Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ngân hàng đề môn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.64 KB, 8 trang )

ĐỀ THI CUỐI KÌ II – LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
I.Kiểm tra đọc:
1/ Nhận biết: 5 điểm
Câu 1: Học sinh đọc bài “Đường đi Sa Pa” đoạn từ “Buổi chiều…đến hết ” trang 103 –
sách TV 4 tập 2.
Câu 2: Học sinh đọc bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”, đọc 2 đoạn đầu
trang 114 – sách TV 4 tập 2.
Câu 3: Học sinh đọc bài “Dòng sông mặc áo” , trang 118 sách TV 4 – Tập 2.
Câu 4: Học sinh đọc bài “Ăng-co Vát”, đọc từ đầu đến như xây gạch vữa” – trang 123 –
sách TV 4 – tập 2 .
Câu 5 : Học sinh đọc bài “Con chuồn chuồn nước”, đọc cả bài trang 127 – sách TV 4-t2.
Câu 6: Học sinh đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười”, đoạn từ đầu đến chuyên về môn
cười” – Sách TV 4 – tập 2.
Câu 7: Học sinh đọc bài “Con chim chiền chiện”, đọc cả bài trang 148 – sách TV 4 Tập 2
2/ Thông hiểu:
Bài 1: Đọc thầm bài đọc sau:

Đi xe ngựa
Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là
con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con
ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và
khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó
chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua
mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như
lửa. Nó chạy buổi chiều ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền.
Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ thương. Tôi thích
nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà,
tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến
những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi… Cầm được dây cương,
giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.


Theo Nguyễn Quang Sáng
ó Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời
đúng.
Câu 1: Số ngựa của nhà anh Hoàng là:
A.Một con.
B. Hai con.
C. Ba con.
D. Bốn con.
Câu 2 : Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô?
A. Vì nó chở được nhiều khách.
B. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền.
C. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá.
D. Vì nó nhỏ hơn con Ô.
Câu 3: Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ
thương.” Miêu tả đặc điểm con ngựa nào?
A. Con ngựa Ô.
B. Con ngựa Cú.
C. Cả hai con.


Câu 4: Bài văn nói về ai ?
A. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.
B. Nói về con ngựa Ô.
C. Nói về con ngựa Cú.
D. Nói về anh Hoàng.
Câu 5 : Câu “ Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt.
” thuộc kiểu câu gì?
A.Câu kể Ai thế nào ?
B.Câu kể Ai là gì ?
C.Câu kể Ai làm gì ?

Câu 6: Câu “Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh.” Trạng ngữ trong
câu trên chỉ.
A.Thời gian.
B. Nơi chốn.
C.Nguyên nhân.
C. Mục đích.
Câu 7: Chuyển câu sau thành câu cảm:
Trời rét.
...(Ôi, trời rét quá !) ........................................................................................
Câu 8: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Mỗi lần về thăm nhà,
tôi thường đi xe của anh.”.
+ Trạng ngữ:…Mỗi lần về thăm nhà………………………………………
+ Chủ ngữ:……… …tôi….…………………………………..…………
+ Vị ngữ:……………thường đi xe của anh…………………..……………
Bài 2: Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )

Học sinh đọc thầm bài tập đọc “Ăn mầm đá” SGK TV 4 tập 2 trang 157, 158 và
khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1/ Vì sao Chúa Trịnh bảo Trạng Quỳnh mách cho món ăn ngon?
a. Vì Chúa chưa bao giờ được ăn các món ăn ngon.
b. Vì Chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng.
c. Vì Chúa biết Trạng Quỳnh rất thông minh.
Câu 2/ Trạng Quỳnh giới thiệu món ăn gì với Chúa?
a. Món mầm đá.
b. Món tương.
c. Món mầm đá và món tương.
d. Một món khác.
Câu 3/ Vì sao Trạng Quỳnh không dâng Chúa món mầm đá?
a. Vì Chúa đã đói mà món mầm đá chưa kịp chín.
b. Vì món mầm đá phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.

c. Vì thật ra không có món mầm đá.
Câu 4/ Trạng Quỳnh đề hai chữ “đại phong” ở lọ tương dâng chúa để làm gì?
a. Để Chúa tưởng đó là một món ăn lạ.
b. Để Chúa nghĩ đó là món mầm đá.
c. Để Chúa thích món ăn đó.
d. Để lấy lòng chúa.
Câu 5/ Vì sao Chúa Trịnh ăn cơm với tương vẫn thấy ngon miệng?
a. Vì tương là món ăn rất ngon.
b. Vì Chúa rất thích ăn tương.
c. Vì chúa tưởng đó là một món ăn lạ.


d. Vì đang đói thì ăn gì cũng thấy ngon.
Câu 6/ Trong các cách sắp xếp sau, cách nào là đúng với trình tự giải thích của
Trạng Quỳnh?
a.
Đại phong -> gió lớn -> tượng lo -> đổ chùa -> lọ tương.
b.
Gió lớn -> đại phong -> đổ chùa -> tượng lo -> lọ tương.
c.
Đại phong -> gió lớn -> đổ chùa -> tượng lo -> lọ tương.
Câu 7/ Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 8/ Tìm 01 từ trái nghĩa với từ “lạc quan”. Đặt câu với từ mà em vừa tìm
được.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Bài 3: Đọc thầm bài “Ăng-co Vát” trang 123 – sách TV 4 – tập 2 và khoanh tròn


vào chữ cái trước ý đúng nhất.
Câu 1: Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
a. Ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ VII
b. Ở Việt Nam từ đầu thế kỉ VII
c. Ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ XII
d. Ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XII
Câu 2: Toàn bộ khu đền Ăng-co Vát quay về hướng nào?
a. Hướng Đông
b. Hướng Tây
c. Hướng Nam
d. Hướng Bắc
Câu 3: Vật liệu chính dùng để xây dựng nên khu đền là gì?
a. Sắt
b. Đá
c. Gạch vữa
d. Xi măng
Câu 4: Nội dung chính của bài văn “Ăng-co Vát” là gì?
a.
Miêu tả cảnh đẹp của Ăng-co Vát.
b.
Ca ngợi Ăng-co Vát
c.
Ca ngợi Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và diêu khắc tuyệt diệu của
nhân dân Cam-pu-chia.
d.
Miêu tả công trình kiến trúc vĩ đại của nhân dân Cam-pu-chia.
Câu 5: Trong câu “Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng”, cụm từ “Lúc
hoàng hôn” là bộ phận gì?
a. Chủ ngữ
b. Vị ngữ

c. Trạng ngữ chỉ thời gian
d. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 6: Câu nào sau đây là câu cảm?


a. Con mèo này rất đẹp.
b. Con mèo này có bộ lông ba màu.
c. Con mèo này bắt chuột rất giỏi.
d. Ôi, con mèo này đẹp quá!
Câu 7: Câu nào sau đây là câu cầu khiến?
a. Bạn đang làm gì vậy?
b. Nhanh lên nào!
c. Cậu bé vừa đi vừa huýt sáo.
d. Ôi, trời mưa to quá!
Câu 8: Em hãy đặt 1 câu trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 4: Đọc thầm bài
NHỮNG CHÚ CHÓ CON Ở CỬA HIỆU
Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng : “ Giá
mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác? ”
Người chủ cửa hàng trả lời : “ Khoảng từ 30 tới 50 đô la một con . ”
Cậu bé rụt rè nói : “ Cháu có thể xem chúng được không ạ ? ’
Người chủ cửa hàng mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu . Từ trong chiếc cũi, năm
chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, duy chỉ có một chú bị tụt lại phía sau
khá xa. Ngay lập tức, cậu bé chú ý tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu
liền hỏi : “ Con chó này bị sao vậy bác? ”
Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt
đời. Nghe thế, cậu bé tỏ ra xúc động : “ Đó chính là con chó cháu muốn mua .”

Chủ cửa hàng nói : “ Nếu cháu thực sự thích con chó đó, ta sẽ tặng cho
cháu . Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu . ”
Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn thẳng vào mắt ông chủ cửa hàng và
nói : “ Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con chó đó cũng có giá trị như
những con chó khác mà . Cháu sẽ trả bác đúng giá. Thực ra ngay bây giờ cháu chỉ
có thể trả bác 2 đô la 37 xu thôi. Sau đó , mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được
không ạ ? ”
- Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó ! – Người chủ cửa hàng
khuyên. – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác
được đâu .
Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân
trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông
chủ cửa hàng và khẽ bảo : “ Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà , và chú
chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó . ”
Đăn Clát
*Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
1. Cậu bé khách hàng chú ý đến con chó nào?
a. Chú chó con lông trắng muốt.
b. Chú chó con bé xíu như cuộn len.


c. Chú chó con chậm chạp , hơi khập khiễng.
2. Vì sao cậu bé không muốn người bán hàng tặng con chó đó cho cậu ?
a. Vì con chói đó bị tật ở chân.
b. Vì cậu cho rằng con chó đó cũng có giá trị ngang bằng những con chó mạnh
khỏe khác trong cửa hàng.
c. Vì cậu không muốn mang ơn người bán hàng.
3. Tại sao cậu lại mua con chó bị tật ở chân?
a. Vì cậu thấy thương hại con chó đó.
b. Vì con chó đó rẻ tiền nhất.

c. Vì con chó đó có hoàn cảnh giống như cậu , nên có thể chia sẻ được với nhau .
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Hãy yêu thương những người khuyết tật.
b. Hãy đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
c. Hãy chia sẻ và đồng cảm với người khuyết tật.
5. Câu : “ Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! ” là loại câu gì?
a. Câu kể
b. Câu cảm
c. Câu khiến.
6. Trong câu : “ Gương mặt cậu bé thoáng buồn . ” bộ phận nào là chủ ngữ ?
a. Gương mặt
b. Gương mặt cậu bé
c. Cậu bé
7. Câu sau đây có mấy trạng ngữ?
Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm .
a. Một trạng ngữ.
b. Hai trạng ngữ.
c. Không có trạng ngữ nào.
8. Hãy chuyển câu “ Cháu rất thích con chó này.” thành câu cảm:
………………(Ôi, cháu thích con chó này lắm!)……………………………….
9. Hãy đặt câu với bộ phận trạng ngữ sau:
Ở cửa hàng, …………………………………………………………………
Bài 5:
BÀI ĐỌC: NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con
bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh
loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ
đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu
xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa
nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám

đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút
nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu
vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình
được hoá bướm vàng.
Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Ngoài giờ học, các bạn nhỏ trong bài bắt bướm ở đâu?
A.Bờ sông.
B. Vườn rau.
C. Trên nương.


Câu 2: Để tả màu sắc của các con bướm, tác giả đã dùng:
A. Trắng, xanh, vàng, đen.
B. Trắng, vàng, nâu, xanh, đen.
C. Trắng, xanh, đỏ, vàng, đen, nâu.
Câu 3. Dáng bay của loại bướm nhỏ đen kịt được tác giả so sánh với hình ảnh
gì?
A. Màu nhung lụa.
B. Đôi mắt to tròn, dữ tợn.
C. Tàn than của những đám đốt nương
Câu 4. Loại bướm nào bay theo đàn líu ríu như hoa nắng?
A.Con bướm quạ.
B. Con xanh biếc.
C. Bướm trắng.
Câu 5: Câu “Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc.” Thuộc kiểu
câu gì?
a.
Câu kể
b.Câu cảm
c. Câu khiến.

Câu 6: Trong câu “Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm.” có
bộ phận trạng ngữ là:
a.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
b.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
c.
Trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu 7: Đặt một câu kể có trạng ngữ chỉ mục đích, gạch chân dưới bộ phân
trạng ngữ đó.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 8: Em hãy đặt một câu cảm biểu lộ sự thích thú trước vẻ đẹp của đàn bướm.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

II. Kiểm tra viết
1/ Nhận biết:
2/ Thông hiểu:
I. Chính tả : (5 điểm)
Câu 1: GV đọc cho học sinh viết bài : Nghe lời chim nói trong sách Tiếng Việt 4 – tập 2
– trang 124
Câu 2: GV đọc cho học sinh viết bài : Vương quốc vắng nụ cười đoạn “từ đầu đến trên
những mái nhà” trong sách Tiếng Việt 4 – tập 2 trang 132
Câu 3: GV đọc cho học sinh viết bài : Nói ngược trong sách Tiếng Việt 4 – tập 2 trang
154
Câu 4: Học sinh nhớ viết bài “Đường đi Sa Pa” đoạn từ “Hôm sau đến hết” trong sách
tiếng việt 4 – Tập 2 trang 102.
Câu 5: GV đọc cho học sinh viết bài “Trăng lên” trong sách tiếng việt 4 – Tập 2 trang
168.

3: Vận dụng
Đề 1: Tả một con vật nuôi trong nhà.
Đề 2: Tả một con vật nuôi ở vườn thú.


Đề 3: Tả một cây mà em thích.
Đề 4: Tả một đồ vật mà em thích.
III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I.Nhận biết
1. Câu “Mẹ em là công nhân nhà máy dệt Đồng Nai.” thuộc kiểu câu gì?
a)câu khiến
b)câu kể
c)câu cảm
d)câu hỏi
2. Cho các từ sau : lạc quan, quan quân, quan hệ, quan tâm . Hãy xếp các từ trên
thành 3 nhóm theo nghĩa của tiếng quan.
a. Quan có nghĩa là “quan lại”: ..............(quan quân).............................
b. Quan có nghĩa là “nhìn, xem”: .......(lạc quan)....................................
c. Quan có nghĩa là “quan hệ, gắn bó”: ..(quan hệ, quan tâm)................
3. Trong câu “Trên cành cây những chùm quả lúc lắc vui mắt”, chủ ngữ là :
a.Trên cành cây
b. những chùm quả
c. lúc lắc vui mắt
4. Câu “Nhanh lên!” là câu :
a. Câu cảm
b. Câu kể
c. Câu khiến
5. Tìm 2 từ cùng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ khỏe :
- Từ cùng nghĩa : …………………………….

- Từ trái nghĩa:
……………………………
6. Tìm câu khiến trong đoạn văn sau:
Người cha khuyên các con phải sống hòa thuận nhưng chúng không nghe lời. Ông
liền đem một bó đũa đến và bảo:
- Các con hãy bẻ bó đũa này ra!
7. Câu sau đây thuộc kiểu câu gì?
Ôi cái đời tôi thật là khốn khổ !
a. Câu kể.
b. Câu khiến.
c. Câu cảm.
d. Câu hỏi
8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Cô cúc đại đóa lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt.
Chủ ngữ: ……(Cô cúc đại đóa)……………………………………..
Vị ngữ: ………(lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt)…………..………….
9. Xác định trạng ngữ trong câu sau:
Bấy giờ, ong mới buông dế ra, đứng rũ bụi, vuốt râu và thở
II.Thông hiểu:
1. Cho câu kể Bố dắt trâu đi cày ruộng.
- Chuyển thành câu cảm:………( Ôi, bố dắt trâu đi cày ruộng sớm quá!)
4/ Câu : Buổi sáng, trên cành cây chim hót líu lo. Có trạng ngữ là :
a)buổi sáng
b)trên cành cây
c)Buổi sáng, trên cành cây
d)chim hót líu lo


7/ Đi một ngày đàng học một sàng khôn có nghĩa là gì ? ……….(Ai được đi
nhiều nơi sẽ mở mang tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn) …………

9/ Gạch dưới trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó:
Do không chú ý nghe giảng, tôi không hiểu bài.
Tác dụng: …(chỉ nguyên nhân tôi không hiểu bài)……………………………….
11/ “Đúng lúc đó, một tên thị vệ hớt hải chạy vào” Trạng ngữ của câu trên chỉ .
a. Thời gian
b. Nơi chốn
c. Nguyên nhân
III.Vận dụng
1/ Đặt câu khiến: Khi em muốn bạn cho em mượn cây bút.
- .............(Bạn làm ơn cho mình mượn cây bút đi.)........................
2/ Thêm thành phần trạng ngữ phù hợp vào mỗi câu sau đây:
(Nhờ chăm học), Lan trở thành học sinh giỏi Tiếng Việt.
(Nhờ có chiếc xe đạp mới), Hùng đến trường rất nhanh.
(Mới sáng sớm), các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
(Trong giờ ra chơi), học sinh chơi đùa rất vui.
3/ Hãy cười để cuộc sống vui vẻ hơn. Là câu gì ?
a)Câu hỏi
b)Câu khiến
c)Câu cảm
d)Câu kể
4/ Đặt câu có bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn.
.............(Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc)...................................
6/ Thêm trạng ngữ vào câu sau cho phù hợp:
.......(Nhờ nỗ nực phấn đấu), Hà đã đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện .
9/ Đặt một câu khiến nêu yêu cầu , đề nghị.
.............(Đề nghị mọi người hãy giữ im lặng!).................
10/ Chuyển câu kể sau thành câu cảm;
Cành phong lan này rất đẹp. (Ôi, cành phong lan này đẹp quá!)
11/ Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu sau:
…(Trên cánh đồng), đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.




×