PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ THUẬN AN
TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM
TỔ : LÝ-HÓA-SINH-THỂ DỤC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI
“ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤCTHỂ DỤC THỂ THAO TRONG TRƯỜNG HỌC ”
VỀ: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÃ HỘI HOÁ
THỂ DỤC THỂ THAO TRONG TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC 2012-2013
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU:
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................ trang 3
I. Chủ trương của Đảng về XHH TDTT trường học ..trang 3
II. Nhận thức vấn đề ......................................................trang 4
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN ...............................................trang 6
I. Các bước thực hiện XHH.TDTT ...............................trang 6
II. Xã hội hoá TDTT trường học .................................trang 9
III. Những thuận lợi và khó khăn về XHHTDTT .....trang 11
C. PHẦN KẾT …………………………………………… trang 12
Tài liệu tham khảo ……………………………. trang13
2
LỜI GIỚI THIỆU
+ Trường THCS Châu Văn Liêm toạ lạc trên địa bàn : Phường Vĩnh Phú
( Gồm có 16 lớp với gần 527 học sinh, tổng số CBGV là 31 Đ/C.
1/Có 2 Giáo viên dạy thể dục, trong đó có 1 Cao đẳng TDTT + 1 đại học TDTT
chuyên ngành GD thể chất.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Chủ trương của Đảng – Nhà Nước về công tác XHH- TDTT trường học
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính
phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.
+ Căn cứ Luật TDTT số 77/2006/QH11 ngày 20 tháng 11 năm 2006 ( Trích từ
điều 20 đến Điều 26 về: Công tác GD thể chất trường học
+ Căn cứ Nghị Định số 85/2003 NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 quy định
chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ
Giáo dục và Đào tạo-Uỷ ban thể dục thể thao thống nhất ban hành Thông tư liên tịch
hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn
2006-2010 như sau:
1/ Thể dục thể thao trường học là bộ phận đặc biệt trong việc nâng cao sức khoẻ
và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh
viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước . Thể dục thể
thao trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng
tài năng thể thao cho đất nước.
2/ Phát triển giáo dục Thể dục thể thao trường học theo hướng đổi mới và nâng
cao chất lượng giờ học thể dục nội khoá, đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại
khoá, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với
người học.
3/ Tăng cường sự phối hợp liên ngành Giáo dục và Thể dục thể thao, đồng thời
đẩy mạnh xã hội hoá và chuyên nghiệp hoá, tranh thủ các nguồn lực từ xã hội để xây
dựng và phát triển Thể dục thể thao trường học.
+
3
4/ Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về Thể dục thể thao trường học, góp
phần nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trong khu vực và thế giới.
II/ Nhận thức vấn đề:
+ Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người.Việc bảo vệ, rèn luyện sức khoẻ cho
con người gồm nhiều vấn đề như: ăn ở, sinh hoạt, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, môi
trường sống...
Trong nhà trường, giáo dục thể chất là một hoạt động quan trọng nhằm giúp học sinh
rèn luyện để tăng cường sức khoẻ, góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện để
phục vụ cho xã hội .
+ Theo Luật Giáo dục : “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức- trí tuệ - thể chất- thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm
hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa . Xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao
động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ... Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển của kết quả giáo dục tiểu học; Có trình độ học vấn trung
học cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học
Trung học phổ thông,Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động ”.
Để thực hiện được mục tiêu chung của cấp học, chương trình học thể dục ở
trường THCS giúp học sinh thực hiện :
+ Nắm được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ,
nâng cao thể lực. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ
luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh .
+ Có sự tăng tiến về thể lực, kiểm tra đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ( RLTT)
thực hiện khả năng của bản thân về TDTT. Biết chơi một môn thể thao mà mình yêu
thích.
+ Vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài
xã hội. Vì vậy, công tác giảng dạy TDTT trong nhà trường càng quan trọng. Nó không
những làm cho phong trào hoạt động TDTT trong trường ngày càng phát triển; mà còn
phát hiện và tuyển chọn được những vận động viên có năng khiếu để tham dự thi đấu
các phong trào TDTT tại địa phương và Hội khoẻ các cấp trong mỗi năm học.
B. NỘI DUNG THỰC HIỆN
I/ Các bước chuẩn bị để thực hiện công tác xã hội hoá TDTT:
4
1/ Lực lượng Giáo viên giảng dạy TDTT tại trường:
+ Trường có 2 giáo viên đã tốt nghiệp đạt chuẩn và trên chuẩn chuyên ngành
GD thể chất ( trong đó có1 tốt nghiệp Đại học + 1 tốt nghiệp cao đẳng)
+ Tham dự các lớp học bồi dưỡng, để nâng cao trình độ giáo viên về TDTT đạt
chuẩn ở các trường phổ thông, đảm bảo các trường phổ thông có đủ giáo viên chuyên
trách TDTT.
+ Thường xuyên tổ chức hoặc tham dự các lớp học bồi dưỡng chuyên môn về
TDTT để đáp ứng trong thời đại công nghiệp – hiện đại hoá đất nước.
2/ Xây dựng cơ sở vật chất:
+ Trường THCS Châu Văn Liêm được xây dựng đạt chuẩn và khánh thành từ
tháng 8 năm học 2011-2012, có sân chơi đủ diện tích, có nhà thi đấu để luyện tập và
học thể dục trong giờ chính khoá và ngoại khoá.
+ Tham mưu BGH trường, hội cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí để tập huấn và thi
đấu các giải TDTT do ngành và phòng văn hoá TDTT Thị xã tổ chức. Ngoài ra, có thể
tìm các nhà mạnh thường quân yêu thích về TDTT để tài trợ thêm kinh phí hoặc hỗ trợ
cơ sở vật chất cho các hoạt động giảng dạy và luyện tập TDTT của trường.
+ Đề xuất với SGD&ĐT Bình Dương, ngoài số tranh đã được cấp phát hàng năm
nên cấp phát các loại dụng cụ TDTT phục vụ giảng dạy các môn tự chọn cho đúng
chuẩn ( được áp dụng theo luật thi đấu hiện hành )
3/ Tổ chức thực hiện:
+ Ngay từ đầu năm học 2012-2013 được nhà trường quyết định thành lập tổ liên
môn ( Tổ Lý –Hóa – Sinh -Thể dục- Công nghệ ) gắn hoạt động giảng dạy và luyện
tập TDTT.
+ Phân công giáo viên thể dục, chịu trách nhiệm phụ trách CLB bộ môn mà mình có
năng khiếu; qua đó để tuyển chọn VĐV có năng khiếu tham gia luyện tập ngoại khoá;
chú ý môn thể thao có thế mạnh của trường như đá cầu, bóng rổ, bóng chuyền để tập luyện
và tham gia thi đấu giải do các cấp tổ chức
II/ Xã hội hoá thể thao trường học: tiềm năng và giải pháp:
1/ Tiềm năng, ảnh hưởng và lực lượng để thực hiện xã hội hoá TDTT trường học:
+ Như chúng ta đã biết, giáo viên giữ vai trò là lực lượng cơ bản quyết định chất
lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông, xuất phát từ những đặc điểm nghề nghiệp
và truyền thống đạo đức, giáo viên có ảnh hưởng to lớn đối với mỗi học sinh. Học sinh
5
là đối tượng chính của việc triển khai thực hiện xã hội hoá TDTT trường học và chiếm
một số lượng rất lớn về đối tượng của xã hội trong quá trình thực hiện xã hội hoá
TDTT ( theo thống kê từ năm 2006 của Hà Đắc Sơn, số lượng học sinh chiếm gần ¼
dân số cả nước ). Riêng đối Thị xã Thuận An trong năm học 2012-201 gồm có 27
trường phổ thông (Trong đó có 8 trường THCS; có 19 trường tiểu học ) với tổng số
học sinh TH+THCS khoảng 19000 em trẻ có độ tuổi từ 7 trở lên được cắp sách đến
trường ( Chưa kể học sinh các trường THPT trong thị xã Thuận An ). Tổng số giáo
viên chuyên trách TDTT là 62 Đ/C.
+ Chương trình học GDTC theo Hiến pháp đã quy định bắt buộc đối với học
sinh các bậc học, coi đó là yêu cầu phổ cập trong đào tạo và giáo dục nền tảng đối với
lực lượng lao động tương lai. Mặt khác, chương trình học thể dục được thực hiện theo
quy định 2 tiết/ tuần/lớp trong suốt 12 năm học ở bậc giáo dục phổ thông .
+ Hơn nữa, một thực tế cho thấy, học sinh phổ thông các cấp chiếm đại đa số lực
lượng thanh thiếu niên từ 7 đế 19 tuổi của đất nước. Hoạt động vận động và luyện tập
TDTT là nhu cầu vốn có, tự nhiên các lứa tuổi nầy. Tác động cơ bản của nhà trường và
xã hội chủ yếu là tổ chức, định hướng, tạo dựng cơ sở vật chất và điều kiện để các em
được hoạt động TDTT, giáo dục và rèn luyện sự bền vững về nhu cầu tự nhiên về hoạt
động vận động và rèn luyện thân thể.
+ Các công trình khoa học đã chứng minh: TDTT có vai trò và ảnh hưởng to lớn
đến việc hoàn thành và hoàn thiện kỹ năng vận động, phát triển thể chất cho lứa tuổi
học sinh là thuận lợi và hiệu quả bất cứ lứa tuổi nào khác. Lứa tuổi học sinh là đối
tượng phù hợp để sử dụng tác động của TDTT nhằm góp phần nâng cao tầm vóc và thể
chất của con người. Những nhu cầu hiệu quả hoạt động và những tác động của rèn
luyện thân thể là một trong những tiềm năng thúc đẩy quá trình thực hiện chủ trương
xã hội hoá TDTT.
2/ Những định hướng và giải pháp cơ bản thực hiện chủ trương xã hội hoá
TDTT trong hệ thống giáo dục phổ thông:
+ Từ những phân tích nêu trên cho thấy công tác xã hội hoá TDTT đối với hệ thống
nhà trường phổ thông các cấp tuy còn những khó khăn và bất cập, song đầy tiềm năng
và điều kiện rất to lớn . Tác động vào nhà trường là tác động vào toàn xã hội, tạo ra sự
lan toả mạnh mẽ và có sức sống lâu bền của chủ trương xã hội hoá mà Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra.
+ Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT từ trường học để làm khâu đột phá
thực hiện xã hội hoá TDTT trong phạm vi toàn quốc, là định hướng có tính quyết định
và then chốt. Sử dụng đội ngũ giáo viên làm lực lượng tổ chức, triển khai và giám sát
quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong nhà trường phổ thông các cấp là
giải pháp tích cực, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
6
+ Theo thống kê năm 2006 của (Hà Đắc Sơn): với 778.002 giáo viên hiện có và
hàng chục ngàn giáo sinh trong 23 trường Đại học sư phạm, 63 trường Cao đẳng sư
phạm trong phạm vi toàn quốc thông qua hoạt động đào tạo, đào tạo nâng cao- bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để biến chủ trương và biện pháp xã hội hoá về TDTT
thành mục tiêu và nhiệm vụ của mỗi giáo viên trong hoạt động giáo dục, đó là con
đường ngắn nhất để thực hiện thành công xã hội hoá TDTT trong phạm vi trường học
+ Hoạt động GDTC trong đào tạo và đào tạo nâng cao đối với đội ngũ giáo viên
nếu được đổi mới theo hướng vừa phát triển thể chất của người học, vừa trang bị kiến
thức và kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động TDTT, hoạt động rèn luyện thân thể
ngoài giờ cho học sinh. Điều đó sẽ cho phép hình thành một đội ngũ tuyên truyền viên,
hướng dãn viên TDTT trường học có chất lượng về chuyên môn, đông về số lượng,
rộng lớn về phạm vi và quy mô tổ chức thực hiện.
+ Không những thế, thông qua kết quả đào tạo cho phép mở rộng và nâng cao
năng lực hoạt động của giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm lớp, công tác tổ chức và
điều khiển các hoạt động ngoài giờ, công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động Đoàn-Đội.
+ Giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp không ai hơn họ làm tốt công tác
tuyên truyền và giáo dục nhận thức về hoạt động TDTT cho học sinh: không ai hơn họ
tổ chức quản lý và điều khiển có hiệu quả hoạt động TDTT trường học và cũng không
ai hơn họ về khả năng lôi cuốn đông đảo học sinh và phụ huynh tích cực góp phần thực
hiện chủ trương xã hội hoá TDTT.
+ Như vậy, có thể khẳng định tiềm năng để xã hội hoá TDTT trong trường học là
rất lớn với hàng chục triệu học sinh và giáo viên đã được cả xã hội cùng quan tâm.
Định hướng chủ đạo trong việc xã hội hoá TDTT trường học chính là huy động sự
tham gia của giáo viên, học sinh và các tổ chức chính trị, các bậc phụ huynh cùng tham
gia hoạt động TDTT trong môi trường trường học.
III/ Những thuận lợi và khó khăn trong công tác xã hội hoá TDTT nhà trường
phổ thông các cấp:
+ Sau hơn 10 năm ( từ năm 2002) triển khai thực hiện công tác xã hội hoá TDTT
đã đạt được một số kết quả khả quan, tạo ra mọi nguồn lực to lớn trong đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Với hai mục tiêu
cơ bản: xã hội hoá TDTT nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân,
huy động lực lượng của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, tạo điều
kiện để mọi tầng lớp nhân dân được hưởng thụ thành quả TDTT ở mức độ ngày càng
cao.
+ Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT là quá trình giáo dục và vận động môi
tầng lớp nhân dân tích cực tự giác rèn luyện thân thể, xây dựng một xã hội hoạt động
TDTT vì mục tiêu sức khoẻ, là quá trình huy động mội tầng lớp xã hội cộng đồng phát
7
triển TDTT; là quá trình đa dạng hoá về hình thức tổ chức và đổi mới về cơ chế quản
lý hoạt động TDTT.
+ Thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT trong hệ thống nhà trường phổ thông
các cấp là quá trình nâng cao thể chất, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ
trẻ, tạo động lực cơ bản để thực hiện định hướng nâng cao thể lực và tầm vóc người
Việt Nam trong thế kỷ XXI , huy động toàn xã hội chăm lo cho thế hệ trẻ, là đổi mới
tận gốc nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của TDTT cho nhiều tầng lớp của người
lao động mới trong tương lai.
+ Trong những năm qua, số đông học sinh phổ thông đã được hưởng những
thành quả bước đầu của xã hội hoá với nền TDTT nước nhà. GDTC và hoạt động
TDTT trường học có những biến chuyển đáng khích lệ nhiều mặt. Tuy nhiên, tốc độ xã
hội hoá còn chậm, chưa phát huy tiềm năng to lớn sẵn có của ngành Giáo dục như tiềm
năng về con người: có hơn 1 triệu học sinh, với gần 25.000 ngàn thầy cô giáo chuyên
trách TDTT ( Theo Hà Đắc Sơn năm 2010 ) .
+ Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra một số thực trạng và nguyên nhân
hạn chế hiệu quả của công tác xã hội hoá trong nhà trường là rất cần thiết. Từ đó, có
thể đề xuất những biện pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn
diện cho học sinh phổ thông các cấp và tích cực hoá quá trình xã hội hoá công tác
TDTT là một nhiệm vụ cấp thiết.
* Những đề xuất của Tổ TD; trước mắt cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
như sau:
+ Các thành viên trong tổ Thể dục cần ra sức tăng cường chất lượng dạy và học
thể dục chính khoá
+ Đề xuất cấp trên tiếp tục đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất
+ Xây dựng hệ thống trường lớp đạt chuẩn hoá, mở các trường năng khiếu thể
thao đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài cho thể thao quốc gia.
+ Xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTTnhư: bóng chuyền, bóng rổ , khuyến
khích học sinh tham gia các câu lạc bộ năng khiếu. Cũng cố và phát triển hệ thống thi
đấu TDTT phù hợp với từng cấp học, từng vùng địa phương.
+ Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, hệ thống đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ
Giáo viên- hướng dẫn viên TDTT; đầu tư xây dựng các trang thiết bị tập luyện trong
các cơ sở giáo dục, chú ý vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thuộc diện khó khăn
theo quy định của Nhà nước.
+ Tăng cường công tác giáo dục truyền thống, giáo dục thể chất và các hoạt động
thể thao trường học
A/ Những thuận lợi cơ bản đối với tiến trình thực hiện công tác xã hội hoá
TDTT trường học:
8
+ Hiện nay, Nhà nước vẫn đang tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường
nguồn đầu tư tập trung cho các nhiệm vụ trọng điểm, các chương trình mục tiêu Quốc
gia về Giáo dục và TDTT. Đó là mở rộng phạm vi và số lượng trường lớp, tăng điều
kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo và hoạt động Giáo dục trong nhà trường.
Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên đáng kể . Điều đó cũng có nghĩa là một số
trường đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động GDTC cũng tăng lên.
Ưu tiên đầu tư và đào tạo nhân lực cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít
người; cũng như tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích và thu hút, sinh
viên giỏi vào ngành sư phạm.V.V…Tăng cường đầu tư cho giáo dục cũng đồng thời là
điều kiện để thực hiện mục tiêu xã hội hoá TDTT đối với các trường phổ thông các
cấp.
+ Cùng với toàn xã hội, học sinh được hưởng những thành quả của nền thể thao
nước nhà như một loại hình phúc lợi cộng đồng. Qua đó, học sinh được giáo dục về
nhận thức đối với hoạt động TDTT , như một thông điệp của xã hội về vai trò và tác
dụng của việc rèn luyện thân thể và nghĩa vụ của bản thân đối với sức khoẻ trong cộng
đồng.
+ Hiện nay, các cơ sở đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT cho các trường phổ thông
bậc THCS và THPT được mở rộng phạm vi và nâng cấp. Đồng thời tạo điều kiện để
giáo viên Tiểu học được đào tạo và bồi dưỡng chương trình môn học thể dục . Chương
trình môn học Thể dục ở bậc phổ thông được đổi mới theo hướng liên thông về nội
dung giữa các cấp học, nội dung chương trình được học các môn thể thao hiện đại và
các môn thể thao tự chọn…Điều đó đã tạo ra mội quan hệ tích cực giữa hoạt động giáo
dục của nhà trường đối với xu thế xã hội hoá . Dùng chức năng giáo dục để thực hiện
chủ trương xã hội hoá.
+ Bên cạnh đó, hằng năm ngành giáo dục đã tạo điều kiện để phát triển phong
trào thể thao trong học sinh như: Định kỳ 4 năm tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng toàn
quốc; (Riêng tỉnh Bình Dương, Sở Giáo dục&Đào tạo phối hợp Sở VHTT-&DL tỉnh
cứ định kỳ 2 năm tổ chức đại hội TDTT trongHọc sinh và 4 năm tổ chức Hội khoẻ
phù Đổng vòng tỉnh) và coi đó như ngày hội của Thầy và trò nhằm báo cáo thành tích
đã đạt được trong phong trào rèn luyện thân thể. Sử dụng các hoạt động TDTT để tăng
cường quan hệ giao lưu giữa nhà trường và địa phương; mở rộng các loại hình Câu lạc
bộ TDTT nhằm sử dụng hiệu quả thời gian ngoài giờ của học sinh, hướng cho học sinh
tham gia vào các hoạt động có ích. Qua đó, nhằm hạn chế cho HS sử dụng thời gian
trống để chơi Game hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội khác.
1/ Những minh chứng thành công trong công tác XHH.TDTT Bình dương Và Thị xã
Thuận An:
a/ Bình Dương thành công từ công tác xã hội hoá TDTT: ( Trích của N.H năm 2009)
9
* Trong những năm gần đây công tác xã hội hoá TDTT tại các địa phương được
thực hiện, triển khai khá tốt và bước đầu đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, Bình
Dương là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác nầy.
+ Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như sự nỗ lực của những người
làm công tác TDTT, tại Bình Dương có hàng loạt các giải đấu ở nhiều cấp được tổ
chức hàng năm, nhờ việc thực hiện công tác xã hội hoá TDTT.
+ Giải chạy Việt dã ngày 1 tháng 1 hàng năm. Giải Bóng đá Quốc Tế Bình
Dương được tổ chức đều đặn trong 9 mùa giải đã để lại nhiều dấu ấn. Chất lượng của
giải đấu đã được nâng tầm cả bề rộng lẫn chiều sâu và ngày càng có uy tín trên đấu
trường Quốc tế. Giải đấu ban đầu chỉ là sân chơi dành cho đội bóng Becamex Bình
Dương thi đấu tập huấn chuẩn bị cho mùa bóng mới. Nhưng với sự nỗ lực và được đầu
tư nghiêm túc của Đài Phát thanh- truyền hình Bình Dương, công ty cổ phần tổng hợp
Bình Dương. Nhà tài trợ chính Tập đoàn Tân Hiệp Phát, sự quan tâm của ngành
TDTT, giải được LĐBĐ Châu Á đưa vào hệ thống thi đấu chính thức thường niên.
Năm 2008 vùa qua, được Bộ VHTT&DL đã trao tặng Bằng khen cho các đơn vị đóng
góp thành tích xuất sắc vào giải đấu Quốc tế trở thành thương hiệu không chỉ của Bình
Dương mà là cả Việt nam.
+ Một điểm sáng nữa trong công tác XHH thể thao Bình Dương và môn thế
mạnh là Quần vợt. Trong năm 2008 có hàng loạt các giải đấu trong nước và Quốc tế
diễn ra tại đây: Giải Quần vợt Thanh thiếu niên Quốc tế có sự tham gia của 13 Quốc
gia ( kết thúc giải Việt nam đứng nhất toàn đoàn ). Không chỉ dừng lại ở đó, môn Thể
hình cũng đem về vinh quang cho Bình Dương của lực sĩ Hồ Tấn Phát ( Huy chương
vàng giải vô địch Quốc gia ).
b/ Công tác xã hội hoá TDTT ở Thị xã Thuận An:
+ Nhằm hưởng ứng phong trào rèn luyện TDTT, trên địa bàn Thị xã Thuận An nói
riêng và tỉnh Bình Dương nói chung, công tác xã hội hoá TDTT cũng được nhiều
người dân tham gia hưởng ứng ; đã đầu tư tiền tỷ để xây dựng sân cỏ nhân tạo ( SCNT)
như: Sân Kim Châu, sân Thiên Ân (Phường Bình Hoà), sân Tuổi Ngọc ( Xã Bình
Nhâm),sân Bình Hoà ( Phường Lái Thiêu ); sân Vĩnh Phú … đã thu hút nhiều đối
tượng tham gia luyện tập nhất là công nhân đang lao động tại Thị xã Thuận An trong
các ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần.
+ Ngoài ra, còn một điểm sáng mà trong 10 Phường xã của Thị xã Thuận an
tham gia tốt công tác xã hội hoá TDTT rất thầm lặng và thường xuyên: Đó là Hội
người cao tuổi tổ chức các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, thường xuyên tham gia tập
luyện vào mỗi buổi sáng sớm để giữ gìn sức khoẻ, có cuộc sống vui tươ i với phương
châm: “ Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”.
10
+ Tất cả những thành quả trên đã minh chứng cho sự phát triển của thể thao Bình
Dương, ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp tham gia rộng rãi. Chính
điều đó là những yếu tố góp phần vào việc thực hiện công tác xã hội hoá TDTT Bình
Dương tốt hơn nữa, Bình Dương không những chỉ biết đến đi đầu trong công tác phát
triển công nghiệp; thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn là điểm sáng trong thực hiện
công tác XHH các hoạt động TDTT không chỉ của riêng Bình Dương mà đối với cả
ngành TDTT tỉnh nhà .
B/ Những khó khăn hạn chế của giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường
học:
+ Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó thì công tác Giáo dục thể chất và hoạt
động thể thao trường học còn gặp những khó khăn và tồn tại một số hạn chế nhất
định. Chủ trương xã hội hoá nhà trường các cấp phổ thông được diễn ra với tốc độ
chậm. Quy mô không tương xứng với nhu cầu và tiềm năng theo định hướng của xã
hội hoá TDTT.
+ Nguyên nhân gây ra những hạn chế đó là cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động
TDTT trường học hoàn toàn do các cơ sở Giáo dục triển khai thực hiện, các lực lượng
xã hội chưa có phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá. Khả
năng huy động tài chính đầu tư trực tiếp cho hoạt động TDTT còn quá hạn hẹp kể cả
nguồn kinh phí được nhà nước cấp và các nguồn đầu tư khác.
+ Hơn nữa, nhận thức trong phụ huynh và học sinh về GDTC và thể thao trường
học còn hạn chế; nhà trường và Giáo viên, nhất là Giáo viên chủ nhiệm chưa coi trọng
công tác GDTC; chưa xem trọng TDTT là phương tiện giáo dục hữu hiệu ngoài giờ đối
với học sinh và thanh thiếu niên. Chưa phối hợp đồng bộ giữa gia đình- nhà trường và
xã hội hoặc các tổ chức đoàn thể khác về công tác hoạt động TDTT. Thông qua đó để
đánh giá trình trạng thể chất trong học sinh.
+ Việc giảng dạy chương trình thể dục do Bộ Giáo Dục quy định còn kém hiệu
quả, mang nặng tính hình thức; cơ sở vật chất phục vụ học tập và rèn luyện cho học
sinh còn quá nghèo nàn. Phong trào TDTT trong nhà trường và ở địa phương chủ yếu
tập trung còn mang tính chất thời vụ ở trước mỗi giải thi đấu.
+Tuy nhiên, ở một số cơ sở công tác giáo dục thể chất trong trường học chưa
được quan tâm đúng mức, thậm chí có lúc còn bị xem nhẹ. Hệ thống các cơ sở, sân bãi
phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học còn trình trạng thiếu thốn, lạc hậu,
không chỉ trong các trường phổ thông kể cả các trường Đại học, Cao đẳng. Hiện nay,
ở trung tâm Thị xã Thuận an sân thi đấu dành cho bộ môn bóng đá ( sân thi đấu
11 cầu thủ ) còn quá thiếu thốn. Chỉ còn rải rác ở các Phường xã vùng ven như An
Phú, Bình Hoà .
11
+ Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về giáo dục thể chất và thể thao trường
học chưa thay đổi, phân tán dẫn tới hiệu quả hoạt động cò hạn chế; nội dung hoạt
động thể thao chính khoá trong nhà trường còn nghèo nàn, chưa thật sự tạo được hứng
thú cho học sinh. Giáo viên viên thể dục còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.
Chế độ chính sách đối với đội ngũ Giáo viên TDTT còn nhiều bất cập.
+ Từ những nguyên nhân nêu trên, cũng chính là những hạn chế phạm vi và tốc
độ thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục TDTT trường học. Tuy nhiên, trong đó có
những nguyên nhân cần khắc phục trong thời gian dài, có đầu tư lớn và tham gia giải
quyết với sự phối hợp của nhiều ban ngành . Thực tiễn xã hội hoá và nhu cầu đào tạo
bồi dưỡng xã hội hoá TDTT trường học phải diễn ra tốc độ nhanh hơn, phạm vi phối
hợp đồng bộ và rộng hơn.
C. PHẦN KẾT
+ Trên đây là một số nhiệm vụ và biện pháp mà Tổ thể dục trong quá trình giảng
dạy đã tích luỹ được áp dụng vào trong thực tế và đạt dược 1 số kết quả nhất định, chắc
chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Trong quá trình công tác, tổ thể dục sẽ tiếp tục học hỏi
kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp và cố gắng bổ sung để hoàn thiện hơn trong nhữg
năm học về sau. Tiếp tục tham mưu bổ sung về cơ sở vật chất để công tác giảng dạy
và tuyển chọn vân động viên ngày càng đạt hiệu quả hơn .
+ Giáo viên cần áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực trong môn thể dục
như : lên lớp có tranh ảnh, dụng cụ TDTT , sử dụng nhiều hình thức luyện tập để tăng
khối lượng vận động ... nhằm phát huy tính tích cực, tự giác luyện tập cho học sinh .
- Nếu chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất thì trong giảng dạy và luyện tập , học sinh
sẽ tham gia luyện tập các môn tự chọn ngoại khoá nhiều hơn, thể lực ngày càng tăng
tiến hơn. Công tác xã hội hoá TDTT của trường ngày càng mạnh , đa dạng và phong
phú hơn hơn, nguồn vận động viên nhiều hơn thì thành tích của nhà trường được nâng
cao hơn trong những năm học về sau
12
TÀI LI ỆU THAM KH ẢO
1/ Luật TDTT số 77/2006/QH 11
2/ Tài liệu Hồ Đắc Sơn năm 2006
3/ Tài liệu của N.H năm 2005
4/ Tài liệu báo Bình dương Online ( của Văn Sơn )
5/ Trung tâm TDTT Bình Thuận WWW.Bìnhthuậnsport.VN
6/ Đề án: “ Phát triển XHH-TDTT đến năm 2010 ” Bộ trưởng chủ nhiệm
UBTDTT
13