Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

ẢNH HƢỞNG của VIỆC LUYỆN tập THỂ dục THỂ THAO đối với sự PHÁT TRIỂN của các hệ cơ QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.86 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC LUYỆN TẬP THỂ DỤC
THỂ THAO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
HỆ CƠ QUAN

Sinh viên làm bài:
Nguyễn Thị Thu Thảo
Lớp: K10402B
MSSV: K104020304

TP.HỒ CHÍ MINH, NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2011


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ DỤC THỂ THAO:
1. Lịch sử thể dục thể thao:
Thể dục thể thao ngay từ khi xuất hiện và phát triển trong xã hội loài
người đến khi hình thành một hệ thống như ngày nay, đã trải qua hàng ngàn
năm.Lịch sử phát triển của Thể dục thể thao luôn phù hợp với các thời kỳ phát
triển của xã hội loài người.
Thời kỳ nguyên thủy: Cuộc sống tự nhiên đòi hỏi các thành viên những
yêu cầu nhất định về sự chuẩn bị thể lực, sự khéo léo, sức mạnh, sức bền, khả
năng hoàn thành nhiệm vụ trong săn bắn, chiến tranh và chống chọi với sự khắc
nghiệt của điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy đã hình thành và phát triển hệ thống
giáo dục thể chất đa dạng. Thời kỳ này càng chứng minh sự tồn tại và phát triển
của con người phụ thuộc trực tiếp vào trình độ chuẩn bị và phát triển các tố chất
thể lực. Nhiều Bộ tộc thời cổ đại đã biết sử dụng các bài tập phát triển thể lực
và trò chơi vận động như một phương tiện đặc biệt nhăm chuẩn bị cho con
người vào các lao động tự nhiên. Ở một số bộ tộc có quy định nghiêm ngặt
khơng cho phép thanh niên được cưới vợ nếu chưa trải qua những thử thách
nhất định về sự chuẩn bị thể lực....


Dù trình độ phát triển lực lượng sản xuất xã hội đến mức độ nào thì vai
trị quyết định giá trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có trong đời sống xã
hội và tự nhiên. Sự phát triển của chúng luôn là bộ phận quan trọng của nền
giáo dục con người.
Trong xã hội nơ lệ, điển hình là thời cổ Hy lạp, để tiến hành chiến tranh
xâm lược và đàn áp nô lệ; giai cấp chủ nô đã rất chú trọng đến việc giáo dục
cho các chiến binh có những kiến thức phong phú và có thể lực tốt; từ đó họ có
những đội quân hùng mạnh.
Thời cổ hy lạp, nếu ai không biết đọc, viết và bơi lội thì bị coi là mù chữ.
Giáo dục trong các quốc gia cổ Hy lạp: Spart và Afin là một loại hình cổ của sự
phát triển Thể dục thể thao. Nội dung, mục đích của Giáo dục thể chất thời kỳ
này nhằm đảm bảo tính phù hợp với điều kiện và yêu cầu của chế độ nông nô.
Người học các môn khoa học tự nhiên, xã hội phải học Thể dục- Đấu kiếmCưỡi ngựa- Bơi lội và Chạy; từ 15 tuổi trở lên phải học cả Vật và Vật chiến
đấu. Nhờ đó con người được giáo dục sức mạnh, sự khéo léo và các tố chất cần
2


thiết. Tiêu biểu nhất về sự phát triển Thể dục thể thao của thời kỳ này là các Đại
hội Olympic; đây là hoạt động có giá trị lịch sử, văn hóa cao trong đời sống của
thời kỳ hy lạp.
Những người chiến thắng trong Olympic được xã hội tôn vinh như vị anh
hùng, được xã hội ca ngợi- làm thơ- tạc tượng. Nhiều nhà khoa học vĩ đại thời
cổ đại nổi tiếng thế giới cũng từng là những vận động viên xuất sắc. Ví dụ: Nhà
tốn học Pitagor là nhà vơ địch Olympic về vật chiến đấu; Nhà triết học Platon
cũng nổi danh về vật. Các nhà triết học: Socrate và Aristote, diễn giả
Démosthène, nhà văn Lukian và các vĩ nhân khác đã đánh giá ý nghĩa lớn lao
của Giáo dục thể chất và khâm phục sự biểu hiện sức mạnh, lòng dũng cảm và
hào hiệp. Aristote đã từng khẳng định: “ Khơng có cái gì làm tiêu hao và phá
hủy con người hơn là sự ngưng trệ vận động”. Trong chế độ nông nô, các bài
tập thể dục khác nhau (Vật, nhào lộn, cưỡi ngựa, đấu kiếm) đã được sử dụng

rộng dãi ở Ai cập, Babilon, Ba tư, Trung quốc, Ấn độ và đặc biệt ở thành cổ
Rôma. Bắt đầu từ chế độ nông nô, Thể dục thể thao được coi là phương tiện
phục vụ cho giai cấp thống trị.
Trong chế độ phong kiến, Giáo dục thể chất mang tính chất phục vụ
chiến tranh. Giáo dục thể chất trong hệ thống quân đội của tầng lớp phong kiến
với mục tiêu nắm vững 7 yêu cầu của người hiệp sỹ: cưỡi ngựa, đấu kiếm, bắn
cung, bơi lội, săn bắn, chơi cờ và đọc thơ. Những hiệp sỹ đó làm nên đội quân
hùng mạnh để giai cấp phong kiến tiến hành chiến tranh xâm lược và đàn áp
phong trào nồi dậy của nông dân.
Trong xã hội tư bản, Thể dục thể thao phát triển ở trình độ cao. Sự xuất
hiện và phát triển sâu rộng của Thể dục thể thao như là một bộ phận quan trọng
của nền văn hóa xã hội (Thể thao nghiệp dư và nhà nghề). Đồng thời trong giai
đoạn này đã xuất hiện cơ sở về nền lý luận giáo dục thể chất tư sản. Thể dục thể
thao trong xã hội tư bản biểu hiện rõ rệt tính chất giai cấp; Giai cấp tư sản sử
dụng Thể dục thể thao với mục đích đặc quyền của tầng lớp bóc lột, đánh lạc
hường quần chúng lao động và đặc biệt là lôi kéo tầng lớp thanh niên ra khỏi
đời sồng chính trị xã hội và phong trào cách mạng; kích động và đào tạo thanh
niên để chuẩn bị cho chiến tranh.

3


2. Khái niệm chung về thể dục thể thao:
Con người trong q trình tiến hố, để sinh tồn trong sự đấu tranh với tự nhiên
đã hình thành và phát triển những kỹ năng như chạy, nhảy, bơi leo trèo... Trải qua
quá trình sống, con người đã nhận biết rằng sự thành thục các kỹ năng trên sẽ giúp
ích nhiều trong việc tìm kiếm thức ăn, để có thể hình thành những kỹ năng đó chỉ
có thơng qua tập luyện thường xuyên, từ đó các bài tập thể chất ra đời. Có thể nói
thể dục thể thao hình thành cùng với sự tiến hố của lồi người thơng qua con
đường lao động và đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.

Thế kỷ XIX, ở chân Âu đã xuất hiện một thuật ngữ “Thể dục” (Physical
education - Giáo dục thể chất), hàm nghĩa của nó là một loại hình giáo dục nhằm
duy trì và phát triển cơ thể. Cùng với sự tiến bộ khơng ngừng của tiến bộ lồi
người và thực tiễn thể dục thể thao ngày càng phong phú thì khái niệm thể dục thể
thao với hàm nghĩa bên trong và bên ngồi của nó cũng khơng ngừng thay đổi.
Ngày nay hàm nghĩa thể dục với nghĩa rộng lớn là một quá trình giáo dục đồng
thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể
chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Nó là hiện tượng xã hội đặc thù bao
hàm giáo dục thể chất, thể dục thể thao thành tích cao và rèn luyện thân thể. Thể
dục thể thao là những hoạt động phục vụ cho một nền chính trị, xã hội, kinh tế nhất
định, đồng thời cũng chịu sự ảnh hưởng và hạn chế của nền kinh tế, chính trị, xã
hội đó.
Giáo dục Thể chất: Là q trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế
hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo
dài tuổi thọ của con người.
Hệ thống Giáo dục thể chất: là sự tổng hợp các cơ sở khoa học về quan
điểm và phương pháp luận của Giáo dục thể chất cúng với các cơ quan tổ chức
thực hiện và kiểm tra công tác Giáo dục thể chất quốc dân.
Văn hóa Thể chất: là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một loại
hình hoạt động đặc biệt nhăm hình thành các tố chất thể lực, tăng cường sức
khỏe và khả năng làm việc của dân chúng. Các yếu tố cơ bản của hoạt động này
4


là các bài tập thể lực có liên quan chặt chẽ với quá trình hình thành, phát triển
của nền văn hóa, giáo dục chung của con người. Giáo dục Thể chất là bộ phận
cấu trúc nên nền văn hóa thể chất.
Phong trào Thể thao: là một hình thức đặc biệt của các hoạt động xã hội,
có nhiệm vụ phối hợp nâng cao trình độ văn hóa thể chất và phát triển thể thao
trong nhân dân. Phong trào thể thao là hoạt động có tính mục đích của các tổ

chức nhà nước, xã hội nhằm phát triển Thể dục thể thao. Phong trào thể thao là
một bộ phận hoạt động văn hóa, giáo dục; nó có vị trí và chức năng quan trọng
trong giáo dục sự hài hòa về nhân cách và thể chất con người.
Phát triển thể chất: là quá trình biến đổi và hình thành các tính chất tự
nhiên về hình thái, chức năng cơ thể trong đời sống tự nhiên và xã hội. Phát
triển thể chất của mỗi người phụ thuộc vào những đặc điểm sinh học, điều kiện
sống và quá trình giáo dục của xã hội. Các chỉ số để đánh giá trình độ phát triền
thể lực là: chiều cao- cân nặng- lồng ngực- dung tích sống.
Chuẩn bị thể lực: Là nội dung của quá trình giáo dục thể chất, đây là hoạt
động chun mơn hóa nhằm chuẩn bị cho con người học tập, lao động và bảo
vệ tổ quốc.
Trình độ thể lực: Là kết quả của quá trình chuẩn bị thể lực, kỹ năng vận
động cho một loại hình hoạt động nào đó.
Học vấn thể chất: Là sự xác định các tri thức chung, các hê thống kỹ
năng- kỹ xảo đề điều khiển các hoạt động của cơ thể trong những điều kiện
sống và hoạt động khác nhau của con người.

II.

CƠ SỞ KHOA HỌC SINH HỌC TRONG VIỆC LUYỆN TẬP THỂ
DỤC THỂ THAO:

Việc rèn luyện thể dục thể thao đúng cách được xây dựng dựa trên những
thành tựu của các khoa học Y sinh học về cơ thể con người như: Sinh lý, Sinh
hóa, Sinh cơ, Giải phẫu, Vệ sinh, Y học.... Khơng có những kiến thức về cấu
tạo của cơ thể, vè quy luật hoạt đọng của từng cơ quan của các hệ cơ quan chức
5


năng của cơ thể cũng như đặc điểm của các q trình sống phức tạp thỉ khơng

thể tổ chức và tiến hành công tác giáo dục thể chất đạt hiệu quả.
1. Cơ thể con người là hệ sinh học thống nhất. Trao đổi chất và năng lượng:
1.1. Cơ thể con người là hệ sinh học thống nhất:
Y sinh học hiện đại khi nghiên cứu cơ thể sống thường tách nó ra thành
các cơ quan, hệ cơ quan và các chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, cơ thể con
người luôn là một hệ sinh học hồn chỉnh và thơng nhất, có khả năng tự điều
chỉnh và tự phát triển. Sự thông nhất đó thể hiện ở cả hai mặt: Giữa các cơ
quan, hệ cơ quan hoặc các chức năng của cơ thể ln có sự tác động qua lại với
nhau; sự biến đổi của một cơ quan nhất thiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các
cơ quan khác và nói chung đến toàn bộ cơ thể. Hoạt động của cơ thể bao gồm sự
phối hợp của hoạt động tâm lý, hoạt động dinh dưỡng và vận động trong mối liên
hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của môi trường. Sự
thay đổi của môi trường bao gồm cả sự thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội
sẽ dẫn đến những thay đổi trạng thái của cơ thể.
- Trao đổi chất và năng lƣợng:
Sự thống nhất của cơ thể với mơi trường bên ngồi thể hiện ở sự trao đổi
chất và năng lượng. Không một tế bào nào của cơ thể có thể tồn tại nếu không
liên tục nhận được các chất dinh dưỡng, ô xy và đào thải các sản phẩm phân
giải. Sự trao đổi chất và năng lượng liên tục của cơ thể được phân chia ra làm
hai quá trình. Quá trình Đồng hóa là q trình hấp thụ các chất dinh dưỡng và ơ
xy để tích lũy tiềm năng vật chất của cơ thể; Q trình di hóa là q trình liên
tục phân giải các chất hóa học phức tạp đã hấp thụ được đào tạo thành năng
lượng cho cơ thể sống và hoạt động.
Quá trình trao đổi chất của cơ thể được chia làm Ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đưa các chất dinh dưỡng và ôxy vào cơ thể
- Giai đoạn 2: Các cơ quan- tổ chức hấp thụ các chất dinh dưỡng và ơ xy
để tích lũy và giải phóng năng lượng
- Giai đoạn 3: Đào thải các sản phẩm phân giải

6



Ô xy được đưa vào cơ thể bằng hệ hô hấp và hệ tim mạch; còn các chất
dinh dưỡng (đường- đạm- mỡ- muối khoáng- vitamin) vào cơ thể cùng thức ăn.
Quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh và liên tục trong suốt cuộc đời con
người; Các tế bào luôn phân hủy và được sản sinh; trong 3 tháng cơ thể đã thay
đổi gần ½ lường Prơtêin.
Ví dụ : sau 5 năm học, niêm mạc dạ dày của sinh viên đã thay đổi tới 500
lần. Sự trao đổi chất của cơ thể luôn xảy ra song song với sự trao đổi năng
lượng; sự cân bằng giữa năng lượng hấp thụ và năng lượng tiêu hao là chỉ số
quan trọng để đánh giá sự trao đổi năng lượng. Cân bằng dưỡng khi hấp thụ lớn
hơn tiêu hao, lúc này cơ thể éo lên, ưa vận động, nếu để cân bằng dương kéo dài
sẽ bị bệnh béo phì, sức khỏe giảm sút; cân bằng amaam sẽ làm sút cân, người
mệt mỏi, giảm khả năng vận động; nếu để kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy dinh
dưỡng.
Quá trình tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động được diễn ra theo 2 cách:
- Đốt chấy đường & mỡ: Khi cơ thể được cung cấp đủ Ơxy thì q trình
tạo ra nguồn năng lượng lớn; máu đảm nhiệm việc vận chuyển chất dinh dưỡng
và các sản phẩm phân giải; cơ chế đốt cháy là nguồn năng lường chiếm ưu thế
lúc yên tĩnh khi vận động nhẹ, thời gian dài.
- Phân hủy các chất giàu năng lượng (khi cơ thể hoạt động trong điều
kiện nguồn cung cấp Ơxy khơng đáp ứng đủ) : Cơ chế này tạo ra năng lượng
nhanh, khơng cần phải có Ơxy song lại tạo ra Axit lactic là chất tích tụ trong cơ
làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ (gây chuột rút).
Đƣờng (Gluxit) là chất cung cấp năng lượng chính của cơ thể (1g
đường cung cấp 4,1Kcal). Đường được sử dụng mạnh ở não và cơ. Cơ thể ln
được bão hịa đường dưới dạng Glucoza chứa trong tất cả các mô của cơ thể;
nguồn cung cấp đường chủ yếu là các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Trong
máu, hàm lượng đường glucoger luôn ổn định ở khoảng 80 – 120 mg %. Ngồi
ra cơ thể cịn dự trữ đường dưới dạng Glucogen ở gan và cơ. Hàm lượng

Glucogen dự trữ này khoảng300g. Ở những vận động viên trình độ cao lượng
Glucogen này lên tới 500g. Trong các hoạt động thể lực và trí óc căng thẳng,
lượng Glucoza tăng lên theo phản xạ giúp cho cơ thể hoạt động tốt hơn và thích
nghi nhanh hơn với hoạt động. Khi hoạt động căng thẳng- kéo dài thì hàm
lượng đường trong máu giảm xuống. Với người bình thường nếu lượng đường
7


giảm xuống tới 70 mg % thì hoạt động của não sẽ bị rối loạn và nếu xuống tới
60 mg % thì não khơng hoạt động được nữa; nhưng với các VĐV có trình độ
cao thì vẫn tiếp tục thi đấu được thậm chí cả khi hàm lượng đường trong máu
xuống tới 40 mg %. Điều đó cho thấy rằng tập luyện thường xuyên, đúng
phương pháp đã nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể.
Mỡ (lipit) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng rất cao (1g mỡ khi
phân giải cung cấp 9,3 Kcal); mỡ có nhiều trong cả thức ăn động vật và thực
vật. Trong cơ thể, mỡ cịn có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi bị mất nhiệt, bảo vệ
các cơ quan nội tạng khi có va chạm cơ học. Mỡ còn tham gia cấu tạo màng tế
bào. Khi cung cấp năng lượng mỡ được sử dụng dưới dạng các Axit béo, và chủ
yếu cho cơ trơn; con cơ vân chỉ sử dụng mở để tạo năng lượng trong các hoạt
động nặng – kéo dài và khi lượng dự trữ đường đã cạn; 80 % năng lượng của cơ
thể được cung cấp bằng cách phân giải mỡ. Vì vậy việc tập luyện TDTT có tác
dụng kích thích việc sử dụng mỡ, chống được bệnH béo phì.
Đạm (Prôtêin) là chất cấu tạo cơ bản của cơ thể. Song nếu bị đói kéo
dài, đường và mỡ dự trữ đã cạn thì đạm cũng có thể sử dụng để cung cấp năng
lượng (1g đạm khi phân giải cung cho 4,1 Kcal); Đạm khơng được dự trữ trong
cơ thể, vì vậy khi bị đói- đạm của cơ quan này sẽ được sử dụng để duy trì sự
sống của cơ quan khác quan trọng hơn.
Muối khoáng, vi tamin, nƣớc: là những chất khơng sinh năng lượng.
Nước và muối khống chủ yếu để duy trì áp suất thể dịch của cơ thể và ổn định
mơi trường bên trong cơ thể. Vitamin có tác dụng xúc tác các q trình chuyển

hóa các chất và nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các hoạt
động thể lực.
1.2. Cơ thể con người là bộ máy vận động:
Vận động; à điều kiện để cơ thể tồn tại và phát triển. Cơ thể con người
được cấu tạo và hoạt động giống như một bộ máy vận động. Bộ máy vận động
của cơ thể gồm có xương- cơ- dây chằng (là những bộ phận trực tiếp đảm
nhiệm chức năng vận động); các hệ cơ quan (hơ hấp- tuần hồn& máu) đảm
bảo cung cấp Ơxy và vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ tồn tại, phát triển
và cung cấp năng lượng cho cơ quan vận động hoạt động. Tất cả các hoạt động
đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương.
8


1.2.1 Bộ máy vận động: (Gồm xương, cơ, dây chằng & thần kinh điều
khiển hoạt động của cơ) trong đó xương, cơ, dây chằng là bộ phận trực tiếp
thực hiện các động tác.
- Bộ xƣơng: (Gồm hơn 200 chiếc) Là giá đỡ thân thể và bảo vệ các cơ
quan nội tạng. Các xương liên kết với nhau tạo nên các khớp xương; trong khớp
có sụn và dịch nhầy; xung quanh khớp có dây chằng giữ cho khớp ổn định –
vững chắc. Mỗi khớp chỉ có khả năng hoạt động theo một hướng và mức độ
nhất định nhưng nếu được tập luyện thì mức độ linh hoạt của khớp sẽ tăng lên
đáng kể song cấu trúc giải phẫu mới là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn
động tác trong tập luyện.
- Cơ bắp: (có 3 loại là cơ trơn, cơ vân, cơ tim). Cơ trơn cấu tạo ở
mạch máu, các cơ quan nội tạng và ở da; cơ tim cấu tạo ở tim hai loại cơ này
hoạt động không theo ý muốn, chúng hoạt động rất bên bỉ. Cơ vân có đặc điểm
là co nhanh nhưng chóng mệt mỏi và hoạt động theo ý muốn.
- Thần kinh cơ: Để cơ có thể hoạt động thì phải có các xung thần
kinh đi đến cơ theo các sợi thần kinh. Các sợi TK đi đến cơ là các sợi nhành của
tế bào thần kinh vận động; thân của té bào nằm ở tủy sống hoặc não; một tế bào

TK có thể có rất nhiều nhánh đi đến nhiều sợi cơ. Tế bào TK và những sợi cơ
mà nó điều khiển tạo thành một đơn vị vận động. Đơn vị vận động có thể rất
nhỏ, chỉ chứa vài sợi cơ, nhưng cúng có thể rất lớn, chứa đến 2000 sợi cơ.

Sơ đồ cấu tạo đơn vị vận động
9


1.2.2 Máu và tuần hoàn máu:
a. Máu: là chất lỏng màu đỏ, lưu thơng trong hệ thống tuần hồn khép
kín. Máu là một mô liên kết đặc biệt gồm chất lỏng đặc biệt (huyết tương) và
các tể bào máu (huyết cầu). Có ba loại huyết cầu: Hồng cầu- bạch cầu và tiểu
cầu.
- Hồng cầu: Là những tế bào không nhân hình đĩa lõm ở giữa, cấu tạo
từ một chất đạm đặc biệt gọi là huyết cầu tố (hemoglobin). Huyết cầu tố có khả
năng kết hợp với Ơxy thành một hợp chất và nhờ đó Ơxy được vận chuyển tới
các tổ chức cơ quan và khí cacbonic lại được chuyển từ các tổ chức cơ quan ra
phổi,
- Bạch cầu: Chủ yếu thực hiện chức năng bảo vệ; chúng tiêu diệt các
chất lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Tiểu cầu: nhỏ hơn hồng cầu và có vai trị qua trọng trong việc làm đông
máu.
Các tế bào máu năm trong huyết tương, trong huyết tương cịn có các
chất dinh dưỡng, muối khống, các sản phẩm phân giải của quá trình trao đổi
chất, các nội tiết tố, các loại vi khuẩn và các kháng thể đối với các chất độc
hại...
- Máu được tuần hoàn trong hệ mạch máu để đảm nhiệm các chức năng rất quan
trọng:
+ Chức năng dinh dưỡng: cung cấp các chất dinh dưỡng đến các mô
cho hoạt động sống của các tế bào

+ Chức năng điều khiển: các nội tiết tố và các chất khác có trong máu
có tác dụng điều hòa hoạt động của các cơ quan - tổ chức.
+ Chức năng bảo vệ: Nhở quả trình thực bào và quá trình miễn dịch
của bạch cầu.
+ Chức năng điều nhiệt: Màu làm nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, làm cho
cơ thể khơng bị q nóng và sưởi ấm cho các bộ phận bị lạnh.
10


b. Hệ tuần hồn: (Gồm có Tim và hệ thống các mạch máu) Máu được di
chuyển trong hệ tuần hoàn nhờ lực bóp của tim và sự nhu động của thành mạch
máu; máu được đảy từ tim vào các động mạch, sau đó chia nhánh nhiều lần, cuối
cùng ở các cơ quan và tổ chức là mao mạch (các mạch máu rất nhỏ có cấu tạo các
màng bán thấm).
Tim là bộ phận quan trọng nhất của hệ tuần hoàn; cấu tạo như một cái
bơm để đảy máu đi và hút máu về; nhờ tim mà máu tuần hoàn trong cơ thể. Tim
hoạt động tự động song cũng chịu sự tác động gián tiếp của các cơ quan tổ chức
khác đặc biệt là hệ thần kinh. Tim được chia làm 4 ngăn, hai buồng phía dưới là
tâm thất phải và trái, hai buồng phía trên là tâm nhĩ phải và trái.
Sự tuần hồn diễn ra theo hai vịng:
Vịng lớn bắt đầu từ Tâm thất trái theo động mạch mang các chất dinh
dưỡng và Ôxy tới các tổ chức cơ quan sau đó theo tĩnh mạch trở về tâm nhĩ
phải.
Vịng tuần hồn nhỏ từ Tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất phải rồi từ đó
theo theo động mạch đem khí cácbonic lên phổi đổi lấy Ôxy và trơ về tâm nhĩ
trái; từ tâm nhĩ trái màu lại đổ xuống tâm thất trái để chuẩn bị một vóng tuần
hồn mới.

Sơ đồ vịng tuần hoàn


11


1. Động mạch chủ 2. Động mạch gan 3. Động mạch ruột 4. Lưới
mao mạch 5. Tĩnh mạch cửa 6. Tĩnh mạch gan 7. Tĩnh mạch chủ dưới 8.
Tĩnh mạch chủ trên 9. Tâm nhĩ phải 10. Tâm thất phải 11. Động mạch phổi
12. Lưới mao mạch 13. Tĩnh mạch phổi 14. Tâm nhĩ trái 15. Tâm thất phải
Các chỉ số sinh lý đặc trưng của hệ tim mạch là: huyết áp- mạch đập- thể
tích tâm thu- thể tích phút.
- Mạch (tần số co bóp của tim) : người bình thường khoảng 60- 80 lần/
phút; người tập luyện thường xuyên có thể xuống 50 lần/ phút thậm chí các
VĐV bơi, chạy dài mạch xuống dưới 50 lần / phút (khi yên tĩnh)
- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Khi tim co bóp, áp suất
lên đến 120mmHg và được gọi là h/a tối đa hay h/a tâm thu; khi tim giãn ra, áp
lực ở động mạch khoảng 70-80mmHg gọi là h/a tối thiểu hay là h/s tâm trương.
Khi tập luyện TDTT thì mạng lưới mạch máu dày đặc hơn, độ đàn hồi
của thành mạch lớn hơn nên sự tuần hồn của máu tốt hơn.
- Thể tích tâm thu:là lượng màu tâm thất trái đẩy ra trong mỗi lần co bóp.
- Thể tích phút l: là lượng máu tâm thất trái đảy đi trong một phút.
Khoảng 5 – 6 lit khi yên tĩnh và khi vận động thì cả thể tích tâm thu và mạch đập
đều tăng lên theo cường độ vận động; ở VĐV thể tích tâm thu khi vận động có thể
từ 30- 40 lít
c. Hệ hơ hấp:
Hơ hấp là tổ hợp các q trình sinh lý đảm bảo việc cung cấp Ôxy cho cơ
thể và đào thải khí Cacbonic do bộ máy hơ hấp và hệ tuần hồn đảm nhiệm.
Bộ máy hơ hấp gồm có : Mũi, Phế quản và quan trọng nhất là Phổi; phổi
được cấu tạo từ các phế nang, (diện tích trải ra của phế nang khoảng 100 m2);
thành các phế nang mỏng, phía ngồi là mạng lưới các mao mạch dày đặc nên
sự trao đổi khí giữa phổi và máu rất thuận lợi.
Q trình hơ hấp được chia thành hơ hấp ngồi và hơ hấp trong. Hơ hấp

ngồi là q trình trao đổi khí giữa khơng khí ở phế nang và máu- sự vận
chuyển các chất khí trong máu (ở phế nang ÔXY thấm qua thành phế nang vào
máu, Cacbonic thấm từ máu thải ra khơng khí ở phế nang). Hơ hấp trong cịn
gọi là hơ hấp tế bào xảy ra giữa máu và tổ chức cơ quan của cơ thể; ôxy sẽ đi từ
12


máu qua dịch kẽ rồi váo tế bào cịn khí Cacbonic thì ngược lại. Q trình hơ hấp
thường được đánh giá bằng các chỉ số sinh lý: Tần số hô hấp- Thể tích hơ hấpThơng khí phổi- Dung tích sống- nhu cấu Ơxy- Hấp thụ Ơxy.
Tần số hơ hấp: là số lần thở trong một phút; bình thường khoảng 16-20
lần/phút; khi vận động có thể tăng lên đến 30- 40 lần/phút.
Thể tích hơ hấp: Là lượng khơng khí đi qua phổi trong một lần thở; bình
thường khoảng 250- 700 ml; khi hoạt động nặng có thể lên tới 2- 2.5 lít.
Thơng khí phổi: là lượng khơng khí đi qua phổi trong một phút (= Thể
tích hơ hấp X tần số hơ hấp)
Dung tích sống: Là lượng khơng khí tối đa mà người ta có thể thở ra sau
khi hít vào hết sức; dung tích sống phụ thuộc vào tuổi- giới tính- tình trạng sức
khỏe- trình độ tập luyện và nhiều yếu tố khác...; Bình thường khoảng 2.5- 3.5 lít
cịn VĐV có trình độ cao có thể tới 6- 7 lít.
Nhu cầu Ôxy: Là lượng Ôxy mà cơ thể cần trong một phút để đảm bảo
sự trao đổi chất; nó tương ứng với mức năng lượng tiêu hao của cơ thể.
Hấp thụ Ôxy là lượng Ôxy thực tế cơ thể đã sử dụng trong một phút;
Vo2 max là khả năng hấp thụ Ơxy tối đa; ở người bình thường khoảng 2- 3.5 lít,
ở các VĐV các mơn thể thao sức bền có thể lên tới 6 lít.
d. Điều hịa sự hoạt động của cơ thể: Mọi sự hoạt động của cơ thể đều
chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương và cơ chế điều hòa thể dịch.
- Hệ thần kinh trung ương điều khiển sự hoạt động của các cơ quan bằng
các xung động thần kinh và việc tiếp nhận các tín hiệu từ bên ngồi và bên
trong cơ thể; hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế phản xạ; mỗi một phản xạ của
cơ thể xảy ra theo một đường lan truyền hưng phấn cố định (cung phản xạ)

- Cơ chế điều hòa thể dịch điều hòa hoạt động của các cơ quan thông qua
các chất chứa trong máu. Các chất hóa học đó có thể là nội tiết tố do các tuyến
dịch tiết ra- các chất khí- các sản phẩm trao đổi chất…

13


2. Cơ sở sinh lý của năng lực vận động:
Khái niệm năng lực vận động được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa
học, đặc biệt là văn hóa thể chất. Năng lực vận động hay khả năng hoạt động
thể lực là khả năng thực hiện một cơ bắp nhất định nào đó với thành tích cao.
Về bản chất đó chính là q trình tạo ra sự thích nghi của cơ thể con người với
các hoạt động cơ bắp nhờ hoàn thiện sự điều khiển và phối hợp giữa các hệ
chức năng trên cơ sở biến đổi sâu sắc về cấu trúc, chức phận sinh lí và sinh hóa
bên trong của cơ thể.
2.1 Kỹ năng vận động:
Là một hình thức hành động được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều
kiện nhờ q trình tập luyện thường xun; hay nói cách khác kỹ năng vận
động là các động tác được thực hiện một cách tự động hóa do đã trở thành thói
quen như : đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy là các kỹ năng vận động cơ bản của mọi
người. Tất cả các kỹ thuật Thể thao đều là những kỹ năng vận động.
Kỹ năng vận động được hình thành dần dần theo ba giai đoạn: Lan
toả; Tập trung; Tự động hóa.
- Giai đoạn lan toả: hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình
thành được một tổ hợp các phản xạ tối ưu; nhiều nhóm cơ không cần thiết cũng
tham gia vào vận động, động tác vì thế khơng chính xác, thiếu kinh tế, nhiều cử
động thừa. (ví dụ về người tập đi xe đạp)
- Sau một thời gian tập luyện, động tác được hoàn thiện dần tức là giai
đoạn lan toả đã chuyển dần sang giai đoạn tập trung; ở giai đoạn này, hưng
phấn được tập trung ở những vùng nhất định trên vở não cần thiết cho vận

động, các động tác thừa mất đi, cơ co duỗi hợp lý, động tác trở nên nhịp nhàng
chính xác và thoải mái; kỹ năng vận động đã được hình thành tương đối ổn định
nhưng khi thực hiện động tác người tập vẫn cần có sự tập trung nhất định nếu
khơng rất có thể động tác sẽ lại bị phá vỡ.
- Khi kỹ năng được thực hiện lặp lại nhiều, được củng cố đến mức khi
thực hiện bài tập, củ động của người tập hầu như tự động khơng cần có sự chú ý
của ý thức. Kỹ năng vận động ở giai đoạn này rất ổn định, sự tự động hóa kỹ
năng vận động cho phép có thể thực hiện chính xấc nhiều động tác khác nhau
cùng một lúc (vừa đi xe đạp vừa nói chuyện.....). Đỉnh cao của các kỹ năng vận
động là các kỹ xảo; ở một số động tác nhất định động tác kỹ thuật phát triển tới
14


mức ngoại suy, người ta có thể thực hiện động tác trong các tình huống rất phức
tạp mà vẫn đạt kết quả tốt: đi xe đạp bắt chéo tay, bỏ hai tay, nhấc bánh trước....
2.2. Các tố chất vận động (Sức nhanh- sức mạnh- sức bền- khéo léo)
- Sức nhanh: Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất; sức
nhanh có thể được biểu hiện bằng hình thức đơn giản (1 là thời gian tiềm tàng
của phản ứng, đó là khoảng thời gian từ khi kích thích cho tới khi có phản ứng
trả lời; 2 là thời gian của động tác đơn lẻ; 3 là tần số động tác) hoặc hình thức
phức tạp là kết quả của các thử nghiệm vận động và bài tập thể thao như chạy
ngắn, tần số đánh bóng, tốc độ đập bóng....Để thực hiện các hình thức sức
nhanh thì các quá trình hưng phấn và các q trình sinh hóa trong thần kinh và
cơ phai xảy ra thật nhanh, các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao;
trong hoạt động thể thao thì sức mạnh và tốc độ có liên quan mật thiết với nhau;
sự phát triển sức mạnh ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ. Trong quá trình tập luyện
thì sức nhanh phát triện chậm và khó khăn hơn nhiều so với sức mạnh và sức
bền; sức nhanh phát triển tốt nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên.
- Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp; Sức
mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của các q trình thần kinh điều khiển sự

co cơ và số lượng các đơn vị vận động chứa trong cơ. Để có thể thực hiện sức
mạnh tối đa, cơ phải được huy động với số lượng tối đa đồng thời sự hưng phấn
cũng phải rất tập trung để tránh các nhóm cơ đối kháng cùng tham gia vào một
cử động. Sự cung cấp dinh dưỡng cho cơ cũng có vai trị hết sức quan trọng để
cơ phát húy sức mạnh. Cơ sở sinh lý cơ bản để phát huy sức mạnh là cần phải
có số lượng lớn cơ tham gia co cùng một lúc đồng thời các cơ đối kháng thì lại
thả lỏng (tăng cường sự phối hợp giữa các nhóm cơ, muốn làm được điều đó
phải có q trình tập luyện). Ngồi ra luyện tập cịn làm sợi cơ phát triển (tăng
tiết diện ngang do tích lũy dĩnh dưỡng chuẩn bị cho việc chuyển hóa thành năng
lượng).
- Sức bền: Là khả năng thực hiện hoạt động trong một thời gian dài; đó là
sự thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những biến đổi bên trong xảy
ra khi hoạt động cơ bắp kéo dài. Sự phát triển của sức bền phụ thuộc vào mức
độ hoàn thiện của sự phối hợp chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng;
vào sự bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là cơ quan hô hấp
và tim mạch; sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ phát triển chức năng
15


của hệ tuần hồn và hệ hơ hấp; khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể... Trong
các hoạt động thể thao, có các loại: Sức bền, Sức bền chuyên môn, Sức bền tốc
độ, Sức bền mạnh.
- Khéo léo: Là khả năng thực hiện các động tác phức tạp về phối hợp vận
động trong điều kiện môi trường thay đổi. Cơ sở sinh lý của tố chất này là các
phản xạ phối hợp phức tạp, trạng thái của hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử lý
thông tin và các chương trình hành động; ngồi ra tố chất khéo léo còn phụ
thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác.
Sự tập luyện thể dục thể thao có hệ thống sẽ phát triển các tố chất vận
động, cơ chế phát triển của các tố chất có nhiều điểm tương đồng vì vậy khí tập
để hồn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nào đó cũng sẽ

biến đổi. Tuy nhiên sẽ có một số bài tập phát triển tố chất này sẽ ảnh hưởng xấu
tới tố chất khác (bài tập tạ để phát triển sức mạnh tuyệt đối sẽ ảnh hưởng tới sức
bền trong chày cự ly dài....); khi ngừng tập thì các tố chất cũng sẽ ngừng phát
triển và dần thối hóa trở về trạng thái ban đầu, sức nhanh là tố chất giảm nhanh
nhất, sau đó đến sức mạnh, sức bền; trong một ngày các tố chất vận động ở mức
thấp nhất lúc mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
2.3 Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với mơi trường:
Sự thích nghi của cơ thể có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của con người; sự
vận động trong quá trình GDTC là nhăm làm cho cơ thể thích nghi với các hoạt
động cơ bắp, tăng cường sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ phận chức năng
của cơ thể; tất cả các biến đổi thích nghi trong q trình tập luyện TDTT đã tác
động mạnh mẽ tới q trình thích nghi của cơ thể với những biến đổi của môi
trường xung quanh.

III.

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO ĐỐI
VỚI HỆ CƠ QUAN:

1. Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ vận động.

16


Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận động.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể có thể tăng cường được các chất của xương,
tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các
khớp, từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể đã được nâng lên, xương và khớp
được cấu tạo thành. Xương trong cơ thể là một kết cấu kiên cố, nó bao gồm hơn
200 chiếc xương, những chiếc xương đó đã cấu tạo thành một chiếc khung giá có

tác dụng bảo vệ cho các cơ quan bộ phận bên trong của cơ thể như não, tim,
phổi…Xương cịn có một chức năng khác nữa đó là tạo máu cho cơ thể. Do vậy, sự
sinh trưởng và trưởng thành của xương khơng chỉ có tác dụng quan trọng đối với
hình thái cơ thể mà cịn có sự ảnh hưởng quan trọng đối với năng lực vận động và
lao động của con người.
Rèn luyện thân thể có thể cải biến kết cấu của xương, thường xuyên tập luyện
thể dục thể thao có thể tăng cường các chất trong xương. Tập luyện thể dục thể
thao làm cho cơ bắp có tác dụng lơi kéo và áp lực đối với xương làm cho xương
khơng chỉ biến hố về phương diện hình thức mà cịn làm cho tính cơ giới của
xương được nâng lên. Sự biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương diện hình thái
của xương đó là: Cơ bắp bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các lớp
ngồi của xương cũng từ đó được tăng lên, sự sắp xếp của các chất mềm (xốp) bên
lớp trong của xương cũng căn cứ vào áp lực và lực kéo của cơ mà thích nghi. Đây
chính là sự tăng lên về sự kiên cố của xương, từ đó có thể chịu đựng được phụ tải
lớn, nâng cao năng lực chống chịu áp lực, trọng lượng lớn, sự kéo dài và xoay
chuyển…của xương.
Ví dụ: Vận động viên thể dục thực hiện động tác kéo tay xà đơn. Khi thực hiện
động tác này, hai tay của vận động viên luôn phải chịu trọng lực của cơ thể và lực
kéo tay của cơ bắp. Nếu thường xuyên tập luyện động tác này sẽ làm cho xương
của hai tay có sự thích nghi với việc chịu đựng 2 lực kể trên và từ đó năng lực chịu
tải của xương 2 tay đã được nâng lên. Cũng như thế, đối với các động viên cầu
lơng, bắn súng thì tay thuận sẽ to và khoẻ hơn, các vận động viên nhảy cao, nhảy
xa, xương ở chân sẽ khoẻ hơn ở người thường…
Điều này đã nói rõ một vấn đề: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì
sự phát triển của xương được nâng lên rõ rệt.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều cao
của các em thiếu niên nhi đồng. Chiều cao hoặc tốc độ trưởng thành được quyết
17



định bởi tốc độ tăng trưởng của thời kỳ dài xương của các em thiếu niên nhi đồng.
Đối với sự phát triển của xương thì đầu mút xương là hết sức quan trọng. Thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ tăng nhanh tốc độ tuần hồn máu, từ đó mà
tăng được lượng vật chất dinh dưỡng mà sự phát triển mà đầu mút xương đòi hỏi.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cịn có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội
phân tiết là kích thích sự sinh trưởng của đầu mút xương, do vậy mà thúc đẩy sự
chuyển hoá vitamin D, tăng cường sự cung cấp các nguyên liệu tạo ra xương, điều
này có lợi cho phát triển và trưởng thành của xương.
Căn cứ vào điều tra, khi so sánh những người thường xuyên tập luyện thể dục
thể thao và những người không thường xuyên tập luyện cho thấy chiều cao chênh
lệch từ 4- 8 cm.. Trước khi cơ thể trưởng thành, thông qua tập luyện thể dục thể
thao có thể cải thiện sự cung cấp máu của xương, tăng cường sự trao đổi chất, kích
thích sự phát triển của xương, làm cho sự cốt hóa được diễn ra liên tục. Đồng thời
rèn luyện thân thể với các loại động tác cũng có tác dụng kích thích rất tốt đối với
sự phát triển của xương, có thể thúc đẩy phân tiết kích thích tố cũng có tác dụng
thúc đẩy việc phát triển chiều cao của các em học sinh lứa tuổi 10-14 giữa trường
TDTT chuyên nghiệp và trường không chuyên (xem bảng 1).
Bảng 1: Bảng so sánh chiều cao nam, nữ học sinh trường chuyên và không chuyên
TDTT
Chiều cao
Tuổi

Nam

Nữ

Trường chuyên Trường
TDTT
chuyên


không Trường
TDTT

chuyên Trường
chuyên

10

138.57

135.46

140.39

134.26

11

144.6

140.58

149.57

140.8

12

148.2


145.6

155.53

147.33

13

158.13

152.38

158.0

151.64

14

162.9

153.4

158.0

151.64

không

Nơi các xương trong cơ thể kết nối với nhau và cũng dựa vào đó để hoạt động
gọi là khớp, bao gồm có dây chằng và cơ. Dây chằng có tác dụng gia tăng sự kiên

cố cho khớp, cịn cơ thì khơng những có thể gia tăng sự kiên cố cho khớp mà còn
18


có tác dụng lơi kéo làm cho khớp vận động. Khớp là đầu mối quan trọng cho sự
liên kết các xương với nhau. Tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học, hệ
thống vừa có tác dụng làm tăng tính ổn định của khớp, vừa có thể tăng cường sự
linh hoạt và biên độ của khớp. Tập luyện thể dục thể thao có thể gia tăng mật độ và
độ dày của mặt khớp, đồng thời cùng làm phát triển các cơ bao quanh khớp, tăng
cường sức mạnh cho ổ khớp và dây chằng bao quanh khớp. Do vậy, có thể làm
tăng thêm tính ổn định và kiên cố của khớp, tăng cường cho khớp lực chống đỡ lại
các phụ tải tác động lên khớp.
Ví dụ:Trong khi biểu diễn xiếc, có một diễn viên cao lớn ở phía dưới cịn một
số diễn viên khác thì đứng lên trên anh ta để thực hiện một số tiết mục, như vậy
các khớp của vị diễn viên cao lớn này đã phải gánh chịu một áp lực lớn tương
đương với tổng trọng lượng của số diễn viên kia.
Khi tăng cường tính ổn định và kiên cố của khớp, do vì ổ khớp, dây chằng và
cơ bao quanh khớp được tăng cường về tính đàn hồi và tính co duỗi thì biên độ và
tính linh hoạt của khớp cũng không ngừng được tăng cường. Trong biểu diễn môn
thể dục tự do, các khớp của VĐV đã hoạt động với biên độ rất lớn ví như làm động
tác uốn cầu vồng hay xoạc ngang, nếu như không thường xuyên tập luyện sẽ không
thể thực hiện được.
Bất kể vận động nào của con người đều biểu hiện bởi hoạt động của cơ bắp,
do vậy sự phát triển của cơ bắp là hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng
lực lao động và vận động.
Trong hoạt động vận động của con người, sức mạnh đặc trưng bởi mức
độ căng được triển khai bởi các cơ. Nhờ sự điều hịa thần kinh mà cùng
một nhóm cơ, nhưng lại có thể triển khai một lực căng thay đổi từ vài gam
đến hàng chục kylôgam. Sự sử dụng sức mạnh có thể rất chính xác, nhất
là trong những động tác phối hợp đòi hỏi độ chuẩn xác cao như ném rổ,

đánh bóng...
•Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh cơ:
- Những đặc điểm về cấu tạo của cơ có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh. Tập
luyện làm cho cơ phì đại, tạo điều kiện tăng cường sức mạnh và gây những biến
đổi trong tổ chức xương, khớp và dây chằng.

19


- Những đặc điểm về hóa học của cơ có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển
sức mạnh
•Cơ chế sinh lý của việc phát triển sức mạnh:
Có rất nhiều cơ chế sinh lý tạo điều kiện cho sự phát triển sức mạnhnbằng
cách cải thiện sự phối hợp hoạt động giữa các chức năng vận động và chức năng
thực vật. Trong đó, những cơ chế sinh lý quan trọng nhất gồm có:
- Tăng số lượng đơn vị vận động được động viên trong các cơ chủ
vận.
- Ức chế hoạt động của các cơ đối kháng.
- Truyền đến cơ những xung đột thông qua hệ thần kinh giao cảm.
- Lực căng cơ tối đa phụ thuộc vào số lượng sợi cơ co. Những nghiên cứu
thực nghiệm của nhiều tác giả đã chứng minh rằng trong những phản ứng không
điều kiện, chỉ có một số sợi cơ chứ khơng phải tất cả các sợi của cơ. Huấn luyện để
phát triển sức mạnh làm hình thành ở người những phản ứng có điều kiện cho phép
động viên một số lượng đơn vị vận động lớn hơn.
- Sức mạnh tối đa không chỉ liên quan với hoạt động của các trung tâm thần
kinh chỉ huy các cơ chủ vận mà còn liên quan đến hoạt động của các cơ đối kháng.
Trong các động tác có tốc độ đều và khơng mang vật nặng, sức mạnh là kết quả
của sự căng cơ chủ vận và cơ đối kháng, nhưng sự căng cơ chủ vận mạnh hơn.
Trong các động tác có mang vác vật nặng hoặc giật cục, sự căng cơ đối kháng
giảm và có thể giảm tới khơng. Vì vậy, để phát triển sức mạnh tối đa, trong huấn

luyện cần phải hình thành những phản xạ có điều kiện phối hợp hoạt động của các
trung tâm thần kinh để các cơ chủ vận có thể co trong khi hoạt động của các cơ đối
kháng bị ức chế.
- Ngoài ra, hệ thần kinh trung ương bằng những phản xạ có điều kiện và
khơng điều kiện, cịn có ảnh hưởng đến dinh dưỡng của các cơ thông qua các dây
thần kinh thực vật đặc biệt là dây thần kinh giao cảm. Những dây thần kinh này
làm tăng hoạt động cơ tim (Paplốp) và của cơ vân (Oócbêli).
- Khi vận động, nhất là khi thi đấu, hệ thần kinh giao cảm hưng phấn và làm
tăng khả năng hưng phấn, tính linh hoạt của cơ năng, khả năng hoạt động của các
cơ và các trung tâm thần kinh. Sự cung cấp máu cho các cơ quan hoạt động được
20


điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật. Các hormon được tiết ra nhiều khi hệ thần kinh
giao cảm hưng phấn, đặc biệt là Adrenalin làm tăng khả năng hoạt động của các cơ
và sức mạnh cũng tăng. Huấn luyện về sức mạnh với tạ còn đòi hỏi hệ tim mạch
phải hoạt động rất cao vì trong một buổi tập VĐV có khi phải nâng tới 15 – 20 tấn.
Rèn luyện thân thể sẽ cải biến cơ bắp một cách rõ rệt, làm cho số lượng sợi cơ tăng
lên từ đó mà thể tích bắp cơ tăng lên. Ở người bình thường thì trọng lượng cơ bắp
chiếm 35- 45% trọng lượng cơ thể, nhưng thông qua tập luyện thể dục thể thao có
thể tăng lên đến 50%. Sau 15 – 20 buổi huấn luyện bằng những bài tập với hoạt
động, sức khoẻ mạnh của một số nhóm cơ có thể tăng từ 35 – 80%.
Ở trung học và tiểu học có rất nhiều em chân tay ngực khơng thấy cơ bắp, chỉ
cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì hiện tượng này sẽ giảm đi, thay
vào đó là một cơ thể khoẻ mạnh và đẹp. Khi tập luyện, cơ bắp và xương được tăng
cường hoạt động, sự cung cấp máu được tăng lên, Prôtêin và dinh dưỡng được tăng
cường, năng lực dự trữ của cơ cũng tăng lên, số lượng sợi cơ tăng lên, vì vậy mà
bắp cơ to dần lên, sức mạnh của cơ bắp cũng theo đó mà tăng lên. Do các tế bào cơ
được tăng cường, năng lực kết hợp với Ôxy tăng lên, khả năng dự trữ các chất dinh
dưỡng và đường tăng lên, số lượng mao mạch trong cơ bắp tăng lên nhiều…điều

này thích ứng với các yêu cầu của lao động và hoạt động.
● Có thể sử dụng cả hoạt động động và hoạt động tĩnh để phát triển sức mạnh của
các nhóm cơ:
Theo một số tác giả, cho các cơ tập luyện theo chế độ đẳng trường với lực căng cơ
tối đa cũng làm cho sức mạnh của cơ tăng cao. Vì vậy, để phát triển sức mạnh, có
thể cho các cơ tập luyện phối hợp theo cả chế độ đẳng trương và đẳng trường.
Những bài tập với chế độ hoạt động đẳng trường của cơ có mặt tốt là thời gian tập
luyện ngắn và hình ảnh được những đường liện hệ tạm thời động viên được một số
lượng đơn vị vận động cao nhất nếu tập “gắng sức tĩnh lực” với lực căng cơ tối đa.
Một bài tập gồm 5 – 6 động tác tĩnh chỉ kéo dài từ 2 – 3 phút.
Mỗi động tác chỉ kéo dài 5 – 6 giây. Nhưng những bài tập này lại có
những mặt không tốt như sau:
21


- Làm giảm khả năng thả lỏng của cơ.
- Làm giảm tốc độ triển khai độ căng cơ.
- Làm giảm khả năng phân biệt tinh vi cường độ, thời gian và tốc độ
căng cơ.
Trong đại đa số các môn thể thao, lại rất cần có sự thả lỏng được các cơ quan và
phân biệt một cách tinh vi lực căng cơ. Chính vì thế mà trong những bài tập phát
triển sức mạnh, hoạt động của các cơ vẫn chiếm một phần chủ yếu. Về trọng lượng
tạ thích hợp nhất để phát triển sức mạnh, ý kiến của các tác giả cũng khơng thống
nhất. Có người (Hellinger 1961 – 1966) cho rằng trọng lượng tạ có hiệu quả nhất là
2/3 lực căng cơ tối đa (chế độ hoạt động đẳng trương), có tác giả (Menvêep 1960)
lại chủ trương sử dụng trọng lượng tạ bằng 50% trọng lượng tối đa. Nhưng lại có
những tác giả (Zimkin 1956, Mơnơgarốp 1958, Berger 1960, Nagle 1960) cho rằng
trọng lượng tạ thích hợp nhất khơng phải là tiêu chuẩn cố định. Trọng lượng này
thay đổi tuỳ theo trình độ tập luyện của các đối tượng, nhịp độ động tác, thời gian
nghỉ giữa các buổi tập....

Thông qua tập luyện thể dục thể thao cịn có thể nâng cao năng lực khống chế
cả hệ thống thần kinh đối với hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bởi tốc độ phản
ứng, độ chuẩn xác và tính nhịp điệu đều được nâng lên. Khi cơ bắp làm việc, sự
tiêu hao năng lượng được giảm xuống nhưng hiệu quả vẫn được nâng lên. Những
điều này làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền và tính linh hoạt…đều tốt hơn nhiều so
với người bình thường. Ngồi ra vẫn cịn giúp cho cơ thể phòng tránh được các
loại chấn thương do sự hoạt động kịch liệt của cơ bắp trong quá trình tập luyện hay
trong hoạt động đời sống hàng ngày.
2. Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp
Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2
của cơ thể, khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể địi hỏi nhiều hơn về Oxy, chính vì
vậy mà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống
hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành
tập luyện thể dục thể thao trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ
Oxy, từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp, cải
thiện cơ năng hệ thống hô hấp.
22


Quá trình hoạt động sống của con người là một q trình tiêu hao năng lượng,
năng lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ thể. Những vật chất dự
trữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng lượng địi hỏi phải có một qúa
trình Oxy hố, do vậy, cơ thể bắt buộc phải khơng ngừng sử dụng Oxy từ mơi
trường bên ngồi và thở ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hơ hấp.
Hệ thống hơ hấp bao gồm phổi, khí quản, mũi.. trong đó phổi là nơi trao đổi
khí, cịn lại đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong trạng thái yên tĩnh mỗi phút đòi
hỏi 0,25- 0,3 ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có
thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang khơng được sử
dụng sẽ bị thối hố đi, từ đó chức năng của hệ thống hô hấp sẽ giảm đi mạnh mẽ
và rất dễ mắc bệnh.

Bảng: Sự khác biệt về chức năng hô hấp giữa người thường và người thường
xuyên lập luyện thể dục thể thao
Ngƣời thƣờng xuyên

Nội dung

Người thường

Hệ thống hô hấp

Cơ năng hô hấp không phát Cơ năng hô hấp phát triển, công
triển, công năng hô hấp giảm
năng hô hấp nâng lên rõ rệt

Tần số hô hấp

12-18 lần/ phút

Dung tích sống

Nữ 2000-2500 ml; nam 3000- Nữ 3000-4000 ml; nam 400036000 ml
5000 ml

Tập luyện TDTT

8-12 lần/ phút

Lượng hấp thụ Khi vận động 2,5-3 lít/ phút Khi vận động 4,5-5,5 lít/ phút
Oxy
(lớn gấp 10 lần khi yên tĩnh)

(lớn gấp 20 lần khi n tĩnh)
Lượng thơng khí
Khi vận động: 70-75 lần/ phút
phổi

Khi vận động 80-120 lần/ phút

Chức năng hô hấp được cải thiện ở một số mặt sau:
1. Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với
lượng vận động lớn.
Cơ hô hấp chủ yếu là cơ hồnh cách, cơ gian sườn, ngồi ra cịn có thêm cơ
bụng, khi hít thở sâu các nhóm cơ ở ngực lưng cũng có tác dụng phụ trợ. Tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên sẽ tăng cường cơ hô hấp do vậy mà chu vi lồng
ngực tăng lên nhiều.
23


Sự trưởng thành của cơ hô hấp làm cho biên độ của động tác hô hấp lớn lên,
hô hấp ở người bình thường khi hít vào hết sức và thở ra hết sức sự chênh lệch về
chu vi lồng ngực khơng nhiều (gọi là hơ hấp kém) chỉ có 5-8 cm, ở người thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao sự khác biệt này là có thể lên tới 9-16 cm. Vì vậy
tiến hành tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là có lợi cho việc nâng cao chức
năng của hệ thống hơ hấp.
2. Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ Oxy và thải CO2.
Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ và sự
sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể
thao đặc biệt là làm các động tác gập duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô
hấp được tăng cường, lồng ngực to lên điều này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục
của tổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích
sống tăng lên. Ngồi ra khi tập luyện thể dục thể thao với các vận động hít thở

mang tính thường xuyên cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của dung tích sống. Ở
người bình thường dung tích sống chỉ khoảng 3500 ml, ở những người thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao tính đàn hồi của phổi tăng lên rõ rệt, sức mạnh
của cơ hô hấp tăng nhiều, dung tích sống lớn hơn người bình thường khoảng 1000
ml.
3. Tăng cường độ sâu hơ hấp.
Ở người bình thường hơ hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số yên tĩnh
khoảng 12-18 lần/ phút, ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hô hấp
sâu và chậm lúc yên tĩnh tần số hô hấp khoảng 8-12 lần/ phút. Như vậy có nghĩa là
các cơ hơ hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác biệt này còn biểu hiện rõ
nét hơn trong khi vận động.
Ví dụ: Trong cùng một điều kiện, cùng một lượng vận động (vận động nhẹ
nhàng) ở người bình thường tần số hơ hấp lên tới khoảng 32 lần/phút, mỗi lần hô
hấp dung lượng chỉ khoảng 300 ml, trong một phút tổng dung lượng hô hấp là 300
ml  32= 9600 ml. Nhưng ở vận động viên tần số hô hấp lại là 16 lần/phút, mỗi
lần hô hấp dung lượng đạt 600 ml, tổng dung lượng trong 1 phút thu được là 600
ml 16= 9600 ml.
Từ thống kê trên có thể thấy, ở người bình thường và vận động viên trong
cùng 1 phút thì dung lượng hơ hấp là tương đồng. Nhưng trên thực tế, thì sự giao
24


đổi Oxy và CO2 lại khác nhau bởi lẽ mỗi lần hơ hấp thì có khoảng 150 ml khơng
khí được lưu lại trong đường hô hấp mà không thể vào trong phế bào để tiến hành
giao đổi. Do đó lượng khí giao đổi sẽ là:
Ở người bình thường: (300 ml - 150 ml)  32 = 4800 ml.
Ở vận động viên là: (600 ml - 150 ml)  16 = 7200 ml.
Điều này cho thấy khi cơ bắp làm việc thì nhu cầu về Oxy tăng lên, ở người
bình thường sẽ phải tăng tần số hô hấp để đáp ứng nhu cầu đó do vậy khi vận động
thường thở gấp. Nhưng ở vận động viên do vì cơ năng hơ hấp được nâng lên, hô

hấp sâu. Trong cùng một điều kiện như nhau, tần số hô hấp chưa cần tăng cao thì
đã đáp ứng đủ nhu cầu khơng khí để giao đổi do đó có thể làm việc được trong thời
gian dài mà khơng dễ mắc bệnh.
Ngồi ra, do kết quả của tập luyện thể dục thể thao lâu dài đã cải thiện được
chức năng của hệ thống hô hấp và các hệ thống khác (hệ thống thần kinh, hệ thống
tuần hoàn…) nâng cao năng lực nhả CO2 và hấp thụ Oxy khi trao đổi khí, làm cho
vận động viên khi hoạt động kịch liệt vẫn có thể phát huy chức năng của hệ hơ hấp
(ở người bình thường khó có thể đạt được). Do vậy mà làm cho quá trình Oxy hố
các vật chất năng lượng càng thêm hồn thiện. Điều này đảm bảo cho việc cung
cấp đầy đủ năng lượng khi vận động. Người bình thường khi thực hiện các bài tập
thể dục thể thao việc trao đổi Oxy có thể đạt được 60% tổng số khí khi hô hấp.
Nhưng sau khi trải qua tập luyện thể dục thể thao thì năng lượng trao đổi này đã
được nâng lên rõ rệt khi hoạt động vận động nhu cầu Oxy tăng lên vẫn có thể đáp
ứng được nhu cầu đó của cơ thể mà khơng làm cho cơ thể thiếu khí q mức. Tập
luyện thể dục thể thao cịn có thể rèn luyện con người nâng cao được năng lực chịu
đựng nợ dưỡng khí (khả năng chịu đựng thiếu Oxy). Trong điều kiện thiếu Oxy
vẫn có thể kiên trì thực hiện các hoạt động cơ bắp phức tạp.
Ví dụ như: VĐV leo núi trong điều kiện núi cao thiếu Oxy, khơng chỉ phải duy
trì các hoạt động duy trì tính mạng mà cịn phải khơng ngừng hồn thành nhiệm vụ
leo lên đỉnh núi đầy khó khăn.
a. Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao đối với hệ thống năng lượng ưa
khí của vận động viên (VĐV).
Khi luyện tập vùng CĐ dưới tối đa và có khả năng duy trì trong thời gian dài, VĐV
tăng khả năng hơ hấp ngoài và khả năng hưng phấn cao ở trung tâm hơ hấp. Ví dụ:
25


×