Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây nền kinh tế nước ta liên tục có bước tăng trưởng
khá, an ninh chính trị được ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện. Mức thu nhập dần nâng cao dẫn tới nhu cầu về mặt hàng điện máy, đồ
gia dụng cũng tăng đáng kể. Điều đó tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp trong nước phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm này. Bên cạnh
những cơ hội đó thì các doanh nghiệp Việt Nam luôn gặp phải những thử
thách từ sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Thị phần không chỉ bị chia sẻ
bởi các doanh nghiệp trong nước với mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt khi nước ta hội nhập ngày
càng sâu hơn vào WTO, các doanh nghiệp nước ngoài có thể xâm nhập mạnh
mẽ vào thị trường phân phối hàng hóa, cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn.
Công ty cổ phần thương mại Việt Long là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại các sản phẩm về điện máy và gia dụng. Việt Long
phát triển cả hệ thống phân phối bán buôn và phân phối bán lẻ các loại sản
phẩm này. Sau một thời gian tìm hiểu, thực tập và nghiên cứu thị trường em
đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“ Giải pháp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty Việt Long ”
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu các thực trạng hệ thống phân
phối sản phẩm hàng hóa của công ty Việt Long từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm phát triển hệ thống này. Đề tài được hoàn thành trên cơ sở phương pháp
phân tích tổng hợp rồi đi sâu nghiên cứu vào chuyên đề cụ thể.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về công ty Việt Long
Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của
công ty Việt Long
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống phân phối
sản phẩm của công ty Việt Long trong thời gian tới
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Phan Tố Uyên cùng
toàn thể cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần thương mại Việt Long đã tận tình
chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em rất hi vọng
nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thày cô để chuyên đề hoàn thiện hơn và
có tính ứng dụng cao trong thực tế. Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 5 tháng 5 năm 2010
Sinh viên: Vũ Trần Tùng Lâm
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VIỆT LONG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Việt Long
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Long được thành lập và chính thức
đi vào hoạt động từ ngày 09/11/1998 nhằm mang đến cho người tiêu dùng
những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý và những dịch vụ tốt nhất ,
là cầu nối trực tiếp giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Công ty có tên đầy đủ là: Công ty Cổ phần Thương mại Việt Long
Tên giao dịch : VietLong Trading Company
Trụ sở công ty: Số 2 Nguyễn Văn NGọc , Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại 04.38516417. Fax: 04.35142750
Website: www.vietlong.asia Email:
Mã số thuế : 01 00 81 71 30
Ngày đầu thành lập, công ty có quy mô còn nhỏ, chỉ là một showroom
tại khu vực Giảng Võ. Vào thời điểm đó, các nước Châu Á vừa trải qua cuộc
khủng hoảng kinh tế và Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng, tác động tới
hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt do công ty mới thành lập, tiềm lực
còn yếu và cạnh tranh hết sức khốc liệt trên thị trường nên Việt Long gặp rất
nhiều khó khăn. Sau hơn 10 năm nỗ lực hoạt động, Việt Long đã phát triển
nhiều trung tâm thương mại lớn, các Showroom với diện tích trên 4000m2,
một trung tâm chăm sóc khách hàng và ba kho hàng lớn phục vụ cho hoạt
động phân phối bán buôn, bán lẻ các sản phẩm điện máy, đồ gia dụng cho Hà
Nội và các tỉnh phía Bắc.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Nhờ sự nỗ lực phấn đấu và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ mà động kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn và đạt được nhiều
thành tựu đáng tự hào. Kể từ năm 2002 nhờ sự đầu tư đúng hướng vào các
trung tâm thương mại điện máy và các tổng kho phân phối mà lượng sản
phẩm tiêu thụ của Việt Long tăng lên rất nhiều. Đến năm 2004, Việt Long đã
giành được danh hiệu hội viên vàng của TOSHIBA và là Topten về kinh
doanh hàng điện lạnh của SANYO. Thành tích này không những được giữ
vững mà trong các năm 2005, 2006 Việt Long còn trở thành đại lý bán hàng
xuất xắc của các nhãn hàng nổi tiếng như SAMSUNG, LG, PANASONIC…..
Năm 2007 là một năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ
hợp tác giữa Việt Long với các nhà cung cấp là các tập đoàn Điện tử, viễn
thông lớn trên thế giới. Công ty đã được SAMSUNG lựa chọn làm đối tác
thay mặt SAMSUNG phát triển hệ thống Showroom tại 503 Kim Mã với chức
năng giới thiệu, trưng bày và phân phối các sản phẩm mang thương hiệu
SAMSUNG trên thị trường Việt Nam. Điều đó đã khẳng định sự tin tưởng
của các đối tác lớn vào Việt Long đồng thời phản ánh khả năng, tiềm lực của
công ty.
Sang năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã
tác động xấu đến Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung đều gặp rất nhiều khó khăn, và Việt Long cũng không phải
là ngoại lệ. Nhờ chính sách thuận lợi của chính phủ và sự chỉ đạo đúng hướng
của ban lãnh đạo công ty mà Việt Long vẫn duy trì được kết quả kinh doanh
khá. Công ty đã áp dụng các chương trình kích cầu mua sắm nhằm hỗ trợ
khách hàng và tăng doanh số bán để phát triển kinh doanh. Chính sách này
tiếp tục được áp dụng trong năm 2009 và đã phần nào gặt hái được thành
công. Việt Long đã được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và được bằng khen
của Bộ Công Thương.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Không chỉ quan tâm đến việc phát triển kinh doanh, Việt Long còn là
một đơn vị tham gia rất tích cực các công tác xã hội. Ngày 27/7 hàng năm
công ty thường tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi thăm hỏi các gia đình
thương binh liệt sĩ, người có công với Cách mạng. Trong quá trình tuyển
dụng lao động, các con em của họ đều được công ty hết sức trú trọng. Các
nhân viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chính sách đều được tạo
điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần tại công ty. Bên cạnh đó Việt Long
còn tham gia các phong trào vận động gây quỹ nhân đạo, ủng hộ đồng bào lũ
lụt, hội người mù, người khuyết tật. Công ty ủng hộ bằng tiền, hiện vật và sử
dụng các sản phẩm của đồng bào tổng trị giá khoảng 50 triệu đồng trong 1
năm. Việt Long rất trú trọng đến các hoạt động thanh niên, văn hóa thể thao
như tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ giữa cán bộ công nhân viên
trong công ty, tổ chức giải bóng đá phong trào toàn doanh nghiệp. Ngoài ra
Việt Long còn là nhà tài trợ chính cho đội tuyển bóng đá nữ Hà Tây (cũ) tham
dự giải bóng đá nữ vô địch quốc gia năm 2006. Nhờ những hoạt động tích cực
đó, Việt Long đã nhận được bằng khen của Ủy Ban Trung Ương Hội liên hiệp
Thanh niên Việt Nam năm 2007.
Về đội ngũ nhân lực của công ty, Việt Long đã phát triển số lượng cán
bộ công nhân viên lên tới hơn 200 người trong đó có 20 người là trưởng các
bộ phận, các phòng ban. Cán bộ trong công ty đều có trình độ đại học và trên
đại học, các kỹ sư của Việt Long luôn được đào tạo nâng cao trình độ để đáp
ứng tốt với thay đổi của thị trường, của khoa học công nghệ. Với nguồn nhân
lực có chất lượng, nhiệt huyết nghề nghiệp, tiềm lực về kinh tế và uy tín
thương hiệu, Việt Long sẽ cố gắng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng,
phấn đấu trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam
Á.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức kinh doanh của công
ty Việt Long
Bộ máy quản lý kinh doanh của công ty được cơ cấu tổ chức hợp lý
nhằm vận hành một cách tốt nhất hệ thống.
SƠ ĐỒ 1.1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VIỆT LONG
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
P.
Hành
chính
nhân sự
P.
Marketing
P.
Mua
hàng
P.
Kinh
doanh
P.
Tin học
TT
Chăm
sóc
KH
SIÊU THỊ
VIỆT LONG-
GIẢNG VÕ
SIÊU THỊ
VIỆT LONG-
HÀ ĐÔNG
SIÊU THỊ
VIỆT LONG-
LONG BIÊN
SONY
CENTRER –
TRÀNG TIỀN
PLAZA
Kho
6
P.
Kế toán
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Giám đốc: Là một trong những thành viên sáng lập đầu tiên của công
ty. Giám đốc chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty,
ban hành quy định và ra các quyết định cuối cùng, chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: Là một trong những sáng lập viên của công ty, cộng tác
đắc lực với giám đốc, có nhiệm vụ hỗ trợ quản lý và giám sát chặt chẽ mọi
hoạt động của công ty.
Phòng kế toán: Có chức năng quản lý sự vận động của vốn, tổ chức
thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán.
Nhiệm vụ:
• Kiểm tra, kí duyệt chi toàn bộ chứng từ thu, chi của toàn công ty,
chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lệ hợp pháp của các
chứng từ thu chi.
• Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán và chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực của số liệu trước ban giám đốc và
trước pháp luật.
• Làm việc với các cơ quan chức năng quản lý của nhà nước liên
quan đến hoạt động tài chính kế toán: thuế , ngân hàng, kiểm
toán…
• Giữ bảo toàn và phát triển vốn, đề xuất các giải pháp sử dụng,
huy động vốn có hiệu quả.
Phòng hành chính nhân sự: Tổ chức thực hiện các công tác hành
chính quản trị nhân sự phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của công ty.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Nhiệm vụ:
• Quản lý toàn bộ nhân sự của công ty để tuyển dụng, đào tạo và
điều chuyển nhân viên giữa các Siêu thị điện máy, quản lý và
tham mưu công tác hành chính, nội quy toàn công ty.
• Lập kế hoạch nhân sự hàng năm, từ đó lên kế hoạch tuyển dụng
đào tạo, lên kế hoạch tiền lương, xây dựng định mức chi phí
hành chính, lương, thưởng ….
Phòng Marketing: Nghiên cứu thị trường và tìm các biện pháp nhằm
phát triển kinh doanh.
Nhiệm vụ:
• Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu và cầu thị trường của
khách hàng về các sản phẩm hàng hóa.
• Xác định được thị trường trọng điểm, đề xuất các biện pháp
nhằm tăng thị phần trong thị trường trọng điểm đó
• Tổ chức các hoạt động xúc tiến, khuếch trương thương hiệu,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Phòng mua hàng: Tổ chức thu mua hàng hóa để đảm bảo cho quá
trình bán hàng của doanh nghiệp
Nhiệm vụ:
• Tìm kiếm nguồn hàng có chất lượng và giá cả phù hợp, giữ mối
quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại và phát triển với các nhà
cung cấp mới.
• Tổ chức thực hiện đàm phán, kí hợp đồng thu mua và vận
chuyển hàng hóa
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
• Cập nhật các thông tin về văn bản, chính sách có mối liên quan đến
hoạt động kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Phòng kinh doanh: Tổ chức xúc tiến kinh doanh, phân phối và tiêu thụ
hàng hóa.
Nhiệm vụ:
• Cùng với phòng marketing nghiên cứu xác định rõ nhu cầu và
cầu thị trường.
• Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tiêu thụ các sản
phẩm của doanh nghiệp
• Dự thảo và chỉnh lý các hợp đồng kinh tế theo đúng quy định của
pháp luật. Quản lý và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã kí
kết, tổ chức làm tốt công tác thống kê báo cáo.
Kho: Dự trữ và bảo quản sản phẩm hàng hóa.
Nhiệm vụ:
• Tiếp nhận, lưu trữ hàng hóa và tiếp nhận các thông tin hàng hóa
từ phòng mua hàng
• Tiến hành bảo quản hàng hóa, tổ chức nhân sự vận chuyển hàng
hóa tới các siêu thị điện máy hoặc các đơn vị khác theo yêu cầu
• Theo dõi quá trình xuất nhập hàng hóa và thẻ kho, lập các báo
cáo về hàng hóa, tình hình tồn kho.
Phòng tin học: Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và anh ninh
thông tin trong toàn công ty
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Nhiệm vụ:
• Vận hành thông suốt toàn bộ hệ thống tin học của công ty
• Xử lý mọi sự cố về thông tin liên lạc, bảo đảm tốt anh ninh về
bảo mật thông tin của công ty
• Duy trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị điện tử, các ứng dụng phần
mền sử dụng cho hoạt động của công ty.
Siêu thị điện máy: Tổ chức phân phối bán lẻ các sản phẩm tới người
tiêu dùng.
Nhiệm vụ:
• Tổ chức sắp xếp, trưng bày hàng hóa và các hoạt động xúc tiến
tại siêu thị
• Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp và lượng sản phẩm
hàng hóa tại siêu thị
• Thống kê báo cáo tình hình kinh doanh lên ban giám đốc, hỗ trợ
đề xuất các giải pháp kinh doanh
Trung tâm chăm sóc khách hàng: Thực hiện dịch vụ chăm sóc khách
hàng
Nhiệm vụ:
• Cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan
đến công ty và các sản phẩm dịch vụ của công ty
• Tổ chức thực hiện công tác bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng sản
phẩm
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
• Hỗ trợ, cung cấp thông tin cho ban giám đốc, đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long trong những
năm gần đây
1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long
Công ty Cổ phần thương mại Việt Long là một doanh nghiệp có quy
mô tương đối lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Sản phầm
dịch vụ mà công ty cung cấp đó là các sản phẩm điện máy, điện tử, các đồ gia
dụng phục vụ cho đời sống. Các sản phẩm hết sức đa dạng về kiểu dáng mẫu
mã, giá cả phù hợp và có chất lượng tương đối tốt. Mặt hàng điện tử bao gồm
Tivi, Tivi plasma, giàn âm thanh, máy tính, máy nghe nhac…Chúng được sản
xuất bởi các tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, LG,... với chất lượng
cao được bảo hành ít nhất là 12 tháng. Bên cạnh đó nhóm hàng điện máy của
Việt Long cũng hết sức phong phú: máy giặt, tủ lanh, máy rửa bát….Đến với
siêu thị điện máy Việt Long khách hàng còn có thể dễ dàng lực chọn các loại
đồ gia dụng cần thiết cho gia đình như: xong nồi, bếp, máy xay, đồ nội thất…
Các sản phẩm của Việt Long được cung ứng bắt nguồn từ hai nguồn chính là
mua trong nước và nguồn hàng có từ việc nhập khẩu. Các sản phẩm này đều
có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đã qua kiểm định về mặt chất lượng và giá cả
phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.
Không chỉ cung cấp sản phẩm mà Việt Long còn phục vụ tốt nhất
khách hàng bởi các dịch vụ kèm theo. Công ty có chính sách hỗ trợ việc vận
chuyển hàng hóa về tận nhà đối với khu vực nội thành và có tính phí ưu đãi
đối với việc vận chuyển với khoảng cách xa. Cùng với đó công ty cung cấp
các dịch vụ lắp đặt, bảo hành và bảo trì sản phẩm. Khách hàng có được sự
tiện lợi và giảm thiểu được chi phí trong quá trình đưa sản phẩm vào sử dụng.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Về đối tượng khách hàng, thì công ty cung cấp các sản phẩm điện máy,
gia dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng trong đó phạm vi chủ yếu là ở
Miền Bắc. Việt Long vừa là nhà phân phối bán buôn, vừa là nhà phân phối
bán lẻ mặt hàng điện máy và gia dụng. Khách hàng của Việt Long bao gồm
các khách hàng mua hàng với mục đích tiêu dùng cá nhân và các nhà đại lý
phân phối, các doanh nghiệp thương mại khác. Các khách hàng cá nhân
thường tập trung chủ yếu tại địa bàn Hà Nội Họ thường tới các siêu thị điện
máy, showroom, của công ty để mua hàng. Các khách hàng mua hàng nhằm
mục đích kinh doanh bao gồm các doanh nghiệp, các đại lý tại Hà Nội và các
tỉnh thành Phía Bắc. Tùy thuộc vào thỏa thuận mà Việt Long sẽ cung ứng về
số lượng, chủng loại và giá cả cho các nhà trung gian phân phối này.
Về phương thức mua bán và thanh toán sẽ tùy thuộc vào các chính sách
trong từng giai đoạn cụ thể và thỏa thuận giữa Việt Long và khách hàng. Giai
đoạn hiện nay, hoạt động bán lẻ cho người tiêu dùng thường được diễn ra tại
các siêu thị điện máy và các showroom, cửa hàng. Khách hàng chủ yếu thanh
toán toàn bộ số tiền tại quầy thanh toán hoặc thanh toán tại nhà đối với một số
sản phẩm. Ngoài việc đến mua hàng trực tiếp tại Việt Long, khách hàng có
thể đặt hàng qua điện thoại hoặc sử dụng hình thức mua bán và thanh toán
thông qua phương tiện điện tử Internet. Việt Long cũng đồng thời có chính
sách mua hàng trả góp với lãi suất ưu đãi khi khách hàng có nhu cầu mua
hàng trả góp.Đối với hoạt động phân phối bán buôn cho các công ty thương
mại, các đại lý thì Việt Long tiến hành đàm phán, thỏa thuận các điều kiện đối
với họ. Đối với các khách hàng ở khu vực Hà Nội họ có thể tự điều xe tới lấy
hàng, tuy nhiên thông thường hiện nay, Việt Long sẽ vận chuyển hàng hóa từ
các kho hàng của mình tới tận nơi khách hàng có nhu cầu. Điều này thực sự
tạo điều kiện thuận lợi đối với các khách hàng tại các tỉnh xa như: Thái
Nguyên, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa… Hình thức thanh toán chủ yếu là
bằng tiền mặt và chuyển khoản qua ngân hàng. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
và đàm phán giữa các bên sẽ quyết định thời gian thanh toán, trả nhanh hay
chậm, trả toàn bộ hay một phần, lãi suất nếu có là bao nhiêu.
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long trong những
năm gần đây.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Việt Long luôn cố gắng thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng với sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt và
giá cả phải chăng. Dù đã có lúc gặp phải nhiều khó khăn nhưng Việt Long vẫn
vươn lên và đạt được kết quả kinh doanh tương đối tốt.
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long qua
các năm
(Đơn vị : nghìn đồng)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu thuần 191.213.445 216.312.286 294.248.024 433.543.929 522.026.870
2. Giá vốn hàng bán 156.597.192 175.598.400 249.368.405 371.085.432 454.668.587
3. Lợi nhuận gộp 34.616.253 40.713.886 44.879.619 62.458.497 67.358.283
4. Tổng chi phí 31.261.320 35.147.991 36.158.991 52.403.609 56.702.158
5. Lợi nhuận trước
thuế
3.354.933 5.565.895 8.720.628 10.054.888 10.656.125
6. Thuế thu nhập DN 939.381 1.558.451 2.441.776 2.815.369 2.664.031
7. Lợi nhuận sau
thuế
2.415.552 4.007.444 6.278.852 7.239.519 7.992.094
Nguồn: Phòng kế toán
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần qua các năm đều tăng,
năm 2005 là 191.213.445.000 thì tới năm 2009 đã tăng lên 522.026.870.000
với giá trị tuyệt đối gần 331 tỷ đồng.
• Doanh thu thuần năm 2006 là 216.312.286.000 đồng
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
• Doanh thu thuần năm 2007 đạt 294.248.024.000 đồng tăng 36,03 % so
với năm 2006 với giá trị tuyệt đối là 77.935.738000 đồng.
• Doanh thu thuần năm 2008 đạt 433.543.929.000 VNĐ tăng
139.295.905.000 VNĐ so với năm 2007 tương ứng tỉ lệ 47,34%
• Doanh thu thuần năm 2009 đạt 522.026.870.000 đồng tăng 88.482.941.000
đồng so với năm 2008 tương ứng 20,41%.
Nhìn chung doanh thu thuần các năm đều tăng trưởng ở mức khá cao
tuy nhiên trong năm 2009 có tỉ lệ tăng thấp hơn các năm khác do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Cùng với đó thì lợi nhuận sau thuế của
các năm cũng tăng tương ứng. Căn cứ vào bảng kết quả kinh doanh ta lập nên
biểu đồ sau:
Đơn vị: Nghìn đồng
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
8000000
9000000
2005 2006 2007 2008 2009
Biểu đồ 1.1: Mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của công ty Việt Long
qua các năm.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của
các năm đều tăng. Năm 2005 đạt 2.415.522.000 đồng thì tới năm 2009 đã đạt
7.992.094.000 đồng, tăng 5.576.572.000 đồng. Tỷ lệ tăng trưởng của lợi
nhuận sau thuế cũng rất cao. Tỉ lệ tăng trưởng cao nhất là vào năm 2006 và
2007, lợi nhuận sau thuế đạt tăng bình quân khoảng 61,3% . Đó là giai đoạn
đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Việt Long với các nhà cung cấp là những
tập đoàn sản xuất điện máy hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Sanyo… Tỷ
lệ tăng trưởng của năm 2008 và 2009 có tăng nhưng thấp hơn các năm trước (
trung bình khoảng 13% ) do tác động của một số nguyên nhân khách quan và
chủ quan.
Bên cạnh chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận thì thị trường cũng là một chỉ
tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của Việt Long.. Sau hơn 10 năm đi vào
hoạt động, Việt Long đã không ngừng nỗ lực mở rộng thị trường của mình và
trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả khả quan. Tính đến năm
2009 thì các sản phẩm điện máy và gia dụng của Việt Long đã có mặt ở hầu
hết các tỉnh thành phía Bắc. Đặc biệt trong năm 2009 Việt Long đã chính thức
khai trương Siêu thị điện máy tại Hà Đông khẳng định vị trí của Việt Long
trên thị trường phân phối hàng điện máy và gia dụng. Hiện nay thì thị trường
tại khu vực miền Trung và Miền Nam Việt Long vẫn đang tìm cách tiếp cận
và sẽ cố gắng chia sẻ thị phần ở đây trong thời gian tơi.
Cùng với kết quả kinh doanh khả quan, nguồn nhân lực của Việt Long
cũng có sự thay đổi tích cực. Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty liên
tục tăng trong những năm gần đây. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu và
biểu đồ sau:
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Bảng 1.2: Số lượng nhân viên của công ty Việt Long qua các năm
Đơn vị: người
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Số lượng 96 120 188 200 215
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Dựa vào bảng số liệu 1.2 ta dựng được biểu đồ sau:
0
50
100
150
200
250
2005 2006 2007 2008 2009
Series1
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ tăng trưởng nhân sự giai đoạn 2005-2009
Nhìn chung số lượng nhân viên trong công ty liên tục tăng trong các
năm và tăng mạnh nhất vào năm 2007, một năm phát triển kinh doanh khá
thành công của Việt Long. Trong các năm 2008, 2009 do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế nên mặc dù nhân sự có tăng nhưng không nhiều. Mặc dù vậy với
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
nỗ lực phát triển kinh doanh và phát triển thị trường chắc chắn trong thời gian
tới số lượng cán bộ công nhân viên sẽ tăng lên đáng kể.
1.3.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty Việt Long
trong những năm gần đây.
1.3.3.1. Những kết quả đạt được.
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty cổ phần thương mại
Việt Long luôn không ngừng phấn đấu phát triển kinh doanh, bên cạnh đó
cũng có nhiều đóng góp cho xã hội và đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, kết quả kinh doanh các năm đều có doanh thu tăng và tăng
với tỉ lệ tương đối cao với mức trung bình khoảng 37 %/ năm. Cùng với đó là
lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên rõ dệt tăng từ 2.415.522.000 đồng năm 2005
lên 7.992.094.000 đồng năm 2009 với mức tương ứng gấp 3,3 lần. Lợi nhuận
liên tục tăng trong các năm giúp cho Việt Long có điều kiện huy động vốn để
phát triển kinh doanh. Một mặt Việt Long có thể trích phần lợi nhuận trên để
tái đầu tư đồng thời với kết qủa kinhh doanh thuận lợi và có triển vọng, công
ty dễ dàng vay vốn từ các ngân hàng hay các cá nhân, tổ chức khác.
Thứ hai là thị trường của công ty đã được mở rộng . Với lòng quyết tâm
và nỗ lực, công ty đã tiếp cận được hầu hết thị trường các tỉnh phía Bắc. Cùng
với đó, hệ thống phân phối của công ty đã được mở rộng cả về số lượng và
quy mô. Đặc biệt trong năm 2009, công ty đã chính thức khai trương siêu thị
điện máy tại Hà Đông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Việt
Long. Đến với siêu thị điện máy, khách hàng sẽ được thỏa mãn với các sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng, giá cả phù hợp. Hệ thống phân phối được mở
rộng không chỉ làm tăng doanh thu của công ty mà còn góp phần vào việc
phát triển thương hiệu – một tài sản vô hình hết sức quý giá.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Thứ ba là Việt Long đã phát triển được mối quan hệ hợp tác với các đối
tác là các tập đoàn sản xuất điện máy hàng đầu thế giới như: Samsung, LG,
Panasonic. Công ty có thể mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm hết
sức đa dạng, phong phú với chất lượng tốt nhất. Nguồn hàng của Việt Long
không chỉ được sản xuất bởi các tập đoàn liên doanh, lắp ráp trong nước mà
còn có rất nhiều sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu giúp làm tăng sự chọn
lựa cho quý khách hàng.
Thứ tư, cùng với sự phát triển của công ty thì nguồn nhân lực cũng
được tăng lên đáng kể. Những ngày đầu thành lập, công ty chỉ có khoảng trên
10 người thì đến năm 2005 đã lên gần 100 người và đến năm 2009 thì đã lên
tới hơn 200 người. Công ty luôn có chế độ đãi ngộ tốt, xứng đáng đối với
nhân tài nên đã thu hút được rất nhiều cán bộ công nhân viên có năng lực tới
đầu quân.
Thứ năm, không chỉ chú ý tới việc phát triển kinh doanh mà Việt long
còn rất chú ý tới công tác xã hội. Việt Long luôn tham gia tích cực các phong
trào từ thiện, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, chất độc màu gia cam. Công ty
không chỉ quyên góp bằng tiền, bằng hiện vật mà còn lưu tâm sử dụng các sản
phẩm do người khuyết tật sản xuất ra để ủng hộ họ. Bên cạnh đó Việt Long
cũng rất quan tâm tới phong trào văn hóa thể thao. Hàng năm công ty thường
xuyên tổ chức giao lưu anh chị em cán bộ, công nhân viên trong và ngoài
công ty. Đồng thời Việt Long cũng tài trợ cho các hoạt động của địa phương
phong trào đoàn thể như việc tài trợ chính thức cho đội bóng đá nữ Hà Tây
năm 2006, tài trợ cho các hội thi, hội diễn …
Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty
Việt Long đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý do bộ công thương, các
khách hàng và các đối tác trao tặng. Việt Long nhiều năm liền đạt giải nhà
phân phối xuất xắc của các doanh nghiệp sản xuất nổi tiến như Samsung,
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
LG… Cùng với đó là bằng khen của các cơ quan đoàn thể như bằng khen của
Trung ương hội thanh niên Việt Nam, và đặc biệt Việt Long đã nhận được
giải thưởng cao quý “ Sao vàng đất Việt” và là “ nhãn hiệu nổi tiếng”.
Với những thành tích đạt được chắc chắn sẽ khích lệ các thành viên trong
công ty rât nhiều và thương hiệu Việt Long sẽ còn được nâng cao hơn nữa.
1.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khen ngợi nhưng bên cạnh
đó vẫn còn một số những hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách
quan.
Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận khá cao qua
các năm nhưng không đồng đều. Năm 2007 là 60 % nhưng tới năm 2009 chỉ
là 13 %. Tuy doanh thu tăng với tỉ lệ tương đối cao nhưng lợi nhuận sau thuế
thì tăng không cao và giảm vào năm 2008, 2009. Nguyên nhân chính dẫn tới
hiện tượng này là do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới. Tác động của suy thoái kinh tế thế giới dẫn tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp khó khăn hơn, thu nhập của nhân dân giảm sút
do đó cầu về hàng điện máy giảm. Bên cạnh đó cạnh tranh giữa các nhà phân
phối là hết sức khốc liệt, Việt Long phải chia sẻ thị trường vói các thương
hiệu mạnh như Pico laza, Sài Gòn Nguyễn Kim, Mediamart…
Thứ hai là tuy Việt Long đã mở rộng được phạm vi thị trường, công ty
đã tiếp cận được hầu hết các tỉnh thành phía Bắc nhưng vùng thị trường khá
tiền năng đó là Miền Trung và Miền Nam thì công ty vẫn chưa phát triển
được. Bên cạnh đó mặc dù Việt Long đã tiếp cận được hầu hết các tỉnh nhưng
lại chỉ tập trung ở một số trung tâm, thành phố và chưa khai thác hết được
những huyện, thị xã khác trong tỉnh đó. Ví Dụ như tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang thì mới chỉ tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố mà chưa phát
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
triển ra các khu vực khác. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do thị trường
quá rộng lớn, công ty chưa thể phát triển và khai thác tốt nhất tất cả các khu
vực.
Thứ ba là, mặc dù Việt Long đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác làm
ăn với các đối tác là các doanh nghiệp sản xuất điện máy hàng đầu như
Samsung, LG.. nhưng chưa có những ràng buộc chặt chẽ. Việt Long có thể
phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với các nhà phân phối khác cũng kí hợp
đồng tiêu thụ hàng hóa của các nhà sản xuất trên. Không những vậy mà Việt
Long còn phải cạnh tranh với chính hệ thống phân phối của các doanh nghiệp
sản xuất đó.Bên cạnh đó công ty chưa tranh thủ tối đa được những chính sách
ưu đãi của các nhà cung cấp như: ưu đãi về hỗ trợ bán, hỗ trợ lãi suất, bảo
hành bảo trì sản phẩm… Nguyên nhân chính là do công ty gặp rất nhiều khó
khăn khi tiến hành đàm phán với các nhà cung cấp và cạnh tranh giữa các nhà
phân phối ngày càng khốc liệt hơn.
Thứ tư, mặc dù nguồn nhân lực ngày càng được tăng cường cả về số
lượng và chất lượng nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu nhân lực cục bộ tại các
giai đoạn khác nhau, tại các địa điểm khác nhau. Ví dụ như trong những lúc
thiếu nhân sự, các cán bộ, nhân viên kinh doanh phải trực tiếp đi vận chuyển,
xếp dỡ hàng hóa gây ra sự bất hợp lý. Ngược lại cũng có lúc thừa nhân sự,
cán bộ công nhân viên rảnh rỗi chưa khai thác hết hiệu suất. Nguyên nhân
chính của hạn chế này là do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh. Bên cạnh
đó cũng phải kể đến nguyên nhân chủ quan đó là việc sắp xếp nhân sự thiếu
hợp lý, việc điều chuyển, tuyển dụng chưa kịp thời gây ra.
Việt Long cần khắc phục những hạn chế còn tồn tại để tiếp tục phát
triển hơn nữa trong tương lai.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VIỆT LONG THỜI GIAN QUA
2.1. Sự cần thiết khách quan phải phát triển hệ thống phân phối sản
phẩm của công ty Việt Long.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta luôn có tốc độ tăng
trưởng khá và ổn định. Cùng với đó, thu nhập của người dân tăng lên, đời
sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Mặt hàng điện máy, gia dụng là các
mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày như: bếp, xoong nồi, bình
nước… hay mang lại sự tiện nghi, thoải mái cho người sử dụng như: máy
giặt, tivi, tủ lạnh, đồ nội thất... Trong cuộc sống hiện đại thì con người có thu
nhập tăng lên nhưng thời gian giành cho sự nghỉ ngơi cũng ít đi do đó nhu cầu
về mặt hàng điện máy và gia dụng ngày càng tăng. Mọi người muốn dành
khoản tiền kiếm được mua các đồ dùng tiện nghi thoải mái để giảm bớt thời
gian làm việc, tăng quỹ thời gian cho mình. Nhu cầu và cầu thị trường tăng,
đây chính là nguyên nhân đầu tiên đặt ra yêu cầu phát triển hệ thống phân
phối sản phẩm này.
Thứ hai, khoảng cách từ nơi sản xuất sản phẩm tới nơi tiêu dùng là xa
tương đối cho nên nếu như muốn phân phối sản phẩm một cách trực tiếp từ
người sản xuất tới người tiêu dùng mà không qua hệ thống phân phối sẽ gặp
rất nhiều khó khăn và chi phí sẽ tăng lên rất nhiều.Ví dụ như nhà máy sản
xuất, lắp ráp của công ty SamsungVina là tại Bắc Ninh khi đó nếu như không
phát triển hệ thống phân phối sản phẩm thì một người ở Hà Nội muốn mua
hàng sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí để có thể sở hữu và sử dụng
sản phẩm đó.
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Thứ ba, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn tập
trung chuyên môn hóa vào việc sản xuất các sản phẩm mà mình có thế mạnh.
Tuy nhiên nhu cầu của khách hàng lại hết sức đa dạng, phong phú cho nên
một doanh nghiệp sản xuất không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu của
khách hàng. Ví dụ như: LG sẽ tập trung vào việc sản xuất và cung cấp các sản
phẩm Tivi, tủ lạnh…; Nokia sẽ tập trung sản xuất điện thoại…; Goldsun thì
tập trung vào sản xuất và cung ứng bếp gas… Việc phát triển hệ thống phân
phối sản phẩm đồ điện máy và gia dụng sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
khách hàng, tăng tính tiện lợi và giảm chi phí xã hội
Thứ tư, phát triển hệ thống phân phối đồ điện máy, gia dụng giúp thúc
đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi phát triển
kinh tế xã hội. Hệ thống phân phối hàng hóa là cầu nối giữa sản xuất và tiêu
dùng không những tạo sự tiện lợi, giảm chi phí cho người tiêu dùng mà còn
tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tập trung chuyên môn hóa vào việc sản
xuất. Họ không phải san xẻ nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực không thực sự thế
mạnh mà để phần việc đó cho các nhà thương mại phân phối sản phẩm.
Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, việc phát
triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy, gia dụng góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, đóng góp một lượng đáng kể trong tổng GDP. Không chỉ có
vậy, hệ thống này giúp tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm giúp giải quyết
tình trạng thất nghiệp góp phần ổn định dân sinh. Đây cũng chính là một lý do
quan trọng cho việc phát triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy, gia
dụng
Đối với công ty Việt Long thì việc phát triển hệ thống phân phối cũng là
một sự tất yếu. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham
gia vào lĩnh vực phân phối mặt hàng điện máy, gia dụng. Nhu cầu khách hàng
ngày càng đa dạng, phong phú, cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn tới việc Việt
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
Long buộc phải phát triển hệ thống phân phối hiện tại theo chiều sâu để có thể
tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, thị trường của Việt Long tại khu vực Hà Nội
đã bị chia sẻ rất nhiều khiến cho tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận
đã giảm sút. Công ty cần mở rộng hệ thống phân phối ra các tỉnh nhằm bù đắp
lại sự sụt giảm tại thị trường Hà Nội và phát triển kinh doanh. Như vậy cạnh
tranh gay gắt đặt ra yêu cầu cho Việt Long phải nghiên cứu chiến lược, thực
hiện chiến lược phát triển hệ thống phân phối sản phẩm theo cả chiều rộng và
chiều sâu.
Từ việc phân tích các lý luận và dẫn chứng trên giúp đi đến kết luận:
Việc phát triển hệ thống phân phối mặt hàng điện máy, gia dụng của công ty
Việt Long là một tất yếu khách quan..
2.2. Phân tích thực trạng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại
công ty Việt Long
2.2.1. Khái quát về hệ thống phân phối của công ty Việt Long.
Việt Long là một công ty có quy mô hoạt động trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa. Các sản phẩm mà công ty cung cấp chủ yếu là mặt hàng điện
máy, gia dụng bao gồm: tivi, tủ lạnh, đồ bếp, nội thất… Sau hơn 10 năm nỗ
lực hoạt động, Việt Long đã phát triển nhiều trung tâm thương mại lớn, các
Showroom với diện tích trên 4000m2, một trung tâm chăm sóc khách hàng và
ba kho hàng lớn phục vụ cho hoạt động phân phối bán buôn, bán lẻ các sản
phẩm điện máy, đồ gia dụng cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Về hệ thống phân phối bán buôn, Việt Long có 3 kho hàng lớn là tổng
kho tại Đức Giang, tổng kho Phú Lãm và tổng kho Nguyễn Văn Ngọc. Công
ty thu mua, nhập các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất trong
và ngoài nước, dự trữ và bảo quản tại đây. Việt Long sẽ phân phối hàng hóa
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
của mình cho các doanh nghiệp thương mại nhỏ, các đại lý, cửa hàng kinh
doanh đồ điện máy, gia dụng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân phối bán buôn sản phẩm hàng hóa
của công ty Việt Long
Do đặc thù của việc phân phối bán buôn là hàng hóa với số lượng lớn,
trị giá tài sản lớn nên việc vận chuyển và thanh toán cũng có phần khác biệt
với hoạt động bán lẻ. Thông thường công ty sẽ điều xe của mình tới các kho,
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
Ban giám đốc
Bộ phận kinh doanh
phân phối
Kho hàng
(Nguyễn
Văn NGọc)
Kho hàng
(Phú Lãm)
Kho hàng
(Đức Giang)
Đại lý tại
Bắc Giang
Đại lý tại
Bắc Ninh
Đại lý tại
Nam Định
Đại lý tại
Ninh Bình
24
Đại lý tại
Hà Nam....
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Phan Tố Uyên
lấy hàng và vận chuyển tới nơi cho khách hàng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc
vào thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Phổ biến là hai hình thức cơ bản
bằng tiền mặt và chuyển khoản. Trong đó khách hàng thường thanh toán một
phần tiền và sẽ hoàn thành nốt vào một thời gian nhất định.
Về hệ thống phân phối bán lẻ, Việt Long đã phát triển nhiều trung tâm
thương mại lớn, các showroom, cửa hàng để bán lẻ các sản phẩm điện máy,
gia dụng. Hàng hóa chủ yếu được vận chuyển từ các kho hàng của công ty tới
hệ thống này để cung cấp cho các khách hàng cá nhâ, khách hàng tiêu thụ với
số lượng nhỏ.
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ phân phối bán lẻ sản phẩm hàng hóa của công ty Việt
Long
SV: Vũ Trần Tùng Lâm Lớp: QTKD Thương mại 48B
Ban Giám Đốc
Bộ phận kinh
doanh bán lẻ
Siêu thị
Việt Long
Giảng Võ
Siêu thị
Việt Long
Giảng Võ
Siêu thị
Việt Long
Giảng Võ
Siêu thị
Việt Long
Giảng Võ
Khách hàng
25