Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương ôn tập môn Hệ thống thông tin quản lý PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.16 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN PHÁT TRIỂN HTTT QUẢN LÝ
Câu 1: Các phương pháp tiếp cận phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Ưu nhược điểm các cách tiếp
cận?
Phát triển HTTT dựa trên máy tính bắt đầu từ những năm 1950, cho tới nay đã trải qua hơn 40 năm phát triển.
Trong quá trình phát triển, có thể xem như đã có 4 cách tiếp cận chính để phân tích và phát triển HTTT: tiếp
cận định hướng tiến trình, tiếp cận định hướng dữ liệu, tiếp cận định hướng cấu trúc, tiếp cận định hướng đối
tượng.
1. Tiếp cận định hướng tiến trình:
− Thời gian đầu khi máy tính mới ra đời, tốc độ máy rất chậm, bộ nhớ làm việc còn rất nhỏ nên người ta tập
trung vào các quá trình mà phần mềm phải thực hiện. Vì vậy, hiệu quả xử lý các chương trình trở thành mục
tiêu chính. Tất cả sự cố gắng lúc đó là tự động hóa các tiến trình đang tồn tại (như mua hàng, bán hàng…)
của những bộ phận chương trình riêng rẽ. Lúc này người ta đặc biệt quan tâm đến các thuật toán (phần xử
lý) để giải được bài toán đặt ra và cách sử dụng khéo léo bộ nhớ làm việc rất hạn hẹp. Các dữ liệu được tổ
chức trong cùng một tập tin với chương trình.
− Sau này, với sự tiến bộ về khả năng lưu trữ, các tập tin dữ liệu được tổ chức tách biệt với chương trình.Mặc
dù vậy, thiết kế một HTTT vẫn dựa trên trình tự mà nó sẽ thực hiện. Sự tập trung vào tiến trình, sử dụng và
chuyển đổi của dữ liệu trong HTTT vẫn được đặc trưng bằng định hướng tiến trình.
− Đối với cách tiếp cận này, phần lớn các dữ liệu được lấy trực tiếp từ các nguồn của nó qua từng bước xử lý.
Nhược điểm:
− Tồn tại một số tập tin dữ liệu tách biệt trong những ứng dụng và chương trình khác nhau, và dẫn đến có
nhiều tập tin trong những ứng dụng khác nhau có thể chứa cùng các phần tử dữ liệu như nhau như được
minh họa ở hình sau:

− Mỗi khi một phần tử riêng lẻ thay đổi hay có sự thay đổi trong một tiến trình xử lý thì kéo theo phải thay đổi
các tập tin dữ liệu tương ứng.
− Việc tổ hợp các tập tin dữ liệu chuyên biệt cũng rất khó khăn, vì mỗi tập tin mang tên và định dạng dữ liệu
khác nhau.
− Cách tiếp cận này tạo ra sự dư thừa dữ liệu, hao phí qua nhiều công sức cho việc thu thập và tổ chức dữ liệu,
và các dữ liệu sử dụng kém hiệu quả do không thể chia sẻ giữa các ứng dụng với nhau.
2. Tiếp cận định hướng dữ liệu:
− Tiếp cận này tập trung vào việc tổ chức các dữ liệu. Hai ý tưởng chính của cách tiếp cận này là:


+ Tách dữ liệu ra khỏi các quá trình xử lý.
+ Tổ chức cơ sở dữ liệu chung cho các ứng dụng.

Cấu trúc hệ thống hướng dữ liệu


− Công nghệ quản lý dữ liệu tiến bộ cho phép biểu diễn dữ liệu thành các tập tin riêng biệt và tổ chức
chúng thành những cơ sở dữ liệu dùng chung.
Ưu điểm:
Nhờ việc tách dữ liệu để tổ chức riêng và tập trung, người ta có thể tổ chức dữ liệu một cách tối ưu v ề cả
phương diện lưu trữ (tiết kiệm không gian nhớ) cũng như về mặt sử dụng: giảm dư thừa, tìm kiếm thuận lợi, lấy
ra nhanh chóng và sử dụng chung. Việc tổ chức dữ liệu như trên cho phép cơ sở dữ liệu phục vụ cho nhi ều ứng
dụng độc lập khác nhau.
3. Tiếp cận hướng cấu trúc:
− Đặc trưng của phương pháp hướng cấu trúc là phân chia chương trình chính thành nhiều chương trình
con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công việc xác định.
− Trong phương pháp hướng cấu trúc, phần mềm được thiết kế dựa trên một trong hai hướng : hướng dữ
liệu và hướng hành động.
+ Cách tiếp cận hướng dữ liệu xây dựng phần mềm dựa trên việc phân rã phần mềm theo các chức năng
cần đáp ứng và dữ liệu cho các chức năng đó. Cách tiếp cận hướng dữ liệu sẽ giúp cho những người phát
triển hệ thống dễ dàng xây dựng ngân hàng dữ liệu.
+ Cách tiếp cận hướng hành động lại tập trung phân tích hệ phần mềm dựa trên các hoạt động thực thi các
chức năng của phần mềm đó.
− Cách thức thực hiện của phương pháp hướng cấu trúc là phương pháp thiết kế từ trên xuống (top-down).
Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán
con cho đến khi nhận được các bài toán có thể cài đặt được ngay sử dụng các hàm của ngôn ngữ lập
trình hướng cấu trúc.
* Ưu điểm:
− Tiếp cận hướng cấu trúc đã cung cấp 1 tập hợp đầy đủ các đặc tả hệ thống ít dư thừa được phát triển
theo quá trình logic và lặp lại. Nó đem lại các lại ích sau:

+ Làm giảm sự phức tạp: theo PP top – down, việc chia nhỏ dần các vấn đề lớn và phức tạp thành những
phần nhỏ hơn mà các thành viên trong đội dự án có thể quản lí và giải quyết được.
+ Tập trung vào ý tưởng: hướng tiếp cận này cho phép các nhà thiết kế trước hết tập trung vào ý tưởng
của hệ thống, bỏ qua những rằng buộc vật lí. Sau khi có được ý tưởng thì mới bổ sung và cụ thể gắn vào
các phương tiện vật lí.
+ Chuẩn hóa: các định nghĩa, công cụ và cách tiếp cận chuẩn mực cho phép nhà thiết kế làm việc tách
biệt, cho phép các hệ thống con khác nhau không cần liên lạc với nhau mà vẫn đảm bảo được sự thống
nhất.
+ Hướng về tương lai: việc tập trung vào đặc tả hệ thống 1 cách đầy đủ, hoàn thiện, cho phép dễ thay đổi,
dễ bảo trì.
+ Giảm bớt nghệ thuật khi thiết kế: do các nhà thiết kế phải tuân thủ các quy tắc nên giảm bớt được sự
ngẫu hứng.
Nhược điểm:
− Không hỗ trợ việc sử dụng lại. Các chương trình hướng cấu trúc phụ thuộc chặt chẽ vào cấu trúc dữ liệu
và bài toán cụ thể, do đó không thể dùng lại một modul nào đó trong phần mềm này cho phần mềm mới
với các yêu cầu về dữ liệu khác.
− Không phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn. Nếu hệ thống thông tin lớn, việc phân ra thành các bài
toán con cũng như phân các bài toán con thành các modul và quản lý mối quan hệ giữa các modul đó sẽ
là không phải là dễ dàng và dễ gây ra các lỗi trong phân tích và thiết kế hệ thống.
4. Tiếp cận hướng đối tượng:


− Tiếp cận định hướng đối tượng là cách mới nhất để phát triển HTTT. Cách tiếp cận này dựa trên ý
tưởng xây dựng một hệ thống gồm các đơn thể được gọi là đối tượng liên kết với nhau bằng mối quan
hệ truyền thông. Các đối tượng thường tương ứng với các thực thể trong HTTT như khách hàng, nhà
cung cấp, hợp đồng, thỏa thuận thuê. Mục tiêu của cách tiếp cận này là làm cho các phân tử của hệ
thống trở nên độc lập tương đối với nhau và có thể dùng lại. Điều đó đã cải thịên cơ bản chất lượng của
hệ thống và làm tăng năng suất hoạt động phân tích và thiết kế.
− Ý tưởng khác nằm phía sau của cách tiếp cận này là sự thừa kế và bao gói thông tin. Các đối tượng có
cùng cấu trúc và hành vi được tổ chức thành từng lớp.

+ Kế thừa: cho phép tạo ra các lớp mới có chung với các lớp đang tồn tại một số đặc trưng và có thêm các
đặc trưng mới. Nhờ vậy mà sự mô tả lớp mới chỉ liên quan đến những đặc trưng mới.
+ Bao gói cả dữ liệu và xử lý trong một đối tượng: làm cho hoạt động của nó không ảnh hưởng đến các
đối tượng khác.
Ưu điểm:
− Tính kế thừa cho phép tạo ra các lớp mới mà sự mô tả lớp mới chỉ liên quan đến những đặc trưng mới.
− Với cơ chế bao gói thông tin và liên kết qua truyền thông, hệ thống được “lắp ghép” và “tháo dỡ” đơn
giản, dễ bảo trì, dễ sử dụng lại và có thể đạt được quy mô tùy ý.
− Cách tiếp cận mới này đáp ứng được nhũng yêu cầu và thách thức cơ bản hiện nay là phát triển các hệ
thống phần mềm có quy mô lớn, phức tạp hơn, nhanh hơn, dễ bảo trì và chi phí chấp nhận được.
Câu 2: Các phương pháp phát triển hệ thống? Ưu/ nhược điểm của từng phương pháp?
Các phương pháp phát triển hệ thống gồm có:
1) Phương pháp dựa trên vòng đời phát triển.
2) Phương pháp làm bản mẫu.
3) Phương pháp sử dụng phần mềm đóng gói.
4) Phương pháp người sử dụng phát triển hệ thống.
5) Phương pháp thuê bao.
1) Phương pháp dựa trên vòng đời phát triển:
Trong phương pháp dựa trên vòng đời phát triển, có phương pháp vòng đời truyền thống và phương pháp xoáy
ốc có thể xem là tiêu biểu.
* Phương pháp vòng đời truyền thống:
− Phương pháp này quan niệm rằng: HTTT có một vòng đời tương tự như một thực thể bất kỳ: có giai
đoạn bằt đầu, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc. .
− Các pha phát triển: Về cơ bản nội dung các bước ở đây gần giống với nội dung của mô hình chung phát
triển hệ thống, gồm có:
+ Khởi tạo và lập kế hoạch dự án.
+ Phân tích hệ thống.
+ Thiết kế hệ thống.
+ Triển khai hệ thống:
+ Tạo chương trình và kiểm thử.

+ Cài đặt và chuyển đổi hệ thống.
+ Vận hành và bảo trì hệ thống.
− Ở giai đoạn phân tích, thường hình thành 1 báo cáo gọi là báo cáo nghiên cứu hệ thống. Trong pha thiết
kế đặc biệt nhấn mạnh tới đặc tả hình thức hóa, cho nên nhiều công cụ thiết kế và tài liệu được sử dụng.
− Ưu điểm:
+ Phương pháp này thích hợp cho các hệ thống kĩ thuật phức tạp như hệ thống kiểm soát hàng không.


+ Nó cũng thường được sử dụng để xây dựng các hệ thống xử lý giao dịch lớn (TPS) và cáchệ thông tin
quản lý (MIS) mà ở đó đòi hỏi hệ thống có cấu trúc và xác định chặt chẽ.
− Nhược điểm:
+ Phương pháp này có chi phí cao, thời gian thực hiện dài và không mềm dẻo. Phương pháp này có xu
hướng dành quá ít thời gian thời gian cho việc phân tích và thiết kế. Kết quả là hệ thống không đáp ứng
được yêu cầu người dùng, và đòi hỏi chi phí lớn.
+ Khối lượng các tài liệu lần đầu là rất lớn và sẽ tăng lên rất nhiều nếu như các yêu cầu và các đặc tả phải
làm lại.
+ Rõ ràng rằng, phương pháp này không thích hợp với phần lớn các hệ thống vừa và nhỏ mà ta thường gặp
vào những năm 1990 và thế kỷ 21 sau này.
∗ Phương pháp vòng đời phát triển với mô hình xoắn ốc:
− Nội dung của phương pháp: Quá trình phát triển HT được tiến hành qua các bước lặp. Mỗi bước lặp
gồm có các hoạt động chính:
• Lập kế hoạch: xác định mục tiêu, giải pháp và rằng buộc.
• Phân tích rủi ro: phân tích các phương án và xác định/ giải quyết các rủi ro.
• Kĩ nghệ: phát triển sản phẩm “mức tiếp theo”.
• Đánh giá của khách hàng: khẳng định kết quả của kĩ nghệ.
+ Với mỗi lần lặp xoắn ốc (bắt đầu từ trung tâm), các phiên bản được hoàn thiện hơn và bổ sung dần.
+ Tại mỗi vòng xoắn ốc, phân tích rủi ro phải đi đến quyết định “tiến hành hay dừng”. Nếu rủi ro quá lớn
thì có thể đình chỉ dự án.
− Ưu điểm:
+ Mô hình xoắn ốc là một cách tiếp cận thực tế để phát triển các hệ thống phần mềm quy mô lớn. Trong

đó làm bản mẫu xem như một cơ chế làm giảm bớt rủi ro.
+ Hiệu quả của mô hình là trông thấy được. Quá trình lặp và đánh giá rủi ro ở mỗi bước là cơ chế tốt đảm
bảo sự thành công của việc xây dựng HTTT (vì rủi ro ở mỗi bước là nhỏ, dễ nhận ra, dễ khắc phục và
nếu xãy ra cũng không ảnh hưởng lớn đến phần đã xây dựng).
− Nhược điểm:
+ Việc đánh giá đúng rủi ro cần có chuyên gia và vì thế chi phí cần thiết sẽ không thích hợp với dự án nhỏ.
+ Hơn thế nữa, sự thay đổi linh hoạt trong phát triển không dễ thực hiện khi mà hợp đồng đã được ký kết
và xác định.
2. Phương pháp làm bản mẫu:
∗ Nội dung của phương pháp:
− Thay vào việc tạo ra nhiều tài liệu đặc tả và nhiều tại liệu thiết kế, phương pháp làm mẫu nhanh chóng
tạo ra một mô hình làm việc thực nghiệm để người sử dụng xem xét, đánh giá. Thông qua giao tiếp với
bản mẫu, người sử dụng có thể phát triển tư duy của mình, và nêu ra những đòi hỏi của HTTT 1 cách rõ
ràng. Bản mẫu được sử dụng khi có sự thừa nhận của người dùng.
− Trong phương phap làm bản mẫu, sau mỗi lần xây dựng, các mẫu được người sử dụng thử nghiệm và
đánh giá, trong quá trình này, các yêu cầu được xác định thêm vào. Từ mẫu đầu tiên, cho đến các mẫu
tiếp theo được làm mịn hoặc thiết kế lại, quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi HT không còn yêu
cầu nào mới được phát hiện thêm và không cần sửa đổi gì thêm. Sau đó phiên bản cuối cùng được sử
dụng.
Tóm tắt các bước của quá trình làm bản mẫu:
+ Bước 1: Xác định các nhu cầu cơ bản của người sử dụng:


Chuyên viên thiết kế hệ thống làm việc với người sử dụng để nắm được yêu cầu thông tin cơ bản cho việc tạo ra
bản mẫu.
+ Bước 2. Phát triển bản mẫu đầu tiên:
Người thiết kế tạo nhanh một bản mẫu bằng cách sử dụng công cụ phần mềm thế hệ thứ tư (chẳng hạn công cụ
CASE).
+ Bước 3. Sử dụng bản mẫu làm việc với người sử dụng:
Bản mẫu được xây dựng đem trình diễn hay cho người sử dụng thử nghiệm. Người sử dụng biết được bản mẫu

đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào và đưa ra những đề nghị bổ sung và cải tiến.
+ Bước 4. Hoàn thiện và tăng cường bản mẫu:
Người thiết kế thay đổi bản mẫu để đáp ứng đòi hỏi mới của người sử dụng và làm mịn hơn bản mẫu một cách
phù hợp trên cơ sở sử dụng các thông tin bổ sung khác. Bước 3 và 4 được lặp lại cho đến khi bản mẫu thỏa mãn
yêu cầu đặt ra. Khi bản mẫu được chấp nhận là hoàn tất đặc tả cuối cùng của ứng dụng.
∗ Ưu điểm:
− Làm bản mẫu đặc biệt có lợi khi mà một số yêu cầu thông tin hay giải pháp cho nó còn chưa được xácđịnh.
Nó cũng rất có lợi khi thiết kế giao diện người dùng của HTTT (màn hình nhập liệu, màn hình kiểmtra, báo
cáo).
− Bản mẫu dễ làm cho người sử dụng phản ứng tự nhiên với những phần của hệ thống màngười ta sẽ làm việc
với nó. Từ đó đóng góp bổ sung làm mau chóng tạo ra hệ thống, và hạn chế đượcnhững chi phí quá đáng
của sự phát triển và những sai sót thiết kế.
− Phương pháp làm mẫu thích hợp nhất với những hệ thống nhỏ hay những hệ thống lớn có thể chia nhỏ để
làm mẫu từng phần.
− Nhiều công cụ làm mẫu cho phép chuyển bản mẫu thành hệ thống vận hành một cách tự động. Khi kếtthúc,
nếu bản mẫu làm việc hợp lý, công việc quản lý không đòi hỏi phải làm lại chương trình, thiết kế hay thử
nghiệm toàn diện các kết quả của hệ thống.
Nhược điểm: Mặt khác, chính sự tiện lợi này làm khó khăn cho vịêc bảo trì sau này. Khi mà bản mẫu không có
cấu trúc chặt chẽ, việc đảm bảo kỹ thuật có thể không hiệu quả.
Vì bản mẫu được xây dựng với ít công sức, người quản lý có thể nghĩ rằng việc thử nghiệm có thể dành cho
người dùng và những sai sót nhỏ có thể chậm được sửa đổi hơn. Vì hệ thống rất dễ thay đổi, việc làm tài liệu có
thể không kịp thời.
4. Phương pháp sử dụng phần mềm đóng gói:
∗ Nội dung của phương pháp:
− Phần mềm đóng gói là những chương trình ứng dụng viết sẵn ở dạng mã máy dành cho những lớp bài
toán cụ thể. Các gói phần mềm ứng dụng phát triển rất mạnh vì nhiều ứng dụng là chung cho tất cả các
tổ chức. Sau khi phân tích, thiết kế, người ta chọn các gói phần mềm thích hợp. Khi đó tổ chức không
cần viết chương trình, mà chỉ cần cài đặt nó để sử dụng.
− Khi sử dụng gói phần mềm, việc thiết kế hệ thống bao gồm cả vịêc đánh giá năng lực gói phần mềm và
nỗ lực để nắm bắt được các đặc trưng của nó. Theo kinh nghiệm, ngay các gói phần mềm tốt nhất cũng

chỉ có thể đáp ứng 70% yêu cầu của tổ chức. Với 30% yêu cầu còn lại bản thân tổ chức phải xây dựng
phần bổ sung.
− Để chọn được các phần mềm đóng gói thích hợp, cần đánh giá nó theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Các
mặt sau đây cần được xem xét khi chọn gói phần mềm:
+ Chức năng: Gói chương trình có thể đáp ứng được những chức năng gì?
+ Tính mềm dẻo: Gói phần mềm có dễ cải biên, dễ mở rộng không? Những đặc trưng gì có thể dành cho
khách hàng thực hiện, mở rộng?
+ Tính thân thiện: Chương trình có dễ sử dụng và dễ kiểm tra hay không? dễ nhớ, dễ học, dễ thaotác,…?...


+ Yêu cầu về kỹ thuật: Cấu hình máy tối thiểu? Số đĩa, băng để lưu trữ? Loại hình dữ liệu và cấu trúc tập
tin sử dụng?...
+ Cài đặt và bảo trì: Có khó khăn gì để chuyển đổi từ hệ thống hiện hành sang hẽ thống làm việc với gói
phần mềm? Đội ngũ cán bộ tối thiểu cần để đảm bảo việc bảo trì và trợ giúp khai thác là bao nhiêu?
Trình độ nào?...
+ Tài liệu: Tài lịêu cho người dùng, tài liệu hệ thống được cung cấp gồm những tài liệu gì? Nó có đầy đủ ,
dễ đọc?
+ Chất lượng người bán: Người bán có kinh nghiệm áp dụng trong lĩnh vực nào? Những tiện ích mua
hàng mà người bán cung cấp trong và sau bán hàng là gì? Doanh số bán và những ghi nhận về tài chính
của người bán? Những khách hàng của người bán là những ai?
+ Giá thành: Giá bán, giá thuê phần mềm? Giá mua bao gồm những khoản mục gì? (các modun bổ sung,
tiện ích thường xuyên, thời gian tư vấn, đào tạo, trợ giúp cài đặt). Bảo trì miễn phí bao lâu?, chi phí hoạt
động thường xuyên là bao nhiêu?...
∗ Ưu điểm:
− Việc sử dũng các gói phần mềm ứng dụng đã thực sự rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển
một hệ thống mới và chi phí quản lý quá trình phát triển hệ thống.
− Người bán còn cung cấp các công cụ hỗ trợ, bảo trì và tăng cường hệ thống làm cho nó có khả năng phát
triển theo kịp tiến bộ công nghệ.
− Việc cung cấp các tài liệu về phần mềm đóng gói là rất đầy đủ và kịp thời. Các phần mềm thường hoạt
động rất ổn định.

∗ Nhược điểm:
− Nhược điểm của gói phần mềm ứng dụng là không đạt được chất lượng kỹ thuật và chức năng cho các
ứng dụng đa mục tiêu và có nhiều đặc thù. Nó không thể thay thế các phần mềm cơ bản.
− Nhiều khi để làm vừa ý theo yêu cầu của khách hàng, việc chỉnh sửa lại các chương trình lại quá đắt và
làm giảm các lợi thế vốn có của các gói phần mềm.
5. Phương pháp người sử dụng phát triển hệ thống:
∗ Nội dung của phương pháp:
− Trong nhiều tổ chức, người dùng cuối cùng phát triển một phần đáng kể HTTT với sự giúp đỡ chút ít
hay không chính thức của các chuyên gia tin học. Hiện tượng này gọi là phát triển hệ thống do người sử
dụng cuối cùng. Nhiều hệ thống do người sử dụng cuối cùng phát triển đã mang lại kết quả nhanh hơn
so với phương pháp vòng đời. Mặc dù còn nhiều hạn chế, việc phát triển hệ thống do người sử dụng
thực hiện đem lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức.
∗ Ưu điểm:
− Cải thiện việc xác định yêu cầu thông tin: chính người dùng đặt ra những yêu cầu thông tin cho chính
mình nên việc xác định yêu cầu rất nhanh chóng.
− Làm tăng sự hiểu biết và thỏa mãn nhu cầu người dùng: chính người dùng tự phát triển HT nên họ dễ
dàng kiểm tra qua trình phát triển HT và sự đáp ứng nhu cầu của mình và hiểu biết hệ thống tốt hơn.
− Rút ngắn quá trình áp dụng: vì nhiều công đoạn của quá trình phát triển được bỏ qua.
∗ Nhược điểm:
− Do người dùng phát triển các phần hệ thống một cách độc lập nên có thể tạo ra những vấn đề không thể
tránh khỏi:
− Phần lớn tổ chức không có một chiến lược phát triển HTTT để đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu đặt
ra và các chuẩn mực thích hợp với chức năng của họ.
− Khi hệ thống được phát triển nhanh thường thiếu công nghệ tiên tiến và thử nghiệm hình thức hoá, tài
liệu không được xây dựng thích hợp và kịp thời.


− Việc tạo ra các ứng dụng riêng của mình và các tập dữ liệu sẽ làm tăng khó khăn kiểm soát các dữ liệu.
6. Phương pháp thuê bao:
− Một tổ chức có thể thuê một công ty chuyên nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống để cung cấp dịch vụ

cho họ. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến và thích hợp với nhiều tổ chức có những điều kiện
đặc thù. Những tổ chức cung cấp dịch vụ bên ngoài loại này thường có những lợi thế do quy mô lớn
(năng lực của họ được chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, họ có điều kiện đầu tư đổi mới thiết bị
và nâng cao chất lượng dịch vụ thường xuyên).
∗ Ưu điểm:
− Việc thuê ngoài cho phép rổ chức nhận được dịch vụ nhanh chóng, chỉ phải trả phần chi phí cho dịch vụ
mà họ sử dụng, không cần phải bỏ ra chi phí đầu tư.
∗ Nhược điểm:
− Nhược điểm của phương pháp này là khi tổ chức không còn trách nhiệm đối với sự phát triển và hoạt
động của HTTT, nó có thể mất khả năng kiểm soát được các chức năng của HTTT và bị khống chế mỗi
khi có vấn đề trong quan hệ với họ. Sự phụ thuộc này sẽ dẫn đến chi phí cao hay mất định hướng phát
triển về kỹ thuật.
− Những bí mật thương mại và thông tin lợi thế có thể bị lọt ra ngoài. Bản thân tổ chức không có điều kiện
xây dựng và phát triển tiềm lực của mình.
Câu 3: Khung kiến trúc và chức năng các thành phần của nó được sử dụng trong phát triển hệ thống?
Kiến trúc HTTT không phải là 1 bản thiết kế hay 1 bản kế hoạch để thực hiện, mà là 1 mô tả cấu trúc cơ bản về
HT mong muốn. Tổng quan về 1 khung khổ của kiến trúc HTTT được chỉ ra ở hình dưới. Biểu đồ này không
phải là kiến trúc của 1 HTTT mà là 1 khung khổ hay là 1 khung xương mà ta có thể dựa vào để hình thành 1
kiến trúc cho việc phát triển 1 HTTT cụ thể. Sau đây là biểu đồ khung kiến trúc do John Zalhman đưa ra cơ bản
như sau:
Cột dữ liêu biểu diễn “cái j ” trong HTTT.Trong HTTT “cái j ” bao gồm các thực thể dữ liệu và mối quan hệ
giữa chúng.
Cột tiến trình biểu diễn “như thê nào” trong HTTT.Trong HTTT “như thế nào” tương ứng với danh sách cấu
trúc đắc tả sản phẩm cuối cùng được hợp nhất từ các thành phần đưa vào hệ thống .Nó mô tả các tiến trình diễn
ra trong hệ thống.
Cột mạng biểu diễn “ở đâu” trong HTTT.Trong HTTT “ở đâu ”mô tả các vị trí trong ko gian mà ở đó dữ liệu
được lưu trữ và cá xử lý được thực hiện nhằm đảm bảo các hoạt động của hệ thống được phân bố tại mỗi vị trí.
Dữ liệu

Tiến trình


Mạng

Phạm vi nghiệp vụ

Danh sách các thực
thể nghiệp vụ quan
trọng

Danh sách các chức năng
nghiệp vụ quan trọng

Danh mục địa
phương có hoạt
động nghiệp vụ

Mô hình nghiệp vụ

Các thực thể nghiệp
vụ và mối quan hệ
giữa chúng

Phân rã chức năng và tiến
trình

Liên kết truyền
thông giữa các đơn
vị nghiệp vụ

3


Mô hình HTTT

Mô hình dữ liệu
nghiệp vụ và mối
quan hệ giữa chúng

Luồng dữ liệu giữa các tiến
trình ứng dụng

Mạng lưới phân
tán.

4

Mô hình công nghệ

Thiết kế CSDL

Đặc tả các tiến trình

Thiết kế cấu hình

1

2


5


Xác định, bố trí công
nghệ

Biểu đồ tổng thể
CSDL và các biểu đồ
con

Mã chương trình và các
khối kiểm tra.

Bố trí cấu hình

6

Hệ thống thông tin

Dữ liệu và thông tin

Các chương trình ứng
dụng

Cấu hình hệ thống

− 1 khung kiến trúc HTTT bao gồm 3 thành phần chính: dữ liệu, tiến trình và mạng. Nhiều quá trình phát
triển HTTT được xem như 1 sự tổ hợp của 3 thành phần này.
− Khung kiến trúc được mô tả bằng 1 bảng 2 chiều gồm các cột và các dòng:
+ Các cột mô tả các thành phần cơ bản của khung kiến trúc – 3 thành phần: dữ liệu, tiến trình và mạng.
+ Các dòng mô tả các dạng sản phẩm của các bước khác nhau của quá trình phát triển.
+ Mỗi ô của dòng đưa ra 1 thể hiện của mỗi dạng sản phẩm theo từng thành phần tương ứng.
− Cột dữ liệu:

+ Cột dữ liệu biểu diễn “cái gì” trong HTTT. “Cái gì” ở đây bao gồm các thực thể dữ liệu và các mối quan
hệ giữa chúng.
− Cột tiến trình:
+ Cột tiến trình biểu diễn “như thế nào” trong HTTT. “Như thế nào” ở đây tương ứng với danh sách các
cấu trúc đặc tả sản phẩm cuối cùng được hợp nhất từ các thành phần dựa vào hệ thống. Nó mô tả các
tiến trình diễn ra trong HTTT. Trong HTTT, 1 tiến trình là 1 dãy các bước chuyển cái vào thành cái ra
(dữ liệu thành thông tin).
− Cột mạng:
+ Cột mạng biểu diễn “ở đâu” trong HTTT. “Ở đâu” ở đây mô tả các vị trí không gian mà ở đó dữ liệu
được lưu trữ và các xử lí được thực hiện đảm bảo các hoạt động của hệ thống được phân bố tại mỗi vị
trí.
− Có 6 dòng trong khung kiến trúc HTTT. Mỗi dòng của bảng tổng hợp những nội dung chính cho mỗi
bước của tiến trình bằng cách liệt kê sản phẩm của dòng đó mà cần thiết cho những người có liên quan.
− Mỗi ô của khung kiến trúc chứa 1 biểu diễn của 1 mô hình cho 1 thành phần và cho 1 cá nhân. Ví dụ, 1
khía cạnh về 1 mô hình TT, được biểu diễn ở dạng 1 biểu đồ thực thể quan hệ cho thành phần dữ liệu,
bằng biểu đồ luồng dữ liệu cho thành phần tiến trình, biểu đồ mạng phân bố cho thành phần mạng. Tuy
nhiên, khung khổ là rất mềm dẻo, 1 tổ chức có thể chọn 1 mô hình biểu diễn bất kì thích họp trong mỗi ô
đó để xây dựng kiến trúc HTTT cho riêng mình, ví dụ: mô hình HTTT về dữ liệu có thể chứa 2 mức: ER
khái quát và ER chi tiết.
− Những quy tắc nghiệp vụ (dưới hình thức logic, rằng buộc, kiến thức) được lồng vào trong mô hình
trong mỗi cột của khung đó. Các quy tắc này được thể hiện ở dạng các ý kiến chuyên gia, nghiệp vụ,
rằng buộc…
− Việc phát triển và sử dụng kiến trúc HTTT chính là thực hiện 1 loạt hoạt động trong mối quan hệ tương
tác chặt chẽ giữa 3 yếu tố: dữ liệu, các tiến trình và các thành phần của mạng thông tin.
Nội dung
Người thực hiện
Vai trò
Phạm vi nghiệp vụ

Chủ sở hữu


Cung cấp 1 tổng quan chiến lược bao gồm phạm vi
nghiệp vụ, nhiệm vụ và định hướng


Mô hình nghiệp vụ

Nhà kiến trúc

Cung cấp mô hình kinh doanh, mô tả tổ chức nghiệp vụ,
hoạt động chức năng và dữ liệu liên quan.

Mô hình HTTT

Nhà thiết kế

Mô tả mô hình HTTT trợ giúp nghiệp vụ

Mô hình công nghệ

Người xây dựng

Chuyển mô hình HTTT thành thiết kế tương ứng với đặc
trưng và rằng buộc của nghiệp vụ và công nghệ.

Xác định công nghệ

Người hợp đồng

Chuyển mô hình công nghệ thành mô tả vật lí HTTT


HTTT

Người sử dụng

Quản lí, sử dụng và vận hành HTTT hoàn thiện.

Câu 4: Các đặc trưng của biểu đồ luồng dữ liệu vật lý và biểu đồ luồng dữ liệu logic?
Biểu đồ luồng dữ liệu được chia thành biểu đồ luồng dữ liệu vật lí và biểu đồ luồng dữ liệu logic.
- Biểu đồ luồng dữ liệu mức vật lý:
+ Trong biểu đồ mức vật lý mô tả tất cả các chức năng xử lý, các phương tiện xử lý, các giá mang thông tin
(phương tiện mang, vật mang) cùng với các mối liên quan không gian và thời gian.
+ Biểu đồ này mô tả hệ thống làm việc như thế nào (trả lời câu hỏi " How?"), do vậy nó dùng trong khảo sát hệ
thống hiện tại và thiết kế hệ thống mới
- Biểu đồ luồng dữ liệu mức logic (mức khái niệm, hay còn gọi là mức quan niệm) W
+ Biểu đồ này bỏ qua yếu tố vật lý, chỉ tập trung vào mô tả hệ thống làm gì hay nói cách khác nó trả lời câu hỏi
"hat?" (mô tả hệ thống làm gì?)
+ Biểu đồ này chỉ quan tâm đến các chức năng nào cần xử lý trong hệ thống và những thông tin liên quan đến
chức năng đó.
Bảng sau đây sẽ tóm tắt các đặc trưng của biểu đồ luồng dữ liệu vật lí và biểu đồ luồng dữ liệu logic.
Đặc trưng

Logic

Vật lí

Cái mà biểu đồ phản ánh

Nghiệp vụ diễn ra như thế nào


Hệ thống sẽ được cài đặt như như thế
nào (Hoặc hệ thống hiện thời hoạt
động ra sao).

Cái mà tiến trình thể hiện

Hoạt động nghiệp vụ

Các chương trình, modum, thủ tục

Cái mà dữ liệu lưu trữ thể
hiện

Tập các dữ liệu, bất kể dữ liệu
được lưu trữ ra sao

các tập tin vật lí và CSDL.

Loại dữ liệu lưu trữ

Tập các dữ liệu lưu trữ lâu dài

Các tập tin chủ, tập tin giao dịch

Kiểm soát hệ thống

Kiểm soát nghiệp vụ

Các kiểm soát để xác thực dữ liệu
đầu vào.


Câu 5 : Giải thích và phân tích các pha trong chu trình thác nước, chu trình xoắn ốc, chu trình lắp ráp
các thành phần, chu trình tăng trưởng. ưu điểm và nhược điểm ì trong phân tích hệ thống
1.Qui trình thác nước (waterfall- Royce, 1970)


Xác định yêu cầu
Khảo
Khảo sát
sát

dữ liệu, xử lý
dữ liệu, xử lý, giao
diện

Phân
Phân tích
tích
Thiết
Thiết kế
kế

dữ liệu, xử lý,
giao diện

Cài
Cài đặt,
đặt, kiểm
kiểm thử
thử

Bảo
Bảo trì
trì








Giai đoạn khảo sát
– Tìm hiểu thực tế
– Nắm bắt những yêu cầu của người sử dụng
– Lập kế hoạch triển khai.
– Đối tượng tham gia:
 Những người chịu trách nhiệm triển khai HTTT (phía khách hàng).
 Nhóm quản lý dự án (phía công ty phát triển)
 Nhân viên nghiệp vụ (người sử dụng).
 Chuyên viên tin học (người khảo sát)
Giai đoạn phân tích
– Mô tả lại thực tế thuộc phạm vi ứng dụng ở mức quan niệm, cấu trúc hóa yêu cầu
– Phát sinh các phương án và lựa chọn phương án khả thi nhất
– Giai đoạn phân tích độc lập với môi trường cài đặt ứng dụng HTTT
– Đối tượng tham gia
 Nhân viên nghiệp vụ (người sử dụng)
 Chuyên viên tin học (chuyên viên phân tích, thiết kế)
 Nhóm quản lý dự án (tổ chức, kế hoạch hóa, …)
Giai đoạn thiết kế
– Mô hình hóa thành phần dữ liệu và xử lý ở mức

 Thiết kế luận lý (tổ chức logic )
• Thiết kế dữ liệu
• Thiết kế kiến trúc
• Thiết kế giao diện
 Thiết kế vật lý: chuyển đổi thiết kế luận lý sang các đặc tả phần cứng, phần mềm, kỹ
thuật được chọn để cài đặt hệ thống
– Liên quan đến việc sử dụng một số công cụ tin học hỗ trợ cho chuyên viên tin học trong quá
trình thiết kế
– Đối tượng tham gia:
 Nhóm quản lý dự án
 Chuyên viên tin học (chuyên viên phân tích, thiết kế)
Giai đoạn cài đặt, thử nghiệm
– Lập trình hệ thống
– Kiểm tra những chức năng, phân hệ, sự kết hợp của những phân hệ khác nhau, tổng thể cả hệ
thống thông tin
– Thử nghiệm
– Xây dựng tài liệu hệ thống: tài liệu đặc tả hệ thống, tài liệu sử dụng, tài liệu kỹ thuật cài đặt
– Huấn luyện sử dụng




Đối tượng tham gia:
 Nhóm quản lý dự án
 Chuyên viên tin học (Lập trình viên, nhân viên kiểm tra chương trình, ..)
• Giai đoạn khai thác, bảo trì
– Đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của hệ thống thông tin tin học hóa
– Sửa các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng
– Điều chỉnh những thay đổi sao cho phù hợp với các thay đổi hệ thống
– Bổ sung, nâng cấp hệ thống mới

– Đối tượng tham gia:
 Nhóm quản lý dự án.
 Những người khai thác.
 Chuyên viên tin học (Lập trình viên, chuyên viên phân tích, thiết kế, nhân viên kiểm
tra, ..).
2.Qui trình tăng trưởng (D. R. Grahma, 1989 )
– Hoàn thành từng thành phần của hệ thống
– Mỗi bước tăng trưởng áp dụng qui trình tuyến tính xây dựng hoàn thành một phần của hệ thống
– Nhược điểm:chỉ phù hợp cho những hệ thống có sự phân chia rõ ràng và chuyển giao theo từng
phần

3.Qui trình xoắn ốc (Boehm, 1988 )
– Một đặc điểm quan trọng của qui trình này là nhấn mạnh việc quản lý rũi ro
– Dựa trên khái niệm chu trình phát triển, qui trình này là các chu trình lặp


Xác định mục tiêu, các
phương án, các ràng
buộc

Chu trình 3

Đánh giá các phương
án

Chu trình 2
Chu trình 1

Lập kế hoạch cho chi
trình kế tiếp


Phát triển và kiểm tra

4.Qui trình lắp ráp thành phần (component)
– Dựa trên việc tái sử dụng thành phần phần mềm có sẵn
– Phát triển một phần mềm được thực hiện bằng cách tập hợp lại các thành phần có sẵn
– Là một quy trình lặp, mỗi chu trình gồm 4 giai đoạn
Xác định mục tiêu, các
phương án, các ràng
buộc:
Nhận thức, hình thành,
tìm kiếm giải pháp
Lập kế hoạch cho chi
trình kế tiếp:
Đánh giá, tuyển chọn

Chu trình 3

Đánh giá các phương
án, thành phần

Chu trình 2
Chu trình 1
Phát triển và kiểm tra:
Bổ sung, điều chỉnh và
tích hợp thành phần




×