Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận đề tài sử dụng các đoạn tường thuật miêu tả trong dạy học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.59 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Phần mở đầu :………………………………………………………...........3
1. Lý do chọn đề tài:…………………………………………………………...3
2. Mục đích nghiên cứu:……………………………………………………….4
3. Đối tượng nghiên cứu:………………………………………………………4
4. Gỉa thuyết nghiên cứu:………………………………………………………4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:……………………………………………………….5
6. Phương pháp nghiên cứu:……………………………………………………5
7. Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………………5
8. Bố cục đề tài:………………………………………………………………...5
Phần nộidung:………………………………………………………………7
CHƯƠNG1:…………………………………………………………………7
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC ĐOẠN
TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯƠNG
THPT.
1. Quan niệm về tường thuật, miêu tả………………………………………….....7
1.1. Quan niệm về tường thuật…………………………………………………..7
1.2. Quan niệm về miêu tả……………………………………………………….8
2. Ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả trong dạy
học lịch sử ở trường THPT…………………………………………………………8
2.1. Kiến thức……………………………………………………………………8
2.2. Tư tưởng…………………………………………………………………….8
2.3. Phát triển kĩ năng…………………………………………………………....9
CHƯƠNG 2:…………………………………………………...…………...10
THIẾT KẾ CÁC ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ BÀI : “XÃ HỘI NGUYÊN THỦY” ( SGK LỊCH SỬ LỚP 10 CTC ).
1. Nguyên tắc thiết kế………………………………………………………….10
2. Thiết kế các đoạn tường thuật, miêu tả để dạy học bài : “XÃ HỘI NGUYÊN
1



THỦY” (SGK lịch sử lớp 10 CTC)………………………………………………..10
CHƯƠNG3:…………………………………………………………………17
SỬ DỤNG CÁC ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ BÀI : “XÃ HỘI NGUYÊN THỦY” ( SGK LỊCH SỬ 10 CTC ).
1. Nguyên tắc sử dụng……………………………………………………………17
2. Biện pháp sử dụng……………………………………………………………..17
Phần kết luận………………………………………………………………....18
Phụ lục………………………………………………………………………...20
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………....25

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Mỗi một môn khoa học cơ bản ở THPT đòi hỏi cần có một phương pháp,
cách thức truyền thụ khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nội
dung yêu cầu và cả tâm sinh lý của đối tượng học sinh, quá trình hình thức giảng
dạy môn học đó. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi phải có phương
pháp, cách thức nào đó để truyền đạt kiến thức môn học đến người học một cách
hiệu quả nhất.
Đối với việc dạy học lịch sử, đòi hỏi cũng phải có biện pháp cách thức nào
đó để đạt được hiệu quả giáo dưỡng và giáo dục tốt nhất, cao nhất.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau các kì thi tốt nghiệp THPT hay sau
các kì thi tuyển sinh Đại học, bao giờ báo chí cũng đề cập đến tình trạng học sinh
học lịch sử quá yếu kém và đề cập đến rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên
nhân về phương pháp học tập lịch sử còn lạc hậu, không được đổi mới kịp thời so
với xu hướng hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay. Đổi mới dạy học lịch sử là
thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với thực tại làm cho công tác dạy học lịch sử
trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn.

Nói đến phương pháp dạy học lịch sử là nói đến các hệ thống phương pháp
tiến hành một bài học lịch sử: Phương pháp trình bày miệng, phương pháp trực
quan, phương pháp sử dụng các tài liệu dạy học....Khi tiến hành một bài học lịch sử
cần phải có sự phối hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học
sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức lịch sử.
Phương pháp trình bày miệng là phương pháp dạy học mang tính chủ đạo
trong việc giảng dạy các môn học ở nhà trường phổ thông nói chung và cả việc
giảng dạy nói riêng. Tùy vào từng bài học cụ thể ta có thể kết hợp phương pháp này
hay phương pháp dạy học lịch sử khác nhau nhưng phương pháp trình bày miệng
lại không thể không sử dụng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên khi sử dụng phương
pháp này cần có sự điều chỉnh phù hợp đồng thời kết hợp với các phương pháp để
3


phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử.
Chính vì vậy, phương pháp trình bày miệng cần được quan tâm nghiên cứu
sâu sắc hơn và cách thức tiến hành của phương pháp này như tường thuật, miêu tả
phải được khai thác tốt và sử dụng phù hợp.
Trong phạm vi đó, để nghiên cứu cụ thể hơn em xin chọn đề tài: Thiết kế và
sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả trong dạy học lịch sử bài “ Xã hội nguyên
thủy” ( SGK lịch sử lớp 10 CTC ).
2.Mục đích nghiên cứu.
- Giúp học sinh THPT tiếp thu có hiệu quả về việc học tập bộ môn lịch sử
qua đó thể hiện tính tích cực trong dạy và học lịch sử.
- Giúp nâng cao năng lực dạy và học phát huy sự tư duy hứng thú của học
sinh, tự giác , chủ động sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần
hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao nhận
thức của học sinh THPT làm cho học sinh có nhận thức đúng hơn và rõ ràng hơn về
vị trí, vai trò của môn lịch sử.
3. Đối tượng nghiên cứu.

- Nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 bài : Xã hội nguyên
thủy và các tài liệu có liên quan.
- Thiết kế và sử dụng các đoạn tường thuật miêu tả trong dạy học lịch sử bài
: Xã hội nguyên thủy (SGK lịch sử lớp 10 CTC).
- Cách thiết kế bài học (bài soạn) để dạy bài : Xã hội nguyên thủy (SGK
lịch sử lớp 10 CTC).
4. Gỉa thuyết nghiên cứu.
Nếu đề tài : “Thiết kế và sử dụng các đoạn tường thuật miêu tả trong dạy
học lịch sử bài : Xã hội nguyên thủy (SGK lịch sử lớp 10 CTC)” được hoàn thành
tốt thì sẽ đem lại nhiều kết quả trong công tác dạy và học. Chất lượng giáo dục sẽ
được nâng lên đáng kể, góp phần đổi mới phương pháp qua đó phát huy được tính
tích cực, chủ động của học sinh trong học tập lịch sử. Vì đây là phương pháp dễ
4


gây hứng thú, lôi cuốn học sinh học tập, từ đó sẽ nâng cao chất lượng bộ môn như
yêu cầu cấp thiết hiện nay trong công tác giảng dạy lịch sử ở trường THPT.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ việc thiết kế và sử dụng các đoạn tường thuật miêu tả trong dạy
học lịch sử ở trường THPT. Những ưu điểm, nhược điểm rút ra những yêu cầu
chung và bài học kinh nghiệm.
- Cung cấp thêm thông tin và tài liệu về môn học Lịch sử bao gồm sách,
tranh ảnh cho học sinh tham khảo.
- Cung cấp phương pháp tiếp thu và cách thức học tập môn Lịch sử cho học
sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng linh hoạt gồm nhiều phương pháp :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Đọc tài liệu, tư liệu, thông tin, sách tham
khảo.
- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7. Phạm vi nghiên cứu.
Xác định đối tượng nghiên nói trên, phạm vi vận dụng của đề tài là tập trung
đi sâu nghiên cứu về “Thiết kế và sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả trong dạy
học lịch sử bài : Xã hội nguyên thủy” (SGK lịch sử lớp 10 CTC).
8. Bố cục đề tài.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC
ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯƠNG THPT.
1. Quan niệm về tường thuật, miêu tả
1.1. Quan niệm về tường thuật.
1.2. Quan niệm về miêu tả.
5


2. Ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
2.1. Kiến thức.
2.2. Tư tưởng.
2.3. Phát triển kĩ năng.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÁC ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI : “XÃ HỘI NGUYÊN THỦY” ( SGK LỊCH SỬ
LỚP 10 CTC ).
1. Nguyên tắc thiết kế.
2. Các đoạn tường thuật, miêu tả để dạy học bài : “XÃ HỘI NGUYÊN
THỦY” ( SGK lịch sử lớp 10 CTC ).
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI : “XÃ HỘI NGUYÊN THỦY” ( SGK LỊCH SỬ 10
CTC ).

1. Nguyên tắc sử dụng.
2. Biện pháp sử dụng.
Phần kết luận.
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
CÁC ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở THPT.
1. Quan niệm về tường thuật, miêu tả.
1.1. Quan niệm về tường thuật.
Tường thuật là một cách trình bày miệng quan trọng, nhằm tái hiện ở học
sinh những biến cố lịch sử quan trọng với đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó.
Tuy nhiên trong thực tế không ít giáo viên chưa nhận thức đầy đủ nội dung và vị trí
của việc tường thuật trong giảng dạy và học tập lịch sử ở phổ thông. Vì vậy chúng
ta cũng phải cần phân biệt rõ giữa tường thuật và thông báo.
Tường thuật là trình bày có chủ đề về một biến cố hay một quá trình lịch sử
trong sự phát triển, về những hoạt động cụ thể của quần chúng nhân dân hay một
nhân vật. Tường thuật với chủ đề và tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tưởng
tượng của học sinh, giúp học sinh nắm diễn biến sự kiện cụ thể chính xác tạo được
biểu tượng chân thực, đúng hiện thực quá khứ. Tường thuật có tác dụng khơi dậy
óc tưởng tượng tái tạo của học sinh trong học tập lịch sử.
Bài tường thuật xây dựng trên cơ sở sách giáo khoa. Nó gồm những phần:
Mở đầu, tình tiết phát triển đỉnh cao, sự căng thẳng trong kết cấu và tình tiết giảm
đi và kết thúc.
Sự hấp dẫn của tường thuật trong dạy học lịch sử là cung cấp những sự kiện,

dẵn dắt học sinh đến những hiểu biết mới sâu sắc, có ấn tượng mạnh mẽ. Hứng thú
học tập sẽ giảm nếu bài tường thuật chỉ là sự thông báo vắn tát khô khan một số sự
kiện , nhất là chỉ nêu những điều mà học sinh đã hiểu biết rồi hoặc đọc lại sách giáo
khoa. Cho nên việc xây dựng bài tường thuật phải chọn đúng sự kiện cần trình bày,
thông tin những kiến thức mới bổ ích, phù hợp với trình độ học sinh, trình bày
mạch lạc, kết hợp với các hình thức trình bày miệng khác như miêu tả giải thích với
các phương tiện dạy học khác như đồ dùng trực quan, phim ảnh tài liệu mới….
7


1.2. Quan niệm về miêu tả.
Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng của sự vật, một sự kiện lịch sử để
nêu lên những nét đặc trưng bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình
dáng bên ngoài của chúng. Khác với tường thuật miêu tả không có chủ đề mà chỉ
có đối tượng chủ yếu cần trình bày. Ví dụ miêu tả tổ chức bộ máy nhà nước, công
cụ lao động, vũ khí,….Miêu tả có hai loại miêu tả toàn cảnh và miêu tả có phân
tích.
- Miêu tả toàn cảnh: Miêu tả khái quát, giáo viên lựa chọn nét tiêu biểu, bản
chất của sự kiện để dựng lại bức tranh quá khứ.
- Miêu tả có phân tích: Nhằm khôi phục lại toàn bộ bức tranh quá khứ, tập
trung vào một đặc điểm chủ yếu của sự vật hay sự kiện lịch sử.
Cả hai loại miêu tả trên giáo viên và học sinh phải dựa trên những sự kiện
chính xác nhằm tạo được những hình ảnh cụ thể. Khi miêu tả phải đảm bảo tính
khoa học, trình bày rõ ràng có thái độ đúng với đối tượng miêu tả. Do đó, việc miêu
tả thể hiện quan điểm lập trường của giai cấp vô sản, thái độ tình cảm đúng với sự
kiện.
2. Ý nghĩa việc thiết kế và sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả trong dạy
học lịch sử ở trường THPT.
2.1.Kiến thức.
Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về :

Các sự kiện, sự vật hiện tượng tiêu biểu một cách có hệ thống.
Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, những nội dung cơ
bản, mối quan hệ đơn giản thông qua sự vật hiện tượng cụ thể, chính xác tạo được
biểu tượng chân thực, đúng hiện thực quá khứ.
2.2. Về tư tưởng tình cảm.
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen :
- Cách nhìn nhận đúng đắn về những sự vật hiện tượng, hình thành sự tìm tòi
ham học hỏi, biết nuôi dưỡng giấc mơ, sự hiểu biết yêu mến ở bản thân.
8


- Yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương đất nước có ý thức và hành
động.
2.3.Phát triển kĩ năng
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng :
- Quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập tim kiếm tư liệu lịch sử từ các
nguồn thông tin khác nhau.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải
đáp.
- Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện hiện tượng lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, nhận thức, trình bày phân tích và tổng hợp sự
kiện .
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng, quan sát và miêu tả, nhận xét tranh ảnh thông
qua việc miêu tả của giáo viên kết hợp với hình ảnh trực quan.
- Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, hình
vẽ…
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.

9



CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CÁC ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI : “XÃ HỘI NGUYÊN THỦY”
( SGK LỊCH SỬ LỚP 10 CTC ).
1. Nguyên tắc thiết kế.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng cần đảm bảo các nguyên tắc thiết kế :
- Thiết kế đảm bảo tính vừa sức của học sinh.
- Thiết kế đảm bảo mục tiêu bài học về mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ năng phù
hợp với nội dung bài học.
- Thiết kế đáp ứng mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc dạy học, theo
hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
- Thiết kế được xây dựng trên cơ sở của sách giáo khoa, đảm bảo về mặt hình
thức, thẫm mỹ, thời gian, tính khoa học và chính xác về mặt nội dung.
- Khai thác thác tối đa nguồn tư liệu có sẵn. Đồng thời tích cực tìm tòi, tự tạo
các phương thức mới để phục vụ cho quá trình dạy học.
2. Thiết kế các đoạn tường thuật, miêu tả để dạy học bài : “Xã hội nguyên
thủy” ( SGK lịch sử lớp 10 CTC ).
Mục
Kiến thức lịch sử cơ bản
Các đoạn tường thuật, miêu tả
1. Thị tộc Trong nội dung mục này giáo Để làm rõ giáo viên sử dụng Sơ đồ tổ
và bộ lạc. viên giúp học sinh nắm được kiến chức xã hội nguyên thủy. ( Phụ lục 1 ).
thức: Thế nào là thị tộc và bộ lạc, Khi học sinh quan sát sơ đồ ta kết hợp sử
mối quan hệ của thị tộc và bộ lạc dụng các đoạn miêu tả về thị tộc và bộ lạc
cũng như đời sống của họ như để giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về xã
thế nào.

hội nguyên thủy với cách sinh hoạt của

Nội dung :


họ. Ta sử dụng các đoạn tường thuật miêu

- Thị tộc là nhóm người có tả sau:
khoảng hơn 10 gia đình và có

-Đoạn miêu tả về thị tộc :

cùng chung một dòng máu. Đứng

“Thị tộc xuất hiện cùng với sự ra đời

10


đầu là tộc trưởng.

của người hiện đại và các chủng tộc, thời

Quan hệ trong thị tộc: công kì đó phù hợp với hậu kì đồ đá cũ của
bằng bình đẳng, cùng làm cùng khảo cổ học, cách ngày nay khoảng 4 vạn
hưởng. Lớp tre tôn kính cha mẹ, năm.Sự xuất hiện của thị tộc bắt nguồn từ
ông bà và cha mẹ đều yêu thương sự chuyển biến của lực lượng sản xuất.
và chăm sóc tất cả con cháu của Người nguyên thủy sống bằng cách hái
thị tộc.

lượm và săn bắt, nhất là cách vay bắt thú
vật bằng sức lực của tập thể. Người ta
mang những thú vật săn bắt được về nơi
ở để cùng ăn. Những người Ne-an-dectan đã sống ở những địa điểm nhất định

trong thời gian lâu dài. Hàng ngàn hang
vạn bộ xương thú vật chồng chất trong
hang của người Nê-an-dec-tan ở chứng tỏ
điều đó. Hoàn cảnh và nhu cầu của cuộc
sống ấy ngày càng thắt chặt mối quan hệ
giữa những người trong từng bầy, như
vậy thị tộc xuất hiện, trong thời đại đồ đá
cũ”.
Đoạn trích làm rõ thời gian xuất hiện
của thị tộc cũng như làm rõ, phác họa về
cuộc sống của con người nguyên thủy,
cũng như cho học sinh thấy cuộc sống
mang tính cộng đồng gắn bó, chia sẽ nhau

- Bộ lạc là tập hợp những thị tộc của con người trong thị tộc của mình.
sống gần nhau sống ở ven sông

-Đoạn miêu tả về bộ lạc:

suối, có quan hệ gắn bó với nhau, “ Mỗi bộ lạc có tên gọi, nơi ở, ruộng
mọi của cải sinh hoạt được coi là đồng, rừng rú và sông ngòi đánh cá
11


của chung, cùng làm chung, cùng riêng. Ở biên giới giữa hai bộ lạc có vùng
ăn chung, cùng hưởng thụ như đất tiếp giáp không thuộc về bộ lạc nào
nhau.... đứng đầu là tù trưởng và cả. Tất cả mọi thành viên trong bộ lạc
tính “cộng đồng” rất cao.

đều dùng một thổ ngữ riêng. Bộ lạc có

quyền rất lớn đối với thị tộc như công

Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ nhận hay bãi miễn tù trưởng của thị tộc.
lạc là gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.

Tù trưởng của thị tộc thì có chân trong
hội đồng bộ lạc”.
Đoạn trích miêu tả về mối quan hệ giữa
thị tộc và bộ lạc :
-Đoạn miêu tả về hợp tác trong sản
xuất :
“Việc săn vây những đàn thú, khai phá
những cánh rừng rậm, xây dựng các công
trình tiêu nước, tưới nước, chăn nuôi súc
vật, xây dựng nhà cửa….Trong điều kiện
công cụ lao động bằng đá, xương hoặc
gỗ, đòi hỏi phải có sự góp sức của nhiều
người. Vì vậy, hợp tác lao động giản đơn
là cơ sở của mọi hoạt động sản xuất thời
bấy giờ. Phân công lao động phụ thuộc
vào tuổi tác, giới tính, sức khỏe sao cho
công việc thích hợp, phát huy được khả
năng của họ. Qúa trình gieo trồng lúa má
của các bộ lạc cho ta thấy điều đó. Ở bộ
lạc của người Papu thuộc Ghi-nê, việc
gieo trồng được tiến hành như sau : Đàn
ông và đàn bà cùng xới đất, tre con nhặt
12



đá, công việc tiếp theo như gieo hạt, làm
cỏ, rào giao cho đàn bà làm cả. Ở các bộ
lạc khác không tổ chức giống thế nhưng
đều phân công mang tính phù hợp với đối
tượng lao động”.
-Đoạn trích miêu tả hưởng thụ:
“Ở một số bộ lạc lửa cũng được xem
là của chung, không được chuyển giao
cho bộ lạc khác. Lúa má hoa màu thu
hoạch được, cá bắt hay nuôi đều được
chia sẻ cho mọi người. Hình thức phân
phối sản phẩm chính là do quyền sở hữu
tư liệu sản xuất tập thể quyết định. Ở thị
tộc Irooqua mỗi gia tộc có nhà riêng,
nhưng có bếp lửa chung, tài sản là của
chung, mọi người bình đẳng, đùm bộc yêu
thương lẫn nhau, chưa có sự bóc lột”
Đoạn trích miêu tả về sinh hoạt, cuộc
sống của người nguyên thủy, đây là cơ sở
so sánh với xã hội có giai cấp sau này và
để giúp học sinh hiểu rõ hơn và có hình
tượng cụ thể hơn về sinh hoạt của người
nguyên thủy.
( Phụ lục 2 ).

13


2.Buổi


Mục này giúp học sinh nắm được

đầu

của kiến thức về các phát minh công Khi giảng mục này bên cạnh miêu tả bằng

thời

đại cụ kim loại: đồng đỏ, đồng thau, các đoạn trích để làm cho học sinh có

kim khí.

sắt. Từ sự xuất hiện của kim lại biểu tượng cụ thể về các công cụ lao động
tác động đến sản xuất và xã hội ta còn kết hợp với các loại đồ dung trực
nguyên thủy như thế nào.

quan để học sinh dễ hình dung vấn đề

Nội dung :

hơn. Qua đó giúp học sinh phát triển về tư

- Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử duy, nhận thức sâu sắc được vấn đề cần
dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ - trình bày.
khoảng 5500 trước đây.

-Đoạn trích :

- Khoảng 4000 năm trước đây


“Đồng nguyên chất mềm, chóng mòn,

nhiều cư dân trên trái đất biết sử nhiệt độ nóng chảy cao (1084 độ c ), sự
dụng đồng thau.

phát triển kĩ thuật hợp kim đồng ra đời

- Khoảng 3000 năm trước đây, cư (đồng, thiếc), nhiệt độ nóng chảy thấp
dân Tây Á và Nam Âu biết dùng hơn, cứng hơn, ít bị gỉ hơn, dễ đúc thành:
đồ sắt.

cuốc, liềm, rìu, lưỡi hái, ống đồng, dây

- Công cụ kim khí đã mở ra thời đồng…mà đá không bằng hoặc không chế
đại mới, năng xuất tăng rất được. Đồng và thiếc là kim loại hiếm nên
nhanh, đây là cuộc cách mạng khi chúng ra đời công cụ đá vẫn được sử
trong sản xuất.

dụng, khi công cụ sắt xuất hiện thì công

- Vào buổi đầu thời đại kim cụ đá hoàn toàn bị vứt bỏ”.
khí con người tạo ra một lượng
sản phẩm thừa thường xuyên.

Đoạn miêu tả nói về sự ra đời của công
cụ kim khí.
-Đoạn miêu tả tác dụng của công cụ kim
khí:
“Những công cụ kim loại đã giúp cho
nghề trồng trọt và nghề thủ công phát

triển nhanh chóng. Cuốc, liềm, đục, lưỡi

14


hái, rìu chiến, giáo, mác, đồ trang sức
bằng đồng như vòng tay, kìm găm….,
giúp con người chế tạo được nhiều thứ
nữa như cày, nhà, xe…Từ các công cụ
này, kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh
mẽ, đời sống được nâng cao”
Qua các đoạn trích trên làm cho học
sinh nhận thức rõ về công cụ kim khí,
giúp học sinh hiểu rõ về thời gian ra đời,
sự biến chuyển từ công cụ đồng nguyên
chất đến đồng thau và thấy được tác dụng
của công cụ kim khí trong sản xuất.
( Phụ lục 3 ).
3.Sự xuất Mục này giúp học sinh thấy được
hiện

tư tác động của sản xuất phát triển Kết hợp dùng sơ đồ: Tác động của công

hữu và xã làm thay đổi xã hội nguyên thủy.
hội

có Nội dung:

giai cấp.


cụ kim khí.
( Phụ lục 4 ).

- Khi xã hội có sản phẩm thừa, Dùng đoạn miêu tả sau:
một số người lợi dụng chức

“Sự phát triển của lực lượng sản xuất

phận đã chiếm một phẩm của xã tác động quyết định đến xã hội, thị tộc
hội làm sản phẩm riêng cho mẫu hệ mất cơ sở tồn tại thay thế bằng thị
mình.

tộc phụ hệ. Lúc này người đàn ông là

- Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan người lao động chủ yếu trong sản xuất,
hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, lao động của người đàn ông là tất cả,
gia đình thay đổi theo, gia đình công việc của người phụ nữ là không
phụ hệ xuất hiện.

đáng kể. Chế độ phụ quyền ra đời phù

- Khả năng lao động của các gia hợp với quy luật phát triển tất yếu của xã
đình khác nhau, thúc đẩy sự phân hội. Ăng-ghen gọi đó là một cuộc cách
15


biệt giàu, nghèo. Xã hội nguyên mạng. Người đàn ông từ đay chiếm địa vị
thủy tan vỡ.Con người đứng quản lý trong mọi tổ chức của chế độ thị
trước ngưỡng cửa của thời đại xã tộc”.
hội có giai cấp đầu tiên - Xã hội

cổ đại.

Đoạn miêu tả nói về sự biến chuyển của
xã hội chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ
hệ. Làm rõ nguyên nhân tại sao có sự thay
đổi chế độ gia đình như vậy.

16


CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC ĐOẠN TƯỜNG THUẬT, MIÊU TẢ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI : “XÃ HỘI NGUYÊN THỦY”
( SGK LỊCH SỬ 10 CTC ).
3.1. Nguyên tắc sử dụng.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tường thuật, miêu tả trong bài học cần tuân
thủ các nguyên tắc:
- Tường thuật miêu tả phải vừa sức tiếp thu của học sinh.
- Đối với học sinh, khi giáo viên tường thuật miêu tả còn là dịp để giáo viên
kiểm tra kiến thức học sinh và rèn luyện nâng lực tư duy, phát triển ngôn ngữ cho
học sinh.
- Tường thuật miêu tả có kết hợp với việc sử dụng các loại đồ dùng trực
quan, trực quan qui ước, các phương pháp khác để phát huy hiệu quả dạy học lịch
sử.
- Sử dụng các đoạn miêu tả trong bài học đúng thời điểm, đúng cường độ,
đúng trình tự của bài giảng, phân biệt thời điểm sử dụng cụ thể.
- Đảm bảo nguyên tắc của phương pháp trình bày miệng, có tính cụ thể, khoa
học mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng giúp học sinh dễ tiếp thu.
- Không phải bất kì bài học nào cũng thường thuật miêu tả mà phải tùy vào
nội dung bài học mà vận dụng phù hợp.
3.2. Biện pháp sử dụng.

Đối với giảng bài này, khi dùng các đoạn trích trên phải nắm rõ nội dung của
đoạn trích nêu trên để sử dụng một cách phù hợp với nội dung phát huy được tác
dụng của phương pháp trình bày miệng.
Phải đảm bảo các nguyên tắc tiến hành khi tường thuật, miêu tả.
Phải kết hợp với các loại đồ dùng trực quan trong bài như hình ảnh minh họa,
sơ đồ, biểu đồ và cả việc dùng câu hỏi nêu vấn đề, để gợi mở nhằm phát huy hiệu
quả giảng dạy tốt hơn. Trong bài này khi tường thuật, miêu tả giáo viên phải kết
hợp với phần tư liệu phụ lục. Khi kết hợp cần phải chính xác và linh động. Vừa cho
17


học sinh trực quan vừa miêu tả nhằm thu hút sự hứng thú tìm tòi của học sinh, kích
thích khả năng tư duy tích cực của học sinh trong học tập.
PHẦN KẾT LUẬN
Giảng dạy bất kì môn học nào cấp học nào cũng đòi hỏi cách thức truyền đạt,
vì vậy hệ thống các phương pháp giảng dạy góp phần giải quyết mối quan hệ giữa
người dạy và người học sao cho có hiệu quả.
Qua phần cơ sở lý luận và qua vận dụng cụ thể vào dạy học lịch sử bằng
phương pháp trình bày miệng qua tường thuật, miêu tả cho chúng ta thấy rằng trong
dạy học lịch sử nói riêng dạy học nói chung, việc trình bày miệng có ý nghĩa rất
quan trọng, vì lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và
việc học tập của học sinh. Việc trình bày miệng có thể khôi phục lại hình ảnh quá
khứ, giúp học sinh nhận thức sâu sắc sự kiện, trình bày những nghiên cứu suy nghĩ
tìm tòi.
Miêu tả, tường thuật sẽ làm bài học nhẹ nhàng, sinh động, làm cụ thể hóa
những vấn đề lịch sử mà giáo viên trình bày, nhất là những vấn đề lịch sử nguyên
thủy xa xưa, rất cần mô tả chi tiết cụ thể, sinh động, tránh việc dạy sử một cách mù
mờ, học sinh không hình dung được thực tế xã hội nguyên thủy như thế nào.
Tuy nhiên tiến hành miêu tả, tường thuật phải đảm bảo nguyên tắc của
phương pháp trình bày miệng, phải có tính cụ thể, phải khoa học, mạch lạc, ngôn

ngữ trong sang mới phát huy hiệu quả trong dạy học lịch sử.
Tiến hành các cách thức dạy học sử dụng tường thuật miêu tả cũng cần phối
hợp với các phương pháp dạy học khác như trực quan, nêu vấn đề, dùng hệ thống
các câu hỏi gợi mở để học sinh trao đổi….mới phát huy được tính tích cực chủ
động của học sinh trong học tập lịch sử, góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao
chất lượng bộ môn như yêu cầu cấp thiết hiện nay trong công tác giảng dạy lịch sử
ở trường THPT. Đó là điều chúng ta cần lưu ý , tránh dùng một phương pháp đơn
điệu không hiệu quả. Trái lại lạm dụng một phương pháp nào đó trong dạy học lịch
18


sử cũng sẽ làm học sinh dễ nhàm chán, nhất là phương pháp tường thuật, miêu tả,
lạm dụng sẽ làm bài giảng của giáo viên trở thành tiết minh họa khi giảng dạy.
Trong phần thiết kế các đoạn tường thuật, miêu tả để dạy học bài Xã hội nguyên
thủy em cũng đã đưa ra nhiều đoạn miêu tả làm tư liệu để bổ trợ trong việc dạy học
nhằm khắc sâu nhận thức cho học sinh để đạt hiệu quả học tập tốt, cũng như nâng
cao chất lượng dạy và học lịch sử một cách có hiệu quả nhất

19


PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

Bộ lạc

Thị Tộc

Thị Tộc


Nhóm 2-3 thế hệ cùng dòng máu

Sơ đồ Xã hội nguyên thủy
PHỤ LỤC 2

Hình 1: Đời sống bầy người Nguyên thủy.
20

Thị Tộc


Hình 2: Sinh hoạt của người Nguyên thủy.
PHỤ LỤC 3

Hình 1: Chế tác công cụ nguyên thủy

21


Hình 2: Công cụ đồng thau.

Hình 3: Dao găm và kính đồng thau.

22


Hình 3: Rìu bằng đồng.

Hình 5: Rìu đồng thau.


23


PHỤ LỤC 4

Xã hội
phân chia
giai cấp

Tác động của sự
xuất hiện công cụ
kim khí

Sản xuất

Tư hữu

có của
thừa

Chế độ phụ
hệ thay thế
mẫu hệ

Tác động của công cụ kim khí.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường

(2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà
Nội.
2.

Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002), Phương pháp

dạy học lịch sử (tập 1), NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
3.

Phan Ngọc Liên, Nguyễn Thị Côi, Đặng Văn Hồ (1999), Phương pháp học

tập và nghiên cứu lịch sử (tập 2), NXB Giáo Dục Hà Nội, Hà Nội.
4.

Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2003), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB

Giáo dục, Hà Nội.
5.

Tài liệu truy cập internet giaoan.vn/present/show/entry_id/353858.

25


×