Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Giải tích hệ thống phân phối hình tia dùng thuật toán LFB với thiết bị facts TCVR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIỀU TRƯỜNG SƠN

GIẢI TÍCH HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÌNH TIA
DÙNG THUẬT TOÁN LFB VỚI THIẾT BỊ FACTS TCVR

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 60520202

S K C0 0 4 6 3 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KIỀU TRƯỜNG SƠN

GIẢI TÍCH HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HÌNH TIA
DÙNG THUẬT TOÁN LFB VỚI THIẾT BỊ FACTS TCVR

NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 60520202
Hướng dẫn khoa học: TS. HỒ VĂN HIẾN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015




LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: KIỀU TRƢỜNG SƠN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 04/03/1985

Nơi sinh: TP.HCM

Quê quán: Thái Bình

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 34/25 Đƣờng 16, Khu phố Vĩnh Thuận, Phƣờng
Long Bình, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng: 08.37250557

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Chính quy


Thời gian đào tạo từ năm 2003 đến năm 2005.

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng - TP. Hồ
Chí Minh.
Ngành học: Điện công nghiệp.
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học.

Thời gian đào tạo từ năm 2006 đến năm 2010.

Nơi học (trƣờng, thành phố): Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật T.P Hồ Chí Minh.
Ngành học: Điện công nghiệp.
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống điện; Điều khiển
lập trình nâng cao.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: ): Trƣờng Đại Học Sƣ
Phạm Kỹ Thuật T.P Hồ Chí Minh; Năm 2010.

i


III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC:
Thời gian
2011

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Trƣờng Cao Đẳng Nghề Việt Nam –

Singapore.

ii

Giáo viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2015
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Kiều Trƣờng Sơn

iii


CẢM TẠ
Trƣớc hết, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. HỒ VĂN
HIẾN, ngƣời đã tận tình trực tiếp hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức cần thiết, tƣ
vấn những vấn đề về chuyên môn, tạo điều kiện tốt nhất cho em thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Khi thực hiện luận văn tốt nghiệp, em cố gắng tổng hợp và sử dụng các kiến thức
đã học ở Trƣờng, tham khảo tài liệu chuyên môn, vận dụng những kinh nghiệm thực
tiễn nhằm đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên do những giới hạn về kiến thức cũng nhƣ thời
gian thực hiện, nên luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong Thầy và anh chị học viên đóng góp thêm ý kiến để em có đƣợc kiến thức hoàn
thiện hơn, đáp ứng tốt cho công tác và cuộc sống mai sau. Rất mong sự đóng góp ý

kiến của Thầy và các anh chị học viên.

iv


TÓM TẮT
Ngày nay, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của kỹ thuật điện tử. Công nghiệp chế
tạo các linh kiện bán dẫn công suất lớn và kỹ thuật đo lƣờng điều khiển trong hệ thống
điện, các thiết bị bù dọc và bù ngang đƣợc điều khiển bằng thyristor hay triac đã đƣợc
ứng dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao ổn định chất lƣợng điện áp
cũng nhƣ điều khiển dòng công suất của hệ thống điện. Các thiết bị thƣờng dùng là:
Thiết bị bù tĩnh có điều khiển (SVC), thiết bị điều khiển dòng công suất (UPFC), thiết
bị bù dọc điều khiển bằng Thyristor (TCSC), … Các thiết bị này cho phép chúng ta vận
hành hệ thống điện một cách linh hoạt, hiệu quả cả trong chế độ bình thƣờng hay sự cố
nhờ khả năng điều chỉnh nhanh công suất phản kháng và các thông số khác (trở kháng,
góc pha) của chúng.
Việc nghiên cứu thiết bị điều chỉnh điện áp FACTS TCVR để nâng cao ổn định
và khả năng truyền tải của hệ thống điện Việt Nam là rất cần thiết. Khả năng truyền tải
của lƣới điện phân phối và các tiêu chí kỹ thuật liên quan nhƣ điện áp vận hành, ổn
định, tổn thất công suất trên đƣờng dây,... là những vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm.
Thiết bị điều chỉnh điện áp FACTS TCVR có khả năng điều chỉnh độ lớn điện áp trên
lƣới điện một cách mềm mại. Vì vậy, việc lắp đặt thiết bị FACTS TCVR ở một số nút
quan trọng là giải pháp hữu hiệu để tăng khả năng truyền tải và phân phối của lƣới điện.
Nhằm mở ra một hƣớng mới trong việc áp dụng các phƣơng pháp điều chỉnh, điều
khiển hoạt động của hệ thống điện. Bản luận văn sẽ nghiên cứu việc sử dụng thiết bị
FACTS TCVR và áp dụng tính toán phân bố công suất trên lƣới điện phân phối 22 kV
ở Việt Nam bằng phƣơng pháp dòng nhánh (LFB), phƣơng pháp Newton – Raphson và
phƣơng pháp Gauss – Seidel. So sánh mức điện áp, tổng tổn thất, tổn thất công suất tác
dụng và công suất phản kháng trƣớc và sau khi đặt thiết bị FACTS TCVR tại nút trên
mạng điện đƣợc khảo sát.


v


ABSTRACT
Nowadays with the outstanding development of electronic engineering, industry
fabrication of semiconductor components and Power Control measurement techniques
in the electrical system, the devices along and shunt compensation is controlled by
thyristor or triac has been applied and effectively in improving high quality as well as
the control voltage power lines of the power system. The equipment used is: Static Var
Compensator (SVC), Unified Power Flow Controller (UPFC), Thyristor Controlled
Series Capacitor (TCSC),... These devices allow to operate the electric system
flexibility and efficiency both the normal mode and malfunction, due to the ability to
adjust quickly reactive power and other parameters (impedance, phase angle ).
The research for voltage regulators equipment FACTS TCVR to improve stability
and transmission capacity of Vietnam power system is essential. Transmission capacity
of electricity distribution networks and technical criteria related such as operating
voltage, stability, power losses on the line, ... are issues that are particular interest.
Voltage regulator equipment FACTS TCVR capable adjust voltage’s magnitude on the
grid in a smooth manner. Therefore, the installation for FACTS TCVR devices in some
important node are effective measures to improve the transmission and distribution of
grid, in order to open a new direction in the application of the adjustment method,
control operation of the power system. Thesis are going to research the use of FACTS
TCVR devices and apply computational for power distribution on power distribution
networks 22 kV in Vietnam by LFB method, Newton – Raphson method and Gauss –
Seidel methods. Compare voltage levels, total losses, losses of active power and
reactive power before and after put FACTS TCVR devices at nodes on the electrical
network have surveyed.

vi



MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học

i

Lời cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt


ix

Danh sách các bảng

x

Danh sách các hình

xi

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

01

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

04

2.1 Tổng quan về thiết bị FACTS.

04

2.2 Mô hình tĩnh các thiết bị FACTS.

05

2.3 Giải tích hệ thống phân phối có thiết bị FACTS.

06


Chƣơng 3. MÔ HÌNH CỦA THIẾT BỊ FACTS TCVR VÀ NGUYÊN
LÝ LÀM VIỆC.

10

3.1 Mô hình của thiết bị FACTS TCVR.

10

3.2 Nguyên lý làm việc của TCVR.

10

3.3 Áp dụng.

16

Chƣơng 4. MÔ HÌNH DÒNG CÔNG SUẤT LFB (LINE FLOW BASED)
MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI HÌNH TIA KHI CHƢA ĐẶT TCVR.

22

4.1 Phân bố công suất trong hệ thống điện.

22

4.2 Mô hình dòng công suất (LFB) mạng điện phân phối hình tia.

24


4.3 Đồ thị của mạng phân phối hình tia.

27

4.4 Giải thuật phƣơng pháp LFB.

30

vii


Chƣơng 5. MÔ HÌNH DÒNG CÔNG SUẤT LFB (LINE FLOW BASED)
MẠNG ĐIỆN PHÂN PHỐI HÌNH TIA KHI ĐẶT TCVR

34

5.1 Phƣơng trình giải thuật phân lập của hệ thống phân phối.

34

5.2 Thuật toán LFB với thiết bị FACTS.

35

5.3 Kết quả kiểm tra.

37

5.4 Giải thuật LFB với thiết bị FACTS (TCVR).


39

Chƣơng 6. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

43

6.1 Hệ thống mạng điện 1.

43

6.2 Hệ thống mạng điện 2.

46

6.3 Áp dụng cho dạng mẫu và so sánh với phƣơng pháp
Newton Raphson quy ƣớc.

48

6.4 Thiết kế đƣờng dây chính và đƣờng dây nhánh có phụ tải tăng dần.

58

Chƣơng 7. KẾT LUẬN

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64


PHỤ LỤC

65

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FACTS (Flexible Alternating Current Transmission System).
TCVR (Thyristor Controlled Voltage Regulator).
SVC (Static Var Compensator).
UPFC (Unified Power Flow Controller).
TCSC (Thyristor Controlled Series Capacitor).
IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers).
LFB (Line Flow Based)
BFS (Breadth First Search)
D-LFB (Decoupled Line Flow Based)

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 5.1: So sánh thời gian tính toán sự hội tụ.

35


Bảng 5.2: So sánh độ chính xác dựa vào phƣơng pháp AC.

35

Bảng 5.4: Tổng hợp các loại FACTS và lắp đặt trên 13 phát tuyến theo IEEE.

36

Bảng 5.6: Xác định số nút bằng BFS và giá trị gốc.

38

Bảng 5.7: Cài đặt thiết bị và định vị trí.

38

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Tổng hợp các thông số trên đƣờng dây với thiết bị FACTS.

10

Hình 3.2: TCVR loại dựa trên đầu phân áp và loại dựa trên sự đƣa thêm

điện áp vào đƣờng dây.

11

Hình 3.3: Cải thiện biên độ điện áp trong nút thứ 7 của IEEE - 14 nút hệ
thống sử dụng TCVR.

12

Hình 3.4: Cải thiện biên độ điện áp trong nút thứ 7 của IEEE - 30 nút hệ
thống sử dụng TCVR.

12

Hình 3.5: Cải thiện biên độ điện áp kết hợp giữa SVC và TCVR.

13

Hình 3.6: Mạng điện hình tia 5 nút, 4 nhánh chƣa đặt TCVR.

17

Hình 3.7: Mạng điện hình tia 5 nút, 4 nhánh đặt TCVR.

18

Hình 3.8: Biểu đồ mức điện áp tại các nút trƣớc và sau khi có thiết bị
FACTS TCVR.

20


Hình 3.9: Biểu đồ tổn thất công suất tác dụng P tại các nút trƣớc và sau
khi có thiết bị FACTS TCVR

20

Hình 3.10: Biểu đồ tổn thất công suất phản kháng Q tại các nút trƣớc và
sau khi có thiết bị FACTS TCVR.

21

Hình 4.1: IEEE với 13 phát tuyến.

27

Hình 4.2: Mô hình của IEEE với 13 nút.

28

Hình 4.3: Mạng hình tia BFS tối ƣu của IEEE 13 nút phát tuyến.

29

Hình 4.4: Lƣu đồ thuật toán LFB.

33

Hình 5.3: Điện áp đặc trƣng trƣớc và sau cài đặt FACTS trên IEEE 13 nút.

36


Hình 5.5: IEEE 34 nút phát tuyến.

37

Hình 5.8: Sự so sánh về tầm ảnh hƣởng của thiết bị FACTS với điện áp đặc trƣng. 39
Hình 5.9: Lƣu đồ thuật toán LFB khi có TCVR.

xi

42


Hình 6.1: Điện áp trên đƣờng dây ban đầu.

43

Hình 6.2: Điện áp trên đƣờng dây khi phụ tải tăng 2 lần.

44

Hình 6.3: Điện áp trên đƣờng dây khi phụ tải tăng 2 lần có đặt máy điều áp.

44

Hình 6.4: Biểu đồ điện áp trên đƣờng dây khi phụ tải tăng 2 lần trƣớc và
sau khi đặt máy điều áp.

45


Hình 6.5: Biểu đồ mức điện áp tại các nút khi sử dụng phƣơng pháp LFB
và phƣơng pháp NR (Newton Raphson).

46

Hình 6.6: Biểu đồ tổng tổn hao công suất tác dụng của mạng điện khi sử
dụng phƣơng pháp LFB và phƣơng pháp NR (Newton Raphson).

47

Hình 6.7: Biểu đồ tổng tổn hao công suất phản kháng của mạng điện khi sử dụng
phƣơng pháp LFB và phƣơng pháp NR (Newton Raphson).

47

Hình 6.8: Biểu đồ mức điện áp tại các nút trƣớc và sau khi có thiết bị
FACTS TCVR.

50

Hình 6.9: Biểu đồ tổn thất công suất tác dụng P tại các nút trƣớc và sau
khi có thiết bị FACTS TCVR

50

Hình 6.10: Biểu đồ tổn thất công suất phản kháng Q tại các nút trƣớc và sau
khi có thiết bị FACTS TCVR

51


Hình 6.11: Biểu đồ mức điện áp tại các nút trƣớc và sau khi có thiết bị
FACTS TCVR.

54

Hình 6.12: Biểu đồ tổn thất công suất tác dụng P tại các nút trƣớc và sau
khi có thiết bị FACTS TCVR.

55

Hình 6.13: Biểu đồ tổn thất công suất phản kháng Q tại các nút trƣớc và
sau khi có thiết bị FACTS TCVR.

55

Hình 6.14: Biểu đồ mức điện áp tại các nút trƣớc và sau khi có thiết bị
FACTS TCVR.

57

Hình 6.15 Biểu đồ tổn thất công suất tác dụng P tại các nút trƣớc và sau
khi có thiết bị FACTS TCVR.

58

xii


Hình 6.16: Biểu đồ tổn thất công suất phản kháng Q tại các nút trƣớc và
sau khi có thiết bị FACTS TCVR.


58

Hình 6.17: Đƣờng dây chính và đƣờng dây nhánh có phụ tải tăng dần.

59

Hình 6.18: Biểu đồ mức điện áp tại các nút trƣớc và sau khi có thiết bị
FACTS TCVR.

60

Hình 6.19: Biểu đồ tổn thất công suất tác dụng P tại các nút trƣớc và sau
khi có thiết bị FACTS TCVR.

60

Hình 6.20: Biểu đồ tổn thất công suất phản kháng Q tại các nút trƣớc
và sau khi có thiết bị FACTS TCVR.

61

xiii


Chƣơng 1

TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Phân bố công suất là bài toán quan trọng trong quy hoạch, thiết kế phát triển hệ

thống trong tương lai cũng như trong việc xác định chế độ vận hành tốt nhất của hệ
thống hiện hữu. Thông tin chính có được từ việc khảo sát phân bố công suất là trị số
điện áp và góc pha tại các thanh cái, dòng công suất tác dụng và công suất phản kháng
trên các nhánh. Tuy vậy, nhiều thông tin phụ cũng được tính toán bằng chương trình
máy tính.
Điện năng với nhiều ưu điểm nổi bật như dễ dàng chuyển đổi sang dạng năng
lượng khác, dễ dàng trong sản xuất, truyền tải và sử dụng. Do đó, điện năng là dạng
năng lượng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thế giới. Vì vậy, hệ thống điện
của mỗi quốc gia ngày càng được phát triển để đáp ứng sự phát triển lớn mạnh của nền
kinh tế xã hội. Cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hệ thống điện đã, đang và
hình thành các mối liên kết giữa các khu vực trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia
trong khu vực hình thành nên hệ thống điện hợp nhất có quy mô rất lớn về cả công suất
giới hạn.
Để góp phần giải quyết hai vấn đề: Một là thiếu hụt điện năng cả về công suất tác
dụng và công suất phản kháng của ngành điện. Hai là nhiều nhà máy điện ngoài ngành
điện vì lợi ích cục bộ đã phát chủ yếu công suất tác dụng lên lưới, gây thiếu hụt công
suất phản kháng rất lớn cho hệ thống. Ngành điện đang tích cực bù công suất phản
kháng lưới điện phân phối: Bù công suất phản kháng sẽ tăng công suất phát cho các
nhà máy điện, tăng khả năng tải cho các phần tử mang điện, giảm tổn thất công suất
góp phần khắc phục việc thiếu điện. Đồng thời, giảm chi phí đầu tư nguồn và nâng cấp
lưới điện, giảm tổn thất điện năng góp phần bình ổn giá điện.

1


Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử. Công nghiệp chế
tạo các linh kiện bán dẫn công suất lớn và kỹ thuật đo lường điều khiển trong hệ thống
điện, các thiết bị bù dọc và bù ngang được điều khiển bằng thyristor hay triac đã được
ứng dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao ổn định chất lượng điện áp
cũng như điều khiển dòng công suất của hệ thống điện. Các thiết bị thường dùng là:

Thiết bị bù tĩnh có điều khiển (SVC), thiết bị điều khiển dòng công suất (UPFC), thiết
bị bù dọc điều khiển bằng Thyristor (TCSC), … Các thiết bị này cho phép chúng ta vận
hành hệ thống điện một cách linh hoạt, hiệu quả cả trong chế độ bình thường hay sự cố
nhờ khả năng điều chỉnh nhanh công suất phản kháng và các thông số khác (trở kháng,
góc pha) của chúng.
Việc nghiên cứu thiết bị điều chỉnh điện áp TCVR để nâng cao ổn định và khả
năng truyền tải của hệ thống điện Việt Nam là rất cần thiết. Khả năng truyền tải của
lưới điện phân phối và các tiêu chí kỹ thuật liên quan như điện áp vận hành, ổn định,
tổn thất công suất trên đường dây,... là những vấn đề được đặc biệt quan tâm. TCVR có
khả năng điều chỉnh độ lớn điện áp trên lưới điện một cách mềm mại. Vì vậy, việc lắp
đặt TCVR ở một số nút quan trọng là giải pháp hữu hiệu để tăng khả năng truyền tải và
phân phối của lưới điện. Nhằm mở ra một hướng mới trong việc áp dụng các phương
pháp điều chỉnh, điều khiển hoạt động của hệ thống điện. Bản luận văn sẽ nghiên cứu
việc sử dụng TCVR và áp dụng tính toán phân bố công suất trên lưới điện phân phối 22
kV ở Việt Nam bằng phương pháp dòng nhánh (LFB), phương pháp Newton –
Raphson và phương pháp Gauss – Seidel.
1.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguyên lý làm việc và mô hình thiết bị TCVR.
- Phạm vi nghiên cứu: Tính toán phân bố công suất của hệ thống điện có sử dụng
TCVR bằng phương pháp dòng nhánh.
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

2


- Nghiên cứu nguyên lý làm việc và mô hình thiết bị TCVR.
- Xây dựng thuật toán tính toán phân bố công suất của hệ thống điện có sử dụng thiết
bị TCVR.
- Ứng dụng thuật toán mới xây dựng, tính toán phân bố công suất hệ thống điện phân
phối có sử dụng thiết bị TCVR.

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Trên cơ sở lý thuyết phương pháp dòng nhánh và mô hình tính toán của thiết bị
TCVR, tiến hành xây dựng thuật toán tính toán phân bố công suất của hệ thống điện
phân phối có sử dụng thiết bị TCVR.
- Tính toán một số sơ đồ mẫu để kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán.
1.5 Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày theo các phần sau:
Chƣơng 1: Tổng quan.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết.
Chƣơng 3: Mô hình của thiết bị FACTS TCVR và nguyên lý làm việc.
Chƣơng 4: Mô hình dòng công suất LFB (Line Flow Based) mạng điện phân phối hình
tia khi chưa đặt TCVR.
Chƣơng 5: Mô hình dòng công suất LFB (Line Flow Based) mạng điện phân phối hình
tia khi đặt TCVR.
Chƣơng 6: Kết quả thực nghiệm.
Chƣơng 7: Kết luận.

3


Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về thiết bị FACTS [5].
2.1.1 Thiết bị FACTS là gì?
Hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt FACTS (Flexible Alternating
Current Transmission System) là hệ thống bao gồm các thiết bị tĩnh để sử dụng cho
việc truyền tải dòng điện xoay chiều. FACTS dùng để nâng cao khả năng điều khiển
hệ thống điện và tăng khả năng truyền tải công suất trên đường dây.
2.1.2 Lợi ích của FACTS.

- Tận dụng lưới truyền tải hiện có để lắp các thiết bị FACTS.
- Giảm chi phí đầu tư.
- Tăng độ tin cậy và khả năng sẵn sàng của hệ thống truyền tải.
- Tăng độ ổn định quá độ của lưới điện.
- Tăng chất lượng cung cấp điện năng cho các ngành công nghiệp và các ngành có
yêu cầu chất lượng điện năng cao.
- Ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh.
2.1.3 Công nghệ FACTS.
FACTS có thể được kết nối với hệ thống điện theo kiểu nối tiếp (bù dọc) hoặc
bù song song (shunt) hoặc kết hợp cả hai phương thức trên.
2.1.3.1 Bù song song.
Các đường dây truyền tải điện dài sinh ra các điện kháng ký sinh nối tiếp dọc
đường dây. Do đó, khi truyền tải công suất lớn sẽ gây ra tổn thất điện áp trên đường
dây. Để bù các điện kháng ký sinh này, người ta đặt các tụ bù dọc trên đường dây.
Trong trường hợp này, FACTS có tác dụng như một nguồn áp.
Hệ thống điện được nối shunt với các thiết bị FACTS. Trường hợp này, FACTS
đóng vai trò như một nguồn dòng.

4


2.1.3.2 Bù nối tiếp.
Các tụ bù nối tiếp trong FACTS sẽ thay đổi điện kháng đẳng trị của đường dây:
Trở kháng giảm sẽ tăng khả năng truyền tải công suất tác dụng trên đường dây. Tuy
nhiên, nguồn điện phải cung cấp thêm công suất phản kháng Q.
2.2 Mô hình tĩnh các thiết bị FACTS.
2.2.1 TCSC (Thyristor Controlled Series Compensation).
Là một mở rộng của các tụ nối tiếp truyền thống thông qua việc bổ sung một phản
ứng được điều khiển bằng Thyristor. Đặt một bộ phản ứng như vậy song song với một
tụ nối tiếp cho phép tạo ra một hệ thống bù nối tiếp thay đổi liên tục và nhanh chóng.

Những lợi điểm chủ yếu của TCSC là tăng công suất truyền tải, giảm các giao động
công suất, giảm các cộng hưởng đồng bộ và điều khiển dòng công suất đường dây.
2.2.2 TCVR (Thyristor Controlled Voltage Regulator) [1].
TCVR được coi là thiết bị điều chỉnh điện áp thông thường. Nó có thể thay đổi độ
lớn điện áp trong phạm vi điều chỉnh là −∝𝑚𝑖𝑛 <∝𝑙 <∝𝑚𝑎𝑥 [1]. Mô hình tĩnh của
TCVR với một tỷ số phân nhánh được kết nối với một trở kháng nối tiếp của đường
dây phân phối.
2.2.3 SVC (Static Var Compensator).
Các tiến bộ trong việc áp dụng kỹ thuật thyristor vào trong hệ thống điện đã dẫn
đến sự phát triển của thiết bị bù tĩnh (Static Var Compensator - SVC).
Mục đích chính của bù SVC là làm tăng giới hạn ổn định của hệ thống điện xoay
chiều, làm giảm dao động điện áp khi có biến động phụ tải cũng như giới hạn được
mức quá điện áp khi có biến động lớn. SVC về cơ bản là thiết bị có công suất kháng
điều khiển bằng thyristor.
2.2.4 UPFC (Unified Power Flow Controller).
Có thể điều khiển độc lập công suất tác dụng và công suất phản kháng trên đường
dây truyền tải một cách linh động, tin cậy và hoạt động kinh tế ngay cả khi hệ thống
mang tải nặng. Trong tất cả các thông số có ảnh hưởng đến việc truyền tải công suất

5


tác dụng và công suất phản kháng trên đường dây như điện kháng, điện áp tại các nút
hay là góc công suất truyền tải 𝛿 thì đều có thể được điều khiển độc lập bằng việc đóng
cắt khóa cơ khí hay những thiết bị của FACTS như SVC, TCSC (Thyristor Controlled
Series Capacitor),… Tuy nhiên, UPFC cho phép có thể điều khiển đồng thời hay là độc
lập các thông số trên từ giá trị này sang giá trị khác ở chế độ xác lập.
UPFC có thể được sử dụng để hỗ trợ điện áp, cải thiện ổn định điện áp và giảm
những giao động nhiễu ở tần số thấp.
2.3 Giải tích hệ thống phân phối có thiết bị FACTS [1].

Phân tích hệ thống phân phối hình tia với hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh
hoạt FACTS , các thiết bị được hỗ trợ bởi một công thức của phương trình dòng công
suất với độ lớn điện áp nút và dòng điện nhánh như biến độc lập. Biến điều khiển là
dòng và nút hệ công suất phản kháng được thiết lập thành công thức, thiết bị FACTS
điều khiển các hoạt động trong hệ thống phân phối một cách trực tiếp và dễ dàng trong
việc cài đặt.
Dùng thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng BFS (Breadth-First-Search) là ma trận
liên thuộc của hệ thống phân phối hình tia. Tất cả các mô hình thiết bị FACTS phổ biến
trong điều kiện trạng thái ổn định được dễ dàng kết hợp trong các khuôn khổ bởi một
chu trình đơn giản của "biến hoán đổi". Sử dụng hệ thống tiêu chuẩn IEEE với việc
tính toán phân bố dòng công suất LFB cho thấy việc thực hiện với nhiều thiết bị
FACTS mắc nối tiếp và mắc song song trong hệ thống cho phép đánh giá trực tiếp các
chỉ tiêu định mức của thiết bị FACTS.
Các điều khoản chỉ số - phân tích hệ thống truyền tải điện xoay chiều linh hoạt,
hệ thống truyền tải xoay chiều linh hoạt (FACTS), mô hình và quy hoạch hệ thống điện,
điều khiển điện áp.
Hệ thống truyền tải xoay chiều linh hoạt FACTS đóng một vai trò hàng đầu trong
việc kiểm soát hiệu quả dòng công suất và cải thiện biên độ điện áp của mạng lưới hệ
thống điện. Những thiết bị mới này có thể làm tăng độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống

6




×