Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện nghi lộc tỉnh nghệ an hiện nay thực trạng và giải pháp Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.74 KB, 54 trang )


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng tổng hợp lao được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm....25
Bảng 2: Số lượng thanh niên làm việc trong các trang trại, gia trại
2008 - 2012.......................................................................27
Bảng 3: Số TN được tập huấn chuyển giao KHKT trong 5 năm
(2008 – 2012)....................................................................28
Bảng 4: Các làng nghề và lao động thanh niên làng nghề..............29
Bảng 5: Số doanh nghiệp và thanh niên làm việc trong các khu công
nghiệp ...............................................................................31


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việc làm và giải quyết việc làm hiện nay không chỉ là vấn đề kinh tế
mà còn là vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu
của các quốc gia trên thế giới nói chung. Có thể nói, hiệu quả của việc giải
quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mỗi quốc gia. Đối với
Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài sự vận động
chung đó. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ giải quyết việc làm
là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển
kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu
bức xúc của nhân dân”.
Con người là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của của một đất
nước. Vì vậy, Đảng ta luôn lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cho
sự phát triển nhanh và bề vững, trong đó thanh niên là đối tượng chính. Nghị
quyết TW 4 khóa VII Đảng ta đã khẳng định : “ vấn đề thanh niên phải đặt ở vị
trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con nguời”.
Hiện nay, giải quyết việc làm cho người lao động đang vấn đề lớn của


toàn xã hội trong đó giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải được đặt lên
hàng đầu. Đặc biệt cần chú trọng tới nguồn lao động là thanh niên ở nông
thôn với những đặc điểm riêng biệt.
Tuy nhiên việc làm cho thanh niên ở nông thôn ở nước ta hiện nay đang
đặt ra nhiều vấn đề bất cập: trình độc học vấn, tay nghề chuyên môn, trình độ
tin học, trình độ ngoại ngữ còn thấp; một bộ phận thanh niên nông thôn chưa
thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống để thích ứng với yêu cầu CNH-HĐH
và hội nhập kinh tế đang diễn ra rất nhanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của thanh niên có xu hướng ngày càng
tăng, mức thu nhập thấp đã dẫn đến tình trạng các vấn đề xã hội diễn ra ngày
nàng nhiều và nghiêm trọng như: trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy,…
3


Hiện nay, đây là tình trạng chung đang diễn ra trên hầu hết các địa phương
trong cả nước, trong đó có huyện Nghi Lộc – tỉnh Nghệ An. Là huyện có địa
giới hành chính rộng với 30 xã và thị trấn với số lượng thanh niên lớn đang
đặt ra bài toán về giải quyết việc làm đối với thanh niên cho các cấp, các
ngành ở địa phương. Do tính cấp bách và tầm quan của vấn đề nên em đã lựa
chọn đề tài “ Giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc - Tỉnh
Nghệ An hiện nay- thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ lý do chọn đề tài, việc nghiên cứu vấn đề nhằm các mục
đích cụ thể:
+ Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề
+ Nêu thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở
huyện Nghi Lộc
+ Nêu các quan điểm, phương hướng cũng như các biện pháp nhằm
nâng cao công tác giải quyết việc làm cho Đoàn viên, Thanh niên nói chung
và Thanh niên ở huyện Nghi Lộc nói riêng.

Mặt khác, việc nghiên cứu còn nhằm vận dụng những kiến thức lý luận
vào thực tiến giải quyết việc làm cho Thanh niên hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài giải quyết việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện
nay thì đối tượng nghiên cứu là:
+ Vấn tạo đề việc làm và tạo việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc
+ Những quan điểm, giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tạo việc
làm cho thanh niên nói chung và tạo việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi
Lộc nói riêng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi một bài khóa luận và tầm hiểu biết, e chỉ tập trung nghiên
cứu việc giải quyết việc làm cho Thanh niên ở huyện Nghi Lộc trong giai
đoạn hiện nay.
5. Tình hình nghiên cứu
4


Việc làm hay vấn đề giải quyết việc làm trong bối cảnh xã hội hiện nay
không còn là vấn đề mới. Trong những năm gần đây, đã có những công trình
nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên dưới nhiều góc độ khác
nhau, được công bố dưới dạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt
nghiệp và các bài viết trên tạp chí. Cụ thể:
- GS.TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, tạp
chí Kinh tế và Phát Triển, số 64.
- Trần Việt Tiến: Chính sách việc làm ở Việt Nam – Thực trạng và định
hướng hoàn thiện, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 181, 7/2012.
- TS Nguyễn Thị Thơm (chủ biên): Thị trường lao động Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
- ThS Triệu Thị Trinh: Vấn đề lao động – việc làm của thanh niên nông
thôn hiện nay – Thực trạng và giải pháp, Website Bộ Lao động – Thương binh

và Xã hội, 10/2013
- Bùi Thị Thủy, Khóa luận tốt nghiệp “ Giải quyết việc làm cho Thanh
niên trên địa bàn xã Đại Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình, lý luận và thực
tiễn”, 2010
Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận nghiên cứu
vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên ở nhiều góc độ, nhiều địa
phương, nhiều lĩnh vực khác nhau và gợi ra nhiều hướng nghiên cứu bổ ích.
Tuy nhiên vấn đề việc làm và tạo việc làm cho thanh niên ở một xã đặc thù
như huyện Nghi Lộc – Nghệ An thì chưa có đề tài nào. Vì vậy, em chọn đề tài
“ Giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc - Nghệ An hiện nay –
Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu của mình.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “ Giải quyết việc làm cho
thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay – thực trạng và giải pháp” nhằm đảm
bảo cho đề tài đảm bảo tính khoa học em đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cơ sở Triết học Mác – Lênin, cụ thể:
5


+ Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng
+ Phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử
Bên cạnh các phương pháp nền tảng trên, trong bài khóa luận của mình
em còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác: phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh,, phương pháp liệt kê, phương pháp tổng hợp,
… để làm rõ vấn đề.
7. Ý nghĩa
Bài khóa luận bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về công tác giải quyết
việc làm cho thanh niên nói chung và công tác giải quyết việc làm ở
huyệnNghi Xuân nói riêng.
Đây còn có thể xem là tham khảo cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương trong giải quyết việc làm cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
8. Kết cấu
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài gồm 3
chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề “ Giải quyết việc làm cho thanh
niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay – Thực trạng và giải pháp”
Chương 2: Thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở
Huyện Nghi Lộc hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao công tác giải quyết
việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Lộc.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ “GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN Ở HUYỆN NGHI LỘC HIỆN NAY –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm Thanh niên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ một năm bắt đầu từ mùa xuân –
một đời bắt đầu từ tuổi trẻ - tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thanh niên là
thế hệ trẻ, là mùa xuân, là tương lai của đất nước. Đây là lực lượng lao động
chủ yếu trong sự nghiệp CNH – HĐH Đất nước, là lực lượng chủ chốt cho
công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi. Hiện nay, việc định nghĩa khái niệm “
Thanh niên” được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:
Từ góc độ pháp luật, theo điều 1, Luật Thanh niên 2005 quy định “ Thanh
niên là công dân Việt Nam từ mười sáu đến ba mươi tuổi”. Từ góc độ này, khái
niện Thanh niên được nhìn dưới góc độ tuổi tác, thể chất và sự nhận thức.

Từ góc độ xã hội học, Thanh niên được xem là một nhóm xã hội của
những người “ mới lớn ”. PGS.TS Phạm Hồng Tung, khi nghiên cứu về lối
sống của thanh niên cho rằng: “ tuổi thanh niên là độ tuổi quá độ từ trẻ con
sang người lớn trong cuộc đời mỗi người” (Phạm Hồng Tung, 2010). Nhà
khoa học này khẳng định: “ đây là nhóm động, không ổn định, nó như một
dòng chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay với
những người đã trưởng thành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm”.
Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là độ tuổi ở giữa lứa tuổi trẻ em và
tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh
cao, tuy nhiên các yếu tố tâm lý mới được hình thành và ổn định một cách
tương đối. Thanh niên có sự khác biệt lớn về mọi mặt nên có các đặc điểm
tâm lý phong phú, đa dạng. Tuy nhiên có một điểm chung của lứa tuổi
7


thanh niên là rất năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu ước mơ
và hoài bão lớn.
Theo một bài nghiên cứu, tổng hợp lại từ các góc độ, Thanh niên có
thể được hiểu là những người có độ tuổi từ mười sáu đến ba mươi, gồm
những người có thể chất đạt đến đỉnh cao,năng động, nhiệt huyết.
Tóm lại, Thanh niên là những người được quy định từ mười sáu đến ba
mươi tuổi, có sự phát triển nhất định về thể chất và trí tuệ; có hoài bão và ước
mơ, có sự năng động, nhiệt huyết, có mong muốn đóng góp sức lực và trí tuệ
cho xã gội. Đây là lực lượng quan trọng của xã hội hiện tại cũng như tương lai.
Như đã nói ở trên, Thanh niên là lứa tuổi có hoài bão, ước mơ, và quan
trọng là giám mạo hiểm để thử cái mới. Sự nghiệp CNH – HĐH, tiến hành
xây dựng đưa nước ta thành môt nước công nghiệp cần dựa vào thế hệ này.
Thấy rõ vai trò của Thanh niên, Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề của Thanh
niên lên vị trí hàng đầu.
1.1.2 Khái niệm Việc làm

Việc làm là một trong những vấn đề quan trong gắn liền với vấn đề lao
động, tạo việc làm cho nguồn lao động và là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của công tác quản lý nguồn nhân lực.
Một Đất nước muốn phát triển toàn diện cần có sự hỗ trợ của nhiều
yếu tố trong đó yếu tố con người là rất quan trọng. Nước ta là nước có dân số
đông, trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% (cơ cấu dân
số vàng). Đây là lợi thế nhưng cũng là thách thức đối với Nhà nước trong việc
tạo đủ việc làm cho nguồn lao đông này.
Việc làm là một khái niệm không mới, được nhìn nhận dưới nhiều góc
độ, nhiều khía cạnh khác nhau và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo quan điểm của Mác: “ Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù
hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất,
công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó”.

8


Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như
vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ, ….có thể do người lao động sở hữu, sử dụng
hay quản lý hoặc không. Như vậy theo quan điểm của Mác thì bất cứ sự tác
động nào xảy ra gây mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để
sử dụng sức lao động đó đều có thể gây ra tình trạng thiếu việc làm hay mất
việc làm.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở: “ Việc làm hay công việc là một
hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán, thường là
nghề nghiệp của một người. Thời hạn cho một công việc có thể nằm trong
khoảng từ một giờ (trong trường hợp các công việc lặt vặt) hoặc cả đời (trong
trường hợp của các thẩm phán). Nếu một người được đào tạo cho một loại
công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp. Tập hợp hàng loạt các
công việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ. Một công

việc phải có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu, kết quả, có nguồn
lực”
Theo từ điển Tiếng Việt: “ việc làm là công việc được giao cho làm
thường ngày và được trả công”.
Theo Bộ Luật lao động, điều 13: “ mọi hoạt động tạo ra thu nhập
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo quy định trên, việc làm được xác định thong qua ba đặc điểm:
+ Việc làm phải là hoạt động do con người tiến hành thông qua sức lao
động của bản thân cá nhân đó. Hoạt động đó phải có mục đích tạo ra của cải
vật chất hoặc gián tiếp tạo ra của cái vật chất cho con người và được thực hiện
thông qua ý chí của con người.
+ Việc làm phải tạo ra thu nhập cho người lao động. Tức là hoạt động
đó của con người phải tạo ra được giá trị và với giá trị được tạo ra đó họ được
trả công tương xứng với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra.
+ Hoạt động được xem là việc làm chỉ khi hoạt động đó được pháp luật
thừa nhận.
9


Như vậy có thể thấy, khái niệm việc làm được hiểu theo nhiều cách
khác nhau; tuy nhiên tất cả mọi quan điểm trên đều có một điểm chung là việc
làm phải tạo ra được thu nhập cho người lao động hay nói cách khác người
lao động sau khi thực hiện các công việc được giao thì phải nhận trả công
tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra.
Tuy nhiên trên thực tế, việc làm được nêu trên được thể hiện dưới 3
hình thức:
+ Một là, làm công việc để được nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện
vật cho công việc đó;
+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có
quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để

tiến hành công việc đó;
+ Ba là, làm công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù
lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất
nông nghiệp, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành
việ khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Hiện nay, đi liền với khái niệm việc làm thường xuất hiện thêm khái
niệm tạo việ làm. Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư
liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động.
Như vậy, muốn tạo việc làm cần 3 yếu tố cơ bản: tư liệu sản xuất, sức
lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và
sức lao động. Ba yếu tố này lại chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
1.1.3. Khái niệm Người có việc làm
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là những
người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng
hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo
việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc
hiện vật.
10


Như vậy, theo quan niệm của ILO thì người có việc làm là người lao
động được tham gia vào các hoạt động tạo ra của cải vật chất trực tiếp hoặc
gián tiếp và được trả tiền công, lợi nhuận, được thanh toán bằng hiện vật hoặc
những hoạt động manng tính chất tự tạo việc làm hay vì lợi ích của gia đình.
Theo cách hiểu thông thường nhất, người có việc làm là người làm
việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp
luật cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp
một phần cho xã hội.
1.1.4. Khái niệm Thất nghiệp
Hiện nay, tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề xã hội được tất cả các

quốc gia hết sức quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề kinh tế, xã
hội, An ninh – Quốc phòng,…của mỗi quốc gia đó. Khái niệm thất nghiệp
được xuất hiện khi xã hội bước vào nền kinh tế thị trường.
Theo tổ chức lao động thế giới ILO: người thất nghiệp là những người
không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ trở lại làm việc.
Theo từ điển Tiếng việt: “ thất nghiệp là một động từ chỉ tình trạng
không có việc làm để sinh sống”.
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế, xã hội chỉ xuất hiện trong nền
kinh tế thị trường; trong đó có sự hoạt động của thị trường lao động, để chỉ
người trong độ tuổi lao động, có sức lao động, có nhu cầu làm việc nhưng
chưa tìm được việc hoặc mất việc đang đi tìm việc mới.
Thiếu việc làm là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách
quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời gian
theo pháp luật quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp không
đáp ứng nhu cầu cuộc sống muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
Xét theo nguyên nhân, người ta phân thất nghiệp thành các loại:
Thất nghiệp cơ cấu: do cơ cấu của cung lao động không phù hợp nhu
cầu sản xuất hàng hóa và dịch vụ, loại thất nghiệp này mang đặc điểm tồn tại
lâu dài.
11


Thất nghiệp công nghệ: do thay đổi công nghệ và áp dụng những tiến
bộ kỹ thuật mới, làm giảm nhu cầu chung về lao động trong một số ngành
nghề nhất định. Loại này có đặc điểm có thể tồn tại lâu dài hay ngắn hạn tùy
thuộc khả năng đào tạo lại để nâng cao tay nghề cho người thất nghiệp và độ
tuổi của những người đào tạo lại.
Thất nghiệp chu kỳ: loại thất nghiệp thường gắn với chu lỳ kinh tế, nó
sẽ giảm trong thời kỳ tăng trưởng, và tăng sau thời kỳ suy thoái.
Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do việc di chuyển lao đông giữa các

vùng, các công việc. Người ta gọi loại này là thất nghiệp tự nhiên với ý nghĩa
và thời gian tìm việc ngắn hạn và không ảnh hưởng cân bằng trên thị trường
lao động.
Theo con số thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, Điều tra Lao
động và Việc làm Việt Nam năm 2011 thì: Cả nước có hơn 1 triệu người thất
nghiệp, trong đó khu vực thành thị chiếm 49,8% và số nữ chiếm 57,7% tổng
số thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta năm 2011 là 2,2%, năm 2012 là
1,99%, năm 2013 là 2,28%. Như vậy có thể thấy, tình trạng thất nghiệp của
nước ta có xu hướng tăng lên.
Số người trẻ tuổi thất nghiệp từ 15-29 tuổi chiếm tới 59,2%, trong khi
đó nhóm dân số từ 15-29 tuổi chỉ chiếm 32,8% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên
của cả nước. Số lao động thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều
tập trung chủ yếu vào nhóm thanh niên dưới 30 tuổi.
Như vậy, vấn đề thất nghiệp được đặt ra với lao động trẻ tuổi, một
trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị
trường lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn và
ngược lại tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu
nước ta trong nhiều năm gần đây.
Nước ta đang trong tiến trình thực hiện CNH – HĐH đất nước, phát
triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa vì
12


vậy cần hạn chế tình trạng thất nghiệp cho người lao động, đặc biệt là lao
động thanh niên.
1.2. Cơ sở lý luận cho việc giải quyết việc làm cho Thanh niên
Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm
bảo cuộc sống. Đảm bảo việc làm cho người lao động được khẳng định trong
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được cụ thể hóa

trong Bộ luật Lao động. Nhằm đảm bảo việc làm cho người lao động, Đảng
và Nhà nước cần có hệ thống chính sách về việc làm thực thi trong cuộc sống.
Hiện nay hệ thống chính sách về việc làm có nhiều và đang dần được
hoàn thiện, đem lại nhiều kết quả cho người lao động cũng như sự phát triển
chung của nền kinh tế. Hệ thống chính sách việc làm của Nhà nước có thể
được thể hiện qua các mặt sau:
Về hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động: việc làm là vấn đề
chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng lớn đối với nền
kinh tế. Các văn bản, đạo luật về kinh tế ít nhiều đều có tác động tới việc làm
của người lao động. Trong những năm đổi mới, nhất là từ giai đoạn 2001 đến
nay, hệ thống pháp luật kinh tế tiếp tục được hoàn thiện (Luật Đất đai, Luật
Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Thuế, Luật Phá sản...) đã
góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho thị trường lao động phát
triển. Bộ luật lao động, sửa đổi bổ sung năm 2002 và 2006, Luật bảo hiểm xã
hội, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,
các nghị định, thông tư liên quan tới lao động, thị trường lao động và việc làm
đã hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường lao động phát triển, tăng cường cơ
hội việc làm và hoàn thiện quan hệ lao động. Nhằm tăng cường hiệu quả, mới
đây nhất Chính Phủ đã ban hành Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng
11 năm 2013 quy định về thành lập và hoạt động của các Trung tâm dịch vụ
việc làm, Nghị định 03/2014/NĐ-CP ngày 16/1/2014 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm. Các chế độ về tiền lương,
thu nhập, trợ cấp ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao năng suất lao động
và cải thiện thu nhập của người lao động.
13


Về kết nối cung cầu lao động: Hệ thống dịch vụ việc làm được phát
triển từ năm 1992 qua Chương trình việc làm quốc gia theo Nghị quyết số
120/1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992, đã tạo môi trường pháp lý phát triển

dịch vụ kết nối cung-cầu về lao động, tăng cường cơ hội để người lao động
tiếp cận thông tin về việc làm, lựa chọn công việc. Việc hoàn chỉnh khung
định 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định về thành lập và
hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm đã thay thế cho các Nghị định
số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/5/2005 và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP
đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho việc kết nối cung cầu lao động.
Về hỗ trợ lao động di chuyển: Chính phủ đã thực hiện các chương trình
hỗ trợ di cư đến các vùng kinh tế mới; hỗ trợ di dân thực hiện định canh định
cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg);
Chương trình di dân gắn với xóa đói giảm nghèo (thuộc nội dung của Chương
trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015). Các
chương trình di dân đã đáp ứng một phần về tái phân bổ nguồn lao động, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng, góp phần ổn định đời sống cho đồng bào
dân tộc thiểu số và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Các quy định về cư trú, đăng ký hộ khẩu tại các khu đô thị, các thành
phố lớn ngày càng thông thoáng. Luật Cư trú (năm 2007) đã mở rộng quyền
cư trú của công dân, giúp cho việc di chuyển lao động dễ dàng hơn. Các chính
sách phát triển đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế
trọng điểm... cũng có tác động kích thích di chuyển lao động, nhất là di
chuyển nông thôn - đô thị, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao
điều kiện về việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.
Về tín dụng ưu đã cho sản xuất kinh doanh: Thông qua việc ban hành
gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế cho vay tín dụng thông qua
các chương trình, tổ chức, hội đoàn thể để hỗ trợ người lao động.

14


- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh: Chương trình Việc làm quốc

gia được thành lập theo Nghị quyết số 120/1992/NQ-HĐBT ngày 11/4/1992 có
nội dung cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp và hộ gia
đình tạo việc làm và xuất khẩu lao động, Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015
- Đối với người lao động: Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển
sản xuất thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo;
Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát
triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết
định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho
hộ dân tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án
Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2009-2020.
Về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài: Nhà nước đã hình thành
một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm ngoài nước gồm: Quyết định số
365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đối với lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007
về việc thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Quyết định số
71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo
đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn
2009 - 2020.
1.3. Các chủ thể trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên
1.3.1. Đảng và các cấp ủy đảng
Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong quá trình CNH – HĐH đất
nước, Đảng ta khẳng định “ kết hợp hài hòa giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu
xã hội, đặt con người vào vị trí trung, phát triển nguồn nhân lực, nhằm khơi
dậy và khai thác tiềm năng của từng con người, để mỗi người có thể tham gia
tốt nhất vào xây dựng đất nước”.
15



Nguồn nhân lực ở nước ta chủ yếu là thanh niên, vai trò của thanh niên
cũng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước cũng được Đảng ta khẳng định.
Đảng và các cấp ủy Đảng luôn đặt vấn đề thanh niên lên hàng đầu, đặc biệt
trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên. Đảng nhân định rõ “ nâng cao chất
lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống
cho thanh niên”. Trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên, vai trò của Đảng
được thể hiện:
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng sự phát
triển nguồn nhân lực nói chung và đối với thanh niên nói riêng trong từng giai
đoạn cụ thể;
- Đảng, cấp ủy Đảng vạch ra phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm
cơ sở cho việc đào tạo, phát triển thị trường lao động,…cho thanh niên;
- Đảng, cấp ủy Đảng căn cứ vào từng giai đoạn cụ thể đề ra quan điểm,
chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên;
- Thông qua công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường
lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, cấp ủy Đảng trong vấn đề giải quyết việc
làm cho thanh niên, phát hiện, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, sai trái.
1.3.2. Chính phủ và UBND các cấp
Chính phủ, UBND các cấp là cơ quan trực tiếp quản lý, giải quyết các
vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, trong đó có vấn đề việc làm của
thanh niên. Để thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội Chủ nghĩa, nước ta cần tiến hay đổi mới toàn diện nền kinh tế,
đổi mới tư duy,…đặc biệt là xây dựng nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu
của kinh tế thị trường.
Phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường sẽ tạo cơ hội cho nền
kinh tế nước ta phát triển nhưng những hệ lụy của nó cũng đang là vấn đề đặt
ra với các cơ quan quản lý. Hiện nay, tình trạng thất nghiệp đang diễn ra ngày
càng nhiều, chủ yếu người lao động là thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông
thôn. Để giải quyết tình trạng này, vai trò của Chính phủ, các cơ quan Nhà

16


nước, UBND các cấp là rất quan trọng. Đây là nhiệm vụ không của riêng cơ
quan nào có thể làm mà cần sự phối hợp của rất nhiều chủ thể quản lý trong
xã hội.
Chính phủ và UBND các cấp thực hiện quản lý về việc làm cho thanh
niên thông qua việc:
+ Ban hành các dự án, pháp lệnh, các Nghị quyết, nghị định, các đề án
và văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, việc làm;
+ Ban hành các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, kế hoạch
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động,…
+ Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành triển khai các đề
án, chiến lược có hiệu quả;
+ Tiến hành thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý khi có vi phạm
xảy ra.
Các cơ quan Nhà nước tham gia quản lý về vấn đề lao động việc làm
tiến hành quản lý thông qua:
+ Ban hành các văn bản liên quan đến vấn đề lao động, việc làm thuộc
thẩm quyền của cơ quan mình; ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các
văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên;
+ Tổ chức triển khai và thực hiện các đề án, chương trình của Nhà nước
về việc làm cho các cơ quan cấp dưới có trách nhiệm;
+ Tham mưu, đề xuất cho Chính phủ, UBND các cấp trong việc xây
dựng các chương trình, đề án; triển khai các chương trình xóa đói giảm
nghèo, việc làm, đào tạo nghề cho nguồn nhân lực;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, chỉ thị, các chương
trình, đề án tại địa phương theo quy định của pháp luật;
+ Thống nhất quản lý, phối hợp tổ chức triển khai các chương trình
quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm, đặc biệt là lao động là thanh niên

nông thôn, vùng gặp nhiều khó khăn.

17


1.3.3. Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị-xã hội khác
Việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề hết sức
quan trọng với mỗi quốc gia. Tuy nhiên, đây hông phải là việc của riêng một
cơ quan Nhà nước nào mà đó là nhiệm vụ cần sự phối hợp của tất cả các cấp,
các ngành và các đoàn thể trong xã hội.
Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò hết sức quan trọng
đối với vấn đề giải quyết việc làm. Trong vấn đền giải nguồn nhân lực và giải
quyết việc làm, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò:
+ Giáo dục, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật cho người
lao động; đặc biệt là lao động là thanh niên;
+ Tham dự các hội nghị và tổ chức các phong trào thi đua lao động sản
xuất nhằm phát triển kinh tế tại địa phương;
+ Tham gia đóng góp ý kiến, phản biện xã hội cho các cơ quan Nhà
nước trong việc hoạch định các chính sách, ban hành các văn bản pháp luật có
liên quan đến giải quyết việc làm;
+ Tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định
của pháp luật;
+ Đàm phán, bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia ký kết
hợp đồng lao động, hay trong giải quyết các tranh chấp lao động;
+ Đào tạo đào tạo lại nghiệp, nâng cao chất lượng cho lao động thanh niên;
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, trao đổi thông tin về sản xuất – kinh
doanh để tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên.
Đối với vấn đề việc làm cho thanh niên, sự phơi hợp của tất cả các tổ chức,
cơ quan là rất quan trọng trong đó vai rò của Đoàn Thanh niên, các Hiệp hội nghề
nghiệp và đặc biệt vai trò của gia đình cần đặc biệt được chú trọng.

1.4 nghĩa của vấn đề giải quyết việc làm đối với thanh niên
1.4.1. Với kinh tế
Việc làm là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia, từng vùng, từng địa phương trong mỗi quốc
gia đó.
18


Hiện nay, giải quyết việc làm cho thanh niên đang là vấn đề cấp bách
đặt ra đối với Nhà nước và toàn xã hội bởi đây chính là nguồn lao động chính
của xã hội. Giải quyết việc làm cho thanh niên là tạo điều kiện cho thanh niên
phát triển kinh tế của bản thân, gia đình, tạo cơ hội cho mọi cá nhân tham gia
vào những ngành nghề mà mình thích để thúc đẩy sự sang tạo của con người.
Đồng thời, thanh niên là nguồn lao động dồi dào, có sức khỏe, có khả năng
chiếm lĩnh tri thức thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.
Tạo việc làm cho thanh niên có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế.
Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn với liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của
việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Sản
xuất phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Ngược lại nhờ
có người lao động tham gia vào quá trình sản xuất thì hoạt động sản xuất mới
tạo ra được sản phẩm có giá trị cung cấp cho xã hội.
Tạo thêm việc làm cho thanh niên đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ
người thất nghiệp trong xã hội, các doanh nghiệp có nguồn nhân lực trẻ, năng
động, có tay nghề lao động. Từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời
gian, giảm chi phí sản xuất. Việc sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ hội
nhờ vào nguồn lực con người sẽ cho lại kết quả cao nhất của các hoạt động
kinh tế trong phạm vi có thể được.
1.4.2. Với chính trị-xã hội
Việc làm là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển bền
cũng của xã hội (an toàn việc làm, an toàn lương thực, an toàn môi trường).

Vì thế mục tiêu tạo việc làm đầy đủ như một ưu tiên cơ bản trong chính sách
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Giải quyết tốt việc làm cho thanh niên có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội.
Thanh niên có việc làm sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội. Hiện nay, các tệ
nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc,…đang diễn ra ngày một nhiều và
khó kiểm soát. Đối tượng thường là thanh niên đang trong độ tuổi lao động.
có nhiều nguyên nhân dẫn đến thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội, một trong
19


những nguyên nhân là thanh niên không có công ăn việc làm ổn định. Bên
cạnh đó, thanh niên không có việc làm, kinh tế khó khăn sẽ xảy ra tình trạng
trộm cắp, cướp giật,… Vì vậy, tạo việc làm cho thanh niên sẽ làm giảm tình
trạng vi phạm pháp luật, sự xuống cấp của đạo đức đang diễn ra ngày càng
nhiều trong xã hội hiện nay.
Đồng thời với việc làm giảm các vấn đề xã hội thì việc thanh niên tham
gia lao động trong các ngành nghề sẽ làm thay đổi cơ cấu các thành phần kinh
tế trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho sự phát triển đúng định hướng Kinh
tế Thị trường Xã hội Chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định phát triển kinh tế là
trọng tâm nhưng đồng thời phải bảo vệ sự phát triển đồng bộ văn hóa - xã hội –
giảo dục – quốc phòng – an ninh. Hiện nay tỷ lệ thanh niên nông thôn, miền
núi ở các Tỉnh thất nghiệp khá cao. Giải quyết việc làm cho nguồn lao động
này là bài toán đặt ra cho các cấp ủy Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã
hội nhằm đảm bảo đúng quan điểm của Đảng trong chính sách Công nghiệp
hóa Nông nghiệp Nông thôn và chính sách Đoàn kết, bình đẳng dân tộc.

20



Chương 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN Ở HUYỆN NGHI LỘC HIỆN NAY
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho
thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Nghi Lộc là huyện đồng bằng lớn thứ 3 sau huyện Quỳnh Lưu
và Yên Thành. Với dân số 195.847 người, diện tích tự nhiên của huyện
34.767,02 ha; gồm 29 xã và 1 thị trấn.
Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp Thị xã Cửa Lò,
phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phố
Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây
giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp
huyện Diễn Châu.
Về khí hậu: Nghi Lộc là vùng khí hậu có những đặc điểm chung của khí
hậu miền Trung nhiệt đới ẩm và gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa
nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5 – 34,5oC; mùa lạnh
thừ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 – 20,5oC.
Lượng mưa trung bình năm là 1.900mm, lớn nhất khoảng 2.600mm và
nhỏ nhất 1.100mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu vào
nửa cuối tháng 8 đến tháng 10. Với đặ trưng khí hậu như vậy nên trung bình
mỗi năm huyện Nghi Lộc thường phải chịu 3 cơn bão, kéo theo là mưa lớn
gây lụt lội, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế.
Về đia hình: Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng,
có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:
+ Vùng bán sơn địa: Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa
hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu
vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ
21



đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện,
với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích
của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi
Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này
chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm
31,4% tổng dân số của cả huyện.
+ Vùng đồng bằng: Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của
huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ
cao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm
48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có
thể phân thành 2 vùng:
+ Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có
độ cao từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng
điểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận
và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.
+ Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5- 5,0 m, là vùng
đất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi
Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái,
Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang.
Về tài nguyên thiên nhiên: Nghi Lộc có nguồn tài nguyên về đất, về
nước, về rừng và tài nguyên biển. Do địa hình được chia cắt thành 2 vùng rõ
rệt nên huyện có nhiều nhiều loại: đất phù sa thích hợp cho trồng cây lúa
nước, đất feralit vàng đỏ vùng đồi thích hợp cho cây công nghiệp, đất mặn,
đất cát vũ ven biển, đất cồn cát,…
Nghi Lộc là huyện khá được ưu đãi về mặt địa hình: vừa có núi, có
đồng bằng lại vừa có biển nên được hưởng lợi về mặt tự nhiên. Đất lâm
nghiệp của huyện có 9.265,52 ha. Chiếm 26,6% diện tích đất tự nhiên (trong
đó rừng sản xuất 3.400,98 ha, rừng phòng hộ 5.864,54 ha). Rừng tập trung
chủ yếu ở các xã vùng bán sơn địa được trồng các loại cây thông, keo, phi lao,

bạch đàn và trồng rừng ngập mặn ở các xã ven biển để chắn sóng, chắn gió.
22


Huyện Nghi Lộc có 14km bờ biển, diện tích khoảng 12.000 km2 mặt
biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã: Nghi Yên, Nghi
Tiến, Nghi Thái, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết, Phúc Thọ.
Biển Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản như
tôm, cua và các loại cá có giá trị kinh tế cao, khai thác phục vụ chế biến thuỷ
sản, phát triển du lịch biển.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nghi Lộc là huyện có diện tích khá lớn của Tỉnh với 30 đơn vị hành
chính cấp xã, thị trấn. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cấp Ủy Đảng,
chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân; huyện Nghi Lộc đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế địa phương và đáp ứng nhu
cầu xã hội của nhân dân.
Trong 5 năm qua với tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều
biến động đã ảnh hưởng tới sự phát triển của cả nước nói chung và huyện
Nghi Lộc nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết, chủ
động, sáng tạo, Nghi Lộc đã tạo được những bước chuyển mang tính đột phá,
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm gần đây đạt 12,01
%, tổng giá trị sản xuất năm 2011 ước đạt 1.954 tỷ đồng. Thu nhập bình quân
đầu người ước đạt 13,7 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với 5 năm trước.
Về phát triển kinh tế, các lĩnh vực nông – lâm – ngư tăng trưởng khá,
góp phần quan trọng trong việc ổn định xã hội và nâng cao đời sống nhân
dân. Cơ cấu cây trồng, mùa vụ tiếp tục được chuyển đổi có hiệu quả. Một số
cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như: Lạc, lúa lai, ngô
lai, dưa hấu… Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng nhanh, đến năm
2012 bình quân giá trị thu nhập trên đơn vị diện tich toàn huyện đạt 45

triệu /ha, trong đó có 3.710 ha cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên,
chiếm 35,6 % diện tích canh tác

23


Chăn nuôi phát triển theo hướng tăng cả tổng đàn và chất lượng, hình
thức chăn nuôi gia trại, trang trại được mở rộng. Toàn huyện phát triển thêm
các trang trại chăn nuôi tập trung, khuyến khích mở rộng chăn nuôi quy mô
lớn theo hình thức trang trại, công nghiệp và các loại vật nuôi có giá trị cao.
Nghề đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản phát triển đa dạng góp phần tăng thu
nhập cho ngư dân. Phát triển kinh tế thủy hải sản theo hướng gắn kết giữa
khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ, giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy hải sản. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy hải sản theo hướng công
nghiệp. Tăng cường đầu tư phương tiện, trang bị kĩ thuật hiện đại, đồng bộ để
nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.
Công nghiệp – xây dựng và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh góp
phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đẩy
nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp
xây dựng toàn huyện tăng bình quân 21,29 % / năm.
Bên cạnh đó, huyện còn tập trung phát triển Tiểu thủ công nghiệp và
làng nghề truyền thống. Toàn huyện đã có 20 làng nghề được huyện công
nhận, hình thành một số Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm các làng nghề.
Thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên các lĩnh vực, phấn
đấu tỷ trọng dịch vụ đạt 37,5% - 38% trong cơ cấu kinh tế. Tập trung phát
triển kinh tế du lịch ven biển để đẩy mạnh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế xã hội các vùng ven biển từ kinh tế thuần nông sang chủ yếu là
dịch vụ.
Bên cạnh tập trung phát triển kinh tế cũng tập trung đẩy mạnh các hoạt
động văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học trong toàn huyện.

Công tác giáo dục – đào tạo được cấp ủy Đảng và chính quyền quan
tâm. Huyện đã tiến hành phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở trong
toàn huyện năm 2003. Mở các lớp giáo dục thường xuyên và Trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện liên kết với các trường Đại học mở nhiều lớp Đại học
tại chức để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức
và thanh niên có nhu cầu muốn học.
24


2.2. Thực trạng việc làm của thanh niên ở huyện Nghi Lộc hiện nay
2.2.1. Khái quát chung về Thanh niên huyện Nghi Lộc
Huyện Nghi Lộc là một huyện chủ yếu thuần nông, đời sống của nhân
dân qua bao đời chỉ gắn với ruộng đồng nên gặp rất nhiều khó khăn. Trong
những năm qua, cùng với sự phát triển của tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc
cũng đã có những bước phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân từng bước
được nâng cao.
Hiện nay, số lượng thanh niên của huyện (tính từ 16 – 35 tuổi)
chiếm khoảng 32% dân số và trên 50% lực lượng lao động của huyện. Tính
đến năm 2012, số người trong độ tuổi lao động chiếm 58,63% tổng số nhân
khẩu toàn huyện.
Trong những năm qua, thanh niên huyện Nghi Lộc dưới sự dẫn dắt của
Đoàn TNCS huyện và HLHTN huyện đã đạt được nhiều thành tích trong các
phong trào thanh niên.
Trong tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện, lao động thanh
niên khá đông và tăng dần qua các năm. Đây là lực lượng lao động có sức
khỏe; có ước mơ, nhiệt huyết của tuổi trẻ; có trình độ học vấn ngày càng cao
hơn trước; thông minh nhanh nhạy, tích cực đi trước đón đầu trong mọi lĩnh
vực. Đa số thanh niên tích cực học tập, tự khẳng định bản thân, chủ động lập
thân lập nghiệp, tích cực tham gia vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tếxã hội tại địa phương, chủ động áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất,
kinh doanh để làm giàu cho bản thân và gia đình; góp phần quan trọng chủ

yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bên cạnh vai trò tích
cực thì lao động thanh niên cũng đang đặt ra những thách thức đối với các
cấp, các ngành trong quá trình giải quyết việc làm cho họ.
Trình độ học vấn của lực lượng lao động thanh niên ở huyện Nghi Lộc
đã được nâng lên, trong đó, số người tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm
49,89%, số người tốt nghiệp Trung học cơ sở chiếm 26,19%, số người tốt
nghiệp tiểu học chiếm 3,92% (số liệu năm 2011).
25


×