Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ThS. Phan Anh Thế: Lem lép hạt lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.74 KB, 2 trang )

1

BỆNH LEM LÉP HẠT
- “Lép trắng” XẨY RA GIAI ĐOẠN PHÂN HÓA ĐÒNG (Phun Tilt Super
300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Score 250EC… sau khi
cây lúa kết thúc đẻ nhánh), là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra.
Nguyên nhân của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ
trấu không được silic hóa, không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy
những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.
- “Lép xanh” XẨY RA GIAI ĐOẠN ĐÒNG PHÁT TRIỂN (Phun Tilt Super
300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Score 250EC… bất cứ
thời kỳ nào kể từ sau khi làm đòng), là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã
lép sẵn, do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, vỏ trấu đã hình thành chất
diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ vấn thấy màu xanh. Hoặc do
điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh, hạt không được hình thành.
- “Lép đen”XẨY RA GIAI ĐOẠN TRỖ (Phun Tilt Super 300EC, Nevo 330EC,
Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Score 250EC…trước trỗ 1 tuần và sau trỗ 1
tuần), là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm
bệnh, vi khuẩn..., chủ yếu là do nấm bệnh, gồm hàng chục loài nấm bệnh khác
nhau. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”.
BÀI TOÁN QUẢN LÝ BỆNH LEM LÉP HẠT
Nếu mỗi bông lép 5 hạt, thì mỗi sào 500m2 thiệt hại bao nhiêu?
TT Đối tượng phân tích năng suất hao hụt
1
2
3
4
5
6
7


Số hạt lép/bông
Số bông/ khóm
Số khóm/m2
Số m2/sào
Tổng số hạt lép/sào 500m2
Trọng lượng 1000 hạt (gam)
THIỆT HẠI NĂNG SUẤT

Số lượng
5
8
40
500
800.000
25
20

Đơn vị
tính
Hạt
Bông
Khóm
m2
Hạt
Gam
Kg

Như vậy, nếu mỗi bông mất đi 5 hạt, mỗi sào 500m2 chúng ta mất đi 20kg
thóc, tương đương với khoảng 120.000 - 150.000đ. Thực tế thì mất hàng chục,
hàng trăm hạt lép chứ không phải chỉ 5 hạt.



2

THIỆT HẠI DO LEM LÉP HẠT GÂY RA
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa giai đoạn đòng-trỗ: Dảnh vô
hiệu, lem lép hạt, tuổi thọ bộ lá đòng.
- Hạn chế tối đa dảnh vô hiệu: Dảnh vô hiệu là các dảnh không cho bông, hoặc
cho bông nhưng trỗ sau và chín muộn không cho năng suất. Phun Tilt Super
300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Score 250EC… giai đoạn
kết thúc đẻ nhánh, chuẩn bị phân hóa đòng ngoài phòng trừ vàng lá, khô vằn,…
thì nó còn có tác dụng ức chế sinh trưởng ngọn, ngăn cản tổng hợp chất kích
thích ra rễ (Auxin), rễ thiếu chất kích thích phát triển, nó ức chế tổng hợp chất
trẻ hóa tế bào. Giúp cây lúa không bị bật chồi non -> Hạn chế dảnh vô hiệu.
- Hạn chế lem lép hạt: Ngoài ra bộ lá lúa xanh non, dảnh vô hiệu nhiều, ảnh
hướng đến quá trình tổng hợp chất kích thích và phân hóa mầm hoa(Giberelin),
nếu thiếu nó có thể dẫn đến lép trắng và lép xanh. Vì GA giai đoạn này được
tổng hợp chủ yếu từ các lá bánh tẻ (bộ lá đòng). Nên trong quá trình đòng phát
triển có thể phun Tilt Super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Amistar Top
325SC, Score 250EC… bất cứ lúc nào để bảo vệ cây lúa trước nấm bệnh và hạn
chế lép trắng, lép xanh.
- Bảo vệ bộ lá đòng: Bộ lá đòng bao gồm 4 lá trên cùng là bộ lá quyết
định năng suất lúa. Khi cây lúa phân hóa đòng, bộ lá đòng được cố định, lúc này
cây lúa không thể mọc thêm được lá nào nữa. Bằng mọi giá phải bảo vệ tối thiểu
3 lá trên cùng trước nấm bệnh và kéo dài tuổi thọ (xanh lâu). Trong đó lá ôm
bông còn gọi lá cờ quyết định chính năng suất (>40%), 2 lá phía dưới chủ yếu
nuôi thân.
- Tilt Super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Score
250EC… là các thuốc có chứa hoạt chất thuộc nhóm Triazole, giúp bảo vệ cây
lúa trước nấm bệnh và kéo dài tuổi thọ bộ lá đòng. Nhờ các hoạt chất ức chế tổng

hợp Etylen, Etylen là chất làm giảm tuổi thọ bộ lá đòng, gây nên hiện tượng lá
vàng trước hạt chín. Trong đó Amistar Top 325SC là thuốc vừa chứa nhóm
Diazole (Difenoconazole) và nhóm Strobilurin (Azoxystrobin), vừa có cơ chế trị
bệnh vừa có cơ chế phòng bệnh tối ưu nhất.
Thạc sĩ: Phan Anh Thế



×