Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phát biểu đại hội chi bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.14 KB, 4 trang )

Kính thưa các quý vị đại biểu!
Thưa các đồng chí có mặt trong đại hội!
Trong không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng các ngày
lễ lớn của đất nước, hôm nay, Chi bộ giáo viên long trọng tổ
chức Đại hội ………………………………………… Rất vinh dự cho
tôi được trình bày những ý kiến của mình về công tác
giảng dạy và QLHS một trong những nhiệm vụ quan trọng
nhất trong nhà trường.
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo tổng kết của đồng chí bí thư
chi bộ, và các ý kiến phát biểu trước hội nghị.
Kính thưa các đồng chí!
Trong nhiệm kỳ vừa qua chi bộ giáo viên nói chung đã
đạt được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và
QLHS như:
- Đội ngũ giáo viên đã tích cực học tập nâng cao trình độ,
chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp.
- Thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đào tạo, không để
trống giờ trống lớp, …
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế:
- Chất lượng của các giờ giảng chưa cao.
- Ý thức học tập và nề nếp của HS chưa tốt.
Thưa các đồng chí!
Có rất nhiều biện pháp để nâng cao năng lực dạy học
cũng như chất lượng của các giờ giảng. Sau đây tôi xin
mạnh dạn trình bày một số giải pháp:
1. Giáo viên phải có kiến thức vững. Đâylà điều quan
trọng nhất đối với người thầy. Nó là yếu tố cơ bản tạo nên
một tiết dạy thành công. Muốn có kiến thức vững, không
có cách nào khác là thầy phải tự học, học từ đồng nghiệp,
học bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào có thể.


2. Đổi mới phương pháp dạy phù hợp. Sự phù hợp về
phương pháp dạy học không phải nhất thiết phải từ bỏ
những phương pháp dạy học truyền thống để lựa chọn các
phương pháp mà nhiều người cho là mới, là hiện đại. Theo


tôi, sự phù hợp là phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp
với nội dung bài dạy…giáo viên có thể lựa chọn phương
pháp truyền thống hay hiện đại hoặc có thể kết hợp để có
một tiết dạy tốt.
3. Cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT, đồ
dùng dạy học trực quan trong dạy học vì đây là yếu tố rất
quan trọng để giảm tải các hoạt động của thầy trên lớp,
học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức, hơn nữa nó còn có
tác dụng lôi cuốn, tạo hứng thú trong các tiết học.
4. Khả năng truyền đạt lưu loát của người thầy cũng
rất quan trọng vì nó thể hiện sự tự tin của một người thầy
khi đứng trước học sinh . Nó giúp học sinh lĩnh hội và tiếp
thu kiến thức 1 cách nhanh chóng,có hứng thú trong học
tập hơn.
5. Tác phong, lối sống của mỗi giáo viên như cách ăn
nói, đi đứng, điệu bộ, cử chỉ, hành động, trang phục …
Không thể có những buổi lên lớp thành công nếu giáo viên
đó có lối sống không lành mạnh, tác phong không chuẩn
mực.
6. Chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh
biết cách nhắc nhở hoặc động viên các em kịp thời, có
biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo để phát
triển trí tuệ.

7. Làm tốt công tác chuẩn bị cho mỗi tiết lên lớp như:
Lên Kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, cập nhật
nhữngkiến thức mới liên quan đến bài dạy…
8. BGH nhà trường phải có những hình thức khen
thưởng, động viên kịp thời những giáo viên có giờ dạy tốt
vì đây chính là động lực giúp cho thầy cố gắng phấn đấu
hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.
Thưa các đồng chí!
Đi đôi với chất lượng kết quả học tập, công tác xây dựng nề
nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng


đầu của nhà trường. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì
việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao.
Những năm gần đây trong các nhà trường xuất hiện một
bộ phận học sinh thường xuyên bỏ học vào các quán games,
mắc các tệ nạn xã hội khi hết tiền cắm xe của mình, nói dối gia
đình để xin tiền hoặc lừa lấy xe bạn đi cắm ở các hiệu cầm đồ.
Vậy làm thế nào để nề nếp học sinh ngày càng tiến bộ, hạn chế
thấp nhất tình trạng vi phạm nội quy nề nếp ở học sinh?
Theo tôi, để quản lý nề nếp học sinh phải có sự phối hợp
chặt chẽ của Ban CTCT&QLHS - Giáo viên chủ nhiệm - Giáo viên
bộ môn.
Thứ nhất: Ban CTCT&QLHS phải chấn chỉnh, giáo dục ý
thức HS về việc chấp hành nội quy, quy chế của Nhà trường
ngay từ cổng như mang mặc, đeo thẻ, đi học đúng giờ, … và kết
hợp kịp thời với GVCN, GV bộ môn xử lý, giáo dục các trường
hợp HS cố tình vi phạm quy chế.
Thứ hai: GVCN của các lớp chủ động xuống lớp hàng
ngày, kiểm tra việc học tập của lớp, nhắc nhở các em vi phạm

nội quy, quy định của Nhà trường.
Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp đạt chất lượng cao.
Thứ ba: Đối với nề nếp trong giờ học, giáo viên bộ môn
kiểm tra và đề nghị học sinh thực hiện việc đeo thẻ học sinh,
mặc đồng phục đúng quy định, nhắc nhở ý thức học tập của HS

Giáo viên bộ môn nên lồng ghép trong các kiến thức môn
dạy của mình với việc tuyên truyền ý thức, trách nhiệm thực
hiện các nghĩa vụ của học sinh.
Tôi tin rằng nếu Ban CTCT&QLHS – giáo viên chủ nhiệm –
giáo viên bộ môn phối hợp tốt cùng tham gia quản lý thì nề nếp
học sinh của trường ta sẽ nhanh chóng đi vào quy củ.
Trên đây là các ý kiến của cá nhân tôi, hi vọng rằng ý kiến
của tôi sẽ góp được một phần nào đó trong công tác giảng dạy,
quản lí nề nếp HS. Rất mong được sự đóng góp của các đ/c.


Cuối cùng tôi xin kính chúc sức khỏe các vị đại biểu, chúc
các đ/c giáo viên giảng dạy công tác tốt, cống hiến nhiều hơn
nữa cho sự nghiệp trồng người. Chúc đại hội của chúng ta thành
công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!



×