc càng sáng
rõ hơn, trên xe chúng tôi còn quan sát được những vách đá lộ ra ở hai bên đường. Đa số là các đá
Granit được hình thành trong giai đoạn Hecxini và được nâng lên trong chu kỳ kiến tạo sau này.
Theo tai liệu thì trước thời kỳ Pháp thuộc đây là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây họ Dầu.
Nhưng hiện nay rừng nguyên sinh hầu như không còn và thay vào đó là các khu rừng thứ sinh và
rừng nhân tạo. Địa hình bị phá hủy tạo thành Savan cây bụi. Hình ảnh đèo Hải Vân hùng vĩ đang
dần hiện ra trước mắt chúng tôi Theo lý thuyết mà chúng tôi được học thì đây là ranh giới khí
hậu quan trọng nhất của cả nước, ranh giới khí hậu giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam,
cũng là ranh giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Đến đây do địa hình cao sừng sững như một
bức tường thành mà hiện hữu ở đây là dãy Bạch Mã, làm cho khí hậu ở 2 bên dãy núi này gần
như khác nhau hoàn toàn:
Hải Vân đèo lớn vừa qua,
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè



Quả đúng như vậy, sự khác nhau về khí hậu ở hai bên đèo Hải Vân, hết sức rõ rệt và rất dễ nhận
thấy. Khi sang đến bên kia hầm Hải Vân, địa phận của tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi cảm nhận
không khí dường như lạnh hơn , ở đây mây mù phủ trắng trời, trắng đất khác xa so với những
ngày bầu trời cao, xanh, nắng gắt ở Đà Nẵng. Chúng tôi đã đến với Thừa Thiên Huế, một tỉnh
nằm trên 1 dải đất hẹp, với chiều dài tính theo dường quốc lộ khoảng 127km, chiều rộng trung
bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình chuyển tiếp từ rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải,
đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, phía Tây là
dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp. Chúng tôi còn
được quan sát hệ thống đầm phá rất phát triển dọc theo quốc lộ 1A. Các đầm phá này kéo dài
theo hướng Tây bắc – Đông nam, như: Phá Tam Giang, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung – Thủy
Tú … nối liền với nhau thành một dải. Vật liệu trầm tích trong các đầm rất mịn, tầng mùn dày rất
thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thực vật hữu cơ và thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải
sản. Xe của chúng tôi vẫn tiếp tục lăn bánh để đến với mảnh đất Quảng Trị anh hùng trong lịch
sử. Nét đạc trưng của tỉnh Quảng Trị là hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Trước mắt chúng
tôi là Đồng bằng Quảng Trị, một phần của dải đồng bằng ven biển Bình - Trị - Thiên. Đặc điểm
chung của dải đồng bằng này là chúng có dạng kéo dài lòng máng với một bên là đồi và một bên
là các dải đụn cát cao. Từ đây dọc quãng đường chúng tôi đã được quan sát Đồng bằng Bình - Trị
- Thiên. Đồng bằng Bình – Trị - Thiên là đồng bằng nằm trong dải đồng bằng Duyên hải Miền
Trung, rộng 2.150km2, dài 250 km. Đồng bằng này nhỏ hẹp, nằm sát biển, phía Đông là biển
Đông, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, bị cắt xẻ thành nhiều ô nhỏ do các khối núi lan ra sát
biển và các dãy núi đâm ngang ra biển. Biển góp phần nhiều hình thành vùng đồng bằng ở đây
hơn là các phù sa sông, nên đất nghèo và là phù sa pha với cát biển. Đồng bằng này có địa hình
bị chia làm ba dạng chính: giáp biển là cồn cát di động, đầm phá, vũng vịnh, ở giữa là vùng thấp
trũng, và trong cùng là vùng đồng bằng bồi tụ. Đất ở đây chủ yếu là đất cát, được thành tạo lâu
dài, tuy nhiên độ màu mỡ kém, nên thực vật ở đây không phát triển mạnh bằng các đồng bằng
khác của nước ta. Ở đây chủ yếu trồng lúa, xen kẽ hoa màu. Hình ảnh ruộng lúa ở đồng bằng
Bình - Trị - Thiên Đến 9h sáng chúng tôi đã đến mảnh đất Quảng Bình. Vùng đất có thể coi là
bản lề trong không gian của đất nước. Là nơi hẹp nhất của đất nước, vì Đồng Hới từ Tây sang
Đông chỉ hơn 40km. Ở đây chúng ta quan sát về mặt địa chất, cũng có một sự khác nhau rất lớn

giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam với ranh giới là Đèo Hải hệ thống lớp phủ thực vật
hêt sức phát triển.Địa hình đồng bằng Thanh-Nghệ Tĩnh:Đồng bằng Nghệ Tĩnh: rộng 3.410km 2
ảnh hưởng của sông Cả, ba bề dược bao quanh núi. Ngoài bậc thềm phù sa cổ, còn có bậc thềm
phù sa biển cao tới 4-5 m,có nơi cao 9-10m. Cồn cát cao tới 3-4m, phía trong cồn là ruộng sâu
ngập nước, phía ngoài là những ngọn núi granit nhô ra biển càng tới Hoành Sơn càng sít lại.


Đồng bằng Thanh Hóa rộng 3.100km2 do hai song Mã và song Chu bồi đắp, hệ thống đê nhân
tạo cũng ngăn cách đồng bằng thành các ô. Địa hình cao ở phía trong thấp dần ra ngoài.Thềm
phù sa cổ thấy ở phía Tây: Thọ Xuân- Ngọc Lặc, ngoài bờ biển có các dải thềm, dải cồn cát
duyên hải và các bãi triều sú vẹt.
Do cường độ sụt võng yếu, vịnh biển không rộng lắm, nền uốn nếp bên dưới nhô lên, nên trong
đồng bằng còn nhiều núi sót rải rác. Đất đai không được màu mỡ lắm, tính chất hạn hán cũng rõ
rệt do độ nghiêng lớn. Và ngày đầu tiên của hành trình đã tạm dừng tại đây, cả đoàn xuống xe và
nghỉ đêm tại Thanh Hóa và chuẩn bị cho những chặng đường dài và xa tiếp theo.

Đồng bằng Thanh- Nghệ- Tĩnh
2 Tuyến Thanh Hóa-Ninh Bình.(ngày 15/04/2015)
Tạm biệt Thanh Hóa khi trời còn sương sớm ta tới Ninh Bình,Tại đây chúng tôi sẽ được nghiên
cứu 3 địa điểm đó là: Tam Cốc, chùa Bái Đính và rừng quốc gia Cúc Phương . Ninh Bình là một
tỉnh nhỏ nằm ở rìa Bắc và Tây Nam của đồng bằng Sông Hồng. phía Tây giáp với Hòa Bình,
phía Bắc giáp với Thanh Hóa, phía Đông và phía Đông Bắc giàp với Nam Định và Hà Nam, phía


Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ. Về địa hình: có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông Nam, ở
đây đồng bằng đã chiếm diện tích lớn, còn đồi núi chỉ chiếm khoảng 20%. Ngày 15/04/2015,
chúng tôi dậy lúc 5h,lúc này buổi sáng ở Ninh Bình trời nhiêu sương mù và se lạnh Địa điểm tiếp
theo mà chúng tôi tiếp tục đi đến trong buổi sáng này đó chính là: Tam Cốc, Tam Cốc nơi được
mênh danh là: “ vịnh Hạ Long trên cạn” hay “ Nam thiên đệ nhất động”, là khu du lịch trọng
điểm quốc gia Việt Nam. Tại đây chúng tôi đã được đi thuyền dọc thung lũng sông Ngô Đồng

giữa hai bên là hai dãy núi đá vôi cao sừng sững. Đá vôi ở đây có đặc điểm: được trầm tích theo
những lớp nằm ngang. Cứ một pha trầm tích tạo thành một lớp đá vôi, tạo nên sự phân lớp nằm
ngang theo góc khoảng từ 30-45 độ. Một số dãy không còn nhìn thấy được lớp rõ rang do bị vò
nhầu. Dưới chân các núi đá vôi, nhiều nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển. Nghiên cứu
cho thấy, vỏ trái đất khu vực Tam Cốc có lịch sử phát triển địa chất từ 245 triệu năm đến nay
gồm 6 hệ tầng tuổi Trias và hệ tầng Đệ Tứ. Khối karst cổ Tam Hàm ếch dưới chân dãy đá vôi
Cốc mang đặc điểm nhiệt đới điển hình: những dãy núi đá hoặc khối đá vôi sót cao 150 - 200m
có đỉnh dạng tháp, vòm, chuông và sườn vách dốc đứng. Phần rìa khối là các thung lũng bằng
phẳng dễ úng ngập vào mùa mưa. Đặc điểm này tạo cảnh quan nhiều dãy núi đá vôi thấp trùng
điệp bao quanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau, vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Ở đây
thực vật trên các dãy núi đá vôi vẫn còn rất thưa thớt. Nhưng dưới chân các dãy núi đá vôi là các
thung lũng màu mỡ nên người dân ở đây đã phát triển lúa nước. Phát triển lúa nước dưới chân
dãy đá vôi Tam Cốc có nghĩa là ba hang: gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều
được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Hang Cả dài 127m


Hang Cả
xuyên qua một dải núi lớn, cửa hang rộng trên 20m. Trong hang khí hậu khá mát mẻ và có nhiều
nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng. Hang Cả Hang Hai, cách hang cả gần 1km, chiều dài
60m, chiều rộng 20m, trên trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ. Hang Ba, gần hang hai,
chiều dài 50m, chiều rộng 18m, trần hang như một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia. Sau
chuyến chèo thuyền dài 3km, chúng tôi đã quan sát được biết bao vẻ đẹp của Tam Cốc. Nơi đây
thật xứng đáng với tên gọi “Vịnh Hạ Long trên cạn”.. Đến trưa; cả đoàn bắt đầu lên xe đi đến
chùa Bái Đính – Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Dọc quãng đường chúng tôi được quan sát
đại hình đá vôi rất là rõ. Ở đây địa hình được phân bố bởi những dạng kế tiếp nhau đó là: dải
Hoàng Liên Sơn – cao nguyên đá vôi – biên giới Việt Lào. Các cao nguyên đá vôi ở đây có đặc
điểm được xen kẽ giữa sa phiến – đá vôi – sa phiến. Điểm chùa Bái Đính Là một quần thể chùa
được coi là to và đẹp nhất Việt Nam. Nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ
và núi đá, ở cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư thuộc xã Gia Sinh – huyện Gia Viễn – tỉnh Ninh
Bình. Chùa được bộ Văn Hóa và thông tin công nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia năm

1997. Hình ảnh chùa Bãi Đính ngay cả khi đang xây dựng chùa đã thu hút rất nhiều du khách về
thăm quan chùa Bái Đính. Nên đứng ở ngoài cổng của chùa chúng tôi đã có cảm giác như đang ở
trong một bến xe cộ đông đúc, tấp nập người đổ xô về đây. Và địa điểm cuối cùng cũng là địa
điểm quan trọng nhât của chúng tôi trong tuyến Đà Nẵng – Ninh Bình đó chính là Rừng quốc gia
Cúc Phương.Ở đây quá trình tự phủ và nửa tự phủ phát triển mạnh mẽ tạo nên những cánh đồng
karstơ tương đối rộng lớn, đất màu mỡ thể hiện một quá trình karstơ tương đối dài. Những dãy


núi đá vôi ở đây cũng khác so với ở Tam Cốc do ở Tam Cốc có sự xen kẽ giữa đá vôi, đá phiến,
đá kết tinh biến chất. Rừng Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm
trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba
tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa
dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao
được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Càng tiến
đến địa phận của rừng Cúc Phương dọc đồi núi chúng tôi bắt gặp rừng thứ sinh với nhiều tre,
nứa, mộc chen chúc nhau, nhiều lọai cây bụi xen lẫn với rừng tre nứa chúng tôi bắt gặp những
vết savan cây bụi lùn. Chúng tôi được một hướng dẫn viên phân tích rõ thêm về sự đa dạng của
rừng quốc gia lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế này. Rừng Cúc Phương được thành lập
đầu tiên vào ngày 7/7/1962. Rừng Cúc Phương - Vị trí điạ lý: vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở
3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Thuộc địa phận của 4 huyện thuộc 3 tỉnh này: Thạch
Thành( Thanh Hóa), Yên Thủy – Lạng Sơn( Hòa Bình), Nho Quan( Ninh Bình). Bao quanh rừng
có 17 xã, đây là khu vực rừng nguyên sinh được bảo tồn bậc nhất của nước ta hiện nay, cách thủ
đô Hà Nội 120km về phía Tây. - Diện tích: Vườn quốc gia Cúc Phương thành lập vào tháng
7/1962, sau khi một nhóm kỹ sư nông nghiệp đến đây để xác định đây là khu vực giàu tài
nguyên, giàu tiềm năng, rừng chưa bị khai thác nhiều. Với diện tích 22.200ha, tỉnh Ninh Bình
chiếm 51,1%, Thanh Hóa chiếm 22,5%, Hòa Bình chiếm phần còn lại. - Về địa hình: Nằm trong
vùng karstơ xâm thực có 2 dãy núi chạy song song với nhau và xen giữa là những thung lũng
nhỏ đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 300 – 400m cao nhất là núi Mây Bụi cao 692m. Rừng Cúc
Phương điển hình karstơ dài với hệ thống sông ngầm phía dưới. - Đất đai: Đất đai ở đây được
phân làm 2 loại, trong đó đất được hình thành trong đá vôi chiếm ưu thế nhất. - Khí hậu: Nhiệt

đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình 16,6độ C, trung bình cao nhất là 20độ C. Lượng mưa trung
bình hằng năm là 2151,2mm. Độ ẩm tương đối 90%. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: + Mùa hạ: từ
tháng 5 đến tháng 11 nhiệt độ trung bình là 23độ c, lượng mưa1129,2% + Mùa đông (mùa khô)
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do đặc điểm vị trí địa lý luồng thực vật có 3 luồng di
cư chính: Luồng nhiệt đới nóng ẩm Mã Lai- Inđô, gồm các dây di cư từ thời Krêta, các loại thuộc
họ dầu, luồng này chiếm 0,6% trong tổng số loai cây thực vật ở đây. Luồng thực vật Tây Bắc:
Vân Nam, Quý Châu, Hymalaya, chủ yếu là các loài rụng lá về mùa đông: Giẻ, Thích, Nhài…
Luồng thực vật từ Tây Nam Ấn- Miến: gồm các loại cây thuộc họ Ngũ Gia Bì, đây là loại thuộc
chi mới của Đông Dương. - Về cấu trúc rừng: Trên thực tế không phải mọi nơi trên Cúc Phương
cấu trúc rừng được chia làm 5 phần mà được chia làm 3 nhóm chính: Rừng ở thung lũng và chân
núi: đây là rừng giàu nhất tiêu biểu cho cấu trúc rừng có 5 tầng tán chính: Tầng vượt tán: Bao


gồm

những

cây



độ

cao

trên

40m,

gồm


Chò

Chỉ,

Chò

Ngàn

Năm



. Tầng tán rừng: Ở độ cao 30m đến 40m, bao gồm Cà Lồ, Sàng. Tầng dưới tán: Là những loài cây
hịu bóng, một số loài cây tồn tại bằng cách đón nhận ánh sáng thường xuyên thông qua các kẽ
ở hoăc tiếp tục vươn lên để tồn tại. Bao gồm những cây có độ cao từ 20 đến 30m như: Vàng A
h, Nhộn, Cỏ Khẹt… Tầng cây bụi: Bao gồm một số loài cây thích nghi với cường độ ánh sáng
hấp, gồm cả cây ưa bóng và cây bụi như: Na, Móc, Đùng Đình… Tầng cỏ quyết: Đây là nơi lí tưởn
cho rêu, dương xỉ, và thực vật có hoa ưa bóng. Nhiều loài nấm, địa y phát triển mạnh mẽ trong
môi trường ẩm và tạo nên sự đa dạng của tầng cỏ quyết. Đặc biệt trong rừng có nhiều loại cây dây
leo( 359 loài), có cây dây leo dài tới 1km. Các cây kí sinh rất phong phú và đa dạng. => Đây là
một cấu trúc rừng hoàn hảo. Nếu ở dưới thung lũng đại diện cho cấu trúc 5 tầng tán thì ở trên sư
n núi chỉ có 2 tầng tán. Hầu hết rễ cây bám vào đá vôi, sinh sống trên đá vôi. - Hệ động vật: Do
hông gian rừng chật hẹp nên ở đây rất hiếm các loài thú lớn. Nhưng trái lại các loài thú nhỏ:
him, bò sát, côn trùng rất phong phú. Cúc Phương có khoảng 117 loài thú, 2 loài được xếp v
o loài đặc hữu đó là: Vọoc Mông Trắng và Sóc Bụng Đỏ. Có ít nhất 5 loài thuộc họ Mèo vẫn tồn t
i ở Cúc Phương. Trong 152 loài thú nhỏ ở đây thì có thú nhỏ nhất trên thế giới như Chuột Chù
lông trắng. Ở vườn quốc gia này có khoảng hơn 300 loài chim. Chiếm 1/3 tổng số loài chim ở
iệt Nam, bao gồm cả những loài di cư như Đại Bàng, chim Nhạn, và một số loài bản địa như Gà
ôi trắng và Niệc Hung. Bò sát khoảng 40 loài, trong đó có 26 loài Thằn Lằn bóng, Tắc Kè. Cúc Ph

ơng còn là nơi hội tụ của nhiều loài lưỡng cư như Ếch, Nhái, Cóc. Côn trùng: đây là loài ph
ng phú đa dạng nhất ở rừng, nhiều nhất là các loại bướm sặc sỡ đủ màu sắc. vườn quốc gia Cúc
Phương có nhiều loài Cá lạ thích nghi với cuộc sống tại các con suối chảy theo mùa và hệ thốn
thoát nước ngầm. Ở đây do quá trình sụt lún hình thành nên những hang động karstơ. Th
o chân anh hướng dẫn viên, đoàn chúng tôi có mặt tại hang động Người Xưa. Động Người Xư
Động Người Xưa được khai quật và năm 1966. Trong hang người ta phát hiện ra ba bộ xương hóa t
ạch, hầu hết những hóa thạch này có tư thế nằm co. Có lẽ đó là một văn hóa truyền thống. S
u khi khai quật, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phóng xạ và xác định được ba
ộ xương này có tuổi khoảng 7500 năm về trước, thuộc nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình. Động Ng
ời Xưa là một trong những hang động lớn nhất ở đây, bao gồm 3 ngăn: Ngăn đầu tiên có cửa qua
về hướng Tây; ngăn thứ hai có nhiều nhũ đá với nhiều màu sắc khác nhau; còn ngăn thứ ba như m
t cung điện của tộc trưởng. Vào đến cửa hang ta thấy có ít nhũ đá hơn, quan sát dưới mặt đất c
lớp vỏ sò, vỏ ốc. Đối với địa hình núi đá vôi cũng như nguồn gốc của rừng Cúc Phương từ xưa là m
t biển cổ, sau quá trình biến đổi địa chất thì môi trường sống của sinh vật bị biến đổi, một
ố loài bị trôi dạt nằm trong địa hình đá vôi. Thạch nhũ phía trong hang có màu rỉ sắt do nh
ng khoáng chất đá vôi phản ứng hóa học, còn có cả những khoáng màu trắng. Ta có thể nhìn trên sản p
ẩm núi đá vôi từ các nhũ đá có ánh sáng lấp lánh, đó chính là silicat. Trên trần hang có
ả những đốm màu đỏ, đó chính là sắt ôxit. Kết thúc chuyến thăm hang động Người Xưa, đoà
chúng tôi tiếp tục theo chân anh hướng dẫn viên để đến với“ cây Chò Ngàn Năm”. Dọc theo


đường đến với cây Chò Ngàn Năm chúng tôi quan sát thấy cây ở vùng núi đá vôi có bạnh vè . Đó
chính là do cấu tạo của thổ nhưỡng. Do tầng đất ở đây mỏng, cây có bạnh vè để cân bằng với
thân cây và chống chịu được với sức ép bên ngoài. Ở các vùng núi đá vôi rễ sẽ không ăn sâu
xuống mà trải dài ra trên mặt đất, cho nên cây ở đây dễ đổ, đặc biệt là các cây lớn, từ đó tạo nên
sự biến động của thực vật trong rừng. Ở những nơi cây bị đổ có nhiều cây chuối mọc lên, nó phát
tán nhanh ở nơi có ánh sáng mặt trời. Đến với khu vực hệ sinh thái của các cây chò xanh khác
với các hệ sinh thái khác, ở đây là hệ sinh thái nguyên sinh, chưa có sự tác động của con người.
Ngoài ra ngay trên đường đi chúng tôi còn quan sát được thêm một số loại cây khác nữa: + Dây
Cây Bàng: có đường kính 0,5m, dài hàng nghìn mét như những con trăn khổng lồ. + Đa bóp cổ:

loài thực vật chuyên đi bóp ngẹt cây chủ để hút chất dinh dưỡng, sau khi cây chủ chết cũng là lúc

Cây đa bóp cổ
nó tự hút chất dinh dưỡng trong đất. Với chuyến đi gần 3km cuối cùng đoàn chúng tôi cũng đã
đến được với cây Chò Ngàn Năm. Đây là một cây Chò xanh nó thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ
khu vực Tây Bắc đến Cúc Phương và kết thúc ở Thanh Hóa. Đây là một trong những cây có đặc
tính khi lớn lên tách thành hai thân và có khả năng chống chịu với các điều kiện bên ngoài. Cây


có đường kính 5,5m, chiều cao khoảng 45m. Người ta chưa xác định được tuổi của nó. Cây Chò
Ngàn Năm Tạm biệt cây Chò Ngàn Năm buổi Tối đến chúng tôi nghỉ ngơi tại nhà sàn trong
rừng. Đoàn chúng tôi cùng nhau ca hát tập thể. Dường như mọi mệt mỏi của ngày hôm nay đã
biến mất, hào tan trong không khí ấm cúng của thầy trò chúng tôi nơi núi rừng này. Tôi tự hỏi
một điều là tại sao Cúc Phương còn giữ được nét nguyên sinh cho tới ngày nay?Điều này chính
là do địa hình ở Cúc Phương phức tạp, Cúc Phương như lọt giữa bốn bề là núi. Mặt khác, do Cúc
Phương được phát hiện và bảo vệ sớm với đội ngũ kiểm lâm đông đảo nhiệt tình luôn thường
trực 24/24.
Nhận xét: Vườn quốc gia Cúc Phương là rừng quốc gia còn nguyên sinh nhất ở Việt Nam, nó
còn bảo tồn được một số loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cũng như
trên thế giới. Đây là rừng quốc gia vô cùng phong phú và quý giá với các hoạt động nghiên cứu
khoa học, cũng như các hoạt động khác. Ngoài ra nó con có những giá trị khác như: Văn hóa,
lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường… Với những giá trị to lớn đó, thì mỗi chúng ta
phả có ý thức bảo vệ.
3.Tuyến Ninh Bình- Lào Cai( Ngày 16,17/04/2015)
Trên quãng đường này, đoàn thực tế của chúng tôi đã được đi qua cạnh đáy tam giác
châu của đồng bằng sông Hồng: đó là các tỉnh Nam Định, Đồng bằng sông Hồng rộng
15.000km2, là miền đất được hình thành do sự bồi đắp cần mẫn, nhẫn nại của sông Hồng và sông
Thái Bình qua hang triệu năm. Đồng bằng này chính là nón phóng vật khổng lồ của hai sông
trên. Đồng thời do được hình thành trên một võng chồng nên ở đây cũng còn nhiều đồi núi sót. .
Ngay cạnh đáy vẫn nổi lên những ngọn đồi, đất ở đây là đất feralit được phong hóa từ sa phiến.

Khác với hệ thống sông miền Trung mà chúng ta đã đi qua với đặc điểm sông ngắn, dốc, nước
trong xanh thì ở đây nước luôn đục ngầu vì nhiều phù sa, sông dài và rộng hơn Đặc biệt ở đây
còn có hệ thống đê rất phát triển. chúng ta quan sát thấy phía trong đê thấp hơn phía ngoài đê, do
phía ngoài đê được bồi tụ phù sa hàng năm nên rất màu mỡ , còn trong đê phù sa chỉ bù đắp vào
mùa lũ. Đất ở đây có màu nâu sẫm, và đồng bằng sông Hồng này chính là cái nôi của nền nông
nghiệp văn minh lúa nước ở nước ta. Qua Hà Nội đến Phú Thọ, Yên Bái và chiều cũng đã đến Sa
Pa, tối đến một khung cảnh khác lạ, có điều gì đặc biệt tạo nên khung cảng chốn này? Sa Pa có
địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 40 0, có nơi có độ dốc
trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa
Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối
Bo cao 400 m so với mặt biển.


Địa

hình

của

Sa

Pa

chia

thành

ba

dạng


đặc

trưng

sau:

Thị trấn Sa Pa
Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả
Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung
bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành
một vùng hiểm trở.
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van,
Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện. Đây là tiểu
vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít
bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.
- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài,
Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86
% diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn
dốc, thung lũng hẹp sâu.


Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh
với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông
lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .Sa Pa trong một ngày có
biểu hiện của bốn mùa xuân- hạ- thu- đông
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa
lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau :
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ trung bình từ 18 - 200 C vào
tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 12 0 C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330 C vào tháng 4, ở

các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 0 0 C (cá
biệt có những năm xuống tới -3,2 0 C). Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 - 7.800 0 C. Tuy nhiên do
đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt
độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400
- 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng
năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.
* Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %, độ ẩm thấp nhất
vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 %. Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong
những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.
* Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484
mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng
lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa
cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra
vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
* Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và
Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục
địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo
từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s. Ngoài ra
huyện Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất khô nóng, thường
xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
* Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ
quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
* Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số
nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có


cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông,
lâm nghiệp.
Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao

bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao
và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong
lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hiện tượng
tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Thuỷ văn :
Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7 -1,0 km/km 2 , với hai hệ
thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.
- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía
Bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc
và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoản 156 km2 .
- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy
Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km 2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam
của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh
Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng.
Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi
theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các
hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.
(Ngày 17/04/2015) Chúng tôi được du nhập vào VQG Hoàng Liên, tham quan suối vàng và
Thác Tình Yêu ườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên được thành lập từ Khu bảo tồn thiên nhiên,
tổng diện tích tự nhiên là 29.831 ha, trải rộng trên địa phận 6 xã của 2 huyện: Sa Pa (Lào Cai) và
Than Uyên (Lai Châu). Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 11.875 ha, phân khu phục hồi
sinh thái: 17.900 ha và phân khu dịch vụ hành chính: 70 ha. Vùng đệm của VQG Hoàng Liên có
tổng diện tích là 38.724 ha, bao gồm thị trấn Sa Pa, một số xã thuộc huyện Sa Pa, Văn Bàn tỉnh
Lào Cai và 2 xã thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Địa hình: Toàn bộ VQG có địa hình đồi núi cao, có độ cao trên 600m so với mặt biển. Địa hình
trong khu nghiên cứu bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với khe suối sâu, chạy từ trên các
đỉnh dông cao và khu vực đỉnh Phan Si Pan đổ xuống và sự chia cắt còn do trong khi nghiên cứu
có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở có độ cao trên 2500m. Địa hình phức tạp và
bị chia cắt là yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng về thực vật và hoàn cảnh cho TV còn tồn tại
đến ngày nay mà không bị người dân phá hết.



Sông ngòi: Núi Phan Si Pan là đỉnh cao nhất trong 6 đỉnh của dãy Hoàng Liên. Do đó, sông ngòi
ở đây mang những nét đặc trưng nhất của sông ngòi miền núi ở nước ta.
Khí hậu dãy Hoàng Liên vẫn mang đặc điểm chung của khí hậu phần phía Bắc Việt Nam, đó là
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nhưng ở
đây có những sắc thái riêng của khí hậu miền núi:
Nhiệt độ không khí trung bình năm có trị số phổ biến từ 13.0 – 21.0 0C, lớn ở sườn Tây, nhỏ ở
sườn Đông. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 đến tháng 1 xuống dưới 5 0C, ngày lạnh nhất
dưới 00C, vào mùa đông năm nào cũng có băng giá và tuyết rơi, đôi khi có thể xuống tới – 3 0C
vào ban đêm, nhiệt độ trung bình thấp nhất 10C.
Mây, mưa: Lượng mây tổng quan trung bình năm hơn 2/3 bầu trời có mây bao phủ, nhiều vào
các tháng mùa hè, lớn nhất vào tháng 6, ít vào các tháng mùa đông, ít nhất vào tháng 3. Lượng
mưa biến động mạnh cả theo mùa và theo không gian. Lượng mưa bình quân 2770 –
3552mm/năm, tập trung nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 8 trong năm. Độ ẩm tương đối cao 76 –
96%.


Đặc điểm địa hình và tính chất khí hậu của khối núi Hoàng Liên là điều kiện thuận lợi
phát triển các loài động vật và tạo nên sự đa dạng về thực vật pha trộn giữa á nhiệt đới và ôn
đới núi cao). quan sát được những đăc điểm sinh thái trong rừng những lớp rêu phủ thân cây
cong queo mới nhận rõ cũng nằm trong một dải đát việt nam mà hệ sinh thái hai nơi hoàn
toàn khác nhau. Tận mắt ngắm suối vàng và dòng nước trắng xóa của thác tình yêu càng làm
tôi yêu hơn tổ quốc con người Việt Nam.Và Buổi Chiều hành trình của đoàn là núi Hàm
Rồng Núi Hàm Rồng nằm sát trung tâm thị trấn Sapa và có cốt cao độ điểm thấp nhất tại
phía Nam 1.450m, cốt cao nhất 1.850m. Địa hình với góc dốc trung bình khoảng 30 oC. Địa
mạo chủ yếu là nền đá Casteur phong hóa lộ thiên. Quanh núi Hàm Rồng có nhiều kiểu núi
khác nhau, rừng kín thường xanh, với các loại cây lá rộng xanh quanh năm và các loại dây
leo, bụi rậm chằng chịt, rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim…Vùng núi cao với đặc điểm là
rừng thưa, ít rậm rạp, thỉnh thoảng cỏ cây lá rộng xen kẽ. Cao hơn rừng kín thường xanh ẩm

á nhiệt đới với đặc điểm rừng thưa, ít tầng hệ thực vật lá kim phát triển. Với độ cao của đỉnh
núi thì hầu như không còn cây cối nhiều, chỉ có lác đác Trúc núi (Trúc lùn) và gió bụi thổi
Nhiệt độ trung bình khu núi Hàm Rồng từ 15 – 18 oC, lượng mưa trung bình 1.800 –
2.000mm, đặc biệt khí hậu có sự đổi khác xuất hiện băng giá, tuyết nhẹ Núi Hàm Rồng thuộc
tỉnh Lào Cai là một tỉnh có tiềm năng tương đối phong phú và đa dạng để phát triển du lịch.
Nằm trong quần thể du lịch của tỉnh Lào Cai núi Hàm Rồng được coi là một trong những địa
điểm có tiềm năng phát triển du lịch lớn và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh. Là địa danh du lịch không thể thiếu trong hành trình du lịch
của du khách đến Sa Pa


Đến với núi Hàm Rồng du khách không những được tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ

Núi Hàm Rồng
của đất trời mà còn được thưởng thức tuần trăng mật trong lành, mát mẻ của khí trời Sa Pa Du
khách đến Sa Pa không thể không đến núi Hàm Rồng để trò chuyện với đá, với cỏ cây, với gió
hoang và mây trời, để được hòa mình vào cảnh sắc ngất ngây của tạo hóa, để được sống trong
khung cảnh thần tiên giữa chốn trần gian kết thúc buổi tham quan chúng tôi được nghe các nghệ
sĩ múa hát những điệu nhạc vùng núi tây bắc được hòa mình trong điệu múa sạp của các dân tộc
vùng núi.Tối Sa Pa huyền huyền ảo ảo chúng tôi đi chợ bắt gặp những chàng trai, cô gái Mèo
trong tiếng sáo gọi tình, những em bé Mèo mắt một mí đáng yêu, thưởng thức những món ăn nổi


tiếng



tranh

thủ


mua

đồ

làm

quà

cho

gia

đình,

bạn

bè.

4 Tuyến Sa Pa- Hà Nội( Ngày 18,19/04/2015)
Tạm biệt Sa Pa trong niềm vấn vương thương nhớ, 5h sáng đoàn đã khởi hành để đến Thủ Đô
qua những đoạn đèo quanh co, nhìn hàng cây ven đường tôi ước sẽ được thăm lại nơi đây thật
sớm, đoạn đường khá dài, chúng tôi nghỉ trưa và tham quan tại Đền Hùng( Phú Thọ) Tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước Phú Thọ nằm trong
vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông khô và lạnh. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ
thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.


Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800 mm/năm




Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4 °C



Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ



Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu.
Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại,
giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và
phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải
đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công


nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng
đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ.
Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng
đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm
thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển.

Đoạn sông Lô chảy qua địa phận Việt Trì, Phú Thọ


Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì được gọi là sông
Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì. Chính vì thế mà đây

được gọi là "ngã ba sông".Tương truyền tại nơi giao của ba dòng nước này luôn mang lại may
mắn vì vậy nơi đây thường tập trung những người đến lấy nước để cầu may khi dựng nhà, động
thổ... Xuất hiện nghề lấy nước bán... Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam.
Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu
tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quan thành phố Việt Trì ngày nay.
KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG

Lăng Hùng Vương
Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Đặc điểm: Đền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long
Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh. Từ Hà Nội


theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp khoảng 10km đến ngã ba Hàng rẽ về bên
trái 3 km là đến khu di tích. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng,
đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.
Ðền Hạ: Từ chân núi Hùng rẽ qua Ðại môn (cổng đền) leo qua 225 bậc thang xây bằng gạch lên
đến đền Hạ và chùa (Thiên Quang tự). Ðền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây bà Âu
Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Âu Cơ dẫn 50 người con lên núi, Lạc Long
Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con trưởng làm vua hiệu là Hùng Vương, đóng
đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Trước cửa đền Hạ có cây thiên tuế, nơi đây chủ tịch
Hồ Chí Minh trên đường về tiếp quản thủ đô có nói chuyện với chiến sĩ của đại đoàn quân tiên
phong "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Ðền Trung: Từ đền Hạ leo thêm 168 bậc đá nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đây các vua
Hùng lập quán xá để nghỉ ngơi và bàn việc với các lạc hầu. Cũng ở nơi đây hoàng tử Lang Liêu
đã dâng bánh chưng, bánh giầy lên cho vua cha nhân dịp tết
Ðền Thượng: Từ đền Trung đi tiếp 102 bậc đá là đến đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế
Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Ðây cũng là nơi Thục Phán sau khi được vua Hùng thứ 18
truyền ngôi, dựng cột đá thề sẽ trông nom ngôi đền và giữ gìn cơ nghiệp nhà Hùng.

Lăng vua Hùng: Tương truyền là mộ vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi Thánh Dóng đánh giặc Ân
bay
lên
trời,
vua
Hùng
đã
hoá

đây.
Ðền Giếng: Từ lăng đi xuống, đền ở chân núi phía Ðông Nam. Trong đền có giếng Ngọc, bốn
mùa đầy nước, trong vắt soi gương được. Ðền thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung là con gái yêu của
vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở giếng này.
Ngày nay, ở gần Công Quán (nơi để tiếp khách thập phương) có Bảo tàng Hùng Vương được xây
dựng tương đối lớn trưng bày nhiều hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hoá
thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt...3h chiều cùng ngày chúng tôi đã có mặt ở Hà Nội. Sáng ngày
20/4/2015 đi dự lễ thượng cờ Lăng Bác, được xem phim tư liệu về những ngày cuối đời của Bác,
được nhìn ngắm những kỉ vật Bác để lại thật đáng trân trọng, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác. Được trông tận mắt Bác đang ngủ giấc ngủ ngàn thu. Giữa trưa chúng tôi được dạo
quanh phố Hà Nội tham quan Chùa Một Cột. Tối tự do nhưng tôi đã cùng các bạn trong lớp đi
dạo quanh phố phường của Hà thành, tiếp xúc với con người nơi đây, thật khác lạ so với nơi tôi
sống và làm việc.Và có một điểm làm tôi ấn tượng nhất là Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng
hoa giữa lòng thành phố". Theo các nhà khoa học hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi
sông đã chuyển dòng như hiện nay. Sự việc sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây vài nghìn
năm. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ Lục Thủy đổi


tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rừa vàng của
vua Lê Thái Tổ. hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng. Sự việc

sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây hàng nghìn nǎm nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới
có cách đây ba thế kỷ. Trước đây hồ có tên là Lục Thuỷ vì sắc nước bốn mùa xanh. Tới thế kỷ
XV, đổi tên gọi làHoàn Kiếm do truyền thuyết sau: "Lê Thân (một người đánh cá) theo Lê Lợi
chống giặc Minh, tặng cho ông một thanh gươm báu. Thanh gươm này Lê Thân kéo lưới bắt
được nên Thân đã tặng lại chủtướng. Trên gươm có đề hai chữ "Thuận Thiên". Có lần Lê Lợi
nhặt được một cái chuôi gươm lắp vừa như in với chiếc gươm của Thân đã tặng. Suốt 10 nǎm
chinh chiến, Lê Lợi luôn dùng thanh gươm ấy xông pha đánh đuổi giặc. Khi dẹp xong giặc, ông
trở về Thǎng Long. Một hôm ông ngồi thuyền dạo chơi
trên hồ Lục Thuỷ bỗng có hai rùa nổi lên. Ông rút gươm trỏ vào rùa thì rùa liền đớp lấy thanh
gươm mà
lặn đi. Ông cho rằng thần giúp gươm để dẹp giặc, nay giặc yên rồi thần lấy lại gươm, nên vua đổi
gọi là
hồ Hoàn Kiếm (tức trả gươm)".Vậy là lại kết thúc một cuộc hành trình!

5 Tuyến Hà Nội- Quảng Ninh( Ngày 20,21/04/2015)
Quãng đường Hà Nội qua Quảng Ninh dài thật, Hải Dương với tôi khá nhiều ấn tượng Hải
Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt
Nam. Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở
phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc
huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây
công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông
Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong
năm. Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến
tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn
và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từmùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến
tháng mười hàng năm.
Các khoáng sản chính:


Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO 3 từ 90 - 97%. Đủ

để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 - 70 năm.




Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn, hàm lượng Fe 2O3: 0,8 - 1,7%;
Al2O3: 17 - 19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ.



Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; hàm lượng Al 2O3: 23,5 28%, Fe2O3: 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.



Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al 2O3: từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3: từ
21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.

. Đến khoảng 17h chiều, đoàn chúng tôi đã đặt chân đến được với mảnh đất Quảng Ninh. Chúng
tôi ăn uống và nghỉ ngơi ở đó, buổi tối cả đoàn rủ nhau cùng đi chợ Bãi Cháy. Khép lại một ngày
nữa về chuyến thực tế đầy kỉ niệm. Điểm Vịnh Hạ Long (ngày 20/04):

Hòn trống mái
Sáng sớm đoàn chúng tôi đã chuẩn bị cho chuyên đi du ngoạn trên thuyền để đến và khám phá
vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long - Vị trí địa lý: Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo được
xác định trong tọa độ từ: 106độ38’- 107độ22’Đ và từ 20độ45’- 20độ36’B. Đó là vùng biển biên
đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả một phần thuộc huyện Vân Đồn Quảng Ninh.
Nằm sát bờ Tây của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam, cách thủ
đô Hà Nội 165km. Vịnh Hạ Long có khoảng 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 900 đảo đã được
đặt tên. Ngày 14/12/1994 tổ chức UNESCO đã công nhận Vịnh Hạ Long là: Di sản thiên nhiên



×